Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Lỗi về câu ghép trong bài tập làm văn của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.32 KB, 24 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Tiếng việt là một môn học rất quan trọng của bậc học Tiểu học phổ thông.
Để nói, viết được một câu đúng ngữ pháp, đúng với nội dung mà mình muốn
truyền đạt thì thật không dễ. Nói, viết đúng nhưng phải diễn đạt làm sao cho người
khác hiểu được ý của mình truyền đạt, đó là một vấn đề hết sức khó khăn không
những đối với học sinh tiểu học mà đối với tất cả người Việt chúng ta. Vì thế mỗi
con người Việt Nam cần phải rèn luyện cho mình vốn từ vựng và khả năng sử dụng
tiếng mẹ đẻ của mình ngay từ khi bắt đầu đi học các lớp ở bậc Tiểu học.
Ở trường Tiểu học, phân môn Tập làm văn; Luyện từ và câu (thuộc môn
tiếng Việt) đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển năng lực trí tuệ, phẩm
chất tốt đẹp của học sinh. Nó trang bị cho HS tiểu học một khối từ vựng để hình
thành những khái niệm, cùng với việc nắm vững cấu trúc ngữ pháp để nói và viết
được một câu hoàn chỉnh, cho phù hợp với ngữ cảnh cụ thể và cho người khác hiểu
được.
Hơn nữa, học sinh tiểu học là thế hệ trẻ, là mầm móng tương lai của đất
nước. Chính vì vậy mà dạy cho học sinh tiểu học ngay từ ban đầu là việc rất cần
thiết. Nếu như ở tiểu học mà học sinh không có vốn từ vựng, viết câu không đúng,
thiếu chủ ngữ, vị ngữ, viết câu cụt, câu què, viết sai lỗi chính tả…thì lên các lớp
trên, cũng như khi các em ra làm việc lúc đó khó mà sữa được.
Chúng ta sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Việt Nam thì chúng ta phải dùng
ngữ pháp của Việt Nam điều đó là hiển nhiên. Nhưng theo người xưa đã nói “phong
ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” vậy ngữ pháp Việt Nam khó như thế
nào? Để hiểu một phần nào đó về câu nói ấy, tôi quyết định chọn đề tài “Lỗi về câu
ghép trong bài tập làm văn của học sinh tiểu học”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Do vốn kinh nghiệm của các em còn non yếu, trong khi viết câu thường
mắc nhiều lỗi; vì thế mục tiêu của đề tài nghiên cứu thực trạng những kiến thức về
ngữ pháp, cấu trúc câu và đặc biệt đi tìm hiểu học sinh thường mắc những lỗi nào,
nguyên nhân tại sao các em lại mắc những lỗi đó để tìm cách khắc phục cho học
sinh và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhầm hạn chế học sinh mắc lỗi về


câu một cách ít nhất.
Đề tài này giúp tôi rất nhiều trong việc phát hiện ra nhiều lỗi sai khác nhau
trong câu ghép của học sinh tiểu học. Qua đề tài này còn giúp tôi nắm rõ, hiểu sâu
hơn về cấu trúc ngữ pháp của câu, là điều kiện để giúp tôi giảng dạy tốt hơn các
phân môn thuộc môn Tiếng Việt bậc tiểu học.

1


3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện chủ yếu trên những bài tập làm văn của học sinh
tiểu học. Trên cơ sở những bài tập làm văn đó tôi tìm những câu ghép mà học sinh
viết sai để tìm hiểu và nghiên cứu.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu đề tài này trong phân môn Tập làm văn; Luyện từ và
câu (thuộc môn tiếng Việt) của học sinh trường tiểu học ..., huyện ..., ....
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này tôi nghiên cứu theo các phương pháp sau:
* Tham khảo tài liệu về lý thuyết câu ghép.
* Trực tiếp đọc các bài tập làm văn của học sinh tiểu học từ đó tìm ra các lỗi
sai về câu ghép mà học sinh thường hay mắc phải.
* Phân loại những lỗi sai của câu ghép và đưa ra những ví dụ cụ thể để
minh họa.
* Phân tích và tìm ra cách sửa sai.
* Rút ra phương pháp dạy học cho học sinh một cách tốt nhất.
* Rút ra kết luận chung.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Trong đời sống hàng ngày thường thường ai cũng có thể biết được thế nào
là một câu, ranh giới một câu. Nhưng trong ngôn ngữ cho đến nay người ta chưa có

một định nghĩa nhất trí về câu.
Câu không phải là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ, nó chỉ là tổ hợp được thành
lập khi con người vận dụng ngôn ngữ để tư duy, giao tiếp hay truyền đạt tư tưởng,
tình cảm, cảm giác, ý chí, thái độ. Do vậy để diễn đạt một tư tưởng trọn vẹn thì rất
khó định hạn, có thể dùng một phần của câu, một câu, vài ba câu hay một đoạn, một
bài nói, một bộ sách… mới giải được một tư tưởng trọn vẹn.
Câu là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và
bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay
thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và biểu hiện truyền đạt tư tưởng
tình cảm, câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ.
Trong tiếng việt có 2 loại câu: Câu đơn và câu ghép.
- Câu đơn bình thường là câu có đầy đủ một cụm chủ ngữ, vị ngữ và xác
định thường chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau, nhưng cũng có khi ngược lại,
2


câu đơn bình thường có hai cấu trúc về nghĩa và một đối tượng, một nội dung, còn
câu đơn đặc biệt là câu có một cấu trúc về nghĩa.
Ví dụ:
+ Câu đơn bình thường: Trời mưa.
+ Câu đơn đặc biệt: Mưa.
- Câu ghép là câu gồm có hai nòng cốt trở lên, mỗi nòng cốt như vậy có
cấu tạo như câu đơn bình thường hoặc hệ câu đơn đặc biệt, thể câu đơn mở rộng. Có
khi mỗi nòng cốt như vậy có cấu tạo là thể câu ghép. Các nòng cốt có liên kết lại
với nhau theo mối quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp nhất định nhằm tạo ra một thông
báo nào đó.
- Từ định nghĩa, ta rút ra nhận xét:
+ Khi cả hai vế câu đều là cụm chủ - vị và vô luận cụm chủ - vị ở vế phụ
đứng trước, đứng sau hay đứng giữa cụm chủ - vị là vế chính.
Ví dụ: Vì anh bị đau, anh không đến lớp được.

Nhờ anh can thiệp cho nó, nó khỏi bị thương.
+ Khi vế phụ là cụm chủ - vị còn vế chính là một vị từ (cụm vị từ), hay một
dạng câu đặc biệt.
Ví dụ:
Do anh buồn chán mà đi lang thang.
Do anh lười học nên không thi đậu vào đại học.
+ Khi cả hai vế, mỗi vế đều chỉ có một vị từ (cụm vị từ) hay câu đặc biệt.
Ví dụ:
Vì đông người nên tắc đường.
Vì mưa nên đường trơn.
* Phân loại câu ghép:
- Từ trước đến nay, cách phân loại câu ghép thường gặp là phân loại theo
căn cứ vào kiểu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép;
Có hai loại câu ghép:
+ Câu ghép liên hợp
+ Câu ghép qua lại
- Câu ghép liên hợp là loại câu ghép gồm 2 nòng cốt trở lên liên kết với
nhau theo mối quan hệ liên hợp nhằm tạo nên một thông báo nào đó.
Ví dụ: Chim kêu, vượn hót, thác đổ ầm ầm.
Anh ra đi còn tôi ở lại.
- Câu ghép qua lại là loại câu ghép gồm hai nòng cốt liên kết với nhau theo
mối quan hệ qua lại nhằm tạo nên một thông báo nào đó. Trong câu ghép qua lại vế
này là điều kiện tồn tại của vế kia và ngược lại.
Ví dụ:
Giá có anh giúp đỡ một tay thì việc này đã xong rồi.
II. Thực trạng:
* Thuận lợi:
3



