VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN QUỐC HOÀN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN QUỐC HOÀN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐOÀN THẾ HÙNG
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. ĐOÀN THẾ HÙNG. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn đảm bảo tin cậy, chính xác và khách quan.
Tác giả
Trần Quốc Hoàn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO
SINH VIÊN..........................................................................................................................
9
1.1. Khái niệm, chủ thể và đối tượng giáo dục ý thức chính trị.......................
9
1.2. Nội dung và phương thức giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên........... 16
1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên ......... 21
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên . 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH
VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY
NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............ . 32
2.1. Tổng quan về các trường Cao đẳng và sinh viên trên địa bàn thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay ............................................................... 32
2.2. Thực trạng giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường Cao
đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay ......................... 37
2.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục ý thức
chính trị cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định hiện nay ............................................................................................ 51
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG
CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
HIỆN NAY ....................................................................................................................................... 58
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay….. 58
3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị
cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định hiện nay……. …. .................................................................................................. 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 78
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi dân tộc đều có một chuẩn giá trị văn hoá, lệch chuẩn đó thì cốt cách dân
tộc bị suy yếu. Mỗi tổ chức chính trị đều có một mục tiêu lý tưởng, xa rời mục tiêu
lý tưởng thì bản chất của tổ chức chính trị ấy cũng không còn và tất nhiên, triển
vọng phát triển của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần đáng kể vào tư tưởng, niềm tin
chính trị của con người. Khi niềm tin được hình thành, tư tưởng sẽ thống nhất, tư
tưởng thống nhất sẽ biến ý chí thành hành động, làm cho cả triệu triệu con người
đồng lòng, chung sức, tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy xã hội tiến lên.
Thực tế đó đã khẳng định được ý nghĩa trong câu nói của Víchto Huygô: Đời
sống là một cuộc hành trình mà tư tưởng là người dẫn đường. Không có người dẫn
đường, tất cả sẽ phải dừng lại, khi không có mục tiêu thì sức mạnh cũng sẽ không
còn nữa. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò của chính trị,
xem đó là một yếu tố, phẩm chất không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục con
người, Người khẳng định: “Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên
môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi
có chuyên môn... Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không
có đức là hỏng” [17, tr. 492].
Sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người có tri thức về
khoa học - kỹ thuật, có tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ, có sự sáng tạo trong
học tập và lao động, nhưng lại rất nhạy cảm với cái mới trong cuộc sống. Trước sự
tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng
khoa học công nghệ, bên cạnh đại bộ phận sinh viên có nhận thức chính trị tích cực,
có lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự
cường dân tộc, có sức “đề kháng” trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, thì một bộ phận sinh viên còn tỏ ra dao động, mất phương hướng phấn đấu, xa
rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, ít quan tâm, thờ ơ với vấn đề chính trị - xã hội của
đất nước, mơ hồ, lệch lạc trong tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống, vi phạm
1
pháp luật. Chính vì vậy, việc quan tâm định hướng, bồi dưỡng và giáo dục tri thức,
phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị cho sinh viên là một việc làm thường xuyên và
có ý nghĩa rất quan trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Đổi mới nội
dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng
lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức
tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ
chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập,
nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ
vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bảo, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa
học, công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [8, tr. 162].
Xuất phát từ yêu cầu đó, trong những năm qua, công tác giáo dục ý thức chính
trị cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định đã được các nhà trường quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, thực trạng công tác
giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên ở các trường cũng đang gặp nhiều vấn đề bất
cập: Công tác giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên ở các trường còn thiếu chủ
động, chưa theo kịp với những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp; Nội dung giáo dục
còn khô cứng chưa có trọng tâm, trọng điểm; Hình thức giáo dục chưa linh hoạt;
Phương pháp giáo dục ý thức chính trị còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa khơi dậy và
phát huy được tiềm năng của sinh viên; Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất
là Đoàn thanh niên, Hội sinh viên còn hạn chế; Sinh hoạt chính trị dần dần thiếu sức
thuyết phục, mang tính hình thức.
Những vấn đề nêu trên, đặt ra nhiệm vụ cho mỗi nhà trường phải tăng cường
giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên, nhằm nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính
trị, củng cố niềm tin và giúp họ trở thành những chủ thể tích cực trong đời sống chính
trị - xã hội. Với lý do đó, tôi chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính
trị cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định hiện nay” làm hướng nghiên cứu và viết Luận văn thạc sĩ của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Các công trình liên quan đến công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Khi bàn về công tác tư tưởng của Đảng đã có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên
cứu như: Đào Duy Tùng (1999), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội; TS. Đào Duy Quát (2001), Một số vấn đề về công tác tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Trọng Tân
(2005), Về công tác tư tưởng - văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS.TS.
Đào Duy Quát (2006), Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Trần Thị Anh Đào (2009), Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS.TS. Đào Duy
Quát (2010), Công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS. Nguyễn
Danh Tiên (2010), Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS. Phạm Tất Thắng (2010), Đổi mới công tác tư
tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; TS. Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng
của Đảng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS.TS. Tô Huy Rứa (2012),
Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ chức của Đảng trong thời kỳ đổi
mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu trên đây, đã làm rõ khái niệm công tác tư
tưởng, lý luận, làm rõ vị trí, vai trò của công tác tư tưởng, lý luận đối với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc cũng như đối với đời sống xã hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, các
tác giả đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng.
