MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................................1
Điều 40 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định......................................................6
Mô hình trị liệu tập trung hướng tới gia đình.........................................................................14
Nhằm bảo vệ trẻ em...................................................................................................................15
Duy trì và củng cố ranh giới của gia đình.................................................................................15
Xử lý các tình huống khủng hoảng gia đình..............................................................................15
Nâng cao các kỹ năng trong gia đình........................................................................................15
Điều phối việc sử dụng các nguồn lực chính thức và không chính thức trong gia đình............15
Ngăn ngừa những vấn đề không cần thiết đối với trẻ em..........................................................15
Các lĩnh vực chính trong việc duy trì gia đình:......................................................................15
Mô hình hướng tới An sinh trẻ em.............................................................................................16
Các dịch vụ trực tiếp được mô tả trong hình thức:.................................................................16
Hỗ trợ trẻ em trong gia đình của các em với các dịch vụ cung cấp về vật chất, các dịch vụ giáo
dục chính thức và không chính thức, các hoạt động thể thao và sang tạo, các dịch vụ sức khỏe,
các kỹ năng đào tạo, hướng dẫn và tham vấn, các dịch vụ chăm sóc ban ngày.........................16
Các dịch vụ chăm sóc thay thế và con nuôi...............................................................................16
Các dịch vụ gián tiếp được mô tả trong hình thức:................................................................16
Các chương trình tài chính ở cấp độ quốc tế và quốc gia ví dụ như thông qua sự tài trợ của các
chương trình và các trang bị các thiết bị hướng tới sự can thiệp................................................16
Phối hợp điều phối các nguồn lực nhằm tránh sự trùng lặp trong việc cung cấp các dịch vụ tại
các trung tâm..............................................................................................................................16
Các nhiệm vụ chung...............................................................................................................20
Các nhiệm vụ cụ thể...............................................................................................................20
Công tác xã hội với người khuyết tật..............................................................................................................23
I. Giới thiệu chung về tình hình người khuyết tật ở Việt Nam..................................................23
Khái niệm khuyết tật và tàn tật..................................................................................................24
1. Một số đặc điểm tâm lý của người khuyết tật.........................................................................26
2. Nhu cầu của người khuyết tật và những khó khăn trong đáp ứng nhu cầu của người khuyết
tật................................................................................................................................................26
III. Luật pháp và chính sách Quốc tề và Việt Nam đối với người khuyết tật............................29
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về người khuyết tật.......................................32
1. Mô hình chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật tại gia đình ....................................................33
2. Mô hình chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật tại các trung tâm BTXH ..............................34
3. Mô hình trợ giúp người khuyết tật dựa vào cộng đồng ........................................................35
4. Mô hình trung tâm sống độc lập ...........................................................................................36
Tóm lại, việc thành lập tung tâm sống độc lập nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người
khuyết tật, đặc biệt là khuyết tật nặng để họ có thể thực hiện được mọi quyền con người, có
khả năng sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác, tham gia đóng góp cho xã hội trong
phạm vi có thể.............................................................................................................................37
1
V. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc trợ giúp người khuyết tật.............................................................37
Công tác xã hội với người có HIV....................................................................................................................40
Công tác xã hội với người cao tuổi..................................................................................................................50
Công tác xã hội với người mại dâm................................................................................................................69
2. Tình hình mại dâm tại Việt Nam........................................................................................70
Công tác xã hội với người nghiện ma túy.......................................................................................................84
V. Những can thiệp công tác xã hội hiệu quả.............................................................................96
1.Trị liệu cá nhân....................................................................................................................96
2.Trị liệu nhóm.......................................................................................................................96
Cách tiếp cận củng cố dựa vào cộng đồng (CRA) là một phương pháp điều trị hành vi sử
dụng những củng cố từ môi trường (xã hội, giải trí, dạy nghề, gia đình) để can thiệp vào các
vấn đề nghiện ma tuý. Chiến lược điều trị được lựa chọn từ 1 lĩnh vực rộng lớn bao gồm cả
đào tạo kỹ năng đối phó, đào tạo việc làm, câu lạc bộ xã hội, liệu pháp hôn nhân, dự phòng
tái nghiện, và tư vấn xã hội và giải trí, phụ thuộc vào đánh giá của các tiền sử sử dụng và
hậu quả của việc sử dụng ma tuý của một cá nhân.................................................................97
4.Dự phòng.............................................................................................................................97
Bài 8...............................................................................................................................................................111
Công tác xã hội với chăm sóc sức khỏe tâm thần........................................................................................111
2
Bài 1
Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
I.
Giới thiệu chung về tình hình của nhóm đối tượng
1.
Tổng quan tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên thế giới
Theo báo cáo của UNICEF, gần 1 tỷ trẻ em đang phải sống trong cảnh khổ cực,
thiếu thốn về vật chất dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hơn 100 triệu trẻ em
thường xuyên bị đói; 215 triệu lao động trẻ em, trong số đó có 115 triệu LĐTE làm những
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm1; gần 100 triệu trẻ em phải lang thang kiếm
sống; 2,5 triệu trẻ em bị buôn bán, bắt cóc, xâm hại tình dục; hàng triệu trẻ em bị ngược
đãi, xâm hại, bạo lực và nhiều trẻ em có nguy cơ không được tiếp cận với các dịch vụ
phúc lợi xã hội2 . Nạn nhân trẻ em bị lạm dụng ước tính lên tới hơn 300 triệu em.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã giới thiệu những chương trình cải cách tư pháp và
bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt nhằm cải thiện dịch vụ cho trẻ em bị lạm dụng,
bóc lột và ngược đãi, và đảm bảo rằng những trẻ em có hành vi không đúng phải chịu
trách nhiệm với những hành động của mình tuy nhiên dường như vẫn còn nhiều hạn chế
trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt.
2.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
Tính đến năm 2009, cả nước vẫn còn 1, 53 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm
6% so với tổng số trẻ em và chiếm 1, 79% so với dân số. Nếu tính cả nhóm trẻ em nghèo
(2,75 triệu), trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị buôn bán và trẻ em bị tai nạn thương tích thì tổng
cộng có khoảng 4,28 triệu chiếm 5% dân số và khoảng 18,2% so với tổng số trẻ em.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phân theo đối tượng (1000 em)2
2001
1.Trẻ em mồ côi
2.Trẻ em khuyết tật
2003
2005
2009
125,4
153,8
143,0
123,4
129,6
1.220,8
1.230,7
1.250,5
1.291,5
1.316,2
1
Nguồn: ILO - 2010;
2
Nguồn tổng hợp báo cáo của các địa phương (Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an)
2
2007
Nguồn: UNICEF 2009
3
2001
2003
2005
2007
2009
3.TE là nhiễm chất
độc hóa học
45,550
36.120
30,150
24,745
18,794
4.Trẻ em nhiễm HIV
1,950
2,189
1.919
2,415
2,381
5.Trẻ em lao động
sớm
30,120
35,550
68,071
26,027
25,823
6.Trẻ em lang thang
21,016
17,918
17,026
16,316
22,974
7.Trẻ em bị xâm hại
tình dục
1,111
1,040
1,084
1,169
0,833
8.Trẻ em nghiện ma
túy
1,420
1,350
1,148
1,245
1,067
9.Trẻ vị thành niên
vi phạm pháp luật
11,376
14,038
12,013
12,625
15,530
10.Trẻ em làm việc
xa gia đình
1,820
2,330
2,950
3,250
3,997
Tổng số
1.460,563
1.495,035
1,527,861
1.502,692
1.537,17
9
Nguồn: Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và chăm sóc trẻ em 2011 – 2015
Theo chương trình hành động quốc gia bảo vệ và chăm sóc trẻ em 2011 – 2015, Việt
Nam đã đạt được một số kết quả trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong hoàn
cảnh đặc biệt như sau:
- Tỷ lệ trẻ em được hưởng chính sách trợ cấp theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và sửa
đổi theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã tăng lên chủ yếu tập trung vào 4
nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đó là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không
nguồn nuôi dưỡng; trẻ em khuyết tật nặng; trẻ em là nạn nhân chất đọc hóa học; trẻ em
nhiễm HIV/AIDS.
