Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện hoàng su phì tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 194 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lưu Đức Hùng

ii


Lời cám ơn
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự
đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Đức Viên Giảng viên Khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo
Khoa Đất và Môi trường, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành
đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục
thống kê tỉnh Hà Giang; Trung tâm Khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Giang.
Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang; Trạm
KHí tượng thuỷ văn, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường,
Cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân dân các xã, thị trấn trong
huyện đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp


và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn

Lưu Đức Hùng

iii


Mục lục
Tên đề mục

trang

Lời cam đoan

i

4


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh.

viii

1.
1

Mở đầu

1.1.
1

Đặt vấn đề

1.2.
2

Mục đích, yêu cầu

1.3.
2


ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.
3

Tổng quan tình hình nghiên cứu về suy thoái môi trường đất

2.1.
4

Môi trường đất, chất lượng đất và suy thoái đất

2.2.
7

Tình hình nghiên cứu ngoài nước về suy thoái đất

2.3.
17

Tình hình nghiên cứu suy thoái đất ở Việt Nam

2.4.

Tình hình nghiên cứu suy thoái đất tại Hà Giang và huyện Hoàng Su Phì
33

3.
36


Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1.
36

Đối tượng nghiên cứu

3.2.
36

Nội dung nghiên cứu

3.3.
37

Phương pháp nghiên cứu

5


4.
40
4.1.
40

Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm môi trường đất vùng nghiên cứu

4.1.1 Vị trí địa lý


40

4.1.2.
41

Khí hậu

4.1.3.
44

Địa hình, địa mạo

4.1.4.
46

Thuỷ văn

4.1.5.
Địa chất và đá mẹ tạo thành đất
47
4.1.6.
Th
ảm thực vật tự nhiên và tình hình sử dụng đất
48
4.1.6. Vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nhưỡng

54

4.2.
t số nguyên nhân gây suy thoái đất


Mộ
67

4.2.1.
c tác nhân tự nhiên


67

4.2.2.
c tác nhân xã hội


73

4.3.
ện trạng và mức độ suy thoái đất

Hi
79

4.3.1.
i mòn đất


79

4.3.2.
y suy thoái học


Su
86

4.3.3
c biện pháp bảo vệ chống suy thoái đất


91

5.
t luận kiến nghị

Kế
95

Tài liệu tham khảo

97

6


Phụ lục

102

7



8


Danh mục c¸c ch÷ viết tắt
Ký hiệu

Nội dung

CEC

Dung tích hấp thu

CHDCND

Cộng hoà dân chủ nhân

dân CT-PTg

Chỉ thị - Phủ Thủ tướng

FAO

Food and Agriculture Organisation - Tổ chức Nông
lương thế giới

GIS

Geographiscal Infomation System- Hệ thống thông tin
địa lý


GLADSOD Global Assessment of the Status of Human - Induced Soil
Degradation - Chương trình đánh giá thoái hoá đất do
con người.
ISRIC

Trung tâm Thông tin và Tham chiếu đất quốc

tế. ISSS

Hội Khoa học đất quốc tế

KHCN&MT

Khoa học công nghệ về môi

trường KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHTN&CNQG

Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc

gia PTNT

Phát triển nông thôn

QĐ-TĐC

Quyết định - Tiêu chuẩn đo lường chất lượng


SOTER

World Soil and Terrain Digital Database - Cơ sở dữ
liệu số về đất và lãnh thổ.

TBKH

Tiến bộ khoa học

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKNN

Thiết kế nông nghiệp

UNESCO

The United Nationas Educational, Scentific and
Cultural Organisation - Tổ chức của Liên hợp quốc về
các vấn đề giáo dục khoa học và văn hoá.

9



vii



Danh mục c¸c b¶ng
Tên bảng

trang

Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2005

42

Bảng 4.2. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2005

43

Bảng 4.3. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2005

44

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hoàng Su Phì năm 2005

51

Bảng 4.5: Biến động đất đai năm 2005 so với năm 1995 và 2000

53

Bảng 4.7: Diện tích đất phân theo độ dốc huyện Hoàng Su Phì

57


Bảng 4.7: Diện tích đất phân theo độ dốc huyện Hoàng Su Phì

58

Bảng 4.8. Phân cấp độ dốc theo đơn vị hành chính

69

Bảng 4.9. Kết quả tính các yếu tố địa hình LS

81

Bảng 4.10. Chỉ số xói mòn đất K của một số đất chính Việt Nam

82

Bảng 4. 11: Bảng tra để tính C

83

Bảng 4.12: Bảng tra xác định hệ số P

83

Bảng 4.13. Khối lượng đất mất trong các ô thí nghiệm.

