Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những chính sáng phát triển đàn bò lai Sind

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.62 KB, 17 trang )

Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

Phần Mở Đầu

I. GIỚI THIỆU:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước, trên quan điểm tiếp
tục thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp và
nông thôn, đẩy mạnh phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế nước nhà, tỉnh
Vĩnh Long đã ban hành kế hoạch phát triển nền kinh tế chung cho từng huyện ở
từng giai đoạn năm 2001-2005, nhằm thực hiện phương châm xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân, góp phần phát triển
nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng, và tăng cường thúc đẩy toàn nền kinh tế của cả
nước nói chung. Theo đó huyện Vũng Liêm nằm ở phía đông nam tỉnh Vĩnh
Long với diện tích đất tự nhiên là 293,97 km 2; trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 23.663 ha, dân số là 170.937 người, có 38.447 hộ (trong đó hộ nông
nghiệp là 31.137 hộ chiếm 81%) đã có định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp giai đoạn 2001-2005. Trong định hướng này thì Phòng nông nghiệp
Huyện kết hợp với ủy ban nhân dân (UBND) Huyện Vũng Liêm đã xây dựng đề
án phát triển đàn bò theo hướng lai Sind trong giai đoạn 2001-2005.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu chung là phân tích và đánh giá tình
hình chăn nuôi và lợi nhuận từ “bò”. Con bò đã đưa người nông dân Huyện
thoát nghèo như thế nào, vấn đề về quá trình chăn nuôi và bán lại sản phẩm của
nông dân Huyện Vũng Liêm. Cụ thể ở các mặt sau đây:
- Tầm quan trọng của con bò đối với nông dân Huyện.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò.
- Nhận biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chăn nuôi.
- Thị trường tiêu thụ cũng như kênh phân phối thịt, sữa, con giống,…
của người chăn nuôi bò.


- Hiệu quả từ các chinh sách của nhà nước nói chung và UBND Huyện
Vũng Liêm nói riêng.
- Từ đó đề xuất những giải pháp cho phù hợp trong gian đoạn sau.

GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 1

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Tiếp xúc trực tiếp với các ban ngành đoàn thể có liên quan ở cấp xã,
huyện và thị trấn.
- Thống kê dữ liệu thu thập từ Phòng nông nghiệp huyện Vũng Liêm.
- Theo dõi các thông tin từ nguồn thông tin đài chúng.
- Sử dụng chỉ số về đánh giá hiệu quả kinh tế và phương pháp phân tích
trong thống kê.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài chỉ nghiên cứu trong địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Số liệu được thu thập từ các xã, còn từng ấp từng hộ gia đình thì chưa được phân
tích cụ thể.

GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 2


Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

Phần nội dung:

Chương I: NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CHĂN NUÔI BÒ Ở
HUYỆN VŨNG LIÊM
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ HUYỆN
VŨNG LIÊM:
Theo cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì nuôi bò là công việc đơn giản, dễ
nuôi, ít tốn công, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có nên không phải tốn chi phí thức
ăn…và thu nhập lại rất cao. So với các ngành nghề khác trong sản xuất nông
nghiệp thì nuôi bò là ngành nghề đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi nhiều cho người
dân. Theo tính toán thì nuôi con bò cái với tổng chi phí bỏ ra là khoảng 4 triệu
đồng sau 3 năm thì tổng thu từ bò mẹ lẫn bò con là khoảng 7 triệu đồng với lãi
thực là khoảng 3 triệu đồng; đối với bò đực tổng chi phí bỏ ra là khoảng 3 triệu
đồng, sau 2 năm thì thu được khoảng 5 triệu đồng với lãi thực là khoảng 2 triệu
đồng.
Với truyền thống nuôi bò trước đây chủ yếu là để bán bò thịt cung cấp cho
người tiêu dùng trong các ngày lễ tiệc, ngoài ra còn có một số hộ nuôi bò dùng
làm sức kéo. Năm 1996 tổng đàn bò là 3.090 con, đến năm 2000 tổng đàn bò là
4.371 con tăng 41% so với năm 1996 trong đó bò cái là 3.000 con, bò lấy thịt là
1.021 con, số lượng đàn bò phát triển điều khắp trên toàn huyện. Việc phát triển
đàn bò chủ yếu là ở qui mô gia đình nhằm tận dụng ngày công nhàn rỗi, những
phụ phẫm từ trồng trọt, từ đó góp phần giải quyết tạo việc làm cho người lao