- Trên 42 ngàn lao động trẻ em trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và
trên 60 ngàn lượt trẻ em lang thang và trẻ em có nguy cơ lang thang và gia đình trẻ em
4
được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau như hỗ trợ hồi gia, trở lại trường học, tiếp cận
với các dịch vụ y tế, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình nhằm ổn
định về sinh kế và tăng thu nhập.
- Trên 10 ngàn trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực được phát hiện và trợ
giúp kịp thời, hầu hết số trẻ em này sau một thời gian ngắn đã được phục hồi và hòa nhập
với cuộc sống của cộng đồng.
- Gần 9 ngàn trẻ em nghiện ma tuý nhận được sự trợ giúp thông qua các hình thức
cai nghiện tập trung hoặc cai nghiện tại cộng đồng.
- Trẻ em đăng ký khai sinh đạt tỷ lệ trên 90%.
- 100% TECHCĐB, trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý
miễn phí khi gia đình trẻ em có nhu cầu trợ giúp.
- Trên 70.000 em khuyết tật nặng đã tham gia vào chương trình giáo dục hòa nhập,
giáo dục bán hòa nhập và trên 7000 em đã tham gia vào chương trình giáo dục chuyên
biệt. Việc tiếp cận với giáo dục của hầu hết TECHCĐB, trẻ em nghèo vào năm 2009 đã có
sự cải thiện tốt hơn nhiều so với năm 2001. Trẻ em dân tộc thiểu số đều được trợ giúp khi
đi học thông qua chính sách miễn giảm học phí và các hình thức trợ giúp khác.
- Việc tiếp cận với dịch vụ y tế đối với TECHCĐB, trẻ em nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi
cũng có bước phát triển rất đáng khích lệ; hầu hết nhóm trẻ em này đều được cấp thẻ bảo
hiểm y tế và được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe lúc ốm đau. Khoảng 69.750 trẻ
em khuyết tật đã được phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, gần 5000 em đã
được mổ tim bẩm sinh.
- Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em thuộc UBDSGĐ&TE trước đây nay là Bộ
LĐTB&XH đã triển khai hoạt động từ năm 2005 nhằm tư vấn và kết nối dịch vụ bảo vệ
trẻ em thông qua tổng đài 1900.1567 miễn phí trong toàn quốc. Sau hơn 5 năm hoạt động
đường dây đã tiếp nhận khoảng 500 nghìn cuộc gọi của trẻ em, các bậc cha mẹ, người
chăm sóc trẻ em, các thầy cô giáo. Hầu hết các cuộc gọi đến đều mong nhận được ý kiến
tư vấn về tâm lý xã hội về cách ứng xủ với trẻ em hoặc được giải đáp về chính sách, pháp
luật có liên quan đến trẻ em.
3.
Các khái niệm
5
Điều 40 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định
Trẻ em: Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam năm 2004,
trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, trẻ em là người
dưới 18 tuổi.
Trẻ em có nguy cơ: là trẻ em chưa hoàn toàn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nhưng có
nhiều nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, do có xuất hiện một số nguy cơ trong gia đình
và cộng đồng, trong đó bao gồm: trẻ em từ các gia đình khó khăn, trẻ em sống trong gia
đình khuyết thiếu chỉ có cha hoặc mẹ, trẻ em khuyết tật chậm phát triển, và trẻ em từ vùng
các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó
khăn…
Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể
chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia
đình, cộng đồng (Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em);
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị
bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm
HIV/AIDS; trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em
phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện
ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.
II.
Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt :
1. Một số đặc điểm tâm lý thường gặp:
+ Mất đi sự ham thích và sinh lực
+ Ít tập trung và nhiều bứt rứt
+ Đôi khi căng thẳng quá, trẻ thường hung hăng và phá phách
+ Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu
+ Khó diễn tả cảm xúc bằng lời
+ Hoài nghi, thiếu tin tưởng
+ Giận dữ và có ác cảm
6
+ Mặc cảm có tội, tự trách mình
+ Không nói thật trong thời gian tiếp xúc ban đầu
2.
Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Nhu cầu có tầm quan trọng rất lớn và cần thiết. Chúng là những yếu tố đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của con người. Vì vậy con người luôn thực hiện để thoả mãn nhu
cầu của mình. Nếu không được thoả mãn sẽ gây ra những căng thẳng dẫn đến đe doạ sự
tồn tại của con người. Khi giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dù làm với cá nhân hay
với nhóm, nhân viên xã hội cần phải xác định được nhu cầu cảm nhân (felt need) và nhu
cầu cần (they need). Nhu cầu cần là nhu cầu được xác định và xuất phát từ bản thân đối
tượng. Còn nhu cầu cần là nhu cầu xuất phát từ những người khác.
- Trước hết đó là nhu cầu về mặt vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh, đảm
bảo cho sự phát triển về thể chất của trẻ
- Thứ hai, nhu cầu về mái ấm gia đình, là chỗ dựa về vật chất và tinh thần của trẻ.
Gia đình đóng vai trò rất quan trong, đây là môi trường xã hội hoá đầu tiên và cũng là
mạnh nhất của đứa trẻ. Trong những trường hợp can thiệp, tách đứa trẻ ra khỏi bố mẹ (gia
đình) chúng là trường hợp bất khả kháng, không còn một giải pháp nào thay thế nữa.
- Nhu cầu được giải trí vui chơi (nhu cầu phát triển). học tập, thông qua những hoạt
động này đứa trẻ được hoà mình vào xã hội tự khẳng định mình.
- Nhu cầu được tôn trọng, trẻ luôn đòi hỏi nhu cầu này từ người lớn, ở bạn bè và ở
cha mẹ. Sự tôn trọng này sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực của trẻ.
- Nhu cầu cao nhất của trẻ đó là tự khẳng định mình, chứng minh rằng mình có năng
lực, mình có thể làm được mọi việc.
III. Các Chính sách và luật pháp thế giới và Việt Nam cho nhóm đối tượng
1. Các Chính sách và luật pháp thế giới
+
Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child)
Quyền được sống
a.
Quyền được phát triển ở mức đầy đủ nhất
b.
Quyền được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, lạm dụng và bóc lột
c.
Quyền được tham gia đầy đủ trong gia đình, văn hóa và cuộc sống xã hội.
7
Quyền đưa ra trong công ước được bắt nguồn từ phẩm gá của con người và sự phát
triển của trẻ. Tất cả các quốc gia cần phải đặt ra tiêu chuẩn trong chăm sóc sức khỏe, giáo
dục, pháp lý, công dân và dịch vụ xã hội.
