Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------NGUYỄN ĐÌNH HƯNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG ĐA HÀNH VĂN TỰ
Ở CÁC BẢN IN PHẬT GIÁO TRONG
PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO
MIỀN BẮC VIỆT NAM (1924 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------NGUYỄN ĐÌNH HƯNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG ĐA HÀNH VĂN TỰ Ở
CÁC BẢN IN PHẬT GIÁO TRONG PHONG TRÀO
CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO MIỀN BẮC VIỆT NAM
(1924 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
Mã số: 60220104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Cường

Hà Nội - 2017



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................4
Chương 1: LƯỢC SỬ ĐA HÀNH VĂN TỰ Ở VIỆT NAM VÀ BỐI CẢNH NGỮ
VĂN PHẬT GIÁO ĐẦU THẾ KỈ 20 .........................................................................8
1.1. Hiện tượng đa hành văn tự trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam .............8
1.1.1. Bối cảnh ngữ văn ở Việt Nam trước 1945 .................................................8
1.1.2. Song hành văn tự Hán - Nôm .....................................................................9
1.1.3. Đa hành văn tự có xuất hiện chữ Quốc ngữ .............................................13
1.2. Hiện tượng đa hành văn tự Hán – Nôm trong văn bản in Phật giáo nói chung
...............................................................................................................................16
1.3 Những yếu tố tác động tới ngữ văn Phật giáo đầu thế kỉ 20............................19
1.3.1. Những thay đổi về giáo dục, thi cử và sự phổ biến chữ Quốc ngữ ..........19
1.3.1.1. Những thay đổi về giáo dục, thi cử ...................................................19
1.3.1.2. Sự phổ biến chữ Quốc ngữ................................................................24
1.3.2. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nửa đầu thế kỉ 20...............31
1.3.2.1. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ 20 .......31
1.3.2.2. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nửa đầu thế kỉ 20 .......34
Chương 2: ĐA HÀNH VĂN TỰ TRONG VĂN BẢN IN PHẬT GIÁO Ở MIỀN
BẮC GIAI ĐOẠN 1924 - 1954 ................................................................................41
2.1 Khái niệm “đa hành văn tự” và mô hình phân loại hiện tượng đa hành văn tự
...............................................................................................................................41
2.2. Song hành văn tự Hán – Quốc ngữ .................................................................48
2.2.1. Song hành đối phiên .................................................................................48
2.2.1.1. Nguồn tư liệu.....................................................................................48
2.2.1.2. Phân tích tương quan giữa chữ Hán và chữ Quốc ngữ trong nhóm tư
liệu đối phiên ..................................................................................................53
2.2.1.3. Lý giải sự ra đời của các tư liệu Phật giáo đối phiên Hán – Quốc ngữ

........................................................................................................................65
2.2.2. Song hành phiên – dịch ............................................................................67
1


2.2.2.1. Nguồn tư liệu.....................................................................................67
2.2.2.2. Phân tích nhóm tư liệu phiên – dịch .................................................73
2.2.3. Song hành dịch .........................................................................................77
2.3 Song hành văn tự Nôm – Quốc ngữ ................................................................78
2.4. Vị trí của đa hành văn tự Phật giáo giai đoạn 1924 – 1954 trong lịch sử đa
hành văn tự Việt Nam ............................................................................................81
KẾT LUẬN ...............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93
PHỤ LỤC ..................................................................................................................98

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số đề thi Quốc ngữ trong bốn khoa thi Hương cuối cùng ở trường Hà
Nam
Bảng 1.2: Số đề thi Quốc ngữ trong bốn khoa thi cuối ở những trường thi khác
Bảng 1.3: Số đề thi Quốc ngữ ở bốn khoa thi Hội cuối cùng
Bảng 1.4: Một số ví dụ về chữ Quốc ngữ đầu thế kỉ 17
Bảng 1.5: Nội dung giảng dạy trong các cấp học của giáo dục khoa cử cải lương sau
cải cách giáo dục 1906
Bảng 1.6 : Các tổ chức và tạp chí Phật giáo trong phong trào chấn hưng Phật giáo
(trước 1945)
Bảng 2.1: Ví dụ minh họa cho các hiện tượng song tồn văn tự Hán Nôm
Bảng 2.2: Phân loại hiện tượng đa hành văn tự Phật giáo miền Bắc Việt Nam 1924

– 1954
Bảng 2.3: Thống kê tư liệu song hành đối phiên Hán – Quốc ngữ
Bảng 2.4: Thống kê cách trường hợp lệch chuẩn phụ âm
Bảng 2.5: Các trường hợp lệch chuẩn phụ âm phổ biến
Bảng 2.6: Thống kê các trường hợp trong một văn bản sử dụng Quốc ngữ ghi âm
một chữ Hán bằng cả hai phụ âm
Bảng 2.7: Thống kê các trường hợp lệch chuẩn về vần
Bảng 2.8: Thống kê các trường hợp lệch chuẩn về thanh điệu
Bảng: 2.9: Thống kê các chữ trong thuật ngữ Phật giáo phiên âm Quốc ngữ khác âm
Hán Việt
Bảng 2.10: Thống kê các thuật ngữ khi phiên âm được tham khảo nguyên gốc tiếng
Phạn
Bảng 2.11: Ví dụ cách dịch thần chú Thủ Lăng nghiêm tham khảo tiếng Phạn
Bảng 2.12: Ví dụ về cách dịch của Thiện Chiếu
Bảng 2.13: Ví dụ những câu hướng dẫn hành lễ được dịch ra Quốc ngữ
Bảng 2.14: Thống kê tư liệu song hành phiên – dịch
Bảng 2.15: Thống kê tư liệu song hành dịch

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Có một hiện tượng ngữ văn đáng lưu ý trong kho sách Hán Nôm Việt Nam nói
chung và các văn bản in Phật giáo nói riêng là việc ở cùng một văn bản tồn tại
không chỉ một mà là hai hoặc ba loại hình văn tự, trong đó các loại văn tự tồn tại
song song và cùng truyền tải một nội dung ý nghĩa. Thường gặp nhất là hiện tượng
tồn tại hai loại chữ Hán + chữ Nôm; ngoài ra có thể kể tới các trường hợp tồn tại hai
loại chữ Hán + chữ Quốc ngữ, chữ Nôm + chữ Quốc ngữ; thậm chí có thể tồn tại ba
loại chữ Hán + chữ Nôm + chữ Quốc ngữ. Lịch sử ngữ văn cổ điển Việt Nam cho

