Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

ĐẶNG THỊ LỆ THU

NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT:
TIẾP CẬN CẤU TRÚC XÃ HỘI
(Nghiên cứu trƣờng hợp Trƣờng Giáo dƣỡng số 02- Bộ Công an)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

ĐẶNG THỊ LỆ THU

NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT:
TIẾP CẬN CẤU TRÚC XÃ HỘI
(Nghiên cứu trƣờng hợp Trƣờng Giáo dƣỡng số 02- Bộ Công an)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Chủ tịch hội đồng



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Trịnh Văn Tùng

GS.TS. Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS.TS. Hoàng Bá Thịnh.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, dựa vào kết quả khảo sát thực tế. Các tài liệu tham khảo đều
có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2018
Ngƣời cam đoan

Đặng Thị Lệ Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Hoàng Bá Thịnh đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Xã hội học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn quan tâm
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô phản biện, các nhà khoa học đã giúp
tôi hoàn thiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ môn Lý
luận chính trị và Khoa học Xã hội Nhân văn- nơi tôi công tác, các cán bộ, giáo viên
tại Trường Giáo dưỡng số 02- Bộ Công an- nơi tôi thực hiện khảo sát xã hội học đã
hỗ trợ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã luôn động viên,
khích lệ tôi thực hiện luận án.
Tôi xin dành sự biết ơn vô hạn đến gia đình, bố mẹ, các em, chồng và hai
con đã luôn ủng hộ, động viên để tôi có thể hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Lệ Thu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................................. iii
Danh mục các ký hiệu và chữ cái viết tắt ......................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................. vii
Danh mục biểu ................................................................................................. ...ix
Danh mục mô hình ............................................................................................. ..x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 8
1.1. Hướng tiếp cận lý thuyết ......................................................................................... 8

1.1.1. Tiếp cận từ khía cạnh y- sinh học .............................................................. 9
1.1.2. Tiếp cận từ khía cạnh xã hội ..................................................................... 11
1.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................... 16
1.2.1. Cấu trúc theo độ tuổi của người chưa thành niên vi phạm pháp luật 17
1.2.2. Cấu trúc về trình độ học vấn của người chưa thành niên vi phạm
pháp luật ................................................................................................................... 18
1.2.3. Cấu trúc về khu vực cư trú của người chưa thành niên vi phạm pháp
luật ............................................................................................................................. 18
1.2.4. Cấu trúc về đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của người chưa thành
niên vi phạm pháp luật .......................................................................................... 19
1.2.5. Cấu trúc về gia đình người chưa thành niên vi phạm pháp luật......... 22
1.2.6. Cấu trúc về loại hình tội phạm của người chưa thành niên vi phạm pháp
luật ............................................................................................................................. 24
1.2.7. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa
thành niên ................................................................................................................. 26
1.2.8. Một số khía cạnh khác trong nghiên cứu về người chưa thành niên vi
phạm pháp luật ........................................................................................................ 28
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 31
2.1. Các khái niệm công cụ .......................................................................................... 31
2.1.1. Người chưa thành niên vi phạm pháp luật ............................................. 31

iii


2.1.2. Tội phạm ....................................................................................................... 33
2.1.3. Đồng phạm ................................................................................................... 34
2.1.4. Trường Giáo dưỡng .................................................................................... 35
2.1.5. Cấu trúc xã hội ............................................................................................. 35
2.1.6. Tiếp cận cấu trúc xã hội .................................................................... 36

2.1.7. Xã hội hóa ..................................................................................................... 37
2.2. Một số lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu về người chưa
thành niên vi phạm pháp luật ....................................................................................... 37
2.2.1. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ................................................................. 38
2.2.2. Lý thuyết gán nhãn ..................................................................................... 43
2.2.3. Lý thuyết xã hội hóa ................................................................................... 48
2.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tội phạm và người chưa thành
niên vi phạm pháp luật .................................................................................................. 53
2.4. Vài nét về người chưa thành niên vi phạm pháp luật và đặc điểm địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................................... 56
2.4.1. Vài nét về người chưa thành niên vi phạm pháp luật ........................... 56
2.4.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 58
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 59
2.5.1. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................................. 59
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ..................................................................... 60
2.5.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi ....................................... 61
Tiểu kết chương 2: ......................................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI
PHẠM PHÁP LUẬT .......................................................................................................... 63
3.1. Cấu trúc nhân khẩu- xã hội của người chưa thành niên vi phạm pháp luật. 63
3.1.1. Độ tuổi ........................................................................................................... 63
3.1.2. Giới tính ......................................................................................................... 65
3.1.3. Trình độ học vấn .......................................................................................... 66
3.1.4. Địa bàn cư trú và thành phần dân tộc ...................................................... 69
3.2. Cấu trúc về loại hình, mức độ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên .... 71
3.2.1. Hành vi vi phạm pháp luật (tội danh) ...................................................... 71
3.2.2. Số hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện đồng thời ..................... 78
3.2.3. Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật .......................... 81

iv



3.2.4. Yếu tố đồng phạm ....................................................................................... 85
3.2.5. Mức độ tái phạm .......................................................................................... 89
3.2.6. Mức độ chấp hành xử lý vi phạm ............................................................. 91
3.3. Đặc điểm gia đình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ........................ 96
3.3.1. Điều kiện kinh tế của gia đình................................................................... 96
3.3.2. Sự thiếu hoàn thiện/ đầy đủ của gia đình ................................................ 99
3.3.3. Không khí gia đình .................................................................................... 102
Tiểu kết chương 3: ........................................................................................................ 106
CHƢƠNG 4: NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT:
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA ................................... 108
4.1. Nguyên nhân vi phạm pháp luật của người chưa thành niên ....................... 108
4.1.1. Nguyên nhân từ bản thân người chưa thành niên vi phạm pháp luật ...108
4.1.2. Nguyên nhân từ môi trường gia đình ..................................................... 127
4.1.3. Nguyên nhân từ sự thiếu hụt trong giáo dục của nhà trường ............ 136
4.1.4. Nguyên nhân đến từ các môi trường xã hội khác ................................ 140
4.2. Dự báo tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên trong thời
gian tới ............................................................................................................................ 149
4.3. Giải pháp phòng ngừa tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật .... 159
4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến gia đình người chưa thành niên ....... 160
4.3.2. Nhóm giải pháp về công tác giáo dục của nhà trường phổ thông .... 160
4.3.3. Nhóm giải pháp về làm trong sạch môi trường xã hội ....................... 161
4.3.4. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác của lực lượng công an nhân
dân ............................................................................................................................ 161
4.3.5. Nhóm giải pháp về đề xuất chính sách .................................................. 162
4.3.6. Nhóm giải pháp về giáo dục kỹ năng tự kiểm soát, thay đổi kiểu hành
vi của người chưa thành niên .............................................................................. 164
Tiểu kết chương 4: ........................................................................................................ 165
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 167

