Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 3, 4 TUỔI làm QUEN với TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.56 KB, 19 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian qua hệ thống lí luận về việc xây dựng chương trình nâng cao
nhận thức cho trẻ mầm non tiếp xúc với môn “Làm quen với toán” còn gặp nhiều
khó khăn trong sự thống nhất về phương pháp và nội dung thực hiện. Đề tài “
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với toán” là một
trong những phương pháp mới tạo dựng cho sự tiếp xúc làm quen với toán trong
môi trường mới, với nội dung thực hiện đa dạng mang lại hiệu quả nhận thức cao.
Thực tế về lí luận chưa có các đề tài chuyên sâu nghiên cứu việc tiếp cận các
giải pháp nâng cao cho trẻ làm quen với toán cho nên việc nghiên cứu đề tài này
góp phần hoàn thiện một số nội dung cơ bản vào hệ thống giáo dục mầm non. Tại
các trường mầm non trên địa bàn huyện ... nói chung và trường mẫu giáo ... nói
riêng việc đưa cách tiếp cận giáo dục mới trong cách làm quen với toán cho trẻ
đang là đòi hỏi và vấn đề đáng quan tâm của trường mẫu giáo ... trong địa bàn xã
nhằm nâng cao cách nhận thức mới của trẻ với tiếp xúc với môn làm quen với
toán. Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen
với toán (LQVT) ở lớp 3 – 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
những kiến thức toán ban đầu cho trẻ. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm
vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng
không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của
môn toán học ở lớp mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn.
Trong cuộc sống hàng ngày, thông qua các hoạt động thực tế, các biểu tượng
về số lượng, hình dạng kích thước, khả năng định hướng trong không gian, … về
sự vật được hình thành ở trẻ. Các hiện tượng này có thể hình thành một cách tự
phát, ngẫu nhiên, có thể được hình thành một cách tự giác thông qua các hoạt
động có định hướng của nhà giáo dục, các nhà tâm lí học. Giáo dục MacXit khẳng
định rằng, mức độ nắng vững các biểu tượng toán học của trẻ phụ thuộc vào các
giải pháp hướng dẫn của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động của trẻ, đặc
biệt là tổ chức tiết học ở trường mẫu giáo.


Thông qua các hoạt động LQVT, để hình thành những biểu tượng ban đầu về
toán cho trẻ như: Số lượng, kích thước, hình dạng,… sau này trẻ sẽ vững vàng, tự
tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn học toán ở giai đoạn tiếp theo.
Trong quá trình cho trẻ LQVT ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn,
gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm
hình thành và phát triển các thao tác của tư duy như: so sánh, phân tích, tổng
hợp…góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần
thực hiện nguyên tắc dạy học theo phương pháp đổi mới: lồng ghép, tích hợp các
nội dung giáo dục một cách phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập.
Thực tiễn cũng cho thấy: muốn cho trẻ học tập đạt kết quả cao thì vấn đề đồ
dùng, đồ chơi trong tiết học hay trong giờ chơi ở góc toán phải được coi trọng vì
đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động hay nói cách


khác muốn tiếp thu được kiến thức thì trẻ phải được thực hành, hoạt động với các
đồ vật, đồ chơi. Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ
biết trân trọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham gia
vào các tiết học. Như vậy, đồ dùng, đồ chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong giờ
học LQVT của trẻ. Tôi đã đọc tài liệu, học hỏi, suy nghĩ và tìm tòi để làm và khai
thác được nhiều ưu thế của đồ dùng dạy toán cho trẻ MG 3-4 tuổi. Sau đây, tôi xin
mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với toán”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Giúp trẻ trải nghiệm, sáng tạo, phát triển về tính tò mò, ham hiểu biết, óc quan
sát, phán đoán, khả năng tư duy, khả năng so sánh, phân loại, nhận xét, hiểu biết
về các chữ số từ 1-5, số lượng, hình dạng, kích thước…
Giúp trẻ có 1 kiến thức sơ đẳng, thiết thực về toán học để trẻ có thể học tập có
kết quả tốt khi trẻ học lên học lớp MG nhỡ, MG lớn và lên bậc tiểu học, phù hợp
điều kiện kinh tế, xã hội và văn hoá của địa phương.
Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh khắc phục những khó khăn chung,

đồng thời có thêm tài liệu và kinh nghiệm để cho trẻ học tốt môn toán ngày càng
đạt hiệu quả cao.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
- Điạ bàn nghiên cứu: Lớp Mẫu giáo mầm 1 ở khu trung tâm, thuộc trường Mẫu
giáo ...- xã ....
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian và năng lực có hạn, đề tài này chỉ nghiên cứu và đưa ra “Một
số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 - 4 tuổi làm quen với toán”.
* Xác định được nội dung và nhiệm vụ trong từng nội dung cụ thể giúp trẻ
mẫu giáo Bé làm quen các biểu tượng ban đầu về toán.
* Tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
* Phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ.
* Tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ và tìm hiểu phương
thức.
* Tổ chức tốt các hoạt động khám phá, thực hành trải nghiệm để trẻ tự giải
quyết vấn đề.
* Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo.
* Sưu tầm các trò chơi với toán trên phần mềm KIDSMART và khai thác các
hình ảnh, tư liệu trên mạng.
* Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng phù hợp.
* Đánh giá mức độ áp dụng các giải pháp trên và kết quả học tập đạt được ở trẻ.


1.5. Phương pháp nghiên cứu:
*/ Phương pháp trực quan : (Quan sát, làm mẫu, minh họa).
*/ Phương pháp dùng lời: (Trò chuyện, đàm thoại)
*/ Phương pháp sử dụng bài tập.
*/ Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
*/ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề.

*/ Phương pháp luyện tập.
*/ Phương pháp trao đổi với phụ huynh.
Để trẻ có thể tham gia vào việc học môn toán tốt giáo viên phải sắp xếp, lập
kế hoạch cụ thể của từng chủ điểm, chủ đề, lựa chọn những phương pháp, nội
dung tương đối trong phạm vi từng phần, từng hoạt động phù hợp với khả năng và
sở thích riêng của trẻ trong lớp. Qua các hoạt động trong giờ lên lớp; qua các hoạt
động thường nhật: đón trẻ, kiểm tra vệ sinh, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng,
hoạt động tự phục vụ của trẻ, qua các hoạt động góc, vui chơi ngoài trời, các buổi
tham quan.v.v..Phải phù hợp với từng phương pháp và nội dung lựa chọn, các
nhiệm vụ đã đặt ra cho trẻ cũng được đi từ đơn giản đến phức tạp để trẻ có được
những trải nghiệm và thành công.
II/ PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu, đặt nền
móng cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con người mới. Có thể nói trường mầm
non là mảnh đất thuận lợi nhất tạo điều kiện cho sự phát triển của những mầm
móng trí tuệ với sự kết hợp hài hòa giữa chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng. Nhằm
hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của con người mới. Đó là những con người
hội tụ đầy đủ phẩm chất đạo đức, có trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến, con
người biết làm chủ đất nước .
Để làm được điều đó trước hết cần đứa trẻ phải có tính chất thông minh, sáng
tạo, lôgic. Vậy chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và
xã hội để chăm sóc trẻ em phát triển một cách toàn diện, việc tập trung đầu tư
giáo dục tri thức cho trẻ ngay từ đầu ở lứa tuổi mầm non nhất là trẻ ở lứa tuổi mẫu
giáo là hết sức quan trọng đòi hỏi các bậc làm cha, làm mẹ và cô giáo mầm non
hết sức coi trọng, vì trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, môn học
“Làm quen với toán” ở lớp mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học.
Lĩnh vực phát triển nhận thức là một trong 5 lĩnh vực giáo dục phát triển toàn

diện cho trẻ. Trong lĩnh vực phát triển nhận thức hoạt động làm quen với toán giữ
một vai trò quan trọng. Làm quen với toán giúp trẻ tư duy, phát triển năng lực học
tập và góp phần hình thành nhân cách của trẻ.
Các hoạt động làm quen với toán còn có vai trò đặc biệt trong việc phát triển
hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ, dạy trẻ biết chú ý lắng nghe, làm


