Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ và can thiệp từ phía cộng đồng (nghiên cứu trường hợp phường trung đô, thành phố vinh, tỉnh nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NAM

BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI CHỒNG ĐỐI VỚI
NGƢỜI VỢ VÀ CAN THIỆP TỪ PHÍA CỘNG ĐỒNG
( NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP PHƢỜNG TRUNG ĐÔ, THÀNH PHỐ
VINH, TỈNH NGHỆ AN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NAM

BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI CHỒNG ĐỐI VỚI
NGƢỜI VỢ VÀ CAN THIỆP TỪ PHÍA CỘNG ĐỒNG
( NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP PHƢỜNG TRUNG ĐÔ,
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GVHD: TS NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị
Như Trang.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Thị Nam


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn và giúp đớ tận tình của TS Nguyễn Thị Như Trang . Tôi xin
được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Như Trang vì điều này.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn tới đội ngũ giảng viên của khoa Xã hội học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, vì đã nhiệt tình
giảng dạy và cung cấp cho cá nhân tôi và các học viên những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học Cao học tại khoa Xã hội học.
Hà Nội, ngày 15 thág 11 năm 2017


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................... 6
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................. 13
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................. 14
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu......................................... 14
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 15
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 15
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 18
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 19
1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................ 19
1.1.1. Bạo lực............................................................................................ 19
1.1.2. Bạo lực gia đình ............................................................................. 19
1.1.3. Can thiệp ........................................................................................ 21
1.1.4. Cộng đồng ...................................................................................... 22
1.2. Các lý thuyết, quan điểm ứng dụng trong nghiên cứu .................... 23
1.2.1. Lý thuyết hệ thống ......................................................................... 23
1.1.2. Lý thuyết Nhận thức hành vi ........................................................ 24
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về Phòng chống và trợ giúp nạn
nhân Bạo lực gia đình ................................................................................ 26
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................. 28
CHƢƠNG 2: BẠO LỰC CỦA CHỒNG ĐỐI VỚI VỢ TẠI ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30
1


2.1. Diễn biến của Bạo lực gia đình .......................................................... 30
2.1.1. Các dạng thức bạo lực ................................................................... 32

2.2. Động cơ của Bạo lực gia đình............................................................. 34
2.2.1. Bạo lực gia đình nhìn từ phía người chồng ................................. 34
2.2.2. Bạo lực gia đình nhìn từ phía người vợ ....................................... 38
2.3. Một số yếu tố xã hội tác động tới Bạo lực gia đình .......................... 43
2.3.1. Yếu tố kinh tế, văn hóa .................................................................. 43
2.3.2. Yếu tố pháp luật ............................................................................. 46
2.3.3. Yếu tố về về nhận thức, văn hóa. .................................................. 49
2.3.4. Chất kích thích ............................................................................... 52
CHƢƠNG 3: CAN THIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG TỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC
GIA ĐÌNH VÀ ĐỀ UẤT TỪ G C ĐỘ CÔNG T C

HỘI .............. 54

3.1. Can thiệp chính thức .......................................................................... 54
3.1.1. Can thiệp từ pháp luật ................................................................... 54
3.1.2. Can thiệp từ chính quyền địa phương, hội phụ nữ và tổ dân phố
................................................................................................................... 59
3.2. Can thiệp phi chính thức .................................................................... 65
3.2.1. Can thiệp từ phía gia đình ............................................................. 65
3.2.2. Can thiệp từ phía hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp .................. 74
3.3 Đề xuất vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong công tác
Phòng chống và hỗ trợ nạn nhân của Bạo lực gia đình……………….75
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Tt

Nội dung

Viết tắt

1

Bạo lực gia đình

BLGĐ

2

Công tác xã hội

CTXH

3

Phỏng vấn sâu

PVS

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm hạnh phúc của tất cả mọi người

và gia đình cũng là một trong những môi trường xã hội hóa quan trọng nhất
của nhân cách trẻ em và ổn định nhân cách người lớn. Những vấn đề của gia
đình như : nghèo đói, bình đẳng giới, sinh con quá quy định hay bạo lực gia
đình… đều là những vẫn đề chung của toàn xã hội, Những vấn đề ấy tồn tại
khách quan cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, sự hội nhập văn
hóa của đất nước. Ở bất kỳ giai đoạn nào, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam
cũng luôn luôn coi trọng vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển bền
vững của xã hội.
Cùng với sự hội nhập phát triển của đất nước thì vấn đề bình đẳng giới
trong gia đình cũng được nói đến nhiều, điều mà ở trong xã hội phong kiến
không hề tồn tại. Bình đẳng giới là sự tôn trọng, tạo điều kiện cho cả nam và
nữ cùng nhau cống hiến nhiều nhất cho xã hội. Tuy nhiên, một thực tế cho
thấy ngày nay, trong gia đình người phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi thậm
chí là đau khổ bởi sự cam chịu trước những hành vi bạo lực của chồng mình
hay của các thành viên khác. Thống kê của tòa án nhân dân tối cao, trung bình
một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia
đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu
lớn của cả nước, có trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị
y khoa nghiêm trọng hàng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Tại Nghệ
An, Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2013, toàn tỉnh
Nghệ An xảy ra 924 vụ bạo lực gia đình, trong đó bạo lực tinh thần là 354 vụ,
bạo lực thân thể là 442 vụ. Trong khi đó, số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh
năm 2013, tổng số vụ ly hôn do bạo lực gia đình 390/603 vụ. Qua khảo sát, cứ
5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp từng xảy ra bạo lực dưới mọi hình thức, 66% vụ
4


ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình, 5% phụ nữ thường bị chồng đánh đập
(Nói không với Bạo Lực Gia Đình,


Báo Công An Nghệ An ra ngày

16/12/2016).
Nhiều phụ nữ nhập viện, thương tích, chấn thương do hậu quả của nạn
bạo hành gia đình, có cả trường hợp nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện
còn nhận cả những lời đe dọa về tinh thần và tính mạng, nhiều phụ nữ phải trú
ngụ tại nhà tạm lánh để được giúp đỡ.
Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp
S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát
triển của xã hội. Những luận điểm này đã thôi thúc, cỗ vũ cho nhiều phong
trào đấu tranh giành quyền bình đẳng nam nữ trên toàn thế giới thế nhưng đến
ngày hôm nay, mục đích ấy vẫn chưa đạt được một cách trọn vẹn và đầy đủ.
Ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, ở tất các nước, tình trạng bất bình đẳng giới
vẫn tồn tại.
Việt Nam đã có một bộ luật riêng về Phòng và chống bạo lực gia đình.
Bộ luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Thế nhưng việc đưa
bộ luật này vào thực tiễn đời sống của người dân còn rất nhiều hạn chế do
nhiều nguyên nhân khác nhau như văn hóa, nhận thức, “lệ làng”, hay vị trí địa
lý... Có những vùng hầu như không một ai hay biết về sự tồn tại của bộ luật
và xem việc người chồng đánh đập phụ nữ là đang “ dạy dỗ” họ. Chính vì thế
mà tình trạng người phụ nữ bị bạo lực ngày càng tăng và hậu quả để lại ngày
càng nghiêm trọng.
Trên thực tế, BLGĐ ít khi diễn ra độc lập với môi trường xã hội. Nhìn
từ góc độ hệ thống, BLGĐ của người chồng đối với người vợ – cũng như các
hiện tượng xã hội khác – diễn biến trong sự tương tác với các tiểu hệ thống xã
hội quanh nó, như phản ứng của gia đình nội ngoại, phản ứng của chính
5



quyền và các tổ chức xã hội địa phương.Tuy nhiên hiện nay có khá ít bài viết,
nghiên cứu đề cập tới tới tác động của các phản ứng xã hội tới vấn đề BLGĐ.
Với mong muốn tìm hiểu thêm và đi sâu phân tích nguyên nhân, cách nhìn
nhận của người trong cuộc về BLGD, cũng như các can thiệp chính thức và
phi chính thức lên vấn nạn BLGD và nạn nhân, qua đó đưa đến cho người đọc
một cái nhìn toàn diện về sự hỗ trợ can thiêp từ phía cộng đồng lên vấn nạn
này mà chúng tôi đã chọn đề tài “ Bạo lực gia đình của người chồng đối với
người vợ và can thiệp từ phía cộng đồng ( Nghiên cứu trường hợp phường
Trung Đô, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) ” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp từ góc độ CTXH nhằm
làm gia tăng hiệu quả của sự can thiệp chính thức cũng như phi chính thức lên
BLGD.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới mặc dù bạo lực gia đình là lĩnh vực
còn nhiều mới mẻ nhưng cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả,
nhà nghiên cứu và cộng đồng xã hội . Đề cập đến lĩnh vực này, trước hết phải
kể đến cuốn sách “ Freedom from Violence- Woment’s Strangegies from
Around the World” Tạm dịch “ Tự do từ bạo lực- Chiến lược toàn cầu của
phụ nữ” ( 2009, của nhiều tác giả do Margaret Schuler chủ biên). Đây là
cuốn sách đầu tiên tập hợp nhiều bài viết phản ánh tình trạng bạo lực chống
lại người phụ nữ ở nước Mỹ Latinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hóa,
nguyên nhân, các hình thức bạo lực diễn ra ở cả nơi làm việc, đường phố, gia
đình mà các tác giả phản ánh đã nói lên tính đa dạng của các dạng bạo lực
chống phụ nữ trong đó có BLGĐ. Các bài viết đã cung cấp một cái nhìn toàn
cảnh về vấn đề và chiến lược nhằm hạn chế, chấm dứt tinh trạng này nhờ vào
tuyên truyền vận động, giáo dục, cải cách luật pháp và hành động chống
BLGĐ. Không chỉ dừng lại ở đó, các bài viết cũng chỉ ra quan điểm văn hóa
6



