Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nghề CTXH, nền tảng triết lý và kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.9 KB, 101 trang )

MỤC LỤC
Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI.............................................................3
1. Khái niệm về Công tác xã hội và thực hành Công tác xã hội............................................3
2. Chức năng của công tác xã hội..........................................................................................3
3. Mục đích của công tác xã hội.............................................................................................6
4. Nhiệm vụ của công tác xã hội.............................................................................................7
5. Các khái niệm liên quan......................................................................................................7
6. Mối quan hệ của phúc lợi xã hội với công tác xã hội (Zastrow, 1996)............................16
7. CTXH và từ thiện.............................................................................................................17
BÀI 2........................................................................................................................................19
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI...........................19
1. Công tác xã hội với tư cách là một nghề trong xã hội......................................................19
2. Lịch sử CTXH trên thế giới..............................................................................................20
3. Lịch sử Công tác xã hội tại Việt Nam..............................................................................37
Bài 3. TRIẾT LÝ, GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC......................................................42
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI..................................................................................................42
1. Triết lý của Công tác xã hội..............................................................................................42
2. Các giá trị của Công tác xã hội (DuBois, Brenda and Miley, Karla Krogsrud,................42
3. Các nguyên tắc của Công tác xã hội.................................................................................43
4. Các tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu của các nhân viên Xã hội.............................................47
Bài 4. NHÂN VIÊN XÃ HỘI..................................................................................................51
1. Khái niệm Nhân viên xã hội (Social worker)...................................................................51
2. Nhiệm vụ của nhân viên xã hội.........................................................................................51
3. Các vai trò của nhân viên xã hội.......................................................................................52
4. Các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên xã hội...........54
Bài 5. QUY TRÌNH TRỢ GIÚP TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI...........................................58
1. Đánh giá/ Nhận diện vấn đề (đôi khi còn được gọi là đánh giá - Assessment)................58
2. Xây dựng kế hoạch hành động..........................................................................................60
3. Thực hiện kế hoạch hành động.........................................................................................61
4. Lượng giá..........................................................................................................................64
5. Kết thúc.............................................................................................................................65


Bài 6. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN TRONG QUÁ TRÌNH........................................67
TRỢ GIÚP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................67
1. Quan điểm trợ giúp giải quyết vấn đề dựa trên thế mạnh.................................................67
2. Quan điểm trợ giúp giải quyết vấn đề dựa trên Khả năng phục hồi.................................69
3. Quan điểm trợ giúp giải quyết vấn đề dựa trên giải pháp.................................................71
4. Thực hành CTXH tổng quát (Generalist social work)......................................................72
Bài 7. CÁC MÔ HÌNH TRỢ GIÚP TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI......................................75
1. Các mô hình trợ giúp sử dụng đối với tất cả hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng)
...............................................................................................................................................75
2. Các mô hình trợ giúp đối với Cá nhân, Nhóm...............................................................75
3. Các mô hình trợ giúp với cộng đồng (Tổ chức cộng đồng)..........................................76
4. Mô hình can thiệp gián tiếp..............................................................................................77
Bài 8. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI.....................................79
1. CTXH trong lĩnh vực Phúc lợi trẻ em...............................................................................79
1


2. CTXH trong lĩnh vực Phúc lợi gia đình............................................................................80
3. Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe và y tế...............................................................81
4. CTXH trong Lĩnh vực giáo dục giáo dưỡng/cải tạo........................................................82
5. Công tác xã hội trong lĩnh vực tòa án, pháp luật..............................................................82
6. CTXH trong trường học....................................................................................................83
7. CTXH trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xã hội cho nhóm người đặc biệt........................83
8. CTXH trong lĩnh vực phúc lợi và phát triển cộng đồng...................................................86
9. CTXH trong lĩnh vực Công nghiệp, Lao động và Việc làm.............................................87
10. CTXH trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xã hội và hỗ trợ cộng đồng trong quản lý khu vực 88
11. CTXH trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo công tác xã hội............................................88
12. CTXH trong lĩnh vực Xây dựng kế hoạch phát triển xã hội...........................................89
13. CTXH trong lĩnh vực Phúc lợi xã hội quốc tế................................................................89
Bài 9. XU HƯỚNG PHAT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI.............................................90


2


Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Khái niệm về Công tác xã hội và thực hành Công tác xã hội
a. Khái niệm Công tác xã hội (CTXH)
Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan
hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng
quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về
hành vi con người và các hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với
môi trường sống. (IASSW và IFSW: 7/2011).
Theo Zastrow (1996):.Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân,
nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực
hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng
xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp
cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm
bảo an sinh xã hội (Bùi Thị Xuân Mai, 2010)
b. Khái niệm Thực hành CTXH
Thực hành công tác xã hội bao gồm việc ứng dụng chuyên nghiệp các giá trị, nguyên
tắc, kỹ thuật công tác xã hội vào thực hiện một hay nhiều mục đích sau: giúp đỡ con người
đạt được các dịch vụ; cung cấp tham vấn và tâm lý liệu pháp cho các cá nhân, gia đình,
nhóm; giúp đỡ các cộng đồng hay nhóm, cung cấp hay nâng cao các dịch vụ xã hội và dịch
vụ sức khoẻ và pháp lý.
2. Chức năng của công tác xã hội
Như là bác sỹ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngành công
tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội. Sau đây là 4 chức năng cơ bản của ngành công tác
xã hội đó là: chức năng Phòng ngừa, chức năng Can thiệp, Chức năng Phục hồi; Chức năng

Phát triển.
- Chức năng phòng ngừa
Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác xã hội không chờ tới khi cá nhân