- Trường Tiểu học ... luôn nhận được sự quản lý chỉ đạo chuyên môn kịp
thời của Phòng Giáo dục Đào tạo .... Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự quan
tâm tích cực, thường xuyên chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã ....
- Đại đa số phụ huynh, học sinh của nhà trường có truyền thống ham, hiếu
học, quan tâm tạo điều kiện cho con cái học tập tốt.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên cơ bản đầy đủ, trẻ khoẻ nhiệt tình
công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn
- Cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo
đầy đủ để phục vụ dạy học hai ca.
- Học sinh chăm ngoan, chuyên cần
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn: chưa có nhà Hiệu bộ và các phòng giáo
dục đa chức năng, phòng thiết bị,…
- Một số phụ huynh học sinh dân tộc thiểu số chưa quan tâm việc học tập
của con cái đúng mức.
- Kinh tế dân sinh trên địa bàn còn nghèo chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói
nghèo cao tác động đến sự phát triển của giáo dục.
- Đa số là học sinh dân tộc thiểu số nên việc sử dụng ngôn ngữ tiếng việt
của các em còn hạn chế.
2. Thành công - hạn chế:
- Thành công:
Tiếng việt là một môn học rất quan trọng của bậc học Tiểu học phổ thông.
Để nói, viết được một câu đúng ngữ pháp, đúng với nội dung mà mình muốn
truyền đạt thì thật không dễ. Nói, viết đúng nhưng phải diễn đạt làm sao cho người
khác hiểu được ý của mình truyền đạt, đó là một vấn đề hết sức khó khăn không
những đối với học sinh tiểu học mà đối với tất cả người Việt chúng ta. Vì thế mỗi
con người Việt Nam cần phải rèn luyện cho mình vốn từ vựng và khả năng sử dụng
tiếng mẹ đẻ của mình ngay từ khi bắt đầu đi học các lớp ở bậc Tiểu học.
Ở trường Tiểu học, phân môn Tập làm văn; Luyện từ và câu (thuộc môn
tiếng Việt) đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển năng lực trí tuệ, phẩm

chất tốt đẹp của học sinh. Nó trang bị cho HS tiểu học một khối từ vựng để hình
thành những khái niệm, cùng với việc nắm vững cấu trúc ngữ pháp để nói và viết
được một câu hoàn chỉnh, cho phù hợp với ngữ cảnh cụ thể và cho người khác hiểu
được.
- Hạn chế:
Vốn kiến thức và kinh nghiệm của các em còn non yếu trong khi viết câu
thường mắc nhiều lỗi; các em chưa nắm vững những kiến thức về ngữ pháp, cấu
trúc câu nên học sinh thường mắc những lỗi khi viết hoặc nói câu ghép.
3. Mặt mạnh - mặt yếu:
4


Năm học 2013 - 2014 trường có 34 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có
02 cán bộ quản lí, 5 nhân viên, 26 giáo viên tiểu học. Tổng số học sinh toàn trường
là 388 học sinh/16 lớp.
Trình độ chuyên môn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt trình
độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó Đại học: 09 ; cao đẳng 12 và 12 trung học sư
phạm.
Đại đa số giáo viên có tuổi nghề trên 05 năm, có nhiều kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy đặc biệt trong công tác dạy tiếng Việt về luyện từ và câu; công
tác chủ nhiệm cũng như quan hệ, trao đổi với phụ huynh; có đội ngũ nòng cốt
chuyên môn nhiệt tình, năng nổ.
Tuy vậy vẫn còn số ít giáo viên do tuổi cao, nhà ở xa, vẫn còn hạn chế trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu chuẩn bị bài nên hiệu quả các tiết dạy về câu ghép
đạt hiệu quả chưa cao.
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Vốn tiếng Việt của học sinh Tiểu học đang còn hạn chế, thậm chí một số
học sinh dân tộc chưa thạo tiếng việt. Phần lớn các em viết câu thiếu thành phần chủ
ngữ và vị ngữ bởi các em còn nhỏ nên nhiều khi yêu cầu của đề bài như thế nào, các
em tìm những từ ngữ thật sinh động, thật hay để viết mà quên cấu trúc của câu nên

đa số các em viết toàn thành phần phụ bởi trước có quan hệ từ như: qua, vì … Trong
câu chủ ngữ nếu đứng sau quan hệ từ mà không phải câu ghép qua lại, nghĩa là vế
sau không có quan hệ từ, nên ở vế trước chủ ngữ cộng với quan hệ từ đó tạo thành
phần phụ của câu.
Thường thường các em hay mắc phải lỗi sai về câu ghép trong bài tập làm
văn tiểu học gồm:
- Câu không đủ thành phần như: Câu ghép bị thiếu hẳn chủ ngữ, chủ ngữ
không xác định; lỗi sai về vị ngữ trong câu ghép; câu thừa thành phần, không phân
định rõ thành phần, câu sai do sắp xếp sai vị trí các thành phần.
- Câu lỗi về nghĩa như: Câu sai nghĩa, câu không rõ nghĩa , câu không có sự
tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu giữa các vế câu.
- Lỗi dấu câu – lỗi về hình thức như: Lỗi không dùng dấu câu hoặc dùng
dấu câu sai, sai về lỗi chính tả.
Mặt khác để nói, viết được một câu đúng ngữ pháp, đúng với nội dung mà
mình muốn truyền đạt thì thật không dễ. Nói, viết đúng nhưng phải diễn đạt làm sao
cho người khác hiểu được ý của mình truyền đạt, đó là một vấn đề hết sức khó khăn
không những đối với học sinh tiểu học… trong khi đó một số em chưa thành thạo
tiếng việt, vốn từ còn hạn chế các em chủ yếu được học ở lớp chứ về nhà các bậc
phụ huynh chưa quan tâm đúng mức nên các em không chú trọng ôn tập học bài
làm bài ở nhà trước khi đến lớp.

5


5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Trong thực tế giảng dạy học sinh hàng ngày tôi đã phát hiện các lỗi sai cơ
bản về câu ghép trong bài tập làm văn tiểu học gồm:
5.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp:
Bao gồm Câu không đủ thành phần như câu ghép bị thiếu hẳn chủ ngữ, vị
ngữ, hoặc câu không xác định được chủ ngũ vị ngữ; câu thừa thành phần, câu không

phân định thành phần;
Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính không thể thiếu được trong câu
ghép, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, học sinh tiểu học viết thiếu
thành phần chủ ngữ do các nguyên nhân:
- Học sinh hiểu nhầm lẫn tưởng đó là câu có hai vị ngữ. Có khi các em chú
ý vào việc dùng từ ngữ như thế nào để diễn tả đối tượng nên không chú ý đến câu vì
thế mà các em cứ viết và cứ nghĩ rằng như thế là câu đã trọn vẹn, đúng nghĩa và
đúng ngữ pháp.
- Học sinh chưa biết cách đặt ra câu hỏi để phân biệt thành phần chủ ngữ và
vị ngữ, các em thường nghĩ đó là câu đơn bình thường có nhiều vị ngữ, cũng có khi
các em dùng thành phần phụ trong câu nhưng không xác định được và cho đó là chủ
ngữ. Do đó các thành phần phụ các em thường hay viết thiếu chủ ngữ.
5.2. Lỗi về nghĩa:
Câu sai nghĩa sẽ làm nội dung thông báo không được rõ nghĩa, chính xác.
Nguyên nhân học sinh tiểu học viết câu ghép sai nghĩa là do học sinh thiếu kiến
thức thực tế trong cuộc sống nên dùng những từ ngữ sai lệch, không đúng với thực
tế. Câu không rõ nghĩa tức là câu còn thiếu thông tin đó là những câu đúng về mặt
cấu tạo ngữ pháp, nghĩa là: có đầy đủ hai thành phần chính đủ với quan hệ ngữ
nghĩa nhưng thật ra câu còn thiếu những thành phần phụ như bổ ngữ, định ngữ cần
thiết phải có để phụ cho một động từ, danh từ nào đó trong câu.
5.3. Lỗi dấu câu - lỗi về hình thức:
Lỗi do không dùng dấu chấm câu ở học sinh tiểu học nói chung và học sinh
trường TH ... nói riêng là rất nhiều. Trong các bài tập làm văn của học sinh hầu hết
như các em đều không sử dụng dấu câu. Nguyên nhân là do học sinh vi phạm
nguyên tắc sử dụng dấu câu, khi đã kết thúc một ý thì phải ngắt câu. Việc không sử
dụng dấu câu sẽ gây khó khăn trong giao tiếp, người đọc không thể nắm bắt được
nội dung cần truyền đạt. Thường thường các em để các từ thành hàng chuỗi liền
nhau, dài dằng dặc, không biết đâu là đầu là cuối, quan hệ ngữ pháp không rõ ràng,
thường mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu hoặc ngăn cách các thành
phần câu; có những bài viết không hề có một dấu câu nào dẫn đến khi viết làm

người khác không hiểu được.
5.4. Thực trạng khảo sát học sinh mắc lỗi về câu ghép:

6


Tổng số học sinh khảo sát: Lớp 5A, 25 em (Đầu năm học 2011 - 2012)
HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về
cấu tạo ngữ pháp
cấu tạo nghĩa
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
10
40%
09
36%

