Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp giảng dạy tiết vật lí bám sát đối tượng học sinh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.06 KB, 15 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Môn vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm ở trường phổ thông. Phương
pháp nhận thức khoa học của vật lí là phương pháp thực nghiệm vì vậy đưa
phương pháp thực nghiệm vận dụng vào quá trình giảng dạy vật lí là rất phù hợp,
rất sáng tạo. Trong đổi mới chương trình vật lí ở trường phổ thông hiện hành thì
phương pháp thực nghiệm lại càng được coi trọng hơn, có thể xem là một như là
một cách mạng làm thay đổi phương pháp dạy học thuần tuý cổ điển mà trong đó
có người thầy đóng vai trò vị trí trung tâm và cũng chính xuất phát từ quan điểm
lệch lạc này mà những cuộc cải cách giáo dục ở nhiều nước thất bại. Trong quá
trình dạy vật lí, người thầy phải làm cho học sinh hiểu được và từng bước biết
vận dụng phương pháp thích hợp để khám phá kiến thức theo chương trình, sách
giáo khoa và trong thực tiễn đời sống.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động của nhiều đối tượng học sinh trong một lớp học, học sinh là chủ thể của
việc lĩnh hội kiến thức, còn giáo viên là người chủ đạo trong việc tổ chức, hướng
dẫn cho việc lĩnh hội kiến thức đặc biệt là những học sinh yếu kém thì vai trò
của người giáo viên càng trở nên quan trọng trong việc chủ động tổ chức, điều
khiển một giờ học với nhiều đối tượng học sinh. Từ khi thay sách giáo khoa, tôi
thấy cần phải có sự đầu tư nghiêm túc để đổi mới phương pháp giảng dạy theo
hướng lấy học sinh làm trung tâm. Thay đổi cách truyền thụ kiến thức bằng
nhiều hình thức, phương tiện khác nhau giúp cho người học tiếp thu nhẹ nhàng,
có hiệu quả. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong
dạy học bộ môn vật lí này. Nhiều người đã vận dụng các phương pháp trong
giảng dạy nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Bản thân tôi đã thực hiện và đúc
kết được kinh nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn vật lí khá thành
công. Do đó tôi đã rút ra được một số phương pháp dạy trong dạy vật lí rất cần
trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô giúp cho công tác giảng dạy trong thời gian
tới đạt kết quả cao nhất. Đó chính là nội dung của sáng kiến này.
“Một số biện pháp giảng dạy tiết vật lí bám sát đối tượng học sinh ở
trường THCS”. Đây là một đề tài mà có thể áp dụng để làm thế nào giảm tỉ lệ


học sinh yếu kém... tăng dần số lượng và chất lượng học sinh khá giỏi khuyến
khích được tinh thần học tập của học sinh, từ đó phát triển chất lượng đại trà.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài.
1


Như ta đã biết, để dạy học có hiệu quả thì giáo viên và học sinh phải có sự
chuẩn bị thật chu đáo cả về kiến thức, dụng cụ, đồ dùng dạy học, máy chiếu...
Một điều quan trọng nhất đối với giáo viên đó là nguồn kiến thức cơ bản và
phương pháp dạy học. Để hiểu sâu và vận dụng tốt được phương pháp thực
nghiệm vật lí trong trường phổ thông bản thân chúng ta cần hiểu và phân tích
được các nội dung và các bước thực hiện quan trọng của phương pháp này. Mục têu của đề tài là làm thế nào để thiết kế, giảng dạy một tiết học vật lí THCS
bám sát các đối tượng học sinh từ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... mà đặc biệt
là đối tượng học sinh yếu, kém vẫn có thể tiếp thu được kiến thức của bài dạy
theo chuẩn kiến thức kĩ năng từ đó tạo cho các em tinh thần ham mê học tập.
Còn học sinh khá giỏi vẫn có thể tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiểu
sâu kiến thức và nâng cao kiến thức của bài học. Chính vì thế nhiệm vụ đề tài và
xây dựng một số biện pháp có tính khả thi nâng cao chất lượng dạy học môn Vật
lý tại trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
III. Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề taiò là toàn bộ các em học sinh khối THCS
từ lớp 6 đến lớp 8
IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân chưa cao nên phạm
vi nghiên cứu của đề tài chit nghiên cứu trong phạm vi trường THCS.
V. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp điều tra khảo sát : Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế chât
lượng dạy học môn Vật lý ..................., huyện ..................., tỉnh ....................để
có cơ sở tiến hành phân tích tình hình.
2. Phương pháp phân tích: Tiến hành thu nhập các số liệu trong những điều

