Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo xây dựng chính quyền (1955 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.18 MB, 85 trang )

ĐẠI H Ọ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI
1RI M ỉ TÂM DÀO TẠO, l ỉ ồ l DƯỠNG GIẢNG VIÊN L Ý LUẬN CHÍNH TRỊ
VN L J <
LÊ THỊ HOA

ĐẢNG BỘ• THÀNH PHỐ HÀ NỘI
• LÃNH ĐẠO

XÂY DỤNG CHÍNH QUYỂN (1955 - 1965)

LU ẬN VĂN T H Ạ C s ĩ LỊCH s ử

Chuyèn ngàn h: Lịch sử Đảng C ộng sản Việt Nam
M ã số:

5. 03. 16

Người hướng dản khoa học: PGS.TS. TRẤN KIM ĐỈNH

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
Trang
Mở đ ầ u .............................................................................................................................I
Chương 1. Đáng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền (1955 -1 9 6 0 )......6
1.1. Đặc đicm lịch sử và thực trạng Hà Nội sau Hiệp định Giơnevơ
(7/1954).................................................................................................. 6
1.2. Đàng bộ Hà Nội với việc ổn định thành phố, bước đáu xây đụng
chính q u v ền ......................................................................................... 13


1.3. Đàng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền trong thời kỳ cái
tạo (1958 - 1960).................................................................................34
Chương 2. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền (1961 -1965).... 41
2.1. Đáng bộ Hà Nồi trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần I
(1961 - 1965)....................................................................................... 41
2.2. Đáng bộ thành phố lãnh đạo xây dựng, tổ chức chính quyển
(1961 - 1965)...................................................................................... 46
C hương 3. N hữ ng th à n h tự u, h ạ n c h ế yà bài học k in h n gh iệm cu a
Đ ản g bộ th à n h phô H à Nội lă n h đ ạ o xây d ự n g ch ín h q u y ền
(1955 - 1965)....................................................................................... 61
3.1. Những thành tự u ..................................................................................61
3.2. Những hạn chế của Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng
chính quyền (1955 - 1965)................................................................69
3.3. Những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh
đạo xây dựng chính quyền (1955 - 1965)...................................... 72
Kết lu â n ..................................................................................................................... 78
Danh mục tài liệu tham khảo

80


CÁC CH Ữ VIẾT T Ả T TR O N G LUẬN VĂN

1.CNXH:
2.

Chủ nghĩa xã hội

HĐNDTP: Hội đổng nhân dãn thành phố


3. UBHCTP: ư ỷ ban Hành chính thành phố
4. UBNDTP: Uỷ ban nhân dân thành phố
5. ĐCSVN:

Đảng Cộng sản Việt Nam.


MỚ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi tiếp quản Hà Nội ngày 10.10.1954, thực dân Pháp đc lại cho
chúng ta một thành phố mang nặng tàn tích của chế độ cũ: Nạn trộm cắp,
cướp giật, mại dâm, ma tuý, sự hư hỏng xuống cấp của các cơ sở vật chất kỹ
thuật, nạn thất nghiệp tràn lan... Thực trạng đó tạo cho Hà Nội một khung
cảnh hỗn độn và xỏ bồ ngay trong những ngày đầu tiếp quản. Phải làm gì đế
nhanh chóng đưa thành phố vào trật tự ổn định? Phái làm gì đế Hà Nội xứng
tầm là thú đồ của cả nước? Đấy là những câu hỏi mà Đảng bộ và nhân dân thú
đó phải nhanh chóng tìm ra lời giải.
Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ thủ đô Hù
Nội đã giữ vững truyền thống anh hùng song thực trạng của thành phố trong
ngày đầu liếp quản đã đặt ra vấn đc cấp hách mà Đảng bộ và nhân dân Hà Nội
nhận rõ là: Phái nhanh chóng xày dựng và kiện toàn bộ máy chính quyến

thành pho; chỉ có xây dựng được chính quyền thành phố vững mạnh mới có
the lãnh đạo nhún dân thủ đồ bước vào thời kỳ cách mạng mới - xây dựng chủ
nghĩa xã hội ớ Miền Bắc, tích cực chi viện cho Miền Nam. Bộ máy chính
quyền vững mạnh mới có thể huy động được sức mạnh của nhân dân thủ đô
tham gia xây dựng bộ máy chính quyền, công cụ quán lý đất nước của mình
để từ đó có thổ chuycn chính với kẻ thù, bảo vệ nhân dủn, bào vệ thành quả
cách mạng, đồng thời cải tạo những tàn tích của chế độ cũ, đảm bảo trật tự an
ninh trong nhân dân, cài tạo, phát triển kinh tế thú đô ngày một vững mạnh.

Trong hoàn cảnh đó, vấn đề xây dựng chính quycn trớ thành vấn để cấp
bách của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội. Song việc cơ cấu tổ chức,
xây dựng hộ máy chính quyền hoạt dộng trong điều kiện mới sẽ dien ra như


thê nào? Sự lãnh đạo, chi đạo của Trung ương Đang, của Đang bộ Hà Nội và
sự điều hành chính quyẻn thành phố thời kỳ này ra sao? Làm sao để thấy rõ
dược vai trò chí đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với việc xây
dựng bộ máy chính quyền hoạt động thực sự có hiệu quả, thiết thực? Đê trá lời
thỏa đáng cho những câu hỏi này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách cụ thể, rõ
ràng, khách quan khoa học. Điều dó cũng có nghĩa là: Chỉ có nghiên cứu và
tìm hiểu nghiêm túc mới có thể trà lời thấu đáo cho mọi vấn đề đặt ra. Với
những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Đang bộ thành ph ố Hà Nội xây

dựng chính quyền (1955 - ỉ 965)".
2. Tình hình nghién cứu đề tài
Vân đé Đáng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng
chính quyền đã có một số công trình được các nhà nghiên cứu đề cập đến
như: Lịcl sử Đáng bộ thành phố Hà Nội 1954 - 1975, (Nhà xuất bản Hà
Nội 1995); Lịch sử thủ đô Hà Nội do Trần Huy Liệu chủ biên, Nhà xuất
bản Hà Nộ, (tái bản lần II, 2000). Hội đồng nhân dàn thành phố Hà Nội
những chặrg đường lịch sử (1945 - 2004) do Thường trực Hội đồng nhàn
dân thành fhố Hà Nội Khoá XII chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Hà Nội,
2004 v.v ...Đây là 3 cuốn công trình nghiên cứu đề cập tới cơ cấu chính
quyền thím phố và vai trò của Đảng bộ Hà Nội trong xây dựng chính
quyền Ihàm phố 1955-1965. Ngoài ra, còn có một số ấn phẩm khác, tuy
không trưc iếp đề cập nhưng có nêu những ván đề liên quan đến chủ đề này
như': Nhữn; sự kiện lịch sử Đảng bộ Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, 1982,
Hà Nội chến đấu: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1984; Hà Nội đánh
giỏii thắng ớn; Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1967. Lịch sử phong trào

cc*ng nhán.viên chức lao động và tổ chức công đoàn Hà Nội, Nhà xuất bản
Lao> độn*. là Nội 2003...

