Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo phong trào thanh niên từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NGUYỄN CHUNG HIẾU

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO
THANH NIÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NGUYỄN CHUNG HIẾU

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO
THANH NIÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã Số: 60.22.03.15
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Liệu

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Liệu.
Các số liệu trong luận văn trung thực, đảm bảo tính khách quan, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Học viên

Nguyễn Chung Hiếu


Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là TS.
Nguyễn Quang Liệu đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ của các cơ quan như: Thư
viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các chuyên viên Thành
đoàn Hà Nội đã tận tình giúp đỡ nguồn tư liệu để tôi hoàn thành luận văn
này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng
cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ và
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để tác giả nâng cao khả năng
nghiên cứu của mình trong thời gian tới.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Học viên


Nguyễn Chung Hiếu


BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Cụm từ đầy đủ

Cụm từ viết tắt

Câu lạc bộ

CLB

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Khoa học Xã hội và Nhân văn

KHXH&NV

Liên hiệp Thanh niên

LHTN

Mặt trận Tổ quốc


MTTQ

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TNCSHCM

Thanh niên tình nguyện

TNTN

Ủy ban nhân dân

UBND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ..................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................... 6

Chương 1: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐỐI VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM
2010 ........................................................................................................ 7
1.1. Chủ trương của Đảng về phong trào thanh niên từ năm 2008
đến năm 2010 ........................................................................................... 7
1.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào thanh
niên .................................................................................................. 7
1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phong trào
thanh niên từ 2008 đến 2010 .......................................................... 12
1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thành phố Hà Nội . 15
1.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện .................................................. 15
1.2.2.Những kết quả đạt được ......................................................... 23
Chương 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM
2015 ...................................................................................................... 40
2.1. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phong trào
thanh niên từ năm 2011 đến năm 2015 .............................................. 40


2.1.1. Tình hình và yêu cầu mới về phong trào thanh niên ở Thành
phố Hà Nội .................................................................................... 40
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội .......................... 42
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ và kết quả đạt được 45
2.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện .................................................. 45
2.2.2. Những kết quả đạt được ........................................................ 60
Thứ nhất, công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo. ..................................... 60
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ..................................... 74
3.1. Nhận xét .......................................................................................... 74
3.1.1. Ưu điểm................................................................................ 74
3.1.2. Hạn chế ................................................................................ 83

3.2. Kinh nghiệm ................................................................................... 86
3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương ................................ 87
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện .................................... 91
Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 97
KẾT LUẬN .......................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 102
PHỤ LỤC ........................................................................................... 109


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, thanh niên luôn là lực lượng xung kích thúc đẩy sự
phát triển của đất nước.Từ trước cho đến nay, vị trí và vai trò của thanh niên
luôn luôn được coi trọng. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều coi thanh
niên là một lực lượng cách mạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cách
mạng và xem xét vấn đề thanh niên luôn gắn bó với giai cấp công nhân và
đảng tiên phong. C.Mác khẳng định: "Do những quy luật phát triển khách
quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế
thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước" [47; tr.23].
Trong công cuộc đổi mới, trước tình hình xã hội, đất nước và con người
có những bước phát triển, thay đổi tích cực thì kinh tế thị trường nảy sinh
những mặt trái tác động đến thanh niên.Thanh niên cần sự giúp đỡ của toàn xã
hội và của các thế hệ đi trước. Họ là lớp đối tượng chưa từng trải nên dễ
hoang mang, dao động trước những khó khăn, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc.
Lực lượng thanh niên đang ở độ tuổi năng động, hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình song
họ cũng dễ sa vào trạng thái cực đoan, chạy theo lối sống thực dụng.
Đảng luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, coi công tác Đoàn và
phong trào thanh niên là một trong những nhiệm vụ của Đảng và dân tộc.
Điều đó được khẳng định rõ tại Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về công
tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành

công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội
chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc
bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống
còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng” [56; tr 85-86]. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa

1


hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy cao nhất vai trò của
thanh niên trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Thực tế Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn quán triệt tới tận các cấp ủy địa phương về việc bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng phong trào thanh niên tạo điều kiện cho thanh niên cống
hiến, sáng tạo.
Thực hiện chủ trương của Đảng về phong trào thanh niên, Đảng bộ
thành phố Hà Nội đã lãnh đạo thanh niên tích cực tham gia xây dựng xã hội,
tham gia bộ máy chính quyền, rèn luyện tư tưởng đạo đức lối sống cho những
người trẻ tuổi. Từ đó họ có nhiều cơ hội để cống hiến và tạo ra môi trường rèn
luyện tích cực.Tuy nhiên, phong trào thanh niên còn bộc lộ một số tồn tại, yếu
kém, chưa đáp ứng được yêu cầu giai đoạn cách mạng mới. Vì vậy, nghiên
cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với phong trào thanh niên
trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015, từ đó rút ra những kinh nghiệm
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo phong trào thanh niên của Đảng
bộ thành phố trong giai đoạn hiện nay, góp phần hình thành thế hệ thanh niên
tương lai phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới là
một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc. Xuất phát từ
ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phong
trào thanh niên từ năm 2008 đến năm 2015” làm Luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề Đảng lãnh đạo công tác thanh niên nói
chung, các cấp bộ đảng lãnh đạo phong trào thanh niên nói riêng đã được các
cấp ủy đảng, các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm
nghiên cứu. Những quan điểm, chủ trương lớn và biện pháp chủ yếu về vấn
đề này được thể hiện khá rõ trong các văn kiện Đại hội đảng các cấp, đặc biệt

2


là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
(ngày 19/3/1993), văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X,
XI. Đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 25, Hội nghị TW7 (khóa X) “Về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Tiếp theo là nhóm công trình nghiên cứu về công tác thanh niên được in
thành sách gồm có: Hoàng Tùng: Vấn đề rèn luyện hệ tư tưởng của thanh
niên, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội năm 1996; Quang Vinh, Trần Kim
Duyên, Văn Song: Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nhà xuất
bản Thanh niên, Hà Nội năm 1999; Văn Tùng: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng và củng cố tổ chức đoàn, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội năm
1999; Nguyễn Văn Hùng: Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động
thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001; Nguyễn Hữu Đức: Giáo
dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Quận đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội năm
2003; Trần Văn Miều: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 70 xây dựng
và trưởng thành, Nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội năm 2001... Đây là nhóm
tác phẩm nêu lên những vấn đề lý luận, cách tiếp cận khi nghiên cứu về
thanh niên, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên, vị trí vai trò của

thanh niên trong lịch sử dân tộc. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tập hợp, đoàn kết đoàn
viên, thanh niên triển khai các chương trình hoạt động để thanh niên tham gia
vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tài năng và sức trẻ vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Nhóm các công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí như: Hoàng
Bình Quân với bài trên báo Thông tin khoa học tự nhiên: Vấn đề phát triển

3


Đảng trong thanh niên, sinh viên hiện nay số 5 năm 1999; Trần Nhật Độ: Đổi
mới hơn nữa công tác phát triển Đảng, số ra ngày 22/3/1994; Hồ Đức Việt:
Việc đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong thanh niên, tạp chí Cộng sản số
5/1995. Nguyễn Văn Sáu: Một số giải pháp nâng cao công tác phát triển
Đảng, tạp chí xây dựng Đảng số 6/2004.
Ngoài các công trình khoa học trên, nghiên cứu về tình hình thanh niên
và phong trào thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng còn có một số luận văn
thạc sĩ, các đề tài, tiếp cận và nghiên cứu vấn đề dưới những phạm vi, góc độ
khác nhau: Đặng Mạnh Trung (2004), Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo công tác
đoàn và phong trào thanh niên thời kỳ 1986 – 2002, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử,
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia
Hà Nội; Ngô Thị Khánh (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
thanh niên từ năm 1986 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Khánh Ly (2008), Đảng
bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên (2001 –
2007), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà
Nội; Bùi Thị Thu Trang (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận
động thanh niên từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trung
tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống,
chuyên sâu về vấn đề “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phong trào thanh
niên từ năm 2008 đến năm 2015”. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của các
công trình trên là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả kế thừa trong quá trình
thực hiện đề tài luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích đánh giá khách quan những hoạt
động trong công tác lãnh đạo phong trào thanh niên, luận văn làm rõ quá trình

