Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.94 KB, 64 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

CẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

CẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG



Người Hướng Dẫn Khoa Học
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi
công việc” [16, tr269], công việc thành công hay thất bại đều là do cán
bộ. Cán bộ phải giỏi mới thực hiện tốt hoạt động công vụ. Chính vì vậy, đội
ngũ CBCC luôn được Đảng ta quan tâm ĐTBD và có chính sách cụ

thể trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.
Cơ sở vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ của
hệ thống chính trị, nhưng nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảng

xây dựng chế độ dân chủ của toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta.
Vì cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân dân,
nơi chính quyền gần dân nhất. Nơi tổ chức và triển khai thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi đường
lối, chủ trương có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào chất
lượng hoạt động của cấp cơ sở, mà nhất là phụ thuộc vào phẩm chất,
năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên trong
các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Chất
lượng, hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến tình
cảm, thái độ, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều
hành của Nhà nước.


Cán bộ cơ sở phải là người có năng lực giỏi, chuyên môn sâu, kỹ
năng xử lý tình huống… để tập hợp được sức mạnh toàn dân hướng vào

phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, họ phải thực sự là những
người tận tâm, tận lực, gương mẫu . Chính vì vậy, việc nâng cao chất
lượng đội ngũ CBCCS là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, nhà
nước và cả hệ thống chính trị trong công cuộc cải cách hành chính

1


cũng như phát triển đất nước.

Tuy nhiên, ở cấp cơ sở hiện nay, chất lượng đội ngũ CBCC trong cả
nước nói chung và ở quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng nói riêng còn bộc lộ

những hạn chế, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu;
tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, kém năng động, sáng tạo còn

phổ biến trong một bộ phận công chức; một số công chức có biểu hiện dao
động, cơ hội, bè phái, tham ô, sách nhiễu nhân dân… đã làm giảm uy tín

trong nhân dân, hiệu quả quản lý cơ sở thấp. Để nâng cao chất lượng
đội ngũ CBCCS, việc thực hiện chính sách ĐTBD cho đội ngũ này là

một trong các giải pháp hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về thực hiện
chính sách ĐTBD CBCCS góp nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của
đội ngũ cán bộ cơ sở của quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng trong những năm


tới. Từ những lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: Chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng”
đề làm luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác ĐTBD CBCC tuy không còn xa lạ bởi đã có nhiều công trình
khảo sát nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC được xem là
vấn đề then chốt trong thời kỳ đổi mới. Quan tâm ĐTBD cho đội ngũ
CBCC những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, về
khoa học xã hội, nhân văn và những kiến thức chuyên môn phù hợp
với công việc được giao. Công chức, chất lượng CBCC là vấn đề
được sự quan tâm của nhiều tác giả, là đề tài được hội nghị tại nhiều

hội thảo trong và ngoài nước.
Tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên:
Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
2


trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003. Trong tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định được
rõ vị trí, vai trò và yêu cầu khách quan, cấp bách của việc nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCC. Đồng thời, hệ thống hóa các căn cứ khoa
học của việc nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức phù hợp với thời kỳ CNH – HĐH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên,
nội dung tác phẩm chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu đối tượng
CBCC nói chung mà chưa đi sâu vào đối tượng đặc thù là CBCCS.
Cuốn sách “Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý – Kinh nghiệm từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của TS.Tần Xuân Bảo, Nxb Chính
trị Quốc gia Sự thật, năm 2012 đã khái quát nội dung, đánh giá thực

trạng công tác ĐTBD lãnh đạo quản lý để làm căn cứ đổi mới công
tác ĐTBD lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố
hiện nay.
Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành
chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam” Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh của Chu Xuân Khánh, 2010. Luận án đã đề cập đến
những quan điểm về công chức nhà nước của một số quốc gia khác
nhau, làm cơ sở để phân tích, so sánh với thực tiễn công chức ở Việt
Nam. Từ đó góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ công
chức hành chính nhà nước và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công
chức hành chính nhà nước. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng
về xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính ở Việt Nam
và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành
chính chuyên nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đã tiếp cận theo
hướng quản lý hành chính mà không trên quan điểm khoa học về

chính sách công.

3


Ngoài ra, còn có một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các
Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Cộng sản như:
Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Thanh Thủy (2013), “Những kỹ
năng cần thiết của nguồn nhân lực hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng Sản.
TS Dương Trung Ý (17/7/2013),“Nâng cao chất lượng độ i ngũ cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn”, thông tin điện tử nhà xuất bản chính trị

quốc gia - sự thật.
Đoàn Văn Tình (16/3/2015), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã, góp phần xây d ựng chính quyền địa phương
vững mạnh”, Tạp chí Điện tử tổ chức nhà nước.
ThS. Trần Thị Hạnh (3/7/2015),“Chất lượng đội ngũ cán bộ, c á n
b ộ c ấ p c ơ s ở từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến
nghị”, Tạp chí Cộng sản.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh

khác nhau về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và có những đóng góp
nhất định trong việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách và tìm ra một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở nước ta. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu trên tập trung chủ yếu mặt phương pháp luận hoặc
nghiên cứu trong phạm vi rộng dưới góc độ của quản lý công (cả đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước), chưa đi sâu nghiên cứu dưới góc độ về chính sách
công cũng như cụ thể về thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ, CBCCS.
Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên có giá trị đối với những
người đã và đang nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, ở

quận Sơn Trà chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể và toàn diện về thực
hiện chính sách ĐTBD CBCCS dưới góc độ khoa học chính sách công. Vì

