Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Ứng dụng viễn thám và gis đánh giá biến động thảm phủ rừng tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN THÚY NGÂN

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH
GIÁ BIẾN ĐỘNG THẢM PHỦ RỪNG TẠI
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Quốc Vinh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng
năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Ngân

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc TS. Trần Quốc Vinh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Hệ thống Thông tn Địa Lý, Khoa Quản Lý đất đai - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tnh giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Tài Nguyên
và Môi trường huyện Hương Khê và Hạt Kiểm Lâm huyện Hương Khê đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Ngân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình.................................................................................................viii
Trích

yếu

luận

văn

........................................................................................................ix

Thesis

abstract...............................................................................................................x Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1
Tính

cấp
...................................................................................1

thiết

1.2
Mục
........................................................................................2

của

tiêu

đề

nghiên

tài
cứu

1.3

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tễn........................................3

Phần
2.

Tổng
quan
..........................................................................................4

tài

liệu

2.1

Tổng quan về rừng Việt Nam ..........................................................................4

2.1.1

Khái niệm ........................................................................................................4

2.1.2

Thực Trạng của rừng Việt Nam .......................................................................4

2.1.3
Phân
loại
..................................................................9
2.2

trạng

thái


rừng

Việt

Nam

Tổng quan về viễn thám................................................................................. 11

2.2.1
11

Những khái niệm cơ bản về viễn thám ...........................................................

2.2.2

Đoán đọc ảnh viễn thám ................................................................................ 14

2.3

Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)................................................. 16

2.3.1

Khái niệm về hệ thống thông tn địa lý........................................................... 16

2.3.2

Thành phần của GIS ...................................................................................... 17

2.3.3


Vai trò của GIS .............................................................................................. 19

2.4
phương

Thành lập bản đồ và nghiên cứu biến động thảm phủ rừng bằng
3


pháp viễn thám kết hợp GIS........................................................................... 19
2.5
2.5.1
22
2.5.2

Ứng dụng của công nghệ viễn thám và gis trên thế giới và tại Việt Nam ........ 22
Một số ứng dụng của công nghệ viễn thám và GIS trên thế giới .....................
Một số ứng dụng của viễn thám và GIS ở Việt Nam ...................................... 23

4


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 25
3.1

Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 25

3.2


Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 25

3.3

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 25

3.3.1

Dữ liệu phi không gian .................................................................................. 25

3.3.2

Dữ liệu không gian ........................................................................................ 25

3.3.3

Dữ liệu ảnh vệ tinh ........................................................................................ 25

3.4

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 26

3.4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Khê ................................... 26

3.4.2

Khái quát chung về rừng và tính hình quản lý đất rừng huyện Hương Khê ..... 26


3.4.3

Thành lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng hai thời điểm năm 2010 và
năm 2015 ....................................................................................................... 26

3.4.4

Thành lập bản đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2010 – 2015. ............... 26

3.4.5

Nhận xét một số nguyên nhân biến động thảm phủ rừng trên địa bàn
huyện giai đoạn 2010-2015 ............................................................................ 26

3.5

Phương pháp nguyên cứu............................................................................... 26

3.5.1

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 26

3.5.2

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................. 27

3.5.3

Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám............................................................ 27


3.5.4

Phân tích không gian của GIS ........................................................................ 28

3.5.5

Phương pháp thống kê xử lý số liệu ............................................................... 29

3.5.6

Phương pháp so sánh số liệu .......................................................................... 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................
30
4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương khê.................................... 30

4.1.1

Điền kiện tự nhiên ......................................................................................... 30

4.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng đô thị hóa ......................................... 34

4.1.3

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ................................. 36


4.2

Khái quát chung về rừng và tnh hình quản lý rừng huyện Hương Khê........... 38

4.2.1

Khái quát về thảm phủ rừng huyện Hương Khê ............................................. 38

4.2.2

Tình hình quản lý rừng .................................................................................. 39

4.3

Lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2010, năm 2015 ........................... 41

4.3.1

Các nguồn dữ liệu thu thập ............................................................................ 41

5


4.3.2

Lập bản đồ hiện trạng rừng khu vực huyện Hương Khê năm 2010,
năm 2015 ....................................................................................................... 43

4.4


Xây dựng bản đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2010 - 2015 ................. 56

4.5

Nhận xét về một số nguyên nhân biến động rừng chính ................................. 61