động, nâng cao thu nhập, góp phần cho chương trình xóa đói giảm nghèo.
Mặc khác phải trãi qua thời gian dài mới có thu nhập, nhưng nuôi bò là
“ăn chắc” so với các hoạt động chăn nuôi khác. Cho nên nuôi bò là công việc
ham muốn của người dân huyện Vũng Liêm và các cơ quan ban ngành huyện đã
khuyến khích, hỗ trợ vốn và chuyển giao kỹ thuật cho người dân để đẩy mạnh
việc nuôi bò.
II. ĐIỀU KIỆN, ĐỊA BÀN CHĂN NUÔI:

II.1- Điều kiện chăn nuôi:
Được thiên nhiên ưu đãi cho huyện Vũng Liêm có đất đai màu mỡ, sông
rạch chằng chịt, thuận thợi cho giao thông thủy và bộ, cây cỏ tự nhiên rất phong
phú nằm dọc bên bờ kênh, bờ bao ruộng, mương vườn cộng thêm diện tích sản
xuất lúa trên 15.000 ha thường xuyên sản xuất 1 năm 2 vụ lúa và một vụ màu, có
GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 3

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

nơi sản xuất 3 vụ. Khai thác nguồn thức ăn sẵn có trong nông nghiệp như rơm
ra, cỏ cây tươi, thân cây màu như cây họ đậu bắp mía…với điệu kiện sản xuất
như trên rất phù hợp cho việc phát triển đàn bò theo hướng lai Sind có tầm vóc
lớn và chất lượng thịt tốt.

II.2- Địa bàn nghiên cứu:

Huyện Vũng Liêm nằm ở phía đông nam tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích
đất tự nhiên là 293,97 km 2, về đường lộ có quốc lộ 53 xuyên qua dài 23 km với
tỉnh lộ 31; 39 chiều dài khoản 24 km.Về đường thủy địa bàn huyện được bao
bọc bởi các trục sông lớn : Cổ Chiên, Măng thít, Mây Tức, …trong nội đồng có
hệ thống kênh rạch chằn chịt, hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông rất thuận
lợi để phát triển xã hội.
Về mặt hành chánh: toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn chia thành 168 ấp,
khóm, dân số 170.937 người, mật độ bình quân 582 người/km 2, tổng số có
38.447 hộ ( trong đó hộ nông nghiệp là 31.137 hộ, chiếm 81% ).
Về đất đai: diện tích đất nông nghiệp toàn huyện có 23.663 ha, trong đó
diện tích đất trồng lúa khoảng 15.000 ha, đất trồng lát hiện có 636 ha, đất trồng
cây lâu năm 7.717 ha.
Về địa hình: nhìn chung địa hình đất đai của huyện tương đối bằng phẳng,
vùng có công trình cao nằm ở các xã giáp sông Măng Thít và sông Cổ Chiên,
thấp dần về phía nam và phía tây. Do đó rất thuận lợi cho việc thủy triều để tưới
tiêu tự chảy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Về tình hình sản xuất nông nghiệp: các năm qua đã đạt được những kết
quả đáng kể nhất định, góp phần năng cao đời sống nhân dân và chuyển dịch cơ
cấu của huyện.
III. MÔ HÌNH CHĂN NUÔI:
Nghề chăn nuôi bò ở Huyện Vũng Liêm chủ yếu là chăn nuôi theo qui mô
hộ gia đình nhằm tận dụng lao động nhàn rỗi, những phụ phẩm từ trồng trọt từ
đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập góp
phần xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh chăn nuôi hộ gia đình, huyện còn có hình thức chăn nuôi theo
mô hình trang trại. Đó là những trang trại được hình thành từ những hộ nông dân
biết tận dụng vốn đầu tư, mở rộng qui mô; biết kết hợp hổ trợ nhau; tận dụng tối
đa nguồn vốn hổ trợ để mở rộng qui mô chăn nuôi từ cấp hộ lên cấp trang trại.
Ngoài ra còn có nhiều hộ nuôi với số lượng nhiều và phát triển với qui mô
lớn và nuôi bò được người dân xem như là sản xuất hàng hóa xuất khẩu.


GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 4

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

III.1- Cung :
* Về qui mô:
Cho đến 6/2006 thì toàn huyện có 4.009 hộ tham gia nuôi bò, trong đó có
một số hộ chăn nuôi với số lượng nhiều:
- 40 hộ nuôi từ 8-10 con.
- 8 hộ nuôi từ 11-14 con.
- 17 hộ nuôi từ 15-20 con.
- 5 hộ nuôi từ 22-27 con.
- 3 hộ nuôi từ 44-45 con
Cho đến cuối năm 2005 thì có 10 hộ nuôi bò theo qui mô trang trại, cụ thể
như sau:
Bảng : Các hộ chăn nuôi bò qui mô trang trại năm 2005.

TT

Tên Hộ

Địa Chỉ


Tổng Số

1

Lê Tấn Bình

An Lạc I, Trung An

14

2

Lê Văn Lộc

Phú Cường, Hiếu Thuận

44

3

Tổ Chăn Nuôi

Quang Huy, Hiếu Phụng

11

4

Lê Hữu Rí


An Thành Tây, Trung Hiếu

27

5

Nguyễn Văn Minh

Khóm I, Thị Trấn

20

6

Lê Văn Rở

Chợ Mới, Trung Chánh

24

7

Vũ Văn Quân

Ấp I, Trung Ngãi

51

8


Đoàn Văn Ngôi

Ấp Kênh, Trung Ngãi

22

9

Trương Phong Lưu

Ấp I, Tân Quới Trung

16

10

Nguyễn Văn Sương

Trường Hội, Trung Nghĩa

17

Nguồn: Phòng nông nghiệp Huyện Vũng Liêm
* Lao động:
Hầu hết các hộ chăn nuôi bò điều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu,
còn đối với các hộ chăn nuôi theo qui mô lớn thì có sự thuê mướn lao động bên
ngoài. Họ thực hiện một số các công việc như: cắt, trồng cỏ, dọn chuồng, cho bò
ăn, …là chủ yếu.


GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 5

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

* Đất trồng cỏ làm thức ăn cho bò:
Để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho bò thì ngoài rơm rạ thì cỏ là nguồn thức
ăn chủ yếu của bò. Đến nay thì diện tích đất cỏ là 47,19 ha, năng suất bình quân
từ 200-250 tấn/ha/năm, đặt biệt là tập trung ở một số hộ nuôi lớn, nuôi theo qui
mô trang trại; còn các hộ nuôi với số lượng ít thì đa số là sử dụng lượng cỏ tự
nhiên có sẵn trên bờ kinh, đê, mẫu ruộng…Để đáp ứng được nhu cầu thức ăn
cho đàn bò với số lượng đang tăng nhanh thì dự kiến đến tháng 3 năm 2006 diện
tích đất trồng cỏ tăng lên đến 110 ha, kết quả cụ thể ở một số xã như sau:
Bảng: Diện tích đất trồng cỏ ở các xã

Tên Xã

STT

Hiếu Nghĩa
Hiếu Thành
Hiếu Nhơn
Hiếu Thuận
Hiếu Phụng

Trung Hiệp
Trung Chánh
Trung Hiếu
Trung An
Trung Thành
Trung Thành Đông
Trung Thanh Tây
Trung Ngãi
Trung Nghĩa
Tân An Luông
Tân Quới Trung
Quới An
Thanh Bình
Quới Thiện
Thị Trấn
Tổng cộng:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20

ĐVT: ha

Năm 2004

Năm 2005

3,20
2,50
4,54
1,38
5,42
6,40
3,05
7,40
1,68
1,06
6,00
2,40
1,80
5,83
2,90
5,90
6,73

3,50
1,00
1,50

7,75
5,83
5,31
2,43
5,31
6,21
6,01
6,00
5,34
4,56
4,11
4,30
3,52
6,12
5,60
5,70
6,32
0
0
1,2

74,19

87.3

Nguồn: Phòng nông nghiệp Huyện Vũng Liêm

III.2- Cầu:
Sản phẩm chính của chăn nuôi bò là lấy thịt, làm con giống còn về phần
sữa thì trên địa bàn huyện chưa áp dụng nuôi bò để lấy sữa. Thịt bò còn là nguồn
đông lạnh tại các cơ sở chế biến nhỏ của Huyện Vũng Liêm và tỉnh Vĩnh Long,
sản phẩm đông lạnh chủ yếu nhằm vận chuyển lên các siêu thị, khách sạn, các
GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 6