3


hay gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Nếu làm như vậy thì hao tổn công
sức, thời gian, tiền của và không có lợi cho đối tượng cũng như toàn xã hội. Vì vậy, công tác
xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình hay cộng
đồng. Những hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cá nhân hay gia đình, việc cung
cấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến thức về ma tuý... đều có ý nghĩa cho công tác
phòng ngừa. Thông qua các dịch vụ trợ giúp giáo dục và phát triển Công tác xã hội giúp các
cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng ngăn ngừa những tình huống có thể gây ra tổn thương
cho họ vá sự bất ổn định trong xã hội.
Để phòng ngừa có hiệu quả cần tạo dựng môi trường xã hội hài hoà cho cá nhân và
gia đình thông qua các chính sách, chương trình kinh tế- xã hội và cung cấp các dịch vụ xã
hội cơ bản. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn cần được chú trong trong hoạt động
thực tiễn của công tác xã hội. Việc tăng cường các hoạt động này sẽ giúp đối tượng được
trang bị thêm những kiến thức, hiểu biết từ đó họ ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra.
Chẳng hạn: giáo dục nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức để gia đình biết cách tăng thu
nhập, thoát khỏi tình trạng nghèo đói hoặc tư vấn để đối tượng không mắc vào các tệ nạn xã
hội...
- Chức năng can thiệp.
Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá
nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải. Khi thực hiện chức năng này
nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề đang tồn tại. Ví dụ
như hoạt động trợ cấp khi cộng đồng bị lũ lụt, thiên tai, hoạt động can thiệp bảo vệ quyền lợi
cho phụ nữ bị bạo hành, hoạt động tham vấn can thiệp khủng hoảng khi một bé gái bị xâm
hại tình dục... Trước hết, công tác xã hội thực hiện chẩn đoán thông qua các phương pháp,

đánh giá nhu cầu, tiếp cận tổng hợp nhằm giúp cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng xác định
vấn đề, khai thác tiềm năng để giải quyết vấn đề của mình. Phương châm chủ đạo trong can
thiệp là “cho cần câu, chứ không cho xâu cá”. Điều này có nghĩa là cá nhân được trợ giúp
tăng năng lực tự giải quyết vấn đề. Nhân viên công tác xã hội không giải quyết vấn đề thay
cho thân chủ.
Người ta còn hay dùng thuật ngữ chữa trị hay trị liệu - ở đây trong công tác xã hội, nó
được hiểu là những hoạt động của nhân viên xã hội nhằm giúp đối tượng giải quyết các vấn
đề đang gặp phải hay loại trừ những khó khăn hiện tại. Ví dụ như hỗ trợ cai nghiện cho
những người nghiện ma tuý, chữa bệnh và giáo dục cho những phụ nữ mại dâm.
4


- Chức năng phục hồi.
Đó là việc công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức
năng xã hội đã bị suy giảm. Nó bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mức ban
đầu và hoà nhập cuộc sống xã hội. Trong các hoạt động can thiệp, công tác xã hội sớm quan
tâm đến phục hồi chức năng hoạt động (tâm lý, xã hội) cho đối tượng. Hoạt động phục hồi
nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng, như giúp những
người đói nghèo xoá được đói, vượt khỏi nghèo hay hỗ trợ người khuyết tật phục hồi các
chức năng (sinh hoạt, lao động, xã hội); giúp trẻ lang thang trở về với gia đình; giúp người
nghiện ngập, mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng, trợ giúp những
trẻ em bị vi phạm pháp luật, được giáo dục hoà nhập.
Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cá nhân, gia đình, nhóm phục
hồi khả năng, lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Công tác xã hội luôn đòi hỏi các
nhân viên xã hội chăm lo đến việc phục hồi những chức năng tâm lý và xã hội của các nhóm
đối tượng.
- Chức năng phát triển
Hoạt động công tác xã hội không chỉ quan tâm đến việc phòng ngừa, giải quyết các
vấn đề xã hội mà còn đặc biệt chú trọng đến việc phát huy tiềm năng cá nhân và xã hội, nâng
cao năng lực và tự lực của các thành viên.

Chức năng phát triển của công tác xã hội thể hiện qua các hoạt động nhằm tăng năng
lực, tăng khả năng ứng phó với các tình huống có vấn đề, những sự việc có nguy cơ cao để
dẫn đến những vấn đề. Ví dụ như các chương trình giải quyết việc làm, các dịch vụ cung cấp
đào tạo cho người thất nghiệp, hướng dẫn các gia đình nghèo làm kinh tế, chương trình tập
huấn kỹ năng làm cha mẹ... Đây được xem như những dịch vụ xã hội giúp cá nhân hay gia
đình phát triển khả năng cá nhân, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, mẹ, kỹ năng giáo
dục con cái. Thông qua hoạt động giáo dục công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động.
Để đảm bảo an sinh cho cá nhân và gia đình công tác xã hội chuyên nghiệp có nhiệm
vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng vượt qua khó khăn, trang bị cho họ những
kiến thức, kỹ năng nhằm thực hiện tốt các chức năng xã hội. Công tác xã hội triển khai các
hoạt động cung cấp dịch vụ cho con người, một mặt giúp đỡ những người gặp khó khăn,
nâng cao năng lực ứng phó và giải quyết các vấn đề. Mặt khác công tác xã hội giúp những

5


người trong hoàn cảnh có khó khăn tiếp cận các nguồn lực xã hội để tự họ đáp ứng các nhu
cầu, góp phần giảm bớt những khác biệt về kinh tế, xã hội giữa các thành viên và phòng
chống các vấn đề xã hội có thể xảy ra.
3. Mục đích của công tác xã hội
Hoạt động nghề nghiệp của Công tác xã hội là hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực
trong xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những
nhóm người yếu thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương
tác hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.
Hoạt động nghề nghiệp Công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:
Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng
đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện
các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả.

Công tác xã hội, ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, hướng tới các can thiệp xã hội
nhằm phát triển, bảo vệ, ngăn ngừa và/ hoặc chữa trị cho các nhóm đối tượng, cụ thể như
sau:
* Tạo điều kiện thuận lợi hoà nhập cộng đồng cho những nhóm người bị cách li khỏi xã
hội, bị xã hội xua đuổi, bị tước đoạt tài sản, dễ bị tổn thương và đang trong nguy hiểm.
* Xoá bỏ những rào cản, thách thức, không bình đẳng và không công bằng tồn tại trong
xã hội.
* Hỗ trợ và huy động các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao chất lượng
sống và năng lực giải quyết vấn đề của họ.
* Khuyến khích con người tham gia vào các hoạt động liên quan tới các mối quan tâm
của vùng, quốc gia, khu vực và thế giới.
* Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp với các nguyên tắc đạo đức của
nghề.
* Hỗ trợ sự thay đổi các điều kiện để trợ giúp cá nhân trong tình trạng cách li với xã
hội, không có tài sản và dễ bị tổn thương.
* Làm việc theo hướng bảo vệ những người có hoàn cảnh không tự bảo vệ được bản
6