việc có kế hoạch. Việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán góp phần phát
triển, hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm sinh lí ở trẻ mầm non. Vì trẻ
chưa thực sự hứng thú với cách tổ chức hoạt động của cô, còn thụ động khi tiếp
nhận kiến thức mà cô cung cấp. Nhất là đối với trẻ 3 tuổi do đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi, sự thích thú khi tham gia vào các hoạt động thường không duy trì được
lâu vì trẻ rất mau chán và còn nhút nhát. Vì thế tôi rất chủ trọng và đặc biệt quan
tâm đến hoạt động làm quen với toán vì trẻ 3 tuổi mới bắt đầu đến lớp, bỡ ngỡ,
nhút nhát và thụ động. Nếu giáo viên tổ chức tốt môn học làm quen với toán thì
trẻ thật sự hào hứng học, duy trì được sự hứng thú và say mê của trẻ sẽ làm tiền
đề để xây dựng thành công nhiều hoạt động khác giúp trẻ phát triển toàn diện.
II.2. Thực trạng:
a. Những thuận lợi và khó khăn:
+/ Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục huyện ...
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức mở lớp tập
huấn về chuyên môn, tổ chức các đợt thao giảng, Hội giảng, Hội thi giáo viên dạy
giỏi cấp trường để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tạo điều kiện
về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động dạy và học
nói chung và môn học làm quen với toán nói riêng.
Lớp mẫu giáo bé trung tâm có cùng một độ tuổi, nhận thức của các cháu tương
đối đồng đều.
Bản thân cũng không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ như tham gia học các lớp nâng cao, tìm tòi học hỏi qua sách báo, trên mạng về

chương trình giáo dục mầm non và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy
thực tế ở trường. Nên tôi được tiếp thu và tích lũy được một số kiến thức bổ ích
về “Một số giải pháp dạy học nâng cao chất lượng cho trẻ 3 - 4 tuổi làm quen với
toán”.
- Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đặc biệt thu hút trẻ với ưu điểm
nổi trội về màu sắc , âm thanh, sự chuyển động linh hoạt.
Nhà trường đã tổ chức được học Bán trú ở khu trung tâm. Cũng từ đó, nhận
thức của một số phụ huynh ngày một quan tâm hơn về việc học của con cái họ,
đây cũng là điều kiện tốt để tuyên truyền cho phụ huynh biết được tầm quan trọng
của ngành giáo dục mầm non và vận động phụ huynh cùng tham gia vào ủng hộ
phế liệu và đóng góp tiền để mua đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học tập của
các cháu ở địa phương.
Bên cạnh những thuận lợi tôi cũng còn gặp không ít khó khăn đó là:
+/ Khó khăn:
Là một xã vùng xa trung tâm huyện, đồng bào dân tộc thiếu số cũng khá đông.
Hầu hết học sinh là bố mẹ làm nông. Đời sống thu nhập của một số phụ huynh
còn thấp nên chưa có điều kiện để chăm sóc giáo dục con cái. Vì thế trẻ ít được
tiếp xúc bên ngoài nên việc vận động cho trẻ 3 tuổi đến trường còn gặp nhiều khó
khăn, hầu như các cháu đến lớp chưa mạnh, chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và


nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng, kích thước, số lượng,
màu sắc.... Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con
nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều cũng làm ảnh hướng tới kết quả học tập của lớp.
Một số trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động, chưa thụ động tiếp nhận
kiến thức.
- Số lượng đồ dùng, đồ chơi do các công ty sản xuất để phục vụ cho môn LQVT
còn ít chưa được phong phú, giá thành cao.
- Việc ứng dụng CNTT vào giờ học của cô giáo và trẻ còn có nhiều vướng mắc
như: Để xây dựng được những giáo án điện tử hay những trò chơi trên phương

tiện CNTT phải đầu tư tương đối nhiều về thời gian.
- Học sinh đông, phòng học quá chật chưa đủ diện tích theo quy định của lớp
học.
b.Thành công- hạn chế:
b.1. Thành công:
Được sự quan tâm của BGH nhà trường tạo điều kiện cho tôi được đi tham dự
các lớp tập huấn về các chuyên đề tại PGD& SGD.
Được sự quan tâm của các đồng nghiệp đã giúp đỡ góp ý chân thành cho tôi
trong các tiết dạy thao giảng, Hội giảng, cách làm đồ dùng để phục vụ cho mỗi
tiết dạy.
Sự hỗ trợ về phế liệu của các bậc phụ huynh để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
để phục vụ cho một số tiết dạy và học.
Bằng những kinh nghiệm và sự nổ lực của bản thân đã giúp tôi hoàn thành
được SKKN và đã đưa vào áp dụng giảng dạy tại lớp mẫu giáo mầm 1 được BGH
và đồng nghiệp, các bậc phụ huynh công nhận, mến mộ và được tất cả giáo viên
trong trường đều áp dụng vào để dạy cho học sinh. Cũng từ đó dần dần thu hút
được phụ huynh đưa trẻ đến trường.
b.2. Hạn chế:
Mỗi năm nghiên cứu một đề tài SKKN cũng không có nhiều thời gian. Vì
trong một năm học chúng tôi không chỉ giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mà
còn phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác nữa. Nên để nghiên cứu một đề tài
SKKN không tránh khỏi sự lúng túng và sự thiếu sót của đề tài.
Trẻ chưa được học qua nhóm, lớp nhà trẻ nên việc thực hiện đưa trẻ ổn định
vào nề nếp học tập phải mất khá nhiều thời gian.
c. Mặt mạnh – mặt yếu:
+/ Mặt mạnh:
Năm học 2013- 2014 Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn triển khai và
thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới theo kế họach của phòng giáo dục quy định.
Nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền vận
động cán bộ, giáo viên, thực hiện tốt các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi

đua "Dạy tốt, học tốt", phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự
học và sáng tạo” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Ban lãnh đạo tổ chức họp chuyên môn, sinh hoạt tổ theo định kỳ, để các đồng
nghiệp thảo luận về những điểm mạnh, điểm yếu của các đồng chí qua các đợt


dạy thao giảng, dự giờ đột xuất để giáo viên nắm bắt các kiến thức, phát huy các
điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
Bản thân cũng biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc dạy và học, muốn có
bài dạy hay đảm bảo về nội dung, chất lượng, phù hợp với lúa tuổi trẻ thì phải học
hỏi từ đồng nghiệp, sưu tầm qua sách báo, trên mạng, phải đầu tư về kinh phí mua
máy tính, kết nổi mạng Itơnet để thuận tiện tham khảo tài liệu, tham khảo các giáo
án, bài dạy hay để đúc rút kinh nghiệm. Trong tiết dạy biết cách chuyển đổi các
hình thức tổ chức, cách lồng ghép tích hợp các môn học phù hợp tạo cho tiết học
sinh động để lôi cuốn trẻ chú ý vào tiết học nên trẻ rất hứng thú học.
Thường xuyên sưu tầm phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp đưa vào
giảng dạy để gây hứng thú cho trẻ.
Tích cực tham mưu với Ban lãnh đạo, chuyên môn xin hỗ trợ kinh phí để mua
sắm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học.
Được lòng tin của nhân dân nên việc tuyên truyền phụ huynh quyên góp phế
liệu, hỗ trợ tiền mua sắm đồ dùng, đồ chơi và nổi bật nhất phụ huynh đã ủng hộ
tiền mua ti vi 35 in màn hình mỏng cho học sinh học.
Từ thực tiễn trên bản thân cũng không tránh khỏi các mặt yếu của mình.
+/ Mặt yếu: Trong tiết dạy đôi lúc xứ lý các tình huống chưa được kịp thời,
bản thân là người miền trung nên lời nói còn hơi nặng, cách phát âm đôi lúc chưa
được chuẩn.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Bản thân luôn xác định được rõ với mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của năm học
là “ Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tăng cường công tác quản lý, chăm
sóc giáo dục trẻ”.

Giáo dục là một vấn đề luôn nhận thức được sự quan tâm hết sức đặc biệt ở nước
ta. Trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế của đất nước như hiện nay, giáo dục
lại càng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nghị quyết TW 2 Khóa VIII nêu rõ:
“Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Nhận thức được
tầm quan trọng của giáo dục nên tôi luôn tìm cách nghiên cứu, đổi mới đưa ra một
số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó phải kế đến
vấn đề: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen
với toán”.
Như chúng ta đã biết: các bậc làm cha, làm mẹ sinh con ra ai cũng muốn được
gửi gắm con mình được vào một môi trường giáo dục tốt nhất, an toàn nhất. Do
đó, trong quá trình giảng dạy người giáo mầm non luôn là người có tính sư phạm
cao, phẩm chất đạo đức tốt, sự cộng tâm và tình yêu đối với trẻ thơ “Cô giáo như
mẹ hiền”. Trong sự qua lại giữa giáo viên và các cháu với yêu cầu đặt ra phải phù
hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình dạy học đó
là:
- Giáo viên là người bạn, là người mẹ của trẻ luôn xem trẻ là trọng tâm để từ đó
có những tác động giúp trẻ khám phá được thế giới xung quanh.
- Người giáo viên luôn lắng nghe và chia sẽ với trẻ để khơi gợi tính tò mò, lòng
ham hiểu biết của trẻ. Như thế trẻ mới phát triển nhận thức và tiếp thu bài một
cách có hiệu quả hơn.