84

Bảng 4.14. Kết quả phân tích đất một số loại hình sử dụng đất chính


87

Bảng 4.15: Kết quả phân tích đất tại các ô thí nghiệm

90

Bảng 4.16: Lượng dinh dưỡng trong nước bị trôi do xói mòn.

90

Bảng 4.17. Tính lượng phân bón và giá trị mất đi hàng năm do xói mòn

91

viii


Danh mục c¸c s¬ đồ, biểu đồ
Tên biểu đồ

trang

Biểu đồ 2.1: Diễn biến rừng ở Việt Nam

19

Biểu đồ 2.2: Chất lượng rừng ở Việt Nam năm 1990 và năm 2000

20


Biểu đồ 4.1: Nhiệt độ các tháng trong năm 2005

42

Biểu đồ 4.2: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2005

43

Biểu đồ 4.3: Độ ẩm trung bình năm 2005

44

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu sử dụng đất huyện Hoàng Su Phì

50

Biểu đồ 4.5 : Biến động đất đai

54

Danh mục hình
Tên ảnh
trang
ảnh 1: Lưu vực đầu nguồn sông Chảy thuộc địa phận huyện Hoàng Su Phì 2
ảnh 02: Đào đất gây sạt lở tại thị trấn Vinh Quang

72

ảnh 03: Lũ quét tại xã Thông Nguyên


73

ảnh 04: Đốt nương làm rẫy

74

ảnh 05: Phá rừng làm nương rẫy

75

ảnh 06 : Khai hoang ruộng bậc thang

76

ảnh 7: Đất xám mùn trên núi

117

ảnh 8: Phẫu diện đất xám feralit

121

ix


1. Mở đầu
1.1.

Đặt vấn đề
Đất đai không chỉ là một nguồn tài nguyên quan trọng cho sản xuất


nông lâm nghiệp mà còn là yếu tố cấu thành môi trường sống trên trái đất, là
cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của loài người. Sự suy thoái đất cũng
đồng nghĩa với sự suy thoái môi trường sống trên cạn đã và đang xảy ra trên
toàn cầu cũng như ở nước ta. Suy thoái đất ở Việt Nam thường bị tác động
bởi các hiện tượng xói mòn, rửa trôi, bốc hơi, lầy úng, ảnh hưởng phèn,
mặn và các chất độc hại khác. Sự suy thoái đất do xói mòn rửa trôi là xu thế
phổ biến nhất ở nước ta, đặc biệt là ở vùng đồi núi với 3/4 diện tích đất đai
cả nước và là địa bàn hoạt động của hơn 50 dân tộc từ nhiều đời nay sinh
sống chủ yếu bằng phương thức du canh, nền kinh tế còn nghèo nàn, đời
sống thấp kém và hệ sinh thái mong manh.
Hà Giang là tỉnh mang đầy đủ những nét đặc trưng cho miền núi Bắc
Bộ: phần lớn diện tích có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở và chia cắt. Đất đồi
núi chiếm hơn 87% diện tích tự nhiên, trong đó độ dốc dưới 15o chiếm
8,6%, độ dốc 15o - 25o chiếm 10,7% và độ dốc trên 25o chiếm trên 80,7%
[36]. Thêm vào đó, do đặc thù về khí hậu có lượng mưa lớn lại tập trung vào
một số tháng nhất định, cộng với kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng các cây
lương thực có độ che phủ thấp… nên xói mòn rửa trôi mạnh làm đất giảm
nhanh độ dày tầng canh tác cũng như suy thoái các chỉ tiêu độ phì nhiêu.
Suy thoái đất không chỉ làm mất nguồn sống của hàng triệu đồng bào
các dân tộc đang sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp mà còn gây ra các hiểm
hoạ khác như lũ lụt, lũ quét xảy ra thường xuyên hơn, hạn hán cũng khốc liệt
hơn. ¶nh hưởng này không chỉ dừng lại ở trong vùng mà còn tác động tới các
vùng hạ lưu nơi có các khu dân cư đông đúc như đồng bằng.
Đề tài “Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất
huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang” tiến hành nhằm góp phần làm rõ một

1



số quá trình suy thoái đất của vùng, từ đó đề xuất các giải pháp làm ngăn cản
các quá trình suy thoái, bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất một cách bền
vững, đồng thời đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường của huyện.
1.2.