xã hội, quan điểm gia đình tác động một cách trực tiếp lên BLGD chống lại
người phụ nữ và những hành vi của người phụ nữ trước BLGD cũng phản ánh
tình trạng sức khỏe, kinh tế, quyền con người tại địa bàn đó.
Cuốn sách “ Loving to Survive – Sexual Terror Men’s Violence and
Women’s Live”, tạm dịch “Tình yêu và sự sống sót- Sự khủng bố tình dục
của đàn ông và cuộc sống của phụ nữ” ( Xuất bản đầu tiên năm 1994 của
tác giả Dee L. R. Graham và đồng nghiệp là Edna). Cuốn sách đã trình bày
ảnh hưởng bạo lực của nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ đồng thời
cũng cũng đi sâu vào các vấn đề lý thuyết Nữ quyền- một trong những lý
thuyết hiện đại bảo vệ, đề cao và nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ trong
gia đình nói riêng cũng như ngoài xã hội nói chung. Các tác giả cho rằng, chỉ
có thuyết Nữ quyền cấp tiến là thừa nhận bạo lực của nam giới đã ảnh hưởng
tới cuộc sống của người phụ nữ. Cuốn sách khẳng định BLGD, trong đó sự
khủng bố tình dục của đàn ông đối với cuộc sống phụ nữ là một hành vi sai
trái, đáng lên án và theo thuyết Nữ quyền thì nó phải bị trừng trị bởi nhà tù,
bởi sự cải tạo nhân phẩm giống như các sai trái khác mà xã hội lên án.
Ở Việt Nam , tác giả Lê Thị Qúy là một trong những chuyên gia nghiên
cứu về giới, bà đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về đối tượng là
trẻ em, phụ nữ và BLGD.
Viết về toàn cảnh BLGD, Lê Thị Qúy tiêu biểu có bài viết “Những vấn
đề đặt ra từ cuộc hội thảo khoa học Quốc tế :Giới, sự phát triển kinh tế và
nghèo khổ” ( Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, số 1/1991, trang 5-8) của bà đã
khởi thủy cho những nghiên cứu mang tính định hướng tìm hiểu sâu hơn về
hệ lụy của sự phát triển kinh tế lên quyền bình đẳng giới trong xã hội. Bài viết
“ Một số vấn đề về bạo lực gia đình hiện nay” ( Tạp chí Khoa học và phụ nữ,
số 2 (4)/1991, trang 45-49) là bài viết mà bà đã “ công khai ” cho mọi người
thấy rất nhiều những khía cạnh của BLGD đang hiện hữu xung quanh ta.
7



Không gay gắt lên án nhưng bài viết rất thâm thúy chỉ ra nguyên nhân chính
của BLGD không chỉ có kinh tế, văn hóa mà còn từ chính nhận thức của
người trong cuộc. Bài viết cũng chỉ ra hậu quả nặng nề của BLGD lên gia
đình, lên giáo dục, lên y tế và đè nặng lên cả hệ tư tưởng bình đẳng của chính
người phụ nữ hiện đại. Từ đó, bà đã nghiên cứu và viết bài “ Việc ngăn ngừa
bao lực gia đình ở Việt Nam” (Tạp chí Khoa học và phụ nữ, số 3(13)/ 1993,
trang 20-25), khẳng định nhiệm vụ chống lại BLGD hiện nay không chỉ dừng
lại ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà đó là trách nhiệm và nhiệm vụ của tất cả
mọi người. Đòi hỏi cả một hệ thống pháp luật, kinh tế, văn hóa vào cuộc và
tất cả đều phải mạnh mẽ, quyết liệt mới có hiệu quả.
Bàn hậu quả của BLGD, tác giả Lê Thị Qúy đã chủ biên cuốn sách “
Nỗi đau thời đại” (Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1996). Trong cuốn sách này
tác giả đã đi sâu phân tích vấn đề BLGĐ dưới hai dạng không nhìn thấy được
và nhìn thấy được. Với cách nhìn nhận là một sai lệch chuẩn mực xã hội trong
gia đình hiện đại, hai dạng bạo lực này thể hiện trong mối quan hệ khăng khít
ở nơi này nhưng có khi ở nơi khác nó lại thể hiện sự độc lập, tách biệt lẫn
nhau. Cuốn sách một lần nữa khẳng định, BLGD là một lệch chuẩn, để lại nỗi
đau vô bờ bến cho nạn nhân của nó và tạo ra những rạn nứt, đổ vỡ không thể
hàn gắn được trong mỗi người trong cuộc, nhất là đối với phụ nữ. Cuốn sách “
phát hiện” ra, ngoài những nỗi đau nhìn thấy được của xã hội hiện đại như ma
túy, cờ bạc, mại dâm thì BLGD là một nỗi đau lớn của nhân loại nói chung và
của Việt Nam chúng ta nói riêng. Cuốn sách “ Số phận nghiệt ngã ” ( Nhà
xuất bản Phụ nữ, 2000, Lê Thị Qúy đồng chủ biên) đã phân tích tâm lý của
nạn nhân BLGD với rất nhiều những hoàn cảnh mang tính trung thực ngoài xã
hội. Tác giả không đề cập đến những mong muốn, những ước mơ của nạn
nhân BLGD nhưng qua những nét khắc họa chân dung cuộc đời, suy nghĩ và
hành vi của họ thì cuốn sách chính là tiếng nói khát khao của các nạn nhân
8