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

nhà hàng, quầy bán thịt lớn ở các Thành Phố; phần ít là tiêu thụ trong dân chúng
vùng nông thôn, làng quê…
Trong những năm gần đây vì thu nhập của người dân cũng như nhu cầu
dinh dưỡng, tiêu dùng trong gia đình tăng nên nhu cầu về thịt bò cũng như số
lượng thịt được tiêu thụ tại các thành phố, thành thị cũng tăng đáng kể hơn so
với trước. Trong các đám tiệc: cưới hỏi, tân gia, ăn mừng…thì thịt heo dần dần
được thay thế bằng thịt bò.
Bò được nuôi trong các hộ chăn nuôi, sau đó được họ bán dưới nhiều hình
thức như:
- Thịt mua trực tiếp tại nhà dân hay tại các khu giết mổ của huyện.
- Con giống là do dân huyện tuyển chọn từ những con bò “cha mẹ” tốt,
được người mua đến trực tiếp tại nhà hay trang trại mua.
- Ngoài việc bán lại cho người khác dưới hình thức thịt và con giống thì
người dân còn bán lại cho thương lái (là những người thu mua bò dưới

hình thức đến tận nhà trang trại thu mua trực tiếp bò sau đó chuyển đi
nơi khác bán lại cho người có nhu cầu).
Thương lái không cần nhiều vốn, họ đến tận nơi khi bò ở các hộ có thể
thu mua được; sau khi thỏa thuận giá cả với chủ nuôi, họ đưa xe ( hay ghe) tới
chở bò về nơi họ sẽ bán lại ( thành phố, chợ, tiệc tùng, khách sạn…).
Thương lái đóng vai trò rất quan trọng trong kênh marketing của con bò
huyện. Họ là người dân huyện, hay các huyện khác đến, trên địa bàn huyện thì
đến cuối năm 2005 thì chỉ có 2 thương lái là đăng ký kinh doanh với hình thức
là doanh nghiệp tư nhân.
Nhìn chung nông dân huyện Vũng Liêm qua số liệu thống kê của Phòng
nông nghiệp huyện thì họ bán lại bò cho người dân, bà con, người cùng huyện
mua chiếm số lượng nhiều hơn so với bán lại cho thương lái. Người mua, giá
mua thường thấp hơn giá của thương lái vì họ còn phải gánh thêm phần chi phí
vận chuyển bò. Hầu hết nông dân được phỏng vấn cho rằng họ bán bò cho
thương lái chiếm đến 77% sản lượng bán ra. Và bán cho thương lái đến từ tỉnh
khác chiếm khoảng 23%, họ mua với mức giá thấp hơn giá của thương lái địa
phương bởi họ phải trang trải chi phí vận chuyển cho việc mua bán này. Tuy
nhiên, họ thỉnh thoảng cũng mua đồng giá với giá mua của thương lái địa
phương, nhưng họ sẽ có quyền lựa chọn sản phẩm kỷ hơn. Điều này có thể dẫn
đến nông dân bị thua lỗ.

GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 7

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp


Nhóm 10

Chương II: NHỮNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ Ở
VŨNG LIÊM – VĨNH LONG

I. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VĨNH LONG NÓI CHUNG VÀ
HUYỆN VŨNG LIÊM NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ:
I.1- Về vốn:
Vốn là 1 yếu tố rất quan trọng trong việc đầu tư phát triển đàn bò.
Nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi được thu hút từ các nguồn như sau:
 Vốn tính dụng:

70%.

 Vốn nhà nước + các chương trình khác

10%.

 Vốn trong dân

20%.

Vốn nhà nước tập trung hỗ trợ công tác nhân giống, đầu tư xây dựng mô
hình, tập huấn chuyển giao kỹ thuật.
Nguồn vốn huy động để đầu tư phát triển chăn nuôi chủ yếu trong dân là
chính. Nhưng thực tế, để chăn nuôi phát triển có hiệu quả thì phải sử dụng
nguồn vốn với lãi xuất ưu đãi ( vốn nhà nước ) và vận động nguồn vốn trong
dân.
Về nguồn vốn đầu tư: hướng phát triển đàn bò tập trung cho những hộ