Vì vậy để đáp ứng theo yêu cầu phát triển của xã hội, từng bước nâng cao dần
chất lượng, hiệu quả giáo dục của xã nhà, nâng cao dần chất lượng giáo dục của
học sinh ngang tầm với sự phát triển chung của đất nước. Chính vì lí do đó mà
nguyên nhân tác động cho tôi luôn không ngừng sự năng động, sáng tạo, tự tìm tòi
học hỏi về năng lực chuyên môn để tạo cho mình một thương hiệu “Luôn vì trẻ
thơ”. Làm giáo viên cũng như các nhà kinh doanh, sản phẩm của các nhà kinh
doanh là hàng hóa, sản phẩm của người giáo viên là học sinh. Biết được cách
nghĩ, cách làm, cách thực hiện. Cứ vào đầu năm học mới lớp tôi luôn nhận được

sự tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh lớp tôi năm nào cũng đông. Đó
chính là nguyên nhân và các yếu tố trên đã tác động cho tôi.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
+/ Nghiên cứu tình hình:
- Quan sát thực tế.
- Tham khảo tài liệu sách, báo toán học mầm non.
- Chương trình hướng dẫn tổ chức thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi.
- Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
- Một số tạp chí toán học GDMN.
- Tìm hiểu trên CNTT về chương trình GDMN.
+/ Thực trạng:
Như chúng ta đã biết bộ môn cho trẻ làm quen với toán được phân bố đồng
đều trong chương trình giảng dạy mầm non 3 độ tuổi. Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ,
mẫu giáo lớn. Theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đối với
đồ dùng trực quan để dạy một số giải pháp cho trẻ làm quen với toán cũng cần
nhiều về số lượng và yêu cầu đồ dùng trực quan của từng tiết cũng khác nhau và
phức tạp dần lên, cần có đồ dùng trực quan chuẩn và chính xác về màu sắc, hình
dạng..v.v.
Bộ môn làm quen với toán là một bộ môn hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào tiết học nếu
như giáo viên đầu tư kỷ lưỡng về tiết dạy, chuẩn bị tốt nội dung, phương pháp, đồ
dùng, đồ chơi, biết chuyển đổi đội hình, lồng ghép, tích hợp các chủ đề, trò chơi
phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hướng dẫn của giáo viên thường hay
mắc phải một số nhược điểm sau:
Khi dạy trẻ làm quen với môn học toán còn nhiều bất cập bởi vì đồ dùng
trực quan còn ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến luyện tập ít nên tiết học chưa đem lại kết
quả như mong muốn, hình thức chưa phong phú, một số nội dung chưa được khắc
sâu.
Giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa được lưu loát, chưa phát huy
được tính tích cực của trẻ khi tham gia vào các hoạt động.
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học cũng chưa thường xuyên.

Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, khi đọc các chữ số còn ngọng. Trẻ chưa thực sự
hứng thú với bộ môn này.
Về nhận thức của trẻ :
Do đặc điểm tâm lí của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò nên trẻ không
chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài hoặc trẻ nói nhiều. Chính vì vậy nếu
không có đồ dùng trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật đối
tượng nhận biết thì trẻ dễ bị phân tán ít chú ý, mức độ hứng thú không cao, trí


thức lĩnh hội được không sâu và hay bị quên. Vì thế khi trẻ tập hợp số lượng, đặt
chữ số tương ứng hay bị nhầm, đếm hay nhảy cóc, chưa nhận dạng đúng kích
thước- hình dạng, định hướng trong không gian chỉ định hướng được một đến hai
phía, nhầm lẫn về thời gian như (buổi sáng thì nói buổi trưa hoặc buổi tối), chưa
nhận biết và phân biệt được các hình.
Với kết quả khảo sát trên trẻ vào đầu năm học tôi rút ra được một số vấn đề như
sau:
- Trẻ hứng thú tham tiết học (đặc biệt là môn học toán) chỉ đạt: 45-50%.
- Trẻ biết tập hợp số lượng và chữ số- phép đếm là 30-35%.
- Biết kích thước- hình dạng là 25-30%.
- Định hướng trong không gian 30-35%.
- Định hướng về thời gian 20-30%.
- Nhận biết, phân biệt được các hình (hình vuông, tròn, chữ nhật) 30-35%
- Biết trả lời câu hỏi 30-35%.
Nhìn vào thực tế tôi thấy kết quả còn thấp so với yêu cầu, mục tiêu của bộ môn
toán. Vì vậy tôi luôn băn khoăn trăn trở tìm ra mọi giải pháp phù hợp để giúp trẻ
học tốt bộ môn này. Thông qua giờ học phát triển nhận thức trẻ biết thể hiện tính
tò mò ham hiểu biết, óc quan sát, phán đoán, khả năng phân loại, so sánh, nhận
xét:( theo đặc điểm, số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc …) về sự vật, đồ
vật, con người.v.v..
Từ những vấn đề trên việc tìm ra giải pháp tốt nhất để hình thành những biểu

tượng toán sơ đẳng cho trẻ 3-4 tuổi một cách chính xác bền vững khắc phục được
những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực
là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay. Vì thế tôi đã đưa ra
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với toán” như
sau:
II.3. Giải pháp, biện pháp
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
+/ Mục tiêu của một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm
quen với toán”:
*/ Xác định được nội dung và nhiệm vụ trong từng nội dung cụ thể giúp trẻ
mẫu giáo Bé làm với các biểu tượng ban đầu về toán:
a.1) Tập hợp - số lượng và chữ số - phép đếm :
- Dạy trẻ biết đếm đến 3 để nhận biết số lượng các phần tử của nhóm đồ vật
trong phạm vi , trả lời câu hỏi: bao nhiêu? có số lượng là mấy?
- Dạy trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm và đếm để nhận biết mối quan hệ, trả lời
các câu hỏi số lượng nào nhiều hơn? nhiều hơn mấy? Thực hiện một số phép biển
đổi đơn giản như thêm bớt một số lượng vào nhóm đồ vật cụ thể:
- Dạy trẻ sử dụng và nhận biết các số từ 1- 5 để chỉ số lượng các phần tử của
nhóm đồ vật.
Ví dụ: Chủ đề bản thân . Cho trẻ xếp số lượng Búp Bê xuống sàn nhà, cho trẻ
đếm số lượng, Cô hỏi 1 con Búp Bê tương ứng chữ số mấy? cho trẻ đặt số tương
ứng 1-1, tương tự cho trẻ xếp số lượng tương ứng với chữ số từ 1-5. Sau đó cô tổ
chức cho trẻ chơi: Hãy về đúng chỗ của mình. Bạn có chữ số 1 về ngồi đầu hàng,
bạn có chữ số 2 về đúng cạnh bạn số 1 tương tự và cho trẻ ngồi theo hàng ngang


từ số 1 đến số 5. Cô thay đổi các hình thức cho trẻ chơi số lẽ chạy về ngồi trước
(1,3,5), số chẵn về sau.
- Chia các nhóm đồ vật cụ thể có số lượng trong phạm vi 4 thành 2 phần.
Ví dụ: tổ chức cho trẻ ngồi theo nhóm, 1 nhóm chia theo ý thích, 1 nhóm chia

