Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

QUẢN LÝ KHU ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ SỐ 10
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: TS. Lê Việt Thắng
Sinh viên thực hiện

MSSV

Lớp

1. Nguyễn Thị Thùy Dung 14059831 ĐHQLMT10A
2. Tạ Thị Mỹ Duyên

14035811 ĐHQLMT10A

3. Võ Thùy Giang

14104511 ĐHQLMT10A

4. Nguyễn Thị Minh Tâm 14109521 ĐHQLMT10A
5. Quách Thị Thu

14102971 ĐHQLMT10A



6. Hồ Thị Vi Tố

14074481 ĐHQLMT10A

TP.HCM, 13 tháng 11 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

QUẢN LÝ KHU ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ SỐ 10
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD:

TS. Lê Việt Thắng

Sinh viên thực hiện

MSSV

Lớp

1. Nguyễn Thị Thùy Dung 14059831 ĐHQLMT10A

2. Tạ Thị Mỹ Duyên

14035811 ĐHQLMT10A

3. Võ Thùy Giang

14104511 ĐHQLMT10A

4. Nguyễn Thị Minh Tâm 14109521 ĐHQLMT10A
5. Quách Thị Thu

14102971 ĐHQLMT10A

6. Hồ Thị Vi Tố

14074481 ĐHQLMT10A

TP.HCM, 13 tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC
Đề Mục

trang

MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG .............................. 2
CẢNH QUAN ĐÔ THỊ ................................................................................................ 2
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................................ 2

1.1.1.

Cảnh quan, phân loại cảnh quan ................................................................ 2

1.1.2.

Môi trường cảnh quan đô thị, phân loại cảnh quan đô thị ......................... 2

1.1.3.

Kiến trúc cảnh quan đô thị ......................................................................... 4

1.2.

VAI TRÒ CỦA CÂY XANH TRONG VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ

THỊ 4
1.2.1.

Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí .......................... 4

1.2.2.

Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí ................................... 6


1.2.3.

Cây xanh cản bớt tiếng ồn .......................................................................... 8

1.2.4.

Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực ... 9

1.2.5.

Cản bớt tốc độ gió bão ............................................................................... 9

1.2.6.

Ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất và các công trình

kiến trúc khác. .......................................................................................................... 9
1.2.7.

Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan đô thị .............................................. 10

1.2.8.

Các lợi ích khác của cây xanh đối với môi trường đô thị ........................ 10

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG MẢNG XANH VÀ TỔ CHỨC KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................... 12
2.1.


MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÂY XANH TẠI TP.HCM ............................ 12

2.1.1.

Không gian sinh trưởng của cây xanh ...................................................... 12

2.1.2.

Kích thước của cây ................................................................................... 12

2.1.3.

Đất trồng cây ............................................................................................ 13

2.1.4.

Tiểu khí hậu .............................................................................................. 13
i


2.2.

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH ................................................................................................................ 14
2.2.1.

Phân loại theo mục đích sử dụng ............................................................. 14

2.2.2.


Phân loại theo nhóm cây và đặc điểm thực vật ........................................ 14

2.2.3.

Phân loại theo độ cao ............................................................................... 15

2.3.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG MẢNG XANH TẠI TP. HCM ....................... 15

2.4.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIÊN TRÚC CẢNH QUAN TẠI TP.HCM ...... 17

CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................. 20
3.1.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ VÀ KIẾN

TRÚC CẢNH QUAN TẠI TP.HCM ........................................................................ 20
3.1.1.

Mục đích – yêu cầu quy hoạch phát triển hệ thống mảng xanh kiến trúc

cảnh quan đô thị tại TP.HCM ................................................................................ 20
3.1.2.
3.2.


Quy hoạch trồng cây ở một số khu vực trong đô thị tại TP.HCM ........... 21

QUẢN LÝ HỆ THỐNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM ................. 29

3.2.1.

Nguyên lý về mô hình quản lý cây xanh đô thị tại TP.HCM ................... 29

3.2.2.

Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị tại TP.HCM .................................... 29

3.2.3.

Kế hoạch phát triển và quản lý ................................................................. 30

3.2.4.

Công cụ quản lý........................................................................................ 32

3.2.5.

Tổ chức quản lý nhà nước về công viên và cây xanh đô thị tại TP.HCM34

3.2.6.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ...................................... 35

3.3.


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM ............. 40

3.3.1.

Những nguyên tắc chung quản lý môi trường cảnh quan đô thị trên địa bàn

thành phố................................................................................................................ 40
3.3.2.

Công tác quản lý môi trường cảnh quan đô thị tại tp hcm ....................... 41

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ VÀ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................... 47
4.1.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

TẠI TP.HCM ............................................................................................................ 47
4.1.1.

Công tác quản lý rừng và mảng xanh trên địa bàn thành phố .................. 47
ii


4.1.2.
4.2.

Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan của thành phố............................... 49


ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

TẠI TP.HCM ............................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 53

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

KĐTM

Khu đô thị mới

QHDT

Quy hoạch đô thị

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

TCN


Trước công nguyên

QĐ-UBND

Quyết định - Ủy Ban Nhân Dân

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

THCS

Trung học cơ sở

GTVT

Giao thông vận tải

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cảnh quan đường phố tại Thủ Đức, TPHCM ................................................... 3
Hình 2. Quảng trường Nguyễn Huệ tại Quận 1, TP. HCM............................................ 4
Hình 3. Ảnh hưởng của khoảng cách và vành đai cây cối đối với sự suy giảm tiếng ồn
........................................................................................................................................ 8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Lượng ước tính các hạt kim loại được cây sao đen đường kính 20 cm, chiều
cao 9 m, với 2 độ che tách khỏi bầu không khí ô nhiễm trong 1 năm ............................ 6
Bảng 2. Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm tại công viên 23/9, TP.HCM năm 2005 ................ 7
Bảng 3. Sự suy giảm tiếng ồn ở các loại cây khác nhau cách nguồn tiếng ồn 100m .... 8