Mục đích, yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Tìm ra các nguyên nhân chính làm suy thoái đất của huyện.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá mức độ suy thoái do các nguyên nhân trên từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu các quá trình suy thoái đất.
1.3.

ý nghĩa thực tiễn của đề tµi
Giúp các nhà hoạch định chính sách về tài nguyên môi trường của địa

phương có cơ sở khoa học khi hoạch định các chính sách về bảo vệ tài
nguyên
đất của huyện cũng như toàn tỉnh.

¶nh 1: Lưu vực đầu nguồn sông Chảy thuộc địa phận huyện Hoàng Su Phì

2


2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về suy
thoái đất


Sự suy thoái đất đã và đang xảy ra liên tục trong quá khứ cũng như ở
hiện tại trên phạm vi toàn cầu do sức ép của dân số lên đất đai. Việc phát
triển ồ ạt quá trình đô thị hoá là một trong những nguyên nhân cơ bản làm
thay đổi hình thức canh tác trong nông nghiệp. Quá trình đô thị hoá cần rất
nhiều diện tích đất (chủ yếu là đất dùng cho nông nghiệp), đi cùng với nó là
lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp cũng mất đi, điều này liên
quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà ở, đường giao thông,…
Một nguyên nhân nữa của việc đô thị hoá, đó là trong quá trình này, nhiều
công trình xây dựng dở dang, hoặc các công trình không có chỗ thi công,
… đã gây nên hiện tượng cung không đủ cầu (diện tích đất không đáp
ứng được quá trình đô thị hoá) và cũng là nguyên nhân làm suy thoái đất. ë
các quốc gia thuộc châu Âu, châu Mỹ… ngày càng xuất hiện hiện tượng suy
thoái đất.
Suy thoái đất gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đặc điểm và
mức độ suy thoái cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các quá trình suy thoái mà
các quá trình này rất đa dạng và phong phú. Dưới tác động của các quá trình
này không những đất đai bị tổn hại mà còn kéo theo cả sự tổn hại của nguồn
nước, sinh cảnh và các yếu tố môi trường khác.
Theo FAO, có thể tổng kết một số hiện tượng suy thoái, ô nhiễm đất và
nguyên nhân của các hiện tượng đó:
Xói mòn, rửa trôi dẫn đến suy thoái đất (mất toàn bộ lớp đất mặt, đá
ong hoá, đất trơ sỏi đá) do canh tác trên đất dốc không có biện pháp bảo vệ
đất thích hợp.
Mặn hoá, phèn hoá như là một tác động bất lợi của việc tiêu nước
cho các dự án phát triển đất đai hoặc việc xây dung các công trình thuỷ lợi
không
được điều tiết hợp lý.
3



Phá huỷ cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của đất do sử dụng các

4


máy móc nặng.
Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt (nước thải, rác thải) hoặc các sự cố
như ô nhiễm dầu.
Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp (các chất hoá học dùng
trong nông nghiệp).
Ngoài ra còn có thể kể đến hiện tượng sa mạc hoá, đầm lầy hoá và gần
đây là hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển, đất trượt [46].
Do đó để xây dựng một phương pháp luận về nghiên cứu suy thoái đất
các nhà nghiên cứu đã tập trung vào làm rõ các khái niệm cơ bản về đặc điểm
và tính chất của đất, bản chất và đặc điểm của các quá trình suy thoái đất, xác
định nguyên nhân và hậu quả gây ra do suy thoái đất để từ đó đưa ra các biện
pháp phòng chống và cải tạo thích hợp.
2.1.

M«i trường đất, chất lưîng đất vµ suy tho¸i đất
Đất là lớp phủ bề mặt của địa cầu, hình thành do tác động lẫn nhau của

khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển và sinh quyển qua một thời gian lâu dài.
Đất bao gồm các khoáng chất, chất hữu cơ, nước và không khí trong đất,
động vật và vi sinh vật đất, các quá trình lý hoá học và sinh học xảy ra trong
lòng
đất. Đất có đăc tính phân tầng gây ra bởi quá trình hình thành đất, hình thái
phẫu diện đất và phản ánh phần lớn đặc điểm của các quá trình hình thành

phát triển đất.
Khái niệm môi trường đất là một khái niệm rộng lớn hơn nhiều, bao
gồm cả các yếu tố địa hình, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật trên mặt
đất… như trong định nghĩa của FAO (1995) [49] “Môi trường đất là bề mặt
lục địa của trái đất, bao gồm tất cả các thuộc tính của sinh quyển ngay trên
mặt và phía dưới bề mặt đó, kể cả các thuộc tính của khí hậu gần mặt đất,
các dạng
địa hình và thổ nhưỡng, thuỷ văn nước mặt (các hồ nông, sông ngòi, đầm
và bãi lầy), các tầng trầm tích gần mặt đất và dự trữ nước ngầm kèm theo,
5


quần cư động thực vật, các cơ cấu định cư của con người và các thành quả
vật chất