kiện đã có, phân tích các yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
3. Phương pháp đọc sách và tài liệu: Nắm bắt được vấn đề mà đề tài đề cập
đã được giải quyết đến đâu, cung cấp cho chúng em những cơ sở lý luận của đề
tài, các luận chứng để lý giải kết quả của đề tài.
4. Phương pháp tổng kết đánh giá :
Dựa trên những số liệu và căn cứ đã nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và rút
ra kết luận của đề tài.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho qá
trình nghiên cứu.
2


PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm
nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan,
thói quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác
của quá trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng
giữa việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp
phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác định
kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ thể
hoá nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy
học cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên
lớp cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm.
Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, môn vật lý đóng một vai trò hết
sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh học vật lý là một hoạt động dạy học, là
một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lý
trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo
viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Những bài tập vật lý

sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, những hiện tượng vật lý.
Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng
linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ
thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành
vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể
do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh phân
tích, tổng hợp khái quát hoá....để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết giúp
phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy
luận.... Nên bài tập vật lý gây hứng thú học tập cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy môn vật lý giáo viên thường sử dụng phương
pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên
thường kết luận đúng, saivà không hướng dẫn gì thêm, việc giảng dạy vật lý nhất
là bài tập vật lý như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối
tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em
rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và
3


nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn
đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi xem
nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy của các
học sinh khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc
hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lý thì học sinh sẽ đoán mò
không nắm vững được kiến thức trong chương.
II. Thực trạng tình hình:
* Thuận lợi:
-Công tác giáo dục được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo: Phòng
giáo dục đào tạo, chính quyền địa phương, nhà trường, hội cha mẹ học sinh.
-Đội ngũ giáo viên có trình độ, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhiệt
tình, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề.

-Hằng năm Phòng giáo dục và Sở giáo dục đào tạo đều có mở những đợt
tập huấn chuyên đề về phương pháp dạy bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
-Đa số học sinh của trường đều ngoan ngoãn, có đạo đức tốt.
- Đề tài xây dựng trong bối cảnh toàn ngành đang hưởng ứng các cuộc vận
động, đặc biệt là cuộc vân đông xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực với 5 nội dung mà nội dung thứ hai là thay đổi phương pháp dạy học, cải
tiến phương pháp giảng dạy để đạt kết quả là nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc
biệt đề tài này là xây dựng phương pháp thiết kế giảng dạy một tiết học có nhiều
đối tượng học sinh để các em chủ động lĩnh hội kiến thức theo năng lực của
mình duới sự hướng dẫn của giáo viên mà hiện nay đại đa số một lớp học thì sự
phân cấp trình độ nhận thức của học sinh là rất đa dạng.
*Khó khăn:
-Chưa có phòng học bộ môn để phục vụ cho các tiết học thực hành.
-Nhiều phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm đến việc học tập của con
em mình, chưa tạo điều kiện về thời gian để các em học tập.
-Chất lượng học sinh trong mỗi lớp không đồng đều.
- Đối với giáo viên kinh nghiệm còn non trẻ thì việc áp dụng phương pháp
mới, xử lí tình huống sư phạm trong giảng dạy chưa thật linh hoạt thì việc áp
dung đề tài có thể còn gặp khó khăn.
III. Thực trạng tại trường THCS………..
Trường THCS …… là đơn vị đóng trên địa bàn …….trường luôn được sự
quan tâm của Phòng giáo dục – Đào tạo, lãnh đạo địa phương cũng như các lực
4


lượng tham gia công tác giáo dục trên địa bàn. Trường đã có bề dày thành tích
giáo dục của huyện nhà, là một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện.
Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng đi lên.
2.1.3. Tổ chức bộ máy của nhà trường trong năm học 2014 - 2015.