BLGD, mong nhận được sự hỗ trợ can thiệp từ phía cộng đồng cũng như của
những người xung quanh mình mà họ chưa bao giờ nhận được. Đây cũng là
cuốn sách dường như đầu tiên đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của cộng
đồng, của những người xung quanh đối với nạn BLGD, điều mà trước đây
chúng ta thường suy nghĩ là chuyện của nhà họ chứ không phải chuyện của
mình, của xã hội.
Cuốn “ Gia Đình Học” (Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính 2007, Tái
bản năm 2009) của Đặng Cảnh Khanh và Nguyễn Thị Qúy, cũng đề cập đến
vấn nạn bạo lực trong gia đình. Khẳng định BLGĐ là con dao sắc nhọn giết
chết vai trò của gia đình với xã hội và BLGD cũng là một phương diện phản
ánh rõ nét tính bất bình đẳng giới. Cuốn sách một lần nữa cho người đọc thấy
những xáo trộn khi gia đình có bạo lực hiện hữu. Không chỉ dừng lại ở bạo
lực của người chồng lên người vợ, các tác giả còn chỉ rõ các đối tượng khác
trong gia đình cũng gánh chịu vấn nạn này như bạo lực với người già, bạo lực
với em nhỏ và có khi là bạo lực ngược từ vợ lên chồng. Ngoài hình thức bạo
lực thể chất mà chúng ta vẫn hay thấy thì cuốn sách còn chỉ rõ các dạng thức
BLGD trong đời sống hiện đại, đó là bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo
lực kinh tế, bạo lực về mặt xã hội. Trong đó bạo lực tình dục đang là vấn đề
dường như chưa một ai có thể mạnh mẽ dám nói ra và đương đầu.
Góp thêm tiếng nói trong loạt các bài viết về hậu quả của BLGD, bài
viết “ Bạo hành gia đình và gánh nặng xã hội”( Lê Thị Phương Mai tại Văn
phòng Hội đồng dân số Hà Nội trong “ Hội thảo giới ngược đãi phụ nữ và
sức khỏe sinh sả, 2007) cũng là một bài viết sâu sắc về tình hình chung của
BLGĐ lên người phụ nữ xảy ra tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói
chung. Bài viết khẳng định hậu quả của BLGĐ ảnh hưởng một cách nghiêm
trọng lên chính trị, văn hóa và đặc biệt là kinh tế y tế nước nhà. Loại bỏ
BLGĐ sớm ngày nào thì gia đình và xã hội mới phát triển một cách bên vững.
9



Bài viết cùng tên của Tăng Hà Nam Anh trên báo tuổi trẻ online đăng ngày
15/ 09/ 2009 cũng phản ánh rõ nét hậu quả của BLGĐ đè nặng lên xã hội.
Bài viết “ Bạo lực gia đình và hệ quả xã hội của nó” của ThS Nguyễn
Thị Hồng Thủy, bộ môn XHH khoa Khoa học xã hội và Nhân văn trường đại
học Văn Hiến đăng ngày 19/ 07/ 2014 cũng một lần nữa khai thác và nghiên
cứu BLGĐ trên khía cạnh ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội và hiện đang
là vấn đề nhức nhối cho chính quyền các địa phương, nhất là các địa phương
ở vùng nông thôn và miền núi.
Hai dự án can thiệp “ Các biện pháp ngăn ngừa bạo lực gia đình tại 2
xã Hương Xuân, Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”
do tổ chức CIDSE Việt Nam ( một bộ phận nay là CSEED) phối hợp cùng
UBND Huyện Hương Trà Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án được tiến
hành tại 2 xã Hương Xuân, Hương Vân, là 2 nơi xảy ra nhiều vụ bạo lực gia
đình, đối tượng chính của dự án là 14.310 người thuộc 2924 hộ của 2 xã trong
đó nữ chiếm 50,49%. Họ là nạn nhân và cả những người gây ra bạo lực và họ
cũng là thành viên của các gia đình có bạo lực hay các thành viên khác trong
cộng đồng. Đối tác trực tiếp của Dự án là Ủy ban nhân dân huyện, tổ chức
trực tiếp thực hiện là Trung tâm y tế huyện, Hội phụ nữ huyện và phòng Tư
pháp. Thời gian triển khai dự án là 18 tháng, từ tháng 7/2004 đến 12/2005.
Mục đích chung của nghiên cứu là đánh giá mức độ hiệu quả của các mô hình
hoạt động can thiệp tại địa phương. Tác động thực tế của dự án tới các nhóm
đối tượng, tính phù hợp của thiết kế mô hình, điểm mạnh điểm yếu trong hoạt
động quản lý của CIDES và các đối tác địa phương, cơ sở. Đánh giá các bài
học kinh nghiệm và các giải pháp xây dựng và mở rộng mô hình trong tương
lai. Đây là dự án được đầu tư công phu và thông qua dự án này chúng ta thấy
được sự thay đổi nhận thức của chính quyền xã, huyện cũng như những giải
pháp nhằm hỗ trợ nạn nhân và chấm dút bạo lực gia đình với phụ nữ. Dự án
10