4


lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với phong trào thanh niên từ năm
2008 đến năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ: Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ thành
phố Hà Nội vận dụng đường lối lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng vào
tình hình thực tế của Thủ đô trong giai đoạn 2008-2015. Đánh giá khách quan,
chân thực những thành tựu, hạn chế của quá trình lãnh đạo phong trào thanh
niên của thành phố trong giai đoạn nghiên cứu, rút ra kinh nghiệm nhằm tăng
cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên trong giai
đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội
đối với phong trào thanh niên những năm 2008-2015
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung khoa học: Những quan điểm, chủ trương, biện pháp và giải
pháp tổ chức thực hiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội với phong trào thanh niên.
- Thời gian: Giới hạn nghiên cứu trong thời gian từ năm 2008 đến năm
2015.
- Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương
pháp logic.Bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp so sánh, thống kê, phân tích và tổng hợp.
5.2. Nguồn tài liệu
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào thanh niên;
một số công trình chuyên khảo về công tác thanh niên.

5


Văn kiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội, các công trình nghiên cứu,
luận án, luận văn về công tác và phong trào thanh niên.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp về khoa học
Luận văn góp phần nghiên cứu, tổng kết chủ trương, chính sách, quá
trình thực hiện phong trào thanh niên của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Rút ra
những kinh nghiệm, ý nghĩa thực tiễn với công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện
đường lối phát triển phong trào thanh niên của Đảng bộ thành phố Hà Nội
trong những năm tiếp theo.
6.2. Đóng góp về tư liệu
Bổ sung thêm nguồn tài liệu về lịch sử địa phương, đặc biệt là công tác
giáo dục thanh niên của thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với
phong trào thanh niên từ năm 2008 đến năm 2010.
Chương 2: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo đẩy mạnh phong trào

thanh niên từ năm 2011 đến năm 2015.
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm.

6


Chương 1: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ĐỐI VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN
NĂM 2010
1.1. Chủ trương của Đảng về phong trào thanh niên từ năm
2008 đến năm 2010
1.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào
thanh niên
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vị trí và vai trò của
thanh niên đối với sự phát triển của đất nước.Thanh niên là lực lượng xã
hội to lớn, là một bộ phận nòng cốt trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, là
chủ nhân tương lai của đất nước.Nhìn lại chiều dài lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc, thanh niên đều là những người làm nên lịch
sử.Đặc biệt, từ khi có Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng nhiệt huyết
tuổi trẻ, thanh niên đều là những người đi tiên phong châm ngòi lửa nhiệt
huyết cho cuộc cách mạng của dân tộc.Khi đất nước lâm nguy, thanh niên
là lực lượng xung kích tiến về phía trước đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải
phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Bước vào thế kỉ XXI, trong công
cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động hội nhập quốc tế
sâu rộng, thanh niên Việt Nam cũng đang thể hiện rõ khả năng của mình,
đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của toàn dân tộc trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước khi Đảng ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập tổ chức
thanh niên cách mạng, là tổ chức nền móng cho quá trình tiến tới xây
dựng Đảng Cộng sản.Liên tục trong suốt mấy chục năm qua, Đảng Cộng

sản Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác thanh niên. Ngày 28 tháng 11
năm 2005, Quốc hội khóa XI đã chính thức thông qua Luật Thanh niên
sau hơn 20 năm chuẩn bị. Luật Thanh niên quy định: “Công tác thanh

7


niên là những hoạt động cuả Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục,
bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng
thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to
lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nhận thức được “thanh niên là rường cột của nước nhà”, là lực
lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng đã ban hành
nhiều nghị quyết, chỉ thị về phong trào thanh niên như: nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII (1993) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên; chỉ thị số 145-TTg ngày
6/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh niên tham gia thực hiện
các chương trình kinh tế - xã hội; quyết định của Thủ tướng Chính phủ
ngày 13/2/1998 thành lập Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam;
Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm
2010; chỉ thị số 06/3005CT-TTg ngày 21/3/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn mới; Luật Thanh niên được ban hành ngày 29/11/2005 tạo
cơ sở pháp lý vững chắc nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thanh niên
trong cả nước.
Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng (Khóa VII năm
1993) về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã khẳng định
“Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân
tố quyết định thành bại của cách mạng” [56; tr 86] và “ Vấn đề thanh niên

phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con
người” [56; tr 86]. Sự khẳng định này là kết quả tất yếu quá trình tổng kết lý
luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam về công tác lãnh đạo thanh niên của
Đảng. Đảng còn nhấn mạnh vai trò của Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị -

8


xã hội của thanh niên Việt Nam, có trách nhiệm đoàn kết, tập hợp, giáo dục
thanh niên thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, vì vậy phải “Xây dựng Đoàn
TNCSHCM vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là đội hậu
bị tin cậy của Đảng. Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của
Đoàn, nhất là Đoàn cơ sở” [58; tr 88]. Nghị quyết đã bàn sâu về thanh niên,
tạo ra một bước chuyển biến quan trọng trong công tác thanh niên của Đảng
thời kỳ CNH, HĐH đất nước.Nghị quyết là sự đánh giá cao của Đảng về trọng
trách đối với thanh niên, tầm quan trọng của công tác thanh niên.
Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và
tiềm năng to lớn của thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong
cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo về đất nước
giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để
phát huy tiềm năng to lớn đó, Đảng luôn luôn chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng
và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ
con người mới có lý tưởng sống cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có
tri thức, có sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng
yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Trong giai đoạn cách mạng hiện
nay, nắm chắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm của Đảng là yếu
tố quan trọng đầu tiên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác thanh niên nói
chung và xây dựng chiến lược phát triển thanh niên nói riêng nhằm hình thành
một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường
XHCN, có phẩm chất đạo đức, tài năng đi đầu thực hiện CNH, HĐH đất

nước.
Bước vào thế kỷ XXI, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đại
hội IX của Đảng (tháng 4/2001) xác định: Đại đoàn kết dân tộc là đường lối
chiến lược, là sức mạnh và nguồn động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Vì vậy phải đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai

9


cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo. Quan điểm của Đảng về thanh niên trong
Nghị quyết Đại hội IX đã thể hiện sự quan tâm toàn diện các vấn đề như: Bồi
dưỡng lập trường tư tưởng, mục tiêu lý tưởng, đạo đức, lối sống, thể chất,
nghề nghiệp và việc làm. Chủ trương của Đảng là: “Đối với thế hệ trẻ, chăm
lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển
tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [56; tr 173].
Tiếp đó, Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng khóa IX (tháng
11/2002) đã nhấn mạnh một số nội dung về công tác thanh niên: “Đẩy mạnh
giáo dục nhận thức chính trị, giáo dục truyền thống và đạo đức cách mạng,
nâng cao giác ngộ lý tưởng và hoài bão cho thanh niên, động viên thanh niên
xung kích trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích
cực tạo việc làm cho thanh niên. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao
tay nghề, tự tạo việc làm. Tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên có tài năng đi
học ở nước ngoài để trở về phục vụ đất nước. Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán
bộ, dạy nghề cho thanh niên trong lực lượng vũ trang khi hết thời gian làm
nghĩa vụ quân sự. Tăng cường tuyên truyền về Đảng và công tác phát triển
Đảng trong thanh niên. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
vào các tổ chức do Đoàn TNCSHCM làm nòng cốt” [56; tr 175 - 176].
Nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, bồi

dưỡng thanh niên trở thành nguồn nhân lực trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của thanh niên và phát huy sức mạnh to lớn, vai trò xung kích của
thanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ngày 24-4-2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 70/2003/QĐTTg phê duyệt và ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến
năm 2010. Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển thanh niên là: “Tăng

10


cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển
toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò
xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”
[57; tr 11].
Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006) nhấn mạnh: Đối với thế hệ
trẻ thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng đạo đức và lối
sống, tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ…
khuyến kích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Thu hút
rộng rãi thanh niên vào các tổ chức do Đoàn TNCSHCM làm nòng cốt và phụ
trách. Đặc biệt ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X đã
dành thời gian trong chương trình nghị sự để quyết định những vấn dề quan
trọng trong đề án “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”. Đề án khẳng định một trong
những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã xây dựng được
một thế hệ thanh niên thời kì mới có tri thức, có sức khỏe tốt và tư duy phát
triển mới, tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đảng ta, nêu cao ý
thức yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, sẵn sàng hy sinh, tình nguyện vì lợi ích
cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Một lần nữa Đảng khẳng
định việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa
hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 11 tháng 9 năm 2009 Chính phủ ra nghị quyết số 45NQ-CP về

ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đã xác định rõ mục
tiêu: Chú trọng xây dựng thế hệ thanh niên Viêt Nam giàu lòng yêu nước, tự
cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức cách

11


mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa vì cộng đồng, có năng
lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác
phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Rõ ràng ở bất kể giai đoạn nào, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đều
quan tâm lãnh đạo phong trào thanh niên. Thực tế cho thấy, thông qua các
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI,
những chủ chương của Đảng về phong trào thanh niên đã phù hợp và đáp ứng
nhu cầu mới của phong trào thanh niên. Tư duy của Đảng về phong trào thanh
niên liên tục không ngừng đổi mới để phù hợp với đối tượng trẻ qua từng thời
kỳ cách mạng.
1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phong trào
thanh niên từ 2008 đến 2010
Quan điểm của Đảng luôn coi “Thanh niên là rường cột của nước nhà,
chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi
dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển,thanh
niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển
vững bền của đất nước” [30; tr 3].
Tiếp thu những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng

bộthành phố Hà Nội cũng luôn xác định rõ vị trí, trách nhiệm và vai trò của
thanh niên trong sự nghiệp phát triển của Thủ đô. Sự nghiệp đổi mới của Thủ
đô Hà Nội đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc phát triển
của Thủ đô cũng như của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 07 - NQ/TU của
Ban Chấp hành Thành uỷ Hà Nội khoá XIV về Đẩymạnh công tác thanh niên
trong tình hình mới, Nghị quyết 25- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương

12


Đảng (khoá X)về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo “những chuyển
biến tích cực, rõ nét về tình hình thanh niên ở Thủ đô. Nhiều mặt mạnh cơ
bản của thanh niên như trình độ học vấn, bản lĩnh chính trị, tính năng động, ý
chí tự lực, tự cường, tinh thần thi đua tình nguyện, chủ động chuẩn bị hành
trang để lập thân, lập nghiệp được khẳng định và phát huy. Đại bộ phận thanh
niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
ủng hộ và hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. Các tấm gương tiêu biểu, tài
năng trẻ xuất hiện ngày càng nhiều trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, học tập,
công tác, hoạt động khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao đã
khẳng định sự cống hiến đáng kể của thanh niên cho xã hội” [13; tr 2].
Trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô thời kỳ 2001 –
2010 và nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 tại Đại hội XIII
Đảng bộ thành phố Hà Nội nêu rõ: “Bước vào thế kỷ XXI, Đảng bộ và nhân
dân Thủ đô tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển Thủ đô toàn diện, vững chắc, góp
phần cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản
trở thành nước công nghiệp” [1; tr 50-51].
Từ ngày 21 đến ngày 23-12-2005, Đảng bộ thành phố Hà Nội tổ chức

Đạihội đại biểu lần thứ XIV. Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá những thành tựu
và hạnchế trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, Đại hội xác định phương hướng
chung trongnhiệm kỳ 2006 - 2010. Định hướng cho hoạt động của các tổ chức
đoàn thể quầnchúng, đặc biệt là hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên,
Báo cáo của BCHĐảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV chỉ rõ: Đẩy mạnh
học tập, tuyên truyền giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng trong quần chúng nhân dân, nhất là lực lượng đoàn

13


viên, thanh niên. Tăng cường tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các
sự kiện trọng đại của thành phố, của đất nước nhằm phục vụ tốt các nhiệm vụ
chính trị và công tác giáo dục truyền thống. Tiếp tục củng cố, đổi mới cả về
nội dung, cách thức hoạt động. Đặc biệt, Đoàn TNCSHCM cần chú trọng
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống
lành mạnh cho thanh thiếu niên, tạo điều kiện để thanh niên thực hiện nguyện
vọng, lợi ích chính đáng trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học, phục
vụ lực lượng vũ trang và hưởng thụ các nhu cầu về văn hóa, tinh thần, vui
chơi giải trí lành mạnh.
Tiếp đó, ngày 2-5-2007 BTV Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số
07- NQ/TU “Về đẩy mạnh công tác thanh niên trong tình hình mới” [32,
tr105]. Nghị quyết đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về công tác thanh
niên trong những năm tới:
- Chăm lo phát triển thanh niên Thủ đô một cách toàn diện trên các
mặt chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, thể chất, tri thức, kỹ
năng, nghề nghiệp và thẩm mỹ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06CT/TW của Bộ Chính trị Về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và triển khai thực hiện những nội dung trên
trong thanh, thiếu niên. Phát huy tiềm năng và vai trò to lớn của thanh niên
trong sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô, coi đó lànhiệm vụ ưu tiên trong chiến

