Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.78 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ CÔNG THUẤN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018

1


VIỆN HÀN
HÀN LÂM
LÂM KHOA
KHOA HỌC
HỌC XÃ
XÃ HỘI
HỘI VIỆT
VIỆT NAM
NAM
VIỆN
HỌC VIỆN
VIỆN KHOA
KHOA HỌC
HỌC XÃ
XÃ HỘI


HỘI
HỌC

LÊ CÔNG
CÔNG THUẤN
THUẤN


THỰC HIỆN
HIỆN CHÍNH
CHÍNH SÁCH
SÁCH
THỰC
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

HÀ NỘI, năm 2018

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng chủ

yếu để con người duy trì sự sống và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Thực
phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, nâng

cao chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Bên cạnh đó, thực phẩm
cũng chính là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ
sinh và an toàn. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không
chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây
thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ của mỗi
quốc gia. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 400
các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn, hơn 1/3 dân số các nước
phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm.
Vì vậy, việc tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ
bản đối với mỗi con người và an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề
đang rất được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian qua, các vấn
đề liên quan đến đảm bảo ATTP đã được đặt lên hàng đầu tại nhiều hội nghị
quốc tế về y tế, chăm sóc sức khỏe, các diễn đàn về lương thực, thực phẩm

xanh, an toàn. Ở nước ta hiện nay, chất lượng vệ sinh ATTP là một hiện
tượng đáng báo động, điều này đã được các phương tiện thông tin đại chúng
liên tục phản ánh với nhiều kênh thông tin và nội dung phức tạp, những mối
nguy hại từ thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của người

dân. Việc sử dụng các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng
trọng, kháng sinh, hóa chất không an toàn, không đúng quy định tr ong các
lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy hải sản trên cả nước chưa được quản lý
chặt chẽ, một số nơi còn buông lỏng quản lý nhà nước trên lĩnh vực an toàn

3



thực phẩm; các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa các hóa chất,
phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu công nghiệp có hại cho sức khỏe vẫn còn
lưu hành rất nhiều trên thị trường… đang là vấn nạn thật sự nhức nhối, nguy
hại trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân. Cùng với tình trạng vi phạm
các quy định về an toàn thực phẩm đang tăng cao thì các bệnh lây truyền qua
thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang có nhiều diễn biến phức tạp về cả tính
chất, mức độ và phạm vi ảnh huởng. Theo báo cáo kết quả công tác đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực
phẩm Trung ương, riêng năm 2017, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra
625.060 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, qua đó phát hiện 123.914 cơ
sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 19,8%, xử lý hành chính 35.759 cơ sở với số tiền trên
61 tỷ đồng. Cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người
mắc; số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người.
Trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay có hơn 5.000
cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống phục vụ
cho dân cư của quận, thành phố và khách du lịch . Vì vậy, vấn đề ATTP là mối

quan tâm hàng đầu, luôn được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực
hiện thường xuyên, liên tục, trong đó nhấn mạnh vai trò của mỗi tổ chức, cá
nhân liên quan là hết sức quan trọng. Để góp phần làm giảm nguy cơ mất vệ

sinh ATTP thì mỗi tổ chức, mỗi gia đình, mỗi cá nhân trên địa bàn quận cần
tích cực tham gia thực hiện chính sách đảm bảo ATTP, chấp hành các quy
định của pháp luật về đảm bảo ATTP nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ cho
bản thân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Một trong những yếu tố tác
động trực tiếp đến kết quả đảm bảo ATTP đó là công tác quản lý nhà nước
của quận trên lĩnh vực ATTP và nâng cao ý thức của người dân trong tham
gia công tác đảm bảo ATTP, đây là những nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần
thiết trong giai đoạn hiện nay.


4


Nhằm đánh giá đúng tình hình thực hiện chính sách đảm bảo ATTP
trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, để từ đó đưa ra giải pháp
đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận, tôi nhận thấy việc nghiên cứu
đề tài “Thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm từ thực tiễn quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” thực sự có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Bởi
lẽ, việc nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
đảm bảo ATTP, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm
của quận, đặc biệt là công tác an sinh xã hội hướng đến mục tiêu cuối cùng là
bảo vệ và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ATTP là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, địa phương
bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người . Cho đến nay đã có
nhiều đề tài, nội dung nghiên cứu liên quan đến thực phẩm và vấn đề ATTP
được công bố, có thể kể đến một số công trình cụ thể như:

- Tiến sĩ Trần Thị Phúc Nguyệt - Đại học Y Hà Nội với công trình
nghiên cứu "Điều tra ngộ độc thực phẩm".

