Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Viêm-dạ-dày biên soạn bs Tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 14 trang )

Viêm dạ dày:

Trước tiên ta cần biết như thế nào là viêm dạ dày?
Như thế nào được gọi là viêm dạ dày cấp, và dựa vào đâu?
Mức độ nguy hiểm của nó như thế nào? Và điều trị ra làm sao?

Viêm dạ dày là gì?
Dạ dày: tiếng Anh là Gastric
Viêm dạ dày tiếng Anh chuyên ngành gọi là Gastritis.
Vậy viêm dạ dày là gì? Ta tham khảo vài định nghĩa của các trang y học nước ngoài khác
nhau thế này:
- Theo trang Mayoclinic: Gastritis is a general term for a group of conditions with one
thing in common: inflammation of the lining of the stomach.
 Tạm dịch: Viêm dạ dày là một thuật ngữ chung cho một nhóm điều kiện với một
điểm chung: có tình trạng viêm tại niêm mạc dạ dày. (Nhớ là niêm mạc nhé )
- Theo medicinenet.com thì ngắn gọn thế này: Gastritis is an inflammation of the
protective lining of the stomach
 Tạm dịch: Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc bảo vệ dạ dày.
- Theo Newsinhealth.nih.gov: Stomach lining has an important job. It makes acid and
enzymes that help break down food so you can extract the nutrients you need. The
lining also protects itself from acid damage by secreting mucus. But sometimes the
lining gets inflamed and starts making less acid, enzymes and mucus. This type of
inflammation is called gastritis, and it can cause long-term problem.
 Tạm dịch: Niêm mạc dạ dày có một công việc quan trọng. Nó tiết axit và enzyme
giúp phá vỡ thức ăn để hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết. Lớp niêm mạc cũng
bảo vệ bản thân nó khỏi bị tổn thương do axit bằng việc tiết ra chất nhầy. Nhưng
đôi khi lớp niêm mạc bị viêm và tiết ra ít axit, men và chất nhầy hơn. Đây là loại
viêm được gọi là viêm dạ dày, và nó có thể gây ra vấn đề lâu dài cho cơ thể

Tựu chung lại ta được một mẫu số, Gastritis nghĩa là viêm lớp niêm mạc của dạ dày do bất
kỳ nguyên nhân gì, nó làm cho lớp niêm mạc này giảm chức năng, và sẽ gây các hậu quả


về sau.


Gõ google tiếng việt cụm từ “Viêm dạ dày” hoặc “Viêm dạ dày là gì” cho ra khoảng 10,2
triệu kết quả trong 0,41 giây (quá nhanh), chúng ta có thể tự hào về nền y học của chúng ta
với vô số thầy thuốc đã cất công viết về y học như thế.. he he
Và đại đa số trong các kết quả tìm kiếm đó là … chuyên bán thuốc nam chữa bệnh dạ dày!
Tuyệt vời ))))
Mình thêm từ “bệnh học” sau từ khóa thì được 1 vài trang viết khá chuẩn như nước ngoài
định nghĩa như sau: Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Nó có thể có
nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể là một vấn đề cấp tính hoặc mãn tính làm
tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác, chẳng hạn như loét dạ dày, chảy máu hoặc
ung thư.

Khá đầy đủ, k cần bình luận thêm!
Vậy sao phải nhấn mạnh vào cái từ niêm mạc? Đơn giản là vì nó để phân biệt với loét
dạ dày!
Loét dạ dày là gì?
Loét là tổn thương qua lớp niêm mạc xuống đến tận lớp cơ niêm hoặc sâu hơn nữa, kích
thước >3mm (Tài liệu nội soi tiêu hóa – BV Bạch Mai)
 Loét dạ dày (ulcers gastric) phân biệt hoàn toàn với viêm dạ dày (Gastritis)
Viêm là tổn thương dạng viêm ở niêm mạc, còn loét thì tổn thương sâu hơn tới tận lớp
cơ và có kích thước đủ lớn để được coi đó là ổ loét.
Dạ dày có 5 tầng như giải phẫu ta đã học đó, vậy 1 viêm dạ dày đơn thuần thì chỉ tổn
thương phần trên tầng niêm mạc.

