Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện phú lương tỉnh thái nguyên (2001 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
–––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN PHÚ LƯƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
–––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN PHÚ LƯƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013)

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh


THÁI NGUYÊN - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Công cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (20012013), dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Xuân Minh là kết quả nghiên cứu
của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử
dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ
ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trường
về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh
thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lịch sử Trường
ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lương, Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa - Thông tn
huyện Phú Lương, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê
huyện Phú Lương,… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo
vệ Luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các bảng............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
nghiên c

............................................................................... 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.................................. 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8
5. Đóng góp mới của Luận văn ........................................................................... 8
6. Cấu trúc Luận văn............................................................................................ 8
Chương 1: HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC KHI TIẾN
HÀNH CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU

DÂN CƯ ............................................................. 11
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên...........
11
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.............................................................. 11
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ........................................................... 13
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Phú Lương ............................................... 15
1.2.1. Đặc điểm kinh tế...................................................................................... 15
1.2.2. Đặc điểm xã hội. ...................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI
NGUYÊN (2001-2013) .............................................. 30
2.1. Chủ trương của Trung ương và sự vận dụng của địa phương ....................
30
2.2. Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
3


khu dân cư huyện Phú Lương (2001-2013)....................................................... 41
2.2.1. Giai đoạn (2001-2007) ............................................................................ 41

4


2.2.2. Giai đoạn (2008-2013) ............................................................................ 50
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 70
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (20012013).......................................................................... 71
3.1. Thành tựu .................................................................................................... 71
3.1.1. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và

quần chúng nhân dân về công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa

khu dân cư được nâng cao .................................................................................
71
3.1.2. Tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
chung sức xây dựng nông thôn mới được phát huy ..........................................
73
3.1.3. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh,
phong phú .......................................................................................................... 75
3.1.4. Sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực
hiện Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh ....................................... 82
3.1.5. Môi trường sinh thái được cải thiện ........................................................
83
3.1.6. Dân chủ từng bước được phát huy, ý thức chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, Chính sách Pháp luật của Nhà nước trong nhân dân được
nâng cao .............................................................................................................
83
3.1.7. Truyền thống Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng và
đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được phát huy ................................................. 86
3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 90
3.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 90
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Phú Lương ................................................................................... 90
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 92
iv


KẾT LUẬN....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các thành phần dân tộc ở huyện Phú Lương - Thái
Nguyên....20
Bảng 1.2. Kết quả thực hiện các mục têu của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đến hết năm 1998
........................25
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 20012007............................................................46
Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 20082013............................................................52
Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” từ năm 2009 đến năm
2013.........................53
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư
..........................................................................76
Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” từ năm 2001 đến năm
2013.........................81
Bảng 3.3 Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 20012013............................................................88

iv


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Văn hoá luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội,
thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Đời sống
văn hoá là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa dân tộc; có tác động tích
cực đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nhận thức được điều
này, ngay trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Năm 1943, Hồ Chí
Minh đã nêu một định nghĩa về văn hóa Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng khác. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt, cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [32,
tr.431].
Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của văn hoá, Đảng ta đưa ra
văn kiện nổi tiếng, đó là Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943). Trong văn
kiện này xác định rõ Văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn
hoá). Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhà
nước ta rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống
mới. Hồ Chí Minh chỉ ra trong phát biểu của Người tại Đại hội văn hoá toàn
quốc lần I (năm 1946) Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.
Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII khẳng
định Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận
trọng [2, tr.58]. Vậy, xây dựng đời sống văn hóa là một nhiệm vụ không kém
1


phần quan trọng và đó cũng là một sự nghiệp lâu dài, gian khổ, đòi hỏi phải có

quyết tâm cao của toàn xã hội và của cá nhân từng con người.

2


Công cuộc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trong cả nước nói
chung, cũng như ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang là một
trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hết sức quan tâm. Đây là một chủ trương quan trọng, đúng đắn mang ý
nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị của
đất
nước, tạo nên một lối sống mới, phù hợp với con người mới, đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi của đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Ban
Chấp hành Trung ương V khoá VIII đã đề ra Xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nêu rõ 5 quan
điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp lớn mang tính cấp bách trong
công cuộc xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư. Một trong 4 giải pháp
lớn đó là phát huy tnh thần Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá
ở khu dân cư trong cả nước nói chung, và các khu dân cư trên địa bàn huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Huy động mọi nguồn lực sẵn có từ
trong nhân dân và của cả hệ thống chính trị các cấp từ trung ương đến cơ sở,
từ trong Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể ngoài xã hội tch cực tham gia
vào công cuộc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trong cả nước nói
chung và huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Phú Lương là huyện miền núi ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung
2