thấy, ban đầu là những văn bản thuần tuý chữ Hán, sau đó đến giai đoạn tồn tại
“song hành văn tự” và “tam hành văn tự” chữ Hán + chữ Nôm + chữ Quốc ngữ
cùng ghi một nội dung văn bản. Những trường hợp “song hành” hoặc “tam hành”
văn tự như thế, chúng tôi tạm gọi là “đa hành văn tự”.
Hiện tượng đa hành văn tự xuất hiện phổ biến trong các văn bản thuộc nhiều
lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực Phật giáo. Trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc 1924 – 1954, trong bối cảnh chữ Quốc ngữ đã dần phổ biến, vì nhu cầu
hoằng pháp nên nhiều tư liệu Phật giáo có hiện tượng đa hành văn tự có chữ Quốc
ngữ tồn tại song song với chữ Hán hoặc chữ Nôm đã được ra đời. Đây là một nhóm
tư liệu đáng chú ý trong lịch sử ngữ văn Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới thời điểm
hiện tại thì nhóm tư liệu này chưa được tập hợp và nhận diện, những nghiên cứu về
các tư liệu đa hành văn tự Phật giáo nửa đầu thế kỉ 20 ở miền Bắc cũng chưa được
tiến hành.
Xuất phát từ lý do đó nên chúng tôi thực hiện luận văn này với mục đích tập
hợp, nhận diện các tư liệu đa hành văn tự trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc giai đoạn 1924 – 1954, làm nổi bật được đặc điểm của nhóm tư liệu này
trong lịch sử ngữ văn Việt Nam, đồng thời góp phần làm rõ được vai trò của chúng
đối với công cuộc chấn hưng Phật giáo khi xã hội Việt Nam bắt đầu chuyển mình

4


sang giai đoạn hiện đại. Nghiên cứu này cũng có thể là cơ sở khoa học để tiếp tục
tìm hiểu về phiên dịch học Phật giáo đầu thế kỉ 20 ở Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đa hành văn tự là hiện tượng xuất hiện phổ biến trong các văn bản có tồn tại
chữ Hán và chữ Nôm. Vậy nên đã có khá nhiều nghiên cứu sử dụng những tư liệu
này, có thể kể đến những công trình như: Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm
Phật thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, 1 Thiền Tông khóa hư ngữ lục, 2 Khái
luận văn tự học chữ Nôm, 3 Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm Truyền kỳ

mạn lục tăng bổ giải âm tập chú 4…
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên thì hiện tượng các loại văn tự đứng song
song với nhau chưa phải là vấn đề được đặc biệt quan tâm và tập trung lý giải, mà
chủ yếu quan tâm tới khía cạnh dịch thuật. Phải tới năm 2016, trong bài viết “Đa
hành văn tự trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam”, 5 khái niệm “đa hành văn tự”
(multi-scripts) mới được đặt ra, sơ đồ phân loại hiện tượng này cũng được trình bày
trong nghiên cứu này.
Tới bài viết “Hiện tượng song tồn văn tự Hán - Nôm trong văn bản ngữ văn cổ
điển Việt Nam”, 6 tác giả Nguyễn Tuấn Cường tiếp tục phát triển khái niệm “song
tồn văn tự Hán Nôm” (co-existence of scripts, 漢喃文字的雙存)và có đề cập tới
hiện tượng song hành văn tự Hán – Nôm (漢喃文字的雙行). Hai nghiên cứu trên

Hoàng Thị Ngọ (1999), Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết Đại báo phụ mẫu ân
trọng kinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2
Trần Trọng Dương khảo cứu – phiên chú (2009), Thiền Tông khóa hư ngữ lục, Nxb Văn học, Hà
Nội.
3
Nguyễn Quang Hồng (2008), Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4
Nhiếp Tân (2012), Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải
âm tập chú (Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN)
5
Nguyễn Tuấn Cường – Nguyễn Đình Hưng, “Đa hành văn tự trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt
Nam (Multi-scripts in Vietnam’s Classical Texts)”, paper for 3rd International Conference on
Vietnamese and Taiwanese Studies & 8th International Conference on Taiwanese Romanization.
6
グエン・トゥアン・クオン (Nguyễn Tuấn Cường), 「ベトナム古典文献における漢
字・チュノム文字双存現象」,「漢字文化圏の 100 年+」国際シンポジウム, 日本富
1


山大学, 2016 年 11 月 27 日.
5


cung cấp cơ sở lý thuyết cho chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu trong quá trình
thực hiện luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu đối tượng nghiên cứu là hiện tượng đa
hành văn tự Hán – Quốc ngữ, Nôm – Quốc ngữ trong các văn bản in Phật giáo giai
đoạn chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc 1924 – 1954.
Phạm vi tư liệu nghiên cứu được giới hạn ở các văn bản in của Phật giáo miền
Bắc 1924 – 1954, tập trung nhiều vào các văn bản được xuất bản bởi các cơ quan
chính thức của giáo hội Phật giáo miền Bắc đương thời (báo Đuốc Tuệ, nhà in Đuốc
Tuệ, chùa Quán Sứ, Hội Phật tử Việt Nam…). Lý do các xuất bản phẩm từ các cơ
quan chính thức của giáo hội được chú tâm nghiên cứu là vì công cuộc chấn hưng
Phật giáo của các tổ chức này đã thúc đẩy sự ra đời của các tài liệu đa hành văn tự;
các tư liệu đó thông qua kênh giáo hội đã có phạm vi ảnh hưởng lớn trong cộng
đồng Phật giáo đương thời, cũng như vẫn còn tác động tới hiện tại. Những tư liệu
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đang tồn tại dưới nhiều dạng chất liệu định hình
ngôn từ (sách in, tạp chí, tờ bướm, micro film, mộc bản) và hiện nay được lưu trữ
trong các thư viện (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư
viện chùa Quán Sứ), hoặc được lưu giữ trong các tủ sách của các chùa hoặc các cá
nhân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện dựa trên phương pháp ngữ văn học
(philology). Phương pháp này quan tâm đến mặt ngôn ngữ - văn tự của ngôn từ và
văn bản, bao gồm việc giải thuyết các nội dung ngữ nghĩa trong mối liên hệ biện
chứng và lịch sử với các yếu tố hình thức (bao gồm ngôn ngữ, chữ viết và cả
phương thức định hình) của nó. Trên cơ sở phương pháp ngữ văn học, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu quan hệ của các yếu tố hình thức (tiếng Hán - tiếng Việt, chữ
Hán – chữ Nôm – chữ Quốc ngữ, phương thức định hình văn bản) trong tương quan

6


với nội dung Phật giáo mà nó truyền tải; nhằm lý giải nguyên nhân, giá trị của các
yếu tố hình thức đó.
Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng một số khái niệm và thao tác đối chiếu bản
gốc với bản dịch của ngành phiên dịch học (translation studies) để thực hiện nghiên
cứu này. Phương pháp văn bản học đặc thù của ngành Hán Nôm cũng được sử
dụng, tuy không nhiều. Một cách tiếp cận mà chúng tôi áp dụng trong luận văn là
cách tiếp cận nghiên cứu văn hoá in ấn (print culture) thời cận hiện đại, đặc biệt chú
trọng vào bước chuyển biến từ loại hình in ấn truyền thống (ván khắc) sang in ấn
hiện đại (in chì, in typo).
Ngoài ra, một số thao tác nghiên cứu khoa học nói chung cũng được áp dụng ở một
mức độ phù hợp, bao gồm: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn
dịch…
5. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Lược sử đa hành văn tự ở Việt Nam và bối cảnh ngữ văn Phật giáo đầu
thế kỉ 20
Ở chương mở đầu này, lược sử đa hành văn tự ở Việt Nam nói chung và đa
hành văn tự Phật giáo trước thế kỉ 20 nói riêng có tồn tại hai loại văn tự Hán và
Nôm được chúng tôi khái quát lại. Những thay đổi về giáo dục – khoa cử, xã hội và
cuộc vận động chấn hưng Phật giáo đầu thế kỉ 20 cũng được đề cập tới trong
chương này để làm tiền đề nghiên cứu cho chương 2.
Chương 2: Đa hành văn tự trong văn bản in Phật giáo ở miền Bắc giai đoạn 1924 –
1954
Đây là chương trọng tâm của luận văn. Trong chương 2 này, cơ sở lý thuyết về
đa hành văn tự được trình bày ở đầu chương. Từ cơ sở lý thuyết đó, hiện tượng đa

hành văn tự trong các bản in Phật giáo được phân loại và phân tích cụ thể đối với
từng trường hợp. Ở cuối chương, hiện tượng đa hành văn tự trong các bản in Phật
giáo 1924 – 1954 được đặt trong lịch sử đa hành văn tự Việt Nam để đối chiếu.