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NCTN

Người chưa thành niên

NXB

Nhà xuất bản

TGD

Trường Giáo dưỡng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VPPL


Vi phạm pháp luật

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Độ tuổi của học sinh TGD số 02, tại các TGD tháng 9 năm 2015 và số bị
can là NCTN bị khởi tố năm 2015 theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao ............................................................................................................................................. 64
Bảng 3.2: Giới tính NCTN VPPL ở TGD số 02 .............................................................. 65
Bảng 3.3: Hành vi trộm cắp tài sản của NCTN theo nơi cư trú và thành phần dân tộc. 70
Bảng 3.4: Số NCTN bị khởi tố trong năm 2015 theo một số tội danh ........................ 72
Bảng 3.5: Hành vi VPPL nổi bật nhất của NCTN VPPL tại các TGD (năm 2014) . 73
Bảng 3.6: Hành vi VPPL của NCTN theo giới tính ........................................................ 75
Bảng 3.7: Hành vi VPPL của NCTN theo trình độ học vấn.......................................... 76
Bảng 3.8: Hành vi VPPL của NCTN theo độ tuổi .......................................................... 76
Bảng 3.9: Hành vi VPPL của NCTN theo nghề nghiệp ................................................. 77
Bảng 3.10: Số hành vi VPPL được NCTN thực hiện đồng thời theo độ tuổi ............ 78
Bảng 3.11: Số hành vi VPPL được NCTN thực hiện đồng thời theo giới tính ......... 79
Bảng 3.12: Số hành vi VPPL được NCTN thực hiện đồng thời theo trình độ học vấn ... 80
Bảng 3.13: Số hành vi VPPL được NCTN thực hiện đồng thời theo nghề nghiệp .. 80
Bảng 3.14: NCTN phạm tội theo phân loại tội phạm năm 2015 .................................. 81
Bảng 3.15: Thời gian ở TGD của NCTN VPPL theo giới tính .................................... 83
Bảng 3.16: Thời gian ở TGD của NCTN VPPL theo trình độ học vấn ...................... 84
Bảng 3.17: Thời gian ở TGD của NCTN VPPL theo độ tuổi ....................................... 84
Bảng 3.18: Yếu tố đồng phạm trong hành vi VPPL của NCTN theo trình độ học vấn ... 87
Bảng 3.19: Yếu tố đồng phạm trong hành vi VPPL của NCTN theo giới tính ......... 87
Bảng 3.20: Yếu tố đồng phạm trong hành vi VPPL của NCTN theo nghề nghiệp .. 88
Bảng 3.21: Yếu tố đồng phạm trong hành vi VPPL của NCTN theo độ tuổi ............ 88

Bảng 3.22: Thái độ khi bị xử lý vi phạm hành chính của NCTN VPPL theo giới tính ... 93
Bảng 3.23: Thái độ khi bị xử lý vi phạm hành chính của NCTN VPPL theo độ tuổi...... 94
Bảng 3.24: Thái độ khi bị xử lý vi phạm hành chính của NCTN VPPL theo nghề
nghiệp ........................................................................................................................94
Bảng 3.25: Thái độ khi bị xử lý vi phạm hành chính của NCTN VPPL theo trình độ
học vấn ..................................................................................................................................... 96
Bảng 3.26: Nghề nghiệp của cha mẹ NCTN VPPL ........................................................ 97
Bảng 3.27: Trình độ học vấn của cha mẹ NCTN VPPL ................................................ 97

vii


Bảng 3.28: Điều kiện kinh tế của gia đình NCTN VPPL theo nghề nghiệp, học vấn
của cha mẹ ............................................................................................................................... 99
Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa thói quen đi qua đêm không về nhà ngủ và hành vi
VPPL của NCTN ................................................................................................................. 115
Bảng 4.2: Cách sử dụng tiền của NCTN VPPL ............................................................. 116
Bảng 4.3: Hành vi sử dụng tiền theo hướng tiêu cực của NCTN VPPL theo giới tính . 117
Bảng 4.4: Hành vi sử dụng tiền theo hướng tiêu cực của NCTN VPPL theo độ tuổi .... 118
Bảng 4.5: Hành vi sử dụng tiền theo hướng tiêu cực của NCTN VPPL .................. 118
theo trình độ học vấn ........................................................................................................... 119
Bảng 4.6: Hành vi sử dụng tiền theo hướng tiêu cực của NCTN VPPL theo nghề
nghiệp ..................................................................................................................................... 120
Bảng 4.7: Mức độ tham gia của NCTN VPPL vào một số hành vi tiêu cực............ 124
trước khi vào TGD............................................................................................................... 124
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đến thời gian chấp hành xử lý vi
phạm tại TGD của NCTN .................................................................................................. 129
Bảng 4.9: Mức độ được cung cấp kiến thức pháp luật từ trường học theo trình độ
học vấn của NCTN VPPL .................................................................................................. 138
Bảng 4.10: Tác động của việc chơi game online của NCTN VPPL đến hành vi trộm