nghèo để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện. Do đó mỗi xã,
mỗi thị trấn có dự án cho vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia để cho hộ nghèo có
điều kiện chăn nuôi bò thuận lợi, mỗi dự án khoảng 100.000.000 đồng.
I.2- Giải pháp đầu tư khoa học kỹ thuật và hướng phát triển mô hình
trong tương lai:
Nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn, áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ sinh học cho người chăn nuôi, đào tạo nhân lực, mở các
lớp tập huấn ngăn hạn, cập nhật nhanh những thông tin cho người chăn nuôi để
có hướng chăn nuôi phù hợp.
Ban chỉ đạo huyện tăng cường việc liên kết với các trường Đại Học và
Viện nghiên cứu để tạo điều kiện cho nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
Chú trọng nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, chủ trang
trại… phấn đấu đến cuối 2006 có 90% hộ nông dân nắm chắc qui trình kỹ thuật
trong chăn nuôi.

GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 8

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

Phát động nông dân sử dụng đất để trồng cỏ, đến cuối năm 2006 đạt trên
100 ha diện tích đất trồng cỏ (năng suất từ 200-300 tấn/ha), phát động các nông
hộ chăn nuôi tăng cường trữ rơm rạ (1ha rơm/con/năm) nhất là vào đông xuân.
Hướng dẫn và tư vấn về thị trường tiêu thụ thịt bò cũng như con giống

cho nông hộ, hỗ trợ thông tin nhằm giúp nông dân được lợi cao nhất. Thực hiện
phân công cụ thể từng thành viên trong Ban chỉ đạo Huyện, mỗi thành viên chỉ
đạo 1 xã, nhằm gắn kết trách nhiệm và kịp thời phản ảnh kịp thời những khó
khăn, bức xúc trong chăn nuôi của người dân.
Đẩy mạnh công tác nuôi bò phát triển thành mô hình kinh tế trang trại đối
với những hộ chăn nuôi với số lượng lớn, phấn đấu đến cuối năm 2006 có từ 20
- 25 trang trại nuôi bò.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ vốn cho những hộ chưa có điều
kiện chăn nuôi bò được nuôi bò. Phấn đấu đến cuối 2006 có trên 5.000 hộ chăn
nuôi.
Quản lý nghiêm ngặt tình hình thị trường tiêu thụ của tỉnh Vĩng Long nói
chung và huyện nhà nói riêng. Theo dõi để kịp thời thông tin cho nông dân về
tình hình biến động của giá thịt cũng như giá con giống, nhằm tránh tình trạng
bán “hớ” gây thua lỗ nghiêm trọng trong nông hộ.
II. HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ Ở HUYỆN
VŨNG LIÊM – VĨNH LONG:
II.1- Kết quả phát triển đàn bò giai đoạn 2003 – 2005:
Qua 3 năm 2003-2005, số lượng đàn bò phát triển khá nhanh. Đến cuối
năm 2004 tổng đàn là 14.813 con, trong đó có 2.782 con bò lai Sind và 39 con
bò sữa, số lượng bò cáo chiếm 60% tổng đàn, dự kiến năm 2006 đạt số lượng
19.500 con trong đó có 6.700 con bò lai Sind. Với qui mô mỗi hộ nuối ít nhất là
từ 2 – 3 con, trung bình là 8 – 10 con và nhiều nhất là 51 con.

GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 9

Nhóm 10



Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

Bảng: Kết quả phát triển đàn bò năm 2003_2005. (ĐVT: con)

GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 10

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Năm 2003

ST
T

Tên Xã

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Hiếu Nghĩa
Hiếu Thành
Hiếu Nhơn
Hiếu Thuận
Hiếu Phụng
Trung Hiệp
Trung Chánh
Trung Hiếu
Trung An
Trung Thành
Trung Thành Đông
Trung Thanh Tây
Trung Ngãi
Trung Nghĩa
Tân An Luông
Tân Quới Trung
Quới An

Thanh Bình
Quới Thiện
Thị Trấn

Tổng cộng:

Nhóm 10

T.hiện

461
527
444
439
350
663
478
476
505
750
387
580
663
576
578
763
771
330
412
320

10470

Đạt
(%)

92.2
7503
74
87.8
63.6
102
79.7
78.8
84.2
88.2
64.5
96.7
102
88.6
88.9
102
96.4
94.3
91.6
91.4
87.3

Năm 2004
Lai
sind


T.hiện

18
211
61
115
86
92
5
46
39
185
40
13
136
31
64
45
55
26
50
109
1427

Năm 2005

Đạt
(%)