6


của các hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại (ruộng bậc thang,
các công trình chứa nước hoặc tiêu nước, đường xá, nhà cửa”.
Nếu như trước đây, đất vẫn được coi như là một tài nguyên chính
sản xuất ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống loài người thì ngày nay các
chức năng môi trường khác của đất được công nhận và quan tâm ngày
càng cao.
Định nghĩa của FAO (1995) [49] đã chỉ ra ít nhất là 8 chức năng khác của môi
trường đất ngoài chức năng sản xuất lương thực, thực phẩm, trong đó có
các chức năng quan trọng:
- Tạo ra không gian sống và nuôi sống loài người, sinh cảnh.
- Điều hoà và phân phối lại nguồn nước, không khí, các dòng vật chất
và năng lượng.

- Tạo ra độ hoãn xung và làm giảm cường độ cho các thay đổi của
môi trường.
Xuất phát từ định nghĩa về môi trường đất, đặc điểm và chức năng của
đất các khái niệm về chất lượng đất được hình thành và là đối tượng
được nghiên cứu giám sát trong đánh giá suy thoái đất.
FAO (1979) định nghĩa suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả
năng sản xuất ra hàng hoá (cả về số lượng và chất lượng) hoặc các nhu cầu
sử dụng đất khác của con người [44].
Định nghĩa của FAO, hiểu một cách rộng bao gồm cả yếu tố tự nhiên và
yếu tố xã hội. Đất bị suy thoái tức là khả năng duy trì các chức năng nói trên
bị suy giảm, dẫn tới hàng loạt thay đổi theo chiều hướng bất lợi của cuộc
sống không chỉ trong phạm vi gia đình mà cả quốc gia. Có thể đề cập tới
những hậu quả liên hoàn của sự suy thoái đất đai: suy giảm chất dinh dưỡng
dẫn tới giảm năng suất cây trồng, giảm thu nhập buộc người nông dân phải
chấp nhận việc tăng cường sử dụng phân bón hoá học, gây ô nhiễm môi
trường đất hoặc nguồn nước hoặc bỏ hoá đất đai, tìm về thành thị kiếm
sống gây thêm nhiều
áp lực và xáo trộn khác cho xã hội… Đó là chưa kể tới sự ô nhiễm môi trường
7


đất do chất thải đô thị và công nghiệp dẫn tới ô nhiễm nguồn nước.

8


FAO trong các tài liệu về đất và đánh giá đất đã chỉ ra hơn 120 yếu tố
đặc tính đất (land characteristies) và gần 30 yếu tố chất lượng đất (land
qualities). Tuy nhiên các yếu tố chất lượng đất của FAO thường giới hạn
trong khả năng sản xuất của đất. Với quan điểm mới hơn về đất và môi

trường được hình thành sau Hội nghị Rio de Janeiro 1992 và Chương
trình Nghị sự 21 [46], chất lượng đất cũng được mở rộng hơn, phản ánh
các chức năng chính của mình, đó là:
- Khả năng sản xuất ra các sản phẩm sơ cấp trên một cơ sở bền vững.
- Khả năng tạo ra không gian sống an toàn và bền vững cho loài
người, sinh cảnh.
- Khả năng điều hoà và phân phối lại nguồn nước, không khí, các
dòng vật chất và năng lượng.
- Khả năng tạo ra độ hoãn xung và làm giảm cường độ cho các thay
đổi môi trường.
- Như vậy, suy thoái đất có thể coi là sự suy giảm của một hoặc nhiều
các khả năng của đất trong việc thực hiện 4 chức năng chính của mình, hay
suy giảm 4 yếu tố chất lượng đất chính.
Để theo dõi đánh giá sự suy giảm các yếu tố chất lượng đất này các nhà
nghiên cứu về đất và môi trường đã tập trung vào các lĩnh vực như sau:
- Nghiên cứu nguyên nhân, bản chất và đặc điểm của các quá trình gây
suy thoái đất.
- Nghiên cứu hiện trạng và biến động của các đặc tính và chất lượng đất.
- Thống kê và đánh giá các hậu quả mà suy thoái đất gây ra.
Quá trình nghiên cứu này cũng phù hợp với nguyên tắc đánh giá tác
động môi trường và phát triển bền vững mà UNCED 1992 (Hội nghị Liên
hợp quốc về Môi trường và Phát triển) đưa ra. Các chỉ thị về tác động môi
trường và tính bền vững bao gồm 3 nhóm:
- Chỉ thị áp lực (pressure indicators): chỉ thị về các yếu tố gây nên áp lực
đối với đất, bao gồm các tác động của con người và các quá trình suy thoái tự
nhiên.
9