cắp tài sản của họ ................................................................................................................. 147
Bảng 4.11: Tỷ lệ NCTN bị khởi tố so với tổng số bị can bị khởi tố .......................... 149
Bảng 4.12: Đánh giá về ảnh hưởng của không khí gia đình đến khả năng tái phạm
của NCTN sau khi rời TGD ............................................................................................... 151
Bảng 4.13: Dự định của NCTN VPPL sau khi rời TGD theo nghề nghiệp của họ
(trước khi họ vào TGD) ...................................................................................................... 154

viii


DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Tình hình tội phạm do NCTN gây ra 6 tháng đầu năm 2015 ....................56
Biểu 3.1: Trình độ học vấn của học sinh TGD số 02 - Bộ Công an ............................ 66
Biểu 3.2: Nghề nghiệp của NCTN VPPL ......................................................................... 67
Biểu 3.3: 5 tỉnh/ thành phố có NCTN bị khởi tố cao nhất và thấp nhất trên địa bàn
cả nước năm 2015 (đvt: người) ........................................................................................... 71
Biểu 3.4: Hành vi VPPL khiến NCTN vào TGD ............................................................ 74
Biểu 3.5: Thời gian chấp hành ở TGD của NCTN VPPL ............................................. 83
Biểu 3.6: Thái độ của NCTN VPPL khi bị xử lý vi phạm hành chính ........................ 92
Biểu 3.7: Điều kiện kinh tế của gia đình NCTN VPPL ................................................. 96
Biểu 3.8: Tình trạng gia đình của NCTN VPPL .............................................................. 99
Biểu 3.9: Không khí gia đình của NCTN VPPL ........................................................... 102
Biểu 3.10: Mức độ liên lạc của gia đình với nhà trường nơi NCTN VPPL theo học
theo nghề nghiệp của họ ..................................................................................................... 104
Biểu 3.11: Người trong gia đình thường đến thăm NCTN VPPL tại TGD.............. 105
Biểu 3.12: Người trong gia đình được NCTN VPPL tâm sự thường xuyên ............ 106
Biểu 4.1: Tỷ lệ NCTN không biết việc họ làm là VPPL theo giới tính .................... 109
Biểu 4.2: Nguồn cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho NCTN VPPL 111
Biểu 4.3: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm không về nhà ngủ theo giới tính ... 113
Biểu 4.4: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm không về nhà ngủ theo trình độ

học vấn ................................................................................................................................... 113
Biểu 4.5: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm không về nhà ngủ theo độ tuổi 113
Biểu 4.6: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm không về nhà ngủ theo nghề
nghiệp ..................................................................................................................................... 114
Biểu 4.7: Hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của NCTN VPPL ................................ 121
Biểu 4.8: Một số hành vi tiêu cực của người thân trong gia đình của NCTN VPPL... 132
Biểu 4.9: Hiệu quả của phương pháp giáo dục trong gia đình NCTN VPPL .......... 133
Biểu 4.10: Phương pháp giáo dục trong gia đình NCTN VPPL................................. 134
Biểu 4.11: Số bị can bị khởi tố là NCTN giai đoạn 2010-2015 ................................. 149
Biểu 4.12: Tỷ lệ NCTN VPPL được khen thưởng và bị phạt tại TGD số 02 .......... 152
Biểu 4.13: Lỗi vi phạm của học sinh TGD số 02 .......................................................... 153
Biểu 4.14: Dự định của NCTN VPPL tại TGD số 02 - bộ Công an .......................... 154

ix


DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 4.1: Hồi quy Binary Logistic về tác động của sự thiếu hiểu biết pháp luật
đến hành vi trộm cắp tài sản của NCTN .................................................................110
Mô hình 4.2: Hồi quy Binary Logistic về tác động của một số hành vi tiêu cực đến
hành vi trộm cắp tài sản của NCTN VPPL ..................................................................... 120
Mô hình 4.3: Hồi quy Binary Logistic về tác động của một số hành vi tiêu cực
trong thời gian nhàn rỗi đến hành vi trộm cắp tài sản của NCTN ............................. 122
Mô hình 4.4: Hồi quy Binary Logistic về tác động của một số hành vi tiêu cực trong
thời gian nhàn rỗi đến thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính của NCTN 123
Mô hình 4.5: Hồi quy Binary Logistic về mối quan hệ giữa không khí trong gia đình
NCTN VPPL với tội danh trộm cắp tài sản của họ ....................................................... 130
Mô hình 4.6: Hồi quy Binary Logistic về ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đến dự
định sau khi ra TGD của NCTN VPPL ........................................................................... 155
Mô hình 4.7: Hồi quy Binary Logistic về ảnh hưởng của một số hành vi tiêu cực

trong thời gian rảnh rỗi của NCTN VPPL đến dự định của họ khi ra trường .......... 156

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên phạm vi toàn cầu dường như đang chứng kiến sự gia tăng của
các hành vi sai lệch xã hội và tội phạm, đặc biệt là sự vi phạm pháp luật (VPPL) của
những người còn rất trẻ về tuổi đời, những người chưa thành niên (NCTN). Điều
này đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải được quan tâm và lý giải một cách
đúng đắn và khoa học.
Ở nước ta, theo thống kê của cơ quan Công an, trong thời gian gần đây, tình
trạng trẻ em phạm pháp ngày càng tăng, tính chất phạm tội ngày càng phức tạp và
nghiêm trọng hơn. Theo thống kê của cơ quan Cảnh sát điều tra, diễn biến của tội
phạm do NCTN gây ra có nhiều điểm đáng lo ngại. Cơ quan này nhận định: “Ở giai
đoạn 2008-2012: trong 5 năm đã phát hiện 49.235 vụ phạm tội do NCTN gây ra,
gồm 75.594 NCTN VPPL hình sự (tăng 3.070 vụ = 6,7% so với 5 năm trước đó (…)
Số vụ án do NCTN gây ra chiếm gần 20% so với tổng số vụ phạm pháp hình sự
trong toàn quốc” [102, tr.1463]. Số liệu của Cơ quan công an đồng thời cho biết
tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên diễn biến phức tạp và có chiều
hướng gia tăng.
Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết từ năm 2006-2010 có
tổng số 35.658 bị can là NCTN bị khởi tố điều tra và Viện kiểm sát nhân dân các
cấp đã truy tố 23.612 bị can. Trong đó, số bị can là NCTN bị khởi tố ở độ tuổi từ 14
đến dưới 16 tuổi là 4.969 người, chiếm 14,0% tổng số bị can là NCTN bị khởi tố [4,
tr.70]. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố
5.864 bị can là NCTN từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi [95, tr.58]. Xét theo phân loại tội
phạm, năm 2015, tỷ lệ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là NCTN chiếm tới 5,68%
tổng số tội phạm là NCTN [95, tr.56].