Để dễ hình dung, ta chia tầng niêm mạc thành 3 lớp:
- Lớp biểu mô



- Lớp đệm: Mô liên kết (chưa các ống tuyến)
- Lớp cơ niêm: Nằm giữ niêm mạc và tầng dưới niêm mạc
 Tổn tương loét là tổn thương từ lớp thứ 3 của tầng niêm mạc này đây! (chứ không
nhầm với tồn thương tới tầng cơ (gôm 3 lớp cơ ) ấy nhé (cũng có tổn thương đến
tầng cơ, nhưng phải phân biệt lớp cơ niêm và tầng cơ, tức là chỉ tổn thương từ cơ
niêm trở đi mà đủ kích thức đã được gọi là loét) …lằng nhằng quá )))))) he he

Sơ sơ về viêm dạ dày và loét dạ dày để chúng ta khát quát được viêm và loét như thế, tránh
nhầm lẫn, tuy nhiên ở VN này do nhiều yếu tố khác quan và chủ quan + dân trí mắm tôm
giềng mẻ nên người ta hay gọi là “viêm loét dạ dày tá tràng” )))))) he he ..quá trọn vẹn
nghĩa tình và không ai cãi được!
Trở lại vấn đề viêm dạ dày, theo một số định nghĩa về viêm dạ dày có đoạn: Gastritis is
inflammation of the stomach lining and is usually termed acute or chronic gastritis.
(Viêm dạ dày là viêm niêm mạc dạ dày và thường được gọi là viêm dạ dày cấp tính hoặc
mãn tính.)
Tức là Viêm dạ dày có hai thể là cấp tính hoặc mạn tính rất rõ ràng, và người ta cũng đưa
ra 2 nguyên nhân chỉ yếu (chiếm đại đa số) gây ra tình trạng viêm dạ dày là vi khuẩn HP và
thuốc NSAID.

Tóm cái váy lại: Viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính là tình trạng phản ứng của
niêm mạc dày dày với các tác nhân (HP, NSAID..), là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau về
lâm sàng, hình ảnh học (nội soi) và mô bệnh học.
Trên hình ảnh nội soi, niêm mạc dạ dày được mô tả khi có một hoặc nhiều bệnh lý sau:


- Phù nề (Edema) :

- Xung huyết (Erythema)

- Viêm Tiết dịch (Exudate): Có các mảng dịch nhầy bám trên bề mặt niêm mạc

- Viêm trợt phẳng (Flat erosion): tổn thương dạng trợt chỉ ở lớp niêm mạc, sâu không
quá 1mm


- Viêm trợt lồi (sướt nhô cao)

- Viêm tăng sản (Viêm phì đại)


- Viêm teo niêm mac (Atrophy) :

- Viêm dạng hạt (dạng nốt): Nodurality


- Viêm xuất huyết trong thành:

Vân vân và mây mây… rất nhiều thứ.. !
Ta sẽ đi vào cụ thể:
Có bao giờ bạn hay người thân của mình đột ngột đau bụng thượng vị với cảm giác thật
khó chịu, chướng hơi mà ợ lên không được, đau kiểu bỏng rát cắn xé mà dân gian hay gọi
là xót ruột ..(không phải đau đột ngột dữ dội như dao đâm nhé, đừng nhầm), thường là liên
tục và trội lên từng cơn, có liên quan mật thiết với bữa ăn và chất kích thích???
Vậy thì xin chúc mừng vì bạn đã bị nghi ngờ viêm dạ dày cấp rồi đấy! và đến 99% dân đất
nước này đều chấn đoán được ))
Viêm dạ dày cấp là gì?
1. Viêm dạ dày cấp (Acute gastitis)
Acute gastritis is a sudden inflammation or swelling in the lining of the stomach.
 Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm hoặc sưng tấy đột ngột trong niêm mạc dạ
dày.
Vậy như thế nào để biết viêm đột ngột? đi nôi soi có khẳng định nó là viêm đột ngột

không? (hơi trừu tượng nhỉ)


Ta hiểu nôm na thế này: Khi 1 bệnh nhân đột ngột đau bụng thượng vị với những triệu
chứng rất điển hình như đã nói ( đã loại trừ các nguyên nhân khác) đi nội soi và phát hiện
viêm dạ dày thì ta có thể tạm coi đó là viêm dạ dày cấp tính.
Câu hỏi đặt ra. Nếu BN trước đó đã từng đi soi dạ dày, đã được chẩn đoán viêm dạ dày rồi,
và giờ đau đột ngột trở lại đi nội soi tiếp có được gọi là cấp tính hay gọi là mạn tính?
Câu trả lời là có! vẫn có thể coi đó là cấp tính (nếu trên hình ảnh nội soi không có đặc điểm
gợi ý viêm mạn tính) vì có thể BN trước đó đã điều trị khỏi viêm dạ dày và lần này bị trở
lại.
Vậy có thể coi viêm dạ dày là cấp tính ở mọi BN đi soi lần đầu không?
Câu trả lời là không! Viêm dạ dày mạn tính chỉ được phép chẩn đoán khi có kết quả mô
bệnh học, vì 1 số trường hợp ghi nhận hình ảnh nội soi tổn thương rất nhẹ nhàng tuy nhiên
làm mô bệnh học thì kết quả mô bệnh học thay đổi rất nặng nề  sự bất tương xứng giữa
tổn thương mô bệnh học và hình ảnh nội soi. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp hình ảnh nội
soi được phép gợi ý viêm dạ dày mạn tính khi gặp cách hình ảnh: Viêm teo niêm mạc,
viêm teo nếp niêm mạc,dị sản ruột, viêm dạ dày đặc hiệu (các loại viêm dạ dày có nguyên
nhân rõ ràng như: Viêm do dùng thuốc chống viêm lâu năm, viêm trào ngược dịch mật ,
viêm do tia xạ hay gặp ở BN ung thư..)