+ Hội đồng liên hiệp quốc đã chỉ ra một số nguyên tắc cơ bản từ báo cáo quốc tế về bạo
lực với trẻ em (Paulo Sergio Pinheiro, một chuyên gia độc lập làm việc cho nghiên cứu
của thư ký lien hiệp quốc về bạo lực với trẻ em). Các nguyên tắc đó là:
1.
Không có bạo lực nào đối vói trẻ em là chấp nhận được. Trẻ không bao giờ phải
nhận được sự bảo trợ ít hơn người lớn;
2.
Tất cả bạo lực chống lại trẻ em đều có thể ngăn chặn được. Quốc gia cần phải đầu tư
vào các chính sách và chương trình để giải quyết các yếu tố làm gia tăng bạo lực với
trẻ em;
3.
Các quốc gia cần chị trách nhiệm chính trong việc bảo vệ quyền trẻ em và khả năng
tiếp cận dịch vụ, và hỗ trợ năng lực của gia đình để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ với
môi trường an toàn;
4.
Quốc gia có quyền chị trách nhiệm và tham gia vào bất kỳ ca bạo lực nào;
5.
Sự dễ bị tỏn thương của trẻ trong vấn đề bạo lực có sự lien kết với độ tuổi của các
em và năng lực của trẻ. Một số trẻ, vì lý do giới, chủng tộc, dân tộc, vị trí xã hội trở
thành dễ bị tổn thương;
6.
Trẻ có quyền bộc lộ quan điểm và cần tôn trọng những quan điểm đó trong hoạch
định và thực thi chính sách.
Nghiên cứu đã đưa ra một vài khuyến nghị vạch ra những hành động mà các quốc
gia cần theo để ngăn chặn bạo lực với trẻ em, và mỗi quốc gia cần phải đáp ứng lại khi bạ
lực xảy ra. Sau đây là ác khuyến nghị:
1.
Củng cố sự cam kết của quốc gia và địa phương và hành động chống lại bạo lực với
trẻ;
2.
Nghiêm cấm tất cả hành vi bạo lực với trẻ;
3.
Ưu tiên sự can thiệp;
4.
Tăng cường các giá trị không bạo lực và tăng cường nhận thức;
5.
Nâng cao khả năng của những người làm việc cho và làm việc với trẻ;
8
6.
Cung cấp các dịch vụ phục hồi và dịch vụ kết hợp;
7.
Đảm bảo sự tham gia của trẻ;
8.
Tạo ra hệ thống báo cáo và dịch vụ có thể tiếp cận được và thân thiện với trẻ em;
9.
Đảm bảo tính rách nhiệm và chấm dứt sự sai phạm đạo đức
10. Giải quyết các vấn đề lien quan đến chống lại trẻ xét từ góc độ giới
11. Phát triển và tăng cường các nỗ lực nghiên cứu và thu thập dữ liệu một cách hệ
thống; và
12. Củng cố sự cam kết của quốc tế.3
2.
Chính sách, chương trình của Việt Nam với Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Từ đầu những năm 1990, Việt nam đã xây dựng một số chương trình về quyền trẻ
em trong đó có hai Chương trình Hành động quốc gia về Trẻ em Việt Nam (giai đoạn
1991- 2000 và giai đoạn 2001-2010). Mặc dù các chương trình này tập trung vào đối
tượng trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt nhưng lại chưa xây dựng được một khuôn khổ
chính sách vĩ mô toàn diện về bảo vệ trẻ em. Chương trình Hành động quốc gia về Bảo vệ
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002 tập trung chủ yếu vào tình trạng trẻ em
đường phố, trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, trẻ em bị xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Chương
trìnhquốc gia về Phòng ngừa và giải quyết tìnhtrạng trẻ em đường phố, trẻ em bị xâm hại
tìnhdục, trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại giai đoạn 20042010 tập trung vào tăng cường nhận thức của toàn xã hội về bảo vệ trẻ em. Chương trình
cũng hướng tới việc ngăn ngừa và tới năm 2010 giảm dần số lượng trẻ em rơi vào các
nhóm trên; và giúp trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện và có
cuộc sống tốt hơn.
Tiếp nối những thành tựu của 2 chương trình quốc gia và những chương trình trên,
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 –
2015. Mục tiêu của chương trình là: Tạo dựng được môi trường sống mà ở đó tất cả trẻ
em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em
có nguy cơ cao. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại
3
Pinheiro, Paulo Sergio (2006). World Report on Violence Against Children. United Nations SecretaryGeneral’s
Study on Violence Against Children. (pp. 17-24)
9
cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị ngược đãi,
xâm hại, bạo lực, buôn bán và sao nhãng. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn hại, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng và bình
đẳng về cơ hội phát triển, thông qua phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hoạt
động có hiệu quả.
Cụ thể chương trình sẽ hướng tới những mục tiêu:
a) Giảm tỷ lệ trẻ em có HCĐB xuống dưới 5,5 % so với tổng số trẻ em.
b) 80% trẻ em có HCĐB nhận được sự trợ giúp, chăm sóc từ cộng đồng và nhà
nước để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.
c) 70% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ bị tổn hại
được phát hiện sớm và can thiệp để giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ.
d) 50% tỉnh, thành phố xây dựng được hệ thống bảo vệ trẻ em, trong đó có Trung
tâm công tác xã hội trẻ em, Văn phòng tư vấn, Điểm tư vấn, mạng lưới Cộng tác viên,
nhóm trẻ nòng cốt và hoạt động có hiệu quả.
Gần đây, Chính phủ đã có những nỗ lực nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em và
đang dần chuyển sang việc xây dựng các chương trình phúc lợi lớn và tạo ra khuôn khổ
pháp luật và chính sách cho hoạt động của hệ thống phúc lợi xã hội. Một trong những
bước tiến quan trọng là gần đây, Bộ LĐ-TB&XH đã được giao xây dựng đề án thiết lập
hệ thống công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam. Hướng chuyển trách nhiệm quản lý
trẻ từ các trường giáo dưỡng (từ Bộ CA) cho Bộ LĐ-TB&XH cũng là một tiến triển tích
cực cho thấy nhận thức của Chính phủ về vấn đề này và về cách thức tiếp cận theo hướng
thân thiện với trẻ em với mục đích hỗ trợ phục hồi thay vì trừng phạt trẻ em.
Cụ thể, chính phủ Việt Nam đã xây dựng một số kế hoạch, chính sách và chương
trình quốc gia về bảo vệ trẻ em như sau.
Chương trìnhquốc gia về Phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em đường phố, trẻ
em bị xâm hại tìnhdục, trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại
giai đoạn 2004-2010. Chính phủ xác định xâm hại tìnhdục trẻ em và mại dâm trẻ em là
những vấn đề ưu tiên của chương trình này. Chương trìnhcũng kêu gọi giảm 90% số
lượng trẻ em đường phố trong đó 70% được hỗ trợ tái hòa nhập gia đình.
Kế hoạch Hành động quốc gia Phòng chống Buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn
2004-2010. Chương trình này kêu gọi tập trung Phòng chống buôn người qua biên giới;
10
tuyên truyền giáo dục nhận thức về vấn đề này tại cộng đồng; đấu tranh chống tội phạm
buôn bán người; tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập nạn nhân bị buôn bán; tăng cường hệ
thống pháp luật về chống buôn bán người; phát hiện, điều tra và xử lý các cá nhân có
hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là buôn bán người qua biên giới và tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia.