Trong số những NCTN phạm tội, có tới xấp xỉ 76% là ở khu vực thành phố,
thị xã. Số đối tượng ở nông thôn chỉ chiếm khoảng 24%. Đa phần các đối tượng đã
bỏ học, hoặc có học lực yếu. Nhiều đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi cha
mẹ, cha mẹ bỏ nhau, cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ rơi vào vòng tù tội, cha mẹ
tham gia vào các tệ nạn xã hội,…
1


Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về tội phạm, NCTN VPPL không
chỉ có xu hướng gia tăng về số lượng, mà tính chất phạm tội cũng ngày một nghiêm
trọng hơn. Nếu như trước đây, đa phần trẻ phạm tội bị xử lý hình sự do trộm cắp tài
sản thì hiện nay, số tội danh hiếp dâm, cướp của, giết người đang trở nên phổ biến
hơn trong số những NCTN phạm tội. Đặc biệt, với mỗi vụ án, hầu hết những NCTN
VPPL đều phạm cùng một lúc nhiều tội danh.
Hậu quả của NCTN VPPL là hết sức nghiêm trọng đối với đời sống xã hội.
Ngay cả đối với chính NCTN, hành vi VPPL cũng khiến cho cánh cửa tương lai gần
như đóng sập lại trước họ. Trong trường hợp NCTN phạm tội nghiêm trọng, đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự, sau xét xử của tòa án, họ sẽ phải thụ án trong các trại
giam. Một bộ phận trẻ dưới 14 tuổi, chưa đủ năng lực trách nhiệm hình sự, phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng, hoặc trẻ từ 14-18 tuổi phạm tội ít hoặc không nghiêm trọng
lặp đi lặp lại nhiều lần, đã được gia đình, địa phương giáo dục nhưng không sửa đổi,
hoặc trẻ em phạm tội không có nơi cư trú nhất định sẽ được đưa vào trường Giáo
dưỡng (TGD) học tập, cải tạo.
Có nhiều nguyên nhân khiến NCTN VPPL. Đó có thể là hệ quả của sự buông
lỏng quản lý từ gia đình, xã hội; đó cũng có thể là do sự tác động của mặt trái của
truyền thông đại chúng, của văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy,…; hoặc do sự thiếu
lành mạnh, trong sạch của môi trường sống; hoặc do bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi bạn
bè xấu,… Vậy đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự gia tăng của NCTN VPPL
trong giai đoạn hiện nay? Cấu trúc xã hội của NCTN VPPL như thế nào? Lỗi vi
phạm nào là chủ yếu? Mức độ chi phối của các yếu tố như độ tuổi, học vấn, mức độ

hiểu biết pháp luật,… của NCTN tới hành vi của chúng ra sao? Chúng ta có thể
ngăn chặn hoặc giảm thiểu NCTN VPPL hay không? Với mục đích tìm câu trả lời
cho những câu hỏi này từ chính những người trong cuộc- những học sinh TGD,
chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài “Người chưa thành niên vi phạm pháp luật:
Tiếp cận cấu trúc xã hội”, nghiên cứu thực nghiệm tại TGD số 02- Bộ Công an.
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Vận dụng lý thuyết xã hội học để nghiên cứu về tình trạng VPPL của NCTN
ở Việt Nam.
2


Những tri thức lý luận và thông tin thu được từ những khảo sát thực tế tại
TGD sẽ là những đóng góp thêm vào hệ thống tri thức khoa học xã hội nói chung và
tri thức xã hội học nói riêng về cấu trúc xã hội của NCTN VPPL và nguyên nhân
khiến họ vi phạm pháp luật.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận án cung cấp dữ liệu khảo sát thực tế về động
cơ VPPL, cấu trúc hành vi và cấu trúc xã hội của NCTN VPPL.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu học tập môn xã hội học
pháp luật, xã hội học gia đình, xã hội học tội phạm,... và các lĩnh vực khác có liên quan.
Những giải pháp được đề cập trong luận án sẽ góp phần vào việc nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của NCTN, về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho các nhà giáo dục, các gia đình và các tổ chức có liên quan nhằm hạn chế
tình trạng NCTN VPPL.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu khía cạnh cấu trúc xã hội của NCTN VPPL
đang học tập, sinh hoạt tại TGD số 02- Bộ Công an. Tìm hiểu về nguyên nhân, động
cơ VPPL của NCTN. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng

NCTN VPPL trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NCTN VPPL.
- Khảo sát và phân tích cấu trúc xã hội của NCTN VPPL: cấu trúc nhân khẩu
học và cấu trúc loại hình, mức độ VPPL của NCTN tại TGD số 02- Bộ Công an.
- Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản khiến NCTN VPPL: nguyên nhân khách quan
(gia đình, nhà trường, môi trường xã hội xung quanh, truyền thông đại chúng,…),
nguyên nhân chủ quan (thói quen, mức độ hiểu biết pháp luật) của NCTN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng NCTN VPPL trong thời
gian tới.