theo yêu cầu và ngược lại. Để cho trẻ có hình thức thi đua.
a.2) Kích thước
- Dạy trẻ biết thực hiện về kích thước so sánh “to hơn – nhỏ hơn”, cao hơn – thấp
hơn, để nhận biết kích thước và mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng.
Ví dụ: Khi dạy trẻ về kích thước “To hơn – nhỏ hơn”. Chủ đề thế giới động vật,
tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện về hai anh em Gấu con cùng chơi trò chơi bò
chui qua 1 chiếc cổng và đưa ra tình huống: Gấu em nhỏ hơn nên Gấu anh
nhường cho Gấu em chui qua cổng trước, Gấu em thì chui qua rất dễ dàng còn
Gấu anh chui sau nhưng cứ loay hoay mãi mà vẫn không chui qua cổng được. Để
trẻ suy nghĩ vì sao Gấu anh không chui qua cổng được? Còn Gấu em lại chui dễ
dàng? Như vậy nội dung bài dạy được đưa ra rất tự nhiên và trẻ rất hào hứng tìm
cách giải quyết. Sau đó tôi lại cho 2 con gấu cùng ngồi cạnh với nhau để cho trẻ
tiếp tục nhận xét và đặt ra câu trả lời.
Ví dụ: “Cao hơn – thấp hơn” Chủ đề gia đình.
Tôi giới thiệu sắp tới có hội thi “Người mẫu thanh lịch” hai anh em sinh đôi ban
Kim Đan cũng đăng kí đi thi đấy các con ạ, hôm nay cô tổ chức đo chiều cao nếu
bạn nào đủ kích thước mới được tham gia , khi đo cho 2 trẻ lên gần bờ tường đo,
đo xong cô đánh dấu dùng thước đo cho trẻ đếm số đo, cô gắn số tương ứng, cho
trẻ so sánh 2 bạn (Hai bạn bằng nhau). Bạn Duy cũng tham gia dự thi cô tiếp tục
đo và ghi số tương ứng, cho trẻ so sánh số đo, hỏi trẻ bạn nào cao hơn? Có số là
mấy? bạn nào thấp hơn có số đo là mấy? lúc này cho 3 trẻ đứng cạnh nhau. Thế
bạn nào đủ chiều cao đi thi… Với cách làm này trẻ rất hứng thú học và tham gia
vào các hoạt động và cũng biết được số đo của mình, biết mình thấp hơn phải cố
gắng ăn, uống… Giải pháp này không chỉ giúp trẻ học tốt phép đo mà còn biết
chăm sóc sức khỏe nữa. Cô đo 1 vài trẻ sau đó cho từng trẻ lên đo cho bạn.
a.3) Hình dạng:
- Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối: khối tam giác, khối vuông, khối chữ nhật.
Nhận biết đặc điểm rõ nét của các khối như: Số mặt, hình dạng các mặt của từng
loại khối.
- Cho trẻ chọn hình theo mẫu của cô, trẻ nói tên hình đã chọn.

- Phân biệt các hình qua những dấu hiệu bề ngoài rõ nét như: Hình tròn lăn được
do tính chất của đường bao quanh, hình vuông với hình chữ nhật giống nhau ở
chỗ là đều có 4 cạnh, nhưng khác nhau ở chỗ là hình vuông có 4 cạnh dài bằng
nhau còn hình chữ nhật thì có 2 cạnh dài hơn.
- Qua đó phát hiện sự giống nhau và khác nhau giữa các khối.
Ví dụ: Khi cho trẻ ôn nhận biết các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
hình chữ nhật. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện sáng tạo về vương quốc các hình,
hình học. Với các nhân vật là các hình ai cũng cho mình là đẹp nhất và tôi đã lồng
đặc điểm các hình qua lời thoại của các nhân vật: “Hình vuông nói: Tôi đẹp nhất


vì tôi có các cạnh bằng nhau, hình tròn nói tôi đẹp nhất vì tôi có đường tròn bao
quanh,….” Với cách làm này tôi nhận thấy trẻ rất thích thú nghe chuyện và kiến
thức tôi cung cấp cho trẻ cũng rất tự nhiên không gò ép.
a.4) Định hướng trong không gian:
Dạy trẻ biết xác định vị trí đồ vật so với các hướng cơ bản của bạn khác hay
của đối tượng khác: Phía trên - Phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải - tay trái.
Ví dụ 1: Xác định phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải - tay trái
của bản thân bằng cách cho trẻ ngẩng đầu lên hay cúi đầu xuống để có thể nhìn
thấy vật ở vị trí nào đó; phía trước - phía sau được xác định trẻ có nhìn thấy vật đó
ở trước mặt hay không? Tiếp tục cho trẻ xác định bằng cách khó hơn như cho trẻ
đội mũ, chân đi dép, phía trước có bông hoa, sau lưng cho trẻ mang cặp và lần
lượt hỏi các phía. Khi trẻ đã xác định được các phía tôi tiếp tục cho trẻ xác định
đối tượng khác.
a.5) Xác định về thời gian:
Biểu tượng này được dạy ở mọi lúc, mọi nơi và các môn học khác.
- Qua các thời điểm sinh hoạt trong ngày, qua cách trò chuyện, thảo luận... để
giúp trẻ nhận biết ngày - đêm.
Ví dụ: Cô và trẻ trò chuyện về một ngày của bé như: Ban ngày bé đi đến
trường mẫu giáo để được học, để ăn cơm, đi chơi công viên. Bố mẹ, cô giáo đi

làm...Ban đêm bé đi ngủ.
- Cho trẻ xem các bức tranh vẽ về cảnh sinh hoạt của gia đình vào ban ngày,
ban đêm; nghe các câu chuyện nói về ban ngày, ban đêm.
*/ Tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
- Môi trường tổ chức các hoạt động học tập (hoạt động tạo hình, âm nhạc, vận
động...) Môi trường tổ chức vui chơi... phù hợp theo từng chủ đề.
- Giáo viên phải xác định rõ mục đích của mỗi loại tranh ảnh, đồ dùng, đồ
chơi...,để giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi, nghĩ ra nhiều cách chơi đáp ứng việc
cung cấp và cũng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
Ví dụ: Tranh mảng tường có thể sử dụng để giới thiệu chủ đề, cung cấp kiến
thức, kinh nghiệm cho trẻ hoạt động. Khi làm đồ dùng, đồ chơi giáo viên gợi ý
cho trẻ tìm ra những dấu hiệu để trẻ củng cố các kiến thức như: Về số lượng, hình
dạng, kích thước.v.v.
- Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các bước
mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại đồ chơi để
đưa vào hoạt động học.
Ví dụ: Chủ đề động vật: Cho trẻ tham quan góc sách, hỏi trẻ trên giá sách hôm
nay có gì đổi mới? có bao nhiêu con vật? Cô cháu mình cùng đếm, đọc chữ số,
các con vật này sống ở đâu? Thế con Voi và con Lợn con nào cao hơn, con nào
thấp hơn. Quyển sách hình gì?, tìm xem có cái gì có hình khối? (hộp đất
nặn),.v..v..
*/ Phát huy tối đa, tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
- Để phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ tôi đã lựa chọn nội
dung hoạt động phù hợp với yêu cầu giáo dục, hứng thú và kinh nghiệm của trẻ.
Trước khi bắt đầu cho trẻ làm quen với kiến thức mới giáo viên tổ chức cho trẻ


hoạt động ngoài giờ để trẻ được trao đổi, trò chuyện, thảo luận tự thể hiện và đưa
ra ý kiến cho mình, qua đó giáo viên quan sát, theo dõi, trò chuyện, lắng nghe ý
kiến, nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ, khảo sát xem trẻ đã biết