HS mắc lỗi câu ghép về
dấu câu, hình thức
Số lượng
Tỷ lệ
11
44%

III. Giải pháp, biện pháp:
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng những kiến thức về ngữ pháp, cấu
trúc câu và đặc biệt đi tìm hiểu học sinh thường mắc những lỗi nào, nguyên nhân tại

sao các em lại mắc những lỗi đó mà các giải pháp, biện pháp mà đề tài đặt ra nhầm
để tìm cách khắc phục cho học sinh và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp góp
phần làm hạn chế học sinh mắc lỗi về câu một cách ít nhất.
Thông qua các giải pháp, biện pháp giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc
phát hiện ra nhiều lỗi sai khác nhau trong câu ghép của học sinh tiểu học, giúp giáo
viên nắm rõ, hiểu sâu hơn về cấu trúc ngữ pháp của câu, là điều kiện để giúp tôi và
đồng nghiệp giảng dạy tốt hơn các phân môn thuộc môn Tiếng Việt bậc tiểu học.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
2.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp:
2.1.1. Đối với câu không đủ thành phần:
a. Câu ghép bị thiếu hẳn chủ ngữ:
Ví dụ 1: Những ngày nắng chói chang, giờ ra chơi cùng nhau nô đùa dưới
gốc cây bàng, các bạn khác chơi nhảy dây rất thú vị.
- Câu trên học sinh viết thiếu thành phần chủ ngữ ở ý đầu của câu. Vì không
trả lời câu hỏi: Ai cùng nhau nô đùa dưới gốc cây bàng? Câu hỏi đó có thể dùng
“chúng em” để trả lời.
- Giáo viên có thể sửa lại: Những ngày chói chang, giờ ra chơi chúng em nô
đùa dưới gốc cây bàng. Các bạn khác chơi nhảy dây rất thú vị.
Vi dụ 2:
Vào đầu năm học mới, chúng em mua rất nhiều đồ dùng học tập, thích nhất
là cái cặp có hình Tiểu Yến Tử.
- Ở câu này học sinh viết đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ ở ý thứ nhất, ở
ý thứ hai viết thiếu hẳn chủ ngữ. Vì đã không nêu rõ ai thích nhất cái cặp đó? Có thể
học sinh cho rằng chủ ngữ ở vế thứ nhất cũng là chủ ngữ luôn cho cả vế thứ hai. Do
đó để cho câu ghép đúng chúng ta phải thêm chủ ngữ vào.
- Sửa chữa lại:
Vào đầu năm học mới, chúng em mua rất nhiều đồ dùng học tập. Em thích
nhất là cái cặp có hình Tiểu Yến Tử.
7



Ví dụ 3:
Sau giờ ra chơi,các bạn ở trong đội cờ đỏ đánh ba tiếng trống thế là xếp
hàng vào lớ.
- Ở câu này học sinh viết chưa đủ thành phần chủ ngữ vì em không trả lời
được câu hỏi: Ai đã xếp hàng vào lớp? có thể sử dụng đại từ “em” hoặc “chúng em”
để trả lời câu hỏi đó
- Sửa chữa lại:
Sau giờ ra chơi,các bạn ở trong đội cờ đỏ đánh ba tiếng trống,thế là chúng
em xếp hàng vào lớp
* Nhận xét chung:
Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính không thể thiếu được trong câu
ghép, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, học sinh tiểu học viết thiếu
thành phần chủ ngữ do các nguyên nhân.
- Học sinh hiểu nhầm lẫn tưởng đó là câu có hai vị ngữ. Có khi các em chú
ý vào việc dùng từ ngữ như thế nào để diễn tả đối tượng nên không chú ý đến câu vì
thế mà các em cứ viết và cứ nghĩ rằng như thế là câu đã trọn vẹn, đúng nghĩa và
đúng ngữ pháp.
- Học sinh chưa biết cách đặt ra câu hỏi để phân biệt thành phần chủ ngữ và
vị ngữ, các em thường nghĩ đó là câu đơn bình thường có nhiều vị ngữ, cũng có khi
các em dùng thành phần phụ trong câu nhưng không xác định được và cho đó là chủ
ngữ. Do đó các thành phần phụ các em thường hay viết thiếu chủ ngữ.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh:
- Dạy kỹ về phần lý thuyết câu ghép cho học sinh để học sinh nắm rõ các
cấu trúc câu của câu ghép: câu ghép qua lại, câu ghép liên hợp.
- Thường xuyên tập luyện thói quen để học sinh viết câu không thiếu thành
phần chủ ngữ.
- Đưa ra một số câu ghép cho học sinh tự đặt câu hỏi để các định thành phần
chủ ngữ.
- Nhấn mạnh tác hại của việc viết thiếu thành phần chủ ngữ trong câu ghép

để cho học sinh thấy rõ, từ đó học sinh biết được tác hại của chúng. Để người đọc,
người nghe hiểu được mình viết đến đối tượng nào? Đến ai? Thì chúng ta phải viết
đầy đủ chủ ngữ của câu.
b. Lỗi sai về chủ ngữ không xác định:
Ví dụ 1:
Nhân chuyến về thăm bà nội, ba của em bắt về một con mèo mướp, đôi
mắt và bộ lông thật đẹp em rất thích nó.
+ Phân tích: ở câu trên, về mặt cấu trúc ngữ pháp cũng như về nghĩa của
câu là không sai, tuy nhiên ở ý thứ hai đã dùng chủ ngữ không xác định “đôi mắt và
bộ lông thật đẹp”. Thì đôi mắt và bộ lông của ai? Mặc dù vẫn biết chủ ngữ của ý

8


này là đôi mắt và bộ lông nhưng nó không xác định rõ ràng. Do vậy cần sửa lại để
cho câu có chủ ngữ xác định.
+Sửa chữa:
Nhân chuyến về thăm bà nội, ba của em bắt về một con mèo mướp, đôi mắt
và bộ lông của nó rất đẹp, em rất thích nó.
Ví dụ 2:
Chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất của em, hàng ngày cùng em đến
trường.
Trong câu này, ở vế sau thành phần chủ ngữ gồm chiếc cặp cùng em, có thể
dùng đại từ “nó” để thay thế cho chiếc cặp. Tuy nhiên các em không xác định được,
nên khi viết câu các em có dùng chủ ngữ nhưng chưa đầy đủ, do đó câu này ta cần
hướng dẫn học sinh sữa lại như sau:
Chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất của em, hàng ngày nó cùng em đến
trường.
* Nhận xét chung:
Lỗi sai về chủ ngữ không xác định rất thường gặp trong các bài tập làm văn

của học sinh tiểu học. Sở dĩ như vậy là vì các em có thể nghĩ trong đầu là một chủ
ngữ xác định nhưng không thể viết được do không biết dùng từ ngữ hay dùng các
đại từ để thay thế. Hơn nữa trong câu học sinh viết đã có chủ ngữ nên các em tưởng
đó là chủ ngữ đã được xác định và cho rằng chủ ngữ đó đã đúng nên các em không
để ý đến câu đó mà cứ tiếp tục viết theo những suy nghĩ của mình. Các em còn chưa
phân biệt được đâu là chủ ngữ đã được xác định và đâu là chủ ngữ chưa được xác
định.
* Phương pháp giảng đạy của giáo viên để hạn chế những lỗi sai cho học
sinh:
+ Cho học sinh tự đặt các ví dụ về câu ghép hoặc giáo viên có thể đưa ra
một số câu ghép có thành phần chủ ngữ nhưng chưa được xác định. Từ đó cho học
sinh nhận xét các ví dụ đặt ra của giáo viên để học sinh tự phát hiện những chỗ sai.
+ Cho học sinh tự đặt các câu hỏi để phân biệt được giữa chủ ngữ không
xác định và chủ ngữ xác định. Giáo viên hướng dẫn để giúp học sinh biết được như
thế nào là chủ ngữ đã được xác định.
+ Khi câu có chủ ngữ mà chủ ngữ đó chưa xác định thì chúng ta có thể dùng
các đại từ, danh từ riêng hoặc danh từ tương ứng với chủ ngữ ở vế trước ta thêm
vào cho chủ ngữ được xác định.
+ Lỗi sai vế chủ ngữ không xác định thường gặp rất nhiều trong bài văn
miêu tả của học sinh tiểu học. Trong bài làm nếu dùng câu không có chủ ngữ hoặc
có chủ ngữ nhưng không xác định thì nó sẽ làm cho câu văn tù mù, không rõ nghĩa,
người đọc và người nghe có thể hiểu sai về đối tượng mà người viết muốn diễn đạt.
2.1.2. Đối với câu lỗi sai về vị ngữ trong câu ghép:
Ví dụ 1:
9


Thật vậy, cho tới bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Thủy, người đã
dạy dỗ trong những năm học đầu tiên ở lớp 1.
Câu ghép trên, các em dùng câu ghép nhưng thiếu thành phần vị ngữ.

