Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.52 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ LỘC

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ LỘC

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. LƢU TRANG

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban
Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô của Học viện Khoa học Xã hội,
những người đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học
tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Lưu Trang, người
đã trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan
tâm sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo của quận Liên Chiểu,
Ban Tổ chức Quận ủy, Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Liên Chiểu,
cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban của quận, các bạn bè, đồng
nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy,
cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Lộc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm

hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các
kết quả chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Lộc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............. 7
1.1. Một số vấn đề về chính sách phát triển nguồn nhân lực ................................ 7
1.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng, Nhà nước, thành phố Đà
Nẵng và quận Liên Chiểu. ................................................................................... 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC Ở QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............... 37
2.1. Vài nét về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ở quận Liên Chiểu TP Đà
Nẵng .................................................................................................................... 37
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của quận Liên Chiểu ........................................ 41
2.3. Những thành công và hạn chế về việc thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ............................................... 51
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ
THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.. 56
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................................... 56
3.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực quận Liên Chiểu đến năm 2020 ...... 58
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực quận Liên
Chiểu ................................................................................................................... 62
3.4. Một số giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phát triển nguồn nhân lực ở

quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ................................................................. 68
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH

: Công nghiệp hóa

CN-XD

: Công nghiệp xây dựng

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

HĐH

: Hiện đại hóa

KH&CN : Khoa học và Công nghệ
KT-XH

: Kinh tế xã hội

NNL


: Nguồn nhân lực

PTNNL

: Phát triển nguồn nhân lực

TM-DV

: Thương mại dịch vụ

TS-NL

: Thủy sản nông lâm


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Môi trường thể chế chính sách đối với nguồn nhân lực

24

bảng
1.1.
1.2.


2.1.

Chiều cao trung bình của Việt Nam và một số quốc
gia
Giá trị sản xuất các ngành qua các năm (theo giá cố
định 94)

28

38

2.2.

dân số, lao động và giải quyết việc làm qua các năm

42

2.4.

Dân số quận Liên Chiểu phân theo phường năm 2015

44

2.5.

Hoạt động y tế tại quận Liên Chiểu qua các năm

45


2.6.
2.7.

Cơ cấu lao động chưa có việc làm theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật (tính đến 31/12/2015)
Tình hình lao động đang làm việc trong nên kinh tế

47
49


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
1.1.

2.1.

Mối quan hệ giữa quy mô dân số từ đủ 15 tuổi trở lên với
lực lượng lao động và nguồn lao động ở Việt Nam
Cơ cấu các ngành kinh tế của quận Liên Chiểu giai đoạn
2007 – 2012

Trang

9


39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiếtcủa đề tài
Trong toàn bộ các nhân tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội,
thì nhân tố nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn
2016-2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là ”Thực
hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất
là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [6,
tr.130]. vấn đề đặt ra là cần đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ra sao để có giải pháp hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế.
Quận Liên Chiểu là một trong những quận, huyện của thành phố được
thành lập khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung
ương. Là quận có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; điểm
nhấn là 2 Khu công nghiệp Liên Chiểu và Hòa Khánh với diện tích gần 800
nghìn ha và đang được tiếp tục mở rộng, đây là nơi tập trung trên 200 nhà máy,
xí nghiệp công nghiệp lớn của Trung ương, thành phố cũng như các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Bên cạnh điều kiện thuận lợi về phát triển về kinh tế-xã hội, vẫn còn tồn tại, hạn
chế đó là lao động thiếu việc làm, việc làm không ổn định, tỷ lệ lao động qua đào tạo
còn thấp, có hàng trăm hộ dân nghèo từ nơi khác về Liên Chiểu định cư; lao động
nhập cư… đã làm cho địa phương thêm gánh nặng trong việc thực hiện an sinh xã
hội và giải quyết việc làm là thách thức hiện nay. Ngoài ra, còn nguyên nhân chủ
quan khác như: một bộ phận người lao động chưa biết cách định hướng làm ăn, thụ
động, lười lao động, chay ỳ, có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp, ít có cơ

hội tìm được việc làm tốt, ổn định.
1


Trước thực trạng như vậy, quận Liên Chiểu cần phải có chính sách phù
hợp, có hướng đột phá chiến lược; trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo
môi trường đầu tư thuận tiện; nâng cao tiềm lực kinh tế - xã hội một cách vững
chắc; tạo thêm chỗ làm mới và giải quyết việc làm một cách ổn định, hiệu quả.
Từ mục tiêu đó, cần có chính sách cụ thể với lộ trình nhất định và những giải
pháp thiết thực có tính khả thi cao, giúp tạo sự ổn định xã hội, góp phần thực
hiện tốt chương trình giảm nghèo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa
bàn quận.
Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nguồn nhân lực (NNL) và chính sách phát triển nguồn nhân lực
(PTNNL) đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác
nhau, tiêu biểu như có một số công trình:
- Phạm Minh Hạc qua một số công trình như: “Về phát triển nguồn nhân
lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1996), Nxb, Chính trị Quốc
gia. Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu con người là mục tiêu động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2001 –
2005: “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Qua các nghiên cứu trên, tác giả đã chứng
minh tính thống nhất, sự tác động qua lại và biện chứng giữa các nhân tố văn
hóa- con người - nguồn nhân lực, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực (PTNNL) đáp ứng nhu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa (CNH,HĐH) đất nước.
2


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×