Trường có tổng số CBGV,CNV là 31 người, trong đó 21 nữ, được phân bố
như sau:
GV đứng
Nhân
GV bộ
TPT
Tổng số
Nữ
DT
CB QL
lớp
viên
môn
Đội
31
21
01
02
25
03
05
01
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đội ngũ giáo viên của trường đạt tỷ lệ 100%
giáo viên trên lớp. Tuổi đời, tuổi nghề và trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên,
nhân viên như sau.
Tuổi đời:
TS
25
26-30
31-35

36-40
41-45
46-50
50-60
31
02
02
01
08
10
06
02
Tuổi nghề:
20-30
Năm học
1-5 năm
6-10 năm 11-15 năm 16-20 năm
năm
2014-2015
03
02
05
06
15
Trình độ đào tạo:
Năm học
Tổng số
Đại học
Cao đẳng Trung cấp
Sơ cấp

2014-2015
31
14
12
04
O1
Qua các bảng số liệu trên ta thấy đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của
trường có tuổi đời, tuổi nghề và trình độ đào tạo tương đối phù hợp với đặc thù
của ngành. Số giáo viên có tuổi đời trong giai đoạn cống hiến cho giáo dục
tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên cần phải bồi dưỡng thêm, số
giáo viên ít kinh nghiệm trong công tác giảng dạy vẫn còn.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có tâm huyết với nghề, có ý thức
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Số lượng giáo viên khá, giỏi đạt tỷ
lệ tương đối cao. Trong những năm học qua số lượng giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi cấp huyện 14/20 đồng chí trực tiếp đứng lớp chiếm tỉ lệ 70%,
giáo viên giỏi cấp tỉnh 1/20 đồng đứng lớp chiếm tỉ lệ 5%.
Cán bộ quản lý nhà trường có uy tín về năng lực lãnh đạo và năng lực
chuyên môn, nhiệt tình trong công tác.
2.1.4. Cơ sở vật chất nhà trường.
5


Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải tiến và tăng trưởng
không ngừng. Trường có tổng diện tích và cơ sở vật chất như sau:
Số phòng
Phòng làm
Phòng
Diện tích
TS phòng
Phòng TV

học
việc
chức năng
13.450
21
16
03
01
01
Khuôn viên trường đang được xây dựng, cổng trường bờ rào đang xây
dựng, có đủ công trình vệ sinh phục vụ cho giáo viên và học sinh. Có hệ thống
nước sạch, có nhiều cây xanh bóng mát môi trường nhà trường “xanh – sạch –
đẹp”.
2.1.5. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh:
Tổng số học sinh: 418 em trong đó nữ: 205 em; Dân tộc
Về chất lượng hai mặt cuối năm học 2013 – 2014 toàn trường:
Tổng
Số
HS
435

Học lực
Giỏi
104 23.9%

Khá
150

34,5%


Hạnh kiểm

Trung bình
179

41,1%

Yếu
2

0,5%

THĐĐ

CĐĐ

435(100%)

0

Theo bảng báo cáo ở trên thì chất lượng xếp loại hai mặt của học sinh khá
cao. Tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi chiếm 58,4%, không có học sinh xếp loại hạnh
kiểm thực hiện chưa đầy đủ.
IV. Những biện pháp trình bày của đề tài
Việc thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối
thiểu nhất phải làm được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng thái
độ tình cảm theo chuẩn kến thức kĩ năng. Tìm ra được những kiến thức cơ bản
dành cho học sinh yếu kém và kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Khi đã nắm được trọng tâm được kiến thức và phân chia kiến thức cho

từng đối tượng học sinh thì cần tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu
hơn vào bản chất của đơn vị kiến thức, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để
giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế một tiến trình
đi trong giờ dạy hợp lý, đồng thời cũng có thể biến ý đồ đó thành ý đồ chủ quan
của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, lớp, đối tượng và
trình độ học sinh, điều kiện dạy học.
- Nêu được các tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của học
sinh.
6


- Đưa ra những câu hỏi và thời gian thích hợp để quan tâm đến đối tượng
học sinh yếu kém. Tạo nhiều cơ hội cho học sinh yếu kém hoạt động để các em
lấy được phương pháp học tập.
- Đề ra được các phương án giải quyết để đi đến kiến thức cơ bản của bài
học với sự hỗ trợ của nhiều đối tượng học sinh mà không chỉ nhờ vào một bộ
phận học sinh khá giải.
- Cuối cùng làm hoàn chỉnh một tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ
các hoạt động và thời gian ấn định phù hợp.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm
thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.
b.2. Chuẩn bị thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học.
- Đây là một khâu không trực tiếp làm ngay trong một tiết học, nhưng nó
là khâu cũng không kém phần quan trong. Nhưng quan trọng trong khâu này là
khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị thì giáo viên có điều kiện thao tác thành
thạo các kỹ năng cần thực hiện trong khi làm thí nghiệm. Điều này thực sự rất có
ích cho giáo viên, bởi giáo viên có làm thành thạo các thao tác mới có thể hướng
dẫn học sinh một cách rành mạch, rõ ràng không còn lúng túng và giảm bớt
nhiều động tác thừa và thời gian lãng phí. Do đó khi tiếp xúc và chuẩn bị trước