4.5.1

Nguyên nhân trực tiếp.................................................................................... 61

4.5.2

Nguyên nhân gián tiếp ................................................................................... 63

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 66
5.1

Kết luận ......................................................................................................... 66

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... 67

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 68
Phụ lục ...................................................................................................................... 71

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn

CH DCDN

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

DTTP

Diện tích thảm phủ

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐTCPL

Độ tn cậy phân loại

ĐTCSD

Độ tn cậy sử dụng

ĐTCSSNL


Độ tn cậy sai số nhầm lẫn

ĐTCSSBS

Độ tn cậy sai số bỏ sót

ETM

Bản đồ chuyên đề tăng cường

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

GIS

Hệ thống thông tn địa lý

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

RS

Viễn Thám

TM

Bản đồ chuyên đề


6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

So sánh một số phương pháp thành lập bản đồ
.........................................21

Bảng 4.1.

Thảm phủ rừng huyện Hương Khê ...........................................................38

Bảng 4.2.

Nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh ........................................................................41

Bảng 4.3.

Các loại hình sử dụng đất huyện Hương Khê............................................45
Bảng 4.4. Mẫu đoán ảnh vệ tinh
...............................................................................47

Bảng 4.5.

Độ tn cậy tệp mẫu năm 2015 ...................................................................48

Bảng 4.6.


Độ tn cậy tệp mẫu năm 2010 ...................................................................48

Bảng 4.7.

Ma trận đánh giá độ tin cậy phân loại ảnh năm 2015 ................................51

Bảng 4.8.

Ma trận đánh giá độ tin cậy phân loại ảnh năm năm 2010 ........................51

Bảng 4.9.

So sánh diện tích thống kê thảm phủ rừng huyện Hương Khê năm 2015
........54

Bảng 4.10. So sánh diện tích thống kê thảm phủ rừng huyện Hương Khê năm 2010
........56
Bảng 4.11. Ma trận biến động thảm phủ rừng giai đoạn 20102015............................58
Bảng 4.12. Diện tích thảm phủ rừng huyện Hương Khê .............................................58

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1

Hệ thống thông tin địa lý GIS .................................................................... 17

Hình 2.2


Thiết bị sử dụng trong GIS ........................................................................ 18

Sơ đồ 2.1 Quy trình thành lập bản đồ biến động đất bằng phương pháp viễn
thám kết hợp với GIS ................................................................................ 22
Hình 4.1

Vị trí huyện Hương Khê trong tỉnh Hà Tĩnh ............................................. 30

Hình 4.2

Biểu đồ diện tích và mật độ dân số của huyện Hương Khê so với với
các huyện khác trong tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 ............................................ 31

Hình 4.3

Ảnh Viễn thám Landsat – 8 năm 2015....................................................... 42

Hình 4.4

Ảnh vệ tinh landsat - 5 năm 2010 .............................................................. 42

Hình 4.5

Khu vực huyện Hương Khê trên Ảnh Vệ tinh năm 2010............................ 43

Hình 4.6

Khu vực huyện Hương Khê trên Ảnh Vệ tinh năm 2015............................ 43


Hình 4.7

Đất mặt nước............................................................................................. 45

Hình 4.8

đất lúa ....................................................................................................... 45

Hình 4.9

Đất xây dựng ............................................................................................ 45

Hình 4.10 Đất khác ................................................................................................... 45
Hình 4.11 Rừng Nghèo .............................................................................................. 46
Hình 4.12 Rừng trung bình ........................................................................................ 46
Hình 4.13 Rừng giàu ................................................................................................. 46
Hình 4.14 Phân loại thảm phủ rừng năm 2010 ........................................................... 50
Hình 4.15 Phân loại thảm phủ rừng năm 2015 ........................................................... 50
Hình 4.16 Bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2015 .............................................. 53
Hình 4.17 Bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2010 .............................................. 55
Hình 4.18 Sơ đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2010 - 2015 .............................. 57
Hình 4.19 Sơ đồ biến động rừng giai đoạn 2010 - 2015 ............................................. 60

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Ứng dụng Viễn Thám và GIS để đánh giá biến động thảm phủ
rừng huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
Học Viên: Nguyễn Thúy Ngân