lược phát triển con người của thành phố.
- Tập trung xây dựng tổ chức Đoàn TNCSHCM từ thành phố tới cơ sở
vững mạnh, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của tuổi trẻ; là lực lượng
tin cậy, nòng cốt, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Mở rộng mặt trận tập
hợp, đoàn kết thanh niên thông qua việc củng cố, phát triển tổ chức Hội
LHTN, Hội Sinh viên và các loại hình hoạt động của Đoàn nhằm phát huy

14


truyền thống Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong thời kỳ mới: thời kỳ hội nhập, phát triển.
- Thực hiện tốt chính sách bảo đảm quyền lợi chính đáng và nghĩa vụ
của tuổi trẻ, nhất là chính sách đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH; xây dựng môi trường xã hội thuận lợi
để thanh niên Thủ đô có điều kiện phát triển toàn diện, cống hiến cho xã hội.
Tăng cường cơ sở vật chất cho việc thu hút, tập hợp thanh niên; giải quyết
việc làm cho thanh niên.
Như vậy, Đảng bộ thành phố Hà Nội thường xuyên chỉ đạo phong trào
thanh niên ngay từ cơ sở của từng địa phương, đơn vị tạo nền móng vững
chắc cho công tác thanh niên trên toàn thành phố. Trên cơ sở phương hướng
đó, Ban Thường vụ Thành ủy đưa ra những nhiệm vụ chủ yếu: đổi mới và
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phong trào thanh niên;
đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên
Thủ đô, xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn trong sạch, vững mạnh toàn diện; nâng
cao trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với phong trào thanh niên; tăng
cường vai trò của MTTQ, các đoàn thể, các tổ chức xã hội có trách nhiệm và
của gia đình đối với phong trào thanh niên.
1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thành phố Hà Nội
1.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010, Thủ đô bước vào thời kì phát
triển mới. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ - QH ngày 29/5/2008 của
Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một
số tỉnh liên quan đã đặt ra rất nhiều thách thức mới cho Đảng bộ thành phố Hà
Nội, đòi hỏi Đảng bộ phải có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Do có sự khác nhau giữa lối sống, văn hóa, tư tưởng… của thanh niên giữaHà

15


Nội và một số tỉnh liên quan dẫn tới nhiều bất cập trong quá trình chỉ đạo và
thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ thành phố đối với thanh niên tới từng
địa phương nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ thành phố phong trào thanh
niên ngày càng phát triển lớn mạnh.
Thời điểm trước khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (trước ngày
1/8/2018), năm 2007 là năm diễn ra đại hội đoàn các cấp nhiệm kỳ 2007 –
2012. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê
Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình
(Lương Sơn, Hòa Bình) đã tổ chức đại hội thành công, tập trung xây dựng
chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đoàn các cấp, kiện toàn
tổ chức và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều quan
điểm chỉ đạo mới, các phong trào hành động cách mạng do Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ IX quyết định đã sớm đi vào đời sống thanh niên, tạo khí thế thi
đua sôi nổi trong tuổi trẻ. Tuy nhiên, giữa các đơn vị có sự khác nhau lớn về
đối tượng thanh niên, điều kiện tổ chức hoạt động và chất lượng phong trào.
Đây là một thách thức không nhỏ đặt ra cho tổ chức ĐTN thành phố sau khi
hợp nhất.
Thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (từ 1/8/2008). Thực
hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ - QH ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII
về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan,

với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, Đoàn thanh niên thành phố là một
trong những đơn vị thực hiện sớm và hiệu quả nhiệm vụ hợp nhất. Ngày
31/7/2008, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban
hành Quyết định số 34 QĐ/TWĐTN về việc kết thúc hoạt động của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà
Tây, thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội.ĐTN thành phố
Hà Nộicó:“109 cơ sởtrực thuộc gồm 29 đơn vị khối quận, huyện, thị xã; 24