tâm thành phố 22 km; diện tích tự nhiên 368,94 km ; có 16 đơn vị hành chính
gồm
14 xã, 2 thị trấn và 274 xóm, bản, tiểu khu; dân số trên 106.000 người thuộc 8

thành phần dân tộc anh em cùng chung sống. Nhân dân các dân tộc huyện Phú
Lương có truyền thống cách mạng, đoàn kết xây dựng quê hương.
Cùng với cả tỉnh, công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư ở huyện Phú Lương đã được triển khai. Trong điều kiện nền kinh tế
đất
3


nước chuyển sang cơ chế thị trường, việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Huyện Phú Lương
đã quán triệt và vận dụng chủ trương của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể
của địa

4


phương. Nhờ đó, công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ở
huyện Phú Lương đã đạt được nhiều kết quả.
Để góp phần đánh giá đúng quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, làm rõ hơn truyền thống lịch sử văn hóa của nhân
dân Phú Lương trong quá khứ và hiện tại, từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân
trọng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tôi lựa chọn đề tài Công cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên (2001-2013) làm Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2.
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam từ trước tới nay đã
từng được đề cập dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Năm 1943, Đảng
ta đưa ra văn kiện nổi tếng, đó là Đề cương văn hóa Việt Nam, nêu rõ văn hoá
là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá). Đề cương đã xác định
nền văn hóa dân chủ mới của Việt Nam phải được xây dựng theo ba tnh

chất cơ bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng
đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống mới. Năm 1946, Ủy ban Vận
động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau, ngày
20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới và được Ủy ban
Vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên
truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân.
Năm 1946 tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Tiếp đó, từ ngày 16 đến
ngày 20/7/1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông
qua bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng
Trường Chinh trình bày. Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính
chất và nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng

5


và quan điểm văn hóa thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ
đúng đắn của

6


những người làm công tác văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong
kháng chiến đều hướng theo phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng
chiến hóa văn hóa”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã chỉ ra sự
cần thiết phải tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với
cách mạng kĩ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất. Đại hội IV năm 1976 và Đại
hội V năm 1981 tếp tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

toàn Đảng, toàn dân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền
văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có hình thức dân tộc, có tính Đảng và
nhân dân. Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI, VII, VIII; các
nghị quyết của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương không ngừng hoàn thiện
các tư
tưởng văn hóa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở.
Năm 1986 báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
của Đảng đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong việc xây dựng tình
cảm lành mạnh tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của
con
người. Toàn bộ các văn kiện Hội nghị Trung ương đều khẳng định văn hóa sẽ
phát triển theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong nhiều năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài nước về văn hóa đã được công bố:
Năm 1998, cuốn sách Một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống
văn hóa ở cơ sở nông thôn của tác giả Phạm Việt Long được ra đời. Tác giả đã
phân tích và làm rõ một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa cơ
sở ở nông thôn.
Năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam xuất bản cuốn Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở khu dân cư. Đây là cuốn sách tuyển chọn các bài báo cáo tiêu biểu, đại
7


diện cho địa bàn dân cư ở các vùng, miền, thành thị cũng như nông thôn, địa
bàn có các dân tộc, các tôn giáo…để bồi dưỡng điển hình và nhân rộng điển
hình.

8



Năm 2001, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng Đại học Quốc
gia Hà Nội công bố một số bản báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc tế lớn với
chủ đề: Việt Nam trong thế kỉ XX được tổ chức tại thủ đô Hà Nội (19 21/9/2000). Đáng chú ý có một số báo cáo sau đây:
- Củng cố các nền văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa của TS. Frank Proschan, Trường Đại học Indiana, Hoa Kì. Tác
giả đề cập nhiều vấn đề về văn hóa; trong đó nhấn mạnh vấn đề văn hóa
truyền thống của Việt Nam trước những biến đổi văn hóa đang diễn ra với
tốc độ chóng mặt. "Trong bối cảnh này, rất cần xác định xem các cơ quan
văn hóa của Việt Nam đang được áp dụng có đủ để đối mặt với những thách
thức mới của xu hướng toàn cầu hóa đang tăng lên hay không..." [62, tr. 271],
để "đóng góp vào mục tiêu chung là xây dựng một nền văn hóa tên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc" [62, tr. 272].
- Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ
XX của TSKH Lương Việt Hải, Viện Triết học. Tác giả chỉ rõ: "Các giá trị của
truyền thống văn hóa là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực hiện đại hóa
xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ vừa qua cũng như trong những thập kỉ tới của
thế kỉ XXI" [63, tr. 304].
- Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lí học. Trên cơ sở trình bày
các vấn đề: Giao lưu và sự phát triển của con người; Giao lưu văn hóa và sự
chuyển biến từ con người nông dân đến con người chiến sĩ; Con người Việt
Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn hóa và phát triển thông
tin, tác giả phân tích sự chuyển biến trong đời sống văn hóa từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945. Tác giả nêu rõ: "Phong trào xây dựng Đời sống mới đề ra
nhiệm vụ trước hết là cải tạo đời sống văn hóa cũ, khẳng định đời sống
văn hóa mới trong các tầng lớp quần chúng nhân dân, chống hủ tục, xây mĩ
tục, chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, xây nếp sống vệ sinh, văn minh,