Chuyên Ngành: Quản lý đất đai

Mã số:60.85.01.03

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quốc Vinh
Đơn vị đào tạo SĐH: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Thành lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2010, năm 2015 trên cơ
sở ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và GIS tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thành lập bản đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2010-2015 của huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nhận xét một số nguyên nhân biến động rừng trên địa bàn huyện Hương Khê.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp
- Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám bằng phần mền ENVI
- Phân tích không gian của GIS
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh
3. Kết quả nghiên cứu chính của luận văn
Thành lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2010, năm 2015 với 4 loại
thảm phủ rừng là đất không có rừng, rừng nghèo, rừng trung bình, rừng giàu. Độ tn
cậy phân loại ảnh phân loại theo chỉ số Kappa của năm 2010 là 0,93 và năm 2015 là
0,88.
Từ bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2010, năm 2015 tến hành chồng
ghép để thành lập bản đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2010-2015. Diện tích thảm
phủ rừng giai đoạn 2010-2015 giảm 7262,46ha, Diện tích rừng Nghèo giảm 2171,5ha,
Diện tích rừng trung bình giảm 16969,64ha, Diện tích rừng giàu tăng 7536,03ha
Diện tích rừng bị giảm đi sang đất không có rừng do nguyên nhân trực tếp như
cháy rừng, khai thác gỗ bừa bãi, chuyển sang làm đất sản xuất nông nghiệp.. hay


9


gián tiếp như chính sách của Nhà Nước, sự quản lý kém hiệu quả của đơn vị quốc
doanh và cán bộ địa phương...

10


THESIS ABSTRACT
Thesis ttle: “Applicaton of remote sensing and GIS to evaluate the forest
cover change in Huong Khe District, Ha Tinh Province”.
Author: Nguyen Thuy Ngan
Specialization: Land Management

Code: 60.85.01.03

Supervisor: PhD. Tran Quoc Vinh
Institution: Vietnam National University of Agriculture
1. Objectives of the study
- Mapping the forest cover status maps in 2010, in 2015 on the basis of
photographic documentation application remote sensing and GIS in Huong Khe
district, Ha Tinh province.
- Mapping the forest cover change map in the period from 2010 to 2015 of
Huong Khe district, Ha Tinh province.
- Reviews some causes about changes of forest in Huong Khe district.
2. Research Methodology
- Methods of collectng primary and secondary data
- The method of remote sensing image interpretation by ENVI software
- Spatal analysis of GIS

- Statistcal methods for data processing
- Comparative method
3. The results of the thesis
Mapping the forest cover status map in 2010 and 2015 with 4 types of
forest cover is non-forest land, poor forest land, average forest land, rich forest land.
Image classification accuracy classification Kappa index is 0,88 in 2015 and 0,93 in
2010..
Using the forest cover status in 2010 and 2015 to overlay and building the forest
cover change map in the period from 2010 to 2015. The forest cover area in the
priod from 2010 to 2015 reduces 7262,46 ha. The poor forest land area reduces
2171,5 ha. The average forest land area reduces 16969,64 ha. The rick forest land
area increases
7536,03 ha.
The forest area was reduced to non-forest land due to direct causes such as
forest fres, indiscriminate logging, conversion to agriculture .. or indirectly as policy

1
0


of the State, the mismanagement effectveness of state-owned units and local oficials
...

1
1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vốn được mệnh danh là “Lá phổi” của trái đất, Rừng có vai trò rất quan

trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học trên hành tnh
chúng ta. Bên cạnh những lợi ích thu được từ việc khai thác, sử dụng nguồn lợi
từ Rừng, các hoạt động của con người đã gây ra rất nhiều tác động đối với
nó. Hiện nay,chúng ta đang phải đương đầu với những vấn đề về sự suy thoái của
nguồn lợi tự nhiên và môi trường Rừng. Nên sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường rừng để phục vụ phát triển bền vững đang là
vấn đề hết sức cấp thiết được các nhà quản lý đặt ra.
Để làm tốt công việc này, công tác điều tra, theo dõi và đánh giá biến động
thảm phủ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mặc dù
hàng năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng, nhưng
hầu hết các báo cáo này chủ yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ rừng
bằng phương pháp truyền thống, đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công
sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Khi sử dụng các tài liệu thống kê và các tư liệu bản
đồ không phải bao giờ cũng có thể khai thác những thông tin hiện thời nhất. Thời
gian tổng hợp số liệu và thành lập bản đồ cho khu vực nghiên cứu càng kéo dài thì
thông tn trên bản đồ càng lạc hậu và không chính xác. Trong khi đó bản đồ đòi
hỏi nhanh về thời gian, chính xác về loại hình, cập nhật về thông tin. Do đó, cần
phải có phương pháp mới, nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp
truyền thống.
Tư liệu viễn thám với những ưu việt là tính cập nhật và đồng bộ về thông tin,
tính khái quát hóa tự nhiên các đối tượng và khả năng phủ trùm rộng và đã phủ
trùm khắp mọi nơi trên Trái đất, cùng với sự phát triển mạnh về công nghệ như
cung cấp thông tin ngày càng nhanh chóng, chính xác hơn, đã đem lại giá trị đích
thực của phương pháp bản đồ trong nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại của
các đối tượng, các hiện tượng, như các đối tượng biến động thảm thực vật,
tài nguyên rừng,... đem lại khả năng thực tiễn cho xu hướng thành lập bản đồ theo
quan điểm đồng bộ, hệ thống.
1



Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographical Information Systems) có khả
năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, thể hiện dữ liệu địa lý phục vụ các bài
toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên
và môi trường.
Vì vậy, phương pháp viễn thám kết hợp GIS (Cơ sở dữ liệu thông tin địa lý)
sẽ góp phần khắc phục nhiều hạn chế của phương pháp truyền thống và đặc
biệt hiệu quả trong xử lý số liệu nhằm đánh giá biến động trong quá trình sử
dụng đất đai. Công nghệ GIS và Viễn thám là một giải phát hỗ trợ đắc lực cho vấn
đề quản lý tài nguyên Rừng.
Hương Khê là huyện miền núi nằm trong vùng Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh,
có tổng diện tích tự nhiên 126.350,04ha; tổng diện tích rừng và Rừng trên địa bàn
huyện là 97.283,98ha. Hiện nay tnh hình kinh tế - xã hội của huyện đang có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ. Sự gia tăng dân số và các mục têu phát triển kinh tế
kéo theo đó là sự mất dần rừng để trồng lúa, màu, cây ăn quả, cao su,… cho nên
rừng của huyện có sự biến động lớn.
Nhằm theo dõi được sự biến động thường xuyên của các loại đất đặc
biệt là rừng phục vụ các mục têu Quản lý, bảo vệ, qui hoạch phát triển và giúp cho
lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn huyện Hương Khê cần có bộ bản
đồ biến động thảm phủ rừng được cập nhật thường xuyên là rất cần thiết.
Xuất phát từ tnh hình thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Ứng dụng viễn
thám và GIS đánh giá biến động thảm phủ rừng tại huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Thành lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2010, năm 2015 trên
cơ sở dùng tư liệu ảnh Viễn thám và GIS.
+ Thành lập bản đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2010 – 2015.
+ Nhận xét về một số nguyên nhân biến động rừng tại huyện Hương Khê.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu biến động thảm phủ rừng giai đoạn 20102015.
2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
+ Đã xây dựng bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng tại 2 thời điểm năm
2010, năm 2015 bằng tư liệu ảnh vệ tnh đa thời gian.
+ Bằng phương pháp phân tích không gian của GIS xây dựng bản đồ biến
động thảm phủ rừng giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
+ Đề tài cho thấy sự kết hợp giữa tư liệu ảnh viễn thám và GIS để thành lập
bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng giống như các bản đồ chuyên đề khác. Đồng thời
ứng dụng một phương pháp mới và tên tến nghiên cứu biến động thảm phủ
rừng.
+ Củng cố phương pháp luận về ứng dụng tư liệu Viễn thám và GIS để
thành lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng và nghiên cứu biến động thảm phủ rừng.
+ Tìm hiểu được được biến động rừng và quá trình con người tác động đến
rừng trong nhiều năm, từ đó kết hợp với với nghiên cứu đa ngành khác nhằm
phục vụ công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên đất rừng được tốt hơn.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
+ Thành lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2010 và năm 2015
và bản đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2010-2015 của huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh.
+ Góp phần vào công tác quản lý và điều tra đất rừng trên địa bàn huyện.
+ Đây tư liệu tham khảo hữu ích, hiệu quả cho công tác quản lý đất
rừng với thời gian ít mà không cần chi phí cao và thời gian lâu như phương
pháp truyền thống.
+ Giúp nhà quản lý nắm bắt nhanh chóng hiện trạng đất rừng và kiểm soát