những gì, hạn chế những mặt nào, trẻ đang hứng thú với cái gì và có thể làm được
gì?...Từ đó giáo viên đưa vào hoạt động những vấn đề trẻ đang quan tâm, mong
muốn được khám phá.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài học về phép đo, trong buổi chơi tự do ngoài sân giáo
viên đưa ra gợi ý: Cô đố các con trong 2 cái ghế băng này cái ghế nào dài hơn?
Bằng cách nào mà con biết được?.....
Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động LQVT giáo viên luôn quan sát, theo
dõi, nắm bắt kịp thời xem trẻ đã hiểu được đến đâu, còn hứng thú hay không, nếu
các nội dung cô đưa ra không còn hứng thú với trẻ thì nghĩ ngay đến phương án
kết thúc và chuẩn bị kế hoạch một nội dung khác lạ hơn, dễ hấp dẫn hơn. Điều
quan trọng là với mỗi nội dung mới được khám phá, tìm hiểu cô giáo phải chú ý
khêu gợi cảm xúc, hình thành mối quan hệ thái độ đúng đắn và mong muốn hiểu
biết của trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu cách so sánh chiều dài của 2 cái ghế, nếu thấy trẻ đã
biết và chán không thích nữa thì giáo viên gợi ý tiếp. Các con xem ngoài việc xem
cáí ghế nào dài hơn, cái ghế nào ngắn hơn thì chúng ta có thể đo chiều nào nữa
không? (Đo chân của ghế nữa ạ), đo chân của ghế thế thì ta biết được điều gì?
(Biết được cái ghế nào cao hơn, cái ghế nào thấp hơn). Như vậy là ta đã đo được
chiều cao của ghế rồi đấy.
Trong quá trình dạy trẻ học toán giáo viên chú ý gắn nội dung kiến thức với
môi trường sống xung quanh trẻ vào những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống để
giúp trẻ dễ nhớ và khắc sâu kiến thức hơn. Ngoài ra cô giáo yêu cầu trẻ về nhà
quan sát, tìm hiểu, sưu tầm, thu thập tranh ảnh, hiện vật sau đó đưa đến lớp để mô
tả, trưng bày, thảo luận cùng chia sẻ kinh nghiệm.
Ví dụ: Qua tiết học về phép đo ở trên giáo viên có thể hỏi trẻ tại sao 2 cái ghế
băng lại làm cái dài, cái ngắn, cái cao, cái thấp...(Cái cao để cho các anh chị ở lớp
mẫu giáo lớn sử dụng, còn cái thấp để con, các em nhỏ hơn mới có thể tự ngồi lên
ghế được).
Sau các tiết học về hình khối cho trẻ liên hệ xem trong lớp, ở gia đình các con
có đồ vật gì có dạng khối tam giác, khối vuông, khối chữ nhật (Quả bóng dạng

khối cầu, hộp sữa ông thọ, hộp sữa em bé ăn dạng khối trụ, hộp sữa dây cô gái Hà
lan có dạng khối chữ nhật, hộp sữa đậu nành Fami có dạng khối vuông...)
Đối với tiết dạy về số lượng cô giáo yêu cầu trẻ về nhà gom các tờ lịch được
bóc ra sau mỗi ngày tập hợp lại để mỗi cháu có một ngân hàng các chữ số. Tất cả
các tiết học cô giáo đều đưa ra phần liên hệ thực tế và giao nhiệm vụ cho trẻ một
cách cụ thể.
*/ Tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ và tìm hiểu phương
thức.
Trong khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên chú ý đưa ra câu hỏi để trẻ dùng
kinh nghiệm của bản thân trao đổi với nhau, tiếp đó tôi nêu ra vấn đề mà tất cả trẻ
đều đang muốn biết để nhằm tập trung sự chú ý, gây sự tò mò, kích thích nhu cầu
muốn tìm hiểu của trẻ.


Thông thường khi tạo tình huống có vấn đề tôi áp dụng cách đưa dần từ đơn
giản đến phức tạp, từ những câu hỏi dễ đến những câu hỏi khó, để nâng dần yêu
cầu lên đồng thời tôi dành thời gian để khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi và đưa ra
các tình huống có vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy trẻ chia nhóm đồ vật có số lượng 4 thành 2 phần (Sử dụng đồ
vật - Chủ điểm thế giới thực vật) cô đặt câu đố giới thiệu để gây sự chú ý tò mò
của trẻ: “Quả gì nhiều mắt; khi chín nứt ra; Ruột trắng nõn nà; Hạt đen nhanh
nhánh” khi trẻ trả lời cô cho trẻ xem quả na, hỏi trẻ các con đã được ăn quả na
chưa, khi ăn quả na ta phải làm gì? (Nhả hạt)….. Đúng rồi ăn quả na không chỉ
ngon và còn có nhiều chất bổ mà hạt quả na còn làm đồ chơi nữa đấy? cô cũng ăn
quả na và cô cũng góp được rất nhiều hạt, hôm nay cô cùng các con làm gì từ
những hạt na này nhé? Các con sẽ làm gì nào? Đếm xem có bao nhiêu hạt na? Có
bao nhiêu cách chia số lượng 4 hạt na thành 2 phần?
Tôi động viên trẻ suy nghĩ cùng tham gia xây dựng, bàn bạc đưa ra phương án
tìm câu trả lời, tìm cách giải quyết các vấn đề, bằng cách tôi không trả lời hết các
câu hỏi đã đưa ra mà tôi động viên trẻ tự suy nghĩ và tìm câu trả lời. Trường hợp

trẻ không tìm ra câu trả lời tôi gợi ý với câu hỏi dễ hơn để trẻ có thể trả lời được
mới thôi.
Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật: Chia 4 đối tượng thành 2 phần theo các cách
sau: 1 và 3, 2 và 2.
Để gây sự hứng thú và nâng dần kiến thức cho trẻ trước hết tôi yêu cầu trẻ chia
theo ý thích, sau đó chia theo yêu cầu của cô, thực hiện qua nhiều lần chia để trẻ
rút ra được là 4 đối tượng thì có 2 cách chia (Tức là đã giúp trẻ khái quát hóa tri
thức rút ra kết luận).
*/ Tổ chức tốt các hoạt động khám phá, thực hành trải nghiệm để trẻ tự giải
quyết vấn đề.
Đây là biện pháp có ý nghĩa lớn đối với quá trình nhận thức của trẻ, vì nó phù
hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ và là cốt lõi của đối mới phương pháp dạy
học, trẻ là trung tâm của chủ thể của quá trình nhận thức, trẻ phải được thực hành
được làm các phép thử sai, được trải nghiệm để đi đến nhận thức, các bài học toán
đều phải cho trẻ luyện tập và phải luyện tập nhiều lần dưới nhiều hình thức khác
nhau, luyện tập cũng phải từ dễ đến khó.
Ví dụ: Dạy trẻ về phép đo trước hết cho trẻ chọn đơn vị đo, dùng một đơn vị đo
để đo các đối tượng kích thước bằng nhau để trẻ nhận thấy chúng cùng có số đo
(Kết quả giống nhau).
Sau đó cho trẻ dùng một đơn vị để đo các vật có độ dài khác nhau để trẻ nhận
thấy chúng có số đo khác nhau, vật nào dài hơn thì đo được nhiều lần hơn, rồi cho
trẻ đo các vật có độ dài bằng các đơn vị đo khác nhau để trẻ nhận thấy độ dài
bằng nhau nhưng thước đo khác nhau thì có số đo khác nhau (Kết quả khác nhau).
Để hoạt động khám phá, trải nghiệm của trẻ diễn ra đưa lại kết quả cao, tôi
đặc biệt quan tâm đến điều kiện như: Thời gian cho trẻ được tự hoạt động, không
gian hoạt động (Trong phòng học phải có chỗ đủ rộng để trẻ hoạt động), đồ dùng
để thực hiện (Các học liệu để trẻ học toán phải đủ cho tất cả các cháu, phong phú
về chủng loại, hấp dẫn về màu sắc).



Để gây hứng thú kích thích sự tò mò, hồi hộp chờ đợi của trẻ đối với hoạt
động khám phá, tôi thường thấy tiến hành trò chuyện thu hút sự tham gia của tất
cả các trẻ. Trên cơ sở kích thích kinh nghiệm sống của trẻ, lần lượt đưa ra các câu
hỏi như: Điều gì xảy ra khi ? cháu nghỉ gì? làm thế nào để biết được điều đó?
cháu sẽ làm như thế nào? có cách nào khác nữa không?
Ngoài ra tôi còn kích thích trẻ đặt ra các câu hỏi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,
trẻ được suy nghĩ , tìm tòi các câu hỏi do mình nghĩ ra.
Ví dụ: Sau khi trẻ đã tìm hiểu về khối chữ nhật, tôi cho trẻ quan sát khối chữ
nhật đó và đưa ra một lời đề nghị như: các con hãy suy nghĩ và hỏi bạn một câu
hỏi về khối chữ nhật này. (Khối chữ nhật có mấy mặt ? các mặt là hình gì?). Và
kích thích trẻ khác đặt ra câu hỏi không giống với trẻ trước. Tôi còn sử dụng các
câu hỏi như: “con có hỏi gì thêm nữa không? con có hỏi bạn điều gì nữa
không” .v..v..?.Và sau mỗi lần trẻ nêu câu hỏi cô giáo khen ngợi trẻ như: “câu hỏi
của con rất hay”, “một câu hỏi rất thông minh...”
*/ Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo:
- Cho trẻ tham gia vào các trò chơi đòi hỏi sự thông minh, nhanh trí như “thi
đua xem ai có phản đoán chính xác hơn, ai nghĩ ra được nhiều cách hơn, ai có thể
làm tốt hơn, nhanh hơn”.
- Các loại đồ dùng đồ chơi cũng sử dụng nhiều cách khác nhau, tạo cho trẻ
nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội để khám phá, thỉnh thoảng tôi lại thay đổi nguyên
vật liệu, chủng loại đồ dùng đồ chơi, thay đổi cách sắp xếp để tạo ra sự bất ngờ
và khuyến khích trẻ sử dụng ....
Ví dụ: Đố trẻ tìm hiểu chữ số trên lịch treo tường, các chữ số trên biển xe
máy, hay hỏi trẻ: nhà nào cao hơn? con vật nào to hơn?.v.v ..
Khi trẻ đã thực hiện được tôi luôn chú ý khâu động viên, khen ngợi để trẻ
thích thú và có sự tự tin khi bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể và cô giáo.
- Để phục vụ cho các tiết học về số lượng, tôi tổ chức cho trẻ vẽ các đồ vật,
con vật, đối tượng theo chủ điểm, sau đó tôi sẽ lưu lại một số tranh đẹp, cắt gián
các chi tiết cần thiết rồi dán lên bìa cứng để trẻ sử dụng trong tiết học.
- Để trẻ dễ liên hệ giữa số lượng và các khối đã học tôi đã tận dụng các ngày