2


Nhìn chung cho đến nay các công trình, các bài nghicn cứu mới đc cập
vé sự lãnh đạo chung của Đáng bộ Hà Nội trên các lĩnh vực (kinh tế, văn hoá,
tư tướng...). Còn nghiên cứu cụ thể về Đảng chỉ đạo xây dựng chính quyền
thành phố chưa được đé cập nhiều và chưa có công trình riêng biệt nghiên cứu
ve đề tài này.
Vì vậy vân đé Đáng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyén (19551965) tuy không hoàn toàn mới nhưns vẫn còn nhiều vấn đc cần tiếp tục
nghiên cứu, giải đáp. Việc lựa chọn đề tài: “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh
đạo xây dựng chính quyền (1955 - 1965) làm luận văn thạc sĩ, tác giả mong
muốn có những đóng góp thiết thực vào việc nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hà
Nội qua một chặng đường lịch sử.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích
Luận vãn nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đáng bộ Hà Nội thông qua những
chủ trương chính sách của Đảng bộ với việc xây dựng chính quyền thành phố
trong giai đoạn (1955-1965). Tác giả sẽ làm rõ một số vấn để lớn:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước chỉ đạo tăng cường bộ máy
chính quyền đối với thủ đỏ.
- Đảng bộ thành phố Hà Nội chi đạo xây dựng bộ máy chính quyển thành phố.
- Hoạt động của chính quyền thành phố giai đoạn 1955 - 1965.

3.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của đề tài là: Thông qua việc tổng kết lịch sử của Đang bộ Hà
Nội xâv dựng chính quyền giai đoạn 1955 - ỉ 965, tác giả nêu ra một số ý kiến
nhận xét về những thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm về
\iệc Đảng lãnh đạo xây dựng chính quyền.

3


4. Đối tượng và phương pháp nghién cứu

4.1. Đôi tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về lịch sử Đáng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo
xã) dựng chính quyền dựa trên những chủ trương, chính sách, nghị
q u \ế t... của Đảng bộ Hà Nội về các vấn đề liên quan đến xây dựng, tổ
chúc, ổn định cơ cấu, hoạt dộng của chính quyền thành phố Hà Nội trong
thờ: kỳ (1955 - 1965).

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghién cứu vấn đề Đáng bộ thành phô Hà Nội lãnh
đạo xây dựng chính quyền trong giai đoạn (1955 - 1965).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được triển khai trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lônin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng CSVN vé xây
dựng Đảng và xây dựng bộ máy chính quyền.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phưcmg pháp logic các phương
pháp nghiên cứu lịch sử Đảng và một số phương pháp cụ thể như: tổng hợp,

thống kc, phân tích, so sánh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài "Đảng bộ thành phô Hà Nội xáy

dựng chính quyéti (1955 - 1965)” góp phán làm rõ một số vấn đề:
- Vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Hà Nội - thủ đô của cả nước.
- Sự lãnh đạo của Đảng xây dựng chính quyền và vai trò vị trí của chính
quycn trong giai đoạn lịch sử đặc biệt (1955 - 1965).

4


- Nghiên cứu chặng đường lịch sử Đảng hộ Hà Nội lãnh đạo xây dưng
chính quyến (1955 - 1965) mang một ý nghĩa thiết thực:
- Luận văn sẽ cố gắng khai thác các tư liệu mới, đặc biệt là nguồn tư liệu
lưu trừ trong giai đoạn này.
- Hà Nội đã gần một nghìn năm tuổi, lịch sử của Hà Nội qua các chặng
dường là sự gắn kết máu thịt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy nghiên
cứu một thời điểm lịch sử đặc biệt đc từ đó góp phần rút ra những bài học kinh
nghiệm cụ thể cho việc chỉ đạo xây dựng chính quyền của Hà Nội nói riêng và
cả nước nói chung có một ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới của
toàn Đáng và nhân dân ta ngày nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn hao
lỊồm 3 chươnq:

Chương ì : Đáng bộ Hà Nội xây dựng chính quyền ( 1955-1960 )
Chương 2: Đảng hộ Hà Nội xây dựng chính quyển ( 1961-1965)
Chương 3: Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm.


5


Chương 1
ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
XÂY DỤNG CHÍNH QUYỂN (1955 - 1960)

1.1. Đặc điểm lịch sử và thực trạng Hà Nội sau hiệp định (ỉiơnevơ (7/1954)

l .ỉ .l . Đặc điếm lịch sử
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết
ngày 20/7/1954. Cuộc kháng chiến gian khổ, trường kỳ của nhân dán Việt
Nam chống thực dân Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang. Theo quy định
của Hiệp định Giơnevơ, Hà Nội nằm trong vùng tập kẽ't 80 ngày của quân đội
Pháp. Trước khi rút quân, thực dân Pháp đã cố tình phá hoại thủ đô về mọi mặt
nhảm gây thêm khó khăn cho tình hình cách mạng của nước ta.
Phát huy truyền thống trong kháng chiến và được sự chỉ đạo của Trung
ương Đảng, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân thu đô đẩy mạnh cuộc đấu
tranh buộc thực dân Pháp phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevư
chống địch phá hoại, bảo vệ xí nghiệp, công sở, trường học, bảo vệ tính mạng,
tài sán của nhân dân; phát triển mạnh mẽ lực lượng cách mạne tại chỗ, kết hợp
các hình thức đấu tranh chính trị, kinh tế và ngoại giao; chuẩn bị chu đáo về
mọi mặt để tiếp quản thành phố.
Ngày 10/10/1954, Uỷ han quân chính thành phố và Đại đoàn 308 đi đầu là
Trung đoàn Thủ đô giư(tng cao lá cờ "quyết chiến quyết thắng" tiến vào Hà Nội.
Được sự chuẩn bị chu đáo, chúng ta đã nhanh chóng tiếp quản toàn bộ hệ
thống vị trí cúa địch, các công trình công cộng, xí nghiệp, bệnh viện, trường
học, công sở của thực dân Pháp và chính quyền Bảo Đại: Phủ toàn quyền, Bắc
Bộ phủ, các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai ...