3


4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: NCTN VPPL: Tiếp cận cấu trúc xã hội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh TGD số 02- Bộ Công an.
- Cán bộ, giáo viên tại TGD số 02- Bộ Công an.
- Gia đình có NCTN VPPL đang học tập, sinh hoạt tại TGD số 02- Bộ Công an.
- Đại diện các cơ quan có liên quan đến việc giáo dục, cải tạo NCTN VPPL.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu về các khía cạnh cấu trúc xã
hội cơ bản của NCTN VPPL đang học tập, sinh hoạt tại TGD số 02- Bộ Công an,
gồm: (1) cấu trúc nhân khẩu học, (2) cấu trúc loại hình, mức độ VPPL, (3) cấu trúc
đặc điểm gia đình của NCTN VPPL. Tìm hiểu nguyên nhân khiến NCTN VPPL từ
các yếu tố cấu trúc nêu trên.
- Không gian nghiên cứu: TGD số 02- Bộ Công an (Xã Mai Sơn- huyện Yên
Mô- tỉnh Ninh Bình).
- Thời gian nghiên cứu: Từ 2006- 2017; trong đó, thời gian khảo sát thực

nghiệm: Từ 2014-2017.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Cấu trúc xã hội của NCTN VPPL hiện nay như thế nào? Có sự khác biệt
nào trong tình trạng VPPL của NCTN theo các yếu tố giới tính, độ tuổi, học vấn,
mức sống của gia đình, hoàn cảnh gia đình, khu vực cư trú, nhóm bạn?
5.2. Những nguyên nhân nào khiến NCTN VPPL?
5.3. Trong thời gian tới, xu hướng VPPL của NCTN sẽ diễn ra như thế nào?
5.4. Có những biện pháp gì để ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng NCTN VPPL?
6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Hiện nay, tình trạng VPPL của NCTN đang có diễn biến phức tạp hơn,
thực hiện đồng thời nhiều hành vi VPPL, với sự hỗ trợ, giúp sức của người khác.
NCTN VPPL thường thực hiện nhóm hành vi xâm phạm quyền sở hữu, là nam giới,

4


phổ biến ở độ tuổi từ 16- dưới 18, sinh sống trong gia đình có hoàn cảnh phức tạp,
khó khăn với cha mẹ có trình độ học vấn thấp.
6.2. NCTN VPPL xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thiếu hiểu biết pháp luật,
có những thói quen xấu, tác động từ hoàn cảnh gia đình, từ giáo dục nhà trường và
các tác động từ môi trường sống và truyền thông đại chúng.
6.3. Trong thời gian tới, tình hình NCTN VPPL có những biến động phức tạp
với tính chất, mức độ nguy hiểm gia tăng hơn.
6.4. Biện pháp căn bản để ngăn ngừa tình trạng VPPL của NCTN là cần có
sự phối hợp giữa nhóm giải pháp liên quan đến giáo dục trong gia đình NCTN,
công tác giáo dục trong nhà trường phổ thông, cải thiện môi trường xã hội, tăng
cường sự quản lý của lực lượng công an nhân dân, điều chỉnh chính sách xã hội và
giáo dục khả năng kiểm soát xã hội đối với NCTN.
7. Khung phân tích


Điều kiện
kinh tế - xã hội

Cá nhân người
chưa thành niên

Gia
đình

Nhà
trường

Môi trường
sống

Truyền thông
đại chúng

Cấu trúc xã hội của người chưa thành
niên vi phạm pháp luật

Cấu trúc
nhân khẩu
- xã hội

Cấu trúc
đặc điểm
hành vi
5


Cấu trúc
đặc điểm
gia đình


8. Đóng góp mới và hạn chế của luận án
8.1. Điểm mới của luận án
Mặc dù đã có một số đề tài, luận án tiến sỹ đề cập đến vấn đề NCTN phạm
tội, song số đề cập đến NCTN VPPL là rất hiếm hoi, vì khái niệm “phạm tội” nằm
trong nội hàm của khái niệm “vi phạm pháp luật”. Do đó, luận án được thực hiện
với mong muốn lý giải một cách rõ nét về tình trạng VPPL ở NCTN hiện nay.
Luận án nghiên cứu NCTN VPPL từ cách tiếp cận cấu trúc xã hội đã phân
tích tương đối toàn diện về cấu trúc xã hội của NCTN VPPL thông qua các chiều
cạnh khác nhau, từ đó có thể lý giải nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế
tình trạng VPPL của NCTN ở nước ta hiện nay.
Luận án bổ sung nguồn dữ liệu mới qua khảo sát về NCTN VPPL đối với toàn
bộ 355 học sinh TGD số 02- Bộ Công an tại thời điểm điều tra (tháng 2-4 năm 2015).
Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các số liệu thống kê của một số trại giam có giam
giữ NCTN VPPL, như trại giam Ninh Khánh, trại giam Thanh Phong, các số liệu của
Công an Hà Nội, của Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Do
đó, ở một chừng mực nhất định, luận án cung cấp thông tin khá toàn diện và đầy đủ về
NCTN VPPL ở nước ta hiện nay.
8.2. Hạn chế của luận án
Luận án mới chỉ thực hiện khảo sát thực nghiệm tại 01 TGD mà chưa thể
khảo sát ở tất cả các TGD trên địa bàn cả nước. Do đó, tính đại diện của thông tin,
số liệu có phần bị hạn chế.
Một số thông tin “mật” theo quy định của Bộ Công an liên quan đến công tác
trong TGD cũng ảnh hưởng đến việc công khai dữ liệu của tác giả trong luận án này.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các công trình khoa học đã

công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo; phần nội
dung của luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Ở chương này, luận án tập trung vào việc hệ thống hóa các công trình nghiên
cứu lý thuyết và thực nghiệm có liên quan đến mảng đề tài về NCTN VPPL của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
6


- Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này, luận án đã thao tác hóa các khái niệm công cụ phục vụ
cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời, phân tích một số lý thuyết xã hội học được sử
dụng trong phân tích về NCTN VPPL cũng như quan điểm của Đảng, nhà nước
Việt Nam về vấn đề tội phạm. Những nét khái quát về NCTN VPPL ở nước ta và
đặc điểm địa bàn nghiên cứu cũng được đề cập.
- Chương 3: Cấu trúc xã hội của NCTN VPPL.
Luận án tập trung mô tả về cấu trúc xã hội của NCTN VPPL theo các nội
dung: cấu trúc nhân khẩu- xã hội, cấu trúc về loại hình tội phạm, tính chất, mức độ
vi phạm, yếu tố đồng phạm và mức độ tái phạm của NCTN VPPL và cấu trúc gia
đình của NCTN VPPL.
- Chương 4: Nguyên nhân VPPL của NCTN và các giải pháp phòng ngừa.
Trong chương này, luận án lý giải nguyên nhân VPPL của NCTN theo nhiều
chiều cạnh: tác động của môi trường gia đình, nhà trường, môi trường xã hội, truyền
thông đại chúng, từ hiểu biết về pháp luật và từ những thói quen xấu của NCTN VPPL.
Luận án cũng đưa ra dự báo về vấn đề VPPL của NCTN trong thời gian tới
đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng VPPL ở NCTN.