sinh nhật của trẻ, cho trẻ gói quà tặng nhau bằng các khối do tôi làm từ bìa để trẻ
quan sát và nhận xét (Số lượng các khối bằng tháng sinh của trẻ).
- Trong bài tập đo độ dài bằng các đồ dùng khác nhau, tôi và trẻ làm một số đồ
dùng để đo như: Vẽ, tô màu và cắt theo hình bông hoa, bàn tay, bàn chân...Rồi
dùng các đồ dùng này làm thước đo chiều dài các đối tượng.
*/ Tăng cường sử dụng trò chơi trong dạy trẻ làm quen với toán.
- Trẻ lứa tuổi mầm non là “Chơi mà học, học mà chơi”. Vì thế hoạt động vui
chơi luôn tạo không khí vui vẻ, thoái mái và trẻ học được nhiều điều mà chúng ta
không nhìn được trực tiếp bằng mắt, qua chơi trẻ học được cách thức giao tiếp và
hành vi ứng xử với những người xung quanh, phát triển lời nói và nhận thức, rèn
luyện các kỹ năng sử dụng và bảo vệ các đồ dùng xung quanh, học cách nhường
nhịn, chia sẻ với bạn bè, rèn luyện ý chí và sự chú ý trong khi chơi.
- Để hoạt động chơi có ý nghĩa trong việc học toán của trẻ 3 – 4 tuổi, tôi phải xác
định rõ mục đích, nội dung kiến thức về toán cần đưa đến với trẻ rồi mới lựa
chọn trò chơi hoặc sáng tác, cải tiến thành một trò chơi mới, trò chơi đó phải đảm


bảo cả 2 yếu tố: Là trẻ được chơi và trẻ học toán qua trò chơi đó, phát huy được
tính chủ động, tự lực và sáng tạo của trẻ.
- Các trò chơi phải đảm bảo luyện các bài tập từ dễ đến khó, xen kẽ các trò chơi
đơn lẽ của cả nhân, trò chơi tập thể, trò chơi cho từng nhóm, xen kẽ các trò chơi
tĩnh là trò chơi động, tạo cho trẻ cảm giác thoái mái đảm bảo nguyên lý “Học mà chơi,
chơi mà học”.
- Các trò chơi có thể sử dụng trong khi tổ chức các hoạt động chung (tiết học
hoặc tổ chức khi cho trẻ hoạt động ở các góc, hay tổ chức ôn luyện ở mọi lúc mọi
nơi). Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sử dụng rất nhiều trò chơi cho trẻ học toán.
Ví dụ 1 :Cho trẻ chơi trò chơi “Tập đếm” để dạy trẻ đếm thành thạo trong phạm
vi 5, bằng cách cho trẻ đứng liên tiếp từ 1 – 5 trẻ đứng thứ nhất đếm 1, trẻ đứng
thứ 2 đếm 2...Tương tự hình thức đếm số xong lượt cho trẻ thay đổi vị trí và đếm
lại.

Ví dụ 2: Để cho trẻ biết được khái niệm số đứng trước, số đứng sau, số liền kề
tôi đã sử dụng hình thức câu hỏi gợi ý: Bạn đứng trước bạn Duy (số 3) là bạn
nào? (bạn Trúc Linh). Bạn Trúc Linh có chữ số mấy? (Số 2) bạn đứng kề sau bạn
Duy là bạn nào? có chữ số mấy? (Là bạn Khoa có số 4). Từ chỗ được cô gợi ý mà
trẻ có thể nhận biết được số liền kề trước số 3 là số 2, số liền kề sau số 3 là số
4..v.v.
Ví dụ 3: Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm giúp bạn”. Sử dụng khi dạy đề tài “Xác
định phía phải, phía trái của bạn khác, của các đối tượng khác có sự định hướng”.
Tiến hành tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 bức tranh có các bạn nhỏ đang cầm gang tay,
tất chân (Mỗi bạn ở mỗi loại còn thiếu một chiếc) ở hàng dưới vẽ chiếc thiếu còn
lại yêu cầu trẻ tìm và nối đúng chiếc còn thiếu cho mỗi bạn.
Ví dụ 4: Trò chơi “Đôi bạn về đúng nhà” dạy ôn về phép đếm, thêm bớt, hình
dạng: Tôi làm các quân lô tô bằng các hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn,
mặt lô tô là các hình ảnh tùy thuộc vào chủ điểm (Thực hiện ở chủ điểm nào thì
tôi làm các biểu tượng trong chủ điểm đó, có thể là những bông hoa, quả, đồ dùng
ngành nghề, phương tiện giao thông...) Nhưng số lượng các biểu tượng đó là phép
chia từ số lượng của một nhóm đối tượng mà mình đang dạy (Tính theo cặp, dạy
số lượng 4) 1 quân lô tô có 1 quả xoài, quân kia có 3 quả, cặp còn lại mỗi quân có
2 quả. Khi chơi yêu cầu trẻ phải chọn được bạn theo cặp đủ số lượng 4 quả xoài
để về cây xoài hay đủ số lượng 4 quả gấc để về vườn gấc...áp dụng dạy ở chủ
điểm PTGT thì thay thế các biểu tượng và đổi tên trò chơi là về đúng bến...
Nhằm gây hứng thú và kích thích trẻ hoạt động đồng thời làm cho hoạt động
thêm vui nhộn hấp dẫn tôi đặc biệt chú ý sử dụng yếu tố thi đua giữa các nhóm,
tổ, cá nhân với nhau. Đối với yếu tố này cũng phải chú ý sự hợp lý chứ không quá
lạm dụng, nếu lạm dụng thì trẻ chỉ chú ý đến thắng thua của tổ, nhóm mình mà lơ
là đến kiến thức toán.
- Trò chơi “Thi ai nhanh” sử dụng khi dạy về hình dạng từ các hình tròn, hình
vuông, chữ nhật, tam giác tôi gắn các hình vào bàn cờ sau đó tôi cho trẻ đi quanh
bàn cờ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh thì trẻ chạy về phía hình mà tôi yêu cầu.
Mỗi lần chơi 3- 4 trẻ. Tiếp tục tôi đổi cách chơi, cho trẻ đứng xung quanh bàn cờ

khi cô xoay bàn cờ kim chỉ vào hình nào thì trẻ đọc tên hình đó, cô tiếp tục cho trẻ
ôn luyện các chữ số tương ứng 1-1 khi kim chỉ vào hình vuông cô hỏi có bao