6


Hà Nội hòa mình vào dòng chảy thắng lợi cách mạng trên cả nước, kết
thúc cuộc kháng chiến chống Pháp đầy oanh liệt, hy sinh, gian khổ, Hà Nội
vui mừng đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch từ chiến khu Việt
Bắc trớ lại thủ đô.
Từ đây thủ đô Hà Nội bước vào thời kỳ lịch sử mới, giai đoạn chuyển
tiếp từ chiến tranh sang hòa bình; giai đoạn cải tạo xã hội cũ; xây dụng xã hội
mới với bộn bề công việc.
Lúc này Hà Nội mang những dấu ấn lịch sử đặc biệt của thời kỳ sống
trong hòa bình chỉ là tương đối vì phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng của cả nước: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miên Nam, thực hiện
thống nhất đất nước.
Nhận thức rõ vị trí Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, trái
tim của cá nước. Công cuộc cải tạo, xây dựng báo vệ thủ đô theo con đường xã
hội chủ nghĩa có ảnh hưởng quyết định tới sự nghiệp cách mạng chung của
nước nhà. Sự phát triển của thủ đô Hà Nội không chỉ tác động toàn diện đến
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, còn ảnh hưởng tới sự vững
mạnh của cả nước, của chế độ xã hội mới, quyết định cuộc đấu tranh giải
phóng miền Nam.
Làm sao để Hà Nội là thành phố gương mẫu cho cả nước noi theo và học
tập, là thành phố kiểu mẫu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa để nhân dân thêm
tin yêu vào Đảng, vào chế độ mới.
Trước yêu cầu của lịch sử, đòi hỏi Đảng hộ và nhân dân thành phố Hà
Nội phải nhanh chóng đưa thành phố đi vào ổn định, kiện toàn tổ chức, xây
dựng chính quycn vững mạnh để giải quyết những mục tiêu và nhiệm vụ cách
mạng trong thời kỳ mới.


7


Ị .1.2. Thực trạng của Hà Nội sau Hiệp định Giơnevơ
* Tình hình kinh tế.
Thực dân Phiíp rút lui đế lại cho Hà Nội một cơ sỡ kinh tế hư hại không
dổim bộ.
Công nghiệp của Hà Nội nhỏ bé, lạc hậu. Với gần một thế kỷ bị thống trị
thực dân Pháp du nhập phương thức tư bản vào Hà Nội, giới tư bản vẫn không
lạo ra được cơ cấu ngành nghề trong công nghiệp thành phố. Hà Nội chỉ có 9
nhà máy, xí nghiệp tương đối lớn chủ yếu phục vụ cho lợi ích công cộng, đời
sống sinh hoạt. Song khi tiếp quản các nhà máy đó hầu hết đã ngừng trệ hoặc
hoạt động cầm chừng, trừ các nhà máy điện, nước. Các xưởng sản xuất của
người Hoa, của tư bán dân tộc do bị tư bản Pháp chèn ép hoặc thiếu vốn,
nguyên vật liệu ở trong tình trạng đình đốn hoặc chuyên hướng kinh doanh
cầm chừng.
Các ngành nghề truyền thống thuộc lĩnh vực thủ công nghiệp Hà Nội vốn
rất nổi tiếng như: kim hoàn ờ Hàng Bạc, đúc đồng ở Ngũ Xã, dệt ở Võng Thị,
tôn sắt ở Hàng Thiếc, da ở Hà Trung, giấy ớ Bưới, gốm sứ ở Bát Tràng ...
Nhưng do sự tràn lan hàng của tư bản Pháp, Hoa, Ẩn cho nên họ không có thị
trường tiêu thụ. Thủ công nghiệp của Hà Nội bị rơi xuống tình trạng đình trệ
hoặc phá sản.
Nông nghiệp của Hà Nội do chiến tranh tàn phá, ruộng đất hoang hóa rất
nhiều. Cho đến khi giải phóng, ngoại thành có 1.409 mẫu 13 sào ruộng hoang,
241 mẫu 8 sào đất hoang, 427 mẫu 3 sào bị lấy làm sàn bay [15]. Riêng Gia
Lâm có 3.035 mâu 9 sào trong đó ruộng đất hoang là 617 mẫu 6 sào [22] .
Như vậy, cả ngoại thành có 2.694 mẫu 30 sào [23] là ruộng đất hoang và bị
lấy làm sàn bay. Nông nghiệp ngoại thành do kỹ thuật canh tác lạc hậu, công
cụ san xuất thô sơ, chiên tranh tàn phá, một số bị tư sản, địa chú chiếm đoạt
khiến cho nền sân xuất rơi vào tình trạng kiệt quệ.


