Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Báo cáo Thực hành Công ty dược phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI
CÔNG TY DƯỢC PHẨM &THƯƠNG MẠI
THÀNH CÔNG
NGÀNH: DƯỢC HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ - Dược sỹ Dương Phước An
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Kim Dung.
Mã SV: DH 1613463
Lớp: DH 161302

Đà Nẵng - năm 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM
THÀNH CÔNG
NGÀNH: DƯỢC HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ - Dược sỹ Dương Phước An


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Dung.
Mã SV: DH 1613463
Lớp: DH 161302

Năm 2018


LỜI CÁM ƠN
Để góp phần đảm bảo thuốc có chất lượng đến được tay người sử dụng, vai
trò của người dược sĩ tại các công ty sản xuất dược phẩm là vô cùng quan trọng.
Người dược sĩ sẽ tham gia vào công tác sản xuất thuốc,vận dụng những kiến
thức về dược đã được học và tìm tòi sáng tạo trong quá trình nghiên cứu đẻ tìm
ra nhừng phương thuốc mới cho mọi người. Vì vậy với phương châm: “Học đi
đôi với hành” một chuyến đi thực tập thực tế tại công ty dược là điều cần thiết
đối với sinh viên ngành dược. Do đó khoa dược Trường Đại học công nghệ
Miền Đông kết hợp với công ty dược phẩm và thương mại Thành Công đã tạo
điều kiện cho sinh viên dược chúng em cơ hội để tìm hiểu về hoạt động sản xuất
của công ty và vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tế.
Em xin gởi lời tri ân đến Ban Giám hiệu, khoa dược, các thầy cô và đặc
biệt lời tri ân sâu sắc nhất đến Thầy: Thạc sĩ - Dược sĩ Dương Phước An, đồng
thời em cũng xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc và toàn thể
các nhân viên trong công ty Cổ phần thương mại dược Thành Công đã hướng
dẫn giúp em rất nhiệt tình trong quá trình đi thực tập thực tế tại công ty.
Trong thời gian đi thực tế đã giúp tôi học hỏi rất nhiều, tìm hiểu được:
- Quy mô tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà máy.
- Nội dung và các biện pháp quản lý về chuyên môn nghiệp vụ tại cơ sở sản
xuất của công ty.
- Các kỹ năng về sản xuất, giao nhận, bảo quản và cung ứng các thuốc tại
phân xưởng.
- Khảo sát phòng kiểm nghiệm kiểm tra chất lượng, khảo sát tại kho GSP.

Quá trình hình thành bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được sự thông cảm và hướng dẫn thêm của quý thầy cô để em
có thể hoàn thiện hơn về chuyên môn.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, quý lãnh đạo công ty và các anh chị
trong công ty dược Thành Công luôn được nhiều sức khỏe và thành công trong
cuộc sống.
SINH VIÊN THỰC TẬP

Nguyễn Thị Kim Dung


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Qua quá trình học tập của sinh viên: Nguyễn Thị Kim Dung.
Mã SV: DH 1613463
Lớp: DH 1613302, thuộc trường Đại học Công Nghệ Miền Đông.
Trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 2018 đến ngày 30 tháng 10 năm 2018
Tại:

Công ty dược phẩm và thương mại Thành Công

Địa chỉ: Quốc lộ 38, Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
Giáo viên hướng dẫn có một số nhận xét, đánh giá như sau:
Quá trình thực tập tại đơn vị thực tập
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đánh giá chung sau khi thực tập:
Kết quả đạt được sau khi thực tập:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Điểm đánh giá việc thực hiện báo cáo thực tập:....... /10 điểm


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Qua quá trình học tập của sinh viên: Nguyễn Thị Kim Dung.
Mã SV: DH 1613463
Lớp: DH 1613302, thuộc trường Đại học Công Nghệ Miền Đông.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH dược phẩm và thương mại Thành
Công, đơn vị thực tập có một số nhận xét, đánh giá như sau:
Về ý thức tổ chức kỷ luật:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Về tinh thần thái độ học tập:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Về quan hệ lối sống
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Các nhận xét khác
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đánh giá chung sau khi thực tập:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đà Nẵng, Ngày

tháng

ĐƠN VỊ THỰC TẬP

năm 2018


Mục Lục
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM VÀ
THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG.......................................................................... 1
1.1.

Giới thiệu chung .................................................................................... 1

1.2.
1.3.

Lịch sử phát triển ................................................................................... 2
Phương châm hoạt động của công ty .................................................... 3


1.4.

Các thành tích đạt được của công ty ..................................................... 4

Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC
PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG ...................................................... 4
2.1.