9



khoa học, chống hành vi xâm phạm, bạo lực đối với con người, trước hết là
đối với

10


phụ nữ, xây quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa người với người từ trong gia
đình,
làng xã, phố phường đến toàn xã hội" [63, tr. 421], v.v...
Luận văn Thạc sĩ: Công cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở huyện
Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (1991-1995) của Bùi Thị Oanh khoa lịch sử Việt
Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội bảo vệ năm 2006 đã trình bày một cách có hệ
thống quá trình xây dựng Làng văn hóa và kết quả của công cuộc này.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân
tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay - thực trạng và giải pháp của sinh viên
Trần Thị Kim Nhẫn (2008); Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu
Giang hiện nay- Thực trạng và giải pháp của sinh viên Đỗ Thị Huyền Trang,
khoa Khoa học chính trị- Trường Đại học Cần Thơ (2009); các Luận văn đã đánh
giá thực trạng công cuộc xây dựng đời sống văn hóa, từ đó đưa ra những
phương
hướng giải pháp cho những giai đoạn sau
này.
Năm 2012, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn sách: Cơ sở Văn
hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về
tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam, bao gồm các lớp văn hóa và các
giai đoạn văn hóa.
Năm 2013, sinh viên Phạm Thị Liên chuyên ngành Giáo dục Công dân
khoa Khoa học Chính trị Trường Đại học Cần Thơ đã bảo vệ thành công Luận

văn Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn ở thành phố Cần Thơ trong giai
đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp. Qua đó tác giả đã đưa ra
những phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa nông thôn cho những giai đoạn sau này.
Luận văn Thạc sĩ Đời sống kinh tế - văn hóa của người Mông ở huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2000 của Hứa thị Hoàng
11


Anh, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (2013) đã làm rõ những
đổi thay trong đời sống vật chất tinh thần, xác định những đặc điểm cần bảo
tồn và phát huy trong quá trình gìn giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc.

12


Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào
về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương
tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù vậy, tất cả các công trình nghiên cứu về văn hóa đã
được công bố là những nguồn tài liệu quý giá giúp tôi hoàn thành Luận văn
này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện công cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
(2001- 2013).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) với diện tích tự nhiên
2


368.94 km có16 đơn vị hành chính gồm 14 xã, 2 thị trấn và 274 xóm, bản,
tểu khu.
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2013. Tuy nhiên, để làm nổi bật
những thành tựu của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trong công cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Luận văn đề cập tnh hình kinh
tế, xã hội của huyện những năm trước đó.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, khái quát về huyện Phú Lương: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên,
tài
nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Lương trước năm
2001.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001-2013),
rút ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế của công cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
(20012013). Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương.
13


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu
sau:

14


- Các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các bài viết, bài nói của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên,

của Huyện ủy Phú Lương.
- Các kế hoạch, báo cáo tổng kết, sơ kết của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Lương, Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Phú
Lương, Chi cục Thống kê huyện Phú Lương.
- Các sách và bài báo khoa học liên quan đến đề tài.
- Tài liệu khảo sát thực tế tại huyện Phú Lương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như:
thống kê, so sánh, điều tra, điền dã, phân tích.
5. Đóng góp mới của Luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về công cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá, khẳng
định tính đúng đắn của công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Phú Lương nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó rút ra một số
kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng trong những năm tếp theo.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Cấu trúc Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết Luận, Phụ Lục và Tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương nội dung:
Chương 1: Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trước khi tiến hành
công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Chương 2: Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (2001-2013)
Chương 3: Một số nhận xét về công cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (2001-2013)
15



BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguồn [57, tr.9]

16


×