Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH
BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Văn Chính

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được nội dung này tôi chân thành biết ơn những ý kiến đóng góp
và sự tận tình hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn Chính cùng những ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Quế Võ, UBND xã Đại Xuân,
UBND xã Chi Lăng, Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Ninh và các hộ gia đình được phỏng vấn
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
trong quá trình thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis
abstract...............................................................................................................x Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1

thiết

1.2.
Mục
........................................................................................2

của

tiêu


đề

tài

nghiên

cứu

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tễn........................................2

Phần
2.
Tổng
quan
..........................................................................................3

tài

liệu

2.1.
Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp
............................................3
2.1.1.

Khái
quát
về
................................................................3

đất



đất

nông

nghiệp

2.1.2.
Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
................................5
2.2.
Hiệu quả sử dụng đất và một số quan điểm về hiệu quả sử dụng
đất.................6
2.2.1.
Khái
quát
hiệu
........................................................................6

quả

sử


2.2.2.
Sự cần thiết
...............................................7

hiệu

quả

phải

đánh

giá

dụng
sử

dụng

đất
đất

2.2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp...........................8
2.2.4.
Quan điểm
.........................................9
2.2.5.

11

đánh

giá

hiệu

quả

sử

dụng

đất

của

FAO

Quan điểm sử dụng đất bền vững ...................................................................
3


2.2.6.
12

Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái.............................................................

2.3.

giới

Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế
và ở Việt Nam ............................................................................................... 13

2.3.1.
13

Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ............

2.3.2.
15

Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .............

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................
19
3.1.

Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 19

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 19

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 19

3.4.


Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 19

4


3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quế Võ....................... 19

3.4.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện .............................................. 19

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp .............................. 19

3.4.4.

Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả ................................ 19

3.4.5.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................. 19

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20


3.5.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 20

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu............................................................. 21

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu........................................ 21

3.5.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................. 21

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................
25
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.................... 25

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 25

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................ 31


4.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Quế võ ............................................................ 34

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 34

4.2.2.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp ............................................................... 36

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 37

4.3.1.

Xác định các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Quế Võ............. 37

4.3.2.

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất................................................... 39

4.4.

Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng đất .................................................................................................... 62

4.4.1.


Lựa chọn các LUT có hiệu quả ...................................................................... 62

4.4.2.

Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tểu vùng ...................................... 64

4.4.3.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................. 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 70
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 70

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 72
Phụ lục ...................................................................................................................... 75

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVTV


Nghĩa tiếng Việt
Bảo vệ thực vật CLĐ

Công lao động CPTG

Chi

phí trung gian
FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

GTNC

Giá trị ngày công GTSX

Giá trị sản xuất HQĐV
quả đồng vốn HQKT
kinh tế HQXH

Hiệu
Hiệu quả
Hiệu quả xã hội

HQMT

Hiệu quả môi trường

LUT


Loại hình sử dụng đất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................... 22
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội .......................................... 23
Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường................................... 24
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Quế Võ giai đoạn 2005 - 2015 .................... 27
Bảng 4.2. Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh huyện Quế Võ .............................. 29
Bảng 4.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Quế Võ giai đoạn 2012 -2015............. 32
Bảng 4.4. Hệ thống đường giao thông huyện Quế Võ ................................................ 33
Bảng 4.5. Hệ thống thủy lợi huyện Quế Võ ............................................................... 34

Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quế Võ năm 2015....................................... 35
Bảng 4.7. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 ........................ 36
Bảng 4.8. Các loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 1 .............................................. 37
Bảng 4.9. Các loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 2 .............................................. 38
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tểu vùng 1 .............................. 40
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tểu vùng 2 .............................. 42
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tểu vùng 1 ............................... 44
Bảng 4.13. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tểu vùng 2 ............................... 46
Bảng 4.14. Mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương và mức hướng dẫn sử
dụng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.................................... 49
Bảng 4.15. Bảng so sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế tại tểu vùng 1
với khuyến cáo của nhà sản xuất ............................................................... 52
Bảng 4.16. Bảng so sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế tại tểu vùng 2
với khuyến cáo của nhà sản xuất ............................................................... 55
Bảng 4.17. Tổng hợp hiệu quả môi trường các LUT tiểu vùng 1 .................................. 58
Bảng 4.18. Tổng hợp hiệu quả môi trường các LUT tiểu vùng 2 .................................. 59
Bảng 4.19. Đánh giá tổng hợp hiệu quả các loại hình sử dụng đất huyện
Quế Võ ..................................................................................................... 61
Bảng 4.20. Dự kiến các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của
tiểu vùng 1 ................................................................................................ 65
Bảng 4.21. Dự kiến các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của
tiểu vùng 2 ................................................................................................ 67
6


