Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU đồ DÙNG dạy học TRONG GIẢNG dạy bộ môn LỊCH sử lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.51 KB, 11 trang )

Tên đề tài:
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU ĐỒ DÙNG
DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 8

I.Phần mở đầu :
I.1.Lí do chọn đề tài :
Đồ dùng dạy học (ĐDDH) là phương tiện không thể thiếu trong dạy học
lịch sử, nó giúp cho ta có thể tái tạo lại được một phần của quá khứ. Có
ĐDDH, giáo viên sẽ có sự hưng phấn hơn trong giảng dạy và thu hút sự chú
ý của người học hơn, tiết học sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn, hiệu quả giờ
dạy vì thế cũng được nâng lên.
Những năm gần đây, do yêu cầu của việc đổi mới nội dung chương trình
sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nên các cấp lãnh đạo ngành đã
tổ chức nhiều đợt tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh trên cơ sở nâng cao tính chủ động, sáng tạo và phát
huy khả năng tư duy trong quá trình dạy học nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học ở các môn học nói chung và và
về môn lịch sử nói riêng. Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương
đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu khoa học, quý trọng gìn giữ và phát
huy truyền thống quý báu của dân tộc, từ đó các em gắng sức học tập để
xứng đáng với cha ông.
Dạy học tích cực là thầy tổ chức hướng dẫn, trò chủ động khám phá chiếm
lĩnh kiến thức; tăng cường rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng thực hành mà
đồ dùng là một trong những phương tiện cần thiết để thực hiện các yêu cầu
nói trên.
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, do vậy đòi hỏi cần có những con người năng động, sáng tạo.
Dạy học tích cực nhằm đào tạo lớp người phù hợp với thời đại, vì thế giáo
dục được đầu tư nhiều hơn - “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Kinh phí mà
nhà nước ta đầu tư cho giáo dục rất lớn, trong đó việc đầu tư trang thiết bị
dạy học được chú trọng. So với những năm trước đây thì đồ dùng dạy học ở


bộ môn lịch sử hiện nay đã được bộ giáo dục cung cấp như lược đồ, tranh
ảnh, v.v… tuy nhiều nhưng trong thực tế giảng dạy thì đồ dùng dạy học vẫn
chưa đồng bộ và chưa đủ, cụ thể là các lược đồ ( môn Lịch sử lớp 8). Nhiều
bài dạy ở sách giáo khoa có nhưng trong bộ thiết bị không có nên gây nhiều
khó khăn, làm cho cả thầy và trò trở nên lúng túng. Thiếu ĐDDH, tiết học trở
nên khô cứng, bài giảng có phần bị gượng ép, đôi khi còn là một tiết học vô
cảm, thầy không hứng thú dạy, trò không thấy hấp dẫn, thầy cứ nói còn trò
thì lơ đễnh không tập trung, lớp học buồn tẻ, uể oải, thầy không tái tạo được
hình ảnh của vấn đề lịch sử trong nội dung bài học đang đề cập, không để lại
1


ấn tượng cho người học, và kết quả học tập của học sinh sẽ đạt thấp. Như vậy
làm thế nào để học sinh có hứng thú yêu thích học môn lịch sử và giáo viên
có thể tự tin ,chủ động hơn trong từng tiết dạy nhằm khắc phục tình trạng
“dạy chay” như hiện nay . Đó là điều mà tôi trăn trở qua nhiều năm, và năm
2013-2014 này tôi quyết định chọn đề tài BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG THIẾU ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
để nghiên cứu.
I.2.Mục tiêu ,nhiệm vụ của đề tài :
-Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu các đối tượng học sinh trong giờ học môn lịch sử 8 từ
đó tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học môn lịch sử
8 một cách tối ưu nhất và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học .
-Nhiệm vụ:
Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. Tìm hiểu thực trạng
về việc sử dụng đồ dùng dạy học môn lịch sử 8 và tiến hành thử nghiệm làm
một số lược đồ còn thiếu và đưa ra một số ý kiến để khắc phục tình trạng
thiếu đồ dùng dạy học hiện nay .