8


Tinh hình thương mại, thương nghiệp, dịch vụ là nét nổi bật của kinh tê
Hà Nội sau 8 năm cai trị của Pháp lúc này dien hiến phức tạp.
Cho đến giữa năm 1954, Hà Nội vẫn có các hãng buôn và các công
ty lớn cúa tư bản Pháp 12 4 Ị như Dumaret; PoinSard, Veyret; Chaffanjon;
L.U.C.I.A... Những khách sạn lớn như: Metropole; HotclDclapaix; Hotel
Splendid... Song đến trước ngày Ỉ0/10/1954, các hãng kinh doanh lớn
cúa thương nhân ngoại kiều hầu hết đã chuyển vốn khỏi Hà Nội và ngừng
hoạt động.
Sau 10/10/1954, ở thành phố còn 9.714 cửa hiệu và quầy hàng của các
thương nhân vừa và nhỏ, trong đó có 2.021 quầy hàng của thương nhân đặt ờ
vía hè. Họ kinh doanh 78 loại mặt hàng, nhiều nhất là bách hóa: 247 cứa hiệu;
thực phẩm: 164 cửa hiệu; xuất nhập khẩu: 168 cửa hiệu; hàng tơ lụa: 149 cửa
hiệu. Ngoài ra còn có 1.468 tiểu thương ở 8 chợ nội thành chưa kể vài nghìn
người buôn chuyến chợ giời [14].
Các ngán hàng lớn của các hãng tư bản tài chính Pháp, Hoa đã di dời
khỏi Hà Nội hoặc chỉ tồn tại dưới danh nghĩa còn quỹ thì trống rỗng.
Nhìn chung, tình hình kinh tế của Hà Nội sau 1954 là kết quả của một
nền kinh tê thuộc địa điển hình, yếu kém, manh mún, lạc hậu, què quặt về mọi
mặt. Cộng với sự phá hoại của thực dân Pháp trước khi rút chạy làm cho việc
sản xuất càng khó khăn.
Thực trạng đó đã đật ra nhiều vấn đề cấp bách cho Đảng bộ và nhân dân
thành phố Hà Nội. Làm sao nhanh chóng giải quyết giảm bớt khó khăn, nâng
cao đời sống cho nhân dân, đưa các hoạt động san xuất đi vào ổn định, thúc
đẩy hoạt động kinh tế cùa Hà Nội theo con đường chủ nghĩa xã hội... Đó là
những vấn đề đòi hỏi lãnh đạo Đáng bộ, các cấp, các ngành và mọi người dân
Hà Nội phái chung sức cùng nhau xây dựng.


9


* Tinh hình chính trị ván hóa xả hội.
- Vé chính trị:
Cuối năm 1954 lình hình Hà Nội rất phức lạp:
Thực (Jân Pháp lôi kéo nhiều nhân viên kỹ thuật có tay nghề bậc cao di
cư vào Nam.
Lực lượng sĩ quan quân đội của chế độ cũ đa phần ra trình diện song còn
một số còn lén lút hoạt động. Lực lượng nội gián, tinh báo của địch vẫn còn
hoạt động phá hoại các cơ sở kinh tế của ta.
Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ can thiệp vào tình hình chính trị ở Hà
Nội qua việc dụ dỗ, cưỡng ép các đồng bào theo đạo di cư vào Nam, lấy đây
làm chicu bài để khuấy động làn sóng chính trị.
Các Đảng phái phản động văn lén lút hoạt động tuyên truyền nói xấu các
chính sách của ta.
- Vàn hóa xá hội:
Những tàn dir của chê độ cũ đổ lại cho Hà Nội nhicu di chứng nặng nể.
Đời sống nhân dùn gặp nhiều khó khăn: 77.000 người thất nghiệp, tưưng
đương với 1/5 dân số thủ đô lúc dó hơn 40.000 hộ thưíĩng nghiệp to - nhỏ
trong số 400.000 dân chỉ hoạt động dựa vào hàng hóa đế quốc [25J. Dân
nghèo thành phố 15 vạn ngưừi trong các xóm lao động nghèo tồi tàn ẩm thấp.
Các cơ sở y tế sơ sài ít ỏi. Y tế thành phô chi có 1 bệnh viện, 4 phòng phát
thuốc, 4 phòng khám bệnh, một phòng bài trừ lao nội thành. Ngoại thành có 8
trạm phát thuốc, 6 nhà hộ sinh đều thuê của tư nhân [16].
Hẻ thông trường học xuống cấp, 50% giáo viên di cư vào Nam.
Nạn mù chữ của nhân dân vẫn trầm trọng. Cả thành phố có 7 vạn người
không biết chừ [9, tr. 307].


10


Cúc tệ nạn mại dâm, cờ bạc, trộm cắp hoành hành khắp nơi (2000 tiệm
hút. gần 2 vạn gái điếm, 200 - 300 vụ ăn cắp/ ngày, 45 nhà chứa, 50 nhà cô
dâu, 13 tiệm nhảy ...[26]. Những dấu ấn sinh hoạt vãn hóa độc hại của chế độ
thuộc địa vẫn tồn tại và hoạt động.
Tất cả những vấn đề trên đặt ra yêu cầu mới cho Đàng bộ và nhân dân
ihành phố Hà Nội: phải lãnh đạo nhàn dân thủ đô nhanh chóng đi vào công
cuộc khôi phục, cải tạo và phát triển kinh

tế vãnhóa, chính trị,xã hội

một

cách tốt nhất, đặc biệt là công việc xây dựng củng cố chính quyền để nhanh
chónu đưa thành phố vào hoạt động ổn định.

ỉ . 1.3. Tình hỉnh cơ sở Đảng và các giai cấp,tầng lớp,tổ chức quần
chúng ở Hà Nội sau 1954
Đáng bộ Hà Nội là một Đảng bộ vững mạnh, kiên định, đfì được tôi
luyện và trưởng thành trong cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống
Pháp, gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân. Khi vào tiếp quản, số
lượng đảng viên và số quần chúng trung kiên, cốt cán, cảm tinh của Đảng

cụ thế như sau:
Đảng viên của Đảng bộ có gần 80 đổng chí.
Quần chúng ở các đoàn thể:
Nội thành có: 1.473 trung kiên và cảm tình Đảng, 1.314 tự vệ.
Ngoại thành: 1.585 trung kiên và cốt cán, 809 tự vệ.

Song Đang bộ Hà Nội với thái độ, tinh thần làm việc tích cực, hiệu quả
được đại đa số nhân dân tin yêu. Các tầng lớp nhân dân Hà Nội vốn có truyền
thống yêu nước, có tinh thần dân tộc dân chủ, họ là lực lượng chủ chốt của
cách mạng để xây dựng chế độ xã hội mới: Thủ đô cuối năm 1954 có 436.624
người với nhiều thành phần, giai cấp. Tháng 6/1954 giai cấp công nhân Hà
Nội có khoảng 2,5 vạn với cơ cấu không thống nhất, có tinh thần yêu nước