thiết bị, giáo viên cần làm được những việc sau:
- Kiểm tra thiết bị (đủ hay thiếu) tình trạng sử dụng tốt hay xấu để đưa ra
phương án bổ sung.
- Giáo viên phải làm trước thí nghiệm và thực hiện các thao tác một cách
thành thạo.
- Phân chia được thiết bị sử dụng theo nhóm cho từng đối tượng học sinh.
- Đưa ra dự kiến những công việc cho từng đối tượng học sinh thực hiện
như:
HS yếu kém: quan sát, ghi chép và làm các thao tác đơn giản.
HS khá giỏi thao tác các thao tác khó….
b.3. Tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
- Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem
như đã thành công bước đầu nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn
khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng
học sinh trên lớp. Nhưng để điều hành tốt tất cả các đối tượng học sinh trong một
giờ học thì giáo viên cần phải thực hiện như thế nào?
7


Một là: - Việc giáo viên phải xâm nhập giáo án một cách thuần thục, nắm
được các nội dung cơ bản trọng tâm của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và
những nội dung chú ý đối với học sinh yếu kém.
Hai là: - Giáo viên tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu để kích thích
hứng thú học tập của học sinh trong suốt giờ học.
Ba là: - Giáo viên nắm chắc ý đồ SGK và hướng dẫn SGV, mục tiêu bài
học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, trình tự thiết kế từ đó giáo viên chủ động đưa
ra phương án cho các đối tượng học sinh hoạt động.
Ví dụ:
* Đối với việc thu thập thông tin, tuỳ đối tượng học sinh, thời gian giáo
viên có thể cho các cho các phương án:

- Giáo viên thông báo: Đối với học sinh khá giỏi các em tự lĩnh hội kiến
thức.
* Đối với học sinh Yếu, kém thì giáo viên phải gợi ý để học sinh lĩnh hội
kiến thức.
* Đối với yêu cầu thực hiện kỹ năng, kiến thức thì cũng tuỳ theo thời gian
và yêu cầu của nội dung bài học hoặc từng phần hay yêu cầu của từng loại thí
nghiệm giáo viên có thể tổ chức học sinh thực hiện theo nhóm hay cá nhân như:
Ví dụ: Bài 3: Đo thể tích chất lỏng (Vật lí 6)
- Hình 3.2: Yêu cầu học sinh hoạt động theo cá nhân học sinh khá giỏi có
thể tự làm được việc này nhưng đối với học sinh yếu kém thì giáo viên phải
hướng dẫn học sinh thực hiện sau đó cho học sinh trả lời kết quả.
- Hình 3.3: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm giáo viên nên cho học
sinh khá giỏi hướng dẫn và kèm các học sinh yếu kém, sau đó gọi học sinh yếu
kém đọc kết quả, rồi cho học sinh khá giỏi nhận xét, giáo viên chốt kiến thức.
Ví dụ: Bài 6: Lực - Hai Lực Cân Bằng (Vật lí 6)
- Các thí nghiệm về lực đơn giản giáo viên yêu cầu học sinh yếu kém làm
thí nghiệm, quan sát. Nhưng để nhận xết kết quả thì giáo viên phải yêu cầu học
sinh khá giỏi nêu ra vì ở đây việc nhân xét nêu ra kết quả đòi hỏi việc lập luận
khó khăn hơn…..
Ví dụ: Bài14: Mặt Phẳng Nghiêng (Vật lí 6)
- Hình 14.2 Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm giáo viên nên cho học
sinh khá giỏi làm thí nghiệm học sinh yếu kém quan sát ghi kết quả dưới sự giám
sát của các em học khá giỏi.
8