7



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hơn 2.300 năm trước, nhà hiền triết Socrates đã mô tả về những người trẻ hư
hỏng như sau: “Trẻ em bây giờ yêu thích sự xa hoa. Chúng có thái độ không tốt, coi
thường nhà chức trách. Chúng thể hiện sự không tôn trọng đối với những người già.
Chúng cãi lại cha mẹ, nói leo trước khách khứa và vô lễ với thầy cô giáo” [84,
tr.37]. Nói như vậy để thấy rằng, ngay từ thời xa xưa, những hành vi sai lệch xã hội
cũng đã xuất hiện và đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý xã hội.
Ngày nay, trước sự gia tăng của các hiện tượng sai lệch xã hội và tội phạm,
nhất là tội phạm ở những người đang ở độ tuổi rất trẻ- độ tuổi chưa thành niên- đã
và đang đặt ra rất nhiều yêu cầu cần được quan tâm và lý giải một cách thỏa đáng,
cả trên phương diện thực tiễn lẫn trên phương diện lý luận.
Nói như vậy để thấy, trong suốt chiều dài của lịch sử loài người, các hiện
tượng sai lệch xã hội, đặc biệt là các hành vi tội phạm và tệ nạn xã hội trong xã hội
nói chung, ở những người trẻ nói riêng, luôn xuất hiện trong đời sống xã hội, tạo ra
những mối lo âu, trăn trở cho các nhà khoa học, các nhà quản lý, các bậc phụ
huynh. Trong khoa học xã hội, nghiên cứu nhằm khắc phục các hiện tượng sai lệch
xã hội, tội phạm và tệ nạn xã hội luôn được coi là mảng đề tài hấp dẫn, nhận được
sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong đó, nội dung nghiên cứu về NCTN
VPPL nhận được sự chú ý của rất nhiều các nhà nghiên cứu Xã hội học, Tội phạm
học, Tâm lý học, Luật học, Nhân chủng học trong và ngoài nước. Dưới đây xin kể
đến những công trình nghiên cứu căn bản, nổi bật về vấn đề này sắp xếp theo các
hướng tiếp cận của các tác giả theo trình tự thời gian.
1.1. Hƣớng tiếp cận lý thuyết
Có thể khẳng định rằng khuynh hướng tiếp cận lý thuyết về vấn đề lệch
chuẩn xã hội và tội phạm thường đến từ các học giả nước ngoài, gắn với việc đặt
nền móng lý thuyết ban đầu cho việc tìm hiểu, giải thích về hiện tượng VPPL ở
NCTN. Nhìn chung, họ chia thành 2 khuynh hướng: 1- khuynh hướng tiếp cận vấn
đề từ khía cạnh y- sinh học; 2- khuynh hướng tiếp cận vấn đề từ khía cạnh xã hội. Ở

8


cả hai khuynh hướng đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau. Song nó đều phản
ánh những nỗ lực của các nhà nghiên cứu về vấn đề luôn nổi bật trong đời sống xã
hội- đó là các hành vi sai lệch và tội phạm, đặc biệt là các lệch chuẩn ở lứa tuổi
chưa thành niên.
1.1.1. Tiếp cận từ khía cạnh y- sinh học
Tác giả Cesare Beccaria (1738-1794) được xem là ông tổ của ngành tội phạm
học. Trong tác phẩm "Tội phạm và trừng phạt" ông cho rằng "nguyên nhân của tội
phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân, và cách tốt nhất để phòng ngừa
tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng" [53, tr.56]. Tư tưởng này
của ông, cho đến nay, vẫn là cơ sở để nhiều quốc gia tuân thủ nhằm xây dựng hệ
thống pháp luật tiến bộ, dân chủ.
Tiếp bước theo những quan điểm của Cesare Beccaria, tác giả người Anh
Jeremy Bentham (1748-1832) trong tác phẩm "Lời giới thiệu tới các nguyên tắc của
đạo đức và luật pháp" (xuất bản năm 1798) đã đưa ra thuyết vị lợi: người ta đều suy
nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện hành vi của mình. Họ suy nghĩ xem
có lợi hay không có lợi trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội. Tất cả
hành động của con người đều được tính toán phù hợp với khả năng có thể đem lại
lợi ích hoặc sự bất hạnh. Quan điểm này kế thừa ý tưởng của Cesare Beccaria ở chỗ
cho rằng nguyên nhân chính của tội phạm thực chất vẫn là sự tự do lựa chọn của
từng cá nhân [54, tr. 36-37].
Vào những năm 1870, Cesare Lombroso (1835-1909) đã dành rất nhiều thời
gian nghiên cứu về tội phạm dưới giác độ nhân chủng học. Là người đặt nền móng
cho lý thuyết “sai lệch sinh học”, trong tác phẩm "Người phạm tội“ được viết năm
1876, Cesare Lombroso nghiên cứu và đưa ra những luận điểm phân tích, chứng
minh hành vi phạm tội của con người là có liên quan tới cấu trúc cơ thể (yếu tố sinh
học của con người). Ông đã áp dụng nhiều phương pháp hiện đại như đo hộp sọ, kết
hợp với thống kê các mẫu tội phạm được chọn lựa theo phương pháp xã hội học để

nghiên cứu nguyên nhân phạm tội. Cesare Lombroso chỉ rõ: Tội phạm là dạng thấp
của hành vi và người phạm tội gần giống với tổ tiên loài người hơn là những người
khác (hiện tượng lại giống- atavism) [53, tr. 67].
9