nguyên nhân gây biến động trong nhiều năm.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ RỪNG VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng.
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Ở Việt Nam theo Nguyễn
Thanh Tiến và Cs (2013) đã định nghĩa về rừng: Rừng là quần xã sinh vật trong
đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa
quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối
quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh
khác.
Theo thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNN (2009) nêu một đối tượng được
xác định là rừng nếu đạt được cả 3 têu chí sau:
+ Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân
gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5.0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một
số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ môi trường và cảnh quan.
Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác
rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1.5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm,
trên 3.0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1,000 cây/ha trở
lên được coi là rừng.
Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu
năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.
+ Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0.1 trở lên.
+ Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0.5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có

chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0.5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20
mét được gọi là cây phân tán.
Thảm phủ rừng là một phần của thảm phủ bề mặt nói chung, là quần xã
thực vật rừng sinh trưởng trên một khoảng đất đai nhất định.
2.1.2. Thực Trạng của rừng Việt Nam
4


Theo Phùng Ngọc Lan và cs (2006). Khu hệ thực vật phong phú của Việt Nam
là nơi hội tụ của ba luồng thực vật di cư từ khu hệ Malaixia - Indonexia; khu hệ

5


Himalaya - Vân Nam - Quý Châu; khu hệ Ấn Độ - Miến Điện. Rừng nước ta có
nhiều loại gỗ quý và dược liệu có giá trị. Nó được phân bố hầu hết ở vùng trung du
và vùng núi, chiếm ba phần tư đất đai toàn quốc và chiếm một vị trí chiến lược
quan trọng trong việc phát huy tác dụng phòng hộ và quốc phòng.
Trải dài trên 15 độ vĩ ở vùng nhiệt đới bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng của đại
dương, địa hình chia cắt đã làm cho hệ sinh thái rừng Việt Nam đa dạng từ
rừng thông ôn đới, rừng thông á nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim, rừng hỗn giao lá
rộng, rừng nhiệt đới cho đến rừng xích đạo.Đặc điểm của rừng nhiệt đới là có
nhiều gỗ quý nhưng lại mọc chậm (Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 1998).
2.1.2.1. Sự giảm sút độ che phủ và chất lượng
rừng
Nếu như vào khoảng thế kỷ XX ở nước ta độ che phủ của rừng còn lại 43%
diện tích đất tự nhiên. Thì sau 30 năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà
rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13
triệu tấn bom đạn với 25 triệu hố bom đạn, bom cháy rừng cùng với đội xe ủi đất

khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại và diện tích rừng chỉ
còn khoảng
9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước.
Theo số liệu Viện Điều tra và Quy hoạch rừng thu được nhờ phân tích ảnh
Landsat chụp năm 1979 – 1981 và KATE 140 trong cùng thời gian, cho thấy trong
giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước,
trong đó 10% là rừng nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp,
như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,955 và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che
phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất
trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi.
Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị
chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng đã được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm, thể hiện trong 10 năm qua, Nhà nước đã có nhiều chủ
trương và biên pháp để phát triển kinh tế xã hội miền núi, bảo vệ và phát
triển rừng. Hàng năm Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình quan trọng
nhằm phát triển kinh tế xã hội miền núi, thu hút mọi người dân tham gia bảo vệ và
phát triển rừng, tăng độ che phủ của rừng, từng bước tạo lập sự cân bằng về
6


sinh thái, tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc ở các
tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

7


Tuy nhiên, tình hình xâm hại rừng trong những năm qua và hiên nay vẫn còn
diễn ra hết sức phức tạp, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi, đặc biệt là các hành vi
chặt phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, chuyển