Kế hoạch Hành động quốc gia về “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” (Quyết định 65)457 ghi nhận tính cấp thiết của
việc thiết lập các hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ em. Kế hoạch có 9 lĩnh vực trọng
yếu và 4 mục tiêu cụ thể bao gồm tăng số trẻ em được hưởng lợi từ các hỗ trợ xã hội;
tăng số trẻ em khuyết tật được tiếp cận hỗ trợ phục hồi; tái hòa nhập 1000 trẻ em mồ côi
từ các cơ sở chăm sóc tập trung về cộng đồng thông qua các mô hình chăm sóc thay thế;
và thử nghiệm 10 mô hình nhóm nhà gia đình trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các
đối tượng xã hội. Nghị định quy định tăng mức trợ cấp thường xuyên và đột xuất. Mức
chuẩn để xác định mức TCXH hàng tháng được tăng thêm 50%, từ 120.000 đồng lên
180.000 đồng (hệ số 1). Cụ thể: đối tượng trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi,
mất nguồn nuôi dưỡng... từ 18 tháng tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hệ số 1, tương đương
180 nghìn đồng/tháng; trẻ bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS thì hưởng trợ cấp hệ
số 1,5 tương đương 270 nghìn đồng/tháng (trường hợp trẻ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật
nặng, bị nhiễm HIV/AIDS thì hệ số được hưởng là 2,0 tương đương 360 nghìn
đồng/tháng). Ngoài việc được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định, các đối
tượng BTXH còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng thêm các khoản trợ giúp như: Các
đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ
dùng học tập theo quy định của pháp luật;
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc đối phó với HIV từ năm
2004, khi phát động Chiến lược Quốc gia về Phòng chống HIV và AIDS tại Việt Nam
(đến năm 2010, tầm nhìn 2020). Kế hoạch Hành động quốc gia vì Trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV và AIDS đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt trong Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg. Kế hoạch này thể hiện một bước đi quan
trọng tiến tới mục tiêu bảo vệ và chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS. Trong
kế hoạch này, nhóm trẻ em âm tính với HIV sống cùng cha mẹ dương tính và trẻ em có
nguy cơ lây nhiễm cao đã được quan tâm (cùng với nhóm trẻ em có HIV và AIDS). Mục
11
tiêu chung của Kế hoạch Hành động này là “tăng cường nhận thức và hành động của toàn
xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS và đảm bảo cho tới
năm 2020, nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đều được đáp ứng”. Nghị định
13/2007 còn quy định về mức trợ cấp cho trẻ dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên
bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS là (hệ số2,5 – 450.000đ)
Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, hiện nay, theo quy
định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, thì trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ
rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc
cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả
năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ
đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đìnhnghèo; người chưa thành niên từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh tương tự như trẻ em đã
nêu; gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đều thuộc đối
tượng được hưởng trợ cấp.
Mục tiêu trong đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ
rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm
HIV/AISD dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010" đề ra chuyển 1000 trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật nặng đang được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội
của Nhà nước về chăm sóc ở cộng đồng thông qua các hình thức gia đình hoặc cá nhân
nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận nuôi con nuôi và chăm sóc tại Nhà xã hội.
Về vấn đề Phòng chống xâm hại trẻ em, các cơ quan, tổ chức trong nước đã tiến
hành nhiều hoạt động. Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các cơ quan liên quan đã xây dựng
Dự án Phòng ngừa và giải quyết tìnhtrạng xâm hại tình dục trẻ em. Ủy ban Nhân dân một
số tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã tăng cường giám sát các cá nhân, tổ chức
có sử dụng lao động là trẻ em nhằm xử lý kịp thời những trường hợp xâm hại trẻ em. Các
cơ quan có thẩm quyền và tổ chức xã hội (như Hội Phụ nữ) đã giúp tăng cường nhận
thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong lĩnh vực Phòng chống xâm hại trẻ em. Năm
2008, một đơn vị Cảnh sát đặc trách xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em đã được thành
lậpsau nhiều nỗ lực cải thiện kỹ năng điều tra các vụ việc xâm hại và bóc lột tìnhdục trẻ
em vì mục đích thương mại.
12
Vấn đề lao động trẻ em được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động theo đó việc sử
dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi là bất hợp pháp, trừ những công việc thuộc danh mục
do Bộ LĐTB&XH quy định (Điều 120), các quy định của Bộ luật cũng yêu cầu chủ sử
dụng lao động khi sửa dụng lao động chưa thành niên – được định nghĩa là người trong độ
tuổi từ 15 đến 18 (Điều 119) – phải có hồ sơ sổ sách riêng lưu những thông tin như tên,
ngày tháng năm sinh, công việc các em đang làm, và kết quả kiểm tra sức khỏe. Khi được
thanh tra lao động yêu cầu thì họ phải trình những hồ sơ này (Điều 119). Thời gian làm
việc cho đối tượng lao động người chưa thành niên không nên quá 7 giờ một ngày hoặc
42 giờ một tuần. Người chưa thành niên chỉ bị yêu cầu làm việc ngoài giờ hoặc làm việc
vào ban đêm đối với những công việc được quy định bởi Bộ LĐTB&XH. Chính phủ Việt
Nam hiện đang thực hiện một dự án thí điểm về theo dõi tìnhtrạng trẻ em làm việc trong
các ngành nghề độc hại tại 9 tỉnh, thành phố. Dự án này còn hỗ trợ điều trị y tế và phục
hồi cho những trẻ em là nạn nhân của các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các
tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An và Cần Thơ.
Chính phủ Việt Nam đã tích cực đầu tranh chống buôn bán và sử dụng trái phép các
chất ma túy. Ủy ban quốc gia Phòng chống ma túy được thành lập năm 2000 và nhiều văn
bản quy phạm pháp luật, chương trình, và hoạt động trong lĩnh vực này đã được thực
hiện nhằm đấu tranh với vấn đề buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy. Trong đó
có Kế hoạch quốc gia về Phòng chống ma túy 1996-2000, Chương trình Hành động
Phòng chống Ma túy 1998-2000 và 2001-2005; và Kế hoạch quốc gia về Phòng chống ma
túy đến năm 2010. Các kế hoạch này đều dành sự quan tâm đặc biệt cho các biện pháp
ngăn ngừa việc sử dụng ma túy trong trẻ em và người chưa thành niên. Bộ luật Hìnhsự
quy định những chế tài hết sức nghiêm khắc đối với hành vi bán ma túy cho trẻ em hoặc
sử dụng trẻ em vào việc bán hoặc giao ma túy. Một trong những chiến lược Phòng ngừa
ma túy là các biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức theo Chỉ thị 06/CT-TW ngày
30/11/1996 do Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ thị nhấn mạnh tầm quan trọng của
hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong thanh thiếu niên, học sinh
sinh viên, giáo viên và các bậc cha mẹ về hậu quả nghiêm trọng của việc lạm dụng các
chất ma túy và kêu gọi lồng ghép giáo dục Phòng chống ma túy vào chương trìnhgiảng
dạy tại trường phổ thông. Bộ GD&ĐT đã lồng ghép nội dung Phòng chống ma túy vào
chương trình giảng dạy tại tất cả các bậc học từ phổ thông cho tới đại học.