v


MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước về quy mô cũng như tiềm lực kinh
tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế
phía Nam và Nam bộ. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản lượng công
nghiệp, nguồn thu ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của thành phố đã góp
phần tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước. Điều này khẳng định vị trí
vai trò đầu tàu của thành phố nhưng đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ dẫn tới tốc độ đô
thị hóa quá nhanh, tình trạng tập trung dân cư quá mức, cơ sở hạ tầng chưa phát triển
đồng bộ với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý bất cập không theo kịp thực tế,
thiếu nhà ở, chất lượng cuộc sống của người dân không cao... Đây là những biểu hiện
của việc phát triển chưa mang tính bền vững.
TP.HCM, đã và đang có những thay đổi về cảnh quan, các kiến trúc không gian
xanh tạo cho con người có cảm giác thân thiện hòa mình vào thiên nhiên ở giữa lòng
thành phố đầy khói bụi. Và đây cũng là một nhu cầu cần thiết cho con người khi mà nền
kinh tế phát triển cuộc sống cũng phát triển theo thì các vấn đề về môi trường và sức

khỏe cũng được con người chú ý tới. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận dân cư ở đây chỉ
muốn phát triển kinh tế mà không quan tâm đến không gian sinh sống và họ đã chặt phá
cây trái phép để xây nhà, khu vực buôn bán, khách sạn,…. Vậy nên vấn đề quản lý cảnh
quan đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách hiện
nay mà TP.HCM cần thực hiện.

1


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM

1.1.1. Cảnh quan, phân loại cảnh quan
Theo từ điển môi trường thì cảnh quan là một khu vực rộng rãi có thể nhìn thấy từ
một điểm[1].Còn theo quan điểm sinh thái học thì cảnh quan là một khu vực không đồng
nhất được cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp lại
trong không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan hệ không gian khác nhau trong
khắp cảnh quan. Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu kiến
trúc khác nhau.
Một cách thức khác về mặt sinh thái thì một cảnh quan được xem như một thể
khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh sản, và cuối
cùng chết và trở về với đất.
❖ Phân loại cảnh quan
Tùy theo lịch sử hình thành mà cảnh quan được phân ra thành cảnh quan thiên
nhiên hay cảnh quan nhân tạo:
- Cảnh quan thiên nhiên được tạo dựng trong quá trình hình thành và biến đổi của
tự nhiên, ví dụ như: Vịnh Hạ Long, Ruộng bậc thang (Sa Pa), Bãi dài Phú Quốc, Công

viên khủng Long (Canada), Thác Niagara (biên giới Mỹ và Canada), Công viên Torres
del Paine (Chile), Hồ District (Anh), Ống khói cổ tích (Thổ Nhĩ Kỳ), Rừng Amazon,
Dải đại san hô (Úc),...
- Cảnh quan nhân tạo là do con người cải tạo từ thiên nhiên hay tạo dựng mới, ví
dụ như: Tháp Ephen (Pháp), Kim Tự Tháp (Ai Cập), Chùa một cột (Việt Nam), nhà thờ
Đức Bà (TP.HCM), Vạn lý trường thành (Trung Quốc), Đảo nhân tạo Palm (Dubai),
Đường dẫn nước Segovia (Tây Ban Nha), Đường sắt xuyên Siberia (Nga), Cầu Akashi
Kaikyo (Nhật Bản),....
1.1.2. Môi trường cảnh quan đô thị, phân loại cảnh quan đô thị
Môi trường cảnh quan đô thị là khung cảnh bao gồm các thành phần của một hệ
sinh thái cùng tồn tại liên kết, sắp xếp và tương tác với nhau trong một không gian nhất
định của một độ thị và khung cảnh đó cũng được xem xét với quang cảnh chung quanh

2


rộng lớn hơn. Hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái nhân tạo, do con người tác động vào,
cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của con người.
Theo điều 3 luật Quy hoạch đô thị (QHDT)[2]: Môi trường cảnh quan đô thị là
không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp
kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn
cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt
hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
❖ Phân loại cảnh quan đô thị
Các loại hình cảnh quan đô thị được phân ra làm các loại sau:
- Cảnh quan đường phố: Bao gồm các boulevard - dải không gian xanh rộng ở
giữa hoặc bên lề đường phố chính, đường bờ sông dùng để đi bộ và nghỉ ngơi chốc lát.
Dải các cây cách ly giữa đường phố chính và khu nhà ở chứa đựng các yếu tố hoàn thiện
đô thị như vỉa hè, đường, biển báo giao thông,...


Nguồn: The One Land

Hình 1. Cảnh quan đường phố tại Thủ Đức, TPHCM
- Cảnh quan quảng trường: Bao gồm các vườn cảnh và không gian có các yếu tố
hoàn thiện trên quảng trường giao thông, quảng trường đô thị.

3


Nguồn: The One Land

Hình 2. Quảng trường Nguyễn Huệ tại Quận 1, TP. HCM
- Cảnh quan vườn – công viên: Bao gồm các vườn hoa công cộng và công viên
cấp đô thị, cấp khu vực.
- Cảnh quan khu xây dựng: Bao gồm các khu đất xây dựng có chỉ số độ cao trung
bình, để thể hiện quy mô của khối xây dựng.
1.1.3. Kiến trúc cảnh quan đô thị
Kiến trúc cảnh quan đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị (theo Điều 3 Luật QHĐT).
1.2.