Theo lý thuyết này, do những khiếm khuyết về sinh học nên các cá nhân có
thể sẽ tư duy và hành động theo cách nguyên thủy và do vậy mà dễ dẫn đến phạm
tội, hay nói cách khác, có những người sinh ra đã là tội phạm tiềm năng. Lombroso
cũng cho rằng việc phạm tội cũng là một dạng lệch lạc, lệch chuẩn trong xã hội.
Bản chất con người khi sinh ra đều có những yếu tố bẩm sinh phạm tội, tuy nhiên
bên cạnh những tác động của xã hội thì những người thuộc kiểu người như trên sẽ
có khả năng gây ra tội lỗi nhiều nhất. Bản thân kẻ phạm tội khi gây ra tội ác thì
phần “con” đã lấn át đi phần “người”, lý chí trong họ hầu như không còn, sẵn sàng
gây ra tội ác mà không biết đến hậu quả.
Kế thừa quan điểm của Lombroso, người học trò của ông- Enrico Ferri
(1856-1929) bổ sung thêm luận điểm cho rằng bên cạnh những nhân tố sinh học ảnh
hưởng tới tội phạm như những minh chứng của Lombroso, song mặt khác, các nhân
tố xã hội, kinh tế cũng có vai trò quyết định đối với việc thực hiện tội phạm. Từ đó,
ông đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm hơn là trừng phạt tội phạm: “đó là
cải thiện điều kiện sống của người dân, tăng cường quản lý nhà nước đối với vũ khí,
tăng cường ánh sáng đường phố,...” [54, tr. 44].
Một học trò xuất sắc khác của Lombroso là Raffaele Garofalo (1852-1934)
đã đưa ra thuyết “tội phạm bẩm sinh” (hay tội phạm tự nhiên). Ông cho rằng bên
cạnh các yếu tố sinh học ảnh hưởng tới tội phạm còn cần nhắc đến yếu tố tâm lý
bẩm sinh cũng có tác động không nhỏ đến sự gia tăng tội phạm [54, tr.45-46].
William Sheldon, nhà nhân chủng học người Mỹ đã cố gắng tìm hiểu về mối
quan hệ giữa hành vi của con người với hình dáng sinh học của cơ thể. Ông đã khái
quát thành 3 kiểu cơ thể cơ bản: 1- Kiểu Endomorph (tròn, béo, mềm); 1- kiểu
Mesomorph (lực lưỡng); 3- kiểu Ectomorph (gầy, yếu ớt). Theo Sheldon kiểu 2Mesomorph gần với tội phạm nhất (dễ bị kích động, nóng nảy, dễ căng thẳng thần

kinh); kiểu 1-Endomorph dễ khoan dung, dễ bằng lòng, thân thiện còn kiểu 3Ectomorph lại quá nhạy cảm, dễ nhụt trí nản lòng [101, tr.198].
Một cách lý giải khác về hành vi tội phạm đó là dựa vào cấu tạo gen của cơ
thể. Tác giả Louis Dugdale (1841-1883) qua nghiên cứu về một số dòng họ “phạm
tội” (tức có nhiều người tham gia vào các loại hình tội phạm và tệ nạn xã hội ở dòng
họ này) và một số dòng họ “trong sạch” (tức dòng họ không có người phạm tội và
10


có hành vi lệch chuẩn, ngược lại, có rất nhiều người thành công, có cống hiến lớn
cho xã hội) đã kết luận trong thuyết phạm tội thừa kế: một số dòng họ đã sản sinh
ra những thế hệ tội phạm, họ chắc chắn đã di truyền một đặc điểm thoái hóa nào đó
từ đời này sang đời khác [113, tr. 152].
Lý thuyết nhiễm sắc thể của tác giả người Anh Patricia Jacobs cho rằng
nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã có kiểm nhiễm sắc thể bất
thường so với những người bình thường khác, theo đó, những người đàn ông có
nhiễm sắc thể XYY (bình thường là XY), và những người phụ nữ có nhiễm sắc thể
XXX (bình thường là XX) có khuynh hướng có hành động phạm tội, hay bị rối loạn
tâm lý và hung hãn, quá khích hơn so với những người nam giới có nhiễm sắc thể
XY và những người nữ giới có nhiễm sắc thể XX [113, tr. 173].
1.1.2. Tiếp cận từ khía cạnh xã hội
Khác với xu hướng tiếp từ khía cạnh y- sinh học đề cao vấn đề hình thể, cấu
tạo xương, nhiễm sắc thể, cấu trúc gene,... của người phạm tội, các tác giả của chủ
thuyết xã hội lại đặc biệt quan tâm đến những tác động từ môi trường xã hội đối với
hành vi lệch chuẩn của các cá nhân, nhóm xã hội.
Nhà phân tâm học Sigmund Freud lại cho rằng, nguyên nhân của hành vi tội
phạm là do quá trình xã hội hóa thời kỳ đầu của trẻ có nhiều thiếu sót. Trong số các
khiếm khuyết của quá trình xã hội hóa giai đoạn này thì sự hẫng hụt, thất bại, không
được thỏa mãn các nhu cầu yêu thương chăm sóc,… là những yếu tố căn bản dẫn
đến hành vi lệch chuẩn sau này- khi đứa trẻ khôn lớn. Theo cách lý giải này, nguyên
nhân của hành vi lệch chuẩn là do quá trình xã hội hóa không đầy đủ khiến các cá

nhân bị thiếu hụt hoặc bất lực về mặt tâm lý trước tác động của môi trường xã hội
[101, tr.198].
Tác giả Gbriel Tarde (1843-1904) phát triển “luật bắt chước” trong nghiên
cứu về tội phạm. Ông cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt
chước hành vi phạm tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát [54, tr.61].
Theo đó, người phạm tội là những người bình thường đã bắt chước việc phạm tội từ
người khác.
Cũng nghiên cứu về tội phạm, trong đó có hành vi phạm tội của NCTN, tác
giả L.A.J.Quetelet đã tìm ra mối liên hệ giữa sự biến đổi xã hội và tình trạng tội
11