Quy mô .................................................................................................. 4

2.2.

Sơ đồ tổ chức của Công ty TC Pharma ................................................. 6

2.3.
2.4.

Các phòng chức năng ............................................................................ 6
Hoạt động của Công ty ........................................................................ 12

2.4.1.

Tiêu chuẩn GMP-WHO,GLP và GSP .......................................... 12

2.4.2.

Hoạt động GMP của Công ty ........................................................ 13

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG ....................................... 20

3.1.

Thực hành khảo sát tại các phân xưởng .............................................. 20

3.2.

Thực hành khảo sát hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc .................... 23

3.3.
3.4.

Thực hành khảo sát Phòng kiểm tra chất lượng (Quality Control) ..... 25
Thực hành khảo sát Kho GSP (Good Storage Practise). ..................... 28

3.4.1.

Giới thiệu kho GSP ....................................................................... 28

3.4.2.

Mục đính của việc triển khai kho đạt GSP ................................... 28

3.4.3.

Các hoạt động kho dược GSP ....................................................... 29

3.4.4. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn cháy nổ trong kho và kiểm
tra soát mối mọt, côn trùng. ........................................................................ 29
3.4.5.
3.4.6.


Tham quan thực địa kho GSP ....................................................... 29
Nguyên tắc bảo quản ..................................................................... 30

3.4.7.

Nguyên tắc chung về phân loại và sắp xếp trong kho GSP .......... 31

CHƯƠNG IV: NHỮNG SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
TNHH DƯỢC VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG ........................................ 31
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN................................................................................. 33


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM VÀ
THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
1.1.

Giới thiệu chung

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH dược phẩm và thương mại Thành Công.
THÀNH CÔNG PHARMA (TC PHARMA)
Tên giao dich
̣ quố c tế : Thanh Cong pharmaceutical and Trading Co.
Logo của công ty:

Hình 1.1: Lô gô Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Thành Công

Giấy phép kinh doanh 0100234851 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh
cấp, ngày cấp giấy phép: 16/07/2010.
Địa chỉ: Km 6+200, quốc lộ 38, Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh,

Bắc Ninh. Điện thoại: 02413720030
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 1 ngõ 12 Nguyễn Phúc Lai, Đống Đa Tel: 04.38563 948 - Fax: 04.35146 344
Email : ;
Website : Website: thanhcongpharma.com
Giám đốc: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Hình 1.2 : Bảng hiê ̣u tại trụ sở chính Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại
Thành Công
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 1


1.2.

Lịch sử phát triển

Người sáng lập ra Công Ty TNHH Dược Phẩm và TM Thành Công là ông
Nguyễn Văn Mười và bà Lại Thị Tú Loan vào năm 1993. Công ty được thành
lập với chức năng thương mại và phân phối dược phẩm. Dược phẩm các sản
phẩm do công ty phân phối được nhập khẩu từ nước ngoài như Pháp, Đức, Hà
Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia.
Năm 1993, tổng nhân sự của Công ty chỉ dưới 10 người. Kênh phân phối là
các nhà buôn lớn tại các tỉnh thành Việt Nam.
Năm 2003, nhà máy đầu tiên của công ty chính thức được xây dựng tại tỉnh
Băc Ninh, với diện tích 25.000 m2, có nhiệm vụ sản xuất chủ yếu sản phẩm thực
phẩm chức năng dạng viên sủi bọt, trà túi lọc, trà cốm. Tổng nhân sự tại thời
điểm đó vào khoảng 50 người.
Năm 2012, Công ty cải tạo và xây dựng xây dựng nhà máy mới đạt tiêu
chuẩn GMP-WHO.Có khu sản xuất GMP đã được đưa vào hoạt động,đây là một

bước tiến lớn, qua đó chất lượng sản xuất của Thành Công được sánh ngang
cùng một số công ty dược hàng đầu tại Việt nam.
Năm 2013 ,bằng cách đạt được tiêu chuẩn chất lượng phiên bản mới ISO
9001-2008, Dược phẩm Thành Công đã nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng lên một
tầm cao mới giúp chất lượng sản phẩm của công ty theo kịp tốc độ phát triển của
chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.
Năm 2014, theo đà phát triển của hệ thống phân phối, các hoạt động đầu
tư chiến lược vào việc mở rộng nhà máy, nhiều trang thiết bị và máy móc hiện
đại được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, nhờ đó công ty đã đa dạng
hóa các sản phẩm dưới các dạng bào chế như: viên nang mêm, viên nang cứng,
viên nén bao film, viên sủi bọt, cốm, sirop, thuốc nước...
Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất được chuyên gia đào tạo bài bản về
chuẩn GMP, quản lý theo ISO 9001-2008.
Công Ty Thành Công có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với một số khách
hàng là công ty, doanh nghiệp dược phẩm và trên 2.000 nhà thuốc trên cả nước.
Với trên 200 mặt hàng tự nghiên cứu sản xuất, trong đó có cả thuốc tân dược và
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 2