thân họ, ví dụ như trẻ em có nhu cầu chăm sóc và những người bị tâm thần hay chậm phát
triển trí tuệ, trong khuôn khổ của pháp luật được thừa nhận và hợp với luân thường đạo lý.
4. Nhiệm vụ của công tác xã hội
Nâng cao năng lực của con người trong giải quyết vấn đề, đương đầu và hành động
có hiệu quả. Để hoàn thành mục tiêu này, nhân viên xã hội đánh giá những cản trở đối với
khả năng thực hiện chức năng của thân chủ. Nhân viên xã hội cũng xác định các nguồn lực
và những thế mạnh, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát triển các kế
hoạch để giải quyết và ủng hộ các nỗ lực của thân chủ để tạo ra những thay đổi trong cuộc
sống và hoàn cảnh của họ.
Nối kết thân chủ với các nguồn lực cần thiết. Giúp đỡ thân chủ sử dụng các nguồn lực
mà họ cần thiết để thay đổi có hiệu quả tình trạng của họ. Nhân viên xã hội ủng hộ các chính

sách và dịch vụ cung cấp phúc lợi tốt nhất, nâng cao giao tiếp giữa các nhà chuyên nghiệp
cung cấp dịch vụ, xác định những lỗ hổng, những trở ngại trong các dịch vụ xã hội cần phải
giải quyết.
Thúc đẩy chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hộ: có nghĩa là nhân viên xã hội
cần đảm bảo rằng hệ thống cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính nhân đạo và cung cấp các
nguồn lực và dịch vụ cho con người. Để hoàn thành mục tiêu này, nhân viên xã hội tham gia
và ủng hộ các kế hoạch tập trung vào thân chủ, có hiệu lực và hiệu quả..
Thúc đẩy sự công bằng xã hội thông qua phát triển chính sách xã hội. Đối với việc
phát triển các chính sách xã hội, nhân viên xã hội nghiên cứu các vấn đề xã hội để thực hiện
chính sách. NVXH đưa ra những đề xuất các chính sách mới và biện hộ để dừng áp dụng
thực hiện các chính sách không hữu ích. Ngoài ra, nhân viên xã hội cụ thể hóa các chính
sách chung thành các chương trình và các dịch vụ cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu của con
người.
5. Các khái niệm liên quan
5.1 Phúc lợi xã hội
Thuật ngữ Phúc lợi xã hội được dịch từ tiếng anh là Social welfare.
Với tư cách là một thể chế, phúc lợi xã hội là một hệ thống quốc gia bao gồm các
chương trình, tiền trợ cấp, dịch vụ giúp con người đáp ứng nhu cầu xã hội, kinh tế, giáo dục
và sức khoẻ của họ, là cơ sở của sự tồn tại của xã hội (Zastrow, 1996).

7


Với tư cách là một ngành khoa học chuyên môn, phúc lợi xã hội nghiên cứu các cơ sở,
chương trình, nhân lực, chính sách, các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Một trong các chức năng của ngành phúc lợi xã hội là giáo dục và huấn luyện nhân viên xã
hội (Zastrow, 1996)
Với tư cách cơ quan xã hội: có tổ chức với mục tiêu hướng tới chất lượng sống của
con người trong xã hội; bao gồm một loạt các chính sách và dịch vụ quan tâm đến nhiều khía
cạnh khác nhau của cuộc sống con người (ICSW , 2008)

Phúc lợi xã hội có thể được định nghĩa là nỗ lực của xã hội hướng tới chất lượng cuộc
sống con người (Whitaker and Federico, 1990)
Đáp ứng các nhu cầu về xã hội, tài chính, sức khoẻ và nghỉ ngơi giải trí của mọi cá
nhân trong xã hội (Zastrow, 1996).
Nhiệm vụ cụ thể của phúc lợi xã hội gồm:
+ Tìm kiếm nơi ở cho trẻ em mồ côi cha mẹ
+ Cai nghiện cho người nghiện bia rượu và ma túy
+ Trị liệu cho những người có khó khăn về tâm lý
+ Trợ giúp người già
+ Cung cấp các dịch vụ phục hồi về nghề nghiệp cho những người khuyết tật thể chất
và tâm thần.
+ Đáp ứng nhu cầu tài chính cho người nghèo
+ Phục hồi trẻ vị thành niên và người lớn phạm tội
+ Chấm dứt phân biệt đối xử và áp bức dưới mọi hình thức
+ Cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em có cha mẹ làm việc xa nhà
+ Chống lại bạo lực gia đình, bao gồm đối xử tồi tệ với trẻ em và với vợ/ chồng.
+ Đáp ứng tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ và pháp luật của những người có khó khăn
về tài chính
+ Tư vấn cho các cá nhân và nhóm có các khó khăn khác nhau về cá nhân và xã hội
+ Cung cấp các dịch vụ cho người mắc bệnh AIDS và cho gia đình, bạn bè của họ
+ Cung cấp các dịch vụ giải trí và dịch vụ trong thời gian nhàn dỗi cho các nhóm theo
8


lứa tuổi
+ Giáo dục và cung cấp các kinh nghiệp hoà nhập xã hội cho các trẻ em khuyết tật về
nhận thức (thiểu năng trí tuệ) hoặc rối nhiễu về tâm lý.
+ Giúp đỡ các gia đình bị gặp tai hoạ như cháy nhà hay bão lốc.
+ Cung cấp nơi ở cho người không có nhà ở
+ Cung cấp các chương trình hỗ trợ và nâng cao chất lượng sự phát triển bình thường