VAI TRÒ CỦA CÂY XANH TRONG VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

ĐÔ THỊ
1.2.1. Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, động vật, cây
cối và các vật chất khác. Đối với con người, động vật có thể gây nên các bệnh ung thư
da, mù giác mạc, hen suyễn… hay như làm chết cây, biến đổi sắc tố khác thường cho
cây cối…

Kết quả quan trắc năm 2015 của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cho thấy
ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức

4


ồn do các hoạt động giao thông gây ra (với 61,29% số liệu bụi quan trắc tại 10 vị trí
giao thông vượt QCVN 05:2013/BTNMT và 90,27% số liệu mức ồn quan trắc được tại
10 vị trí giao thông vượt QCVN 26:2010/BTNMT)[3]. Nồng độ các chất ô nhiễm quan
trắ c đươ ̣c tại khu vực ngã tư An Sương, Gò Vấp, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn
Văn Linh và khu vực ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ có giá trị cao nhất trong
15 vị trí quan trắc chất lượng không khí. Cụ thể: Nồng độ trung bình giờ của CO dao
động trong khoảng 4,16 mg/m3 – 14,55 mg/m3; hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ
lửng quan trắ c đươ ̣c trong năm 2015 ta ̣i 15 vi ̣ trí dao động từ 172,30 – 560,88
μg/m3; nồ ng đô ̣ PM10 trung biǹ h 24 giờ trong năm 2015 dao động trong khoảng 69,11
– 140,05 μg/m3; nồng độ trung bình giờ của NO2 quan trắc năm 2015 dao động từ 25,73
– 90,45 μg/m3; nồng độ trung bình giờ SO2 năm 2015 là 20,93 μg/m3; mức ồn với
60,18% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, dao động từ
54,70 – 79,30 dBA.
Để khống chế ô nhiễm không khí người ta tiến hành nhiều giải pháp, trong đó vấn
đề tăng cường trồng cây xanh ở khu vực đô thị là một trong những giải pháp hữu hiệu.
Cây hấp thụ mùi hôi và các loại khí gây ô nhiễm (các oxit nitơ, amoniac, sulfur
dioxide và ozone) và các hạt lọc ra khỏi không khí bằng cách giữ chúng trên lá và vỏ
của chúng.
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2,
giúp giảm thiểu đáng kể lượng khí thải, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí
O2 cho khí quyển.
Tuy nhiên mức độ làm giảm ô nhiễm không khí nhờ thảm thực vật còn phụ thuộc
vào tình hình địa phương


[7],nếu

những khu vực trồng cây trên những mảng lớn và ở

khắp các nơi như các khu công viên, đường phố, khu rừng du lịch, các rừng phòng hộ
ngoại thành. Theo Bernatzky (1983) báo cáo rằng có tới 85% ô nhiễm không khí trong
công viên có thể được lọc ra, và lên đến 70% trên một con đường có nhiều cây cối. Còn
theo một số tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có khả năng hấp thu 8 kg CO2 /h = lượng
CO2 do 200 người thải ra/h.
Theo Nguyễn Hữu Tuyên (1983) thì một hàng rào cây xanh có khả năng làm giảm
85% chất chì và một hàng cây rộng 30 m có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi. Một ha
cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/ năm.
5


Bảng 1. Lượng ước tính các hạt kim loại được cây sao đen đường kính 20 cm, chiều
cao 9 m, với 2 độ che tách khỏi bầu không khí ô nhiễm trong 1 năm
Kim loại ô nhiễm
CO
NOx
O3
Peroxyacetylnitrate
SO2

Lượng tích lại trong 1 năm (tấn)
Độ che phủ 20%
Độ che phủ 30%
108.948
163.423
96.377

144.566
2.598.006
3.897.010
50.284
75.426
1.718.036
2.577.055
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và DV sinh vật cảnh

1.2.2. Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ không khí
có khi tới 34 – 35oC hay cao hơn (nhất là ở các vùng có gió Lào phải chịu nhiệt độ cao,
khô khan). Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 4oC bằng cách tiết hơi
nước qua khí khổng của lá, ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống
mặt đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa. Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng
cao do hoạt động của các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do sự bê tông hóa
quá cao, do mật độ dân cư cao, các đô thị được xây dựng bằng các vật liệu như gạch,
bê tông, nhựa đường, tole… được xem là những ốc đảo nhiệt (Moll, 1991) nhất là khi
thiếu cây xanh. Nhiệt độ trong thành phố thường cao hơn nhiệt độ ở những vùng đất
quanh thành phố, độ chênh lệch nằm trong khoảng 3 – 5oC (Moll, 1991) hoặc 0,5 –
1,5oC (Federer, 1970).
Cây xanh mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3oC đến
3,9oC, khi diện tích đất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng
hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng lượng cần thiết khi
tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến
50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời.
Sử dụng nhiệt ẩm kế để đo nhiệt độ, độ ẩm ở khu vực có và không có cây xanh
trong công viên 23/9 TP.HCM, tháng 5 năm 2005, các số liệu được đo tại 9 vị trí với 3
vị trí ở lỗ trống, 3 vị trí dưới tán cây lớn, 3 vị trí dưới tán cây thấp (<3m) trong công
viên 23/9 vào các khoảng thời gian 7h – 12h – 17h trong ngày cho kết quả bảng dưới

đây.