phạm. Bằng cách sử dụng các phương pháp toán học và thống kê số liệu về tội
phạm ở châu Âu, ông đã phát hiện ra rằng: hành vi tội phạm có mối liên hệ chặt chẽ
với các yếu tố như tuổi, giới tính, khí hậu, thành phần dân cư, tình trạng nghèo đói
[101, tr.203].
Một trong những nhà xã hội học tiêu biểu, được coi là “ông tổ” của Xã hội
học là nhà xã hội học người Pháp E. Durkheim (1858-1917). Ông cho rằng trong
một xã hội vận động bình thường thì mọi chuẩn mực xã hội đều được tuân thủ, còn
trong một xã hội bất bình thường thì các hành vi lệch chuẩn sẽ gia tăng. Trong
trường hợp này, tội phạm là một trong những sự sai lệch có thể làm cho xã hội rối
loạn (anomie).
Trong tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp Xã hội học”, ông đã khẳng
định: “Nếu có một sự kiện nào đó mà tính chất bệnh lý của nó là không thể phủ nhận,
thì đó chính là hành vi tội phạm (crime)” [24, tr.188]. E.Durkheim từng rất thành
công với quan điểm khi nghiên cứu về các hiện tượng xã hội nên coi nó như những sự
kiện. Tức là nhà nghiên cứu không được có cái nhìn thiên kiến, lệch lạc, mà phải
phản ánh khách quan, trung thực như nó đang tồn tại. Một trong các dạng sự kiện như
vậy chính là hành vi tội phạm và nó là biểu hiện của một xã hội đang rối loạn.
Trong tác phẩm nổi tiếng khác là “Tự tử” (Suicide, 1897), khái niệm

“anomie” đã được Durkheim giải thích là lệch chuẩn, hay rối loạn xã hội. Durkheim
đã dùng khái niệm này để chỉ tình trạng bất thường trong các hành động xã hội và
sự rối loạn trong các liên hệ xã hội. Theo ông, sự lệch chuẩn là “một trạng thái bị
mất sự điều chỉnh bình thường, do người nào đó không hội nhập được vào xã hội vì
các nhu cầu của anh ta không phù hợp với khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho
anh ta để thỏa mãn được các nhu cầu đó” [69, tr.45]. Lệch chuẩn cũng còn là sự
thiếu vắng các chuẩn mực, thiếu điều tiết và thiếu sự quản lý hoặc kiểm soát của xã
hội và nó bắt nguồn từ sự rối loạn các chức năng của xã hội. Ông khẳng định:
“Cùng với sự bùng nổ của sự thịnh vượng, các kỳ vọng thay đổi. Khi các quy tắc cũ
không còn xác định được sự phân phối lợi ích giữa các thành viên trong xã hội thì
sẽ không có sự hạn chế nào về những điều mọi người mong muốn và hệ thống bị
phá vỡ. Vì vậy, cho dù sự thay đổi đột ngột tạo ra nền kinh tế hưng thịnh hoặc suy
thoái nặng đều mang lại kết quả như nhau- tình trạng rối loạn xã hội” [105, tr.117].
12


Những quan điểm về sai lệch xã hội của Durkheim đã trở thành cơ sở cho
nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn và tội phạm nói chung, tội phạm ở lứa tuổi chưa
thành niên nói riêng.
Trong số những người chịu ảnh hưởng từ quan điểm của Durkheim, có thể kể
đến nhà xã hội học người Mỹ R. Merton (1910-2003). Theo ông, sự phát triển của
tội phạm và tệ nạn xã hội là biểu hiện có thể thấy được của một xã hội rối loạn
(anomie) từ bên trong.
R. Merton cho rằng vấn đề không chỉ là sự tìm hiểu và điều chỉnh các biểu
hiện bên ngoài mà phải nghiên cứu nguồn gốc bên trong của sự rối loại xã hội. Ông
lý giải: “Lệch lạc là kết quả của khoảng trống giữa các mục tiêu của văn hóa với
các phương tiện được chấp nhận để đáp ứng được các mục tiêu đó” [69, tr.46].
Merton khẳng định việc ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội phải từ chính cơ sở xã
hội đã sản sinh ra nó. Chẳng hạn, theo Merton, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn
được tệ nạn trộm cắp nếu không khắc phục được sự nghèo đói cũng như là giảm bớt

những phân cực xã hội có nguyên nhân từ cơ chế thị trường khiến cho những nhóm
xã hội nhất định có thể bị bần cùng hoá. Đồng thời cũng không thể không thiết lập
và củng cố được hệ thống chuẩn mực xã hội tốt đẹp được các thành viên trong xã
hội thừa nhận [47, tr.35].
Một số hướng nghiên cứu khác lại cho rằng có mối quan hệ giữa sự phân
chia các tầng lớp xã hội và tội phạm. Theo đó, “mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội
và tội phạm bắt đầu khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều nam thanh niên ở
tầng lớp thấp phạm tội nhiều hơn là ở tầng lớp cao” [105, tr.122]. Các tác giả của
luận điểm này như T.Thomberry cho rằng “không có mối quan hệ đơn giản nào
giữa tầng lớp xã hội và tội phạm. Ngược lại, các mối quan hệ này là vô cùng phức
tạp, bao gồm chủng tộc, mức độ vi phạm, giáo dục của gia đình và người phạm tội
và nhiều yếu tố khác. Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng địa vị xã hội thấp thúc
đẩy tình trạng phạm pháp bằng cách tăng sự căng thẳng của cá nhân và giảm
nguyện vọng về giáo dục và nghề nghiệp, trong khi địa vị xã hội cao thúc đẩy các cá
nhân phạm pháp bằng cách tăng rủi ro và giảm các giá trị thông thường” [105,
tr.122]. Như vậy, các kết luận đã cho rằng có mối quan hệ hữu cơ giữa tầng lớp xã
hội và tội phạm và cách thức phạm tội của tầng lớp xã hội cao khác hoàn toàn so
13


×