Việt Nam đang ngày càng chú trọng việc nâng cao nhận thức và năng lực của các
cán bộ có tiếp xúc và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Việt Nam hiện chưa
13
có đội ngũ kiểm sát viên chuyên trách và hệ thống tòa án chuyên trách xử lý các vụ án có
người bị hại, người làm chứng là trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Chính phủ Việt Nam đã và đang xây dựng một số văn bản hướng dẫn và hỗ trợ đào tạo,
tập huấn cho các cán bộ về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với trẻ em, đồng thời
lồng ghép vào chương trình đào tạo của Học viện Cảnh sát Nhân dân. Một số Phòng điều
tra thân thiện với trẻ em cho cả đối tượng người bị hại và người vi phạm là trẻ em và đối
tượng phụ nữ bị buôn bán đã được xây dựng.
IV. Các mô hình và dịch vụ cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt
1.
Các mô hình và dịch vụ trên Thế giới
Các nước phát triển như Nga, Úc, Anh, Đức, Thụy Điển... đặc biệt quan tâm đến xây
dựng khung pháp lý thân thiện với trẻ em; hệ thống phúc lợi xã hội cho trẻ em và phát
triển mạng lưới trung tâm công tác xã hội, văn phòng tư vấn, điểm công tác xã hội và đội
ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp hoạt động tại các xã phường. Thông thường
cứ 2000 - 3000 dân có một cán bộ xã hội chuyên nghiệp và 4-5 cộng tác viên và cứ
30.000 - 50.000 dân có một trung tâm công tác xã hội. Việc BVTE được thực hiện chủ
yếu bởi các trung tâm CTXH, các cơ sở trợ giúp trẻ em và các cơ quan quản lý nhà nước
về trẻ em và một phần ủy quyền cho các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Ở các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipines... tùy theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội
mà việc bảo vệ trẻ em được thực hiện theo những mô hình ưu tiên khác nhau. Hầu hết các
quốc gia này đều hướng tới việc xây dựng ”hệ thống bảo vệ trẻ em” có tính đồng bộ; đào
tạo đội ngũ cán bộ xã hội làm việc với trẻ em; duy trì các cơ sở trợ giúp trẻ em và tạo các
gia đình thay thế cho trẻ em có HCĐB. Malaysia và Hồng Công đặc biệt quan tâm tới mô
hình gia đình chăm sóc thay thế, trung tâm công tác xã hội với trẻ em; trung tâm trẻ em
đường phố, trung tâm phục hồi trẻ em nghiện ma túy. Thái Lan và Philipines lại chú trọng
nhiều hơn vào các mô hình trợ giúp trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt và hỗ trợ gia đình có
trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt.
•
Mô hình trị liệu tập trung hướng tới gia đình
Các dịch vụ hướng tới gia đình là “ các dịch vụ được cung cấp để giúp ngăn ngừa
các tình huống mâu thuẫn trong gia đình, giữ các thành viên hòa thuận trong gia đình và
bảo vệ gia đình. Khái niệm duy trì gia đình đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong
một số quốc gia. Các dịch vụ này cung cấp các hoạt động có thể để nhằm giữ trẻ em tại
14
gia đình và cung cấp sự trị liệu cho gia đình. Các dịch vụ duy trì sự bền vững trong gia
đình liên quan tới các dịch vụ dựa vào gia đình, trị liệu gia đình
Các mục tiêu của các dịch vụ duy trì gia đình
-
Nhằm bảo vệ trẻ em
-
Duy trì và củng cố ranh giới của gia đình
-
Xử lý các tình huống khủng hoảng gia đình
-
Nâng cao các kỹ năng trong gia đình
-
Điều phối việc sử dụng các nguồn lực chính thức và không chính thức trong gia đình
-
Ngăn ngừa những vấn đề không cần thiết đối với trẻ em
Các lĩnh vực chính trong việc duy trì gia đình:
-
Can thiệp khủng hoảng. Duy trì gia đình dựa trên sự can thiệp khi khủng hoảng
nảy sinh trong gia đình. Nhân viên Công tác xã hội có thể tận dụng những động cơ
và các yếu tố tích cực trong gia đình để xử lý khủng hoảng
-
Tập trung vào gia đình. Các thành viên trong gia đình đều rất quan trọng. Cần phải
quan tâm tới các địa điểm thuận lợi cho trẻ nhằm duy trì sự an toàn cho trẻ. Tất cả
những sự can thiệp đều hướng tới duy trì các thành viên trong gia đình với nhau và
tăng năng lực cho các thành viên
-
Các dịch vụ dựa vào gia đình. Các dịch vụ này sẽ được cung cấp bất cứ khi nào có
thể. Mục tiêu là nhằm hướng tới một môi trường gia đình vững mạnh
-
Thời gian. Do việc can thiệp chỉ được cung cấp trong thời gian khủng hoảng do đó
công việc của họ khá nhanh. Tiến trình can thiệp trong hầu hết các mô hình thường
là từ 4 đến 12 tuần. Đưa ra thời gian cụ thể sẽ giúp nhân viên Công tác xã hội và đối
tượng có thể lượng giá tiến trình một cách thường xuyên
-
Tập trung xây dựng các mục tiêu. Tất cả các mục tiêu can thiệp cần phải cụ thể
và rõ ràng. Mục tiêu thiết yếu là để giảm đi các tình huống khủng hoảng và tăng
năng lực cho các thành viên trong gia đình để ngăn ngừa khủng hoảng tái xảy ra
-
Các dịch vụ tập trung và toàn diện. Thời gian cần tập trung vào gia đình và các
tiến trình. Nhân viên Công tác xã hội dành khoảng 20 – 25 giờ mỗi tuần để sắp xếp
15
các nguồn lực và cung cấp các dịch vụ (tham vấn giải quyết vấn đề và các kỹ năng
giáo dục cho cha mẹ)
-
Tập trung vào giáo dục và xây dựng kỹ năng. Các tiếp cận duy trì gia đình là một
cách tiếp cận tích cực. Cách tiếp cận này giả định rằng tất cả mọi người đều có khả
năng học tập và có thể cải thiện được hoàn cảnh nếu họ được cung cấp các thông tin
phù hợp và được hỗ trợ đúng mức
-
Sự hợp tác. Do các sự can thiệp là tập trung và có thể có rất nhiều nguồn lực được
huy động vào, do đó sự hợp tác là rất quan trọng. Đôi khi những nhân viên cung cấp
dịch vụ và các chuyên gia cũng được huy động vào tiến trình do đó rất cần phải có
các nỗ lực hợp tác giữa các thành tố liên quan
-
Tính linh hoạt. Mỗi gia đình đều khác nhau và có các nhu cầu và vấn đề khác
nhau. Tính linh hoạt sẽ giúp nhân viên Công tác xã hội kết nối các dịch vụ và nguồn
lực bên ngoài phù hợp với các nhu cầu cụ thể của các gia đình
•
Mô hình hướng tới An sinh trẻ em
Cách tiếp cận này hướng tới an sinh của trẻ qua việc cung cấp các chương trình và
dịch vụ nhằm duy trì sự phát triển của trẻ ở các khía cạnh thể chất, tâm lý, tinh thần và
văn hóa xã hội. Cách tiếp cận này tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ giữa trẻ em
và cha mẹ, vai trò của gia đình và trách nhiệm của cộng đồng đối với sự phát triển của trẻ.