6


Bảng 2. Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm tại công viên 23/9, TP.HCM năm 2005
Thời gian
Vị trí
Chỗ trống
Dưới tán cây lớn
Dưới tán cây nhỏ

7h sáng
T C Độ ẩm %
30
79
29
83,7
30
79
o

12h trưa
17h chiều
o
TC
Độ ẩm %
TC
Độ ẩm %
36,5

74,7
28,2
81,7
33,2
83
27
82
34,2
75,2
27
82
Nguồn: Tạp chí cảnh quan đô thị, 2006
o

Tại những vị trí trống và nơi có cây có sự chênh lệch đáng kể về nhiệt độ tới
3,33oC, chênh lệch về ẩm độ là 8,3%, đặc biệt vào lúc 12 giờ trưa, sự chênh lệch là lớn
nhất. Tại khu vực Tân Sơn Nhất, nhiệt độ ở đoạn đường có 2 hàng cây sọ khỉ lớn tạo
bóng râm khoảng hơn 95% chỉ là 30,50C trong khi ngoài nắng cách đó 10 m nhiệt độ là
33,3oC (lúc14giờ 50, nắng vừa và có mây).
Trong quá trình quang hợp, lá cây đã hấp thụ nhiệt năng của không khí, do đó làm
cho nhiệt độ không khí giảm xuống. Khối lượng lá xanh càng nhiều, làm giảm nhiệt độ
càng hiệu quả. Trong rừng cây nhiệt độ không khí thường thấp hơn bên ngoài < 30 oC.
Đồng thời quá trình thoát hơi nước qua khí khổng của lá cũng làm giảm nhiệt độ không
khí xung quanh. Thực tế lượng nước cây hút vào rất nhiều nhưng dùng cho quang hợp
lại rất nhỏ, còn chủ yếu qua con đường thoát hơi nước (95 – 98%). Ví dụ rễ cây hút
1000 g nước, cơ thể chỉ tăng 3 g chất khô. Sự thoát hơi nước lãng phí nhưng cần thiết
này diễn ra thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động sinh lí bình thường của thực vật
nhưng qua đó đã làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí xung quanh. Tiết kiệm năng
lượng bằng trồng cây thay vì sử dụng các máy điều hòa nhiệt độ có thể đạt 10 – 50%
đối với làm mát, và đạt 4 – 22% đối với sưởi nóng.

Các vườn cây, rừng cây, rặng cây, bồn hoa, bãi cỏ… trong đô thị góp phần tạo nên
không khí mát mẻ trong lành cho nhân dân nghỉ ngơi, tránh tạo nên những khu vực ẩm
thấp, mất vệ sinh. Tán cây làm giảm bức xạ mặt trời chỉ còn 5 – 40%. Nhất là che chắn
bức xạ nhiệt trên các nền bê tông, tường bê tông. Cây xanh làm tăng sự lưu thông không
khí nhờ sự trao đổi khí mát dưới tán cây và bên ngoài, tạo thành gió cục bộ, hay các
luồng gió nhờ các hàng cây trồng dọc ven đường.

7


1.2.3. Cây xanh cản bớt tiếng ồn
Bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe con người. Các nhà nghiên
cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều kiện ồn ào thường lười suy
nghĩ, dễ nôn nóng, chóng mỏi mệt.
Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà máy, lò cao,
các phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình (máy
giặt, máy khác, radio…).
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của nó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp,
lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30% tiếng
ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với đường không có cây. Theo
nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu trồng đai rừng rộng 30 m và cây cao 12 m
có thể giảm 50% tiếng ồn. Tuy nhiên hiệu qủa này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố
trí, mật độ, diện tích trồng cây.
Để xác định tác động của cành cây, lá và tán của chúng đối với ô nhiễm tiếng ồn,
các loại cây khác nhau từ rừng Chitgar ở Tehran đã được điều tra và so sánh vào mùa
xuân và mùa thu.
Bảng 3. Sự suy giảm tiếng ồn ở các loại cây khác nhau cách nguồn tiếng ồn 100m
Kiểu


Pinus eldarica
(họThông)

Mức giảm độ ồn
Mức suy giảm dB(A)

16,9

Robinia pseudoacasia
(cây Dương Hòe, họ
Đậu)
Mùa hè
Mùa thu
14,7
9,7

Kết hợp cả hai loại
Mùa hè
19,0

Mùa thu
12,9

Hình 3. Ảnh hưởng của khoảng cách và vành đai cây cối đối với sự suy giảm tiếng ồn
8


1.2.4. Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu không khí
mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi để thưởng thức, nghiên

cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi miền đất nước và của thế giới.
Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo
thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên. Ví dụ riêng cây xanh đường phố thuộc khu
vực nội thành Tp HCM đã có tới 49 họ thực vật, cây xanh công viên có tới 73 họ. Riêng
Thảo cầm viên có thành phần cây của 360 loài thuộc 64 họ. Tao Đàn có 32 họ. Những
khu trồng hoa kiểng, bonsai như Gò Vấp, khu du lịch Đầm Sen, vào các dịp hội hoa
xuân thể hiện rõ nét sự đa dạng của hệ thực vật trong thành phố. Điều đó làm tăng gía
trị khoa học của cả hệ thống rừng và cây xanh trong đô thị.
1.2.5. Cản bớt tốc độ gió bão
Lớp không khí xung quanh ta luôn luôn chuyển động, ngoài chuyển động thẳng
đứng, còn chuyển động ngang. Chính chuyển động ngang này sinh ra gió. Tốc độ gió
mạnh nhưng nếu gặp vật cản, sẽ bị giảm một phần đáng kể. Hàng cây cũng có tác dụng
ngăn cản đó.” Những dải rừng cây có tác dụng mạnh mẽ trong một phạm vi bằng 20 –
30 lần độ cao ở phía trước rừng và 40 –50 lần độ cao ở phía sau rừng.
Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt những rừng cây phòng hộ, rừng cây cảnh quan
du lịch nằm ở xung quanh các đô thị góp phần quan trọng, cản trở tốc độ gió bão, hạn
chế sự thiệt hại do gió bão gây nên.
Hiệu lực phòng hộ này tùy thuộc giống cây, bố trí, số lượng cây trồng. Những cây
có thân cao, gỗ tốt, sức chịu đựng gió khỏe, có bạnh vè, trồng thành nhiều lớp sẽ có
hiệu quả cao, không chỉ ngăn cản bớt tốc độ gió mà còn hạn chế được những luồng gió
lạnh như ở phía bắc vào các thời kì có gió mùa đông bắc.
1.2.6. Ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất và các công trình
kiến trúc khác.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng to, mưa nhiều lại tập trung vào một số
tháng trong năm. Có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường sá, gây xói mòn, sụt lở
đường đi, ảnh hưởng xấu tới các công trình xây dựng. Đặc biệt ở những nơi có địa hình
dốc như nhiều thành phố ở nước ta, việc trồng cây phân tán và tập trung sẽ có tác dụng
chế ngự dòng chảy rất lớn.
9