thực phẩm chức năng đã góp phần đáng kể trong việc điều trị các bệnh tại các
bệnh viện và tại cộng đồng, điều này làm tăng thêm uy tín cho các sản phẩm
của công ty và tạo nên sự tin tưởng của các thầy thuốc trong việc sử dụng các
sản phẩm mới của công ty.
Đối với các sản phẩm mới, công ty đã quảng bá sản phẩm của mình bằng
nhiều phương tiện khác nhau như : quảng cáo trên Truyền hình, trang web, báo
chí, mạng lưới đại lý, và đội ngũ tiếp thị … góp phần nâng cao giá trị thương
hiệu của công ty. Hiện nay công ty còn liên kết với Malaysia để đại diện phân
phối nhằm đưa sản phẩm của công ty ra tiêu thụ tại các nước ngoài. Các sản

phẩm của công ty đã có mặt trên toàn quốc và bước đầu đã có những hoạt động
xuất khẩu sang các thị trường khắt khe nhất trên thế giới: Pháp, Thái lan,
Myama, Ấn Độ,…
1.3.

Phương châm hoạt động của công ty

Các sản phẩm của công ty đều mang thương hiệu TC THARMA và được
sản xuất với phương châm Uy Tín - Chất Lượng - Hiệu Quả.
Điều này phù hợp với Slogan của công ty là:
“CHO CUỘC SỐNG MÃI XANH”
Nhiệm vụ chiến lược của Công ty đề ra :
- Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới ở
mức cao
- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với thời gian đáp ứng
ngắn nhất.
- Duy trì và phát triển tốt thị trường trong nước, mở rộng xuất khẩu.
- Cũng cố phát triển, tăng mức độ nhận biết thương hiệu ra nước ngoài.
- Trở thành một trong các nhà sản xuất và cung cấp thuốc chữa bệnh hiệu
quả, uy tín nhất trong nước và khu vực.
Về tài chính, duy trì thực trạng tài chính lành mạnh và ổn định, sử dụng các
quỹ tài chính của Công ty đúng mục đích, có hiệu quả và có tái tạo thặng dư, bổ
sung nguồn vốn ngày càng nhiều hơn. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn tài trợ có
mức chi phí thấp để hỗ trợ bổ sung vốn trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 3


tài chính ổn định đã giúp công ty không ngừng cải tiến, nâng cấp, đầu tư nhà

xưởng, máy móc thiết bị hiện đại …
Về nhân lực, trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công
nhân, cải tiến chính sách, chế độ tiền lương, trả thưởng cho người lao động theo
hướng thúc đẩy sự sáng tạo và cống hiến của mỗi người, bố trí đúng người đúng
việc, tạo sức hấp dẫn đối với cán bộ trẻ. Chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh
thần cho mọi cán bộ, công nhân viên, thường xuyên phát động phong trào thi
đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao
động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và thời gian lao động, hình thành tinh thần
làm việc có tính kỷ luật cao, xây dựng nền nếp văn minh công nghiệp, thái độ cư
xử thân thiện và giao tiếp văn minh, lịch sự, phát triển văn hóa doanh nghiệp...
1.4.

Các thành tích đạt được của công ty

Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ về thành tích trong SẢN XUẤT KD và những đóng góp tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ Trưởng Bộ Y tế tặng Cúp Vàng vì Sức Khỏe người Việt
Giấy khen của Bộ Trưởng Bộ Y Tế Cho phòng kiểm nghiệm của Cty
Đạt danh hiệu HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO.
Danh hiệu THƯƠNG HIỆU UY TÍN tại Hội chợ Thương Hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam
Cúp vàng Thương Hiệu Việt - Bằng khen của UBND TPHCM về Môi
trường Xanh, Sạch, Đẹp.
Giấy khen của UBND Q9 có thành tích trong việc xóa đói giảm nghèo.
Giấy khen của UBND Phường Trường Thạnh – Q9 có thành tích trong việc
xóa đói giảm nghèo và các công tác xã hội tại địa phương.
Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
2.1.