Có 2 loại hình dịch vụ an sinh trẻ em chính là các dịch vụ trực tiếp và gián tiếp
Các dịch vụ trực tiếp được mô tả trong hình thức:
-
Hỗ trợ trẻ em trong gia đình của các em với các dịch vụ cung cấp về vật chất, các
dịch vụ giáo dục chính thức và không chính thức, các hoạt động thể thao và sang
tạo, các dịch vụ sức khỏe, các kỹ năng đào tạo, hướng dẫn và tham vấn, các dịch vụ
chăm sóc ban ngày
-
Các dịch vụ chăm sóc thay thế và con nuôi
Các dịch vụ gián tiếp được mô tả trong hình thức:
-
Các chương trình tài chính ở cấp độ quốc tế và quốc gia ví dụ như thông qua sự tài
trợ của các chương trình và các trang bị các thiết bị hướng tới sự can thiệp
-
Phối hợp điều phối các nguồn lực nhằm tránh sự trùng lặp trong việc cung cấp các dịch vụ
tại các trung tâm
16
2.
Các mô hình ở Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nay đang triển khai nhiều dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em cần sự bảo vệ
đặc biệt. Ví dụ như các dịch vụ chăm sóc tại các trung tâm/cơ sở bảo trợ xã hội, các mái
ấm tình thương. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phát triển nhiều hơn các dịch vụ công
tác xã hội hỗ trợ trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt và dịch vụ cho gia đình tại cộng đồng.
Thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong những năm qua các địa
phương trong cả nước đã có một số mô hình chăm sóc tập trung cho trẻ em mồ côi, trẻ
em bị bỏ rơi, trẻ em đường phố, trẻ em khuyết tật (Cơ sở bảo trợ xã hội); trẻ em vi phạm
pháp luật (Trường giáo dưỡng); phục hồi cho trẻ em và người chưa thành niên hành nghề
mại dâm (Trung tâm 05) và nghiện ma túy (Trung tâm 06). Hiện nay cả nước có trên 400
cơ sở chăm sóc tập trung các đối tượng xã hội trong đó có trên 300 cơ sở của nhà nước và
trên 100 cơ sở do các tổ chức xã hội, tôn giáo, tư nhân thành lập, nuôi dưỡng khoảng
20.000 TECHCĐB. 4
Song song với mô hình chăm sóc thay thế tập trung, Bộ LĐTBXH cũng đã chỉ đạo
các địa phương từng bước chuyển đổi từ mô hình chăm sóc tập trung sang mô hình gia
đình chăm sóc thay thế hoặc nhà xã hội đối với trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mồ côi, khuyết
tật và TECHCĐB khác; mô hình này giúp cho trẻ em phát triển toàn diện hơn, chỉ số
thông minh (IQ) cũng cao hơn, khả năng hòa nhập cộng đồng cũng thuận lợi hơn và chi
phí cũng đỡ tốn kém hơn so với nhóm trẻ em được chăm sóc trong các cơ sở tập trung
(chăm sóc tập trung tốn kém gấp 7 lần chăm sóc thay thế tại gia đình). Mô hình gia đình
chăm sóc thay thế cũng rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như cho con nuôi quốc
tế, trong nước, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu. Theo báo cáo của các địa phương đến cuối
năm 2009 có khoảng 93.356 trẻ em được chăm sóc theo mô hình này, trong đó nhận nuôi
dưỡng 68.000 em, nhận làm con nuôi 25.356 em. 5
Bên cạnh hai mô hình cơ bản nêu trên, với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế
như Quỹ nhi đồng liên hợp quốc, tổ chức Lao động Quốc tế, Liên minh châu Âu, Tổ chức
Cứu trợ trẻ em, Tầm nhìn thế giới, Plan, Child fund… Bộ LĐTB&XH cũng đã chỉ đạo
các đia phương xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp TECHCĐB khác như:
4
5
-
Mô hình phục hồi cho trẻ em gái bị xâm hai tình dục,
-
Mô hình phòng ngừa, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật,
Nguồn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2009
Nguồn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 2009
17
-
Mô hình trợ giúp trẻ em cai nghiện ma túy,
-
Mô hình phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em đi lang thang,
-
Mô hình trợ giúp trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm,
-
Mô hình phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em …
Một số mô hình điển hình
Mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 đã xây dựng và nhân
rộng mô hình trợ giúp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật ; trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em
lang thang; lao động trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục bao gồm cả trẻ em bị buôn bán,
bắt cóc vì mục đích thương mại, tình dục; trẻ em nghiện ma túy dựa vào cộng đồng dựa
vào cộng đồng (bao gồm cả nhóm trẻ em có nguy cơ cao). Đây là một mô hình khá toàn
diện khi hướng tới việc nâng cao kiến thức kỹ năng cho trẻ qua các lớp tập huấn và hướng
nghiệp, can thiệp, mở các đường dây tham vấn, phòng chống kỳ thị và nâng cao nhận
thức cho cộng đồng. Mô hình cũng hướng tới việc cung cấp sự hỗ trợ lâu dài cho trẻ em
trong hoàn cảnh đặc biệt và gia đình các em.
Mô hình nhà xã hội
Nhà xã hội là một giải pháp chăm sóc thay thế trong hệ thống chăm sóc tổng thể của
nước ta, là giải pháp chăm sóc dựa vào cộng đồng thay thế cho việc chăm sóc trẻ tại trung
tâm có quy mô lớn do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, cử cán bộ kiêm nhiệm hoặc sử
dụng tình nguyện viên quản lý Nhà xã hội. Chỉ nên đưa trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt vào nhà
xã hội khi không có bất cứ sự chăm sóc dựa vào cộng đồng và gia đình nào khác trong hệ
thống chăm sóc. Nhà xã hội chỉ đứng trước trung tâm bảo trợ xã hội một bậc trong hệ
thống chăm sóc. Đó là một giải pháp chuyển trẻ em đang sống trong các trung tâm quy
mô lớn sang sống trong môi trường “chăm sóc gia đình quy mô nhỏ”. Nhà xã hội được
thiết kế để cung cấp môi trường kiểu gia đình quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng, chăm sóc
và bảo vệ 5 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đó là : trẻ em mồ côi không ai chăm sóc,
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ
em bị ảnh hưởng hoăc bị nhiễm HIV/AIDS. Đối với Nhà xã hội, ngân sách địa phương hỗ
trợ một phần chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, còn lại, kinh phí chủ yếu huy động từ
18
cộng đồng. Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng Nhà xã hội trong thời gian triển khai
thí điểm.
Mô hình chăm sóc thay thế dành cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa:
Pháp luật của Việt Nam ghi nhận vai trò chính của cha mẹ trong việc chăm sóc và
nuôi dưỡng con cái, bên cạnh đó luật pháp còn có những quy định về chăm sóc thay thế
cho trẻ em thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ, hoặc đối với những em không thể tiếp tục
được cha mẹ chăm sóc, vì điều này không có lợi cho phúc lợi tốt nhất của các em. Những
loại hình chăm sóc thay thể hiện nay có thể kể đến như:
1) Chăm sóc bởi họ hàng;
2) Người giám hộ;
3) Nhận con nuôi;
4) Nhận đỡ đầu; và
5) Chăm sóc trong các cơ sở tập trung.
Tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống về đỡ đầu nào được quy định một cách rõ ràng và
công khai. Ở Việt Nam, mô hình chăm sóc chính hiện nay cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc
biệt là chăm sóc trong các cơ sở tập trung, tuy nhiên trong những năm qua mô hình này đã
được cân nhắc xem xét lại, thông qua việc xây dựng các chính sách thiên về mô hình
chăm sóc thay thế dựa vào gia đình. Trong những năm qua, Chính phủ đã nhận thức rõ
ràng hơn và cam kết mạnh mẽ hơn trong việc xác định và khuyến khích các giải pháp
chăm sóc thay thế thay cho các cơ sở quản lý tập trung.
VI.
Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.
Các cách tiếp cận trong dịch vụ công tác xã hội với trẻ em
•
Tiếp cận theo nhu cầu
Tiếp cận theo nhu cầu của trẻ là cách tiếp cận dựa trên việc đáp ứng tốt nhất của các
dịch vụ công tác xã hội đối với các nhu cầu của trẻ em. Đây là những điều kiện đảm bảo
cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tiếp theo là nhu cầu cần được bảo vệ an toàn, ngăn ngừa
những nguy cơ gây tổn thương cho trẻ cả về thể chất, tinh thần và tình cảm. Nhu cầu thứ
ba là nhu cầu được vui chơi, giải trí và học tập. Thông qua những hoạt động này, trẻ em sẽ
được phát triển, được hoà mình vào xã hội được gắn bó và dần tự khẳng định mình. Nhu
19
cầu thứ tư là nhu cầu được tôn trọng. Đây là nhu cầu có một số người hiểu sai cho là
không quan trọng.
•
Tiếp cận vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Tiếp cận theo tôn chỉ đem lợi ích tốt nhất cho trẻ là cách tiếp cận với việc cung cấp
các dịch vụ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Tiếp cận theo nguyên tắc vì lợi ích tốt
nhất cho trẻ có ý nghĩa ở việc ở bất cứ tình huống nào, nhân viên xã hội phải đặt lợi ích tốt
nhất cho trẻ lên hàng đầu
•
Tiếp cận dựa trên quyền
Tiếp cận dựa trên đảm bảo các quyền của trẻ em là cách tiếp cận cung cấp các dịch
vụ đảm bảo trẻ em được thực hiện đầy đủ bốn nhóm quyền của trẻ em. Đây là cách tiếp
cận phổ biến và được rất nhiều nhà chuyên môn sử dụng trong quá trình làm việc giúp đỡ
trẻ em. Về cơ bản, cách tiếp cận này thực hiện việc giúp đỡ dựa trên việc tôn chỉ các
nhóm quyền trẻ em.
2.
Một số nhiệm vụ của nhân viên Công tác xã hội khi làm việc với trẻ em
Các nhiệm vụ chung
•
Trị liệu cho đối tượng: Bao gồm nâng cao sự tự trọng, tác động nhằm giảm những
cảm xúc tiêu cực như sự bất lực, vô vọng, các hành vi hiếu chiến và những hành vi khác
như rời bỏ gia đình, sử dụng các chất gây nghiện hoặc có hành vi tự tử. Những hoạt động
này có thể đạt được thông qua tham vấn cá nhân, trị liệu nhóm và gia đình
•
Trị liệu cho ca mẹ trẻ sẽ tập trung hướng tới tăng năng lực cho họ về “các kỹ năng
đối phó, các kỹ năng làm cha me và các kỹ thuật quản lý chăm sóc trẻ”. Các can thiệp có
thể hướng tới như là tham vấn cá nhân và trị liệu gia đình. Có rất nhiều chuyên gia tin
rằng trị liệu nhóm bao gồm các nhóm cha mẹ tự lực là phương pháp hiệu quả nhất. Qua
những nhóm như vậy cha mẹ có thể hiểu rằng họ không đơn đọc và có thể trải nghiệm
làm thể nào để các bậc cha mẹ khác vượt qua được sự căng thẳng.
(Source: “The Social Context of Childr en in Especially Difficult Circumstances (CEDC)”,
ESCAP HRD Course on Psychosocial and Medical Services for Sexually Abused and Sexually
Exploited Children and Youth (www.unescap.org/esid/hds/training/se-m1-socialcontext.pdf)
Các nhiệm vụ cụ thể
•
Quản lý ca (kết nối trẻ với các nguồn lực bên ngoài). Thực hiện công việc này,
nhân viên CTXH cần phải biết đánh giá các nhu cầu đích thực của trẻ sau đó cần phải xác
20
định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của trẻ để từ đó kết nối một cách có hiệu quả
những nhu cầu và nguồn lực đó. Ví dụ đối với trẻ em trẻ em khuyết tật thì cần phải xác
định các em có nhu cầu phục hồi chức năng hay tìm việc. Sau đó dựa trên những nguồn
lực sẵn có và phù hợp với nhu cầu của trẻ trong thực tế để kết nối nhằm đáp ứng nhu cầu
tốt nhất cho trẻ
•
Tạo điều kiện:Nhân viên CTXH giúp trẻ cùng gia đình hoặc người giám hộ tham
gia tối đa vào tiến trình giải quyết vấn đề để tăng cường năng lực cho đối tượng. Ví dụ
như với nhóm trẻ em lang thang thì cần tạo điều kiện để trẻ tham gia ngay vào quá trình
xác định vấn đề để các em hiểu rõ những nguy cơ và hậu quả của việc lang thang trên
đường phố. Tham gia vào các nhóm đồng đẳng hoặc các lớp tập huấn để trẻ được tăng
cường sự hiểu biết từ đó phòng tránh những hiểm họa trên đường phố...
•
Giáo dục: Nhiệm vụ này thể hiện rất rõ nét khi nhân viên CTXH làm việc với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do các em phần lớn thường hạn chế trong vấn đề học
tập, do đó trình độ nhận thức của các em còn thấp. Thế nên việc giáo dục cung cấp các
thông tin nhằm nâng cao hiểu biết và phòng ngừa là hết sức quan trọng. Ví dụ với nhóm
trẻ sử dụng ma túy thì nhiều trường hợp các em không nhận thức được mức độ nguy hiểm
của việc sử dụng ma túy hoặc nhiều em muốn cai nghiện thì cũng không biết làm như thế
nào? Nhân viên CTXH với vai trò là nhà giáo dục sẽ cung cấp thông tin để hỗ trợ cho các
em.
•
Biện hộ: Đây cũng là 1 công việc rất quan trọng khi làm việc với nhóm trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt vì các em đều là những đối tượng yếu thế và bị tước bỏ nhiều quyền
và lợi ích chính đáng. Trong vai trò này, nhân viên CTXH sẽ là người đại diện cho nhu
cầu của các em, biện hộ cho các em trong những trường hợp liên quan đến việc bảo vệ
quyền và lợi ích của các em mà đã được pháp luật và xã hội thừa nhận. Ví dụ với những
đối tượng là trẻ em bị lao động nặng nhọc thì nhân viên CTXH dựa trên các Quyền về trẻ
em về việc được học tập, vui chơi giải trí và không bị lạm dụng, bóc lột dưới bất cứ hình
thức nào để bảo vệ các em tránh khỏi những hình thức lao động nặng nhọc
3.
Những lưu ý khi tiếp xúc với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
•
Dùng tình cảm chân thành.