Ở các vùng ngoại ô rừng phòng hộ không chỉ có tác dụng bảo vệ khỏi gió bão,
mưa lũ gây ra cho vùng nội thành, mà ở nơi này diện tích canh tác còn nhiều do vậy cây
xanh ở đây còn có tác dụng chống xói mòn đất, bảo vệ mùa màng, bảo vệ các hệ thống
thủy lợi, nhà cửa của người dân.
Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có tính
thấm hút nước tốt. Vì thế khi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở
quá trình chảy ào ạt của dòng nước, thổi ào ạt của gió, từ đó hạn chế tình trạng bão,lũ
lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh. Lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo
và trở thành các mạch nước ngầm. Chính vì thế trồng nhiều cây xanh để giúp người dân
giảm bớt các thiệt hại do thiên tai mang lại.
1.2.7. Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan đô thị
Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen các kiến trúc nhà ở, vườn,
ở các đình chùa như ở Trung Quốc, Hy Lạp, Tây Á, trong đó phải kể tới công trình nổi
tiếng là vườn treo Babylon cách đây 600 năm TCN.
Cây xanh làm tăng mĩ quan chung của đô thị, bên cạnh đó việc bố trí, sắp xếp cây
thế nào cho được hài hòa giữa chúng với nhau, giữa chúng với các công trình khác tại
từng khu vực. Việc chọn lựa loài cây, bố trí cây trồng, chăm sóc cây cảnh… là những
công trình nghệ thuật thực sự. Nó không chỉ mang đến gía trị về tính đa dạng sinh học
quí báu, mà còn thể hiện nghệ thuật thẩm mĩ phong phú của mỗi đô thị, mỗi dân tộc,
thậm chí của từng nhà sáng tạo. Những công trình cây xanh thực sự làm tăng nét văn
hóa – nghệ thuật của đô thị. Mặc dù vấn đề cây trồng đô thị diễn ra ở mọi nơi trên thế
giới, nhưng các nhà chuyên môn vẫn luôn mong muốn gìn giữ nét văn hóa nghệ thuật
độc đáo riêng của mỗi vùng, mỗi con đường, mỗi vườn hoa, mỗi dân tộc …có sự kết
hợp hài hòa và mang được tính hiện đại.
1.2.8. Các lợi ích khác của cây xanh đối với môi trường đô thị
❖ Vai trò tinh thần
Những mảng xanh trong đô thị tạo ra môi trường mát mẻ, trong lành, giúp cho con
người thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng góp phần nâng
cao hiệu quả làm việc. Việc tham gia trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh cũng làm thắt

chặc tình cảm giữa mọi người, giữa con người với thiên nhiên; nâng cao tác dụng giáo

10


dục, nhận thức cho trẻ em về giá trị, vai trò cây xanh và vấn đề bảo vệ môi trường sinh
thái. Cây xanh đô thị còn tạo nét văn hóa, đặc sắc riêng từng vùng.
❖ Những nguồn lợi kinh tế trực tiếp và gián tiếp của cây xanh
-

Nguồn lợi kinh tế trực tiếp

Mặc dù vấn đề kinh tế không phải là mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây xanh đô
thị, nhưng thực tế nó đã góp phần không nhỏ vào nguồn lợi này. Thu hoạch hoa cung
cấp cho công nghiệp nước hoa như hoa lan, hoa hồng, thiên lý,..thu hoạch quả như dừa,
vú sữa, me, sấu,…Qua việc chặt tỉa, chăm sóc cây hàng năm đã cung cấp một lượng
củi, vật liệu xây dựng đáng kể cho người dân.
-

Nguồn lợi kinh tế gián tiếp

Cây xanh đô thị cũng là nguồn cung cấp hạt giống đáng kể nhờ khả năng dễ kiểm
soát tốt hơn việc tuyển chọn cây giống cũng như chất lượng hạt giống như hệ thống cây
ở các vườn bách thảo, vường sưu tập. Nhất là đối với loài cây hiện còn rất ít, hay ở các
rừng sâu, hiểm trở khó khăn cho việc thu hái hạt giống và nghiên cứu.
Một nguồn lợi kinh tế đáng kể khác đó là các loài động vật hoang dã, chim, ong…
trở lại sinh sống và phát triển trong các công viên, rừng phòng hộ, rừng cảnh qua. Các
nguồn thu từ thủy sản gia tăng khi thực hiện kết hợp làm giàu rừng ven đô, các dự án
nông lâm kết hợp.
Đặc biệt nguồn lợi kinh tế thông qua du lịch sinh thái tham quan các công viên tới

các Công viên như Công viên Đầm sen, Thảo Cầm Viên TP.HCM. Hay nguồn thu từ
các cuộc triển lãm hội hoa xuân.
❖ Góp phần vào quốc phòng, an ninh
Những rừng cây ven đô có vai trò rất lớn đối với vấn đề an ninh quốc phòng. Các
rừng sát ven đô Tp HCM trước đây từng được lực lượng kháng chiến sử dụng làm địa
bàn hoạt động để tiếp cận về thành phố. Khi các rừng ven đô được phát triển, người dân
sống ổn định tại nơi đây sẽ giúp tăng cường an ninh cho thành phố

11


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG MẢNG XANH VÀ TỔ CHỨC
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.

MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÂY XANH TẠI TP.HCM

2.1.1. Không gian sinh trưởng của cây xanh
Không gian sinh trưởng là yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết kế địa điểm cây
trồng đô thị. Không gian sinh trưởng của cây xanh ở đây bị giới hạn bởi các nhà cao
tầng, cây kế bên, đường dây điện, lề đường và các công trình ngầm dưới đất như cống
thoát nước, ống dẫn nước, cáp quang, cáp điện ngầm, các chân móng tường nhà… Và
cả những hạn chế do không gian cần thiết cho thiết kế tầm nhìn giao thông, biển báo,
đèn đường, khoảng cách dành cho người đi bộ… Vấn đề này khiến nhà thiết kế cây
trồng phải cân nhắc khi chọn loài cây và vị trí trồng cây cũng như giải pháp kỹ thuật
phù hợp cho việc tỉa, cắt cành nhánh sau khi cây trưởng thành. Đồng thời để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, cây xanh còn bị chặt bỏ để lấy làm cao ốc,
trung tâm thương mại và dự án cải tạo nâng cấp đường, dẫn đến không gian sống sinh
trưởng của cây xanh bị suy kiệt đến mức báo động đỏ.
2.1.2. Kích thước của cây

Các tuyến đường lớn có vỉa hè rộng trên 5m trồng các loại cây khi trưởng thành
có độ cao tối đa khoảng 15m.
Các tuyến đường hẹp có vỉa hè rộng từ 3m đến 5m trồng các loại cây khi trưởng
thành, có độ cao tối đa khoảng 12m.
Tùy theo chủng loại, khoảng cách giữa các cây trồng trên đường phố có thể từ 7m
đến 10m.
Cây trồng phải cách trụ điện 2m, cách miệng hố ga 2m, cách giao lộ 5m, cách đầu
dải phân cách 3m. Vị trí trồng bố trí theo đường ranh giới giữa 2 nhà.
Các tuyến đường có lưới điện trung cao thế chạy dọc bên trên vỉa hè hoặc vỉa hè
có diện tích hẹp, có công trình ngầm chỉ được trồng các loại cây cao không quá 4m hoặc
trồng hoa, trồng kiểng, trồng dây leo có hoa đẹp.
Các tuyến đường có chiều dài dưới 2 km chỉ được trồng một loại cây. Các tuyến
đường dài trên 2 km có thể trồng từ 1 đến 3 loại cây khác nhau.
Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở xuống chỉ được trồng các loại kiểng hoặc
loại cây bụi thấp dưới 1m5. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các
12


loại cây thân thẳng với chiều cao phân cành từ 5m trở lên. Bề rộng của tán, nhánh cây
không rộng hơn bề rộng của dải phân cách.
Trồng dây leo ở các bờ tường, trụ cầu của hệ thống đường dẫn, cầu vượt để tạo
thêm nhiều mảng xanh trên đường phố, cần có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo
và bảo vệ tường, trụ cầu.
2.1.3. Đất trồng cây
Đất trồng cây trong đô thị thường bị thay đổi do việc xây dựng như cát xây dựng,
hoá chất, đá và các vật thải từ quá trình xây dựng. Đất bị nén chặt, khả năng thoát nước
trao đổi khí kém. Các yếu tố đó đã gây khó khăn cho các quá trình trao đổi nước, khí,
dinh dưỡng của hệ rễ cây, ảnh hưởng tới sinh trưởng bình thường của cây. Ngoài ra sự
cân bằng nước, khí trong đất bị vi phạm gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật trong đất, từ
đó cũng gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Vì vậy trong kỹ thuật trồng và chăm

sóc cây xanh đô thị, kế hoạch xử lý đất được lên thiết kế cụ thể và kiểm tra chặt chẽ
trước khi trồng cây mới mong làm giảm những hạn chế như đã nêu. Cách tốt nhất là
nên thay đất mới khi trồng cây, bổ sung lượng phân bón có nhiều chất hữu cơ, đất đen,
tro trấu, bánh dầu vừa cải thiện được lý tính cho đất vừa thúc đẩy hoạt động của hệ vi
sinh vật giúp cây trồng sinh trưởng thuận lợi, hoặc có thể bổ sung thêm các dạng phân
bón giàu NPK với đất quá nghèo dinh dưỡng, cần thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh hơn.
2.1.4. Tiểu khí hậu
Sự bê tông hóa của đô thị, các hướng xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc,
đường đi, độ cao và khoảng cách giữa các khu nhà cao tầng … đã tạo nên tiểu khí hậu
trong đô thị. Chế độ tiểu khí hậu có thể thay đổi ở mỗi khu vực ngay trong đô thị. Ví dụ
nhiệt độ tăng lên trong khu vực có nhiều nhà máy công nghiệp. Giữa các dãy phố cao
tầng có thể tạo ra các các hiệu ứng đường hầm và gây nên hiện tượng gió xoáy trên
đường đi, hay sự che chắn của các khu nhà cao tầng theo hướng đông - tây làm hạn chế
chế độ chiếu sáng cho cây xanh trong ngày…

13


2.2.

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH
2.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng
Cây xanh sử dụng mục đích công cộng tất cả các loại cây xanh được trồng trên
đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo,
thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường).
Cây xanh sử dụng hạn chế là cây xanh phục vụ hạn chế cho các khu công nghiệp,
kho tàng, trường học, công trình y tế, khu thể dục, thể thao, văn hóa, thông tin, tôn
giáo…, cây ở các hộ dân cư, chủng loaì phong phú (cây bóng mát, cây cảnh, cây ăn