Quy mô


Toạ lạc trên khu đất hơn 25.000 m2 có địa chỉ tại Km 6+200 quốc lộ 38
Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Nhà máy sản xuất Dược phẩm
của TC Pharma được xây dựng với dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ
Châu Âu, hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo, quá trình sản xuất đạt tiêu
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 4


chuẩn về an toàn vệ sinh và loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm khuẩn sản phẩm
được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt phòng Kiểm nghiệm thuốc (GLP),
thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), Nhà máy sản xuất dược phẩm của TC
Pharma luôn tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001:2000 và không ngừng hoàn thiện, nâng cấp hệ thống quản lý chất
lượng của mình. Ngày 28/12/2012, hệ thống quản lý chất lượng của TC Pharma
đã được tổ chức GIC công nhận và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO
9001:2008 mới.

Hiǹ h 2.1: Mă ̣t bằ ng nhà máy sản xuấ t dươ ̣c Thành Công – Chu ̣p qua vê ̣ tinh

Hình 2.2: Công ty TNHH dược phẩm và thương mại Thành Công
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 5


TC pharma có đội ngũ lãnh đạo giàu tâm huyết, giàu năng lực, có kinh
nghiệm và tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn. Ðội ngũ công nhân đang dần

được trẻ hoá, giàu nhiệt huyết, có khả năng tiếp thu và đáp ứng được yêu cầu
của quá trình đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Công ty luôn quan
tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, cùng với việc cử
các cán bộ đi học tập nghiên cứu trong và ngoài nước, Công ty cũng có các chế
độ đãi ngộ đặc biệt nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao tới làm việc tại
công ty.
Hiện nay, TC pharma đã được cấp phép sản xuất hơn 200 sản phẩm với các
nhóm chức năng: Nhóm sản phẩm hỗ trợ tuần hoàn não, Nhóm sản phẩm hỗ trợ
phục hồi chức năng Gan, Nhóm sản phẩm hỗ trợ thị lực, Nhóm sản phẩm hỗ trợ
điều trị u xơ, Nhóm sản phẩm hỗ trợ phục hồi, tái tạo xương khớp. Nhóm sản
phẩm bổ máu, Nhóm sản phẩm bổ xung vitamin và khoáng chất…
Sơ đồ tổ chức của Công ty TC Pharma

2.2.

Tổng Giám đốc

2.3.

Xưởng TPCN

Xưởng Dược
phaamr

Phòng NCPT

Phòng KTCL

Phòng ĐBCL


Kho

Phòng KHSX

Phòng NS - HC

Phòng Cơ điện

GĐ Công nghệ

GĐ nhà máy

Phòng Kế toán

Phòng Thị rường

Phòng Vật tư

Phòng bán hàng

GĐ Kinh doanh

Các phòng chức năng

2.3.1. Phòng Vật tư
Điều tiết nhân lực để đảm bảo cung ứng vật tư sản xuất hàng ngày.
Tiếp nhận thông tin về quá trình xuất nhập phản hồi từ các bộ phận liên
quan. Truyền đạt thông tin tới từng cá nhân liên quan.
Kiểm tra công tác xuất nhập kho, bảo quản hàng hóa trong kho


Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 6


Giám sát công việc của nhân viên về chất lượng xuất nhập và bảo quản
kho.
Tập hợp, phân loại thông tin giải quyết và xử lý các thông tin theo đúng
quy định.
Phát hiện các sai lỗi về hư hao, chênh lệch, thiếu hụt của các nguyên liệu,
bao bì, thành phẩm hay những bất hợp lý trong quy trình để thực hiện kịp thời.
Đào tạo khi có sự thay đổi về quy trình, quy định.
Hàng tháng báo cáo ban giám đốc về tình hình cung ứng vật tư, nguyên liệu
đáp ứng sản xuất.
Kết hợp với các phòng ban khách thực hiện việc kiểm kê định kỳ hàng
tháng.
2.3.2. Phòng Kế toán
Tham mưu cho Giám đốc thực hiện về chế độ kế toán, công tác quản lý tài
chính theo quy chế của công ty và quy định của pháp luật.
Tham mưu cho Giám đốc xây dựng xây dựng Quy chế quản lý tài chính và
Quy chế chi tiêu nội bộ.
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, tài chính, thống kê.
Lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý thu – chi hàng tháng, quý, năm
đảm bảo hoạt động SẢN XUẤTKD có hiệu quả; cân đối nguồn thu, chi và điều
hoà sử dụng vốn trong toàn Công ty; tổng hợp công nợ phải thu – nợ phải trả và
đề xuất xử lý theo quy định.
Xác định các chi phí, giá thành, tổng hợp và phân tích kết quả hoạt động
SẢN XUẤTKD.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế; bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán
theo quy định.

Thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho người lao động.
Xây dựng và và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các bộ phận có liên
quan nhằm đảm bảo tính thống nhất cao trong giải quyết công việc của Công ty.
2.3.3. Phòng Hành chính nhân sự
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc
trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế

Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 7


độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật
và quy chế công ty.
Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy,
quy chế công ty
Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.
Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và
quy chế công ty.
Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty.
Lưu giữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác
Là thành viên thường trực trong hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, HĐ
lương, khoa học kỹ thuật
Tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng bậc thợ cho người
lao động
2.3.4. Phòng Kế hoạch sản xuất
Lập, quản lý, theo dõi kế hoạch sản xuất của Công ty.
Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của các phân xưởng sản xuất.
Quản lý, thực hiện và kiểm tra đốn đốc việc thực hiện lịch sản xuất của các

phân xưởng.
Tham mưu cho Ban giám đốc công ty trong công tác lập kế hoạch sản xuất.
2.3.5. Phòng Đảm bảo chất lượng
Kiểm tra và biên soạn các quy trình đảm bảo chất lượng, các chương trình
thanh tra, các đề cương, các báo cáo thẩm định và các hoạt động có liên quan
đến Chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP trình BGĐ ký duyệt.
Giám sát việc thực hiện kế hoạch hiệu chuẩn, bảo trì cho các hệ thống, thiết
bị phụ trợ trong nhà máy (hệ thống xử lý nước RO, HVAC, khí nén ...)
Tham gia xem xét nguyên vật liệu đầu vào khi cấp lệnh sản xuất sản phẩm
và kiểm tra hồ sơ lô sản phẩm.
Kiểm tra việc áp dụng GMP, GLP, GSP trong nhà máy sản xuất. Kiểm tra
toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến GMP. Điều tra và giải quyết các sai lệch liên
quan đến GMP trong nhà máy sản xuất. Kiểm soát các thay thay đổi liên quan

Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 8


đến GMP trong nhà máy sản xuất. Lập kế hoạch huấn luyện GMP và theo dõi
việc thực hiện.
Thực hiện thanh tra nội bộ, đánh giá nhà cung cấp theo kế hoạch hàng năm.
Xem xét giải quyết các khiếu nại của khách hàng, thu hồi sản phẩm và
hàng trả về.
Báo cáo soát xét sản phẩm hàng năm. Lập kế hoạch thẩm định gốc hàng
năm, giám sát việc thực hiện các kế hoạch thẩm định trong nhà máy sản xuất.
Tổ chức, quản lý và điều phối nhân sự thực hiện các công việc theo quy
trình thuộc phạm vi phụ trách. Đôn đốc, nhắc nhở nhân viên thực hiện công việc
được giao, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo quy định. Giám sát chặt chẽ nhân
viên thuộc phạm vi phụ trách trong việc thực hiện quy trình, nội quy, quy chế

của Công ty.
Thực hiện báo cáo định kỳ các hoạt động chất lượng.
Các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc Công ty.
2.3.6. Phòng Cơ điện
Xây dựng và cố vấn cho Ban Giám Đốc trong lỉnh vực mình phụ trách.
Quản lý, phân công công việc cho nhân viên trong Phòng Cơ Điện.
Giám sát & bảo quản, bảo dưởng Tài sản nhằm phục vụ sản xuất một cách
thông suốt , hiệu quả và An toàn tuyệt đối.
Ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý. Vận hành, Bảo
dưởng…Kích thích nhân viên sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, học
tập kinh nghiệm phục vụ sản xuất.
Hướng dẫn bàn giao cách sử dụng, bảo dưỡng các máy móc thiết bị chuyên
dụng cho các đơn vị sử dụng một cách rõ ràng.
Giám sát & thực hiện đầy đủ cách Kiểm tra & bảo dưởng định kỳ các Thiết
bị và các tiêu chuẩn Kiểm định nhà máy do khách hàng yêu cầu trong lỉnh vực
mình phụ trách. Chuẩn bị vật tư phụ tùng và chế tạo các Cử gá lắp chuyên dùng
theo yêu cầu đơn hàng của Xí nghiệp.
Phỏng vấn chuyên môn, kiểm tra tay nghề các nhân sự thuộc phòng Cơ
điện.
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 9