- Chỉ thị tình trạng (state indicators): chỉ thị về tình trạng của đất và sự

biến động của tình trạng này theo thời gian. Các chỉ thị tình trạng này tương
ứng với khái niệm đặc tính và chất lượng đất của FAO.
+ Chỉ thị tình trạng mô tả (descriptive state indicators): cho các thông
tin về tình trạng đất và biến động tình trạng đất bởi các chỉ tiêu tuyệt đối
(absolute terms), tương ứng với các chỉ tiêu đặc tính đất (pH, hàm lượng
OM, P2O5,…) của FAO.
+ Chỉ thị tình trạng năng lực (performance indicators): tập hợp các chỉ
thị tình trạng mô tả để phân cấp đánh giá theo một tiêu chuẩn đã định trước
hay các mục tiêu đánh giá đặt ra, tương ứng với các chỉ tiêu về chất lượng
đất (khả năng sản xuất, mức độ thích hợp,…) của FAO.
- Chỉ thị phản hồi (response indicators): chỉ thị về sự phản hồi hay hậu
quả của sự thay đổi tình trạng chất lượng môi trường đất đối với các yếu
tố môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khác (giảm năng suất cây trồng, tăng
độ
đục của sông suối, bồi lắng, tăng tỷ lệ thiếu dinh dưỡng của dân cư …)
Sơ đồ đánh giá 3 nhóm chỉ thị này được áp dụng như là phương
pháp luận cho đề tài nghiên cứu hiện tại.
2.2.

Tình hình nghiên cứu ngoµi nưíc về suy tho¸i đất

Suy thoái đất là hiện tượng xảy ra từ lâu đời và được nhận biết từ khi bắt
đầu nền văn minh của loài người. Các nghiên cứu về lịch sử cho thấy
ngay trong các giai đoạn sớm của nền văn minh nguyên nhân chính gây nên
sự suy sụp của nhiều quốc gia đã trải qua thịnh vượng là sự suy thoái của đất.
Các nền văn minh của các thung lũng sông Nil, văn minh Lưỡng Hà một
thời phát triển huy hoàng đã bị suy tàn do xói mòn, suy thoái đất, lũ lụt
hoành hành và xa mạc xâm lấn. Kinh Cựu ước sớm lời đe doạ về sự chết đói
và lời tiên tri về sông ngòi khô cạn và đưa các lời răn dạy về quản lý đất tốt.
Các nhà văn Hy Lạp nói tới sự cải tạo đất: Hummer khuyên nên dùng biện

pháp bỏ hoá để đất được nghỉ; Platon thì đã nêu ra mối liên quan giữa lũ lụt
và xói mòn đất tới việc tàn phá rừng; Người La Mã đã đề xuất các vấn đề sản
10


