Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.39 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ
Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ
Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận
văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng” là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trong cùng lĩnh
vực nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan này.

Học viên

Nguyễn Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM .......... 11
DÂN TỘC KƠ HO ........................................................................................ 11

1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của của trẻ em dân tộc Kơ Ho ............. 11
1.2. Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc
Kơ Ho: Khái niệm, hình thức, phương pháp ............................................... 17
1.3. Cơ sở chính trị - pháp lý của công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và

y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho................................................................ 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ
GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG ..................................................... 29


2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................... 29
2.2. Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ
em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng................................ 34
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y
tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho ................................................................... 51
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG
TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI
TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI HUYỆN LÂM HÀ .............................. 60
3.1. Định hướng tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ................... 60

3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTV

Cộng tác viên

CTXH

Công tác xã hội

DTTS


Dân tộc thiểu số

NVXH

Nhân viên xã hội


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, HỘP
Biểu đồ 2.1. Phân loại các hộ gia đình tham gia khảo sát theo điều kiện kinh
tế ...................................................................................................................... 32
Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình tham gia khảo sát..... 33
Hộp 2.1. Hoàn cảnh gia đình của các đồng bào dân tộc nói chung tại thôn Tân
Lập thuộc xã Đan Phượng............................................................................... 34
Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo học của trẻ ....................... 35
Hộp 2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em dân tộc Kơ Ho không theo học
thường xuyên................................................................................................... 36

Biểu đồ 2.4. Mức độ tiếp nhận các hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ giáo dục......... 37
Biểu đồ 2.5. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ................... 39
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng đối với hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ
giáo dục ........................................................................................................... 41
Hộp 2.3. Về hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ........... 41
Biểu đồ 2.7. Mức độ được thăm khám thường xuyên về y tế ......................... 44
Hộp 2.4. Thẻ BHYT đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho trên 6 tuổi ...................... 45
Biểu đồ 2.8. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế ........................... 46
Hộp 2.5. Khảo sát về các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế .............. 47
Hộp 2.6. Khảo sát về tình hình tiếp cận các dịch vụ y tế ................................ 48
Hộp 2.7. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48
Hộp 2.8. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48

Biểu đồ 2.9. Mức độ hài lòng về các hỗ trợ trong tiếp cận các dịch vụ y tế... 48
Hộp 2.9. Khó khăn chính gây trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế ... 50
Bảng 3.1. Thực trạng cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở
Lâm Đồng:....................................................................................................... 57


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người
Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu. Con cháu không
chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước
mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng được chăm

sóc, dạy dỗ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ để trở thành những đứa con
tương lai của đất nước. Trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa đang

phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn các nhu cầu cơ bản, và hầu hết
đang phải sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc có quan hệ lâu đời trên
nhiều lĩnh vực trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Đảng và Nhà nước ta
luôn coi việc xây dựng quan hệ đoàn kết, bình đẳng hữu nghị giữa các dân tộc
là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam,
Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc

và chính sách dân tộc, phát huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, truyền
thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu độc độc lập, thống nhất
tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bước sang thời kì
mới, của sự nghiệp xây dựng đất nước, nhân dân ta càng có điều kiện tốt hơn

để tăng cường mở rộng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, động viên cao sức mạnh dân tộc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách

dân tộc là những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều nội dung của
vấn đề này đang cần được nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn. Từ trước
đến nay, những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế

1


giới cũng như trong nước luôn nóng, được nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm.
Lâm Hà là một huyện vùng núi, có ranh giới phía Bắc giáp huyện Đam
Rông, phía Đông giáp thành phố Đà Lạt, phía Đông Nam giáp huyện Đức