Lai
sind

T.hiện

Lai
sind

659
799
667
566
670
1034
667
717
704
861
582
769
750
899
822
974
1054
358
742
519

94.1

9909
95.3
80.9
95.7
129
59.3
89.6
88
95.7
83.1
96.1
93.7
112.4
91.3
97.4
105
89.5
148
103

132
149
120
168
126
270
45
143
197
323

39
162
264
57
123
60
106
52
207
39

900
1000
850
800
900
1100
900
1000
1000
1000
800
950
1000
1000
1000
1100
1100
400
600

600

270
300
255
240
270
330
270
300
300
300
240
285
300
300
300
330
330
120
180
180

14813

98753

2782

18000


5400

Nguồn: Phòng nông nghiệp Huyện Vũng Liêm.

II.2- Lợi nhuận mang lại từ mô hình:
Qua số lượng thống kê cho ta thấy được hiệu quả kinh tế của người dân
đạt được như sau:
* Đầu Tư 1 Con Bò Cái Thường:
Phần Chi:

GVHD: Trần Thị Ái Đông

4.000.000

Trang 11

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

- Vốn ban đầu mua con bò:

2.500.000

- Vốn trong dân:


500.000

- Vốn vay:

2.500.000

- Lãi suất trong 3 năm (2.000.000 đ x 0.87% x 36 t): 626.400
- Thuốc thú y:

200.000

- Gieo tinh nhân tạo (100.000 đ x 2 lần):

200.000

- Trồng cỏ + mua thức ăn bổ sung:

300.000

- Chuồng trại:

173.600

Phần Thu (bò mẹ + bò con):

7.000.000

- Bò cái đang mang thai:

4.500.000


- Bò con:

2.500.000

Thực lãi

3.000.000

* Đầu Tư 1 Con Bò Đực Thường:
Phần chi:

3.091.000

- Vốn ban đầu mua 1 con bò:

2.000.000

- Vốn trong dân:

0

- Vốn vay:

2.000.000

- Lãi suất trong 2 năm (2.000.000 x 0.87% x 24 t):

417.600


- Thuốc thú y:

200.000

- Trồng cỏ + mua thức ăn bổ sung:

300.000

- Chuồng trại:

173.400

- Phần thu (bán thịt bò):

5.000.000

Thực lãi:

1.909.000

* Đầu Tư 1 Con Bò Lai Sind:
Phần Chi:
- Vốn ban đầu mua 1 con bò:

4.500.000

- Vốn trong dân:

1.500.000


- Vốn vay:

3.000.000

- Lãi suất trong 3 năm (2.000.000 đ x 0.87% x 36 t): 939.600
- Thuốc thú y:

200.000

- Gieo tinh nhân tạo:

200.000

GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 12

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

- Trồng cỏ mua thức ăn bổ sung:

300.000

- Chuồng trại:


173.400

Phần thu (bò mẹ + bò con):

11.500.000

- Bò cái mang thai:

7.000.000

- Bò con:

4.500.000

Thực lãi:

5.187.000

* Đầu Tư 1 Con Bò Đực Lai Sind:
Phần chi:

4.091.000

- Vốn ban đầu mua một con bò:

3.000.000

- Vốn trong dân:

1.000.000


- Vốn vay:

2.000.000

- Lãi suất trong 2 năm (2.000.000 x 0.87% x 24 t):

417.600

- Thuốc thú y:

200.000

- Trồng cỏ + mua thức ăn bổ sung:

300.000

- Chuồng trại:

173.400

Phần thu

6.500.000

Thực lãi

2.409.000

Qua thực tế các nơi thì bình quân hàng tháng người dân đạt được lợi

nhuận từ một con bò như sau:
Bò đực thường đạt lợi nhuận:

100.000đ/tháng

Bò đực lai Sind:

120.000đ/tháng

Bò cái thường:

150.000đ/tháng

Bò cái lai Sind:

180.000đ/tháng

Mô hình đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động nhàn rỗi
ở nông thôn, tăng thu nhập, đời sống sinh hoạt, trình độ nông dân từng bước
được cải thiện và nâng cao rõ rệt, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện
hiện nay còn 4,24% so với năm 2000 giảm 2,13%
Nguồn rơm rạ sản xuất lúa được tận dụng dự trữ làm thức ăn cho bò rất
nhiều nên diện tích đất sạ chay giảm so với giai đoạn trước, nhất là mùa vụ đông
xuân. Ngược lại thì phân bò được một số người dân tận dụng lại để phục vụ cho
trồng trọt.
Cho đến nay thì sản lượng thịt bò được cung ứng ra thị trường với số
lượng rất lớn, tăng lên gấp 2 lần so với giai đoạn trước với giá bán rất cao. Giá