xuất nông nghiệp; Virgili và Plini đã khuyên nên thực hiện các biện pháp
chống xói mòn [40].
Lịch sử phát triển của nông nghiệp thế giới cũng là lịch sử phát triển
mạnh mẽ các quá trình suy thoái đất. Do đó, khoa học đất từ khi bắt đầu phát
triển thì ngoài những tìm tòi nghiên cứu về bản chất và các yếu tố tạo nên độ
phì nhiêu của đất cũng đồng thời tiến hành nghiên cứu về bản chất và các yếu
tố gây suy thoái đất.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau suy thoái đất có
đồng thời cả hai bản chất: tự nhiên và bản chất xã hội (con người). Sự già
hoá của đất theo thời gian, quá trình xói mòn đất, các biến động lớn của địa
chất (tạo sơn và núi lửa phun, biển tiến, động đất,…) và khí hậu toàn cầu
(sự hình thành và biến động của đới băng giá, các khí hậu khô cạn, các hoạt
động của băng hà…) đã và đang làm suy thoái đất kể cả khi không có sự
can thiệp của con người. Tuy nhiên, tác động của con người đã làm cho các
quá trình suy thoái xảy ra mạnh mẽ và rộng khắp: xói mòn gia tốc do canh
tác và chăn thả quá mức, bạc màu và sa mạc hoá do chặt phá rừng, ô nhiễm
đất đai do chất thải công nghiệp và phân bón… Suy thoái đất xảy ra mạnh
mẽ nhất khi các yếu tố xã hội (sử dụng đất không hợp lý) kết hợp với
các yếu tố tự nhiên không thuận lợi.
Các nghiên cứu cũng cho thấy đặc điểm suy thoái đất có tính phân hoá
theo các điều kiện tự nhiên và đặc điểm địa lý: xói mòn do gió và sa mạc hoá
ở các vùng khô hạn và bán khô hạn; xói mòn do nước, rửa trôi và bạc màu ở
các vùng nhiệt đới ẩm; mặn và phèn hoá ở các khu vực ven biển, cửa sông;
kiềm hoá, tích luỹ cacbonat, tích luỹ sắt, nhôm, đá ong hoá xảy ra ở các nơi
mà quá trình ngập nước, thoát nước hoặc các tác động của rửa trôi, bốc hơi

diễn ra xen kẽ nhau.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho thấy rằng suy thoái đất ở vùng nhiệt
đới ẩm đều gắn liền với việc mất rừng. Dasman đã nhận định: rừng nhiệt đới
ẩm là một hệ sinh thái có mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể sinh
11


học rất

12


cao. Đất dưới rừng nhiệt đới bị phong hoá mạnh và các chất khoáng dễ tan đã
bị rửa trôi. Vật liệu còn lại chủ yếu là sét, silicat kết hợp với các oxit sắt, nhôm
và mangan. Độ màu mỡ của loại đất này được giữ vững là nhờ có thảm rừng
làm giảm bớt sự phong hoá và rửa trôi trong điều kiện nhiệt độ cao và mưa
nhiều. Nhờ rễ cây ăn sâu đã phục hồi lại chất khoáng trên mặt đất từ vật
liệu ở các tầng đất sâu. Lượng chất dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng nhiệt
đới chủ yếu chứa trong các vật chất sống. Thảm cành lá mục được phân giải
rất nhanh và chất khoáng được chu chuyển rất nhanh. Lúc phá hoại rừng và
thay vào đó bằng cây trồng mọc thưa thớt, rễ ăn cạn, đất sẽ bị phong hoá
mạnh hơn thì độ màu mỡ ấy biến mất (Dasman, Milton, Freeman, 1973) [42].
Vấn đề xói mòn: có rất nhiều định nghĩa về hiện tượng này song một
cách tổng quát có thể định nghĩa xói mòn là quá trình chuyển dịch năng lượng
từ nước mưa và gió tới các phần tử đất mà hậu quả gây ra sự xuống cấp tại
chỗ những thành phần trong đất như mất chất dinh dưỡng, rửa trôi sét và các
cation kiềm… dẫn tới hàng loạt những tính chất bất lợi cho môi trường đất.
Có thể phân biệt hai dạng xói mòn:
- Xói mòn tự nhiên (xói mòn địa chất): xảy ra trong điều kiện môi trường
tự nhiên, quá trình này bao gồm nhiều quá trình bắt đầu từ sự phong hoá đá để

hình thành đất. Tiếp theo xói mòn tạo nên các nét khác nhau của địa hình
cũng như hiện tượng bồi tụ. Xói mòn địa chất này có thể giảm thiểu bằng sự
che phủ của thực vật tự nhiên. Đất dưới rừng tự nhiên chịu ảnh hưởng
của loại xói mòn này và tốc độ mất đất rất thấp, chỉ dao động trong
khoảng từ 0,02 - 1,0 tấn/ha/năm tuỳ loại rừng và mức độ khác nhau trên
thế giới. Tác nhân của xói mòn địa chất chủ yếu là do nước, gió và trọng
lực. Các yếu tố
địa hình cũng được hình thành trên cơ sở này như sự hình thành các dạng
rãnh xói, đường hợp thuỷ, dạng bờ biển do hoạt động của sông, các cồn cát,
đá lăn, trượt đất, suối bùn…
- Xói mòn gia tốc về bản chất cũng là sự mất đất, gây ra chủ yếu do nước
và gió song sảy ra nhanh gấp nhiều lần xói mòn tự nhiên và hầu hết xảy ra khi
13


×