trái), tuy nhiên số cây xanh này không tham gia trong thống kê qũy cây xanh công cộng,
nhưng chúng đóng góp vào bảo vệ môi trường tại chỗ. Ở TP.HCM, số cây xanh này
chiếm khoảng 699,48 ha (không bao gồm phần cây hộ dân cư).
Cây xanh chuyên dụng là cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng như sử dụng cho
mục đích nghiên cứu khoa học (TP.HCM chưa có, hiện đang sử dụng tại Thảo Cầm
Viên), vườn thực vật, vườn ươm, khu cây xanh cách ly (nghĩa trang, khu để xử lý nước
thải, các dải phân cách khu công nghiệp và dân cư).
2.2.2. Phân loại theo nhóm cây và đặc điểm thực vật
- Cây bóng mát
Cây bóng mát là những cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng có
chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng
mát có nhiều loại, thừơng được chọn trồng ở đường phố, khu nhà ở, công sở, trường
học, vườn hoa…Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thường, cây
bóng mát có hoa đẹp, ăn qủa, hay có hoa thơm.
- Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây
thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu
trưng bày trong nhà, trồng dàn leo. Nhóm này thường gồm các loại:
- Nhóm cỏ:
Cỏ là mảng màu trang trí tầng thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có
tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh. Mặt
khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt để chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc bụi bặm. Ở nước
ta hiện nay trồng phổ biến các loại cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ gừng, một số loại được nhập về
14


trồng tại các sân thể thao. Mặt khác, trồng cỏ cũng tham gia vào việc giảm nhiệt độ tới
30C giữa nơi có trồng cỏ và đất trống.
2.2.3. Phân loại theo độ cao
Độ cao cây có ảnh hưởng tới sự tổ chức, phối cảnh. Phân loại theo chiều cao cây
từ các taì liệu thực vật học (chiều cao tự nhiên trong điều kiện bình thường) kết hợp

chiều cao tại nơi nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác có thể gây ức chế như
độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt do bê tông hóa xung
quanh…trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối hợp trồng
cây tại khu vực đó hay kết hợp hài hòa với công trình kiến trúc tại đó.
2.3.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG MẢNG XANH TẠI TP. HCM

2.3.1. Thực trạng các loại rừng
Theo Quyết định số 3122/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt số liệu chi tiết diện tích rừng và đất lâm
nghiệp đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 có 41.634 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích
rừng và cây lâm nghiệp ngoài quy hoạch là 38.954 ha: rừng trong quy hoạch 3 loại rừng
là 33.659 ha, cây lâm nghiệp ngoài quy hoạch là 5.295 ha, gồm:
- Huyện Bình Chánh: 832,91 ha trong quy hoạch và 1.790,46 ha ngoài quy hoạch
với các loài cây tràm bông vàng, tràm cừ và bạch đàn;
- Huyện Cần Giờ: 31.967,48 ha trong quy hoạch, chủ yếu là cây đước và các loài
cây rừng ngập mặn.
- Huyện Củ Chi: 500,26 ha trong quy hoạch chủ yếu là các loài cây rừng mưa nhiệt
đới, cộng với 2.765,62 ha ngoài quy hoạch với các loại cây tràm bông vàng, tràm cừ và
bạch đàn;
- Huyện Hóc Môn: 305,41 ha trong quy hoạch chủ yếu các loài cây rừng mưa nhiệt
đới, cộng với 540,15 ha ngoài quy hoạch với các loại cây tràm bông vàng, tràm cừ và
bạch đàn;
- Quận 9: 56,61 ha trong quy hoạch và 198,62 ha ngoài quy hoạch với các loại cây
tràm bông vàng, bạch đàn.
2.3.2. Thực trạng mảng cây xanh thành phố
15



Theo Sở Giao thông vận tải, thực trạng mảng cây xanh thành phố và công tác quản
lý mảng cây xanh thành phố như sau:
- Cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố theo thống kê có 72.334 cây trồng
trên đường phố, do Sở Giao thông vận tải và các quận, huyện quản lý:
+ Khu vực 13 quận nội thành cũ trồng 39.273 cây xanh trên 660 tuyến đường,
phân bố không đồng đều giữa các quận, số lượng cây tập trung nhiều nhất ở quận 1
(chiếm 20,1%), kế đến lần lượt là quận 5, quận 3, Tân Bình, Bình Thạnh (chiếm từ 9 10%). Ngoại trừ quận Bình Tân vừa hoàn tất công tác điều tra, đang phân loại cây xanh
để đưa vào quản lý, còn lại các quận có ít cây nhất là Phú Nhuận (chiếm 2,2%), tiếp
theo là quận 4, quận 6, quận Gò Vấp (chiếm từ 3 - 5%). Về cơ cấu chiều cao: quận 1, 3
và 5 có tỷ lệ cây loại 3 (cao > 12m, kính > 50cm) nhiều hơn các quận khác. Các loài
cây gỗ phổ biến: Dầu con rái, Lim xẹt, Viết, Bằng lăng, Me chua, Me tây, Sao đen,
Phượng vĩ, Sọ khỉ…
+ Khu vực 6 quận mới có khoảng 19.000 cây xanh trên khoảng 140 tuyến đường.
Cây xanh chủ yếu trồng tự phát, chưa ổn định và có nhiều chủng loại, các loại cây gỗ
phổ biến là Keo lá tràm, Bàng, Dừa, Trứng cá, Keo mỡ, Viết, Sọ khỉ, Dầu, Phượng vĩ,
Bạch đàn…
Trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, dự án, công trình mở rộng các
tuyến đường, cùng với việc trồng nhiều cây xanh đường phố, do vậy số lượng cây xanh
phát triển rất nhanh; tuy nhiên, ở một số nơi, cảnh quan đường phố chưa đẹp do chủng
loại, kích thước cây không đồng đều trên cùng một tuyến đường; ngoài ra một số cây
xanh già cỗi chưa bảo đảm an toàn vào mùa mưa. Một số loài cây không phù hợp với
tiêu chuẩn cây trồng đường phố như cây Bàng do nhánh giòn dễ gãy, dễ nhiễm sâu
bệnh; cây Bạch đàn, Keo lá tràm, Dừa…
+ Cây xanh tại các vòng xoay, tiểu đảo, mũi dùi: hiện có 27 điểm cây xanh đường
phố tại các nút giao thông, tiểu đảo.
- Cây xanh sử dụng công cộng: là diện tích công viên cây xanh sử dụng chung,
phục vụ lợi ích công cộng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn
hóa, rèn luyện thân thể và mỹ quan đô thị của đông đảo người dân thành phố. Thành
phố hiện có 609,18 ha công viên. Chỉ tiêu diện tích cây xanh sử dụng công cộng toàn
thành phố đạt 0,85 m2/người, trong đó khu vực nội thành cũ chỉ đạt 0,23 m2/người, khu