đổi mục đích sử dụng đất trái phép vẫn tiếp tục xảy ra, tình trạng chống người thi
hành công vụ diễn ra ở nhiều địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó
nhiều nhất là ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ và ven biển Miền
Trung.
Bên cạnh tình trạng rừng tự nhiên bị chặt phá trái pháp luật, rừng tự
nhiên còn bị suy giảm do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội phải chuyển mục đích sử
dụng hoặc chuyển đổi sang trồng cây Cao su (chuyển đổi theo qui hoạch, kế
hoạch sử dụng đất).
Theo số liệu của Đoàn kiểm tra liên ngành (Đoàn được thành lập theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 603/TTg-KTN ngày 22 tháng 4
năm 2009 về việc kiểm tra, xử lý tnh hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng) về công tác quản lý bảo vệ rừng của các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước và
Lâm Đồng cho biết:
+ Tại tỉnh Đăk Nông, trong ba năm 2006-2010 rừng tự nhiên bị mất
5.736,37 ha, bình quân mỗi năm mất 1.912 ha. Trong đó: phá rừng trái pháp
luật
609,32 ha, chặt rừng tự nhiên để trồng cao su 1.003,1 ha, chặt rừng tự nhiên
để làm công trình thuỷ điện 1.057,1 ha và các nguyên nhân khác 3.066,85 ha,
ngoài ra còn 35.486,73 ha rừng tự nhiên bị tàn phá trái pháp luật từ trước
năm 2004 mới được cập nhật số liệu.
+ Tại tỉnh Bình Phước, trong ba năm 2007-2009, rừng tự nhiên bị mất
6.190,92 ha, bình quân mỗi năm 2.063 ha. Trong đó: phá rừng trái pháp luật 1.972,9
ha, chặt rừng tự nhiên để trồng cao su 3.403,24 ha, chặt rừng tự nhiên để làm
khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư 766,7ha và các nguyên nhân khác 48,08 ha. Tại tỉnh
Lâm Đồng, trong bốn năm 2005-2008, rừng tự nhiên bị mất 15.141 ha, bình
quân mỗi năm 3.785,25 ha.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2009, cả nước
đã bị mất 489 ha rừng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích
rừng bị cháy là 244 ha (tăng 68%), còn diện tích rừng bị chặt phá là 245 ha. Như
vậy, trung bình một ngày, có 5.5 ha rừng bị tàn phá.

8


Qua những số liệu nêu trên, chỉ trong vài năm qua ở một số tỉnh cũng
cho thấy tình hình chặt phá rừng đã diễn ra hết sức nghiêm trọng. Qua đó cũng
cho thấy

9


những số liệu thống kê báo cáo hàng năm của các địa phương đã không phản
ánh đúng thực tế. Tính đến 12.2008, diện tích rừng tự nhiên của nước ta chỉ
còn
10,323,078 ha, chất lượng rừng tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, hơn 90% diện
tích rừng tự nhiên đã bị tác động trong suốt thời gian dài làm phá vỡ cấu trúc rừng,
suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, tác động lớn đến sự
phát triển bền vững về kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Tây Nguyên,
Đông Nam bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng nêu trên mà trong Chỉ thị số 12/2003/CTTTg ngày 16/5/2003 và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;
ngăn chặn tnh trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép là: Các ngành, các
cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm
1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp, chưa thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền đối với
việc trấn áp bọn tội phạm phá rừng. Ngoài những nguyên nhân nêu trên, những
nguyên nhân khác nữa là do năng lực quản lý và bảo vệ rừng của nhiều chủ rừng
còn hạn chế; lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở chưa kiểm soát được tnh hình ở
một số nơi; công tác kiểm tra, kiểm soát, tuần tra truy quét lâm tặc chưa được tến
hành thường xuyên; công tác quy hoạch đất lâm nghiệp chưa ổn định, ranh giới

ba loại rừng chưa được xác định và cắm mốc ở thực địa. Bên cạnh đó, nhu cầu thị
hiếu sử dụng gỗ và lâm sản ngày càng có xu hướng tăng lên, đời sống của nhân
dân ở vùng có rừng còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phải phá rừng để mưu
sinh.
Theo số liệu Báo cáo Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên
rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kỳ III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam
được coi là rừng nghèo; Rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích
rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Nhiều khu rừng
ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển có vai trò quan trọng trong việc
duy trì đang dạng sinh học dường như đã biến mất. Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ
lượng lớn thường độc lập và manh mún. Báo cáo cũng cho thấy chất lượng và
đa dạng sinh học rừng tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 1999 – 2005, diện tích
rừng tự nhiên giàu giảm 10,2% và rừng trung bình giảm 13,4%. Nhiều diện tích rừng
1
0


tự nhiên rộng lớn tại vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bắc đã bị mất trong giai
đoạn từ 1991 – 2001 (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2010).

1
1


×