Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.01 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Ở PHƢỜNG TÂN ĐỊNH, QUẬN 1,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Ở PHƢỜNG TÂN ĐỊNH, QUẬN 1,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN ANH TUẤN

HÀ NỘI, năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
hoàn toàn là của cá nhân, được nghiên cứu nghiêm túc, trung thực và chưa
từng được ai sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông

tin, tài liệu trong luận văn đã được trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc./.
TP.HCM, tháng 8 năm 2018
Tác giả Luận văn

Lê Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ............................................................................................................... 8
1.1. Dân chủ và Quy chế dân chủ cơ sở ........................................................ 8

1.1.1. Khái niệm về dân chủ ...................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm về dân chủ cơ sở, Quy chế dân chủ ở cơ sở ................ 10
1.1.3. Đặc điểm của Quy chế dân chủ ở cơ sở........................................ 12
1.1.4. Quan điểm của Đảng và quy định của Nhà nước trong việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ................................................................. 13
1.2. Nội dung thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ...................................... 15
1.2.1. Những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết ............... 15
1.2.2. Những nội dung, hình thức Nhân dân bàn và quyết định ............. 17
1.2.3. Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết
định .......................................................................................................... 19
1.2.4. Những nội dung, hình thức Nhân dân giám sát ............................ 19
1.2.5. Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

ở Phường ................................................................................................. 20

1.3. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở .......... 23
1.3.1. Chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở ........................................................................................................ 23
1.3.2. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở .................... 24
1.3.3. Công tác tổ chức thực hiện của chính quyền và vai trò của Mặt
trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở cơ sở ...................................... 24
1.3.4. Trình độ, năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức .... 25
1.3.5. Đặc điểm địa bàn dân cư, trình độ dân trí ................................... 25


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Ở PHƢỜNG TÂN ĐỊNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 27
2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ...... 27
2.2. Thực trạng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn phường
Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 31

2.2.1. Thực trạng thực hiện các bước trong tổ chức thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ C hí Minh .. 31
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung Quy chế dân chủ cơ sở ở phường
Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 44
2.3. Đánh giá chung việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở
phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 51
2.3.1. Mặt làm được ................................................................................ 51
2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................. 52
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở PHƢỜNG TÂN ĐỊNH,
QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 55

3.1. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở .................................................................................................. 55
3.2. Các giải pháp tăng cường việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở .... 56
3.2.1. Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ................................. 56
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ................................................................. 59
3.2.3. Nâng cao nhận thức, năng lực của cho cán bộ, công chức, Đảng
viên và Nhân dân trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ......... 60
3.2.4. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao trình độ dân trí ................................................................. 61


3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng với Nhân dân ................................................................. 63
3.2.6. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn việc thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở .............................................................................................. 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Theo số liệu thống kê kết quả đánh giá mức độ hài lòng của

Nhân dân thông qua bảng điện tử từ năm 2014 đến năm 2017, như sau ........ 43
Bảng 2.2: Theo thống kê từ năm 2008 đến năm 2012, kết quả thanh
niên nhập ngũ .................................................................................................. 45
Bảng 2.3: Theo thống kê từ năm 2008 đến năm 2012, kết quả giảm

nghèo ............................................................................................................... 46



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của đời sống con người, là nhu cầu khách quan đối với sự phát
triển bền vững của đất nước. Các cuộc đấu tranh dân chủ, vì sự tiến bộ của xã
hội đang trở thành một xu thế tất yếu của thời đại.
Trong cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, dân chủ hóa đời sống xã hội đã được Đảng và Nhà nước xác định là
một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm, đặc biệt là dân chủ hóa đời sống
xã hội từ cơ sở.
Nhằm phát huy đầy đủ và hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 18 tháng 02 năm
1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30 -CT/TW về xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở và ngày 20 tháng 4 năm 2007, Ủy ban Thường Vụ
Quốc Hội ban hành pháp lệnh số 34/2007/PL -UBTVQH11 về thực hiện dân
chủ ở phường, xã, thị trấn. Đây là những văn bản quan trọng đánh dấu việc
thể chế hóa “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để phát huy quyền làm
chủ của nhân dân ngay từ cơ sở, đồng thời cũng thể hiện quyết tâm củng cố,
hoàn thiện, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong cuộc đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta.
Sau 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở nhận thấy kết quả bước
đầu của việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đã mang lại nhiều ý nghĩa quan
trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
ở một số nơi chưa thực hiện một cách đúng đắn, còn dân chủ hình thức, quyền
làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm, tình trạng quan liêu, hách dịch, tham
nhũng vẫn còn tồn tại. Điển hình việc thực hiện Quy chế dân chủ ở phường

1



Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy còn nhiều hạn chế,
vướng mắc cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quy
chế này, đáp ứng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương.
Từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện quy chế dân chủ cơ
sở ở phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ Chính trị học của mình, đồng thời với mong
muốn đóng góp một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
phường Tân Định.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các tài liệu đã được công bố những năm gần đây cho thấy:
đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề dân chủ ở nhiều góc độ

khác nhau, trong đó có các công trình tiêu biểu như sau:
- Lê Khả Phiêu 1998 , “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, ây
dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí cộng sản, số 3.

- Trần Quang Nhiếp 1998 , “Để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”,
Tạp chí cộng sản, số 2.

- Đỗ Mười 1998 , “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”,
Tạp chí cộng sản, số 20.

- Trần Hậu Thành 2000 , “Dân chủ và mối quan hệ giữa nhà nước
pháp quyền với dân chủ”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 10.

- Nguyễn Quốc Phẩm (2000), “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ
hóa đời sống ã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền
núi phía Bắc nước ta”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.


- Dương Xuân Ngọc 2000), “Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp ã Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2


- Nguyễn Minh Thi (2000), “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại
các vùng nông thôn miền núi của tỉnh Bắc Giang hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ 2001 , “Hướng d n triển khai Quy
chế dân chủ ở cơ sở”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Nguyễn Cúc (2002), “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình
hình hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
- Đỗ Trung Hiếu 2002 , “Một số khía cạnh của khái niệm dân chủ” ,
Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 3.

- Nguyễn Thị Ngân (2002 - 2003), “Quá trình thực hiện Quy chế dân
chủ cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay”.
- Nguyễn Văn Sáu – Hồ Văn Thông 2003 , “Thể chế dân chủ và phát
triển nông thôn Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

- Lương Gia Ban 2003 , “Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Trần Bạch Đằng (2003), “Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền
thống của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 35.
- Trần Khắc Việt (2004), “Thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay - Vấn

đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9.

- Hoàng Chí Bảo 2008 , “Dân chủ và dân chủ ở nông thôn trong tiến
trình đổi mới”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Nguyễn Văn Mạnh - Tào Thị Quyên 2010 , “Dân chủ trực tiếp ở
Việt Nam, lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

- Phạm Ngọc Trâm (2012), “Nhìn lại quá trình thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở 1998 – 2012”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11.

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×