Trọng, phía Tây giáp huyện Di Linh, đều là các huyện của tỉnh Lâm Đồng.
Toàn huyện có 16 xã, có 141.678 khẩu/36.458 hộ; đồng bào các DTTS chiếm
khoảng 24% với 33.496 khẩu /6.783 hộ; trong đó dân tộc Kơ Ho chiếm 70%
và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội và Hà Tây vào xây dựng vùng kinh tế
mới sau khi thống nhất đất nước. Địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và khe suối,
giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn và thường bị chia cắt trong mùa mưa
lũ, dân cư phân bố rải rác theo các trục đường giao thông và các bãi ven sông

suối. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh
tế xã hội chậm phát triển. Trong khi đó một số bộ phận dân cư còn có tư tưởng
trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các hộ nghèo không chịu
lo làm ăn vươn lên thoát nghèo. Là một huyện vùng núi hay gặp thiên tai, mất

mùa nên dẫn đến khó khăn về vật chất và phải đối phó với nhiều rủi ro. Kinh tế

khó khăn kéo theo điều kiện về tinh thần ảnh hưởng, người dân nơi đây rất cần

sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng và đội ngũ công tác xã hội
chuyên nghiệp có năng lực tư vấn cho người dân giám sát các chính sách xã hội,
định hướng đúng hành vi xã hội cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực bản thân
vượt lên số phận, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong những năm gần đây, chính quyền, đảng bộ và nhân dân huyện
Lâm Hà đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất

và tinh thần đối với người dân và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết
thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình dân tộc thiểu số tại địa phương đã
phần nào ổn định. Song, với điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn bởi
2


việc giúp đỡ, hỗ trợ chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và cơ
bản nhất mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác và giải quyết
những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù. Đối với đồng
bào DTTS, các hoạt động hỗ trợ phần lớn tập trung vào mục tiêu giải quyết
nghèo đói, phần khác hướng đến các hoạt động khuyến khích con em DTTS
đi học, và đi học đều, không bỏ học, phần khác hướng đến việc tuyên truyền

bà con trong công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, các hoạt động này
chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa mang màu sắc CTXH, hiệu quả đem lại
chưa cao. Trên thế giới CTXH là một nghề có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên

tại Việt Nam, CTXH mới được công nhận là mọt nghề chuyên nghiệp vào
năm 2010. Do đó, để người dân nói chung và DTTS, trẻ em DTTS nói riêng
được hỗ trợ hiệu quả và chuyên nghiệp, CTXH cần tham gia với các ngành và

lĩnh vực khác, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội thông qua các phương

pháp công tác xã hội nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống của người dân trên mọi
phương diện đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Trong khuôn khổ luận
văn này, tác giả muốn hướng các nghiên cứu đến các hoạt động CTXH trong

hỗ trợ trẻ em DTTS Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Trẻ em ở các
xã có dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Hà bỏ học khá sớm và khá phổ biến ảnh
hưởng không nhỏ đến điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trên địa bàn

tỉnh nhà, trước mắt và lâu dài. Vấn đề về y tế cũng vậy, rất ít được quan tâm
nên việc tiệp cận các dịch vụ y tế còn rất hạn chế.
Công tác xã hội với trẻ em dân tộc thiểu số là lĩnh vực khoa học còn
khá mới, nghề công tác xã hội đang được chú ý và coi trọng trong vấn đề giúp
đỡ các đối tượng yếu thế gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là về giáo

dục và y tế. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội
trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn
3


huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực
trạng việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và những nguyên nhân, yếu tố tích cực và tiêu cực
tác động đến trẻ em dân tộc Kơ Ho, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải

pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ
Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
2. Tình hình nghiên cứu liên quan dến đề tài
Liên quan tới dân tộc thiểu số đã có rất nhiều các tác giả, công trình

nghiên cứu, trong đó về CTXH đã có các công trình nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Phương Thảo, 2012, về “Công tác
xã hội với người dân tộc thiểu số về bảo hiểm y tế từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn”
đã chỉ ra thực trạng chính sách bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số và đề

xuất các giải pháp nhằm cải thiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với người
dân tộc thiểu số tại tỉnh Lạng Sơn [39].
- Nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Tiệp, 2014, về “Công tác xã hội với
tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại
xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” đã chỉ ra những yếu tố tác
động đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số và đề xuất những

giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề xã hội đang xảy ra ở huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai [34].
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, về “Hỗ trợ
xã hội đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã Kim Thủy, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã nêu những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính
sách hỗ trợ xã hội đối với người dân tộc thiểu số, từ đó đưa ra những kiến
nghị, đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chính sách cho người dân tộc thiểu
số tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [21].
4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×