của mọi trẻ em và người lớn
+ Cung cấp cơ hội học nghề và cơ hội có việc làm cho người không được đào tạo và
người thất nghiệp
+ Đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của nhóm người da màu, công nhân nhập cư và nhóm
người thiểu số
+ Giúp đỡ con người thực hiện chức năng có hiệu quả trong môi trường xã hội. Điều đó
không chỉ là sự đáp ứng các nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống như thức ăn dinh dưỡng, quần
áo, nhà ở, chăm sóc y tế, không khí và nước sạch, mà còn là sự đáp ứng tất cả các nhu cầu
cần thiết khác như sức khỏe, gia đình, tâm lý xã hội để giúp họ trở thành con người lành
mạnh và hữu ích cho xã hội (Whitaker and Federico, 1990).
Phúc lợi xã hội bao gồm sự đảm bảo an toàn xã hội, các dịch vụ xã hội và hỗ trợ công
cộng (Mendoza, 2008).
Một số quan điểm về phúc lợi xã hội (Kirst-Ashman, 2003)
- Quan điểm phúc lợi xã hội được xem như sự điều tiết từ dư thừa – có nghĩa là phúc
lợi xã hội hướng tới bù đắp những gì con người thiếu hụt. Trợ cấp và các dịch vụ từ phúc lợi
xã hội được dành cho người không có khả năng tự lo cho bản thân và cần có sự trợ giúp từ
bên ngoài.
Vì vậy xã hội cần giúp đỡ họ để họ lại có thể thực hiện được trách nhiệm và tự giải
quyết vấn đề của mình.
- Quan điểm phúc lợi xã hội được xem là thiết chế xã hội: trong quan điểm này nhu
cầu con người như là một bộ phận của cuộc sống. Xã hội có trách nhiệm trợ giúp các thành
viên xã hội và cung cấp trợ giúp và dịch vụ cần thiết. Không phải là lỗi của con người nếu họ
cần có các dịch vụ, bởi dịch vụ là một trong những điều kiện con người tồn tại. Con người có

9


quyền nhận sự trợ giúp thông qua các dịch vụ xã hội.
- Quan điểm phúc lợi xã hội hướng đến phát triển – Cách tiếp cận này ghi nhận can
thiệp xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2

ở các nước thuộc Thế giới thứ 3 người ta bắt đầu xây dựng các chương trình phúc lợi xã hội
nhằm tăng sự phát triển kinh tế.
Có 3 cách phát triển kinh tế:
1. Đầu tư vào các dịch vụ cho con người như giáo dục, nuôi nấng, chăm sóc sức khoẻ,
từ đó giúp con người tạo thu nhập.
2. Đầu tư vào các điều kiện vật chất bao gồm việc tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội
ví dụ như đường xá, cầu cống, hệ thống tưới nước, hệ thống nước sinh hoạt, bệnh viện,
trường học cung cấp cơ sở kinh tế và xã hội.
3. Các chương trình phát triển giúp đỡ những người nghèo có công ăn việc làm hữu ích
và thu nhập bền vững. Đó là sự đầu tư có hiệu quả qua đào tạo và huấn luyện con người có
nhu cầu để họ có việc làm và từ đó tự hỗ trợ bản thân.
Ngược lại với các quan điểm trên, tồn tại quan điểm bảo thủ
Những người theo quan điểm này cho rằng cá nhân phải có trách nhiệm với bản thân,
nhà nước không phải can thiệp vào cuộc sống của con người và thay đổi là không cần thiết.
(Kirst-Ashman, 2003)
Ba đặc trưng của quan điểm bảo thủ:
1. phản đối sự thay đổi và sự phát triển
2. Có khuynh hướng đưa ra cái nhìn bi quan về trạng thái tự nhiên của con người
3. Cho rằng con người có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Quan điểm chủ nghĩa tự do - Cho rằng nhà nước cần quan tâm đến cấu trúc xã hội,
chính trị và kinh tế sao cho quyền con người được bảo vệ vì sự công bằng xã hội.
Những người theo quan điểm tự do cho rằng:
1. Sự thay đổi là tích cực là yếu tố để đáp ứng mong muốn.
2. Nhu cầu con người là tự nhiên vfa cần đáp ứng
3. Con người chịu ảnh hưởng bởi xung quanh.

10


Quan điểm Chủ nghĩa cấp tiến – quan điểm này xem hệ thống xã hội và chính trị là tự

thân, những thay đổi về cấu trúc xã hội và chính trị là cần thiết để giải quyết vấn đề một cách
đúng đắn, hợp lý và công bằng. Quan điểm cấp tiến đòi hỏi con người phát triển khả năng đề
xuất một cấu trúc xã hội mới.
Các đóng góp của phúc lợi xã hội (Whitaker and Federico, 1990)
Hệ thống phúc lợi xã hội giúp cá nhân đáp ứng nhu cầu trong ba cách sau đây:
1. Kiểm soát và giảm bớt các yếu tố rủi ro để nâng cao chất lượng cuộc sống (ví dụ
cung cấp hỗ trợ như chăm sóc sức khoẻ và thay đổi môi trường)
2. Tăng cường khả năng của con người vượt qua các rào cản, trở ngại:
+ Giúp đỡ con người nâng cao khả năng tự đáp ứng nhu cầu và vượt qua khó khăn
+ Các chương trình phúc lợi xã hội được xây dựng chủ yếu để giải quyết các vấn đề
bằng việc cung cấp thông tin và giúp đỡ con người tăng cường khả năng hành động vì lợi ích
của họ.
+ Mục đích của các chương trình phúc lợi xã hội là trao quyền cho con người phát triển
các kỹ năng cần thiết để quản lý cuộc sống của họ và thay đổi các điều kiện xã hội không
mong muốn. Nó bao gồm giáo dục, học cách sử dụng các tổ chức, biết được quyền của các tổ
chức đó. Phát triển các kỹ năng giữa các cá nhân tốt hơn..
3. Cung cấp các nguồn hỗ trợ cần thiết
Phúc lợi xã hội cung cấp tài chính, lương thực, nhà ở, quần áo, chăm sóc sức khoẻ,
tham vấn, ủng hộ tinh thần, giúp đỡ pháp luật, bảo vệ thân thể và nhiều nguồn hỗ trợ khác
cho nhóm người có nhu cầu. Cung cấp bảo hiểm thất nghiệp cho các cá nhân không có việc
làm, tăng việc làm thông qua tạo ra ảnh hưởng tới ra quyết định về kinh tế của cộng đồng,
tỉnh, thành phố và nhà nước.
5.2 An sinh xã hội (social security)
An sinh xã hội (còn được dịch là an toàn hay Bảo đảm xã hội) được Tổ chức lao
động quốc tế (ILO) định nghĩa như sau:
An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên thông qua hệ thống chính sách
công cộng đáp ứng lại tình trạng suy giảm kinh tế và xã hội do cá nhân bị mất hoặc giảm thu
nhập, do ốm đau, nuôi con cái, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, già hóa và chết; Ví dụ