cũng đã đề xuất cũng như nêu lên được những kiến nghị, giải pháp nhằm hạn
chế rồi dẫn đến chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình với người phụ nữ trong 2
xã Hương Xuân, Hương Vân, Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án “ Các biện pháp ngăn ngừa bạo lực gia đình tại 3 xã Quảng
Vinh, Quảng Phước, Quảng An huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”
do tổ chức Nordic Assistant to Vietnam ( NAV) tại thành phố Huế phối hợp
cùng UBND huyện Quảng Điền thực hiện. Dự án này được tiến hành trên 3
địa phương xảy ra nhiều vụ bạo lực gia đình nhất, trong đó có những vụ rất
nghiêm trọng nhưng chưa được giải quyết. Đây cũng là dự án hướng đến đối
tượng người bị bạo lực là người vợ trong gia đình và chính người chồng là
người gây những hành vi đáng lên án ấy.Nhóm nghiên cứu của dự án đã
thông qua những mô hình như mô hình truyền thông, đào tạo tư vấn hay mô
hình hòa giải để tăng cường tính cấu kết trong gia đình cũng như tăng năng
lực cho những người phụ nữ đang bị BLGĐ.
Đây cũng là 2 dự án tiên phong cho việc đưa cộng đồng vào để nhằm
hỗ trợ can thiệp hỗ trợ nạn nhân của BLGD để họ có được những nguồn cảm
thông, dựa dẫm và làm chỗ dựa để những người trong cuộc thay đổi hành vi
của mình.
Bàn về nguyên nhân của BLGD còn có Báo cáo “ Tóm tắt tình hình
giới tại Việt Nam” của Liên Hợp Quốc từ năm 1995 đến 2008, Báo cáo khai
thác vấn nạn BLGĐ trên khía cạnh các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, dẫn
đến vấn đề bất bình đẳng giới ngày một xuất hiện rõ nét trong lối sống văn
hóa người Việt Nam, trái ngược với sự phát triển và hội nhập kinh tế, chính trị
của nước nhà.
Trong báo cáo “ Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình
với phụ nữ ở Việt Nam” (TS. Đỗ Thức, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục
thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu Tư xuất bản năm 2010), đã trình bày những
11



phát hiện của Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với người phụ nữ.
Trọng tâm phân tích chính trong báo cáo này đề cập đến tỷ lệ bị bạo lực và
bản chất của bạo lực đối với phụ nữ, thái độ và nhận thức về bạo lực, tác động
trực tiếp của bạo lực gia đình, cách thức phụ nữ áp dụng để đối phó khi bị bạo
lực, và báo cáo chỉ rõ hầu hết các chị em chỉ biết hoặc đứng một chỗ chịu trận
hoặc bỏ chạy trước những hành vi của người chồng của mình chứ không ý
thức được sự phản kháng, bảo vệ cho bản thân mình. Báo cáo Nghiên cứu
quốc gia về Bạo lực gia đình tại Việt Nam với những đề xuất cùng với các
khuyến nghị là một sự đóng góp có giá trị vào trong những nỗ lực nhằm chấm
dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái để phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam
có thể được hưởng cuộc sống với một gia đình yên ấm, an toàn và hạnh phúc.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được đề cập trong các
công trình, tài liệu nói trên, kết hợp với việc khảo sát thực tế tại phường
Trung Đô, Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An thì đề tài của chúng tôi có một số
đóng góp mới như sau:
Về cách tiếp cận: Đề tài lần đầu tiên tiếp cận nghiên cứu về tình hình
BLGĐ đối với người phụ nữ và sự hỗ trợ can thiệp từ cộng đồng tại phường
Trung Đô , thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân,
những hậu quả nặng nề của BLGĐ qua đó đưa ra phương pháp cụ thể và thực
tế để hỗ trợ cho nạn nhân BLGĐ. Phương pháp hỗ trợ căn bản nhất chúng tôi
thực hiện đó là kết hợp sử dụng phương pháp CTXH với sự hỗ trợ can can
thiệp từ phía cộng đồng, một hướng nghiên cứu mới trong vấn đề này. Hi
vọng với đóng góp của đề tài này, một lần nữa chúng ta có thể nhìn nhận vấn
đề CTXH là một vấn đề không của riêng ai, qua đó nhìn nhận trách nhiệm
giảm bớt đi đến xóa bỏ BLGD là trách nhiệm của tất cả các gia đình và của
toàn xã hội.