Chịu trách nhiệm tòan bộ các sự cố do thiếu kiểm tra, giám sát trong công
tác quản lý liên quan đến Thiết bị, Máy móc, Tài sản do BGĐ phân quyền.
Nghiên cứu mẫu, kế hoạch sản xuất của Xưởng để có kế hoạch chuẩn bị
MMTB kịp thời cho sản xuất.
Đảm bảo nhân viên vận hành lò hơi có giấy chứng nhận nghiệp vụ và Nhân
viên cơ điện được huấn luyện lớp PCCC. Giám sát thực hiện đúng các tiêu

chuẩn về kiểm định nhà máy trong phạm vi quản lý của mình.
Thực hiện các công việc khác do Ban Giám Đốc giao.
2.3.7. Phòng Quản lý chất lượng
2.3.7.1. Điều hành hoạt động Quản lý chất lượng
Kiểm tra chất lượng đầu vào, lựa chọn nguồn nguyên liệu có chất lượng
đảm bảo đưa vào sản xuất
Nghiệm thu sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn của khách hàng yêu cầu
Thiết lập, thực hiện & duy trì các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý
chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động tổ chức
Xây dựng và hiệu chuẩn các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, phương
pháp kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn khách hàng.
Cập nhật các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra mới
Thu thập, phân tích đầy đủ các phản hồi của Khách hàng trên cơ sở đó thúc
đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức và cải tiến nhằm thoã mãn yêu cầu của Khách
hàng
Lập báo cáo, phân tích dữ liệu, phối hợp với các bộ phận liên quan tìm
nguyên nhân và giải pháp ưu tiên
Phối hợp với các bộ phận liên quan tìm hiểu nguyên nhân, đề ra hướng để
giải quyết kịp thời và có những hành động khắc phục và phòng ngừa
Xem xét báo cáo của nhân viên thuộc quyền
2.3.7.2. Tối ưu hóa quy trình sản xuất:
Sáng kiến, cải tiến quy trình sản xuất đạt yêu cầu về chất lượng. Tạo môi
trường làm việc tốt để nhân viên có thể phát huy hết khả năng sáng tạo trong
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 10


công việc của mình. Nhìn nhận và đánh giá năng lực của nhân viên. Định biên
nhân sự các nhóm trong bộ phận Quản lý chất lượng. Triển khai thành công các

hành động 5S tới công nhân viên thực hiện tốt. Đưa ra những hành động kip thời
và thông báo cho các ca khác nhằm hạn chế những thiệt hại cho công ty. Thực
hiện các công việc khác do Giám đốc nhà máy giao.
2.3.8. Phân xưởng sản xuất
Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao.
Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản
xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao;
đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ
sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ,…Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố
phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc.
Chịu trách nhiệm trước Phòng kế hoạch sản xuất, Giám đốc nhà máy, Giám
đốc công ty và các phòng, ban chuyên môn khác trong việc điều hành, quản lý
mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị.
Chịu trách nhiệm nhận và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo
kế hoạch sản xuất được thực hiện hiệu quả, chất lượng, đạt yêu cầu năng suất đề
ra. Chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai thực hiện đúng nội quy, quy trình,
quy định của xưởng, nhà máy/công ty về quản lý lao động, quản lý tài sản, quản
lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp,…
Hàng ngày điều hành hoạt động của xưởng thực hiện đúng theo mục tiêu,
kế hoạch sản xuất chung của công ty. Lên kế hoạch sản xuất và triển khai tổ
chức sản xuất sau khi tiếp nhận kế hoạch tổng thể từ cấp trên. Chịu trách nhiệm
về số lượng và chất lượng hàng hóa. Thực hiện hướng dẫn, giám sát cho cán bộ
công nhân viên trực thuộc về quy trình, quy định sản xuất của xưởng, của công
ty. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho
bãi, hàng hóa thuộc xưởng quản lý.

Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 11



2.4.

Hoạt động của Công ty

2.4.1. Tiêu chuẩn GMP-WHO,GLP và GSP
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Pratice) – Tiêu chuẩn Thực hành
sản xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm,
thiết bị y tế, thực phẩm… GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng
nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện
con người và kiểm soát các quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn về an
toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và
lẫn lộn. Lợi ích mà GMP mang lại là tạo phương thức quản lý chất lượng khoa
học, hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Tiêu chuẩn GLP: Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm GLP
(Good Laboratory Practice ) là tất cả các hoạt động có hệ thống được hoạch định
sẵn và áp dụng theo hệ thống chất lượng, thể hiện những yếu tố thích hợp nhằm
đảm bảo độ tin cậy cần thiết đáp ứng được các yêu cầu chất lượng.
Tiêu chuẩn GSP: Thực hành tốt bảo quản thuốc - Good Storage Practices
(viết tắt : GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận
chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ,
vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng
đã định khi đến tay người tiêu dùng.
GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt
bảo quản thuốc”, với 7 điều khoản và 115 yêu cầu. Tuy nhiên, các nguyên tắc,
hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt,
nhưng vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định. GSP áp dụng cho các nhà sản
xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc.
Tiêu chuẩn GDP: Good Distribution Practices - Thực hành tốt phân phối

thuốc. GDP là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm
chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động
liên quan đến quá trình phân phối thuốc. GDP bao gồm các nguyên tắc cơ bản,
các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt phân phối thuốc”, nêu lên các yêu cầu
cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để bảo đảm việc cung
cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng
như dự kiến.
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 12