11



như chăm sóc y tế; trợ giúp tài chính cho gia đình khó khăn, có con nhỏ (United Nations,
1996)
Bảo vệ xã hội qua chính sách chống sự suy giảm kinh tế, xã hội (thu nhập, ốm đau, thất
nghiệp, y tế)
5.3 Bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội bao gồm các chính sách và chương trình giảm nghèo và trợ giúp người
dễ bị tổn thương bằng việc thúc đẩy thị trường lao động có hiệu quả, hạn chế nguy cơ rủi ro
của con người, nâng cao năng lực tự bảo vệ của cá nhân trước nguy hiểm và sự mất thu nhập.
(www.adb.org/socialprotection, 19/4/2011)
Có 5 lĩnh vực chính trong bảo trợ xã hội:
1. Các chính sách và chương trình thị trường lao động để thúc đẩy việc làm, hoạt động
có hiệu quả của thị trường lao động và bảo vệ người lao động.
2. Các chương trình bảo hiểm xã hội nhằm giảm các rủi ro liên quan đến thất nghiệp,
sức khỏe yếu, tàn tật, tai nạn lao động và già hóa.
3. Bảo trợ xã hội và các chương trình dịch vụ phúc lợi cho những nhóm người dễ bị tổn
thương không có nơi nương tựa, bao gồm các bà mẹ đơn thân, người không có nhà ở, người
có khó khăn về thể chất và tinh thần.
4. Các kế hoạch vi mô hướng đến những người dễ bị tổn thương ở cấp độ cộng đồng,
như bảo hiểm nông nghiệp, các tài trợ và chương trình xã hội hạn chế tổn thất do thiên tai.
5. Bảo trợ trẻ em để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
Khái niệm về Bảo trợ xã hội của Việt Nam:
Bảo trợ xã hội là: 1/ sự hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo và dễ bị tổn
thương; 2/ bảo hiểm xã hội; 3/ các hoạt động khác nhằm giảm tính dễ bị tổn thương gây ra
bởi những nguy cơ như thất nghiệp, tuổi già, khuyết tật (Nguyễn Ngọc Khiêm, Nguyễn Hải
Hữu – 2004)
5.4 Dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội là các hoạt động cụ thể được xây dựng trên cơ sở chính sách xã hội
được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhằm giải quyết

những vấn đề xã hội. Các dịch vụ xã hội là các hoạt động của nhân viên xã hội và những
12


nhà chuyên nghiệp khác nhằm nâng cao sức khoẻ và chất lượng sống của con người và giúp
đỡ con người không phụ thuộc; củng cố các mối quan hệ gia đình; khôi phục chức năng xã
hội đối với các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng (Whitaker and Federico, 1990).
Có nhiều lý do để cung cấp các dịch vụ(phúc lợi xã hội) trong xã hội:.
1. Mục tiêu nhân đạo và công bằng xã hội. Mục tiêu này của phúc lợi xã hội bắt nguồn
từ ý tưởng dân chủ, công bằng xã hội, và dựa trên cơ sở của niềm tin tưởng rằng con người
có khả năng nhận biết bản thân, trừ khi các yếu tố thể chất, xã hội, kinh tế, tâm lý và các yếu
tố khác bị cản trở. Do vậy con người cần được giúp đỡ thông qua các dịch vụ xã hội. Mục
tiêu này bao gồm sự ghi nhận việc giúp đỡ những người nghèo khổ, nghiện hút, lang thang…
là cần thiết, họ là người có khả năng tự giúp và cần có nguồn lực ưu tiên cho họ.
2. Mục tiêu điều chỉnh. Nhóm người nghèo đói, thiếu thốn hoặc thiệt thòi có thể bị rơi
vào tình huống bị phân biệt đối xử. Xã hội cần có trách nhiệm bảo vệ họ tránh các mối đe
doạ đối với cuộc sống khi họ bị thiếu nguồn lực và cơ hội để đạt được cuộc sống đầy đủ. Các
dịch vụ xã hội cho vị thành niên và người phạm tội là minh hoạ cho mục tiêu điều chỉnh xã
hội của phúc lợi xã hội.
3. Mục tiêu phát triển. Mục tiêu phát triển kinh tế được đặt ưu tiên trong các chương
trình xây dựng thúc đẩy tạo ra các dịch vụ và các nguồn lực khác đóng góp vào sự phát triển
kinh tế. Những người được hưởng lợi ích của các chương trình có thể là những người khoẻ
mạnh, khá giả trong cộng đồng. Các ví dụ của các dịch vụ xã hội mà chúng theo đuổi các
mục tiêu phát triển kinh tế là:
Một số dịch vụ xã hội trực tiếp làm tăng cường năng lực cho cá nhân, nhóm và cộng
đồng, ví dụ như các dịch vụ tham vấn cho thanh niên và cho việc hoà nhập, người lao động
trong môi trường công nghiệp; các dịch vụ xã hội và các điều kiện về lao động; các dịch vụ
phục hồi người lao động bị tật nguyền; các kỹ năng huấn luyện cho người thất nghiệp và bán
thất nghiệp, các dịch vụ xã hội cho người nông dân.v.v.
Một số dịch vụ xã hội phòng ngừa cho người đi làm, giảm sự phụ thuộc người cao

tuổi, người ốm, người tàn tật.v.v. Các ví dụ là các trung tâm chăm sóc ban ngày, cho người
cao tuổi, các cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ, các trung tâm phục hồi.v.v.
Một số dịch vụ xã hội ngăn cản hoặc chống lại các ảnh hưởng tiêu cực cuộc sống của
gia đình và cộng đồng, hoạt động giúp họ nhận biết và phát triển khả năng lãnh đạo trong
cộng đồng. Ví dụ như các dịch vụ trong cộng đồng có sự đô thị hoá và công nghiệp hoá như:
13