11


nhưng tay nghé và văn hóa thấp. Họ sẩn có lòng yêu nước sâu sắc lại dược rèn
luyện và trưởng thành qua cuộc đấu tranh chông kẻ thù giai cấp, kẻ thù của
dân tộc, công nhân Hà Nội là lực lượng làm nòng cốt tic xây đựng chính
quyén thủ đô trong giai đoạn mới.
Ticu tư sản ở Hà Nội: là lực lượng đông đảo, có đời sống gắn liền với
cư dân thành thị. Khi kháng chiến bùng nổ, phần nhiều các nhà trí thức yêu
nước đã đi theo kháng chiến. Số còn lại, phấn ít người ra cộng tác với chính
quyền dịch, có người ủng hộ kháng chiến, nuôi giấu cán bộ, giúp đỡ tài
chính, thuốc men...
Tháng 8/1954, trong làn sóng di cư, một số người ra nước ngoài hoặc vào
Nam, phán nhiều ở lại Hà Nội. Họ là lực lượng đáng tin cậy, có tinh thần yèu
nước, chống đế quốc và lay sai, nhạy cảm với thời cuộc dẻ bắt nhịp được với
công cuộc cải tạo xây dựng chế độ mới.
Tư sản Hà Nội: lực lượng tư sản mại bản lớn hơn tư sản dân tộc, năm
1954, tư sản công nghiệp chiếm 65%, tư sản thương nghiệp chiếm 55%, số
vốn của ur san Hà Nội chiếm 70% tổng số vốn tư sản toàn miền Bắc.
Trừ một số tư sán mại bản gắn chặt quyổn lợi với đế quốc, phong kiến,
tham gia vào chính quyén bù nhìn, vào các đảng phái phản động như Việt
Nam Quốc dân Đảng, Đại việt Quốc Dàn Đảng ... phá hoại kháng chiến. Bộ
phận iư sản dân tộc ở Hà Nội đa số có tinh thần cách mạng: 5 gia dinh là đảng

viên, 9 gia đình hộ đội, 182 gia đình là cơ sở cách mạng, 258 gia đình tham
gia trong các tổ chức chính trị cách mạng.
Các nhà tư sán mại han và tư sản lớn đã di cư hoặc sang Pháp, bộ phận tư
sán vừa và nhỏ ớ lại thành phố sau ngày tiếp quản.
Nông dân (chủ yếu ở ngoại thành). Tháng 6/1954, số dân ở 115 thôn
ngoại thành là 150.000 người (nội thành có 286.624 người) [27]. Họ là lực

12


lương cách mạng ycu nước, trung (hành với Đảng là bộ phận chủ lực trong
phong trào chiến tranh chống đê quốc và phong kiến, góp phán to lớn vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến. Họ là lực lượng quan trọng đế’ xây dựng chính
quyền cấp cơ sớ.
Tầng lớp địa chủ quan lại: vốn là lực lượng thân Pháp, là đối tượng của
cách mạng trong giai đoạn cải lạo kinh tế sau này.
Các tổ chức tôn giáo: Đến tháng 10/1954 Hà Nội có các tổ chức tôn giáo
lớn là Phật giáo, Ki tô giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài. Các tổ chức tôn giáo
và tín đồ Hà Nội hướng các hoạt động của họ chủ yếu vào tâm linh và từ thiện
xã hội. Phẩn ít lẫn trong Thicn chúa giáo làm gián điệp. Đa số giáo dân là
nghèo khổ, có tinh thần kính chúa, yêu nước. Sau ngày giải phóng họ là lực
lượng tích cực tham gia xây dựng chế độ mới.
Có thể nói, Hà Nội sau giải phóng là một thủ đổ từ chiến tranh chuyển
sang hòa bình. Là một trung tâm chính trị, quân sự quan trọng của Pháp ở
Đông Dương, toàn bộ bộ máy chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội đều nhằm
phục vụ cho quân đội Pháp và chính quyén tay sai. Sau tiếp quản Hà Nội trở
lại là thủ đổ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bắt tay vào xây dựng, cái
tạo lại toàn bộ hệ thống chính trị, cơ cấu kinh tế - xã hội theo chế độ mới - chế
độ chủ nghĩa xã hội.
1.2.


Đảng bộ Hà Nội với việc ổn định thành phố, bước đầu xáy dựng

chính quyền

1.2.1. Chủ trương của Trung ương
Sự bất cập là bộ máy quản lý ở Hà Nội chưa hình thành rõ nét, có rất
nhiều vấn đề đặt ra, Đảng và Nhà nước đặt ra yêu cẩu mới cho Đảng bộ và
nhân dân thành phố Hà Nội: phải lãnh đạo nhân dân thú đô nhanh chóng đi
vào công cuộc khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế một cách tốt nhất,

13


đặc biệt là công việc xây dựng củng cố chính quycn thành phố, từng hước
hàn gắn vết thương chiến tranh, làm giảm bứt khó khăn, ổn định đời sống
cho nhân dân.
Xây dựng một hệ thống chính trị của chính quyển dân chủ nhân dân vững
mạnh, trấn áp kẻ thù, giữ vững thành quả cách mạng, đem lại quyén tự do, dán
chủ thực sự cho nhân dân.
Khôi phục và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, xóa bỏ những hủ tục,
tập quán cũ lạc hậu, lỗi thời, xây dựng một nền văn hóa mới, con người mới
cho phù hợp với thời đại.
Những nhiệm vụ trên đã được Hồ Chủ Tịch nêu trong buổi tiếp đoàn đại
biêu nhân dân Thú đô chiẽu 16/10/1954: "Qua 80 năm đổ hộ và 8 năm chiến
tranh do nước ngoài gây ra, nay chúng ta khôi phục lại đời sống hòa bình, đó
là một chuyến biến rất to lớn. Do đó, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhimg
đó là những khó khàn trong sự phát triển. Chúng ta chớ nên chủ quan. Oiúng
ta phải thấy rõ khó khăn đổ vượt qua khó khăn ...
Nhún dân thủ đô ta có truyền thống cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn

yêu nước, tôi chắc rằng đổng bào thủ đô sẽ hãng hái phấn đấu làm cho mọi
ngành hoạt động của thủ đô ngày them phát triển, đê' làm gưtmg mẫu, để dần
đầu cho nhân dán cả nước ta trong công cuộc củng cố hòa hình, thực hiện
thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong khắp nước ta; để xây dựng
một đời sống sung sướng, tưưi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng
ta [11, 50- 51].
Đc thực hiện được những nhiệm vụ mà Đang và Hồ Chủ Tịch giao phó,
tin tướng là một thử thách không nhỏ đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Nội.
Bới vì những nhiệm vụ của thủ đô thời kỳ này không chỉ là khách quan của
riêng thủ đô mà còn là những yêu cầu, nguyện vọng của nhún dân miền Bắc,
của cá nước. Hà Nội bước vào một giai đoạn cách mạng mới với nhiều khó
khăn thách thức chưa có tiền lệ trong lịch sử.