Quay lại viêm dạ dày cấp: Hình ảnh nội soi của viêm dạ dày thường rất đặc trưng và dễ
nhận biết NHƯ : Phù nề, xung huyết, xuất tiết, vết trợt, và xuất huyết trong thành.
Theo phân loại Sydney thì có các loại viêm dạ dày như sau:
- Viêm phù nề, xung huyết: hay gặp nhất, gần như 100% các BS nội soi khi đọc mô tả
viêm dạ dày đều dùng cụm từ này.
- Viêm trợt phẳng (sướt phẳng theo cách gọi của miền nam)
- Viêm trợt lồi (sướt lồi)
- Viêm teo niêm mạc: Theo Kimura thì phân mức độ viêm teo dựa vào diện tích vùng
teo, có 5 mức độ (cái này sâu)  và nó là mạn tính

- Viêm phì đại niêm mạc dạ dày (Bệnh menetrier) : VN ít gặp lắm.. he he
- Viêm xuất huyết niêm mạc
- Viêm niêm mạc do trào ngược dịch mật.


Như đã nói ở trên, Viêm dạ dày có rất nhiều nguyên nhân (như ta học hay nói 1 điều kinh
điển là “mất cân bằng giữa acid và dịch nhầy đẫn đến acid tấn công vào niêm mạc gây
viêm” nó đúng nhưng chỉ đúng 1 nửa, vì nước ngoài họ chia ra làm hai loại là viêm có bào
mòn và viêm không có bào mòn, viêm có bào mòn tức là các hóa chất (acid, dịch mật,
thuốc..) làm bào mòn niêm mạc dạ dày, viêm không bào mòn thì do vi khuẩn HP.
Nguyên văn: Acute gastritis can be broken down into 2 categories: erosive (eg,
superficial erosions, deep erosions, hemorrhagic erosions) and nonerosive (generally
caused by Helicobacter pylori).
Và cái viêm dạ dày ta hay nói đó, chính là viêm dạ dày bào mòn (erosions). HP:
Helicobacter pylori. Là 1 loại xoắn khuẩn gram âm, kí sinh ở niêm mạc dạ dày, dĩ nhiên
nó có khả năng di chuyển và lây nhiễm (từ người này qua người khác) bằng cách gì thì
chúng ta đã biết rồi ). VK này đặc biệt nguy hiểm là chúng có 1 khả năng siêu nhân bằng
cách tiết ra urease (Và chính cái thứ này gây viêm trực tiếp lên niêm mạc dạ dày) loại
enzyme này rất mạnh, đủ để trung hòa acid (chủ yếu là HCl) do dạ dày tiết ra khiến chúng
không bị acid ly giải
Tức là HP  Urease (tạo ammoniac ) Viêm dạ dày (đồng thời trung hòa acid do dạ dày tạo
ra)  dạ dày tăng tiết acid hơn (để tấn công HP)  cộng hưởng lại sẽ gây tổn thương nặng
nề hơn (thường là loét).
Ngoài cơ chế trực tiếp, HP còn gây bệnh theo 1 loạt các cơ chế khác như kích thích lympho
bào tiết IgE, hoạt hóa tế bào mast, và ngoài urease chúng cũng tiết 1 vài loại enzyme có
khả năng tiêu hủy protein, hay gần đây người ta nghiên cứu chỉ ra nó tiết 1 loại một protein
tên gọi “độc tố tế bào hốc” gây tổn thương niêm mạc (ôi nhiều thế)
Lúc này có thể thấy cơ chế Acid chúng ta hay nói là giai đoạn sau, và chính acid là thứ gây
loét trong viêm dạ dày do HP chứ lại không phải urease do HP tiết ra (thật là phức tạp!!!)



Mời các bạn xem ảnh sau:

Có thể thấy từ Normal mucosa (niêm mạc bình thường) dưới sự hoành hành của HP đưa
đến Chronic Gastritis (Viêm dạ dày mạn tính) luôn được để có thể thấy rằng nó nguy hiểm
thế nào (HP thường không gây triệu chứng rầm rộ nên thường BN sẽ không thể biết để đi
khám) và 1 khi có triệu chứng thì nó cũng con đàn cháu đống – ăn tàn phá hại trong ấy rồi,
từ đó đưa đến Intestinal Metaplasia (dị sản ruột – Các tế bào do tổn thương lâu ngày sẽ
biếnđổi hình thái cấu trúc) rồi từ đó đưa đến Cancer (Ung thư) không còn bao xa.