- PGS.TS. Đỗ Thị Hà - Giảng viên chính Viện Đào tạo Y học Dự phòng
và Y tế công cộng, Cục An toàn thực phẩm với công trình "Điều tra vệ sinh
an toàn thực phẩm".

- Tác giả Lê Thị Linh với Luận văn Thạc sĩ Luật học "Thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn Hà Nội", năm 2016.

- Tác giả Nguyễn Văn Tân với Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng và các

giải pháp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên”, Hà Nội
năm 2015.

- Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Minh Huân và cộng sự với Đề tài

5


"An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh", năm 2012.

- Tác giả Đặng Công Hiển với Luận văn Thạc sĩ "Pháp luật về kiểm soát
an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam", năm 2010.

- Tác giả Hoàng Trí Ngọc với Luận văn Thạc sĩ “Tội vi phạm quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật Hình sự V iệt Nam, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, năm 2009.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu, công trình khoa học nào
liên quan đến việc thực hiện chính sách ATTP từ thực tiễn các quận huyện tại

thành phố Đà Nẵng từ góc độ chuyên ngành chính sách công, vì thế, đây cũng
là lý do để tôi lựa chọn đề tài Thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thực
phẩm từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng làm vấn đề nghiên
cứu cho bản luận văn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách an toàn thực
phẩm; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đảm bảo an toàn
thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng , từ đó đề xuất các

giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo an
toàn thực phẩm ở quận Hải Châu trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận, lý thuyết về an toàn thực phẩm và thực hiện
chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam, qua đó thống nhất về mặt
lý thuyết phục vụ công tác nghiên cứu.

- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đảm bảo ATTP
trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

6


- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách đảm bảo ATTP của nước
ta hiện nay từ thực tiễn của quận Hải Châu và nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đảm bảo ATTP của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách đảm bảo ATTP, trọng tâm là các giải pháp và công cụ thực
hiện chính sách đảm bảo ATTP nhìn từ góc độ khoa học chính sách công.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã
hội và vận dụng triệt để phương pháp luận nghiên cứu chính sách công, đó

là cách tiếp cận quy phạm về quy trình thực hiện chính sách công.

5.2. Các phương pháp cụ thể
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính sách công kết
hợp với các phương pháp như: so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá
chính sách để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đặt ra.

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm rõ hơn, minh chứng cũng như hoàn thiện các lý thuyết
liên quan đến chính sách công nói chung và lý luận về chính sách đảm bảo

ATTP nói riêng.

7


- Góp phần cung cấp những căn cứ cho lý luận từ thực tiễn vận dụng
các lý thuyết chính sách công trong thực hiện chính sách đảm bảo ATTP
nói chung và trường hợp quận Hải Châu nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các cơ quan,
ban ngành hữu quan của quận Hải Châu trong quá trình thực thi chính sách
đảm bảo ATTP trên địa bàn quận nhằm thực hiện một cách hiệu quả công tác
này trong thời gian tới, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững
của quận.


- Luận văn có thể được sử dung làm tài liệu tham khảo cho những tổ
chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề đảm bảo ATTP và thực hiện chính sách
đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mụ c
từ viết tắt, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đảm bảo an
toàn thực phẩm.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thực
phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng .

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp thực hiện hiệu quả chính
sách đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2018 -

2020.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thực phẩm
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao

gồm chủ yếu các chất: đường bột (cacbohydrat), chất béo (lipid), chất đạm
(protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được,
với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể
hay vì sở thích ăn uống [1].
Theo Điều 2, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc
hội (khóa XII) thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 định nghĩa: “Thực phẩm
là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế
biến, bảo quản”, thực phẩm bao gồm các loại:

- Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt,
trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua

chế biến.
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung
vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt
các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong
cộng đồng.

- Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ
thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm
bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

9


Luật cũng định nghĩa một số loại thực phẩm đặc biệt và cụ thể trong
một số trường hợp như sau:

- Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần

nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.

- Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng
nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

- Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống
ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên
đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.

- Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn
chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để
ăn ngay.
Bên cạnh việc xác định rõ thế nào là thực phẩm thì khái niệm liên quan
đến ATTP cũng được đưa ra.

1.1.2. An toàn thực phẩm
ATTP hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử
lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp mang

tính phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. ATTP cũn g bao
gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để
tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng,
ATTP là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh
đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng . [2]
Ở Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 hiện nay quy định:
“ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người”.

10



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full
















×