GVHD: Trần Thị Ái Đông


Trang 13

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

bán bình quân các nơi trong tỉnh hiện nay là 60.000đ/kg tăng lên rất nhiều so với
trước đây là 45.000 – 50.000đ.
III. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MÔ HÌNH:
III.1- Thuận lợi:
Theo đặc điểm tình hình chung của huyện thì đây là địa bàn có điều kiện
rất thuận lợi để phát triển đàn bò.
Được sự quan tâm chỉ đạo của huyện, UBND huyện và sự quyết tâm của
Ban ngành đoàn thể, cấp UBND xã, thị trấn, đặc biệt có sự đồng tình nhất trí cao
của đại đa số nông dân trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho nông dân tham gia
thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Có nhiều chương trình chính sách ( trợ giá, giúp vốn, tìm thị trường…con
giống) và sự quan tâm đầu tư của Trung Ương và tỉnh để thúc đẩy đàn bò ở
huyện phát triển qua từng giai đoạn.
Nhiều hộ nuôi bò nhiều năm nên tích luỹ kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Có đội ngũ cán bộ thường xuyên tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và hướng dẫn
phòng trị bệnh cho đàn bò.
Tận dụng tối đa phụ phẩm trong nông nghiệp (rơm, rạ,…) để làm thức ăn
đầy dinh dưỡng cho bò. Sử dụng lại phân bò để phục vụ lại cho nông nghiệp với
số lượng phân rất lớn.
Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì phát triển đàn bò được
sự ưu tiên nguồn vốn do sở nông nghiệp – phát triển nông thôn hỗ trợ, nguồn

vốn của huyện và nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân hàng trên địa bàn.
Thị trường bò hiện nay bán với giá rất cao trên 60.000-70.000 đồng và
lượng thịt bò được tiêu thụ trên thị trường rất lớn. Nhu cầu thịt bò trong nước
không ngừng tăng cao, sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh đàn bò thịt của huyện.
III.2- Khó khăn:
Chương trình con giống và gieo tinh tuy có sự quan tâm đầu tư, chuyển
giao kỹ thuật cho nông dân nhưng vẫn còn chậm chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển đàn bò theo hướng lai Sind của người dân. Áp dụng biện pháp lai tinh nhân
tạo còn hạn chế do tập quán người chăn nuôi nhân giống bằng bò đực là chủ yếu
và thiếu kỹ thuật viên gieo tinh.
Lãi suất cho vay của ngân hàng đầu tư còn cao (1%/tháng), còn một số hộ
nghèo vẫn chưa có vốn để nuôi bò.
Các trang trại chưa hình thành nhiều trong chăn nuôi bò, chủ yếu nuôi hộ
gia đình là chính. Bên cạnh đó thì chăn nuôi theo hộ gia đình không được sự ưu
đãi về phân phối sản phẩm một cách thuận lợi mà phải nuôi theo phương thức
GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 14

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

“tự lo tự chạy”, sản phẩm được phân phối chủ yếu là bán lại cho những hộ nuôi
khác hay bán cho lái buôn. Họ chưa có thị trường cụ thể do đó phụ thuộc rất
nhiều vào thương lái và họ thường bị lái buôn ép giá.

Do có sự khác biệt giữa nuôi theo hộ và nuôi theo trang trại từ đó nảy sinh
tính không đoàn kết hay nói rõ hơn là “ganh tị”.
Thức ăn sử dụng cho bò được đầu tư đúng mức. Nông hộ chăn nuôi bò
chưa mạnh dạng sử dụng đất để trồng cỏ từ đó dẫn đến tình trạng khan hiếm
nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Tận dụng nguồn phân để phục vụ lại trồng trọt
còn chưa hợp lý do thiếu kỹ thuật xử lý phân, ủ phân đúng tiêu chuẩn.
Những thách thức đặt ra đối với việc phát triển nghề nuôi bò của Huyện
trong thời gian tới là bối cảnh nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế khu vực
(AFTA) và kinh tế thế giới (WTO). Theo cam kết nước ta phải mở cửa thị
trường chăn nuôi lúc đó mức thuế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi giảm tối
đa còn 5%, chắc chắn sự cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt. Ngoài ra, thị
trường tiêu thụ thịt bò vẫn còn nhiều khó khăn, dịch bệnh nguy hiểm luôn là mối
đe dọa tiềm tàng đối với đàn vật nuôi, gây rủi ro và thiệt hại lớn cho nông hộ,
việc chưa chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi.
Giá đầu vào thức ăn chưa có khả năng kiểm soát và khống chế, thường
biến động theo chiều hướng tăng cao…thực sự là những thách thức không nhỏ
và cần phải được quan tâm.