7


Chương 1: LƯỢC SỬ ĐA HÀNH VĂN TỰ Ở VIỆT NAM VÀ BỐI CẢNH NGỮ
VĂN PHẬT GIÁO ĐẦU THẾ KỈ 20
Tiểu dẫn: Trong lịch sử ngữ văn Việt Nam, hiện tượng đa hành văn tự đã xuất hiện từ
sớm trong các văn bản song hành Hán – Nôm thuộc các lĩnh vực tôn giáo – tín ngưỡng,
văn học, từ thư, kinh điển Nho gia, sách học chữ, văn bản pháp luật, quân sự… Tới đầu thế
kỉ 20, chữ Quốc ngữ đứng song song với chữ Hán và chữ Nôm trong các văn bản đa hành
văn tự thuộc lĩnh vực tôn giáo – tín ngưỡng và giáo dục.
Ngữ văn Phật giáo đầu thế kỉ 20 ở Việt Nam được đặt trong bối cảnh khoa cử - giáo
dục Hán học đã chấm dứt kéo theo sự thất thế của chữ Hán; chữ Quốc ngữ được đưa vào
chương trình giáo dục, được phổ biến qua báo chí và các hoạt động truyền bá Quốc ngữ
của trí thức đầu thế kỉ 20.

1.1. Hiện tượng đa hành văn tự trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam
1.1.1. Bối cảnh ngữ văn ở Việt Nam trước 1945
Bối cảnh ngữ văn ở Việt Nam trước năm 1945 khá phức tạp. Nhà ngữ học nổi
tiếng người Mĩ là John DeFrancis cho rằng lịch sử ngữ văn Việt Nam từ năm 1945
trở về trước có thể chia thành bốn giai đoạn:
(1) giai đoạn thực dân Trung Quốc (năm 111 trước CN – năm 939)
- có hai ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Hán)
- có một văn tự (chữ Hán)
(2) giai đoạn độc lập quân chủ (939-1651)
- có hai ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Hán)
- có hai văn tự (chữ Hán, chữ Nôm)

(3) giai đoạn độc lập quân chủ và phân lập Công giáo (1651-1861)
- có hai ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Hán)
- có ba văn tự (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ)
(4) giai đoạn thực dân Pháp (1861-1945)
- có ba ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp)
- có bốn văn tự (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp)

7

7

John DeFrancis, Colonialism and Language Policy in Viet Nam, The Hague: Mouton
Publishers, 1977.

8


Trong số các ngôn ngữ và văn tự trên thì tiếng Việt là ngôn ngữ bản địa, chữ
Nôm và chữ Quốc ngữ là văn tự ghi ngôn ngữ bản địa. Xu hướng chung ở các văn
bản đa hành văn tự là văn tự ghi ngôn ngữ bản địa được bổ sung vào, giúp cho văn
bản được phố biến rộng rãi hơn trong cộng đồng.
Ở phần này, luận văn giới hạn khảo sát hiện tượng đa hành văn tự với các đối
tượng văn tự là chữ Hán, chữ Nôm (Nôm Việt, Nôm Kinh) và chữ Quốc ngữ. Thực
tế lịch sử đa hành văn tự tại Việt Nam còn phức tạp hơn rất nhiều, với sự tham gia
của nhiều loại văn tự khác, nhưng luận văn tạm thời chưa bàn tới. Vì vậy, phạm vi
đa hành văn tự ở đây chỉ bao gồm “song hành” và “tam hành”.
1.1.2. Song hành văn tự Hán - Nôm
Song hành văn tự Hán Nôm là trường hợp xuất hiện sớm nhất của hiện tượng đa
hành văn tự. Văn bản sớm nhất tồn tại hiện tượng này là Phật thuyết Đại báo phụ
mẫu ân trọng kinh 佛說大報父母恩重經, 8 rất có thể được định hình vào khoảng

thế kỉ 11-12 (mặc dù có giả thuyết khác là thế kỉ 15). Trong văn bản này, phần
chính văn chữ Hán được in cỡ lớn, nội dung bản dịch bằng chữ Nôm được in song
song bằng chữ nhỏ phía bên tay phải, tạo thành bản dịch ra văn xuôi cho toàn bộ tác
phẩm.
Hiện tượng song hành văn tự Hán - Nôm có ở các bản giải âm các văn bản tôn
giáo (Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian), văn học (văn xuôi, thơ ca), từ thư, kinh
điển Nho gia, sách học chữ, văn bản pháp luật, quân sự…
Ở lĩnh vực tôn giáo – tín ngưỡng, sau Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng
kinh (xem ảnh 1), hiện tượng song hành văn tự Hán – Nôm còn xuất hiện ở nhiều
văn bản khác, như tác phẩm Khoá hư lục giải nghĩa, 9 nhưng nổi tiếng nhất vẫn là
các bản giải âm của hòa thượng Minh Châu Hương Hải (thế kỉ 18) và hòa thượng
Phúc Điền (thế kỉ 19). Ngoài tác phẩm của hai tác giả lớn trên, hiện tượng đa hành

Hoàng Thị Ngọ (1999), Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân
trọng kinh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
9
Trần Trọng Dương khảo cứu - phiên chú (2009), Thiền tông khóa hư ngữ lục, NXB Văn học, Hà
Nội.
8

9


văn tự còn xuất hiện ở nhiều văn bản Phật giáo khác xuất hiện rải rác cho tới đầu
thế kỉ 20 trên phạm vi cả nước. 10
Ở lĩnh vực văn học, văn bản song hành Hán – Nôm sớm nhất là Tân biên
truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú 新編傳奇漫錄增補解音集註

11


(xem

ảnh 2). Hiện tác phẩm này còn nhiều văn bản ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm: VHv.
1491/1 – 4, A.1021, VHv. 1641, A.176/1 – 2, A. 320/1 – 4, A.3165; trong đó bản
A.176 có niên đại 1763. Ở trong tác phẩm này, chính văn chữ Hán in được in cỡ lớn,
nối tiếp là phần chữ Nôm in lưỡng cước nhỏ hơn là bản dịch của nguyên văn chữ
Hán, giúp cho độc giả có thể hiểu nghĩa của tác phẩm bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