14


1.2.2. Tiếp quản, Ổn định thành phô
Sau lễ ký kết Hiệp định Giưnevư, cuộc đâu tranh để chuyển giao Hà Nội
diễn ra phức tạp. Ngày 30/9/1954 các Hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội
mới được ký kết. Uỷ han liên hợp đình chiến Trung ương và Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hòa đã cử đoàn cán bộ vào Hà Nội để chuẩn bị tiếp quản.
Ngày 17/9/1954, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập, quy định quycn
hạn. nhiệm vụ của Uỷ han quân chính Hà Nội.
Là cơ quan lãnh đạo cao nhất cùa thủ đô làm nhiệm vụ tiếp thu và quản lý
thành phố. Chù tịch Ưỷ ban quân chính Hà Nội là đồng chí Vương Thừa Vũ.
Từ sáng 8/10/1954, các đơn vị quân đội của ta chia nhiều ngã tiến vào
Hà Nội.
Ngày 9/10/1954, Uỷ ban quân chính Hà Nội quyết định cử cán bô phụ
trách các sở, ngành chuyên môn của thành phố.
Khối nội chính: Sở công an, Sở tư pháp.

Khỏi kinh tế tài chính: Sở tài chính, Sở địa chất, Sở công thương, Sở canh
nông, Sở lao động, Sở thuế, Sớ kho thóc, sỏ kho bạc, Sở ngân hàng, Sớ trước
bạ điền thổ.
Khối xí nghiệp công ích: Sớ hỏa xa, Sở bưu điện, Sỡ giao thông, Sơ công
dụng. Sớ công vụ.
Khối tuyên - văn - xã: Sở tuyên truyển, Đài phát thanh, Báo tin tức, Nhà
in Quốc gia, Ban tiếp quản giáo dục, Ban tiếp quản y tế.
Ngày 9/10/1954, Quân đội nhân dân tiến vào nội thành, 16h30' ngày
9/10/1954, Quân đội ta đã làm chủ thành phố Hà Nội, tiếp quản thành phố trật
tự, gọn gàng. Đến sáng 10/10/1954, Ưỷ ban quân chính thành phố cùng đại
đoàn 308, đi đầu là Trung đoàn Thủ đồ từ nhiều ngã tiến vào Hà Nội, chúng ta
chính thức làm chú, Thú đô được hoàn toàn giai phóng.

15


Trong quá trình tiếp quán quân đội và nhân dân Hà Nội tập trung mọi nỗ
[ực đấu tranh chống sự phá hoại của địch. Trước ngày Thú đô được giải phóng
Hồ Chủ Tịch đã trực tiếp chỉ đạo, kêu gọi đồng bào Hà Nội: "Chính phu và
nhân dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự, an ninh.
Chúng ta cần phái duy trì và khôi phục mọi hoạt động sán xuất, buôn
bán. kinh tế và tài chính của Thủ đô ta. Các nhà văn hóa, giáo dục phải
hãng hái phục vụ nhân dàn. Chúng ta phai duy trì và khôi phục mọi hoạt
động văn hóa.
Về chính trị, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, thực hiện tự do dân chủ.
Mọi người đều đưa hết tài đức của mình để khỏi phục thủ đô và xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.
Nói tóm lại, nhân dân, bộ đội và cán bộ phải thi hành đúng chính sách và
tuân theo kỷ luật mà Uỷ ban quân chính đã ban bố" [ 11, tr. 45].
Sau ngày tiếp quản, toàn thể nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước đều

thấy rỏ tầm quan trọng của việc đưa thành phố nhanh chóng di vào ổn định.
Uỷ ban quân chính đã chú trọng đẩy mạnh công tác trật tự trị an, thi hành
nhiều biện pháp quan trọng góp phần ổn định trong thành phố. Uỷ ban tuyên
hố bãi bỏ các thứ thuế như đảm phụ quốc phòng. Thuế an ninh, thuế hàng
rong ... để thực hiện chính sách tài chính thống nhất sau ngày giải phóng, Uỷ
ban quân chính đã tiến hành thu đổi tiền Đông Dương. Các nhu cầu sinh hoạt
trước mắt cho nhân dân thành phố như điện, nước, nhà ở, giao thông đi lại ...
nhanh chóng được khôi phục đưa vào hoạt động. Đời sống văn hóa, chính trị,
văn hóa của nhân dân từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Cuối năm 1954
nhiều trường tiểu học, trung học, đại học đã mở cửa trở lại đón tiếp học sinh,
sinh viên.
Có thể nói; việc ổn định tổ chức và công tác của các cơ quan, xí nghiệp,
giữ vững trật tự, an ninh, đảm bảo các dịch vụ công cộng, ổn định đời sống là

16


tháng lợi hước đầu của chính quyén cách mạng và toàn thê quấn chúng thủ đỏ
và nhân dân cá nước.
Sau khoáng một tháng Uỷ ban quân chính Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ
tiếp quán thủ đồ, hoạt động cua thành phố trở lại bình thường.
Ngày 4/1 1/1954, Hội đổng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban hành
chính thành phố Hà Nội, cử bác sĩ Trần Duy Hưng làm chức chủ tịch. Ban đầu
cùng với Uỷ han quân chính, về sau một mình Uỷ ban hành chính Hà Nội đảm
nhận mọi công việc quán lý thành phố.

1.2.3.