- Nếu học sinh trong lớp yếu nhiều thì giáo viên hướng dẫn mẫu sau đó
yêu cầu các nhóm thực hiện giáo theo uốn nắn các nhóm vẫn còn khó khăn…..
Chú ý :
* Tuỳ theo đối tượng học sinh trong lớp giáo viên có thể đề ra phương án

khác nhau cho linh hoạt phù hợp.
+ Đôi với học sinh yếu kém: Thì giáo viên cho học sinh đọc sách giáo
khoa sau đó giáo viên hướng dẫn cụ thể và tổ chức cho học sinh thảo luận và
thực hiện sau đó rút ra kết quả.
+ Đối với học sinh khá giỏi: Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa
sau đó đề ra phương án thực hiện và từ đó thực hiện rồi trả lời câu hỏi có tính
chất khó hơn. Sau đó giáo viên chốt kiến thức. Sau đó giáo viên gọi học sinh yếu
kém nhắc lại một lần để các em ghi nhớ.
* Hoặc tuỳ từng loại thí nghiệm hay trả lời câu hỏi hoặc bài tập GV có thể
tổ chức cho học sinh làm ngay ở lớp hoặc cho về nhà tự làm nhưng đối với HS
yếu kém thì GV đưa ra yêu cầu nhẹ hơn.
* Đối với cách đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thực hiện hay trả lời câu hỏi
thì giáo viên cũng cần chú ý đến các đối tượng học sinh để đưa ra câu hỏi phù
hợp để học sinh dễ hiểu và trả lời đạt kết quả cao như:
+ Đối với học sinh khá giỏi: Giáo viên đưa ra câu hỏi có tính chất nêu vấn
đề hay xuyên suốt để các em suy nghĩ trả lời.
+ Đối với học sinh trung bình. Giáo viên đưa ra câu hỏi có hướng giải
quyết và có tính chất dẫn dắt học sinh.
+ Đối với học sinh yếu kém thì giáo viên phải đưa ra được các câu hỏi gợi
ý có tính chất tường minh, cụ thể hoặc các yêu cầu rõ ràng và nhẹ nhàng hơn.
Như vậy tuỳ theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng, từng loại câu hỏi hay tuỳ vào
từng loại đối tượng học sinh giáo viên chủ động đề ra phương án tổ chức điều
hành cho linh hoạt và phù hợp.
* Trong việc điều hành tổ chức các hoạt động của học sinh trên lớp giáo
viên cũng cần quan tâm và chú ý đến việc tổ chức và sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho
học sinh hoạt động theo nhóm có hiệu quả như: Để học sinh khá giỏi kèm cặp
giúp đỡ được các học sinh yếu kém, tránh tình trạng mất nhiều thời gian và lộn
xộn tạo được tác phong và phương pháp học tập hợp tác, từ đó giáo viên cũng có
được phương pháp tổ chức quản lí hoạt động nhóm một cách phù hợp. Cũng nên
tạo cho các em học sinh yếu kém có cơ hội làm thủ lĩnh là người nhóm trưởng

hoặc nhóm phó, hoặc các em có thể thay nhau giữ cương vị này theo từng tiết
9


học để các em thể hiện quan điểm quyết đoán, kĩ năng tổ chức phân công….
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Vậy: Khâu điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp là khâu rất
quan trọng nó quyết định thành công hay thất bại của giờ học và cũng quyết định
đến chất lượng của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém. Vì vậy giáo
viên cần bám sát thiết kế, thiết bị, tình hình và đối tượng học sinh trong lớp để
chủ động và linh hoạt trong điều hành.
b.4. Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học
sinh.
- Việc đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh
phải diễn ra thường xuyên liên tục và quan trọng nhất là đối tượng học sinh yếu
kém. Như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên việc
thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi bài dạy cũng có tầm
quan trọng rất đáng kể: Nó vừa cũng cố, khắc sâu kiến thức cũ vừa tiếp thu được
kiến thức mới, đồng thời khuyến khích động viên học sinh, kích thích hứng thú
cho các em về nhà và làm bài tập cũng như tạo được sự hào hứng cho các em
chờ đợi cho tiết học tiếp theo, và giúp đỡ học sinh yếu kém có được tinh thần
học tập tốt hơn và ngày càng yêu thích môn học, lấp dần các kiến thức đã hổng
của các em. Do đó tôi nhận thấy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sau
mỗi tiết học và thường xuyên rất quan trọng và cần thiết.
Vậy đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào là tích cực và phát
huy được tác dụng của nó đối với học sinh yếu kém, theo tôi giáo viên cần phải
thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Giáo viên có thể đánh giá thực hiện bằng các hình thức như:
+ Kiếm tra miệng:
Đối với học sinh yếu kém thì giáo viên yêu cầu rõ ràng hơn, chi tiết hơn,