Ảnh 1: Phật thuyết Đại báo phụ mẫu
ân trọng kinh
佛說大報父母恩重經
(Hán to trái, Nôm nhỏ phải)

Ảnh 2: Tân biên truyền kì mạn lục
新編傳奇漫錄
(Hán to trên, Nôm nhỏ dưới)

Hiện tượng này cũng xuất hiện trong nhiều văn bản văn học khác:
- Bạch Viên Tôn các truyện 白猿孫各傳 (R.1519) 12
- Quy khứ lai từ diễn ca 歸去來辭演歌 (AB.336)

Hiện tượng song hành Hán – Nôm trong văn bản Phật giáo sẽ được trình bày cụ thể ở mục 1.2.
Đây là một bản dịch Nôm tác phẩm văn học chữ Hán Truyền kì mạn lục 傳奇漫錄 của tác giả
Nguyễn Dữ (sống vào khoảng thế kỉ 16). Tác phẩm dịch Nôm được cho là của Nguyễn Thế Nghi
(gần như cùng thời với Nguyễn Dữ) có thể được thành thư vào cuối thế kỉ 16 - đầu thế kỉ 17.
12
Các tài liệu chữ Hán có mã R được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, các tài liệu chữ Hán
có những mã khác (VHv, A, AB…) được lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
10
11


10


- Tây nam hai mươi tám hiếu diễn ca 西南孝演歌 (VNv.62)
- Đường thi quốc âm 唐詩國音(AB.172)
- Quốc âm diễn thi 國音演詩 (AB.174)…
Điểm khá đặc biệt trong một số văn bản văn học có hiện tượng song hành Hán –
Nôm là nội dung văn học của Việt Nam bằng tiếng Việt, (được ghi chép bằng chữ
Nôm) lại được dịch ra chữ Hán như: Nam phong giải trào 南風解嘲 (AB.348,
AB.232), Nam thi tân tuyển 南詩新選 (R.1857)… Các bản dịch này đều góp nhặt
thơ ca dân gian của Việt Nam rồi đem dịch ra chữ Hán, phỏng theo thể Phong trong
Thi kinh, thể hiện tư duy chữ Hán và Nho học tồn tại bền chặt trong tư duy của trí
thức Nho học ở Việt Nam.
Từ thư 詞書 cũng là một mảng sách mà hiện tượng song hành Hán – Nôm
xuất hiện phổ biến.

13

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Cường, “do đặc điểm

của từ thư, tức là các đơn vị tự/từ được lắp ghép với nhau theo môn loại (nội dung
nhóm từ, ví dụ thiên văn, địa lý, nhân luân…), nên giữa các từ liền nhau không có
mối quan hệ về nội dung ý nghĩa, mà thường chỉ có quan hệ về ngữ âm (ghép lại
thành thơ). Về bản chất, những bộ từ thư này không phải là “dịch văn bản” (text
translation) mà chỉ là “dịch từ” (word translation)”. 14 Sách từ thư dạng này có khá
nhiều, như:
- Trùng thuyên Chỉ nam bị loại các bộ dã đàm tịnh bổ di đại toàn 重鐫指南備
類各部野譚并補遺大全 (AB.372)
- Nhật dụng thường đàm 日用常談 (AB.17, VNv.134)

- Tự Đức thánh chế Tự học giải nghĩa ca 嗣德聖制字學解義歌 (VHv.626/1-4,
VHv.627/1-4)
Thuật ngữ gọi chung cho tự điển 字典, từ điển 詞典, loại thư 類書 (Nguyễn Tuấn Cường).
Nguyễn Tuấn Cường (2016), “Hiện tượng song tồn văn tự Hán - Nôm trong văn bản ngữ văn cổ
điển Việt Nam” (Script Co-existence of Sinographs and Nôm Script in Vietnam’s Classical Texts),
「 ベ ト ナ ム 古 典 文 献 に お け る 漢 字 ・ チ ュ ノ ム 文 字 双 存 現 象 」 (Script Co-existence of
Sinographs and Nôm Script in Vietnam’s Classical Texts),「漢字文化圏の 100 年+」国際シン
ポジウム, 日本富山大学, 2016 年 11 月 27 日 (paper for International Symposium100+ Years of
Sinograph Cosmopolis, Toyama University, Japan, Nov. 27, 2016).
13
14

11


- Đại Nam quốc ngữ 大南國語 (AB.106)
- Nam phương danh vật bị khảo 南方名物備考 (A.155)…
Ở mảng sách giáo dục (sách dạy chữ vỡ lòng và kinh điển Nho gia), hình thức
song hành văn tự Hán – Nôm được sử dụng khá phổ biến. Việc bổ sung ngôn ngữ
và văn tự bản địa vào tài liệu giáo dục giúp cho người học hiểu nghĩa và nhớ được
chữ Hán, đồng thời cũng là tài liệu có giá trị với người dạy học. Hiện các sách dạy
chữ và kinh điển có hình thức song hành Hán – Nôm còn khá nhiều trong các thư
viện, như:
- Tam tự kinh lục bát diễn âm 三字經六八演音 (R.129)
- Dương tiết diễn nghĩa 陽節演義 (AB.88, VHv.1259, R.25)
- Chu dịch quốc âm ca 周易國音歌(R.2020)
- Dịch kinh chính văn diễn nghĩa 易經正文演義 (VHv. 1114)…
Ngoài ra, hiện tượng song hành Hán – Nôm còn xuất hiện trong một số văn bản
pháp luật (Thượng dụ huấn điều sao bản giải âm 上諭訓條抄本解音, R.2033) hoặc
quân sự (Vũ kinh diễn nghĩa ca 武經演義歌, AB.138)…


Ảnh 3: Một trang của Chu dịch quốc âm ca (R.2020)
Nửa trên của trang sách có hiện tượng song hành văn tự Hán Nôm, trong đó phần chính văn chữ
Hán in to, bản dịch chữ Nôm in lưỡng cước nhỏ hơn nối tiếp chính văn.

12


Việc hiện tượng song hành Hán – Nôm xuất hiện phổ biến ở các văn bản thuộc
khá nhiều môi trường hành chức chứng tỏ ngay từ trong quá khứ, văn tự và ngôn
ngữ bản địa đã cần thiết đối với người Việt để có thể đọc hiểu được các văn bản
Hán văn.
1.1.3. Đa hành văn tự có xuất hiện chữ Quốc ngữ
Tới khoảng đầu thế kỉ 20, khi chữ Quốc ngữ đã được đưa vào chương trình giáo
dục và dần phổ biến ở Việt Nam, văn tự này cũng được bổ sung vào các văn bản đa
hành văn tự, trở thành các dạng song hành Hán – Quốc ngữ, Nôm – Quốc ngữ, và
tam hành Hán – Nôm – Quốc ngữ. Hiện tượng đa hành văn tự có chữ Quốc ngữ
xuất hiện chủ yếu trong các văn bản thuộc lĩnh vực tôn giáo – tín ngưỡng và giáo
dục.
Trong các văn bản tôn giáo – tín ngưỡng, chữ Quốc ngữ được sử dụng để
phiên âm chữ Hán hoặc Nôm để cung cấp thêm một kênh văn tự khi tụng đọc các
nghi thức; hoặc được sử dụng để dịch nguyên bản chữ Hán, giúp cho tín đồ hiểu
được nghĩa lý kinhh điển. Các văn bản dạng này phổ biến trên phạm vi cả nước.
Ngoài văn bản Phật giáo, các văn bản tín ngưỡng dân gian cũng có hiện tượng đa
hành văn tự có chữ Quốc ngữ: Quan đế cứu kiếp chân kinh 關帝救劫真經(R.3951),
Quang minh tu đức kinh văn 光明修德經文(R.1619), Thổ địa táo vương kinh 土地
竈王經(R.3950), Quan đế đào viên minh thánh kinh 關帝桃圜明聖經(R.3956)…

Ảnh 4: Một trang của Quan đế cứu kiếp chân
kinh (R.3951) có hiện tượng song hành Nôm –

Quốc ngữ.