Kinh chưa??? Thế cho nên người VN thuộc Thịt chó giáo, Mắm tôm đạo, Tiết canh phái,
Vịt lộn bang… nhưng chả chịu đi khám hay kiểm tra gì luôn! He he

Sơ bộ về HP: ở nước ngoài thế nào kệ mẹ nó, ở VN theo nghiên cứu của BS Công Long thì
tỉ lệ nhiễm khoảng 70%, gao gấp đôi châu Âu, Bắc mỹ, ngang bọn Tàu béo và chỉ thua
kém bọn da đen châu Phi (đùa chứ mấy khoản bệnh tật thì bọn phi đen luôn nhất)
ÁC CHƯA???


Theo thống kê của riêng tôi, số BN tôi thống kê trong 3 tháng, mỗi tháng làm 20 ngày
tổng số 578 BN, 100 % làm test HP bằng mẫu thạch.
Trong đó HP dương tính 279 BN, HP âm tính 299 BN , tỉ lệ dương tính ~ 48%. Như vậy là
tương đối.
Số BN đi nội soi lại sau điều trị chỉ có vỏn vẹn 6 BN, số dương tính sau điều trị là 2, còn 4
người âm tính. Tức là tỉ lệ kháng thuốc chếm mẹ 2/3.
Có thể thấy ý thức rất không tốt, về điều trị xong cứ nghĩ khỏi và không đi soi kiểm tra lại
(đa phần vì sợ nội soi nữa) có ông nào bị loét, dọa thủng các kiểu mới đi nội soi lại. chán!!
Mời các bạn xem 1 số hình ảnh kinh khủng của dạ dày (Dĩ nhiên là hình ảnh của tôi)
Đây là Gastric intestinal metaplasia: Tá tràng dị sản dạ dày hay có thể gọi là ruột dị sản dạ
dày, cần phân biệt với dạ dày dị sản ruột bên trên đã đăng


Đây là viêm dạ dày cấp (thể xuất huyết trong thành – bleeding spot): Miền nam gọi là xuất
huyết giả mạc đen.


 Biểu hiện là các mảng xuất huyết đen dưới niêm mạc (đã test rất nhiều và cho kết
quả âm tính hết) tuy nhiên theo khuyến cáo vẫn phải điều trị HP

Đây là loét và viêm hành tá tràng : Ổ loét tường không đơn độc, niêm mạc có những đám
gải mạc trắng trên bề mặt niêm mạc phù nề xung huyết

Đây là hẹp môn vị thần thánh mà chúng ta từng đọc sách: nào là nôn ọe, đau, đau tăng khi
ăn, đau giảm khi nôn, hay óc ách dạ dày ..vân vân

Soi ngược (vị trí tâm vị)

Lỗ môn vị


Còn đây là viêm trào ngược thực quản (hội chứng trào ngược kinh điển cúng chúng ta )))
Mức độ này có thể xếp vào độ C

Và viêm dạ dày thể phù nề xung huyết đã nói ở trên

Còn nhiều nhưng máy lỗi, mất hết oy.. ^^


 Như vậy ta khái quát lại 1 số vấn đề:
1. Viêm dạ dày cần phân biệt rõ là viêm niêm mạc dạ dày để phân biệt với loét dạ dày,
đó là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau về bản chất, hình ảnh và mô bệnh học

2. Viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn cũng là hai tình trạng bệnh lý khác nhau cả về
bản chất, triệu chứng và mô bệnh học (dù chúng có chung nguyên nhân)
3. Viêm dạ dày mạn luôn nặng nề và nguy hiểm hơn viêm dạ dày cấp dù bề ngoài
chúng chả có gì, và triệu chứng khá nghèo nàn
4. Chẩn đoán viêm dạ dày cấp dựa vào hình ảnh nội soi, nhưng chẩn đoán viêm dạ dày
mạn phải dựa vào mô bệnh học
5. HP và NSAID là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày (trong đó các yếu tố như
chất kích thích, tress..) chỉ là yếu tố bổ trợ, có thể coi là yếu tố nguy cơ
6. HP gây viêm dạ dày theo 1 cơ chế rất riêng và khi biểu hiện triệu chứng thường đưa
đến tình trạng nặng nề hơn bất kỳ 1 nguyên nhân nào khác.
7. Test lại sau điều trị HP là bắt buộc, để đánh giá tình trạng đáp ứng ũng như sự kháng
thuốc của VK này.

Tài liệu mang tính chất tham khảo!!



×