vực quận mới 0,28 m2/người và ngoại thành 2,59 m2/người.
16


- Các loại cây xanh khác bao gồm: cây lâu năm, khuôn viên, hoa kiểng… với diện
tích năm 2009 là trên 42.000 ha; trong đó, diện tích cây lâu năm là 36.090 ha, hoa kiểng
và đồng cỏ chăn nuôi… là 6.097 ha. Ngoài việc duy trì sản xuất nông nghiệp nâng cao
đời sống của người dân đã góp phần rất lớn trong việc nâng độ che phủ của mảng xanh
trên địa bàn thành phố.
2.4.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIÊN TRÚC CẢNH QUAN TẠI TP.HCM
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (KTCQ) là một hoạt động định hướng

của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng
trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên
và nhân tạo của KTCQ. Trong đó thiên nhiên là nền của kiến trúc cảnh quan.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức không gian KTCQ bao gồm:
- Các thành phần của KTCQ: thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.
- Các yêu cầu của không gian KTCQ: yêu cầu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu
bền vững, yêu cầu kinh tế.
- Quy luật tổ chức không gian:
Cơ sở bố cục cảnh quan: Giá trị thẩm mỹ của không gian KTCQ được con người
cảm thụ thông qua các giác quan, trong đó cảm thụ bằng thị giác là chủ yếu. Về mặt thị
giác, ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cảm nhận và là cơ sở cho bố cục cảnh
quan gồm có: điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.
Tạo hình không gian: Tất cả các không gian tự nhiên và không gian nhân tạo đều
được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản là: mặt nền, mặt trần và mặt đứng ngăn không gian.
Tuỳ theo thành phần về ba yếu tố trên, không gian nói chung có thể chia thành ba loại
chính sau: không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở. Tạo cho

không gian một hình dáng phù hợp, quy mô, tính chất hợp lý với chức năng sử dụng và
nhu cầu thẩm mỹ của con người là vấn đề quan trọng trong việc tổ chức không gian
KTCQ.
Các quy luật bố cục cơ bản như: Quy luật về đường trục bố cục, quy luật bố cục
đối xứng, quy luật bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật về sự
đồng nhất và sự tương tự, quy luật về sự tương phản, quy luật sáng tối và quy luật về
màu sắc.
❖ Một vài ví dụ cụ thể tại TP.HCM
17


Tổ chức cảnh quan kiến trúc trục đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt
Theo đồ án quy hoạch, trục đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt có tổng diện tích
nghiên cứu 650,96 ha, chiều dài tuyến đường 13,54 km đi qua khu vực Quận 1, Quận
4, Quận 5, Quận 6, Quận 8 và quận Bình Tân. Điểm bắt đầu từ Cột cờ Thủ Ngữ, điểm
kết thúc là nơi giao giữa Quốc lộ 1A với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Trục đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt có tính chất là trục hành lang đô thị sông
nước gắn kết với hệ thống giao thông xuyên tâm và giao thông công cộng.
Ranh giới khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi hành lang khoảng 150m - 200m
tính từ ranh lộ giới hai bên tuyến đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt.
Khu vực có 4 dạng không gian mở:
Không gian mở dọc theo kênh: Hình thành một không gian thích hợp tổ chức các
hoạt động sinh hoạt ngoài trời cho người dân trong khu vực cũng như các hoạt động du
lịch. Tăng cường khả năng liên kết hai bên bờ kênh và tổ chức các hoạt động ngoài trời.
Không gian mở dọc các trục đường gồm: Khu vực thương mại dịch vụ với không
gian đường phố có các tiện ích phục vụ các hoạt động mua sắm, giao thương với vỉa hè,
lối đi có mái che (thường là khoảng lùi vào ở tầng trệt của các công trình thương mại),
ghế ngồi,…, mặt tiền đường phố bắt mắt và tạo cảm giác an toàn, ấm cúng; Khu vực
văn phòng tạo những không gian phục vụ nghỉ ngơi, giải trí và giao tiếp xã hội; Khu
vực dân cư với không gian đường phố thân thiện, an toàn, và có bản sắc riêng của mỗi

cộng đồng dân cư.
Không gian công viên: Có chức năng là công viên văn hóa - thể thao - vui chơi
giải trí đa chức năng, đồng thời kết hợp phát triển du lịch với tuyến du lịch dọc theo
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Hệ thống công trình phụ trợ, các tiện ích công cộng cũng như
các thiết kế kiến trúc, nghệ thuật cộng đồng có tỷ lệ tương thích với con người và với
cảnh quan xung quanh, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với thiên nhiên, tạo thành hệ
thống hành lang xanh có khả năng thoát nước bề mặt cao cùng với hệ thống hồ điều hòa
làm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực.
Không gian mở trong nội bộ các ô phố: Đề án không đi vào chi tiết thiết kế, tuy
nhiên, bố trí hệ thống không gian mở nội bộ giúp hình thành các đường đi bộ có khả
năng liên kết giữa các khu vực chức năng, các nhà ga tuyến xe buýt nhanh (BRT) và
các khu vực dân cư, các khu vực chức năng sử dụng đất hỗn hợp.
18


×