Phần kết luận và kiến nghị


GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 15

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp


Nhóm 10

I. KẾT LUẬN:
Việc phát triển đàn bò theo hướng lai Sind trong giai đoạn 2003-2005 của
Huyện Vũng Liêm, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND cấp huyện,
thị trấn… đã mang lại những hiệu quả rất cao góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế
Huyện, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân:
- Đàn bò phát triển khá nhanh, tốc độ bình quân hàng năm là 57%
- Cải tạo được tầm vóc cũng như chất lượng thịt của giống địa phương: bò
phát triển nhanh, da trơn mịn, thịt cho dinh dưỡng cao, thơm ngon bán được giá
cao hơn so với các năm trước (có lúc giá cao đến 70.000-80.000/kg).
- Tạo điều kiện cho nông dân sử dụng tốt các phụ phẩm trong nông nghiệp
nhất là rơm rạ, cỏ tự nhiên, cây hoa màu làm thức ăn cho bò.
- Tận dụng tối đa nguồn lao động nhàn rỗi, từ trẻ đến già điều có thể mang
lại thhu nhập cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động
nhàn rỗi, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo (toàn huyện
còn 4,24% so với năm 2002 giảm 2,13%) dần dần đưa chăn nuôi bò thành sản
xuất hàng hóa chủ lực.
Bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc trong dân chúng mà BCĐ Tỉnh
huyện chưa có biện pháp hổ trợ cụ thể:
- Nông dân chưa có tận dụng hết lượng phân bò để phục vụ lại sản xuất
nông nghiệp, do chưa có biện pháp thu gom và xử lý theo đúng kỹ thuật.
- Với số lượng đàn bò phát triển cao như thế của Huyện, mà vẫn chưa
chưa đáp ứng đủ nhu cầu thịt bò trong tỉnh, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thịt lẫn con
giống trong tỉnh thì đừng nói chi đưa sản phẩm trở thành mặt hàng xuất khẩu
mang lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
- Chưa thực hiện được chương trình phát triển đàn bò song song với chăn
nuôi xen thêm các loại gia súc khác.
II. KIẾN NGHỊ:
Tăng cường hỗ trợ tạo điều kiện để nông dân nhận được các nguồn vốn

của Trung Ương, Tỉnh, các nguồn vốn của các cơ quan nhân đạo cũng như
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tạo điều kiện cho dân được vay vốn với lãi suất
ưu đãi.
Trạm khuyến nông huyện tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình
trình diển thể hiện như việc đầu tư giống bò lai Sind. Chuyển giao khoa học kỹ
thuật giúp tăng thu nhập cho nông dân, cần phải tư vấn nhiều hơn về khoa học
kỹ thuật và thị trường cho nông hộ.
Trạm thú y Huyện phải đẩy mạnh phối hợp với các ngành chức năng, để
nâng cao hơn nữa hiệu quả về thú y, về công tác ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 16

Nhóm 10


Chính Sách Nông Nghiệp

Nhóm 10

Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của
địa phương cùng với hệ thống thú y cơ sở. Tăng cường tranh thiết bị, kinh phí
trong công tác gieo tinh nhân tạo đặt biệt là giống bò lai Sind để đạt được số
lượng đáng kể.
Vấn đề quan trọng đặt ra là Ban chỉ đạo Huyện cần phối hợp với các
ngành chức năng nhằm giải quyết đầu ra, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông
dân, trang trại chăn nuôi bò nhằm giúp người chăn nuôi an tâm hơn về giá cũng
như lợi nhuận của người chăn nuôi. Từng bước cải thiện đời sống của nông dân
huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.


GVHD: Trần Thị Ái Đông

Trang 17

Nhóm 10



×