Ảnh 5: Một trang của Quang minh tu đức kinh
văn (R.1619) có hiện tượng song hành Nôm –
Quốc ngữ.

13


Trong mảng sách giáo dục, các văn bản được bổ sung chữ Quốc ngữ đa phần
là những sách dạy chữ, dạy vỡ lòng cho trẻ đã có từ trước: Ngũ thiên tự dịch quốc
ngữ 五千字譯國語 (R.1554), Thiên tự văn giải âm 千字文解音(AB.226), Tam
thiên tự giải dịch quốc ngữ 三 千 字 解 譯 國 語 (R.1667, VNv.133, VNv.120,
VNv.191, AB.228, VNv.121, VNv.131), Minh đạo gia huấn 明道家訓 (R.1555).
Các văn bản này là những sách dạy chữ và dạy đạo đức căn bản cho bậc ấu học, đã
có bảng dịch từ ra chữ Nôm. Tới đầu thế kỉ 20, có thể những sách này vẫn được sử
dụng để dạy chữ Hán và chữ Nôm. Việc bổ sung thêm chữ Quốc ngữ ghi âm Hán
Việt của chữ Hán và phiên âm chữ Nôm trong bối cảnh chữ Quốc ngữ đã phổ biến
giúp cho việc học chữ Hán và chữ Nôm thuận tiện hơn.

Ảnh 6: Một trang của Minh đạo gia huấn (R.1555)
Trong văn bản có: chữ Hán, phần dịch từ ra chữ Nôm, chữ quốc ngữ ghi âm Hán Việt của chữ Hán
và phiên âm Nôm. Thiết kế này của sách phù hợp với mục đích dạy chữ cho trẻ nhỏ, cùng những
nội dung đạo đức mà sách truyền tải.

Cũng có trường hợp hiện tượng đa hành văn tự có chữ Quốc ngữ xuất hiện
trong sách mới được soạn như Phổ thông độc bản 普通讀本 (R.365). 15 Sách được

Cuốn sách này được in năm 1911, của tác giả Phạm Quang Xán 范光璨, là một cuốn sách in ván
khắc gỗ. Nội dung gồm 22 bài đọc cung cấp tri thức cho người Việt Nam đầu thế kỉ 20 về thiên

văn, địa lý, địa cầu, kinh độ, vĩ độ…

15

14


in theo bố cục một tờ chữ Hán kèm với một tờ Quốc ngữ in thường là bản dịch,
không có phiên âm Hán Việt. Do nội dung sách được biên soạn để bổ túc những tri
thức mới mẻ cho người Việt ở thời điểm đầu thế kỉ 20 nên việc sử dụng hai loại văn
tự song song là để mở rộng đối tượng độc giả hơn (người biết chữ Hán hay biết
Quốc ngữ đều có thể đọc được). Vì không có mục đích dùng để dạy và học chữ Hán
nên cuốn sách này không có phiên âm của chữ Hán ra Quốc ngữ.

Ảnh 7 & 8: Trang chữ Hán và trang Quốc ngữ của hai bài đầu trong Phổ thông độc bản (R.365,
TVQGVN)

Ngoài hai lĩnh vực chính là tôn giáo – tín ngưỡng và giáo dục, hiện tượng đa
hành văn tự có chữ Quốc ngữ còn xuất hiện lẻ tẻ trong một vài văn bản dành cho
những đối tượng đặc biệt. Ví dụ như đối với cộng đồng tín đồ Thiên chúa giáo thì
Quốc ngữ là loại văn tự được sử dụng nhiều, tuy nhiên để làm việc với chính quyền
thì họ vẫn phải sử dụng các loại giấy tờ hành chính bằng chữ Hán. Để thuận tiện
hơn cho tín đồ trong việc làm việc với chính quyền, linh mục Vũ Đăng Khoa ở Phát
Diệm/Diễm (發艷) đã soạn Từ hàn cử ngung dịch quốc ngữ 詞翰舉隅譯國語
(R.107, 1907). Đây là một văn bản in từ ván khắc, nội dung là một bộ tập hợp các
giấy tờ hành chính, mẫu giấy tờ, thư từ trong xã hội đương thời; cụ thể gồm có 147
mẫu giấy tờ thuộc 5 mục: khế khoán, đặt bầu, thư thiếp, từ trạng, chương sách. Sách
được kết cấu song ngữ: một tờ in chữ Hán (gồm 2 trang, in dọc) rồi đến một tờ in

15



chữ Quốc ngữ. Hai tờ Hán và Quốc ngữ đi liền nhau được đánh số giống nhau.
Phần chữ Quốc ngữ là bản dịch của tờ chữ Hán liền trước đó (xem ảnh 9 và 10).

Ảnh 9 & 10: Từ hàn cử ngung dịch Quốc ngữ 詞翰舉隅譯國語 (R.107, TVQGVN).
Tờ đầu tiên có tên sách và bài Tựa chữ Hán, tờ thứ hai là bản dịch bài Tựa ra Quốc ngữ.

1.2. Hiện tượng đa hành văn tự Hán – Nôm trong văn bản in Phật giáo nói
chung
Phật giáo là một tôn giáo, vậy nên sử dụng các văn bản làm tài liệu giáo dục
người xuất gia cũng như tại gia là nhiệm vụ quan trọng của tôn giáo này. Để phục
vụ cho mục đích giúp người đọc thâm nhập giáo lý dễ dàng hơn, nhiều tác phẩm
Hán văn Phật giáo đã được phiên dịch ra chữ Nôm từ rất sớm, và cả hai loại văn tự
cùng được đặt song song trong văn bản.
Những văn bản song hành Hán – Nôm Phật giáo sớm nhất có thể kể tới Phật
thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh 佛說大報父母恩重經 xuất hiện khoảng thế
kỉ 11 – 12, hay Thiền tông khóa hư ngữ lục 禪宗課虛語錄 của Trần Thái Tông
soạn bằng Hán văn, được Tuệ Tĩnh giải nghĩa chữ Nôm, có thể có niên đại thế kỉ 14.
Ở những thế kỉ sau, việc phiên dịch kinh sách Phật giáo từ chữ Hán ra chữ Nôm
vẫn được tiếp diễn. Có thể kể tới nhiều dịch giả lớn của Phật giáo trong lịch sử như
Minh Châu Hương Hải (thế kỉ 17 – 18), Phúc Điền (thế kỉ 19) mà các bản dịch song
ngữ Hán – Nôm của họ vẫn còn được lưu giữ tới hiện tại.