4


vậy, tác giả nghiên cứu đề tài: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ
sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng” góp phần làm sinh

động thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCS phục vụ sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS và thực

trạng thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại quận Sơn Trà, Thành phố Đà
Nẵng để đề ra một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách ĐTBD
CBCCS tại quận trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khái niệm có liên quan về thực hiện chính sách ĐTBD
CBCCS
- Đánh giá thực trạng công tác thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại
quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây.
- Đề xuất những giải pháp thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại
quận Sơn Trà trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại quận Sơn Trà, Thành
phố Đà Nẵng.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại quận Sơn Trà, Thành
phố Đà Nẵng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề cập đến thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại quận Sơn
Trà, Thành phố Đà Nẵng và không đề cập đến những vấn đề hoạch định và

5



đánh giá chính sách.

Về không gian: Các phường thuộc quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: số liệu trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2012 –
2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa

Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng CBCC nói chung và
CBCCS nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể được sử dụng:

* Phương pháp thống kê - phân tích
- Thu thập tài liệu thức cấp: Thập số liệu từ các tài liệu, báo cáo đã
công khai và trên website của UBND quận Sơn Trà.
- Thu thập tài liệu sơ cấp: Toàn bộ số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận
văn tác giả thu thập qua khảo sát, điều tra thông qua phiếu điều tra
* Phương pháp tổng hợp - so sánh

- Phương pháp phân tích: phân tích các báo cáo liên quan đến tình hình
hoạt động của đơn vị và các biện pháp thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS.

- Phương pháp so sánh: sử dụng so sánh để đối chiếu giữa các
năm hoạt động của đơn vị.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm, các vấn đề lý luận cơ
bản liên quan đến thực hiện chính sách ĐTBD đội ngũ CBCCS, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ĐTBD đội ngũ CBCCS.

6


6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế về thực hiện chính sách ĐTBD đội
ngũ CBCCS tại quận Sơn Trà, Luận văn nêu lên thực trạng thực hiện chính
sách ĐTBD đội ngũ CBCCS để đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách
ĐTBD đội ngũ CBCCS tại quận Sơn Trà. Đây là những tư liệu kinh nghiệm

cho các nhà quản lý ở các cơ quan hành chính nhà nước, địa phương tham
khảo trong việc thực hiện chính sách ĐTBD đội ngũ CBCCS ở, địa phương
mình.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính
chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp
cơ sở
Chương 2. Thực trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở

tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Chương 3. Giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở

tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng


7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Cấp cơ sở
Hệ thống 4 cấp của quản lý hành chính nhà nước của nước ta
hiện nay gồm: Trung ương - tỉnh, thành phố - quận, huyện - xã, phường.
Bốn cấp quản lý này được tổ chức theo một hệ thống dọc. Từ trên
xuống sẽ là trung ương - địa phương và cơ sở. Nếu nhìn dưới lên sẽ là
cơ sở - địa phương và toàn quốc. Nói đến cấp xã là nói đến cấp cơ sở,
chính quyền cấp xã là chính quyền cấp cơ sở.
Cơ sở nhìn chiều từ trên xuống, xét về quy mô và cấp độ tổ chức

là cấp thấp nhất, cấp cuối cùng. Cũng có thể coi cấp cơ sở là cấp nhỏ
nhất. Nếu trung ương và toàn quốc được xem là một chỉnh thể, hệ thống
của cái vĩ mô, đứng đầu là nhà nước trung ương. Cơ sở thường được

xem là cái vi mô, là một tế bào, một phần tử hợp thành của cái vĩ mô
- cả nước và toàn quốc như một cơ thể sống.
Xét theo quan hệ quyền lực, quyền hạn, chức trách của tổ chức nhà
nước, cấp cơ sở là thấp nhất, nhỏ nhất. Chính quyền cấp cơ sở cũng như
hệ thống chính trị cấp cơ sở đương nhiên chịu sự chỉ đạo, kiểm soát
của cấp trên, từ huyện, tỉnh tới Trung ương. Cái nhỏ nhất, thấp nhất đó
còn được minh chứng bởi quy mô diện tích, địa giới hành chính và số lượng
dân cư mà xã/phường quản lý.


Cấp cơ sở là nơi gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa cơ quan quản
lý hành chính nhà nước với nhân dân, hàng ngày lắng nghe, nắm bắt và

8


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full
















×