I.3.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8,A,B,C trường THCS ... xã ... ,
huyện ... ,tỉnh .... Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học lịch
sử 8.
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
Trong đề tài này tôi chỉ thực hiện ở phạm vi làm lược đồ để tôi triển khai
áp dụng giảng dạy đối với khối lớp 8 ở trường trung học cơ sở ... xã ... ,
huyện ... ,tỉnh ....
I.5.Phương pháp nghiên cứu :
- Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp sau:
- Quan sát tìm hiểu thực trạng dạy và học môn lịch sử đối với giáo viên và học
sinh khối lớp 8 để thấy được hạn chế và tìm ra nguyên nhân khắc phục.
- Điều tra thống kê số lượng đồ dùng dạy học hiện có và còn thiếu để bổ
sung.
- Thử nghiệm thực tế và kết quả đạt được từ đó đúc rút kinh nghiệm .
- Trao đổi ,thảo luận với đồng nghiệp ,tổ chuyên môn để tìm ra cách giải
quyết tối ưu nhất.

2


II. Phần nội dung:
II.1 Cơ sở lí luận:
Có thể nói đồ dùng dạy học là một phần cơ bản của nội dung bài giảng
của người giáo viên khi giảng dạy trên lớp. Sử dụng đồ dùng dạy học trong
dạy học là một trong những biện pháp để thực hiện yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học để bồi dưỡng khả năng tư duy, rèn
kĩ năng thực hành cho học sinh là mục tiêu giáo dục đào tạo. Trong thực tế,
khi giảng dạy có đồ dùng dạy học thì người giáo viên sẽ tự tin và chủ động
hơn, học sinh dễ tiếp thu bài học hơn, do đó yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy

học là một yêu cầu cấp thiết trong dạy học hiện nay và sau này.
Những năm gần đây do yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học,
lãnh đạo ngành Giáo dục-Đào tạo các cấp đã có nhiều công văn chỉ đạo về
việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy, công văn số 106/ TTr
ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thanh tra Bộ Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn
về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư
phạm của giáo viên phổ thông đã quy định về việc sử dụng đồ dùng dạy học
trong dạy học. Công văn ghi rõ “nếu không có lược đồ in thì giáo viên tự làm
để phục vụ giảng dạy”, điều này càng chứng tỏ việc sử dụng đồ dùng dạy học
trên lớp là một việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.
Như vậy “ Khắc phục tình trạng thiếu ĐDDH” là một trong những biện
pháp để thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; là chủ trương của
ngành Giáo dục-Đào tạo hiện nay.
II.2. Thực trạng:
a.Thuận lợi-khó khăn:

-Thuận lợi :
Đối với trường THCS ... có đội ngũ giáo viên phần đa còn trẻ tuổi ,nhiệt
tình say mê tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học không ngừng tích lũy trao
dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng ,hiệu quả dạy học.Bên
cạnh đó về phía học sinh đa số các em củng tỏ ra yêu thích ,hứng thú với giờ
học môn lịch sử nhất là trong giờ học có sử dụng đồ dùng dạy học như lược
đồ ,bản đồ lịch sử…
- Khó khăn:
Chúng ta đã biết đặc trưng của môn học lịch sử là nhằm giúp các em học
sinh biết được lịch sử quá khứ đã xảy ra do đó nếu không sử dụng đồ dùng
dạy học mà chỉ bằng lời nói “dạy chay”thì học sinh khó có thể hình dung
cũng như khắc sâu được kiến thức sự kiện lịch sử. Đồ dùng dạy học lịch sử
mà cụ thể là lược đồ ,bản đồ do Bộ giáo dục phát hành hiện nay ở trường đã
có nhưng chưa đủ nên việc dạy học của giáo viên và học sinh còn gặp khó

khăn.Bên cạnh đó các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và
thiếu đồng bộ chưa kể đến các mẫu vật phục chế hay phim tài liệu hầu như
3


không có. Có thể nói đồ dùng dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không
thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
b.Thành công-hạn chế:

-Thành công :
Từ trước đến nay một số giáo viên đã khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy
học bằng một số cách như sau: sẽ vẽ lên bảng đen, dùng phấn vẽ vào bảng
phụ , sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa để dạy đã có tác dụng nhất định
trong việc thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài giảng.
-Hạn chế :
Như vậy cả 3 cách nêu trên đều có thể áp dụng nhưng những mặt hạn chế là
rất lớn như không đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm và cả
tính kinh tế nữa.
c.Mặt mạnh-mặt yếu:

-Mặt mạnh:
+ Tại khối lớp tôi trực tiếp giảng dạy có nhiều học sinh có năng khiếu, vẽ
đẹp, khi hướng dẫn các em tiếp thu nhanh.
+ Các em đã được học mỹ thuật nên đã được rèn luyện kĩ năng vẽ.
+ Đơn vị có nhiều đồng nghiệp có khả năng vẽ tốt là điều kiện thuận lợi để
tôi tham khảo học hỏi giúp cho quá trình bồi dưỡng học sinh thuận lợi.
+Học sinh rất ham thích khi được giao nhiệm vụ và các em tự hào khi sản
phẩm làm ra được đưa vào sử dụng.
+ Đa số các em sẵn sàng tiết kiệm để góp nhặt mua sắm vật liệu làm đồ
dùng dạy học phục vụ học tập.

+ Được sự ủng hộ khuyến khích của bộ phận chuyên môn và lãnh đạo nhà
trường
-Mặt yếu:
+ Bản thân không có năng khiếu về môn vẽ nên khi thực hiện phải nỗ lực học
hỏi đồng nghiệp.
+ Kinh phí mua sắm các vật liệu cần thiết còn nhiều hạn chế.
d.Các nguyên nhân và yếu tố tác động:

-Xuất phát từ điều kiện thực tế địa phương là vùng kinh tế đặc biệt khó
khăn, trường thành lập cũng chưa lâu năm do đó cơ sở vật chất nói chung
còn thiếu thốn nhiều (trong đó có cả đồ dùng dạy học lịch sử).
- Mặc dù bộ môn lịch sử có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới
quan, tình cảm đạo đức ,phát triển năng lực nhận thức và hành động…cho
học sinh nhưng tâm lí của nhiều học sinh và phụ huynh hiện nay vẫn cho
rằng lịch sử là “môn phụ”do đó không phải đầu tư nhiều thời gian học một
cách qua loa đối phó .
-Một số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học một chiều không đầu tư
nhiều cho giờ dạy nên không phát huy được tính tích cực ,chủ động suy nghĩ

4


của học sinh .Ví dụ như giáo viên chỉ dựa vào nội dung sách giáo khoa rồi
nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời ,chưa có câu hỏi
phù hợp cho học sinh yếu ,kém các em này không được tham gia hoạt động
do đó cảm thấy tự ti,chán nản không yêu thích môn học này.
e.Phân tích ,đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:

Trong chương trình môn lịch sử lớp 8 có rất nhiều bài cần sử dụng
ĐDDH như bản đồ, lược đồ… nhưng hiện tại thiết bị dạy học lại không đáp