16


Minh Châu Hương Hải (1628 – 1715) sinh ra và xuất gia ở Đàng Trong. Sau
trận chiến Trịnh – Nguyễn năm 1848, ông cùng đồ đệ ra Đàng Ngoài rồi trụ trì ở
chùa Nguyệt Đường (Phố Hiến). Ông là một dịch giả lớn của Phật giáo Việt Nam

thế kỉ 17 – 18 với 20 bản dịch kinh Phật ra chữ Nôm. Theo nghiên cứu của Lê
Mạnh Thát, 16 Minh Châu Hương Hải đã dịch Nôm các bản kinh sau:
“-Giải Pháp hoa kinh 1 bộ
-Giải Kim cương kinh lý nghĩa 2 đạo
-Giải Sa di giới luật 1 quyển
-Giải Phật tổ tam kinh 3 quyển
-Giải Di Đà kinh 1 quyển
-Giải Vô lượng thọ kinh 1 quyển
-Giải Địa tạng kinh 3 quyển
-Giải Tâm kinh đại điên 1 quyển
-Giải Tâm kinh ngũ chỉ 1 quyển
-Giải Tâm châu nhất quán 1 quyển
-Giải Chân tâm trực thuyết 1 quyển
-Giải Pháp bảo đàn kinh 6 quyển
-Giải Phổ khuyến tu hành 1 quyển
-Giải Bảng điều 1 thiên” [24, tr. 24]
Tuy nhiên, chỉ có 3 tác phẩm trong số 20 tác phẩm kể trên của Minh Châu
Hương Hải tới ngày nay vẫn còn tìm thấy được là Kim cương kinh giải lý mục 金剛
經解理, Phật thuyết A di đà kinh 佛說阿彌陀經, Bát nhã ba la mật đa tâm kinh 般
若波羅宻多心經. 17 Ở ba bản kinh này, chính văn chữ Hán được phân câu, được bổ
sung bản dịch và giải nghĩa bằng chữ Nôm của thiền sư Hương Hải. Dòng chữ Hán
in to, chữ Nôm in lưỡng cước nhỏ hơn. Các bản kinh trên là tài liệu dùng cho tu sĩ
Phật giáo, một số bản kinh dùng phổ biến với tín đồ bình dân. Các bản kinh dược

Lê Mạnh Thát (2001), Toàn tập Minh Châu Hương Hải, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
Văn bản gốc và bản dịch được của những tác phẩm trên được công bố trong công trình của Lê
Mạnh Thát.

16
17


17


dịch Nôm và có hiện tượng song hành văn tự của Minh Châu Hương Hải có thể
dùng để diễn giảng, làm tài liệu học tập cho tu sĩ, và sử dụng để truyền bá rộng rãi
kinh Phật tới tín đồ bình dân.
Hòa thượng Phúc Điền (1784 – 1863) là người phiên dịch, biên soạn, cho
khắc in nhiều tác phẩm Phật giáo. Riêng về việc diễn Nôm các bản kinh chữ Hán và
cho khắc in dưới dạng song hành văn tự Hán – Nôm, ông có tự thuật về hoạt động
này như sau: 曩者安居時,門人請解國音,以便初機學問。 (Trước đây vào lúc
an cư, môn nhân xin [ta] giải quốc âm [kinh điển] để tiện cho học vấn của bậc sơ
cơ). 18 Tổng cộng hòa thượng Phúc Điền đã giải âm 20 tác phẩm: 19
Kim Cương kinh 1 quyển 金剛經一卷

Di Đà kinh 1 quyển 彌陀經一卷

Quy Sơn cảnh sách 2 quyển 潙山警策二卷
Sa di sớ 2 quyển 沙彌疏二卷
Thiền lâm bảo huấn 4 quyển 禅林寳訓 四卷
Đại Đường Từ Ân xuất gia châm 1 thiên 大唐慈恩出家箴一篇
Di Sơn đại sư phát nguyện 1 bài 怡山大師發願一文
Vân Thê phát nguyện 1 bài 雲棲發願一文
Trúc song 3 quyển 竹窓三卷
Hộ pháp luận 3 quyển 護法論一卷
Khóa hư lục 3 quyển 課虚錄三卷
Thái căn đàm 1 quyển 菜根譚一卷
Tam giáo nhất nguyên 1 quyển 三敎一原一卷
Nhân sinh nhất đán 1 bài 人生一旦一文
Bán điểm 1 bài 半點一文

Hàn lâm sở 1 []寒林所一【】
18
19

Trích bài tựa Kim Cương bát nhã 金剛般若 (AB.376).
Trích bài tựa Kim Cương bát nhã 金剛般若 (AB.376).

18


Vương thị cảnh thế lương ngôn 1 thiên 王氏警世良言一篇
Tân soạn Thích giáo chân ngôn 1 thiên 新撰釋敎眞言一篇
Tiên nho công luận 1 thiên 先儒公論一篇
Thượng đường quốc ngữ 1 thiên 上堂國語一篇
Hiện tại, các văn bản giải âm có hiện tượng song hành văn tự Hán – Nôm của
hòa thượng Phúc Điền tìm thấy được có: Sa di luật nghi giải nghĩa 沙彌律儀解義
(AB.527/1-2), Tam giáo nhất nguyên giải quốc âm 三敎一原解國音(AB.512, có
2 tác phẩm trong văn bản này là: Tam giáo nhất nguyên giải quốc âm 三敎一原解
國音, Thái căn đàm diễn quốc âm 菜根譚演國音), Hộ pháp luận giải âm 護法論
解音 (AB.381), Kim cương bát nhã 金剛般若(AB.367). Những bản dịch Nôm có
kèm nguyên bản chữ Hán này đóng vai trò làm tài liệu giảng dạy, học tập cho bậc
sơ cơ xuất gia.
Tới cuối thế kỉ 19, Chính Đại tiểu sĩ cũng là một tác giả quan trọng của Phật
giáo miền Bắc với một số bản dịch Nôm và tác phẩm biên soạn mới. Trong số
những trước tác của ông, có một văn bản xuất hiện hiện tượng song hành văn tự
Hán Nôm là Quy Sơn cảnh sách văn 潙山警策 (TN.042, Thư viện chùa Thắng
Nghiêm). Trong văn bản này, bản gốc chữ Hán của Quy sơn cảnh sách được in kèm
với bản diễn Nôm của Chính Đại.
Không chỉ ở miền Bắc, các kinh sách xuất bản ở miền Nam cũng có hiện
tượng song hành văn tự Hán Nôm. Năm Giáp Ngọ (1894), cuốn Tì ni Sa di Uy

nghi Cảnh sách toàn tập 毗尼沙彌威儀警策全集 do hòa thượng chùa Giác Viên
(Sài Gòn) là Hoằng Ân biên soạn và tỉ khiêu chùa Huê Nghiêm là Tuệ Lưu sao lục
được khắc ván in ấn. Đây là cuốn sách dành cho bậc sơ cơ xuất gia, được in song
hành chữ Hán (in lớn) và bản dịch chữ Nôm (lưỡng cước, in nhỏ).
1.3 Những yếu tố tác động tới ngữ văn Phật giáo đầu thế kỉ 20
1.3.1. Những thay đổi về giáo dục, thi cử và sự phổ biến chữ Quốc ngữ
1.3.1.1. Những thay đổi về giáo dục, thi cử