2.4.2. Hoạt động GMP của Công ty
2.4.2.1. Công nhận nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP
Công ty TNHH dược phẩm và thương mại Thành Công được Bộ Y Tế VN
công nhận là nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP – WHO theo khuyến
cáo của Tổ chức y tế thế giới (GMP-WHO) cho dây chuyền sản xuất thuốc
không chứa kháng sinh nhóm β-Lactam: viên nén, viên bao phim, viên bao
đường, viên nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm, viên nén sủi bọt, thuốc bột sủi bọt
và thuốc cốm sủi bọt. Ngoài ra công ty cũng đạt các tiêu chuẩn GLP, GSP,
GDPCông ty đã xây dựng một hệ thống các quy tắc đảm bảo các thuốc sản xuất
hợp lý, phù hợp với tiêu chuẩn và mục đích sử dụng.

Hình 1.5: Công ty TC Pharma được công nhận đạt GMP WHO

Hình 2.6: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP và Giấy xác nhận công bố phù hợp
quy định An toàn thực phẩm của Công ty TC Pharma
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 13



2.4.2.2. Mục đích thực hiện GMP của Công ty TC Pharma
GMP (Thực hành tốt sản xuất) là một phần của đảm bảo chất lượng, giúp
đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát
theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng của chúng
cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.
Các nguyên tắc trong GMP đang thực hiện tại công ty nhằm loại bỏ các
nguy cơ dễ xảy ra trong sản xuất dược phẩm.
Những nguy cơ này về cơ bản được chia làm hai dạng:
- Nhiễm chéo (đặc biệt là nhiễm các yếu tố tạp nhiễm không dự đoán trước)
- Lẫn lộn (ví dụ do dán nhãn sai trên bao bì đóng gói)
2.4.2.3. Nội dung trong GMP tại công ty TC Pharma
Các quy trình sản xuất trong công ty đều được xác định rõ ràng, được rà
soát một cách có hệ thống và được chứng minh là đủ khả năng sản xuất ra các
sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng theo các tiêu chuẩn đăng ký.
Về nhân sự: Cán bộ công nhân viên đều có sức khỏe tốt, được đào tạo về an
toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn GMP- GLP- GSP… và có kiến
thức kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với công việc đảm nhiệm.
Về sản xuất, kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng:
- Sản xuất: Gồm đầy đủ 3 công đoạn chính: pha chế -> đóng gói cấp I ->
đóng gói cấp II. Các công đoạn này đều phải tách riêng biệt theo quy trình hợp
lý, tuân theo các tiêu chuẩn về cấp độ sạch.
- Kiểm tra chất lượng: kiểm tra và theo dõi sự ổn định chất lượng nguyên
liệu, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ đóng gói và thuốc thành phầm.
- Đảm bảo chất lượng: Kiểm soát quá trình sản xuất từ nguyên liệu ban đầu
đến thuốc thành phẩm nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
Về nhà xưởng:
- Vị trí hợp lý, cao ráo, thoáng mát, tránh lũ lụt, côn trùng, ô nhiễm rác thải.
- Dây chuyền sản xuất được bố trí hợp lý, hiệu quả cho việc lưu thông con

người , nguyên liệu và sản phẩm.
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 14


- Vật liệu xây dựng (tường, trần, sàn) bền bỉ, chống thấm và ổn định với
chất tẩy rửa và sát trùng.
- Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống xử lý nước thải chất lượng và
ổn định nhằm giữ sạch môi trường sản xuất và đạt chuẩn.
- Phân cấp vùng sạch chuẩn theo quy định.
Cấp độ
sạch

Sản phẩm vô trùng

A

Pha chế và đóng gói cấp I thuốc
vô trùng.

B

Khu vực xung quanh khu vực A.

C

Dán nhãn, đóng gói cấp I thuốc
vô trùng.


Pha chế và đóng gói thuốc nhỏ mũi,
thuốc xịt, thuốc dung trên vết thương
hở.

D

Dành cho các thao tác ít quan
trọng: xử lý chai lọ, nút cao su,
nắp nhôm.