ứng đủ, trong những lần sinh hoạt chuyên môn cụm, tôi cũng như các đồng
nghiệp đã kiến nghị với bộ phận chuyên môn ngành cho ý kiến chỉ đạo giải
quyết vấn đề trên, nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng
dạy.Thực tế có bài dư thừa nhiều lược đồ nhưng còn nhiều bài lại thiếu (ở
đây tôi chỉ nói đến phần lớp 8). Cụ thể một số bản đồ, lược đồ còn thiếu cần
có giải pháp khắc phục đó là: Lược đồ cách mạng Tân Hợi năm 1911, lược
đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam kì (1860-1878) , lược đồ phong
trào Nghĩa Hòa Đoàn ,lược đồ khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX ,lược đồ
cách mạng 1948-1949 ở châu Âu , lược đồ nước Anh thế kỉ XVIII-XIX
,lược đồ kinh thành Huế năm 1885 …
Thực trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ có tác hại đối với
việc dạy học lịch sử. Do không có ĐDDH sẽ dẫn đến việc giáo viên “dạy
chay”, học sinh nhàm chán không tập trung học tập, gây ồn ào nên không
thực hiện được yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc khai
thác kiến thức và rèn kỹ năng thực hành, dẫn đến kết quả giờ dạy đạt thấp,
chất lượng học tập của học sinh giảm sút, uy tín của giáo viên cũng sẽ bị ảnh
hưởng.
Từ trước đến nay khi giảng dạy những bài cần sử dụng ĐDDH nhưng thiếu
(chủ yếu là các lược đồ), các đồng nghiệp thường có nhiều cách khắc phục
như:
+Những người có năng khiếu tốt khi lên lớp thì sẽ vẽ lên bảng để dạy
+ Giáo viên ít năng khiếu vẽ thì chuẩn bị trước như vẽ vào bảng phụ.
+ Một số giáo viên khác thì dùng lược đồ trong sách giáo khoa để dạy.
- Đối với cách khắc phục thứ nhất có ưu điểm là thu hút học sinh, gây sự
tin tưởng của học sinh vào khả năng của thầy, tuy nhiên cách này làm mất
thời gian trên lớp-trong 45phút của tiết dạy mà lại dành một khoảng thời gian
để vẽ lược đồ thì không còn thời gian để triển khai nội dung kiến thức và rèn
kỹ năng cho học sinh, mặt khác không phải thầy cô nào cũng có khả năng
này.
- Cách vẽ sẵn lược đồ vào bảng phụ (đây là cách các đồng nghiệp thường

dùng), so với việc lên lớp mới vẽ thì đây là cách được chuẩn bị kỹ hơn không
làm mất thời gian trên lớp để thầy khai thác kiến thức và rèn các kỹ năng học
tập cho học sinh. Dùng cách này có thể dạy được nhiều lần trên một khối lớp
đồng thời nhiều giáo viên có thể cùng sử dụng (nếu trường có nhiều lớp cùng
khối). Tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao vì mỗi năm phải vẽ một lần
5


(nếu gặp thời điểm bận rộn sẽ chuẩn bị không kịp) mặt khác vẽ vào bảng phụ
bằng phấn thì sẽ dễ bị mờ khi đến lượt dạy ở các lớp sau.
- Cách giáo viên dùng lược đồ ở sách giáo khoa: khi giáo viên cho học sinh
khai thác lược đồ trên sách giáo khoa sẽ có tồn tại là giáo viên không thể
quán xuyến được tất cả học sinh, nếu cho học sinh theo dõi trên sách do giáo
viên cầm để trình bày thì không thể nhìn thấy gì vì khoảng cách xa mà lược
đồ lại quá nhỏ.
Nhìn chung cả 3 cách đã nói ở trên tuy có những ưu điểm nhưng không tránh
khỏi khó khăn vướng mắc và kết quả tiết dạy chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề
ra, cụ thể là:
- Các lược đồ chưa có sự đầu tư cao nên không đảm bảo độ chính xác, tính
khoa học, tính sư phạm.
- Vẽ tạm lên bảng hoặc vào bảng phụ thiếu tính thẩm mỹ, không gây được sự
ham thích, hấp dẫn học sinh
- Không rèn được kỹ năng tư duy tổng quát và không luyện tập cho học sinh
kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề qua lược đồ.
- Không có tính kinh tế vì mỗi lần dùng lại phải vẽ.
II.3.Giải pháp,biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp,biện pháp:

Thông qua việc tự vẽ lược đồ không chỉ giúp học sinh có thể rèn luyện kĩ
năng vẽ lược đồ lịch sử mà còn giúp các em có thể tự tiếp thu ,lĩnh hội được

kiến thức lịch sử ban đầu đó chính là cơ sở để các em chủ động nắm bắt và
khắc sâu kiến thức khi kết hợp bài học có sử dụng lược đồ mà các em đã vẽ
Ngoài ra việc vẽ lược đồ theo nhóm hoặc tổ còn giúp các em thể hiện tinh
thần làm việc tập thể ,tính đoàn kết ,sự tự giác và sáng tạo của mình .Và cũng
có thể nói thêm với việc các em tích góp tiền ăn quà vặt mua giấy bút để vẽ
đã góp phần hình thành đức tính tiết kiệm là rất cần thiết đối với mỗi học
sinh.
Đối với giáo viên là người hướng dẫn ,tổ chức các em vẽ lược đồ và sau
khi công việc hoàn tất thì giáo viên có những lược đồ cần để thiết phục vụ
cho việc giảng dạy của mình góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của
giờ dạy ,góp phần khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học lịch sử như
hiện nay. Có thể nói các biện pháp,giải pháp đưa ra trong đề tài này nhằm đạt
được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Giáo viên chủ động trong việc thực hiện tiết dạy.
- Tiết học hấp dẫn, không bị khô cứng, phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập.
- Có phương tiện để rèn kĩ năng trình bày cho học sinh. Kiến thức, kỹ năng
cần đạt được đa số học sinh nắm vững ngay tại lớp.
- Sử dụng sự đóng góp của học sinh đúng mục đích học tập.
- Chỉ cần đầu tư một lần có thể sử dụng được nhiều năm.
6


b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

Do thấy rõ thực trạng trên khiến cho tôi nhiều lần và nhiều năm trăn trở để
tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả cho mỗi tiết dạy và chất
lượng học tập của học sinh. Do đó tôi quyết định đưa đề tài “ Biện pháp khắc
phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học môn Lịch sử lớp 8” vào thử nghiệm
trong công tác giảng dạy của bản thân. Quá trình thử nghiệm được thực hiện

qua 2 năm ( Năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013). Vào đầu năm học
2013- 2014 sau khi nghiên cứu chương trình dạy học cả năm đối với lớp 8,
tôi lên danh sách đồ dùng cần cho những tiết học và đem đối chiếu với thực
tế trên danh mục thiết bị của nhà trường để nắm cụ thể đồ dùng dạy học nào
còn thiếu để có biện pháp khắc phục.
Ví dụ theo thống kê sau:
TT

TUẦN

TIẾT

TÊN BÀI

TÊN ĐỒ DÙNG

Cách mạng tư sản
Pháp (1789-1794)

Lược đồ lực lượng
phản cách mạng tấn chưa
công nước Pháp
(1793)

Chủ nghĩa tư bản
được xác lập trên
phạm vi thế giới
Chủ nghĩa tư bản
được xác lập trên
phạm vi thế giới

Các nước Anh ,Pháp
,Đức,Mĩ cuối thế kỉ
XIX-đầu thế kỉ XX.
Trung Quốc giữa thế
kỉ XIX-đầu thế kỉ
XX

Lược đồ khu vực Mĩ chưa
La Tinh

Lược đồ phong trào
Nghĩa Hòa Đoàn
Phong trào kháng
chiến
chống Pháp trong
những năm cuối thế
kỉ XIX
………………..

Lược đồ kinh thành chưa
Huế năm 1885
Lược đồ căn cứ có
Hương Khê

1

2

4


2

3

5

3

4

6

4

5

10

5

8

16

6

24

43


7

25

44

….

…..

…..

7

CÓ-CHƯA

Lược đồ cách mạng chưa
1948-1949 ở Châu
Âu
Lược đồ các nước đế chưa
quốc và thuộc địa đầu
thế kỉ XX
Lược đồ phong trào chưa
Nghĩa Hòa Đoàn

……………………

…………



c.Điều kiện thực hiện giải pháp,biện pháp:

-Lược đồ phải đảm bảo độ chính xác, tính khoa học, tính sư phạm.
-Lược đồ phải thể hiện tính thẩm mỹ, gây được sự ham thích, hấp dẫn học
sinh.
-Phải rèn được kỹ năng tư duy tổng quát và luyện tập cho học sinh kỹ năng
phân tích, tổng hợp vấn đề qua lược đồ.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp,biện pháp:

* Các bước tiến hành thực hiện kế hoạch làm ĐDDH (các lược đồ):
Bước 1: Lập bảng thống kê về số ĐDDH (lược đồ) của môn học (số đã
có, số chưa có)
Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện làm các ĐDDH còn thiếu.
Bước 3: Phát hiện đối tượng học sinh “cốt cán” thực hiện đề tài.
Cụ thể là ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) tôi tổ chức cho học sinh vẽ
một lược đồ vào vở bài tập, từ đó phát hiện những học sinh có năng khiếu để
đưa vào bồi dưỡng các kỹ năng vẽ lược đồ cho các em.
Bước 4: Tham khảo với giáo viên dạy Mỹ thuật, giáo viên địa lý (cụ thể
là đồng chí Dung và đồng chí Xuân ) để nắm kỹ thêm về quy trình và các
bước vẽ lược đồ
Bước 5: Tập trung học sinh có năng khiếu đã chọn lọc để bồi dưỡng và
rèn kỹ năng cho các em. Đồng thời với việc bồi dưỡng cho học sinh có năng
khiếu tôi vẫn cho học sinh khác vẽ vào vở bài tập để trong quá trình đó giúp
các em nắm được những nội dung cơ bản của lược đồ (địa danh, ký hiệu trên
lược đồ…) tạo tiền đề cho việc khai thác kiến thức trong tiết học.
Bước 6: Tạo nguồn kinh phí mua vật liệu làm ĐDDH, ngoài việc đề nghị
sự hỗ trợ của nhà trường, tôi vận động học sinh nhịn quà vặt từ 500đ đến
1000đ trong mỗi tuần để đóng góp vào việc mua các vật liệu.
Bước 7: Tổ chức vẽ các lược đồ-Căn cứ số lượng các lược đồ cần làm, tôi
phân đều cho các nhóm thực hiện vẽ vào giấy (mỗi đồ dùng được vẽ thành 34 bản để sau này dễ lựa chọn).

Bước 8: Thẩm định, lựa chọn-Đầu tháng 10 năm 2013 sau khi các đồ dùng
đã được các nhóm học sinh hoàn tất, tôi tập hợp lại và liên hệ các đồng chí
trong nhóm bộ môn, các đồng chí đã được tôi tham khảo để cùng thẩm định
lựa chọn bản đảm bảo được các yêu cầu thì đưa vào kế hoạch sử dụng.
e. Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:

Hoàn tất sản phẩm- Sau khi chọn được những lược đồ đạt yêu cầu, tôi
trình Hội đồng khoa học trường xin ý kiến và khi được lãnh đạo cho phép
đưa vào sử dụng, tôi cho đóng nẹp, sắp xếp theo thứ tự thời gian…và đưa
vào sử dụng. Như vậy cùng với sự hỗ trợ của đồng nghiệp tôi đã hướng dẫn
học sinh hoàn thành tập đồ dùng dạy học ở lớp 8, cụ thể là 9 lược đồ như đã
nêu ở phần trên và đã được đưa vào sử dụng từ tháng 11 năm 2013. So với
việc giáo viên vẽ lên bảng và bảng phụ thì đồ dùng dạy học này đảm bảo tính
8


khoa học, tính sư phạm, sử dụng được nhiều năm, đường nét không bị mờ
như vẽ bằng phấn vào bảng phụ, học sinh dễ quan sát; tính thẫm mỹ tốt hơn
(do dùng nhiều màu mực làm nổi các vị trí quan trọng), hấp dẫn lôi cuốn học
sinh học tập, lại ít tốn kém.
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
Sau khi thực hiện đề tài, kể từ tháng 11 năm 2013 tôi có một tập đồ dùng
dạy học ở lớp 8 để phục vụ giảng dạy tại đơn vị, khắc phục được tình trạng
thiếu đồ dùng dạy học ở những tiết mà thiết bị chưa cung cấp kịp thời. So với
khi chưa thực hiện đề tài này thì giờ đây tôi không còn bị động về việc chuẩn
bị đồ dùng dạy học mỗi khi lên lớp, tôi cũng tự tin hơn và học sinh cũng
phấn chấn tích cực học tập, hăng hái lên bảng trình bày diễn biến các sự kiện
làm lớp học sôi nổi, sinh động, sự kết hợp giữa thầy và trò nhịp nhàng, nhiều
em yêu thích học tập bộ môn, kỹ năng trình bày lược đồ của học sinh được