19


Giáo dục và khoa cử Nho học truyền thống chiếm địa vị chủ đạo ở nước ta từ
thế kỉ 11 tới cuối thế kỉ 19. Từ thế kỉ 15 dưới thời Hậu Lê, nền giáo dục và khoa cử
Nho học đã đi vào quy củ. Hệ thống giáo dục được triển khai từ trung ương tới địa
phương do bộ Lễ và hệ thống học quan phụ trách. Chương trình giáo dục lấy kinh
điển Nho gia làm nội dung trọng tâm. Khoa cử được tổ chức đều đặn. Từ năm 1466,
vua Lê Thánh Tông định lệ ba năm thi một khoa, các năm Tí Ngọ Mão Dậu tổ chức
thi Hương, các năm Thìn Tuất Sửu Mùi tổ chức thi Hội [21, tr. 20].
Tới thời Nguyễn, giáo dục và khoa cử Nho giáo đã nhanh chóng được phục hồi
sau thời gian biến loạn cuối thế kỉ 18. Vua Gia Long đã cho mở khoa thi Hương đầu
tiên năm 1807. Tháng 8/1925, vua Minh Mạng định lại phép thi Hương, thi Hội ba
năm một khoa như thời Lê. Tổng cộng nhà Nguyễn đã tổ chức được 47 khoa thi
Hương (36 chính khoa và 11 ân khoa), lấy đỗ 5278 người; tổ chức 39 khoa thi Hội,
lấy đỗ 558 người [21, tr. 774]. Các trường thi Hương được triều đình đặt ở Hà Nội,
Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định và Gia Định.
Định chế khoa cử và giáo dục trên của nhà Nguyễn đã đề cập ở trên là bộ khung
để đào tạo ra những người theo hướng Nho học cử nghiệp. Con đường học hành đó
có thể hình dung được qua một đoạn trong sách Sơ học vấn tân 初學問津 (R1018)
– một cuốn sách ấu học in năm 1882:
“Trước đọc Tứ thư. Đại học, Trung dung. Luận ngữ, Mạnh Tử. Theo thứ tự mà tiến.

Lên đến ngũ kinh. Là Dịch là Thư. Là Thi là Lễ. Thủ bút của Thánh sư. Là kinh Xuân
Thu. Tham khảo cổ kim. Rồi đến các sử. Sách tiết yếu Bắc sử. Tên là Thiếu vi. Xem
xét tường tận rộng rãi. Là Cương mục, Cương giám.Việc cũ của nước ta. Có trong
sách Quốc sử. Rộng rãi mà tìm. Tả truyện, Tính lý. Biết qua được ý sách. Rồi tập văn
chương. Lúc đầu học đối liên. Rồi tập tiểu kĩ. Tiếp đến đọc Thi vận. Mới có thể làm
thơ. Chú thích truyện, chú thích kinh. Tên là kinh nghĩa. Viết chiếu viết chế. Rồi đến
biểu văn. Ba thể đều thông. Gọi là văn tứ lục. Rằng thơ rằng phú. Là trường đệ tam.
Bàn về thành công. Là văn trường sách. Văn cổ nói chuyện cổ. Văn nay nói chuyện
nay.” 20
Nguyên văn: 先讀四書。大學中庸。論語孟子。循序而進。上及五經。曰易曰書。曰詩曰
禮。聖師手筆。是謂春秋。參考古今。爰及諸史。北史節要。名曰少微。窮究旁推。綱目
20

20


Những quy định giáo dục do người Pháp thi hành từ cuối thế kỉ 19 – đầu
thế kỉ 20 đã khiến nền giáo dục nước ta đi chệch dần khỏi hướng Nho giáo. Từ
ngày 21/9/1861, khi trường D’Adran được thành lập để đào tạo thông dịch viên và
thư kí trong các cơ quan hành chính thì chữ Quốc ngữ và chữ Latin đã xuất hiện
trong đào tạo và thi cử của trường này. Kể từ sau sự kiện đó, hệ thống các trường
học do Pháp xây dựng dần dần xuất hiện ở cả ba kì. Chương trình giáo dục được bổ
sung các môn học bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Tính tới năm 1900, ở Bắc Kì đã
có 40 địa phương có trường học Pháp – Việt với 2998 học sinh [1, tr. 27].
Tới Chương trình cải lương giáo dục khoa cử (1906 – 1919), nhiều chính sách
mạnh mẽ được ban hành và thực thi đã khép lại cánh cửa giáo dục Nho học gần
1000 năm ở Việt Nam, mở ra một nền học vấn mới mẻ. Ngày 8/3/1906, Hội đồng
hoàn thiện nền giáo dục bản xứ (Conseil de Perfectionnement de L'Enseignement
indigène) được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề liên quan tới việc
thiết lập hoặc cải tổ giáo dục ở Đông Dương. 21 Sau đó 2 tháng, Toàn quyền Đông

Dương lại ra nghị định cho thành lập ở Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Campuchia, Lào
mỗi nơi một Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản xứ riêng ngày 16/5/1906 [16, tr. 9].
Tới 6/7/1906, Viện Cơ Mật dâng tấu chương về canh định giáo dục và quy thức
phép thi do Hội đồng cải cách học vụ soản thảo mà theo đó hệ thống khoa cử truyền
綱鑑。本國固事。國史有焉。廣而求之。左傳性理。略知書旨。乃習文章。初學對聯。次
習小。。。熟讀詩韻。方可言詩。釋傳釋經。名為經義。曰詔曰制。以至表文。三者兼通。
名為四六。曰詩曰賦。為娣三塲。論其成功。歸于長策。古文談古。今文談今。 (Tiên độc
tứ thư. Đại học Trung dung. Luận ngữ Mạnh Tử. Tuần tự nhi tiến. Thượng cập ngũ kinh. Viết Dịch
viết Thư. Viết Thi viết Lễ. Thánh sư thủ bút. Thị vị Xuân Thu. Tham khảo cổ kim. Viên cập chư
sử. Bắc sử tiết yếu. Danh viết Thiếu vi. Cùng cứu bàng suy. Cương mục Cương giám. Bàn quốc cố
sự. Quốc sử hữu yên. Quảng nhi cầu chi. Tả truyện Tính lý. Lược tri thư chỉ. Nãi tập văn chương.
Sơ học đối liên. Thứ tập tiểu kĩ. Thục độc Thi vận. Phương khả ngôn thi. Thích truyện thích kinh.
Danh vi kinh nghĩa. Viết chiếu viết chế. Dĩ chí biểu văn. Tam giả kiêm thông. Danh vi tứ lục. Viết
thi viết phú. Vi đệ tam trường. Luận kì thành công. Quy vu trường sách. Cổ văn đàm cổ. Kim văn
đàm kim).
21
“Nghiên cứu mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết lập hoặc cải tổ lại đối với người bản xứ, đặc
biệt cần lưu tâm tới vấn đề như: lập lại các trường dạy chữ Nho ở Nam Kì; sửa đổi lại chương trình
thi Hương ở Bắc Kì và Trung Kì nhằm đưa môn tiếng Pháp và khoa học sơ đẳng vào chương trình;
hoàn thiện nền giáo dục trong các chùa chiền ở Campuchia, Lào; thiết lập một trường Cao đẳng
cho dân thuộc địa, duyệt các sách giáo khoa, từ điển, từ vị v.v…; lập kế hoạch và theo dõi việc xuất
bản tờ tập san của ngành giáo dục; nghiên cứu, thu thập, bảo quản và nếu cần cho tái bản những tác
phẩm cổ đại, cận đại, về văn học, triết học, lịch sử các nước Đông Dương” [11, tr. 8].