giáo dục cuộc sống gia đình, các chương trình huấn luyện lãnh đạo, các dịch vụ cộng đồng
nâng cao hoặc phát triển khả năng tự lực và từ đó phúc đẩy các tiềm năng của con người
trong giải quyết vấn đề (Mendoza, 2008).
5.5 Trợ giúp (hỗ trợ xã hội ) social assistance
Hỗ trợ xã hội và các dịch vụ phúc lợi đưa ra sự bảo vệ cho những người dễ bị tổn
thương nhất trong xã hội, những người có khó khăn, không tự lo cho bản thân, không có nơi
nương tựa như các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, nạn nhân của thiên tai hoặc xung đột sắc tộc,
người tàn tật, người nghèo túng.
Các can thiệp hỗ trợ xã hội có thể bao gồm các dịch vụ phúc lợi và dịch vụ xã hội cho
các nhóm người dễ bị tổn thương như người khuyết tật (về thể chất và tinh thần), trẻ mồ côi,
người nghiện ngập, cung cấp tiền hay các dạng hỗ trợ khác như tem phiếu lương thực và tiền
trợ cấp gia đình, trợ cấp nhà ở, trợ giá, thuế... lương thực trong thời gian họ bị khủng hoảng.
Hỗ trợ xã hội giành cho những người (vì nhiều lý do khác nhau) không có khả năng tự
cung cấp cho bản thân. Kinh phí tài trợ có từ các khoản thuế và những đóng góp. Ngoài ra hỗ
trợ xã hội còn bao gồm các chi phí nhà ở, trợ giúp chăm sóc y tế, quần áo, sưởi ấm và nhiều
khoản chi phí khác .
Các hình thức khác nhau của an sinh xã hội (UN, 1996)
Loại
hoạch

kế Mục đích Nguồn tài Dạng
trợ

chính
trợ đầu tiên cấp được
cung cấp

Bảo hiểm xã
hội
Duy trì thu
nhập: góp
vốn phòng
chống nguy
cơ không có
tiền lương

Đóng góp
của chủ lao
động, người
lao động và
(đôi khi) của
nhà nước

Xác
định
bởi
các
đóng
góp
đầu
tiên;
thông
thường liên

quan
đến
tiền lương

Các ý kiến
khác

Những
…..
người

mức
thu
nhập nhỏ….

Hỗ trợ xã Hỗ trợ thu Thu
nhập Tiền trợ cấp Tất
hội
nhập: cung thuế chung
lớn nhất xác những

cả Các
ai trợ

nguồn
giúp
14


cấp để đáp

ứng các nhu
cầu cơ bản

định bởi nhu
cầu; được
giảm
phù
hợp với thu
nhập và tài
sản

đáp ứng các
điều
kiện
thích hợp vô
điều kiện

dành
cho
những người
cần
thiết
nhất

Hỗ trợ nhà Thu
nhập
cho thuế chung
Tiền trợ cấp nước
những nhóm
xã hội

đối tượng
quan trọng
về mặt xã
hội (như trẻ
em)

Các khoản
trợ cấp gia
đình
nói
chung

cộng
với
(đôi khi) các
trợ cấp tuổi
già

Dựa
vào
quyền công
dân
hoặc
quá trình cư
trú

Nói chung
dễ thực hiện
và có tính
chất

đại
chúng

Quỹ
kiệm

Tiền
trả
thường lớn
cho
nghỉ
hưu, tàn tật
hoặc chết

Người lao
động trong
khu
vực
công cộng
và trong các
công ty tư
nhân
lớn
hơn

Các
ghi
chép
về
đóng

góp
cần
được
duy
trì;
nguồn tài trợ
cho
phát
triển xã hội

tiết Yêu cầu tiết
kiệm để trả
tiền
cho
những chi
phí đặc biệt

Trách nhiệm
pháp lý của
chủ
lao
động

Bồi thường
cho tai nạn
lao động và
người
bị
thương


Các
đóng
góp
từ
người
lao
động và từ
chủ thuê lao
động

Các
đóng …
góp từ phía
chủ
lao
động

Việc
làm Không thể
với chủ lao nhượng lại
động
đặc được; việc
biệt
bổ sung tiền
lương liên
quan đến rủi
ro có hiệu
quả

15



- Ở Mỹ thuật ngữ an sinh xã hội hay an toàn xã hội bao gồm cả chương trình bảo hiểm
người già, người tàn tật.
Ba hình thức của trợ cấp:
a. Trợ cấp tiền mặt cho người lao động đã nghỉ hưu và người thân của họ: vợ/ chồng,
con lệ thuộc.
b. Trợ cấp tiền mặt cho người thân (vợ/ chồng, con) của người lao động bị chết.
c. Cung cấp trợ cấp tiền mặt cho người lao động bị tàn tật và người thân (vợ/ chồng,
con lệ thuộc) của họ và phí dịch vụ phục hồi mà người lao động tàn tật được hưởng.
- Nguồn của Phúc lợi xã hội có được từ các đóng góp hay thuế do chủ lao động và
người lao động đóng góp. Phúc lợi xã hội có 3 đặc điểm bắt buộc. Thứ nhất là phân phối lại
thu nhập từ người có thu nhập cao sang người có thu nhập thấp. Thứ hai, nó ngăn cản vấn đề
của sự lựa chọn ngược lại có thể xảy ra khi các cá nhân có thể quyết định liệu họ có muốn
tham gia vào Phúc lợi xã hội và tham gia như thế nào. Cuối cùng, tính bắt buộc của hệ thống
làm giảm nhu cầu cho hỗ trợ công cộng bằng việc yêu cầu người không biết lo xa phải trả
tiền cho phần nhu cầu của họ trong tương lai khi về hưu.
- Các khoản trợ cấp Phúc lợi xã hội được trả chủ yếu dưới dạng tiền trợ cấp hàng tháng
để sống.
6. Mối quan hệ của phúc lợi xã hội với công tác xã hội (Zastrow, 1996)
Phúc lợi xã hội bao hàm công tác xã hội. Hầu như tất cả các nhân viên xã hội làm việc
trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Cả hai khái niệm chủ yếu được liên hệ với nhau ở cấp độ thực
hành. Tuy nhiên, có nhiều cá nhân có nghề nghiệp khác làm việc trong lĩnh vực phúc lợi xã
hội. Những nhà chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội bao gồm các luật sư (ví
dụ cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo); các nhà quy hoạch đô thị trong các cơ sở
xây dựng kế hoạch xã hội; các bác sỹ trong các cơ sở y tế công cộng; các nhà giáo trong các
trung tâm, cơ sở xã hội trợ giúp những người có vấn đề về tâm lý, các nhà tâm lý, các y tá và
các nhà trị liệu trong các bệnh viện tâm thần; các nhà chuyên gia về tâm thần học trong các
trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Mối quan hệ của phúc lợi xã hội với các lĩnh vực khác (Zastrow, 1996)

Phúc lợi xã hội liên quan các lĩnh vực khác như gia đình, giáo dục, tôn giáo, chính trị.
Một trong các chức năng của gia đình là sinh sản và chăm sóc con cái. Phúc lợi xã hội hỗ trợ
16


cỏc gia ỡnh bng vic cung cp cỏc dch v nh tham vn, chm súc ban ngy, chm súc con
nuụi, nhn lm con nuụi. Mt s khúa hc cú c khớa cnh giỏo dc v khớa cnh phỳc li xó
hi; vớ d khúa hc v khoa hc xó hi v t nhiờn cung cp cỏc kinh nghim hũa nhp xó
hi v l quan trng i vi s phỏt trin v xó hi ca lp tr.
Tụn giỏo cng ó t lõu quan tõm n cht lng sng ca con ngi v ó cung cp
cỏc dch v phỳc li xó hi nh tham vn, h tr ti chớnh, chm súc ban ngy v ngh ngi
gii trớ.