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Quế Võ............................................................................25
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ năm 2015 ......................................................31


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế
Võ, Tỉnh Bắc Ninh”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương.
- Xác định các LUT, kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao tạo cơ sở cho đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu;
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Kết quả chính và kết luận
- Huyện Quế Võ có tổng diện tích tự nhiên là 15.484,82 ha, diện tích đất
nông nghiệp là 9.290,33 ha, gồm 7 LUT với 20 kiểu sử dụng đất chia thành 2 tiểu vùng.
- Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất như sau:
+ Về hiệu quả kinh tế:
LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT NTTS (kiểu sử dụng đất chuyên cá có GTSX
trung bình đạt 610 triệu đồng/ha), LUT chuyên cỏ cho hiệu quả kinh tế thấp nhất (GTXS

đạt 32 triệu đồng/ha). LUT cây ăn quả và LUT chuyên rau, màu cũng cho hiệu quả
kinh tế cao. LUT chuyên lúa đạt hiệu quả không cao, tuy nhiên đây là LUT giúp ổn định
an ninh lương thực cho địa phương nên vẫn được người nông dân chấp nhận.
+ Về hiệu quả xã hội:
LUT NTTS thu hút được nhiều công lao động nhất (1018 công/ha), LUT chuyên
cỏ thu hút ít công lao động nhất (210 công/ha). LUT NTTS, LUT rau màu, LUT cây ăn quả
đem lại hiệu quả xã hội cao, LUT chuyên lúa cho hiệu quả xã hội thấp.
8


+ Về hiệu quả môi trường
Hầu hết các loại cây trồng đều có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
hóa học, trong đó LUT chuyên rau màu, LUT nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến
môi trường lớn nhất. LUT chuyên lúa ảnh hưởng đến môi trường ít nhất.
Khi tiến hành so sánh 2 tiểu vùng trong huyện cho thấy mỗi tiểu vùng có
điểm mạnh riêng.
- Tiểu vùng 1: Thế mạnh là LUT chuyên rau màu, LUT lúa màu và LUT cây ăn quả;.
- Tiểu vùng 2: Thế mạnh là LUT NTTS và LUT chuyên rau màu;
- Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng.
+ Diện tích đề xuất của các LUT tiểu vùng 1 đến năm 2020 như sau: Diện tích LUT
chuyên lúa giảm 120 ha, LUT lúa – màu tăng 40 ha, LUT chuyên rau màu tăng 20 ha, LUT
cây ăn quả tăng 10 ha, LUT NTTS tăng 50 ha, LUT cây lâm nghiệp giữ nguyên diện tích.
+ Diện tích đề xuất của các LUT tiểu vùng 2 đến năm 2020 như sau: Diện tích LUT
chuyên lúa giảm 145 ha, LUT lúa – màu tăng 40 ha, LUT chuyên rau màu tăng 30 ha, LUT
cây ăn quả tăng 10 ha, LUT NTTS tăng 60 ha.

9


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Phuong
Thesis title: “Evaluating the effectiveness of agricultural land use in Que Vo District,
Bac Ninh Province”.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educatonal organizaton: Vietnam National University of Agriculture
Purpose of the study
- Evaluate the effectiveness of the types of agricultural land use in Que Vo District,
Bac Ninh Province.
- Propose solutons to improve the efficiency in of the agricultural land use.
- Define LUT, land use types that bring high efficiency to found basis for
proposing solutions to improve the eficiency of agricultural land use in Que Vo district.
Research method
- Method of siteselecton for research;
- The method of data collection, documentation;
- Method of integration and analysis of data, documents;
- Method of effectiveness assessment in agricultural land use.
Main fndings and conclusion
- Que Vo District has a total area of 15.484,82 hectares of natural land, in which
agricultural land accounts for 9.290,33 hectares, including 7 LUTs with 20 land use
types categories divided into two sub-regions.
- The research results on the effectiveness of land use as follows:
+ In terms of economic efficiency:
LUT bringing the highest economic effciency is aquaculture LUT (land use
specialized in fish whose value reaches 610 million on average/ha), grass - specialized
LUT has the lowest economic effciency (value is only 32 million/ha). Fruit LUT and
vegetable crop specializing LUT also bring economic efficiency. Rice - specializing
LUT does not result in high effeciency, but this is the LUT enabling food security and