16


đơn vị khối công nhân viên chức; 56 đơn vị khối trường đại học, cao đẳng,
học viện với tổng số 2.104 đoàn cơ sở, 27.000 chi đoàn với hơn 672.000 đoàn
viên. Có 40 cơ sở hội trực thuộc Hội LHTN với 657.406 hội viên; 49 cơ sở
hội trực thuộc Hội Sinh viên với 343.675 hội viên; 29 Hội đồng Đội cấp quận,
huyện, thị xã trực thuộc với 1.267 liên đội và trên 775.000 đội viên, nhi đồng”
[12; tr2].
Ngay sau hợp nhất về tổ chức, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội đã
tổ chức bàn, thống nhất xây dựng Chương trình làm việc toàn khóa của Ban
Chấp hành trên cơ sở nghị quyết của Đại hội đoàn 2 tỉnh, thành; Đoàn thanh
niên các cấp tập trung triển khai thực hiện 4 nội dung công tác: giáo dục chính
trị tư tưởng cho đoàn viên thanh thiếu nhi; tổ chức các phong trào hành động
cách mạng; xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng và
chính quyền nhân dân các cấp; chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng. Toàn
đoàn tập trung triển khai thực hiện 3 phong trào hành động cách mạng: “5
xung kích tham gia phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô”, “4 đồng hành cùng
thanh niên lập thân lập nghiệp” và “Tôi yêu Hà Nội” và các cuộc vận động,
các chương trình, đề án khác.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn mới khi Hà Nội

mở rộng địa giới hành chính dẫn đến sẽ có thêm nhiều thanh niên ở các vùng
khác sát nhập về Hà Nội. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ phải có những thay đổi
trong nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng cho phù hợp với nhiệm vụ chính
trị của Thủ đô, đất nước cũng như tình hình thế giới. Phương thức giáo dục
ngày càng phong phú, đa dạng, chú trọng các hình thức giáo dục thân thiện,
cởi mở, có tính hấp dẫn cao nhưng đảm bảo tính định hướng. Trong giáo dục
phải quan tâm hướng tới số đông, đánh giá đúng đặc thù đối tượng, coi trọng
thanh thiếu nhi chậm tiến, ít có cơ hội giáo dục. Việc giáo dục thông qua

17


gương cán bộ đoàn, gương các điển hình tiên tiến, tổ chức sự kiện đã được
các cấp bộ đoàn coi trọng, triển khai có hiệu quả.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức tình
nguyện vì cộng đồng của thanh niên, giáo dục thanh niên tình yêu lao động,
có lối sống lành mạnh, giản dị, trong sáng, kế thừa và phát huy các giá trị đạo
đức truyền thống của cha ông. Thường xuyên phát hiện, biểu dương những
tấm gương “Người tốt, việc tốt” thầm lặng trong cuộc sống thường ngày, từ
các phong trào, các hoạt động nhằm nhân rộng những tấm gương thanh niên
tiên tiến, điển hình. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ thanh
niên sống đẹp. Tăng cường giáo dục pháp luật và nhận thức công dân của
thanh niên, giáo dục thanh niên gương mẫu chấp hành pháp luật. Tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước trong mọi tầng lớp thanh niên, đồng thời cổ vũ thanh niên nêu cao ý
thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tập thể và
cộng đồng, đặc biệt chú trọng tuyên truyền hội viên.
Thực hiện các cuộc vận động
Thứ nhất, thanh niên Hà Nội học sống đẹp, sống có ích
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Thủ đô học tập và làm

theo lời Bác” và phong trào “Tôi yêu Hà Nội‟ trong toàn thể hội viên, thanh
niên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với các chương trình, các
cuộc vận động của hội LHTN thành phố Hà Nội. Định kỳ tổ chức các diễn
đàn “Tuổi trẻ Thủ đô học tập và làm theo lời Bác”, “thanh niên sống đẹp,
sống có ích” nhằm tuyên truyền, hình thành trong thanh niên lối sống nhân ái,
bao dung, nghĩa tình. Phát động phong trào thanh niên chấp hành luật giao
thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong thanh niên Thủ đô. Đa
dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật, chú trọng các hình thức sân khấu
hóa, hội thao, diễn đàn thanh niên, xây dựng luật để thu hút thanh niên tham

18


×