12



Về nội dung: Trong đề tài này chúng tôi không chỉ dừng lại tìm hiểu
về thực trạng, nguyên nhân việc phụ nữ bị bạo hành trong gia đình mà chúng
tôi còn phân tích một cách sâu sắc thông qua những số liệu cụ thể để hiểu hơn
về nhu cầu, mong muốn cũng như nguyện vọng của chị em đã và đang chịu
BLGĐ. Hơn nữa, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng
tiêu cực và tích cực của các can thiệp chính thức, phi chính thức từ phía cộng
đồng lên người trong cuộc, xem những ảnh hưởng nào mang tính quyết định
đến phản ứng của người vợ trước việc bị chồng bạo hành.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài nghiên cứu sử dụng các lý thuyết trong ngành Công tác xã hội và
một lần nữa làm sáng tỏ hơn những lý luận của CTXH trong việc hỗ trợ
can thiệp vào vấn đề BLGĐ tại địa phương. Những lý thuyết, những kỹ
năng chuyên sâu với các kỹ năng nghề nghiệp được áp dụng, thông qua đó
hiểu được những khó khăn cũng như những thuận lợi khi áp dụng chúng
vào thực tiễn. Đề tài góp phần khẳng định vai trò vị trí của CTXH cũng
như vai trò của lực lượng cộng đồng trong việc hạn chế, xóa bỏ cũng như “
điều trị các vết thương tâm lý” cho nạn nhân của BLGD.
Đề tài sẽ cho người đọc và cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cái
nhìn sâu sắc, toan diện hơn về những nhu cầu, khó khăn của phụ nữ bị
BLGĐ và từ đó mở ra cho chúng ta một hướng can thiệp mới nhằm giúp
đỡ hỗ trợ họ, và một trong những hướng can thiệp đó chính là sử dụng sự
hỗ trợ can thiệp trực tiếp, gián tiếp từ phía cộng đồng lên người trong
cuộc. Có thể nói đây là một hướng đi đúng đắn và mới mẻ ở nước ta trong
việc hỗ trợ nạn nhân của BLGD thoát khỏi tình trạng bị BLGĐ như hiện
nay.

13



3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ cũng cấp cho những nhà nghiên cứu nói riêng và mọi người
nói chung có được những số liệu cụ thể, chính xác và cái nhìn khách quan
nhất về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và sự hỗ trợ can thiệp từ phía
cộng đồng đối với nạn nhân của BLGD chống lại người phụ nữ tại phường
Trung Đô, thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình của người chồng đối với vợ tại
địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu cách thức can thiệp của cộng đồng với vấn đề BLGD tại
phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất các giải pháp
từ góc nhìn CTXH nhằm giảm thiểu vấn đề BLGĐ

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Mô tả các chiều cạnh của BLGD tại địa bàn nghiên cứu
từ góc nhìn của người trong cuộc.
- Nhiệm vụ 2: Đánh giá các can thiệp chính thức đối với vấn đề BLGĐ
từ phía pháp luật và chính quyền địa phương.
- Nhiệm vụ 3: Đánh giá các can thiệp phi chính thức dành cho người trong
cuộc từ phía gia đình 2 bên nội ngoại, hàng xóm và bạn bè.
- Nhiệm vụ 4: đề xuất một số giải pháp từ góc độ CTXH nhằm giảm thiểu
vấn đề BLGĐ
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1.

Đối tượng

14



BLGD và can thiệp từ phía cộng đồng. BLGD ở đây chúng tôi tập
trung khai thác về bạo lực thể chất của người chồng lên người vợ trong gia
đình.
5.2.

Khách thể nghiên cứu

- Người chồng có sử dụng bạo lực thể chất với vợ
- Người vợ bị chồng sử dụng bạo lực thể chất
- Các thành viên khác trong gia đình nơi có bạo lực gia đình đang diễn ra
- Chính quyền địa phương, hàng xóm, bạn bè của người trong cuộc là
những người có can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp lên vấn đề nghiên
cứu.
5.3.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Phường Trung Đô, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ

An.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 11 /2016 đến tháng 06/ 017
6. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Bạo lực gia đình hiện nay tại phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An đang xảy ra dưới những hình thức nào, hình thức nào là phổ
biến và hậu quả của nó lên nạn nhân cũng như gia đình và xã hội ?
- Có những dạng hỗ trợ can thiệp chính thức và phi chính thức nào từ
phía cộng đồng đối với nạn nhân ?
- Tiếp nhận và phản ứng của người trong cuộc (ngư i s


ụng ạo ực và

nạn nh n c a BLGĐ trước những sự can thiệp từ phía cộng đồng như
thế nào ?
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1.