•
Không thương hại, né tránh
•
Không khinh ghét, thị uy
21
•
Tôn trọng tự do và nhu cầu của trẻ
•
Chú ý điểm mạnh của trẻ
•
Luôn luôn thành thật
•
Không hứa những việc không thể thực hiện được
•
Tuyệt đối không để trẻ mất lòng tin
•
Động viên, khen ngợi khi trẻ thực hiện hành vi đúng đắn
•
Khích lệ, gây hứng thú khi trẻ tham gia các hoạt động tích cực.
•
Thể hiện sự quan tâm
22
Bài 2
Công tác xã hội với người khuyết tật
I.
Giới thiệu chung về tình hình người khuyết tật ở Việt Nam
1.
Tình hình về người khuyết tật
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
năm 2009 cho biết, cả nước có hơn 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6,4% dân số,
trong đó từ 16- 55 tuổi chiếm 60%, trên 55 tuổi chiếm 24%, dưới 16 tuổi chiếm 16%. Kết
quả điều tra dân số và nhà ở Việt nam năm 2009 cho thấy tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi
từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người(Con số này thay đổi
tùy thuộc vào việc hiểu thế nào là khuyết tật). Tỷ lệ nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ
giới, 63,5% so với 36,5%. Khoảng 16% người khuyết tật dưới 16 tuổi, 61% từ 15- 55 tuổi
và 23% trên 55 tuổi
Về dạng tật: Khuyết tật vận động chiếm 29,41%, tâm thần chiếm 16,82%, khuyết
tật thị giác chiếm 13,84%, khuyết tật thính giác chiếm 9,33&, khuyết tật ngôn ngữ chiếm
7,08%, khuyết tật trí tuệ chiếm 6,32% và các dạng tật khác chiếm khoảng 17%.
Về nguyên nhân: Có 35,8% người khuyết tật là do nguyên nhân bẩm sinh, 32,34%
do bệnh tật, nguyên nhân do tai nạn chiến tranh chiếm 25,56%, 3,4% do tai nạn lao động,
các nguyên nhân khác chiếm khoảng 1,57% (Đặc biệt là khuyết tật do hậu quả nhiễm
chất độc dioxin, dự kiến trong tương lai, số lượng khuyết tật do tai nạn chiến tranh sẽ
giảm. Tuy nhiên khuyết tật có nguyên nhân từ tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng.
Về trình độ văn hóa: Có khoảng 35,83% người khuyết tật không biết chữ, 12,58% biết
đọc, biết viết, 20,74% có trình độ trung học cơ sở, 24,13^ có trình độ trung học phổ
thông. Trên 90% người khuyết tật chưa qua dạy nghề, khoảng 58% người khuyết tật tham
gia làm việc, 30% người khuyết tật chưa có việc làm. Những người khuyết tật đã có việc
làm thì thường là những công việc có thu nhập thấp.
Về hoàn cảnh, môi trường sống: Có khoảng 70- 80% người khuyết tật sống ở 6570% sống ở nông thôn, khoảng 70% người khuyết tật sống dựa vào gia đình, người thân
và trợ cấp xã hội.
Người khuyết tật phân bổ không đồng đều ở các vùng khác nhau, cụ thể như sau:
23
Tây bắc………………
3,0%
Đông bắc……………………13%
Đồng bằng sông Hồng………18,6 %
Bắc trung bộ…………………12,5 %
Duyên hải miền trung………..14,2%
Tây nguyên…………………...3,0%
Đông Nam bộ…………………16,5%
Đồng bằng song Cửu Long…...19,2%
Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật gặp nhiều khó
khăn.Người khuyết tật khó khăn học tập tại các trường học hòa nhập và tiếp cận các dịch
vụ cộng đồng, khó khăn trong kết hôn, sinh con, tổ chức cuộc sống… Tỷ lệ người khuyết
tật được nuôi dưỡng và chăm sóc tại các trung tâm rất thấp, chưa tới 1%.. Vì vậy, đối với
người khuyết tật, ngoài những qui định chung về quyền, nghĩa vụ như mọi công dân, cần
có hành lang pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và đảm bảo việc thực hiện tốt các
chính sách dành riêng cho người khuyết tật.
2.
Các khái niệm
Khái niệm khuyết tật và tàn tật
Có rất nhiều cách hiểu và cách diễn giải khác nhau về khuyết tật xuất phát từ sự đa
dạng về khuyết tật, sự phức tạp về mức độ khuyết tật, công cụ đo lường và đánh giá, cũng
như sự khác biết văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, cho đến nay chưa có khái niệm thống
nhất về khuyết tật
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã không ngừng đưa ra những định nghĩa chung cho
khuyết tật từ những năm 1976, năm 1988 WHO đưa ra cách phân loại quốc tế về suy
giảm chức năng, khuyết tật, tàn tật( ICIDH) đã là một hệ thống tiên phong trong quá trình
hiểu và đưa ra định nghĩa về khuyết tật.. Theo cách hiểu của WHO các thuật ngữ suy
giảm chức năng, khuyết tật, tàn tật có nội hàm khác nhau:
- Suy giảm chức năng chỉ những người có vấn đề về thể chất
- Khuyết tật: Những hạn chế trong hoạt động do suy giảm chức năng gây nên
24
- Tàn tật: Là hạn chế hay thiếu hụt (do một khuyết tật) khả năng thực hiện vai trò
trong xã hội.
Như vậy, suy giảm chức năng nói đến việc một bộ phận cơ thể có những bất thường
về cấu tạo hoặc chức năng, khuyết tật nói đến ảnh hưởng của suy giảm chức năng tới việc
thực hiện các hoạt động của con người và tàn tật là chỉ kết quả chung của suy giảm hệ
thống hay khuyết tật
Trong tiếng Việt, khuyết tật và tàn tật để chỉ cùng một khái niệm, hiện nay người ta
vẫn dùng song song trên phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản pháp quy, song
theo quan điểm xã hội hiện nay và quan điểm của người khuyết tật mong muốn sử dụng
khái niệm người khuyết tật thay cho tàn tật vì nó mang sắc thái cảm xúc tích cực hơn.
Một số nhà khoa học lại cho rằng, khuyết tật hay tàn tật chẳng qua là tên gọi, nhãn mác
cho khái niệm, chúng ta không nên chú trọng vào việc mổ xẻ câu chữ, điều quan trọng
hơn cả là thái độ và hành động thực tế, cách chúng ta ứng xử như thế nào với người
khuyết tật. Tuy nhiên xu hướng chung được khuyến nghị là sử dụng khái niệm khuyết tật
thay cho tàn tật, trong văn bản luật cũng sử dụng khái niệm khuyết tật và người khuyết tật
Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng từ khiếm khuyết đến khuyết tật là một quá
trình, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau (do bệnh tật di truyền, tai nạn, chấn
thương…). Khuyết tật phải đảm bảo cả hai điều kiện, có khiếm khuyết và khiếm khuyết
ấy ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Nói về khiếm khuyết, đó là vấn đề không thể
tránh khỏi của bất cứ con người nào ,vì có ai sinh ra trên thế gian này được hoàn hảo ở tất
cả phương diện.
Khái niệm người khuyết tật
Theo quan điểm của Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật được phê
chuẩn ngày 30/03/2007 cho rằng, người khuyết tật bao gồm những người có khiếm
khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương tác với các
rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên
một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội
Theo luật người khuyết tật Việt nam: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một
hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến
cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
II. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu của người khuyết tật
25