* Các công trình liên quan đến giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, học viên
Khi bàn về vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, học viên đã có
một số tác giả đi sâu nghiên cứu như: Lương Ngọc Vĩnh (2012), Hiệu quả công tác
giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các Học viện Quân sự ở nước ta hiện
3
nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Nguyễn
Văn Kiên (2014), Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; Phạm Ngọc Yến (2016), Giáo dục chính trị tư
tưởng cho học viên từ thực tiễn Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ
Chính trị học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
Nguyễn Văn Thiên (2017), Giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên các trường
Cao đẳng và Đại học ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu trên đây, các tác giả đã đi vào làm rõ cơ sở lý
luận của việc giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, học viên, đặc biệt đi vào
làm rõ khái niệm chính trị tư tưởng, giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, học
viên ở những khía cách khác nhau, trên cơ sở đó, các tác giả đã đi sâu phân tích,
đánh giá thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người học, chỉ ra
những mặt đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân của nó, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao việc giáo dục chính trị tư tưởng cho người học.
* Các công trình liên quan đến giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên, học viên
Khi bàn về vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên, học viên đã có
một số tác giả đi sâu nghiên cứu như: Bùi Quốc Hưng (2005), Phát triển ý thức
chính trị của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Triết học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại
học quốc gia Hà Nội; Vũ Thị Thu Trang (2011), Giáo dục ý thức chính trị cho học
viên của Học viện Phòng không - Không quân hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết
học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Thái Nam Giang (2012), Vấn đề giáo dục
ý thức chính trị cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề ở Nam Định hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học quốc gia Hà Nội; Trần Thị Ngọc Yến (2012),
Vấn đề giáo dục ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên ở tỉnh Hải Dương
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học quốc gia Hà Nội; Tạ Thu Huyền
(2014), Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân trong
4
giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền; Phạm Đình Khuê (2016), Ý thức chính trị của sinh viên ở nước ta
hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Trần Toàn Trung
(2016), Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên từ thực tiễn Học viện Hành chính
Quốc gia, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu trên đây, tác giả đã từng bước đi vào làm rõ khái
niệm ý thức chính trị, khái niệm giáo dục ý thức chính trị cũng như làm rõ sự cần
thiết của việc giáo dục ý thức chính trị cho người học ở những khía cạnh khác nhau.
Trên cơ sở đó các tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục ý thức chính trị
và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị cho người học, cụ thể:
Về khái niệm: Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về ý thức chính trị, các tác giả đã đưa ra những quan niệm, khái niệm về ý
thức chính trị, giáo dục ý thức chính trị. Mỗi tác giả có cách diễn đạt khác nhau,
nhưng đa số đều có chung nhận định: Ý thức chính trị là một bộ phận của ý thức
xã hội, phản ánh lợi ích giai cấp, phản ánh ý thức hệ tư tưởng, quan điểm đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, giáo dục ý thức chính trị
là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền phổ biến
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, giáo dục truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
Về sự cần thiết của việc giáo dục ý thức chính trị cho người học: Mặc dù tiếp
cận dưới những khuynh hướng khác nhau, tuy nhiên các tác giả đã chỉ rõ việc giáo
dục ý thức chính trị cho sinh viên là nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân
sinh quan tích cực, phương pháp làm việc biện chứng, giúp người học hiểu rõ và
chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, cũng như có thái độ tích cực trong việc phát huy truyền thống dân tộc, qua đó
góp phần phát triển toàn diện người học.
5
Về phân tích, đánh giá thực trạng: Các tác giả đã phân tích và chỉ ra những
mặt đạt được và những hạn chế trong công tác giáo dục ý thức chính trị thông qua
học tập và rèn luyện. Tuy đề cấp dưới những khía cạnh khác nhau, nhưng các tác
giả đã có sự thống nhất về việc giáo dục ý thức chính trị cho người học vẫn chủ yếu
thông qua việc học tập các môn lý luận chính trị.
Về đề xuất giải pháp: Trên cơ sở phân tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất
một số giải pháp, những kinh nghiệm nhằm nâng cao ý thức chính trị cho người
học. Các giải pháp của các tác giả đều nhằm hướng tới nâng cao ý thức chính trị cho
người học thông qua việc phát huy vai trò của các chủ thể cũng như tích cực hóa vai
trò của đối tượng ở những góc độ khác nhau.
Tóm lại, các công trình trên đây là minh chứng cho sự phong phú, đa dạng của
vấn đề nghiên cứu cũng như cách tiếp cận của các tác giả. Tuy nhiên, vẫn chưa có
công trình nào đề cập một cách đầy đủ, trực tiếp về việc nâng cao hiệu quả giáo dục ý
thức chính trị cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trên những kiến thức gợi mở cần
thiết, những tư liệu quý, những cơ sở quan trọng của các công trình nghiên cứu trên,
tác giả đã tham khảo, kế thừa cho việc nghiên cứu tiếp theo của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác giáo
dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường
Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay;
6
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full