Phương pháp luận nghiên cứu

15


Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp
luận nghiên cứu chính của đề tài. Đó là các quan điểm lịch sử toàn diện, cụ
thể và phát triển. Vận dụng những quan điểm đó trong quá trình nghiên cứu,
vấn đề BLGĐ chống lại người phụ nữ tại thành phố Vinh được nhìn nhận và
đánh giá một cách khách quan và toàn diện. Thực trạng, nguyên nhân của
hiện tượng được nhìn nhận trong một hoàn cảnh không gian và thời gian nhất
định, trong những điều kiện cụ thể và có mối quan hệ biện chứng qua lại với
các hiện tượng xảy ra xung quanh nó. Với phương pháp luận này, BLGĐ
chống lại người phụ nữ được nhìn nhận như là một khách thể có đầy đủ các
tính chất, yếu tố của một hiện tượng xã hội, nó không tồn tại đơn lẻ, tự phát;
bởi vì thế trách nhiệm giảm thiểu cũng như dần xóa bỏ nó không phải là trách
nhiệm của một tổ chức cá nhân nào mà là của chung toàn xã hội. Thời gian để
thực hiện việc này không phải trong một sớm một chiều mà nó kéo dài hàng
tháng, thậm chí là hàng năm và dư âm của nó còn dai dẳng đéo bám gia đình,
xã hội mãi về sau.
Cũng với phương pháp luận này, nạn nhân của BLGĐ và người gây ra
nó luôn được nhìn nhận với nền tảng triết lý “ Con người là giá trị cao nhất
trong ngành CTXH” dù thân chủ là ai, là người như thế nào thì cũng phải coi

họ là một con người với đầy đủ nhân cách và những giá trị vốn có của họ.
Đây là một quan điểm mang tính chất soi đường trong quá trình chúng tôi đi
nghiên cứu và thực hiện đề tài. Dù họ là nạn nhân hay là kẻ gây ra BLGĐ,
dưới cách đánh giá CTXH thì họ luôn được tôn trọng, quan tâm và không có
sự áp đặt cũng như gán cho họ một nhân cách nào. Chúng tôi luôn thực hiện
mọi hoạt động theo hướng nghiên cứu này và thực sự nó đã mang lại hiệu quả
cho quá trình chúng tôi thực hiện nghiên cứu.
7.2.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

16


Do đây là một vấn đề khá nhạy cảm, và vì nghiên cứu muốn hướng tới
tìm hiểu sâu trải nghiệm của người trong cuộc đối với vấn đề bạo lực gia
đình: động cơ của bạo lực, phản ứng với bạo lực, tác động đa chiều của các
nguồn lực xã hội khác nhau tới người trong cuộc…, vì vậy nghiên cứu sử
dụng cách tiếp cận định tính.
7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là một trong những phương pháp nghiên
cứu được sử dụng phổ biến trong tất cả các nghiên cứu. Những tài liệu được
chúng tôi quan tâm và phân tích sâu đó là những cuốn sách có nội dung sát
với đề tài, những bài báo ( cả báo giấy lẫn báo mạng) và các tài liệu liên quan
đến đề tài mà chúng tôi thu thập được tại địa bàn nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn thu thập
được những thông tin căn bản về hiện trạng BLGĐ hiện nay tại địa bàn
nghiên cứu nói riêng và trên cả nước nói chung cũng như tham khảo những tài
liệu về cách thức mà xã hội đã quan tâm đến nạn nhân của BLGĐ, từ đó rút ra
những bài học và có thể chọn lựa một phương pháp CTXH phù hợp nhất

nhằm hỗ trợ tâm lý cho các đối tượng.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong đề tài nghiên cứu này, phỏng vấn sâu là phương pháp chủ yếu
mà chúng tôi thực hiện để nhận diện những hình thức BLGD, xác định những
nguyên nhân chính dẫn đến BLGD, thu thập những thông tin để phân tích
chiều hướng mà người trong cuộc bị ảnh hưởng bởi các tác động, can thiệp từ
phía cộng đồng.
Để có đủ thông tin từ nhiều đối tượng, phục vụ cho việc nghiên cứu và
đưa ra những kết luận có độ chính xác cao chúng tôi thực hiện tổng 28 cuộc
phỏng vấn sâu. Cụ thể như sau:
+ Phụ nữ bị BLGD: 8 cuộc Phỏng vấn sâu,
17


+ Người chồng gây ra BLGD: Phỏng vấn 05 cuộc
+ Gia đình người trong cuộc: 05 cuộc phỏng vấn trong đó 02 cuộc phỏng vấn
bố, mẹ hoặc anh em nhà chồng; 02 cuộc phỏng vấn bố, mẹ hoặc anh em nhà
vợ.
+ Cộng đồng: Thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu cụ thể như sau:
- Làng xóm: phỏng vấn 02 cuộc dành cho người dân ở khối
- Bác tổ trưởng (02) : phỏng vấn bác tổ trưởng của khối 13 và khối 5
- Chi hội phụ nữ (02): Chi hội trưởng khối 13, 5
- Đoàn thanh niên (02): Phỏng vấn đối với Bí thư đoàn thanh niên khối
13, 5
- Công an phường (01): Phỏng vấn trưởng công an phường Trung Đô
- Chi hội phụ nữ phường (01): Phỏng vấn Hội trưởng hội phụ nữ Phường
Trung Đô.
8. Cấu trúc luận văn
Toàn bộ nội dung luận văn được trình bày trong 3 phần, gồm: Phần mở
đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị. Trong phần nội dung có 3

chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Bạo lực gia đình từ phía người trong cuộc
Chương 3. Các can thiệp từ phía cộng đồng