gợi mở hơn. Nếu học sinh trả lời được thì giáo viên cho điểm cao hơn để động
viên, còn học sinh trả lời không được thì giáo viên hướng dẫn, nhắc nhở và quan
tâm đến học sinh nhiều hơn trong các câu hỏi của bài học mới.
+ Kiểm tra nhanh bằng các câu hỏi ngắn, bài tập ngắn áp dụng cụ thể kiến
thức mới học hoặc ghi phiếu học tập hoặc phân nhóm tổ chức trò chơi về kiến
thức:
Đối với học sinh yếu kém thì giáo viên đánh giá với mức độ và yêu cầu
thấp hơn, và chỉ rõ những thiếu sót của các em một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn
10


tránh tình trạng nhận xét chung chung để học sinh không nhận ra được thiếu sót
của mình để khắc phục.
b.5. Ví Dụ về một số tiết dạy cụ thể.
*.1 Ví dụ 1:
LỰC ĐÀN HỒI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được định nghĩa và đặc điểm của lực đàn hồi.
2. Kĩ năng:
- Làm được các thí nghiệm kiểm chứng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- Lò xo, quả nặng, giá TN, bảng 9.1
2. Học sinh:
Mối nhóm: + Giá treo, lò xo, thước đo.
+ 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả nặng 50g.

+ Bảng 9.1
III. Tiến trình tô chức day - học:
Bước 1. ổn định:
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu định nghĩa và đặc điểm của trọng lực?
Đáp án: Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên mọi vật. Trọng
lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất
Bước 3. Thực hiện nội dung bài học mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về biến dạng. I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
GV: Giới thiệu dụng cụ và phát dụng cụ 1. Biến dạng của một lò xo.
thí nghiệm Yêu cầu học sinh thực * Thí nghiệm:
hiện. (HS khá giỏi thì Gv yêu cầu
Hình 9.1
học sinh tự đọc thông tin tiến hành
Số quả
Tổng
Chiều Độ biến
thí nghiệm -HS TB yếu thì Gv nặng 50g trọng dài lò xo
dạng
hướng dẫn HS làm TN)
móc vào lượng
của lò
11


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và quan
sát theo yêu cầu của GV.

GV: Quan sát và giúp đỡ các nhóm gặp
khó khăn các nhóm HS yếu kém.
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho
câu trả lời của nhau.
GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận
chung.
Gv: Yêu cầu học sinh yếu kém nhắc lại
kết luận.

lò xo
0 quả
1 quả
2 quả
3 quả

NỘI DUNG
các
quả
nặng
l0 = ….
0N
cm
l=
0, 5 N
5,0cm
l=
1,0N
7,0cm
l=

1,5 N
9,0cm

xo
0 cm
l-l0 = 2,0
cm
l-l0 = 4,0
cm
l-l0 = 6,0
cm

* Rút ra kết luận:
C1: … dãn ra … tăng lên … bằng …
2. Độ biến dạng của lò xo.
∆l = l − l 0

C2:
GV: Nêu thông tin về độ biến dạng của
lò xo.( Đối với học sinh khá giỏi thì
giáo viên có thể yêu cầu học sinh
tự tìm hiểu thông tin từ SGK)
HS: Nắm bắt thông tin và trả lời C2?
GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận
chung cho câu C2
Hoạt động 2: Lực đàn hồi.
Gv: Thông báo lực đàn hồi theo SGK
đẻ học sinh yếu kém năm được. (Đối
với học sinh khá giỏi thì giáo viên có
thể yêu cầu học sinh tự tìm hiểu

thông tin từ SGK)
Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu C3 trả
lời. ( Đối với HS yếu kém GV phân
tích thêm để học sinh trả lời)
HS: Suy nghĩ và trả lời C3?
12

Theo kết quả bảng 9.1

II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
1. Lực đàn hồi.
SGK
C3: Lực đàn hồi cân bằng với trọng lực ⇒
cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ
bằng cường độ của trọng lực.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi.
C4: ý C