Nhà tâm


Tâm lý
trị liệu
NVXH

Y tá
Nhà
thiết
kế
đô
thị

Phỳc li xó hi

Luật s

Bác sỹ

Giáo viên

Trị liệu

Sự tham gia của các nhà chuyên môn ở lĩnh vực ngành nghề khác
nhau vào hệ thống an sinh xã hội (Trích từ Nhập môn công tác xã hội và
An sinh xã hội của Chalse Zastow, 1990)
7. CTXH v t thin
Cụng tỏc xó hi v t thin cú mi quan h mt thit vi nhau. Cụng tỏc xó hi v
hot ng t thin u hng ti tr giỳp con ngi gii quyt vn . Cụng tỏc xó hi v

17


hoạt động từ thiện đều là những hoạt động nhân đạo với mục đích giúp những người trong
hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên và hoà nhập cộng đồng. Cũng chính vì đặc điểm này
nên từ lâu người ta thường nghĩ công tác xã hội là những hoạt động xã hội mang tính từ
thiện. Song như đã phân tích ở trên, Công tác xã hội không phải là hoạt động từ thiện mà đó
là một nghề, một hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Chỉ những người qua đào tạo mới có
khả năng thực hiện các nhiệm vụ của công tác xã hội có hiệu quả.
Mặc dù nguồn gốc của hoạt động trợ giúp trong công tác xã hội xuất phát từ các hoạt
động từ thiện. Những tổ chức từ thiện ở nhiều nước đặc biệt là ở Mỹ và Anh vào những thời
kỳ thế kỷ 16- 17 đều được xem là cái nôi của hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp ngày
nay. Nhiều hoạt động ban đầu của công tác xã hội vào giai đoạn 1850 - 1865, các nhà lãnh
đạo của các Uỷ ban như Uỷ ban từ thiện quốc gia, Uỷ ban từ thiện cộng đồng đã vận dụng
các triết lý khoa học được xem như “khoa học từ thiện” để quản lý và tổ chức hoạt động trợ
giúp vào thời kỳ đó.
Tuy nhiên giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện có sự khác biệt ở một số khía

cạnh về mục đích, về phương pháp về tính chất mối quan hệ giữa người trợ giúp và thân chủ,
về yêu cầu chuyên môn của người thực thi nhiệm vụ trợ giúp cũng như kết quả của sự giúp
đỡ.

18


BÀI 2
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Công tác xã hội với tư cách là một nghề trong xã hội
Một lĩnh vực hoạt động chỉ được coi là một nghề khi nó có vai trò trong xã hội, có
nền tảng khoa học, cung cấp dịch vụ cho xã hội, có các loại hình đào tạo và có nguyên tắc,
tôn chỉ nghề nghiệp và được xã hội thừa nhận. Công tác xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới
đã hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một lĩnh vực hoạt động được xem như một nghề chuyên
nghiệp trong xã hội.
Những yếu tố để xác định công tác xã hội là một nghề trong xã hội hiện nay như sau:
- Thứ nhất, công tác xã hội là một nghề – một hoạt động chuyên môn, một khoa học
thực hiện nhiệm vụ chức năng xã hội giao phó và được xã hội thừa nhận.
Như đã đề cấp ở phần trên, mục tiêu cuối cùng của công tác xã hội nhằm góp phần
đem lại an sinh cho con người và sự phồn vinh của của xã hội từ đó góp phần giảm bớt
những khác biệt về kinh tế và xã hội giữa các thành viên tiến tới sự công bằng trong xã hội.
Công tác xã hội được xem là một lĩnh vực hoạt động nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia
đình và cộng đồng gặp khó khăn để họ có thể thực hiện tốt các chức năng xã hội. Công tác
xã hội triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ cho con người, một mặt giúp đỡ những
người gặp khó khăn, nâng cao năng lực, khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề khó khăn
của họ. Mặt khác hoạt động công tác xã hội giúp những người gặp khó khăn tiếp cận các
nguồn lực xã hội để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, ngăn ngừa, phòng chống các vấn đề xã hội
có thể xảy ra.
Thứ hai, các chính sách, chương trình và dịch vụ công tác xã hội được triển khai bởi
một bộ máy tổ chức theo hệ thống từ trung ương tới địa phương cùng với sự tham gia của

các ngành giáo dục, y tế, toà án... theo một hệ thống tổ chức ngành dọc và liên ngành.
Thứ ba, Công tác xã hội được thực hiện trên một nền tảng hệ thống giá trị, nguyên
tắc, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp được pháp luật quy định rõ ràng.
Thực hiện hoạt động nhân đạo, lấy con người là trọng tâm nên mọi hành vi của nhân
viên xã hội được quy định bởi các nguyên tắc vì con người và vì nền an sinh của xã hội (ví
dụ như nguyên tắc chấp nhận đối tượng, tôn trọng đối tượng...).