Người đã dạy dỗ ai? Không làm rõ được, do đó chúng ta cần phải thêm vị ngữ vào
để cho câu hoàn chỉnh.
Sửa chữa lại:
Thật vây, cho tới bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Thủy người đã
dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở lớp 1.
Ví dụ 2:
Trước sân trường em, cây phượng vào những ngày hè nắng chói chang,
những bông hoa đã làm đỏ cả một góc sân.
Trong câu ghép này, đã viết thiếu thành phần vị ngữ, các em miêu tả cây
phượng nhưng cây phượng đó như thế nào các em không nói rõ. Do vậy cần phải bổ
sung thành phần vị ngữ để cho câu trên đúng nghĩa và đúng cấu trúc ngữ pháp.
Chúng ta có thể dùng vị ngữ: Bắt đầu, trổ hoa, trồng từ nhiều năm… làm vị ngữ cho
vế câu trên.
Ta sửa lại như sau:
Trước sân trường em, cây phượng đã bắt đầu trổ hoa, vào những ngày hè
nắng chói chang những bông hoa đã làm đỏ cả một góc sân.
Ví dụ 3:
Vì mây đen nên trời đổ mưa
+ Mặc dù câu ghép trên rất ngắn nhưng cấu trúc ngữ pháp và nghĩa của câu
vẫn được xem là đầy đủ.Tuy nhiên nếu xem xét kĩ thì ở vế đầu (đây là câu ghép qua
lại ) “vì mây đen” từ “đen” là tính từ làm định ngữ bổ sung cho từ “mây” chứ không
phải là vị ngữ. Do đó ở vế câu này đã thiếu thành phần vị ngữ
Giáo viên sữa lại:
Vì mây đen kéo đến nên trời đổ mưa
* Nhận xét chung:
Phần lớn các em viết câu thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ bởi các em
còn nhỏ nên nhiều khi yêu cầu của đề bài như thế nào, các em tìm những từ ngữ thật
sinh động, thật hay để viết mà quên cấu trúc của câu nên đa số các em viết toàn
thành phần phụ bởi trước có quan hệ từ như: qua, vì … Trong câu chủ ngữ nếu
đứng sau quan hệ từ mà không phải câu ghép qua lại, nghĩa là vế sau không có quan

hệ từ, nên ở vế trước chủ ngữ cộng với quan hệ từ đó tạo thành phần phụ của câu.
Cách sửa chữa câu thiếu thành phần chủ ngữ vị ngữ mà chỉ có thành phần
phụ trạng ngữ là: Để những thành phần phụ đó trở thành câu có cụm chủ vị hoặc có
thể thêm những quan hệ từ khác tương ứng để trở thành câu ghép qua lại hoặc vẫn
giữ nguyên thành phần phụ và lược bỏ những quan hệ từ để câu đó trở thành câu
ghép.
* Phương pháp dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh:
10


- Để hạn chế học sinh tiểu học viết sai hoặc thiếu thành phần chủ ngữ vị
ngữ thì giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết rõ những quan hệ từ những cặp
quan hệ từ như: nếu…thì…, tuy … nhưng …; ở học sinh tiểu học những câu viết
thiếu thành phần chủ ngữ, vị ngữ thường là những câu hay. Nhưng giữa chúng
thường rời rạc, nội dung câu tưởng đúng nhưng là câu sai vì không có nòng cốt câu
rõ ràng do đó giáo viên phải giúp học sinh biết phân biệt được câu ghép có đầy đủ
thành phần chủ ngữ, và câu ghép thiếu hẳn thành phần chủ vị.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh không được dùng quan hệ từ trước cụm từ
làm chủ ngữ mà câu đó không phải là câu ghép qua lại.
- Giáo viên phải rèn luyện cho học sinh, tập cho học sinh tự đặt câu, sau đó
giáo viên cùng học sinh sửa chữa để học sinh biết rõ chúng sai chỗ nào và sai như
thế nào để khi viết câu hoặc làm bài văn học sinh viết đúng các câu.
2.1.3. Đối với câu thừa thành phần:
Ví dụ 1:
Nhà em có nuôi một chú gà trống, chú gà trống có bộ lông rất đẹp, mỗi
sáng chú gà trống dậy rất sớm, tiếng gáy của chú gà trống làm vang cả xóm làng.
Đối với câu trên, xét về ngữ pháp thì câu này hoàn toàn đúng, tuy nhiên khi
đọc lên ta thấy câu không rõ ràng, mạch lạc, chính sự lặp lại của từ “chú gà trống”
đã tạo nên sự luẩn quẩn. Vì các em không biết dùng đại từ để thay thế cho “chú gà
trống” nên em đã dùng lại quá nhiều lần trong một câu.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa lại như sau:
Nhà em có nuôi một chú gà trống, chú có bộ lông rất đẹp, mỗi sáng nó dậy
rất sớm, tiếng gáy của nó làm vang cả xóm làng.
Vì dụ 2:
Cái cặp đối với em là người bạn thân thiết nhất của em, ngày nào nó cũng
cùng em đến trường.
Câu trên đã sử dụng thừa thành phần “đối với em”. Do đó để câu hoàn
chỉnh thì chúng ta phải lược bỏ thành phần trên.
+ Sửa chữa lại:
Cái cặp là người bạn thân thiết nhất của em, ngày nào nó cũng cùng em
đến trường.
Ví dụ 3:
Bạn em đó là người rất chăm học nên bạn đã đạt được kết quả cao trong
học kì vừa qua
+ Phân tích:
Ở câu trên,mới đọc qua thì chúng ta tưởng câu đó hoàn toàn đúng,bởi vì
cấu trúc ngữ pháp và nghĩa của câu đều đúng.Nhưng bạn đã sử dụng từ “đó” làm
cho câu thừa đi và câu không được hay vì vậy để câu được hay hơn,đúng hơn,chúng
ta phải lược bỏ từ “đó”
+ Sửa chữa lại:
11


Bạn em là người rất chăm học nên bạn đã đạt được kết quả cao trong học
kì vừa qua
* Nhận xét chung:
Trong câu văn để nhấn mạnh một ý nào đó người ta sử dụng phép lặp. Tuy
nhiên ở học sinh tiểu học các em sử dụng phép lặp thì ít có tác dụng là nhấn mạnh
mà thường là lủng củng, dài dòng. Các em không biết sử dụng đại từ để thay thế.
Chính vì thế nên làm cho nội dung của bài thì dài, còn người đọc thì chán. Hơn nữa

trong bài làm của các em có những từ ngữ mặc dù khác nhau về vỏ âm thanh nhưng
nghĩa của nó giống nhau, mà các em không phân biệt và sử dụng luôn cả hai từ và
cũng có khi các em dùng thêm những từ ngữ xen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ mà từ
đó không bổ sung gì cho câu văn, từ những điểm trên mà các em thường viết câu
thừa thành phần.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh.
- Giáo viên cần phải giảng dạy cho học sinh những đại từ thay thế, hướng
dẫn học sinh biết cách sử dụng những đại từ đó. Bằng cách cho học sinh tự đặt câu
hỏi có nhiều từ lặp lại, giáo viên hỏi học sinh dùng những đại từ nào để thay thế cho
từ lặp lại đó cho thích hợp.
- Giáo viên đưa ra một số ví dụ về trường hợp thừa những từ ngữ thường
xuất hiện ở giữa chủ ngữ và vị ngữ hay những từ có vỏ âm khác nhau nhưng cùng
nghĩa để cho học sinh thấy (vì phần này khó hơn) từ đó giáo viên hướng dẫn và giải
thích cho học sinh vì sao sai để học sinh rút kinh nghiệm.
Chẳng hạn như ví dụ: Em biết rõ hơn nhất công ơn của mẹ. Câu này thì
thừa thành phần nào? Cho học sinh trả lời sau đó giáo viên giải thích cho các em
hiểu.
2.1.4. Đối với Câu không phân định rõ thành phần: (còn gọi là câu có
kết cấu rối nát).
Là những câu về cấu tạo khó xác định các bộ phận kết hợp với nhau theo
quan hệ ngữ pháp nào, từ đó khó xác định được các thành phần câu.
Nguyên nhân của lỗi này khá phức tạp, trước hết là do học sinh không
chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói (viết) nên không phân cắt được trong tư
duy ra từng ý rạch ròi, các em viết gần như trong trình trạng vô thức, nhớ từ nào,
cụm từ nào thì viết ngay từ đó vào bài làm, không tìm cách tổ chức sắp xếp các từ,
cụm từ để biểu đạt nội dung.
Đây là loại lỗi nặng rất khó chữa cũng đáng buồn vì loại câu sai này chiếm
tỷ lệ lớn trong lỗi câu.
a. Lỗi sai không xác định được thành phần:
Ví dụ 1:

Em phải giữ gìn bút chì đặt vào hộp, em lau chùi nó từng bộ phận.
+ Phân tích: Ở câu này khó xác định được các thành phần của câu, về mặt
ngữ nghĩa thì câu không rõ ràng, không chặt chẽ. Về mặt cấu trúc thì lộn xộn không
12


thể xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, chính vì vậy mà người ta đọc
không thể hiểu được người viết trình bày vấn đề gì. Do vậy để sửa chữa câu này ta
phải tách ra thành hai nòng cốt câu để cho câu có đầy đủ chủ vị.
+ Sửa chữa:
Em phải giữ gìn bút chì, em đặt nó vào hộp và lau chùi từng bộ phận.
Ví dụ 2
Vô-lô –đi- a lưỡng lự rất muốn đi chơi cùng bạn bè nhưng anh chợt nghĩ lại
là mình phải học bài,làm bài tập
+ Phân tích:
Đây là câu ghép qua lại gồm có hai nồng cốt liên hệ với nhau bằng quan hệ
từ “nhưng”.Về mặt cấu trúc ngữ pháp thì câu ghép này không sai nhưng cách dùng
từ ngữ thì sai,ở đây các em dùng từ “lưỡng lự” sau chủ ngữ và trước từ “rất muốn”
làm cho câu văn lủng củng và không rõ được đâu là vị ngữ. Hơn nữa từ “lưỡng lự”
sau chủ ngữ đó đã làm cho câu văn mang thái độ khác.theo bài học “mình bận học”
thì thái độ của Vô- lô-đi a là dứt khoát,nhưng nếu dùng từ “ lưỡng lự” thì sẽ làm cho
người đọckhông thấy được thái độ dứt khoát của Vô-lô-đi –a,không biết anh ta có đi
chơi cùng với bạn hay không do “lưỡng lự”mà.Vì vậy để cho câu phân biệt rõ ràng
đâu là vị ngữ và để cho người đọc người nghe hiểu đúng thái độ của Vô-lô- đi-a
chúng ta cần phải bỏ từ “lưỡng lự”
+ Sửa chữa:
Vô-lô- đi-a rất muốn đi chơi cùng bạn bè nhưng anh chợt nghĩ laị là mình
phải học bài,làm bài tập
* Nhận xét chung:
- Ở tiểu học các em còn nhỏ, vốn từ các em còn ít, khi làm tập làm văn các

em nghĩ gì viết đó chưa biết phân biệt chủ ngữ, vị ngữ và thành phần phụ, các em
thường viết một mạch nên không phân biệt được rõ ý, rạch ròi mà viết dính chùm
nên không thể phân chia được đâu là chủ ngữ, vị ngữ. Ngoài ra các em còn sử dụng
những từ ngữ không dứt khoát mà hay sử dụng những từ ngữ mang nghĩa không rõ
ràng, chẳng hạn như những từ: lưỡng lự, hình như, chắc, có lẽ...
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh.
- Giáo viên càn phải giải thích cho học sinh những từ ngữ khó những từ ngữ
không rõ ràng về nghĩa.
- Cho học sinh tập luyện viết câu, hướng dẫn cho học sinh không nên dùng
từ khó hiểu vì mục đích của mình là viết cho người khác hiểu chứ không phải viết
theo mạch cảm xúc của mình.
b. Lỗi sai do sắp xếp sai vị trí các thành phần:
Ví dụ 1:
Đậu cành tre chim se sẻ, ăn quả chín chim chích chòe, hót véo von chim
sáo.

13


Ở câu trên không biết các em cố tình đảo ngược các thành phần trong câu
để nhấn mạnh hay các em không biết cách đặt vị trí của các thành phần chủ ngữ, vị
ngữ. Đọc câu trên chúng ta hiểu được nội dung nhưng câu văn đọc lên không suôn,
lúng túng, vì vậy cần phải sửa sai vị trí của các thành phần câu lại như sau:
Đậu cành tre là chim se sẻ, ăn quả chín là chim chích chòe, hót véo von là
chim sáo.
* Nhận xét chung:
Ở những câu sắp xếp sai vị trí các thành phần thì đa số các em ít mắc lỗi
hơn. Thường thấy nhất ở các em có bài viết hay, các em này đều có khả năng tư duy
tốt nhưng biết cách sử dụng các thành phần theo kiểu đảo ngược vị trí, vì thế mà các
em viết sai, những câu này khi đọc chúng ta có thể hiểu được ý của người viết. Tuy

nhiên vẫn có những câu người đọc không thể hiểu được.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh:
- Giáo viên cho vài ví dụ để làm mẫu, cho các ví dụ về sai lỗi vị trí các
thành phần, trong các ví dụ này có câu đúng, có câu sai và phân tích cho học sinh
thấy được sai chỗ nào? Vì sao sai và cho học sinh thấy được mặc dù có câu vị trí
các thành phần sai nhưng câu vẫn đúng để em nào có khả năng thì có thể sử dụng,
nhằm làm cho câu văn sinh động hơn, hấp dẫn hơn và lôi cuốn người đọc hơn.
- Thường thì sai vị trí giữa chủ ngữ và vị ngữ dể xác định do đó giáo viên
cho học sinh tự cho ví dụ và hướng dẫn các em tìm ra những chỗ sai, cách sửa chữa,
tập làm nhiều ví dụ càng tốt. Từ các ví dụ đó các em sẽ rút ra kinh nghiệm để viết
câu tốt hơn.
2.2. Lỗi về nghĩa.
2.2.1. Câu sai nghĩa:
* Câu sai nghĩa là câu có chứa đựng nội dung không phù hợp với hiện
tượng khách quan, phản ảnh sai hiện thực khách quan.
Ví dụ :
Phượng đã chấm dứt những ngày hè tưng bừng rộn rã, chúng em trở lại với
mái trường.
Câu trên xét về cấu trúc thì đúng bởi nó đầy đủ các thành phần chủ ngữ, vị
ngữ để tạo nên câu ghép. Tuy nhiên ở ý đầu ta có thể đặt câu hỏi ai (cái gì) đã chấm
dứt những ngày hè tưng bừng rộn rã. Theo câu trên đó là: phượng, nhưng bản thân
phượng có chấm dứt những ngày hè được không? Không thể được, do đó câu ghép
trên đã sai về nghĩa.
Ta phải sửa chữa như sau:
Những ngày hè đã chấm dứt, chúng em lại trở lại với mái trường.
* Nhận xét chung:
Câu sai nghĩa sẽ làm nội dung thông báo không được rõ nghĩa, chính xác.
Nguyên nhân học sinh tiểu học viết câu ghép sai nghĩa là do học sinh thiếu kiến

14



thức thực tế trong cuộc sống nên dùng những từ ngữ sai lệch, không đúng với thực
tế.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh:
Trước khi cho học sinh làm bài tập làm văn giáo viên có thể cho học sinh đi
thực tế để biết cụ thể đối tượng mình miêu tả, câu chuyện kể lại hay sự việc xảy
ra… hoặc khi cho đề tập làm văn cho học sinh làm nhất là đối tượng với văn miêu
tả thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh những ý chính trình tự bài văn, các thông
tin về số liệu.
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh tránh hiện tượng viết lệch hướng không
nhầm lẫn sự việc hành động của chủ thể này với chủ thể khác. Làm văn phải có thời
gian để tư duy do đó giáo viên tạo điều kiện thời gian để học sinh hoàn thành tốt bài
làm của mình.
2.2.2. Câu không rõ nghĩa.
Câu không rõ nghĩa là câu còn thiếu thông tin đó là những câu đúng về mặt
cấu tạo ngữ pháp, nghĩa là: có đầy đủ hai thành phần chính đủ với quan hệ ngữ
nghĩa nhưng thật ra câu còn thiếu những thành phần phụ như bổ ngữ, định ngữ cần
thiết phải có để phụ cho một động từ, danh từ nào đó trong câu.
Ví dụ: Chiều nay, em đến cửa hàng vào lúc tan giờ nên rất đông khách,
người ra người vào buôn bán tấp nập.
- Trường hợp này học sinh viết câu văn rất hay, mới đọc qua thì câu trên
không những đúng về cấu trúc ngữ pháp mà về ngữ nghĩa cũng đúng, song ở ý đầu
chúng ta thấy chưa rõ nghĩa. Mở đầu câu là một trạng ngữ chỉ thời gian, sau là cụm
chủ vị, ở vị ngữ “đến cửa hàng vào lúc tan giờ”. Do đó mà ở vị ngữ này cần có bổ
ngữ để cho câu được rõ nghĩa.
- Sửa chữa:
Chiều nay em đến cửa hàng vào lúc tan giờ làm việc của mọi người nên rất
đông khách, người ra vào buôn bán tấp nập.
* Nhận xét chung:

Việc sử dụng câu không rõ nghĩa đối với học sinh tiểu học là khá phổ biến.
Nguyên nhân sai là do học sinh không chú ý đến câu khi viết các em không biết
rằng có những động từ, danh từ bắt buộc phải có bổ ngữ, định ngữ thì nghĩa mới
được xác định. Do đó khi viết câu các em sử dụng những danh từ, động từ, tính từ
không rõ nghĩa, không xác định nên câu văn mang nội dung thông báo không rõ
ràng.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế sai lỗi cho học sinh:
- Giáo viên cần phải hướng dẫn, giảng kỹ về thành phần phụ của câu như
trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ giúp cho học sinh phân biệt các thành phần phụ của
câu. Cho học sinh tự đặt câu có sử dụng thành phần phụ.

15


- Giào viên có thể cho ví dụ vài mẫu câu có thành phần phụ đặc biệt là giúp
cho học sinh thấy được bổ ngữ, định ngữ thường bổ sung cho động từ, tính từ làm
thành phần câu hoặc làm định ngữ có thể là một động từ, danh từ hoặc tính từ.
- Giáo viên nhấn mạnh những câu có động từ, danh từ, tính từ bắt buộc phải
có định ngữ, bổ ngữ để bổ nghĩa mà chúng ta không dùng định ngữ, bổ ngữ để bổ
nghĩa cho những từ đó thì câu văn trở thành câu sai nghĩa, hoặc là câu có nghĩa
nhưng không rõ ràng.
2.2.3. Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu
giữa các vế câu:
a. Câu có chủ ngữ, vị ngữ không tương hợp:
Ví dụ: Năm nay trường em được Bộ GD&ĐT cấp một số kinh phí để sửa
sang lại bàn ghế vì bàn ghế của trường em đã rách nát.
Ở câu trên, đã viết đúng cấu trúc ngữ pháp của câu nhưng về nghĩa thì câu
này là câu sai. Do ở vế thứ hai của câu đã dùng chủ ngữ và vị ngữ không tương hợp.
Chủ ngữ là “cái bàn” đi với vị ngữ là “rách nát” là không tương hợp vì vậy cần
phải thay đổi vị ngữ để thích hợp với chủ ngữ của nó.

Ta có thể sửa lại câu này như sau:
Năm nay trường em được Bộ GD&ĐT cấp một số kinh phí để sửa sang lại
bàn ghế vì bàn ghế của trường em đã bị hỏng hết.
* Nhận xét chung:
Lỗi về câu có chủ ngữ và vị ngữ không tương hợp học sinh tiểu học thường
hay mắc phải. Học sinh tiểu học dùng câu thường hay sử dụng phép so sánh, nhất là
văn miêu tả; trong khi đó vốn từ vựng các em còn quá ít, nên khi viết câu các em
không biết sử dụng những từ ngữ nào cho thích hợp với những vật mà mình đem so
sánh. Ngoài ra, chủ ngữ và vị ngữ không thích hợp còn do vốn kinh nghiệm về cuộc
sống của học sinh còn quá ít.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế những lỗi sai cho học
sinh:
- Cần phải cho học sinh rèn luyện cách đặt câu bằng cách đưa ra một số từ
ngữ cho học sinh đặt câu theo từ đó.
- Giáo viên đưa ra một số ví dụ về những câu sai do chủ ngữ và vị ngữ
không tương hợp cho học sinh tự nhận xét ra chỗ sai, sai như thế nào và cách sửa.
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tự phân biệt được đâu là từ đảm
nhiệm chức năng vị ngữ, chủ ngữ và giữa chúng có tương hợp nhau không. Tự học
sinh phát hiện ra câu sai do chủ ngữ và vị ngữ không tương hợp nhau.
b. Câu có trạng ngữ và nồng cốt câu không tương hợp:
- Ví dụ: Ở gốc cây, những trái phượng đã gần khô, chúng em tranh nhau
hái quả để ăn.
Câu này các em đã sử dụng thành phần phụ (trạng ngữ chỉ nơi chốn) cũng
có liên quan đến nồng cốt câu, tuy nhiên trạng ngữ này không tương hợp với nồng
16


cốt câu, do học sinh không quan sát kĩ khi miêu tả. Thực tế làm gì có chuyện trái
phượng ở gốc cây để mà “chúng em tranh nhau hái” do đó dẫn đến câu sai. Vì vậy
chúng ta phải thay đổi trạng ngữ cho tương hợp với nồng cốt câu. Ta có thể sữa

chữa câu đó như sau:
Ở trên cành cây, những trái phượng đã gần khô, chúng em tranh nhau hái
quả để ăn.
* Nhận xét chung: Từ ví dụ trên chúng ta thấy thành phần phụ của câu cũng
rẩt quan trọng trong việc tạo câu. Do vậy, nếu viết câu mà thiếu thành phần phụ thi
câu sẽ mang nội dung không rõ ràng, mơ hồ, và có khi sẽ là câu sai, nhưng nếu câu
có thành phần phụ mà giữa thành phần phụ và nồng cốt câu không tương hợp nhau
thì câu đó cũng sai, do các em chưa biết mối liên hệ giữa thành phần phụ và nồng
cốt câu .
* Phương pháp giảng dạy của GV để hạn chế sai cho HS:
- GV hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng thành phần phụ, vị trí của thành
phần phụ trong câu. Đưa ra chú ý cho học sinh và khi viết câu phải chú ý giữa thành
phần phụ và nồng cốt câu phải có liên quan mật thiết với nhau , bổ sung cho nhau
về nghĩa.
- GV cần rèn luyện cho HS viết câu bằng cách cho thành phần phụ rồi cho
HS đặt câu theo thành phần phụ đó.
c. Câu sai do danh từ và động từ không tương hợp:
Ví dụ:
Bé Hoa có nước da rất trắng, đôi đùi của bé rất mập mạp, ai nhìn cũng
thích.
- Phân tích: Câu này các em viết sai do danh từ và động từ không tương hợp
nhau. Do đó chúng ta cần phải sữa lại để cho danh từ và động từ tương hợp. Chúng
ta không thể nói là “đôi đùi” mà cần phải sữa lại là “cặp đùi”. Cho nên ta có thể sữa
câu này lại như sau:
Bé Hoa có nước da rất trắng, cặp đùi của bé rất mập mạp, ai nhìn cũng
thích.
d. Câu sai do giữa động từ, trạng ngữ và bổ ngữ không tương hợp:
Ví dụ:
Gà trống đánh xóm làng thức dậy, họ dậy sớm để chuẩn bị đi làm.
Ỏ câu này các em dùng động từ “đánh” đi kèm với chủ ngữ là danh từ “gà

trống” là không được. Bản thân gà trống không đánh thức được. Mặt khác từ “họ”
là đại từ thay thế cho ai thì không biết được. Theo câu trên là thay thế cho xóm làng
như vậy là không đúng, do vậy ta cần phải thay bổ ngữ lại cho thích hợp cụ thể như
sau:
Gà trống đánh thức mọi người thức dậy, họ dậy sớm để chuẩn bị đi làm.
* Nhận xét: ở học sinh tiểu học thì việc viết sai câu ghép ở những trường
hợp: không tương hợp giữa danh từ , động từ, giữa động từ và trạng ngữ, bổ ngữ là
17