Đàng bộ Hà Nội trong công cuộc khỏi phục và phát triển kinh tè


vàn hỏa 1955 - ỉ 957
Ngày 1/1/1955, tại buổi lề chào mùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung
ương Đảng và chính phủ trở về thú đô, Bác Hổ đọc diễn vãn nêu rõ nhiệm vụ
cho nhân dân cả nước trong thời kỳ mới: "Nhằm mục đích củng cố hòa bình,
thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
- Chúng ta kiên quyết thi hành đúng đắn hiệp định đình chiến.
- Chúng ta phai ra sức khôi phục lại kinh tế: nồng nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp, vận tải, để nâng cao dần đời sống của nhân dân.
- Chúng ta phái ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta
phái củng cố quốc phòng, bộ đội ta phải thi đua học tập chính trị và kỹ thuật,
giữ vững kỷ luật và tác phong khắc khổ.
- Chúng ta phải tiếp tục vận động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng
đất, để thực hiện người cày có ruộng" [ 11, tr. 66].
Thực hiện lời dạy của Hổ Chú Tịch, ngày 18/01/1955, Hội nghị Ban chấp
hành Đang bộ thành phố' Hà Nội đã ra nghị quyết về nhiệm vụ công tác 6
tháng đầu năm 1955, Thành úy chủ trương ra sức khai phá ruộng hoang, đào

17


mương, đắp đập, lấy nước chống hạn. Sau 3 năm thực hiện, nông dàn ngoại
thành đã phục hồi hầu hết diện tích hoang hóa, năng suất lúa được nâng lổn,
chăn nuôi có bước phát triển.
Tháng 4/1955, theo đề nghị của Thành uý Hà Nội, thú tướng chính phủ
đã quyết định thành lập Ban liên lạc thành thị nông thôn trực thuộc Uỷ ban
hành chính thành phố để thực hiện quá trình cải cách ruộng đất ở Hà Nội.
Bên cạnh những thành quả to lớn, công tác quản lý hộ khẩu, cải cách
ruộng đâì đã phạm những sai lầm khuyết điểm. Do trong quá trình chỉ đạo,
Thành uỷ, Uỷ han hành chính đã chưa sâu sát tình hình thực tế. Một số cán bộ
chưa được giáo dục một cách đầy đủ về chủ trương, chính sách, luật pháp và

quyền hạn, nhiệm vụ hiệu quả dẫn đến quy kết những thành phần dối tượng
licn quan tới địch quá rộng. Ở nội thành có 4000 điểm bị quy là có liên quan
tới dịch. Riêng ở quận 2 trong 6 tháng đầu năm 1956 có 400 trường hợp vi
phạm quyền tự do dân chủ, 200 vụ bắt trái pháp luật và giải tán vò lý các cuộc
họp của nhân dân [17 ].
Những sai lầm trong công tác tôn giáo, chính sách cái cách đã gây tâm lý
bất bình, lo lắng trong nhân dân.
Trước tình hình đó Thành uỷ Hà Nội đã kịp thời nhận ra và chủ trương
đẩy mạnh sửa chữa, sai lầm, khuyết điểm trước nhân dân.
Đối với việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất Thành uỷ Hà Nội chỉ
đạo xây dựng các hợp tác xã vay mượn ở nông thôn để điều lúa, vốn cho nông
dân có vốn sản xuất, xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Thành ủy chủ trương khuyến khích tư nhân bỏ vốn sản xuất kinh doanh
thông qua kế hoạch phục hồi công thương nghiệp thành phố. Đến cuối năm
1957, toàn thành phố đã có 13.500 cơ sở thủ công gồm 43.000 người và 957
cơ sớ công nghiệp tư doanh với hơn 8.200 công nhân.

18


Đối với công tác văn hóa, giáo dục bước đầu được cái tạo và phát triển;
Thành uỷ chủ trương phục hồi nhanh chóng tất cá các trường học, trong đó
đặc hiệt chú trọng tới hệ thống giáo dục tiểu học, trung học, giữ nguyên và
khuyến khích các trường lư thục hoạt động trở lại. Trước mắt, lạm thời giữ
nguyên tổ chức giáo dục cũ, loại bỏ nội dung có tính chất phản động: tăng
cường phát triển phong trào bình dân học vụ. Năm 1956, Ban vận động thanh
toán nạn mù chữ thành phô' được thành lập do Chủ tịch Uỷ ban hành chính
thành phố Trần Duy Himg làm trưởng ban.
Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội do Bộ giáo dục
trực ticp quán lý đã trớ thành trung tâm đào tạo cán bộ cho cả nước.

Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ ở khắp các
xã ngoại thành, khu phố nội thành, cơ quan, xí nghiệp để tạo không khí vui
tươi, phấn khới sau ngày giải phóng. Công tác cải tạo hủ tục, chống mê tín dị
đoan, văn hóa phẩm đồi trụy có kết quả lớn. Sớ Vãn hóa phối hợp chặl chẽ
cùng với các cấp chính quyền cơ sở và đoàn thể quần chúng tổ chức nhiều đợt
tuyên truyền, học tập rộng rãi trong nhân dân, phê phán tác hại của mê tín dị
đoan, hài trừ các tộ nạn xã hội và văn hóa phẩm đồi trụy.

1.2.4.

Đàng bộ Hà Nội chỉ đạo củng cố các tổ chức Đàng và xây dựng

hệ thống chính quyền thành phô
Từ khi tiếp quản, Trung ương tiếp tục tàng cường cho Hà Nội một số lớn
cán bộ đáng viên. Cuối năm 1955, toàn thành phố có hơn 3.500 đảng viên tăng
27 lần so với lúc tiếp quản, chia thành hơn 100 chi bộ, số chi bộ thuộc các
chính quyền công sở chiếm đa số (63 chi bộ). Tuy nhiên ở các nhà máy, khu
phố. trường học và các xã ngoại thành tổ chức Đảng còn rất mỏng nhiều nơi
không có cơ sở Đảng.
Từ thực tế đó, Đảng hộ Hà Nội đã tăng cường công tác xây dựng Đang,
củng cố chi bộ cho kịp thời với nhiệm vụ chính trị, tháng 1/1995, Ban chấp

19


hành Đàng bộ Hà Nội họp ra nghị quyết nêu rõ: để thực hiện nhiệm vụ khôi
phục kinh tố cần ra sức củng cố và xây dựng chi hộ, đặc biệt phái phát triển cơ
sớ Đáng ờ nhà máy và nông thôn là việc rất trọng yếu đối với Đảng bộ, tháng
2/1955, Thành úy đã điều động 150 cán bộ tăng cường cho cơ sở.
Thành ủy mở nhiều đợt cúng cố chi bộ nông thôn, các chi bộ khu phố,

bệnh viện, trường học cũng được củng cố, cùng với việc kiện toàn Ban chấp
hành Đảng bộ, một số ban chuycn môn thành uỷ ra đời như Ban công tác nông
thỏn, Ban công nghiệp được xây dựng.
Công tác tư tướng trong Đang được chú trọng: Thành ủy triển khai học
tập cho Đảng các nghị quyết hội nghị 7,8 của BCH Trung ương Đảng khóa II,
uốn nắn các tư tưởng ỉ lại, tả khuynh, thiếu cảnh giác trong các cán bộ Đảng.
Đến cuối năm 1957, toàn Đủng bộ có 255 chi bộ với 74.000 đảng viên trong
đó có 2.721 đảng viên ớ các nhà máy, xí nghiệp. Cuối năm 1957, BCH Đảng
hộ Hà Nội đã có 18 ủy viên.
-