19


Thứ tư, Công tác xã hội là một khoa học bao gồm hệ thống kiến thức lý thuyết và hệ
thống kiến thức kỹ năng thực hành (hệ thống phương pháp thực hành, chuyên môn riêng
biệt). Ngoài các kiến thức cơ sở như xã hội học, tâm lý học, chính trị học, kinh tế học... Khoa
học Công tác xã hội gồm:
+ Hệ thống kiến thức lý thuyết về hành vi con người và môi trường xã hội, hệ thống
các khái niệm về chức năng xã hội, sự thay đổi xã hội, các lý thuyết nhân cách, lý thuyết hệ
thống... Công tác xã hội gồm các kiến thức về chính sách và các dịch vụ xã hội, các khái
niệm về nhu cầu, về sự phân phối, các vấn đề xã hội, các chính sách, chương trình an sinh xã
hội...
+ Hệ thống kiến thức phương pháp, kỹ năng thực hành bao gồm các quan điểm triết
lý, nguyên tắc đạo đức nghề Công tác xã hội, các phương pháp Công tác xã hội cá nhân,
nhóm và phát triển cộng đồng... cùng với hệ thống kỹ năng trong từng phương pháp.
- Thứ năm, Công tác xã hội được đào tạo ở nhiều cấp bậc trình độ.
Hiện nay công tác xã hội đã được đào tạo ở những trình độ khác nhau trên thế giới
như: sơ cấp, trung cấp, đại học, trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ).
2. Lịch sử CTXH trên thế giới.
2.1 Lịch sử của nghề công tác xã hội gắn chặt với lịch sử của phúc lợi xã hội.
Sau đây là một số sự kiện theo thời gian liên quan về vấn đề phúc lợi xã hội và công
tác xã hội:


Thời
gian
1300

Phúc lợi xã hội
Châu Âu

Hoa Kỳ

Nghề công tác xã hội

Xã hội phong kiến
Châu Âu – Tầng lớp
quý tộc chủ đất cai
quản lao động nông nô,
những người không có
ruộng đất, họ kiếm
sống bằng cách làm

20


việc tại vùng đất của
các chủ đất. Đổi lại,
nông nô nhận được sự
bảo vệ nói chung cũng
như việc chăm sóc khi
ốm đau và lúc tuổi già.
Các nguồn hỗ trợ khác
như bệnh viện thời

trung cổ cung cấp nơi ở
và chăm sóc cho người
già, trẻ em mồ côi
nghèo khổ, và những
người có bệnh hiểm
nghèo và hay bị khuyết
tật cũng như khoản từ
thiện giúp đỡ từ nhà thờ
(những năm 1300).
Vốn đã bén rễ sâu trong
hệ tư tưởng Do TháiKitô giáo, nên có quan
điểm chung
rằng
những người giàu có
nên giúp đỡ những
người nghèo. Nhà thờ
đã đóng vai trò chính
trong phân phối lại các
nguồn lực từ người giàu
cho người nghèo. 1348,
Châu Âu bị Cái chết
đen tàn phá, nó đã hủy
hoại gần 1/3 dân số
Anh, điều này đã dẫn

21


đến việc thiếu lao động
trầm trọng. Do dân di

cư đến đây với mục
đích tìm kiếm công
việc, các nhà lãnh đạo
chính trị đã thông qua
các đạo luật để thiết lập
lại trật tự chính trị.
1349 “Đạo luật Người
Lao động” được Vua
Edward III ban hành là
đạo luật đầu tiên dành
cho
những
người
nghèo ở Anh, nhằm hạn
chế lao động thất
nghiệp di cư, tạo sự ổn
định.

1500

Martin Luther, người
Đức, năm 1520 kêu gọi
giới quý tộc cấm các
hình thức ăn xin và thay
vào đó là tổ chức các
"hòm từ thiện chung"
tài trợ cho những người
nghèo cần giúp đỡ.
Người khỏe mạnh bị
cấm ăn xin (1531), nếu

vi phạm sẽ bị phạt trước
công chúng. Các đạo
luật cho phép những

22


người mất khả năng lao
động sinh sống tại một
số khu vực nhất định.
Vua Henry VIII đã
thông qua một đạo luật
năm 1536, đây là kế
hoạch đầu tiên về vấn
đề trợ giúp cộng đồng
của chính phủ Anh. Đạo
luật này quy định rằng
người nghèo chỉ được
đăng ký tại giáo xứ sau
khi họ đã cư trú tại đó
từ ba năm trở lên.
Những người “nghèo
do mất khả năng” phải
được chăm sóc trong
giáo xứ thông qua các
hoạt động quyên góp
của nhà thờ. Những
người ăn xin còn khỏe
mạnh buộc phải làm
việc và trẻ em không có

việc làm được tách ra
khỏi bố mẹ và được cho
phép đi học trong
chương trình nhất định.

1600

Đạo luật cho người
nghèo của Nữ hoàng
Elizabeth (1601), đã
tính đến các quy định
23


mang lại sự hỗ trợ công
chặt chẽ và phù hợp cho
các gia đình khó khăn
thông qua các khoản
thuế địa phương. Đó
cũng là hành động đầu
tiên nhằm phân loại
những người đủ tiêu
chuẩn được hưởng trợ
giúp bằng cách xác định
ba yếu tố sau: 1.) Trẻ
em không có họ hàng
chúng có thể được giúp
đỡ. Về lý thuyết, bé trai
sẽ được học nghề đến
24 tuổi và các bé gái sẽ

được hỗ trợ nội trợ cho
đến khi 21 tuổi hoặc kết
hôn; 2.) Những người
nghèo do mất khả năng
bao gồm những người
không thể lao động
chân tay hay trí óc. Họ
sẽ được nhận hoặc là
“trợ cấp sinh hoạt trong
nhà” – được bố trí ở
trong cơ sở xã hội, nơi
cung cấp thức ăn, nơi
được gọi là nhà tế bần
hay nhà cho người
nghèo; và “trợ cấp sinh
hoạt ngoài trời” tạo cơ
hội để có thể sống bên
24


ngoài cơ sở nhưng vẫn
nhận được những hỗ trợ
cơ bản như thực phẩm,
quần áo và nhiên liệu;
3.) Những người nghèo
khỏe mạnh được hỗ trợ
tạo việc làm phổ thông
và bị buộc phải làm
việc nếu không sẽ bị
phạt tù, thậm chí là tử

hình. Một số người
buộc phải làm việc ở cả
trại tế bần, các nơi làm
việc.
1662 Luật cư trú, xác
lập một nguyên tắc mới
cung cấp dịch vụ phúc
lợi xã hội về nơi cư trú.
Người nhận viện trợ cư
trú được yêu cầu phải
chứng minh rằng họ đã
cư ngụ tại một số nơi
trong một khoảng thời
gian . Những người đã
di chuyển và cần sự
giúp đỡ để trở về giáo
xứ cũ của mình có thể
nhận được sự giúp đỡ.

1700

- 1795 Thành lập hệ - Bắt đầu hoạt động
thống
Speenhamland điều trị sức khỏe
(vì nó được phát triển
25


×