rất phổ biến. Nguyên nhân sai là vì học sinh tiểu học không nắm được những từ loại
như danh từ , động từ, tính từ.
* Phương pháp giảng dạy của GV để hạn chế sai cho HS:
- GV hướng dẫn cho học sinh tự phân tích cấu trúc câu, rèn luyện kỹ năng
viết câu bằng cách cho học sinh viết các câu văn, đoạn văn hoặc giáo viên có thể
cho một chủ đề nhỏ và cho học sinh viết khoảng 4-5 câu.
- Cần hướng dẫn và giải nghĩa các từ loại thật kỹ, cần chú ý những từ khó.
Trong câu đâu là từ đảm nhiệm chức năng chính(chủ ngữ, vị ngữ), còn đâu là thành
phần phụ(bổ ngữ, định ngữ) và giữa thành phần đó có liên quan mật thiết với nhau.
2.3 . Lỗi dấu câu – lỗi về hình thức:
2.3.1. Lỗi không dùng dấu câu:
Trong khi nói cũng như viết, nếu để các từ thành hàng chuỗi liền nhau, dài
dằng dặc, không biết đâu là đầu là cuối thì quan hệ ngữ pháp không rõ ràng và
người khác không hiểu được.
Lỗi không dùng dấu câu là những câu sai do không dùng dấu câu ở chổ cần
thiết, thường học sinh mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu hoặc ngăn
cách các thành phần câu. Có những bài viết không hề có một dấu câu nào.
Ví dụ:
Chiều hôm qua lúc em đi học trời đang nắng bỗng chợt nổi gió rồi mây đen
ù ù kéo đến báo hiệu cơn mưa sắp đến.

Câu trên các em viết câu văn dài nhưng không dùng một dấu câu nào, cả
câu là một chuỗi liền mạch nên không phân biệt được đâu là thành phần phụ, đâu là
nồng cốt câu. Do đó chúng ta cần phải đặt những dấu phẩy để ngăn cách thành phần
phụ và nòng cốt câu, ngăn ý này và ý khác nhằm làm cho câu văn đúng và người
đọc dễ hiểu. Ta có thể hướng dẫn HS sữa lại câu này như sau:
Chiều hôm qua, lúc em đi học, trời đang nắng bỗng chợt nổi gió, rồi mây
đen ù ù kéo đến, báo hiệu cơn mưa sắp đến.
* Nhận xét chung:
Lỗi do không dùng dấu chấm câu ở học sinh tiểu học là rất nhiều. Trong các
bài tập làm văn của học sinh hầu hết như các em đề không sử dụng dấu câu. Nguyên
nhân là do học sinh vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu, khi dã kết thúc một ý thì
phải ngắt câu. Việc không sử dụng dấu câu sẽ gây khó khăn trong giao tiếp, người
đọc không thể nắm bắt được nội dung cần truyền đạt.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh:
- Giáo viên cần dạy kĩ về phần dấu câu cho học sinh cách sử dụng từng dấu
câu. Hiện nay tiếng Việt dùng 10 dấu câu là :
1. Dấu chấm:
.
2. Dấu hỏi:
?
3. Dấu cảm:
!
18


4. Dấu lửng:

5. Dấu phẩy:
,
6. Dấu chấm phẩy:

;
7. Dấu hai chấm:
:
8. Dấu ngang:
9. Dấu ngoặc đơn:
()
10. Dấu ngoặc kép:
“”
- Giáo viên có thể hướng dẫn cụ thể cách dùng các loại dấu câu, đưa ra
nhiều ví dụ sai về dấu câu và cho học sinh tự đặt câu thích hợp vào những chỗ sai
ấy để rèn luyện cho học sinh thói quen. Chẳng hạn để ngăn cách trạng ngữ và nòng
cốt, ngăn cách các vế câu trong câu ghép đẳng lập, ngăn cách hô ngữ, ngăn cách các
bộ phận... khi chữa ta phải thêm các dấu phẩy vào các vị trí cần thiết.
2.3.2. Lỗi sử dụng dấu câu sai:
Lỗi sử dụng dấu câu sai là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khi không
cần thiết hoặc đáng lẽ phải sử dụng dấu câu này thì lại sử dụng dấu câu khác.
Ví dụ 1:
Hai tiết học qua em vẫn không thấy Hòa đến lớp hay Hòa bị ốm, cả buổi
học câu hỏi cứ xoắn lấy em tan học, em đến nhà Hòa thoáng thấy em Hòa gọi ngay
Liên ơi, Hòa nằm đây cơ mà.
Trong câu này học sinh viết về nội dung hay nhưng về hình thức thì không
đúng bởi các em đã sử dụng dấu câu sai và thiếu nhiều chỗ làm cho câu văn không
rõ ràng. Vì vậy ta cần sửa lại cho đúng như sau:
Hai tiết học qua, em vẫn không thấy Hòa đến lớp, hay Hòa bị ốm ? Cả buổi
học, câu hỏi cứ xoắn lấy em. Tan học, em đến nhà Hòa thoáng thấy em, Hòa gọi
ngay: Liên ơi ! Hòa nằm đây cơ mà!
Ví dụ 2:
Em Thủy, có đôi mắt to: hàng mi dài, trông thật dịu dàng, tính tình của em
tôi thật dễ mến.
Ơ câu này thì các em dùng dấu phẩy ngăn cách chủ ngử và vị ngử là sai,

hơn nữa dấu hai chấm ở câu trên không thích hợp vì ý sau không giải thích cho ý
trước và ổ chỗ tính tình của em tôi thật dễ mến là mang nội dung thông báo khác do
đó trước nó chúng ta có thẻ sử dụnh dấu chấm để ngăn cách câu. Ta có thể sửa lại
như sau:
Em Thủy có đôi mắt to, hàng mi dài, trông thật dịu dàng. Tính tình của em
tôi thật dễ mến.
* Nhận xét chung:
Lỗi sử dụng dấu câu cũng khá phổ biến ở học sinh tiểu học. Nguyên nhân
của loại lỗi này là học sinh sử dụng dấu câu không hợp lí, không đúng quy tắc, dùng
dấu chấm ngắt câu khi câu chưa đủ ý, dùng dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh:
19


- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dùng dấu câu, khi viết câu được một ý
phải có dấu ngắt câu, kết thúc câu phải có dấu chấm. Nếu trong câu có nhiều nòng
cốt câu, trong mổi nòng cốt có nhiều thành phần thì dùng dấu phẩy ... không được
dùng dấu câu tùy tiện.
- Cho học sinh luyện viết câu hoặc đoạn văn ngắn theo chủ đề.
2.3.3. Lỗi sai về chính tả:
Đa số các bài tập làm văn của các em, bài nào cũng có ít nhiều lỗi sai về
chính tả. Nguyên nhân sai là do tiếng địa phương, học sinh không phân biệt được t –
c, tr – ch, s –x, gi – d, n – ng ...dấu hỏi và ngã.... Chính vì vậy mà khi dạy ngữ pháp
hay đọc chính tả cho học sinh, giáo viên cần phải đọc rõ, chính xác.
- Ví dụ 1
Em nhìn vào đôi mắt long lanh, đen lai lái của nó, em thấy nó có một
nỗi xợ xệt rụt rè.
- Ví dụ 2
Đôi mắc tròn, hai má núng nín và cái mỏm dài luôn ương ước và mấp máy.
Ơ hai ví dụ trên, cấu trúc ngữ pháp là đều đúng, nhưng về nghĩa thì sai do

các em viết sai lỗi chính tả, sai nghĩa của từ.
Ta phải hướng dẫn học sinh sửa chữa lại như sau:
Ví dụ 1:
Em nhìn vào đôi mắt long lanh, đen lay láy của nó, em thấy nó có một nỗi
sợ sệt rụt rè.
Ví dụ 2:
Đôi mắt tròn, hai má núng nính và cái mỏm dài luôn ươn ướt và mấp máy.
* Nhận xét chung:
Từ hai ví dụ trên, chúng ta cũng có thể thấy được lỗi sai chính tả ở học sinh
tiểu học là rất đa dạng. Do đó giáo viên cần phải chú ý dạy cho học sinh viết chính
tả ngay từ ban đầu, những từ khó giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu nghĩa.
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên để hạn chế lỗi sai cho học sinh:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đọc, cách phát âm chuẩn từ đó các
em sẽ viết đúng chính tả.
- Thường thì lỗi này hay gặp phải theo phương ngữ vùng miền, khi phát âm
không chuẩn thì dẫn đến học sinh sẽ viết sai. Vì vậy giáo viên cần chú ý hướng dẫn
kỹ các từ, tiếng có vần khó dễ viết sai hoặc các âm đầu hay phát âm sai như: tr - ch,
l - n, vòng quanh - vòng quân;....v..v..cho học sinh theo từng vùng miền một cách cụ
thể.
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
Đối với giáo viên cần nắm vững về lý thuyết về câu, khái niệm câu, cấu tạo
các loại câu. Giáo viên cần phải chuẩn bị nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp,

