Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.63 KB, 3 trang )

GA: Biên soạn Hồ Văn Hiền
Tuần: 20
Tiết dạy: 28
Ngày soạn:

THPT Nguyễn Du – Sinh học 11

Bài 27

CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt)

1. Mục tiêu : Học xong bài này, HS cần phải:
1.1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh dạng ống
- Trình bày được nguyên tắc và đặc điểm cảm ứng của nhóm động vật có HTK dạng ống.
1.2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa.
1.3. Về thái độ:
- Hiểu được cấu tạo và cơ chế phản xạ của thần kinh, qua đó giúp các em có ý thức bảo vệ hệ
thần kinh.
- Trên cơ sở hiểu biết về hoạt động của hệ TK các em sẽ có niềm tin về bản thân, nếu có nghị lực
và phương pháp học tập hợp lí, có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè các em sẽ
không ngừng tiến bộ. Từ đó tạo động lực, niềm tin đặc biệt là niềm say mê nghiên cứu và học tập
môn học.
2. Chuẩn bị :
2.1. Học sinh: SGK, vở ghi lí thuyết, bút vở bài tập và đọc trước bài 27
2.2. Giáo viên:
Nghiên cứu nội dung SGK, SGV và chuẩn kiến thức – kĩ năng để xây dựng nội dung bài
học
2.2.1. Phương tiện thí nghiệm:
- Tranh minh hoạ phóng to 27.1 đến 27.2 sách giáo khoa và một số hình ảnh sưu tầm khác.


- Máy tính, máy chiếu.
2.2.2. Thiết kế hoạt động dạy học
 Ổn định tổ chức lớp
 Giới thiệu bài mới:
Môi trường luôn thay đổi, để thích nghi với sự biến đổi đa dạng của điều kiện môi trường
thì trong quá trình tiến hóa, đa số các loài động vật có khuynh hướng tiến hóa theo hướng nâng
cao dần trình độ tổ chức của các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt trong đó có sự tiến hóa của hệ
thần kinh. HTK tiến hóa theo hướng: HTK dạng lưới → HTK dạng chuỗi hạch → HTK dạng
ống.
Nhờ có hệ thần kinh dạng ống mà các nhóm động vật phản ứng với các tác nhân kích thích
từ môi trường một cách mau lẹ, đa dạng và chính xác hơn giúp chúng thích nghi tốt hơn với
môi trường sống so với các nhóm động vật có HTK dạng lưới hay dạng chuỗi hạch.
Như vậy, HTK dạng ống có đặc điểm cấu tạo như thế nào, hình thức cảm ứng của chúng ra
sao, điểm ưu việt của nó so với HTK dạng lưới và HTK dạng chuỗi hạch là gì? Để trả lời,
chúng ta tiếp tục nghiên cứu nội dung bài 27 – Cảm ứng ở động vật (tt):
 Bài mới :
Hoạt đông 1: Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh


GA: Biên soạn Hồ Văn Hiền

THPT Nguyễn Du – Sinh học 11

CH1: Các nhóm ĐV nào có HTK dạng ống? Nêu đặc điểm
- Độc lập nghiên cứu nội dung
cấu tạo của HTK dạng ống?
mục 3a rồi trả lời CH1.
GV trình chiếu Slide có H37.1 để HS quan sát rồi nêu CH:

CH2: Thực hiện lệnh số 1 trong SGK?
- Quan sát hình 27.1 và vận dụng
CH3: HTK bao gồm mấy thành phần cơ bản? Vai trò của các kiến thức đã học rồi thảo luận
mỗi thành phần cơ bản đó?
nhóm để trả lời CH2 và CH3.
1. Khái niệm về cảm ứng ở động vật
2. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
2.3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
2.3.1. Cấu tạo cơ bản của HTK dạng ống
- Đại diện: ĐVCXS như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại ống thần kinh nằm dọc theo vùng
lưng của cơ thể.
+ Phân hóa thành: Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
o Thần kinh trung ương: não bộ và tủy sống.
o Thần kinh ngoại biên: các hạch thần kinh và các dây thần kinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
CH4: Hoạt động cảm ứng ở ĐV có HTK dạng ống
- Độc lập nghiên cứu nội dung mục 3b
theo nguyên tắc nào?
rồi trả lời CH4.
GV chiếu Slide có H27.1 để HS quan sát rồi nêu:
- Quan sát hình 27.2 và vận dụng các
CH5: Hãy nêu các thành phần của một xung phản xạ? kiến thức đã học rồi thảo luận nhóm để trả
CH6: Giải thích sơ đồ của cung phản xạ tự vệ ở người lời CH5 và CH6.
trong H27.2? Phản xạ trên là phản xạ có điều kiện hay
không có điều kiện?
GV trình chiếu Slide có H27.1 kèm theo giải thích
- Chăm chú theo dõi
CH7: Tốc độ của phản xạ co ngón tay nhanh hay

- Độc lập nghiên cứu nội dung mục 3b
chậm? Qua ví dụ trên, em hãy nhận xét về đặc điểm kết hợp với những kiến thức đã học về đặc
cảm ứng ở động vật có HTK dạng ống?
điểm cảm ứng của HTK dạng lưới và chuỗi
CH8: So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không hạch rồi tiến hành thảo luận nhóm để trả lời
điều kiện?
CH7.
GV trình chiếu Slide có bảng so sánh rồi hướng
- Chăm chú theo dõi, độc lập quan sát,
dẫn học sinh điền nội dung vào bảng so sánh
phân tích để điền nội dung thích hợp vào
bảng
2.3.2. Hoạt động của HTK dạng dạng ống
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.
+ Sơ đồ của 1 cung phản xạ :
o Bộ phận tiếp nhận kích thích(cơ quan thụ cảm)
o Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (HTK).
o Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)
- Đặc điểm cảm ứng : phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Có
thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.
+Phản xạ đơn giản: Phản xạ không điều kiện.


GA: Biên soạn Hồ Văn Hiền

THPT Nguyễn Du – Sinh học 11

+Phản xạ phức tạp: phản xạ có điều kiện
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:

- Củng cố:
Câu 1: Cảm ứng là gì ? Cảm ứng ở ĐV khác gì với cảm ứng ở TV?
Câu 2 : So sánh các hình thức cảm ứng ở ĐV có TCTK?
Giáo viên trình chiếu slide kèm theo bảng nội dung so sánh các hình thức cảm ứng ở ĐV có
TCTK cho HS củng cố và khắc sâu kiến thức
- Dặn dò: Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc và chuẩn bị trước bài 22
3. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy:
.........................................................................................................................................................................................................
....................
.........................................................................................................................................................................................................
....................



×