nhiêu hình vuông tương ứng chữ số mấy? Với cách chơi này trẻ rất hứng thú và
không nhàm chán.
*/ Sưu tầm các trò chơi với toán trên phần mềm KIDSMART và khai thác
các hình ảnh, tư liệu trên mạng.
- Trong phần mềm kidsmart trò chơi tôi thấy ứng dụng được nhiều và hiệu quả
nhất trong việc cho trẻ hình thành các biểu tượng ban đầu về toán đó là “Ngôi nhà
toán học của Milli” với các phần chơi:
+) Máy đếm số: Trên màn hình có máy đếm số hiến thị các chữ số từ 1-5, Tùy
theo ta lựa chọn chế độ khi ta nhấp chuột vào số nào máy sẽ đọc to tên số đó và
lần lượt hiện các con vật để trẻ đếm số lượng tương ứng với chữ số trẻ đã chọn,
trò chơi này rất phù hợp với giờ học về số đếm (Tiết 1).
Ví dụ: Số 5: Đếm đến 5. Nhận biết các nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết số 5.
+) Cùng với máy đếm số còn có trò chơi “Xưởng làm bánh”, “Hãy làm 1 con
bọ” cũng rất hữu hiệu trong việc cho trẻ luyện tập đếm và làm quen chữ số.
+) Với “Chú vịt Donald ngộ nghĩnh”, trẻ cũng nâng cao kỹ năng đếm và làm
quen chữ số nhưng trò chơi này còn ứng dụng được cả trong tiết rèn luyện kỹ
năng thêm bớt cho trẻ.
Ví dụ: Tiết nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 3.
+) Ngôi nhà toán học của Milli còn giúp trẻ hình thành các biểu tượng về hình
khối, sự liên kết giữa các hình khối với nhau. Trò chơi “Hãy xây dựng ngôi nhà
chuột” củng cố biểu tượng về kích thước to, nhỏ với việc cho trẻ lựa chọn các đôi
dày cho bé xíu - bé vừa - bé bự.
Qua các trò chơi trên CNTT phần mềm Kidsmart rất hấp dẫn, thu hút trẻ bởi
những câu nói, tên nhân vật ngộ nghĩnh kích thích trẻ hào hứng tham gia trò chơi.
Trẻ được thử nghiệm và tích lũy kiến thức qua các trò chơi bởi tính ưu việt của trò
chơi đó là trò chơi nào cũng có 2 chế độ khảo sát và yêu cầu.

Các trò chơi này có thể ứng dụng để cung cấp kiến thức cho trẻ trong giờ hoạt
động góc, sau tiết học ôn kiến thức cô vừa cung cấp.
Mạng Internet là một thư viện khổng lồ về mọi thông tin, tư liệu, hình ảnh
...Tuy nhiên trang Web tôi thường truy cập để lấy thông tin về chuyên môn, cập
nhập các giáo án điện tử hay những SKKN có tính ứng dụng cao đó là: Để tìm
kiếm các hình ảnh động ngộ nghĩnh tôi thường truy cập các trang Web của một số
hãng điện thoại như Mobicity, Vinaphone...Cùng với các trang Web về giáo dục,
địa chỉ tôi thường xuyên vào đó để tìm kiếm hình ảnh về mọi lĩnh vực đó là
Google là lực lượng trợ giúp đắc lực cho việc khai thác tìm hiểu tư liệu, hình
ảnh...Các trò chơi này phần mềm KIDSMART trường tôi cũng đã được cài đặt
nên cũng rất tiện dụng vào công tác giảng dạy đặc biệt là bộ môn LQVT.
*/ Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng phù hợp.
- Như chúng ta đã biết đặc trưng của môn học LQVT là tính chính xác và khoa
học, mỗi tiết học cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đòi hỏi phải có đồ
dùng, đồ chơi khác nhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học.
- Bên cạnh đó trên lớp học tôi xây dựng góc tuyên truyền các bậc cha mẹ có đầy
đủ các nội dung cần trao đổi trong ngày (như tên bài học), trong tuần, trong tháng
về các nội dung thông báo sức khoẻ, động viên phụ huynh thu gom phế liệu để
làm đồ chơi, mua đồ dùng học tập cho trẻ. Sau khi phụ huynh đã gom phế liệu


chúng tôi đã làm và trưng bày đồ dùng và giới thiệu cho phụ huynh biết ý nghĩa
của từng loại đồ dùng và phục vụ cho mỗi tiết học. Từ từ phụ huynh không ngần
ngại khi gom phế liệu và cũng từ đó mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh trở
nên gần gũi, hiểu nhau hơn, quan tâm đến việc học của con mình hơn.
+/ Biện pháp:
- Nâng cao trình độ bản thân:
Bản thân mỗi giáo viên luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình, rèn cách đọc
chính xác, viết phải đúng nét, rèn tính kiên nhẫn trong việc dạy trẻ, từ đó uốn nắn
trẻ cách học đọc, cách cầm bút cách tô chữ số, cách sắp xếp số lượng, cách tạo

nhóm, so sánh, phân biệt các hình, các khối. v.v…
Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức.
Dự giờ chéo các khối, nghiên cứu và học tập các chương trình mới do phòng giáo
dục tổ chức.
Tham khảo trên sách, báo tư liệu trên mạng; Đầu tư và làm nhiều đồ dùng, đồ
chơi, tạo các góc học tập trong lớp để trẻ tự tiếp cận và học hỏi mọi lúc, mọi nơi.
- Tạo môi trường học toán:
Tạo môi trường học toán trong và ngoài lớp dưới dạng bảng học số, thẻ số, các
bìa lịch, các loại hộp, góc học toán… Ở các vị trí thuận lợi nhất trong các hoạt
động có chủ định trẻ không bị bỡ ngỡ.
Để nâng cao yêu cầu môn học toán tôi thường xuyên thay đổi các đồ dùng học
tập theo từng nội dung chủ điểm, chủ đề tránh sự nhàm chán và kích thích sự
khám phá ham muốn học hỏi nơi trẻ.
Ví dụ: Ở các góc chơi như góc phân vai, trẻ chơi trò chơi bán hàng, các mặt
hàng có gắn các chữ số hoặc ký hiệu về con vật, đồ vật …, qua đó giúp trẻ ghi
nhớ, tưởng tượng lại ký hiệu của chữ số. Từ đó trẻ nhận dạng được các đồ vật,
con vật mà trẻ cần mua một cách chính xác, nhận được các chữ số trong tập hợp
các chữ số từ số 1 đến số 5. Cho trẻ đọc các chữ số hoặc các bài học theo yêu cầu.
- Trên tiết học:
Hoạt động làm quen với môn học toán là hoạt động tương đối khô khan so với
các hoạt động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô một cách tích cực
và để khắc sâu những kiến thức vừa học tôi lồng ghép các phương pháp “Học mà
chơi, chơi mà học” vào bài dạy.
Thông qua học mọi lúc mọi nơi, hoạt động ngoài trời.
Muốn cho trẻ học tốt môn toán một cách tích cực, giáo viên cần:
Tạo môi trường học toán trong và ngoài lớp một cách phong phú, với nhiều
hình thức hấp dẫn và được thay đổi thường xuyên theo chủ đề.
Tạo tình cảm gần gủi giữa cô và cháu, nắm bắt tâm lý và cá tính của từng trẻ, kiên
nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ học theo phương pháp “Chơi mà học, học bằng chơi”.
Tận dụng các nguyên vật liệu đơn lẻ để làm nhiều học cụ, đồ dùng, đồ chơi và

trẻ học ở mọi lúc, mọi nơi: Bằng giấy mềm, phấn vẽ trên sân…
- Đối với phụ huynh:
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tạo sự gần gủi, tạo niềm tin và thống
nhất trong việc hướng dẫn trẻ học tốt môn toán.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.


- Xếp tương ứng.
- So sánh, sắp xếp theo quy tắc.
- Đo lường
- Hình dạng
- Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
Đánh giá mức độ đạt được của trẻ về nhận thức đánh giá thực hiện cuối chủ đề
và ghi các thông tin về những chủ đề mà trẻ làm được và chưa làm được.
+/ Mục đích
+/ Nội dung
+/ Tổ chức hoạt động
+/ Những vấn đề khác như tình trạng sức khoẻ của các trẻ trong lớp, tổ chức
môi trường hoạt động, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi…
Việc đánh giá trẻ sau mỗi chủ đề nhằm giúp giáo viên xem xét khả năng trẻ
thực hiện mục tiêu và nội dung của chủ đề, nhìn nhận lại các hoạt động của bản
thân và của trẻ; từ đó rút kinh nghiệm, cải tiến, điều chỉnh kế hoạch chăm sócgiáo dục trẻ, triển khai các chủ đề sau được tốt hơn.
Giáo viên ghi lại tình hình thực hiện chủ đề theo phiếu đánh giá thực hiện chủ đề.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Về phía nhà trường: Luôn quan tâm tạo điều kiện chia sẽ, góp ý cho tôi về
chuyên môn khi có vướng mắc hoặc chưa tìm ra cách giải quyết, nhà trường đã có
riêng một tủ đựng tài liệu về sách tham khảo chương trình mầm non theo các độ
tuổi nên cũng rất thuận lợi cho chúng tôi nghiên cứu một đề tài nào đó và đã kết
nổi mạng Internet để cho giáo viên tìm những giáo án hay tham khảo, đầu tư kinh

phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị dạy học. Về cơ sở vật chất tuy học
sinh đông, phòng học chưa đủ diện tích nhưng nhà trường đã quan tâm đáp ứng
nhu cầu đảm bảo 2 cháu 1 bàn, mỗi cháu 1 ghế.
- Về phía học sinh: trẻ học theo đúng độ tuổi nên khi khi tổ chức cho trẻ tham
gia vào các hoạt động thì nhận thức của trẻ cũng khá đồng đều.
- Về phía phụ huynh: Giáo viên đã phối kết hợp sưu tầm nghiên cứu làm đồ
dùng, đồ chơi học liệu cho trẻ, hiểu được tầm quan trọng của chương trình giáo
dục mầm non phụ huynh rất đồng tình và ủng hộ để trẻ học tập tốt hơn.
Tận dụng, nắm bắt được các cơ hội mà nhà trường, phụ huynh học sinh đã quan
tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi đã nghiên cứu đưa ra thực hiện một số giải pháp,
biện pháp thuận lợi và đạt kết quả tốt.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Giáo viên là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, sử dụng khả năng sư phạm
của mình để truyền đạt cho trẻ những kiến thức cơ bản đầu tiên, để trẻ dễ hiểu dễ
cảm nhận được sự vật mà giáo viên đưa ra như: Đề tài: Dạy trẻ về phép đếm, hoặc
về hình dạng…giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể, nắm vững mục tiêu, xác định
được nội dung trọng tâm của bài và nghiên cứu cách làm đồ dùng, đồ chơi phong
phú, đẹp về kiểu dáng, nổi bật về màu sắc, phù hợp với lứa tuổi. Tạo môi trường
cho trẻ hoạt động, cách tổ chức lớp học, phân bố thời gian hợp lý giữa các hoạt
động. Khi truyền đạt cần chú ý học sinh có hiểu được cô đang nói gì? Và yêu cầu
mình phải làm gì? Cô chú quan sát tại sao trẻ không làm được? Tại sao trẻ không


trả lời được câu hỏi của cô? Chỉ có như thế các giải pháp, biện pháp đưa ra trẻ
mới thực hiện tốt.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Sau gần một năm tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp cho trẻ 3-4 tuổi làm
quen với toán”. Tôi nhận thấy trẻ đã tiến bộ hơn rất nhiều, những cháu vốn hiếu
động thích tìm tòi, khám phá khi được tham gia vào các hoạt động, các tình huống
cô tạo ra trẻ rất thích thú và biết hoạt động theo sự chỉ dẫn của cô. Những cháu

trước đây ngồi ngoan thụ động nghe cô không hiểu, đến nay trẻ rất hứng thú tham
gia vào các hoạt động. Điều đặc biệt hơn là trẻ đến lớp đều, thích đi học, tỉ lệ
chuyên cần cao hơn rất nhiều.
Qua các đợt dạy thao giảng được ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và
các đồng nghiệp đánh giá tốt và đã được giáo viên đưa vào áp dụng cho các môn
học toán và làm tiền đề cho các môn học khác tiếp theo.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
Sau thời gian tìm tòi, cải tiến, áp dụng các giải pháp trên, bản thân tôi thấy tự
tin hơn khi dạy bộ môn cho trẻ “Làm quen với toán”, các tiết học tổ chức thoải
mái, nhẹ nhàng, tôi không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng như trước kia.
Đối với trẻ đã tham gia hoạt động tự nguyện, hứng thú, tích cực, biết đưa ra các
nhận xét, ý kiến của mình, sử dụng thành thạo đồ dùng học tập. Đặc biệt là biết tự
tổ chức nhóm bạn cùng hoạt động, biết trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến chung.
Qua kết quả đánh giá chất lượng trẻ vào tháng 1 năm học 2013- 2014, học sinh
lớp tôi đạt được kết quả như sau:
Nội dung đánh giá
Trước khi Tỷ lệ
Sau khi Tỷ lệ
đánh giá
đánh giá
(%)
- Đếm thành thạo các số trong phạm vi 12/35
34,28% 31/35 trẻ 89%
5, thêm bớt, chia nhóm, đồ vật có số
lượng trong phạm vi 5 làm 2 phần
- Định hướng trong không gian (Trên 10/35
28.57% 29/35 trẻ 83%
dưới, phải trái. trước sau)
- Nhận biết, phân biệt được các hình đã 13/35

37,14% 32/35 trẻ 91.42%
học trong chương trình (Hình vuông,
hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác)
- Nhận biết, phân biệt, các khối (Khối
16/35
45%
30/35 trẻ 86%
vuông, khối chữ nhật, khối trụ)
- Nhận biết về kích thước và mối quan 10/35
28.57% 29/35 trẻ 83%
hệ về kích thước.
- Biết trả lời câu hỏi một cách trọn câu, 17/35
48%
32/35 trẻ 91%
biết sử dụng một số thuật ngữ toán học
Lớp tôi là lớp tuy nhỏ nhất trong trường nhưng các cháu rất ngoan, đi học đều
có nề nếp lễ giáo, học tập, vệ sinh tốt. Trong năm học lớp tôi được phụ huynh tự
nguyện đóng góp nhiều nguyên vật liệu tự thu gom được để làm đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho việc dạy và học nói chung và đống góp góp tiền mua đồ dùng, đồ
chơi theo đúng quy định của nhà trường để phục vụ cho việc dạy và học nên trẻ
rất hứng thú học.


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Từ quá trình tìm hiểu trên tôi rút ra bài học cho mình là để nâng cao chất lượng
bộ môn làm quen với toán, bản thân người giáo viên phải thực sự năng nổ, tự học,
tự nghiên cứu, tìm cách cải tiến phương pháp dạy học.
Phối kết hợp với tổ chuyên môn để thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, học hỏi đúc
rút kinh nghiệm qua các giờ dạy của đồng nghiệp và biết lắng nghe tiếp thu ý kiến

góp ý của các đồng nghiệp.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán cô giáo phải tạo ra các tình huống có
vấn đề để phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động của trẻ.
Tạo mọi điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động khám phá của trẻ. Tăng cường
sử dụng trò chơi trong dạy trẻ làm quen với toán. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi
cho trẻ thực hành. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh cùng chăm lo giáo
dục trẻ.
Tìm tòi các hình ảnh, trò chơi trên máy tính, mạng Internet để áp dụng vào giờ
học đạt hiệu quả cao. Đẩy mạnh CNTT vào giờ dạy phù hợp với từng chủ điểm,
chủ đề.
Như vậy dạy trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi LQVT đạt kết quả cao đã góp phần chuẩn
bị cho trẻ một hành trang vững chắc để trẻ bước lên lớp mẫu giáo tiếp theo.
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải không ngừng cải tiến, phương pháp dạy
học phù hợp để khơi dậy tiềm năng toán học ở trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Qua một năm áp dụng các giải pháp nói trên kết quả đem lại có nhiều khả
quan, nên tôi mạnh dạn xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý xây dựng của các
đồng chí, đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp có thẩm quyền để tôi hoàn
thành đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
làm quen với toán” có kết luận sâu sắc, sát thực hơn góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu của xã hội.
2. Kiến nghị:
Rất mong được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn đến
việc đầu cơ sở vật chất, xây dựng thêm phòng học, nhà nội trú cho giáo viên ở xa
để các đồng chí được yên tâm công tác hơn, giảm được tiền thuê nhà, ổn định
được đời sống. Mua thêm các thiết bị như máy chiếu, máy tính, đồ chơi nhằm
phục hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Cung cấp thêm tài liệu,
tranh ảnh, đồ dùng có nội dung phù hợp theo các chủ điểm của chương trình mầm
non mới. Biên chế và phân bố thêm giáo viên, vì trường chúng tôi là trường vùng
sâu, vùng xa, học sinh thì đông mà giáo viên chưa đủ 2 cô/1 lớp, mỗi khi có công

việc đột xuất công tác điều hành giáo viên dạy thay rất khó khăn.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi, tôi hy vọng sẽ góp phần công sức nhỏ
bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả chăm sóc- giáo dục trẻ. Vì điều kiện, thời
gian cũng như năng lực có hạn trong đề tài này không tránh khỏi những hạn chế
và sai sót nhất định. Vì vậy kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



×