21


thống được thay đổi bằng một hệ thống giáo dục gồm 3 cấp học, vua Thành Thái đã
chuẩn y bản tấu này. Sự thay đổi trên được Toàn quyền Đông Dương Broni chuẩn y
ngày 14/9/1906 và được Thống sứ Bắc Kì thực hiện theo để tiến hành cải cách phép

học và phép thi ở Bắc Kì [16, tr. 8 – 9].
Khoa cử Nho học sau năm 1906 vẫn có 4 khoa thi Hương (1909, 1912, 1915,
1918) và 4 khoa thi Hội (1910, 1913, 1916, 1919) được tổ chức. Tuy nhiên, trong
giai đoạn 1906 tới 1919, khoa cử Nho học từ chỗ là thiết chế sử dụng Nho học để
triều đình tuyển chọn người làm việc đã dần dần bị giảm hiệu quả, rồi bị bãi bỏ hẳn.
Bên cạnh các nội dung thi bằng Hán văn, các môn thi bằng chữ Pháp và Quốc ngữ
đã được đưa vào chương trình. Cụ thể như sau:
* Ở các khoa thi Hương:
- Trường Hà Nam 22
Bảng 1.1: Số đề thi Quốc ngữ trong bốn khoa thi Hương cuối cùng ở trường Hà Nam
Tên khoa thi
Bài thi Quốc ngữ và Pháp văn
Hương
Trường thứ
Trường thứ hai
Trường thứ ba
Trường thứ tư
nhất
(phúc hạch)
Khoa Kỉ Dậu,
- 2 đề luận Quốc - 1 đề luận Quốc
(1909)
ngữ
ngữ
Khoa Nhâm Tí
- 3 đề Quốc ngữ: (Bỏ không thi)
- 1 đề luận Quốc
(1912)
văn chương, toán
ngữ

pháp, địa dư/
cách trí.
Khoa Ất Mão
- 1 đề dịch từ chữ - 4 đề Quốc ngữ: - 1 đề chữ Hán
(1915)
Hán ra Quốc ngữ luận văn chương dịch ra chữ Pháp
(1), sử kí/địa - 1 đề chữ Pháp
dư/cách trí (1), dịch ra chữ Quốc
toán pháp (2)
ngữ

Tổng số môn thi của 3 kì thi này là 31 môn, trong đó các môn thi chữ Quốc ngữ

chiếm 11/31 môn, chữ Pháp chiếm 2/31 môn.
- Các trường khác:
Trường Hà Nội và Nam Định hợp thí ở Nam Định, lấy tên là trường Hà Nam từ khoa thi Hương
1886 thới khoa thi Hương 1915. Trường Hà Nội bị đóng cửa từ năm 1882, còn trường Nam Định bị
đốt năm 1883. Tới năm 1886, vua Đồng Khánh cho thí sinh hai trường hợp thí ở Nam Định (Ân
khoa thi Hương). Tuy hợp thí nhưng việc quản lý thí sinh ở hai trường vẫn riêng biệt: (1) nội
trường, Sơ khảo, Phúc khảo chia hai viện Tả Hữu; người nào quê ở Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây,
Tuyên Quang, Tuyên Hóa, Mĩ Đức, Thái Nguyên thì ở Tả viện; người nào quê ở Ninh Bình, Nam
Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên thì ở Hữu viện; (2) quyển thi trường Hà Nội dùng dấu
son; quyển thi trường Nam Định dùng dấu chàm.

22

22


Bảng 1.2: Số đề thi Quốc ngữ trong bốn khoa thi cuối ở những trường thi khác

Tên khoa thi
Bài thi Quốc ngữ và Pháp văn
Hương
Trường thứ
Trường thứ
Trường thứ ba
Trường thứ tư
nhất
hai
(Phúc hạch)
Khoa Kỉ Dậu
- 1 đề luận Quốc ngữ (Không tổ chức)
(1909)
Khoa Nhâm Tí
- 3 đề luận Quốc ngữ - 1 đề luận Quốc
(1912)
ngữ
Khoa Ất Mão
- 3 đền luận Quốc
- 1 đề luận Quốc
(1915)
ngữ
ngữ
Khoa Mậu Ngọ
- 3 đề Quốc
- 1 đề dịch từ chữ
- 1 đề luận chữ
(1918)
ngữ
Quốc ngữ ra chữ

Quốc ngữ
Pháp
- 2 đề Toán
- 1 đề làm văn chữ
pháp
Pháp
- 1 đề dịch từ chữ
Pháp ra chữ Quốc
ngữ

* Ở các khoa thi Hội:
Tên khoa thi
Hội
Khoa Canh Tuất
(1910)
Khoa Quý Sửu
(1913)
Khoa Bính Thìn
(1916)
Khoa Kỉ Mùi
(1919)

Bảng 1.3: Số đề thi Quốc ngữ ở bốn khoa thi Hội cuối cùng
Tên trường
Trường thứ
Trường thứ hai
Trường thứ ba
Trường thứ tư
nhất
- 2 đề luận Quốc

ngữ
- 3 đề luận Quốc
ngữ
- 3 đề luận Quốc
ngữ
- 2 đề Toán pháp - 1 đề Quốc ngữ
- 1 đề luận Quốc dịch ra chữ Pháp
ngữ
- 1 đề chữ Pháp
dịch ra chữ Hán
- 1 đề luận bằng
chữ Pháp.

Tổng số môn thi của 4 kì thi này là 79 môn, trong đó số môn thi bằng chữ Quốc
ngữ là 13/79 môn. Số môn thi bằng chữ Pháp là 3/79 môn. 23
Trước năm 1916, chữ Quốc ngữ và Pháp trong các kì thi là không bắt buộc. Tuy
nhiên, “Đến đời Khải Định, phép thi của các khoa thi Hương, thi Hội đã thay đổi
nhiều: chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp là môn thi bắt buộc” [21, tr. 755]. Đồng thời
Các bảng biểu và số liệu về các kì thi ở trên thống kê từ: Đinh Văn Niêm (2014), Thi cử học vị
học hàm dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội, tr. 727 – 774.
23

23


×