18


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1. Bạo lực
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hoặc quyền lực đối
với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng
người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn
hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đi tìm hiểu những hành vi bạo
lực theo khái niệm : Bạo lực là những hành vi cố ý tấn công bằng l i nói hoặc
bằng vũ ực nhằm gây tổn thương cho ngư i khác.
1.1.2. Bạo lực gia đình
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì “ Bạo lực gia đình
bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc
có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay
những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như
vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi
công cộng hay cuộc sống riêng tư.”
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa

“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình”.
Hiện nay, trong gia đình có rất nhiều dạng bạo lực và đối tượng bạo
lực, nạn nhân của BLGĐ là tất cả các thành viên trong gia đình, từ con cái,
anh chị em, vợ chồng đến cha mẹ già…
Hiện tại có rất nhiều cách chia các loại hình bạo lực. Dựa trên các cách thức
tiến hành bạo lực, ta có các loại:
19


+ Bạo lực thể xác: Là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục
của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm ,
sức khỏe, tâm thần tính mạng của một hay nhiều thành viên khác. BLGĐ diễn
ra giữa những người có quan hệ đặc biệt như với chồng, con dâu, con rể hoặc
ruột thịt có thể trong cùng một mái nhà.
+ Bạo lực tinh thần ( tâm lý): Là những lời nói, thái độ hành ngược đãi
hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới
nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác. BL tinh
thần cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích
thị hiếu riêng của mỗi người.
+ Bạo lực tình dục: Là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng BL để thỏa
mãn tình dục của một người hoặc một nhóm người đối với một người hay một
nhóm người khác. Hành vi này có thể diễn ra một lần hay lặp đi lặp lại nhiều
lần trong quan hệ vợ chồng. BL tình dục còn bao hàm cả việc ép vợ đẻ nhiều
lần hay đẻ con trai. BL tình dục là một dạng đặc biệt trong quan hệ giới của
gia đình, nó vừa diễn ra kín đáo âm thầm vừa diễn ra công khai nhưng nhìn
chung cả pháp luật lẫn đạo đức đều khó có thể can thiệp.
+ Bạo lực ao động hoặc kinh tế: là việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp
đặt hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ hoặc kiểm soát tài chính

của một hoặc một nhóm người khác trong gia đình. Dạng BL này đưa đến sự
phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia
đình.
+ Bạo lực xã hội: Là hành động dùng sức mạnh của một cá nhân hay
nhóm người này lên cá nhân hay nhóm người khác trong gia đình với mục
đích nghiêm cấm các thành viên trong gia đình không được tham gia hay hoạt
động vào trong bất kỳ một tổ chức xã hội nào của cơ sở, địa phương. Dạng
BL này làm cho cá nhân trong gia đình bị cô lập với thế giới bên ngoài xã hội,
20


làm ức chế tâm lý, tinh thần của thành viên trong gia đình và dễ gây ra chứng
bệnh trầm cảm cho người bị BL.
Dựa trên đối tượng gây ra bạo lực, ta có các loại: Bạo lực c a vợ đối
với chồng, chồng đối với vợ, cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, ông bà
đối với cháu, cháu với ông bà. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi
quan tâm tới một dạng bạo lực đó là bạo lực của người chồng lên người vợ
trong gia đình.
1.1.3. Can thiệp
Theo nghĩa rộng can thiệp là những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
của một đối tượng, nhóm đối tượng này lên một đối tượng hoặc một nhóm đối
tượng khác nhằm mục đích thay đổi một yếu tố nào đó. Ở những đối tượng và
mục đích khác nhau thì có riêng ( Từ điển Tiếng Việt, trang 232, xuất bản
2006, Nhà xuất bản Th i Đại)
Mặc dù đề tài này cũng hướng tới việc đề xuất các giải pháp từ góc độ
CTXH nhằm hạn chế vấn đề BLGĐ, nhưng khái niệm „can thiệp‟ sử dụng
trong đề tài không phải sự can thiệp chuyên môn của nhân viên CTXH. Khái
niệm can thiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này – tức là các
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tiểu hệ thống từ môi trường bên ngoài
đối với vấn đề BLGĐ của người chồng đối với người vợ. Chủ thể của hành

động can thiệp được nghiên cứu trong luận văn này là các tiểu hệ thống xã hội
phi chính thức, bao gồm gia đình nội – ngoại của cặp đôi, bạn bè và hàng
xóm; và cả các tiểu hệ thống xã hội chính thức, bao gồm chính quyền và các
tổ chức xã hội tại địa phương.
Hoạt động can thiệp từ các tiểu hệ thống này có thể theo hướng ngăn
chặn bạo lực, tuy nhiên cũng có những can thiệp đi theo hướng thúc đẩy bạo
lực. Câu hỏi mà nghiên cứu đặt ra, do vậy, là tiểu hệ thống nào thì có xu

21


×