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau
đó đưa ra kết luận chung cho câu C3
HS: Suy nghĩ và trả lời C4? Câu hỏi này
dễ do vậy GV nên yêu cầu học sinh
yếu kém hơn chọ phương án và học
sinh khá giỏ phân tích giải thích thêm
vì sao chọn phương án đó.
GV: Đưa ra kết luận C4

NỘI DUNG


Hoạt động 3: Vận dụng.
Gv. Yêu cầu học sinh yếu kém hơn trả
lời sau đó yêu cầu hs khá giỏi bổ sung
Gv chốt lại.
HS: Suy nghĩ và trả lời C5
GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau
đó đưa ra kết luận chung cho câu C5
Gv. Yêu cầu học sinh khá giỏi trả lời
HS: Suy nghĩ và trả lời C6
GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau
đó đưa ra kết luận chung cho câu C6

III. Vận dụng.
C5:
a, … tăng gấp đôi.
b, … tăng lên gấp ba.
C6: Đều có tính đàn hồi và khi bị biến
dạng thì xuất hiện lực đàn hồi.

Bước 4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà:
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ , phần có thể em chưa biết
- Học bài và làm các bài tập 9.1 đến 9.4 (Tr14_SBT).
- Chuẩn bị cho giờ sau.
Mỗi nhóm: + Lực kế, xe lăn, quả nặng, dây buộc…

13


V. Kết qủa đạt được.

Qua quá trình học hỏi, tìm tòi dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của BGH, các thầy
giáo trong tổ bộ môn tổ Toán Lí nên bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện
pháp trên vào trong từng tiết dạy thì chất lượng học tập bộ môn vật lí các khối
đạt kết quả cao. Số lượng sinh khá giỏi tăng học sinh yếu kém giảm .
Kết quả khảo sát so sánh giữa học kì I và học kì II năm học 2013-2014:
Lớp

TSHS

Khá - Giỏi
SL
%

Trung bình
SL
%

Tổng

14

Yếu - Kém
SL
%


PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận của đề tài:
- Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực thì phải tạo ra cho thầy
cô, học sinh tình cảm yêu thương gắn bó với trường với lớp. Để hạn chế được

học sinh bỏ học thì học sinh phải hiểu bài qua từng tiết giảng của thầy cô. Muốn
có được điều này thì thầy cô không ai hết là những người phải thường xuyên trăn
trở nghiên cứu tìm ra những phương pháp truyền thụ kiến thức thích hợp nhất để
làm sao các đối tượng học sinh đều hiểu bài. Thầy có cách dạy mới trò có cách
học mới. Thầy cô phải tao cho học trò niềm đam mê nghiên cứu tìm tòi tri thức
mới dưới sự hướng dẫn của mình, các em có thêm tinh thần học tập tích cực
hăng say, yêu trường yêu lớp . Cái mấu chốt cần đạt được là chất lượng giáo dục
được nâng lên, tinh thần say mê học tập nghiên cứu được phát huy tột đỉnh, học
sinh coi trường như ngôi nhà thứ hai của mình khi các em tới trường với tình yêu
của thầy cô và bạn bè, là nơi để các em trao dồi cho mình những kiến thức,
những hoài bão để các em rèn luyện, học tập trở thành những con ngoan trò giỏi.
- Những ý kiến trên của bản thân qua nhiều năm áp dụng chương trình dạy
học đổi mới và hơn một năm thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực. Không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo,
giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém và khắc phục dần tình trạng học chán học xa
lánh trường lớp bạn bè để đưa chất lượng ngày một cao hơn khích lệ niềm đam
mê học tập của học sinh. Với tầm nhìn hạn chế và kinh nghiệm còn non, chắc
chắn rằng bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong các Thầy, cô giáo, bạn bè
đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung. Để từ đó có được những kiến thức giải quyết
tình huống khoa học, thích hợp tình hình. Bản thân tôi xin chân thành biết ơn tập
thể các thầy cô giáo trường THCS Nguyễn Tất Thành, Ban giám hiệu nhà trường
đã giúp tôi hoàn thành bài sáng kiến này.
2) Kiến nghị:
- Đối với nhà trường : Cần đầu tư thêm thiết bị và đồ dùng phục vụ dạy học
bộ môn Vật lý. Tham mưu với các cấp xây dựng CSVC quy chuẩn như phòng bộ
môn, phòng thực hành...
- Đối với ngành giáo dục cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và cung cấp các tài liệu tham khao
để giáo viên có điều kiện tham khảo.


15



×