Từ sau giải phóng, chính quyền thành phố ngày càng được củng cố,

dưới sự chỉ đạo của Đang bộ Hà Nội, nhân dân tích cực tham gia, úng hộ xây
dựng chính quyên.
Vé cơ cấu: Lúc bấy giờ Hà Nội chia làm 36 khu phố nội thành 4 quận
ngoại thành gồm 46 xã. ở nội thành dưới quyền trực tiếp của UB hành chính
(H/C) thành phố có đội công tác hành chính giúp đỡ, các khu trưởng phụ trách
các khu. Ở ngoại thành đứng đáu các huyện có ban đại diện UB quân chính và
UB hành chính tại ngoại thành. Mỗi xã có ủy nhiệm xã vù chia ra làm nhiều
thôn do ủy nhiệm thôn phụ trách.
Năm 1955, sau đợt đăng ký hộ khẩu, nội thành chia làm 4 quận, mỗi
quận do ban cán sự hành chính quận phụ trách. Ở mỗi khu phố, có Ban đại
diện hành chính khu phố, có Ban đại biểu dàn phố và Ban bảo vệ dân phố là

20


những tổ chức nhân dân lập ra để tự giải quyết những công việc thuộc lợi ích
công cộng của nhân dân như động viên nhau thi hành mọi chính sách, phản

ánh lên cấp trên ý kiến và yêu cẩu của nhân dân, đảm nhận những công tác
hình dân học vụ, trị an, vệ sinh, tương trợ...
ớ ngoại thành, sau đợt cái cách ruộng đất, đã bãi bỏ ban đại diện Uỷ ban
quân chính và Uỷ ban hành chính tại ngoại thành. Ban đại diện Uỷ ban quân
chính và Uý ban hành chính tại quận đổi thành Uỷ ban hành chính quận. Mỗi
xã có Uỷ ban hành chính xã và chia ra thành xóm, do trưởng thôn phụ trách.
Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch 'Thủ đô ià thú dỏ của nhân dân, nhân
dân là người chủ thủ đô" [11, tr.85].
Từ sau ngày Chính phủ quyết định thành lập Ưỷ ban hành chính thành
phổ, trong khi chưa bầu cử được Hội đồng nhân dân, u ỷ ban hành chính thành
phố đà tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân thành phố. Tại Hội nghị, Uỷ ban
hành chính báo cáo tình hình chung của thành phố và tập hợp những ý kiến
của đại biểu nhân dân. Qua Hội nghị, quần chúng được phát huy quyển dân
chủ của mình bằng việc tham gia vào công tác quản lý xã hội; quán chúng
không chỉ để đạt nguyện vọng, kiến nghị mà còn tham gia phê bình, nhận xét,
góp ý kiến cho chính quyền thành phố.
Tại Hội nghị đại biểu nhân dân lần thứ 8/1956, báo cáo của Uỷ han hành
chính thành phô đã nêu rõ: "Nhân dân và chính quyền thành phô luôn hoàn
thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước 6 tháng đầu năm 1956.
Chính quyền nhân dân thủ đô được sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp
nhàn dàn, của các đảng phái đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc ngày càng được
củng cố vững mạnh. Hệ thống chính quyền thành phố đã được xây dựng từ cơ
sứ mà lên".

21


Tlìành ủy chú trọng chăm lo, cúng cố và xây dụng lực lượng công an.
quân đội, tòa án. Đầu năm 1957, Mặt trận Hà Nội chuyển thành Thành đội Hà
Nội, chí dạo công tác quân sự địa phương cả ở nội thành và ngoại thành. Dân

quán tự vệ có bước phát triển về số lượng và chất lượng. Cuối năm 1957, dân
quân tự vệ toàn thành phố có gần 6.000 người, tăng gấp đôi so với trước ngày
tiếp quán.
Việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đảng vicn được Thành uỷ hết
sức chú trọng. Thành ủy đã cử hàng trăm cán bộ văn hóa và điều động nhiều
người tham gia các lớp nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài; hàng nghìn cán
bộ được dự các lớp nghiên cứu chính trị của Trung ương và Thành phố. Trong
3 năm 1955 - 1957, trường Đảng Lê Hồng Phong dã mỏ nhiều khóa học lý
luận chính trị cho cán bộ, đảng viên các nhà máy, CƯ quan, trường học, bệnh
viện và các xã ngoại thành. Trường hành chính thành phố cũng mở nhiều lớp
học, trang bị kiến thức quản lý cho cán bộ chính quyền.
Công tác tư tướng được tiến hành sâu rộng trong Đảng và quần chúng
nhân dân ở tất cả các cơ quan, tổ chức, ...Đối với công nhân, Thành ủy chỉ rõ:
"Trước hết chúng ta cần làm cho công nhân thấy rõ vai trò chủ yếu của mình
trong việc khôi phục kinh tế, cũng như trong mọi cuộc vận động chính trị khác
để phát huy sáng kiến, phát huy tác dụng dẫn đầu phong trào công nhân đối
với tầng lớp nhân dân khác ở thủ đô" [ 18].
Trong thời gian này Thành ủy rất lưu ý các cấp bộ Đảng cần: "Xày dựng
tổ chức công đoàn, tổ chức các tổ chức thấp hơn, củng cố các cơ sở đó, mở
rộng việc kết nạp đoàn viên mới" [18].
Đối với cồng tác thanh niên, Thành uỷ chủ trương: "Hưứng thanh niên
vào các nhà máy và nông thôn đế cho họ tin tưởng vào sức mạnh lớn lao của
công - nông" [18]. Họ trở thành lực lượng xung kích trong công cuộc xây
dựng, phát triển thủ đô. Cuối ihời kỳ khỏi phục kinh tế, toàn thành phố có
7.500 đoàn viên thanh niên.

22



×