20


cần có định hướng tốt về mục tiêu của giờ dạy là cần làm cho học sinh nắm được gì,
hiểu được gì và cách sửa sai các dạng câu ghép thành câu ghép đúng.
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp dạy học, nhiệt tình
và có lòng yêu nghề mến trẻ, không bi quan chán nản và tự bằng lòng với những gì

đã đạt được cần phải khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm.
Ban giám hiệu phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cần xác định đúng yêu cầu, mục tiêu, nội
dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Thường xuyên quan tâm tổ
chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc chuẩn bị bài giảng
dạy trên lớp của giáo viên.
Đối với học sinh cần phải được tăng cường tiếng việt đối với những học
sinh dân tộc thiểu số; các em phải có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Một giáo viên để đạt giáo viên giỏi phải lĩnh hội được tất cả các yếu tố:
Nhận thức về tư tưởng chính trị; trình độ văn hoá được nâng cao; phải nắm chắc về
chuyên môn nghiệp vụ, sự yêu nghề mến trẻ, sự nổ lực phấn đấu,… chính vì vậy
nên khi sửa lỗi câu ghép cho học sinh cần phải hài hoà các biện pháp, giải pháp một
cách linh hoạt và phù hợp. Các giải pháp, biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết
với nhau, đan xen nhau; trong đó biện pháp nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị
cho đội ngũ là khâu quan trọng chi phối tất cả các biện pháp khác; biện pháp bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là cốt lõi. Giáo viên cần phải có kiến
thức vững phải nghiên cứu bài dạy mà trong đó đặc biệt về các loại câu ghép, biết
phân tích cấu tạo câu ghép. Nguồn tri thức khoa học là vô tận, nếu người giáo viên
thiếu hiểu biết về văn hoá xã hội, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên còn non kém
hạn chế thì việc trang bị nguồn kiến thức khoa học cho học sinh sẽ thụ động hạn
chế,…trong quá trình giảng dạy trên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn…. Bởi vậy, trong
quá trình giảng dạy về sửa lỗi câu ghép cho học sinh cần sử dụng nhiều biện pháp
giải pháp một cách phù hợp với đặc thù và tình hình chung của lớp mình phụ trách.
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Tổng số học sinh khảo nghiệm: Lớp 5A, 25 em (Cuối năm học 20112012).
HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về
cấu tạo ngữ pháp
nghĩa
dấu câu, hình thức

Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
4
25%
4
25%
3
12%
Khi áp dụng các biện pháp trên vào dạy học sữa lỗi câu ghép thì số học sinh
mắc lỗi giảm so với đầu năm học hơn 50%. Chứng tỏ các giải pháp biện pháp sửa
21


lỗi câu ghép cho học sinh có hiệu quả rất tốt. Học sinh hứng thú học tập hơn góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
Khi khảo nghiệm tại lớp 5A gồm 25 em thì số học sinh mắc lỗi giảm so với
đầu năm học hơn 50%; sau đó tôi đã triển khai cho tất cả giáo viên trong khối 5 áp
dụng trong năm học 2012-2013 kết quả thu được.
* Tổng số học sinh khảo sát: Khối lớp 5 gồm 85 em (Đầu năm học 20122013).
HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về
cấu tạo ngữ pháp
nghĩa
dấu câu, hình thức
Số lượng

Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
22
25,88%
24
28,23%
21
24,70%
* Tổng số học sinh khảo nghiệm ở cuối năm học 2012-2013 là: Khối lớp 5 gồm
85 em; kết quả đem lại như sau:
HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về
cấu tạo ngữ pháp
nghĩa
dấu câu, hình thức
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
10
11,76%
11
12,94%
9
10,58%
* Tổng số học sinh khảo sát ở đầu năm học 2013-2014: Khối lớp 5 gồm

69 em:
HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về
cấu tạo ngữ pháp
nghĩa
dấu câu, hình thức
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
13
18,84%
14
20,28%
12
17,39%
* Tổng số học sinh khảo nghiệm ở cuối học kỳ I năm học 2013-2014 là:
Khối lớp 5 gồm 69 em; kết quả đạt được như sau:
HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về HS mắc lỗi câu ghép về
cấu tạo ngữ pháp
nghĩa
dấu câu, hình thức
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
09

13,04%
10
14,49%
08
11,59%
Qua kết quả trên, một lần nữa khảng định rằng: các biện pháp, giải pháp mà
tôi đưa ra đã đem lại hiệu quả tốt đẹp cần phải được nhân rộng để góp phần giúp
học sinh biết cách khắc phục lỗi về câu ghép và học tốt phân môn tập làm văn ở bậc
tiểu học.

22


C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Ở tiểu học, các em học sinh mắc lỗi về câu nói chung và câu ghép nói riêng
là rất đa dạng. Một bài tập làm văn có một cách sai khác nhau, có bài sai về chủ đề,
lạc một dấu chấm hay dấu phẩy, có bài thì viết lung tung, câu không ra câu, không
theo một trật tự lô gíc nào, có bài thì viết rất dài nhưng nội dung thì không biết
thông báo gì...
Tuy nhiên do giới hạn của đề tài nên tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu những lỗi
sai cơ bản nhất của câu ghép với 3 lỗi sai chính đó là: Lỗi về cấu trúc ngữ pháp; lỗi
về ngữ nghĩa và lỗi về hình thức câu. Để đi sâu vào 3 lỗi sai đó, tôi phải chia những
lỗi đó ra thành những lỗi nhỏ hơn và đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để phân tích,
sau đó sữa chữa và đưa ra những phương pháp giảng dạy để hạn chế tối ưu những
lỗi sai đó cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng để hướng dẫn cho
học sinh theo từng dạng lỗi và kết quả đạt được rất khả quan. Hầu như các em học
sinh trong lớp tôi giảng dạy từ năm học 2010-2012 đến nay đều tiếp thu và thực
hành đạt kết quả khá tốt, các lỗi câu ghép được học sinh khắc phục, đã hạn chế rất
nhiều.

Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả đòi hỏi mỗi một thầy cô giáo chúng ta
phải thực sự có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tình với các em học sinh giống như con
đẻ của mình , trong giáo dục đạo đức cũng như trong giảng dạy truyền đạt kiến
thức, chúng ta không những chỉ ra những lỗi sai của học sinh mà còn phân tích cho
học sinh thấy được những chỗ sai, sai như thế nào và tại sao lại sai như vậy? Cách
sữa chữa như thế nào để cho câu đúng. Có như vậy học sinh tiểu học sẽ học tốt hơn
về phân môn tập làm văn và các lỗi về câu ghép sẽ được khắc phục được một cách
tốt nhất.
II. Một số kiến nghị:
* Đối với Giáo viên:
Để học sinh hiểu và học tốt tập làm văn nói chung và về câu ghép nói riêng,
giáo viên cần nắm được những lỗi sai đó để rút ra phương pháp giảng dạy tốt. Một
trong những phương pháp cơ bản nhất mà giáo viên cần phải chú ý thực hiện đó là:
- Giáo viên giảng kỹ lý thuyết về câu: câu đơn, câu ghép, dạy kỹ về cấu trúc
ngữ pháp của câu, các từ loại: danh từ, động từ, tính từ và thành phần phụ của câu.
- Giáo viên cho học sinh vận dụng lý thuyết để làm bài tập sau mỗi bài
giảng.
- Cho học sinh viết câu theo những từ ngữ mà giáo viên cho trước, viết một
đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
- Cho học sinh luyện đọc vần, đọc và giải nghĩa những từ ngữ khó, tập cho
học sinh viết câu sao cho rõ ràng và chặt chẽ
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo các nguyên tắc sử dụng dấu câu.
23


- Giáo viên cần phải nhấn mạnh tác hại của việc viết sai câu ghép trong bài
tập làm văn.
* Đối với Ban giám hiệu Nhà trường: Cần phải tạo điều kiện đảm bảo đầy
đủ về cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học ở phân môn tập
làm văn; thường xuyên và tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị bài, lên lớp giảng dạy

của giáo viên, đặc biệt là phần giảng dạy về câu ghép.
* Đối với Phụ huynh học sinh: Cần phải quan tâm đúng mức về việc học bài
làm bài của con em ở nhà; tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về các
phương tiện phục vụ học tập cho con cái; thường xuyên tập thói quen cho các em sử
dụng tiếng Việt thành thạo tốt hơn./.

24



×