stabilization for local farmers, thus they still accept.
+ In terms of social effciency:

10


Aquaculture LUT draws the most labor work (1018 labor work/ha), grass specialized LUT attracts least labor work (210 labor work/ha). Aquaculture LUT,

11


vegetable crop specializing LUT, fruit LUT provides high social eficiency, rice specializing LUT brings low social efficiency.
+ In terms of environmental efficiency
Most of the crops are used with plant protecton chemicals, chemical fertilizers, in
which vegetable crop specializing LUT, aquaculture LUT impact on environment the
most heavily. Rice - specializing LUT affects environment least.
When conductng comparison between 2 sub-regions in the District, it shows
that each sub-region has its own strengths.
- Sub-region 1:
Strengths include vegetable crop specializing LUT, rice subsidiary food crops LUT
and fruit LUT.
- Sub-region 2: Strengths are aquaculture LUT and vegetable crop specializing LUT.
- Recommend to use agricultural land on base of the sub-region
+ The recommended area of LUT in the sub-region 1 by 2020 as follows: Area
of rice - specializing LUT shall be reduced to 120 hectares, rice -

subsidiary food

crops LUT increased to 40 hectares, vegetable crop specializing LUT raised up to 20
hectares, fruit LUT increased to 10 hectares, aquaculture LUT raised up to 50

hectares and forest trees LUT remained the same.
+ The recommended area of LUTs in the sub-region 2 by 2020 as follows: Area
of rice - specializing LUT shall be reduced to 145 hectares, rice - subsidiary food crops
LUT increased to 40 hectares, vegetable crop specializing LUT raised up to 30
hectares, fruit LUT increased up to 10 hectares, and aquaculture LUT up to 60 hectares.

12


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát
triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho
việc phát triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp
lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở
thành vấn đề mang tính toàn cầu. Nói cách khác, mục têu hiện nay của loài người
là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi
trường một cách bền vững.
Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Cần phải có
các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó
làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Quế Võ là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đồng
bằng sông Hồng. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 15.484,82 ha. Quế Võ là
một trong những huyện có quá trình công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ trong
tỉnh, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi sang làm công nghiệp,

khu đô thị diễn ra quá nhanh khiến diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày
càng bị thu hẹp nhanh chóng, sản xuất nông nghiệp hàng hoá mới chỉ mang
tính tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể nên chưa phát huy hết các tềm năng
sẵn có. Chính vì vậy để khai thác tốt nhất tài nguyên đất nông nghiệp cần phân
tích hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, từ đó xây dựng định hướng sử dụng
đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao
đời sống của người dân trong huyện, đồng thời bảo vệ môi trường đất và sinh
thái đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết.
1


Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn
Chính, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định các LUT, kiểu sử dụng có hiệu quả cao tạo cơ sở cho đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
địa phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện
kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo,
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ.
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại hình sử
dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái quát về đất và đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái quát về đất
Định nghĩa đất của Docuchaev – nhà thổ nhưỡng học người Nga (1897):
“Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả
tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”.
Các loại đá và khoáng chất cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của khí hậu, sinh
vật địa hình trải qua một thời gian nhất định dần dần bị vụn nát. Chính con người
tác động và đất đã làm thay đổi nhiều tính chất đất và nhiều khi tạo ra một
loại đất mới chưa có từng có trong tự nhiên, ví dụ như đất trồng lúa nước (Trần
Thị Minh Châu, 2007).
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là
một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của
bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử
dụng đất (De Kimpe E.R and B.P.Warkentn, 1998).
Theo quan điểm sinh thái đất được định nghĩa “Đất là vật mang của hệ sinh
thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp”.
Quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất

là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất
đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt
trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay
trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước,
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lũng đất,
động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại” (Trần Thị Minh Châu, 2007).
2.1.1.2. Khái quát đất nông nghiệp
Luật Đất đai (2013) quy định : Đất nông nghiệp (NNP) là đất được sử dụng
vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và
4


nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm:
đất

5


sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
và đất nông nghiệp khác.
* Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
- Đất trồng cây hàng năm (CHN) là đất chuyên trồng các loại cây có thời
gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 1 năm, kể cả
đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có
cải tạo được sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng
lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng lúa (LUA) là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên
hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật

cho phép nhưng trồng lúa là chính.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC) là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ
tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.
+ Đất trồng cây hàng năm khác (HNK) là đất trồng cây hàng năm
không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để
trồng hoa màu,...gồm đất trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây
hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN) là đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng trên 1 năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm, bao gồm
đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây
lâu năm khác.
* Đất lâm nghiệp (LNP) là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng đạt têu
chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh
nuôi phục hồi rừng, đất để trồng rừng mới. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS) là đất được sử dụng chuyên cho mục đích
nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên
nuôi trồng nước ngọt.

6


* Đất làm muối (LMU) là đất các ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản
xuất muối.

7


* Đất nông nghiệp khác (NKH) là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng

nhà kính hoặc các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm
tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa
nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông
nghiệp.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong
muốn của nông dân, những người trực tếp tham gia và quá trình sản xuất nông
nghiệp (Đào Châu Thu, 1998).
Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình
sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi nó là nơi để con người thực hiện các
hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất
đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã
biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học,
sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản
phẩm.
Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông,
lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng
tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai
khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất
nông nghiệp tăng lên, đây là xu hướng vận động cần khuyến khích.
Nước ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, hầu hết bộ phận dân cư vẫn sinh
sống ở nông thôn, sinh kế ổn định chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp vì vậy

đất đai có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, muốn tăng
5


năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo lợi ích trước mắt cũng
như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ
nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của quốc gia.

6


2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT
2.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả cũng như yêu cầu của công việc mang lại (Trung
tâm từ điển ngôn ngữ, 1992).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi
trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm
bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để
phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững,
đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã
hội và môi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3
khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu
quả về mặt môi trường.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết

quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuát kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ
ra là phần giá trị nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần
so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai
đại lượng đó. Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu
quả cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả kết quả thu được và chi
phí nguồn lực đầu tư (Phạm Vân Đình và cs.,1998).
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai
trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có
khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng các hệ
thống các chỉ têu (Nguyễn Văn Hảo và cs., 2007).
7


- Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ
yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông
nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995).
- Hiệu quả môi trường
Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không có
những tác động xấu đến vấn đề môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh
học. Hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho
môi trường xấu đi mà ngược lại quá trình sản xuất đó còn đem lại cho môi
trường tốt hơn, làm cho môi trường xanh, sạch đẹp hơn trước (Đỗ Nguyên Hải,
1999).
Như vậy, sử dụng đất hợp lý hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả
ba loại hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả
kinh tế không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường
ngược lại không có hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiệu quả kinh tế sẽ

không vững chắc (Quyền Đình Hà, 1993).
2.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Việt Nam cơ bản là nước nông nghiệp, vì vậy đất nông nghiệp có vai trò
đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, sự gia tăng dân số cùng với quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho diện tích đất đang ngày càng giảm, đặc
biệt là đất nông nghiệp. Mặt khác hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh
hưởng lớn đến diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Mặc
dù đã có nhiều đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế hơn, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp đã có sự tăng lên đáng kể theo thời gian, song diện tích đất
lúa lại giảm đi, kèm theo công tác quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất nông
nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới hiệu quả sử dụng đất thấp, gây lãng phí
lớn. Nhiều diện tích đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng nhưng vẫn
bị bỏ hoang trong khi có biết bao người nông dân phải rơi vào tình trạng thiếu
đất sản xuất.Mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn của thế
giới, song nếu hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp không được cải thiện
8


×