thành thạo hơn, học sinh thích vẽ lược đồ vào vở bài tập, nắm được nội dung
học tập cần khai thác nên khi giảng dạy tiết học trở nên nhẹ nhàng, chủ động,
linh hoạt không còn bị động lúng túng như trước, nhờ đó chất lượng dạy học
cũng được nâng cao.
Qua kết quả các năm học, ta thấy chất lượng học sinh có chuyển biến rõ
rệt. Nhờ có đồ dùng dạy học đầy đủ và vận dụng đổi mới phương pháp dạy
học phù hợp cùng với việc áp dụng kinh nghiệm mới trong giảng dạy sau khi
kinh qua các lớp tập huấn nên chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh
được nâng lên đáng kể, có tính ổn định. Trong các lần sinh hoạt nhóm bộ
môn ở trường, tôi đưa ra ý kiến áp dụng cho các khối lớp còn lại và được
nhóm thống nhất cao. Bộ phận chuyên môn trường đánh giá cách khắc phục
này không những áp dụng cho bộ môn lịch sử mà có thể áp dụng cho các bộ
môn khác như địa lý, sinh vật…

9


III.Kết luận , kiến nghị :
III.1.Kết luận:
Để khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học cần phải tiến hành các bước
như sau:
Một là: lên kế hoạch sử dụng đồ dùng cho cả năm để biết đò dùng nào còn
thiếu.
Hai là: sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức cho học sinh thực hành đại trà
vào đầu năm học nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu.
Ba là: phối kết hợp với giáo viên địa lý, giáo viên mỹ thuật, giáo viên có
năng khiếu vẽ để lựa chọn học sinh có khả năng đảm nhiệm công việc.
Bốn là: có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu ngay từ đầu
năm học và nhắc nhở các em tự rèn luyện kỹ năng thực hành vẽ.
Năm là: vận động học sinh tiết kiệm để dành tiền mua vật liệu làm đồ dùng

dạy học phục vụ học tập.
Sáu là: có kế hoạch triển khai cho học sinh thực hiện sớm để có đồ dùng
dạy học kịp thời ngay từ đầu năm học.
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này, năm học 2012-2013 tôi đã có sẵn
tập lược đồ để phục vụ dạy học, giúp tôi trở nên an tâm, tự tin trong khi lên
lớp, không bị lúng túng trước học sinh.
III. 2. Kiến nghị :
1. Đối với giáo viên mỹ thuật
- Cung cấp cho giáo viên bộ môn danh sách những học sinh có năng khiếu
để giáo viên bộ môn phát huy tiềm năng đó trong giảng dạy môn học .
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm các lớp:
-Có trách nhiệm nhắc nhở, khuyến khích học sinh tích cực tham gia cùng
giáo viên bộ môn.
3. Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Trích kinh phí hỗ trợ dạy học để chi hỗ trợ cho giáo viên làm đồ dùng
dạy học phục vụ dạy học.
- Quán triệt cho học sinh nên tiết kiệm tiền để sử dụng vào mục đích học
tập.
- Nhân rộng biện pháp này ở các bộ môn khác.
- Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh để được sự ủng hộ của phụ huynh.
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi đề tài chưa sâu , nhưng
qua thực tiễn bản thân áp dụng phương pháp này và đã đạt được một số kết
quả tốt đẹp, tôi chân thành mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này với
các bạn đồng nghiệp. Tôi hy vọng rằng nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy môn học lịch sử nói riêng và quá trình dạy học nói chung. Tuy
10


nhiên với năng lực bản thân có hạn và kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, vì
vậy sáng kiến của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong

được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để cho sáng kiến của tôi
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các thầy
cô giáo và các em học sinh của trường THCS ... đã giúp tôi hoàn thành đề
tài này.

11



×