Pha chế và đóng gói cấp I các thuốc
thông thường, thuốc viên, thuốc dùng
ngoài.

E

Đóng gói cấp II.

Đóng gói cấp II

Sản phẩm không vô trùng

Về nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, dược
tái kiểm định kỳ và bảo quản trong điều kiện phù hợp.
- Nguyên liệu được cấp phát theo nguyên tắc FIFO và FEFO.
Về trang thiết bị:
- Vật liệu của trang thiết bị không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc và
dễ dàng vệ sinh.
- Trang thiết bị phải đặt ở vị trí thích hợp, thuận tiện lưu thông và có quy

trình vận hành (SOP) hiệu quả.
- Trang thiết bị phải được bảo trì, sữa chữa và vệ sinh định kỳ. Có sổ sách
lưu lại quá trình bảo trì, sữa chữa hoặc vệ sinh máy.
Về các biện pháp và tiêu chuẩn vệ sinh:
Con người:

Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 15


Phải đảm bảo sức khỏe, được đào tạo về GMP, tuân thủ theo các quy định
về vệ sinh trong sản xuất: không ăn uống trong khu sản xuất, rửa tay trước khi
sản xuất…
- Nhà xưởng: Phải vệ sinh thường xuyên và có biên bản vệ sinh được lưu
giữ. Có quy trình và chu kỳ vệ sinh riêng phù hợp với từng trang thiết bị.
Về thanh tra:
- Thanh tra nội bộ (tự thanh tra): Định kỳ theo tháng.
- Thanh tra bởi Bộ Y tế: Định kỳ theo năm.
- Thanh tra đặc biệt: Trong trường hợp khẩn cấp như có nghi ngờ về chất
lượng sản phẩm.
Về xử lý sản phẩm khiếu nại, trả về, thu hồi: Tiến hành theo SOP.
- Khiếu nại: Nhận khiếu nại -> Điều tra nguyên nhân/ hành động xử lý ->
Trả lời khách hàng -> Lưu hồ sơ -> Theo dõi các hảnh động khắc phục.
- Trả về: Nhận sản phẩm trả về -> Đánh giá chất lượng -> Xử lý -> Lưu hồ
sơ.
- Thu hồi: Ban giám đốc quyết định thu hồi -> Lưu hồi -> Báo cáo với cơ
quan chức năng -> Lưu hồ sơ.
Về hồ sơ – Tài liệu:
Bao gồm các hồ sơ – tài liệu về

- Sản xuất (tiêu chuẩn sản xuất, phương pháp…)
- Kiểm tra chất lượng (thẻ kho, hồ sơ phân phối)
- Tồn trữ và phân phối (thẻ kho, hồ sơ phân phối../)
- Vê sinh (kế hoạch, biên bản vệ sinh…)
- Xử lý khiếu nại trả về, thu hồi
- Trang thiết bị (xuất xứ, biên bản bảo trì, sửa chữa…)
- Thanh tra (biên bản thanh tra…)
- Đào tạo (GMP, chuyên môn, đào tạo bên ngoài…)
2.4.2.4. Ý nghĩa và lợi ích khi thực hiện GMP-WHO của Công ty
Tất cả các quá trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê
chuẩn và thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật.
Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và đưa ra các
yêu cầu để thực hiện, kiểm soát một cách rõ ràng.
Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 16


Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được
chuẩn hóa, các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để
đầu tư hiệu quả (không đầu tư quá mức cần thiết gây lãng phí hay đầu tư không
đúng yêu cầu).
Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ
nhân viên, Tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý.
Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm.
Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau, đáp ứng
được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu.
2.4.2.5. Triết lý khi thực hiện GMP tại Công ty
“Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất”

Sự kiểm soát, phòng ngừa sai lỗi hay sự không phù hợp ngay từ những
công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo giảm thiểu sản phẩm hỏng không đáng có, tiết
kiệm được thời gian, nhân lực…và tăng năng suất. Vì vậy tiết kiệm được chi phí
sản xuất.
Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị
đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiệu quả GMP.
2.4.2.6. Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng:
Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng
Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng

Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 17


Hình 2.7: Một số hình ảnh trong quá trình sản xuất thuốc tại công ty

Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 18


Máy bao đường


Máy ép vĩ thuốc

Phòng thí nghiệm

Máy trộn cao tốc

Máy đóng gói

Máy đóng viên nang

Máy dập viên 33 chày

Máy sấy tầng sôi

Máy nạp thuốc (viên
nang)

Hình 2.8: Một số hình ảnh chung máy móc thiết bị trong công ty

Báo cáo thực hành tốt nghiệp tại Công ty dược phẩm và thương mại TC Pharma

Trang 19


×