Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHÂN vật LỊCH sử VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO VIỆT NAM QUANG PHỤC hội CHỐNG PHÁP 1912 1917

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.65 KB, 104 trang )

NHÂ VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO
VIỆT NAM QUANG PHỤC HỘI CHỐNG PHÁP
Đỗ Cơ Quang
Đỗ Cơ Quang tên húy là Đỗ Viêm, tự là Chân Thiết, hiệu là Kiếm Phong, thường gọi là Ba Đỗ, sinh ngày 28
tháng 10 năm Mậu Dần (1878). Ông người thôn Cầu Khánh, xã Thịnh Hào, sau là thôn Hoàng Cầu, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội (nay thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội). Đỗ Cơ Quang là con
cụ Đỗ Uẩn, năm 1873 cụ đã cùng Đốc học Lê Đình Diên đánh Pháp ở Hà Nội. Kế đó cụ làm Tri phủ huyện Tĩnh
Gia, Thanh Hóa. Năm 1885, cụ từ quan về hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, chuẩn bị tham gia
thì mất. Gia đình Đỗ Cơ Quang có một cửa hàng kim hoàn ở phố Hàng Bạc. Đỗ Cơ Quang học giỏi, thơ hay, đi
thi một lần đã vào Tam trường, ông còn thạo chữ Quốc ngữ. Ông có tài diễn thuyết, cảm hóa được lòng người.
Khi còn trẻ Đỗ Cơ Quang hoạt động trong phong trào Văn Thân. Ông cùng Hoàng Sơn thảo bản "Hưng
quốc sách", nội dung đòi Pháp xem xét lại Hòa ước 1874 và đòi lại chủ quyền quốc gia.Ông xuất dương
theo Phan Bội Châu sang Trung Quốc, hoạt động trong phong trào Duy Tân. Khi trường Đông Kinh
Nghĩa Thục thành lập, ông sớm tham gia và là một "Sáng lập viên", song ông thuộc phái bạo động. Đỗ Cơ
Quang cùng với Phượng Sơn lập hội buôn, đi Hải Dương, Thái Bình mua gạo về Hà Nội bán. Ông còn mở
hiệu Đồng Lợi Tế ở phố Mã Mây chuyên buôn bán hàng nội hóa, không bán những hàng do Trung Quốc
sản xuất. Sau đó ông lại mở hiệu thuốc bắc Tụy Phương ở gần ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay).

Đỗ Cơ Quang quan hệ mật thiết với phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu hoạt động ở Trung Quốc,
Nhật Bản. Đỗ Cơ Quang dùng ngôi nhà số 2 ngõ Phất Lộc của ông Tùng Hương là anh em con cô, con cậu của
ông làm chỗ cho thuê chứa súng và thuốc phiện lậu để có tiền gửi cho những người tham gia phong trào Đông
Du của Phan Bội Châu. Đồng thời, Đỗ Cơ Quang còn liên lạc với các nhà hoạt động cách mạng Trung Hoa bí
mật về Việt Nam quyên tiền của Hoa kiều ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Ngoài ra, ông cùng một số người
thành lập một xưởng nhỏ chế tạo vũ khí ở gần thị xã Hà Đông. Thời gian này, ông bí mật liên lạc và thống nhất
với thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Hoàng Hoa Thám, để khi ông nổi dậy ở Hà Nội thì Hoàng Hoa Thám chi
viện.
Đỗ Cơ Quang còn liên lạc với nhóm "Vân Nam Du học sinh" có chi nhánh ở phố Hàng Bún và lập một hội
lấy tên là "Song Nam đồng minh hội"1.
Năm 1911, cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc thành công, nắm được đây là cơ hội thuận lợi cho cách mạng
Việt Nam, đầu năm Nhâm Tý (1912) ông để lại mẹ, vợ và bốn con nhỏ trong đó có Đỗ Thị Chuyên và Đỗ Bảng,
sang Trung Quốc để gia nhập một tổ chức cách mạng mới do Phan Bội Châu tổ chức. Ông sống cùng với Nguyễn


Thượng Hiền tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). Ngày 19 tháng 3, mùa Xuân năm Nhâm Tý (1912), Đỗ
Cơ Quang làm Bài điếu 72 liệt sĩ ở Hoàng Hoa Cương1. Lời điếu có đoạn:
"… Than ôi! Trên mặt địa cầu, Việt Nam chúng ta ở đâu? Trong 50 năm các vong nhân, chí sĩ bể máu, núi
xương không kể xiết, máu tươi anh hùng toan mai một, đau thương không nỡ nhìn lân bang. Tôi chúc Trung Hoa,
tôi chúc các liệt sĩ Trung Hoa, tôi thương cho Việt Nam tôi, tôi lại thương cho các liệt sĩ Việt Nam tôi. Nhân tiện tôi

1

. "Song Nam Đông Minh hội" tức Việt Nam và Vân Nam.

1

. Hoàng Hoa Cương tên một hòn núi ở gần tỉnh thành Quảng Đông. Ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi (1911), quân cách mạng nổi dậy đánh

dinh Tổng đốc thất bại; 72 người bị hy sinh, táng chung tại Hoàng Hoa Cương.


làm bài văn này để trình các vị xem. Chẳng phải văn chương gì đâu, chẳng qua cũng là để tế các người xưa và biểu
đồng tình với các chú bác, anh em đồng châu mà thôi".
Bài điếu 72 liệt sĩ ở Hoàng Hoa Cương
Dịch
Bài I
Hoàng Hoa Cương, Hoàng Hoa Cương,
Muôn thuở không quên vẻ hoa vàng
Ai sánh Thần Châu vì thiết huyết
Hiệp khí thiêng liêng định kim thang
Sử xanh để đời, thiệt là khoái
Nhân tâm mơ mới mạnh không đường!
Tự do chuông đánh
Độc lập cờ giương

Bài II
Hoàng Hoa Cương, Hoàng Hoa Cương
Người qua trông thấy những thê lương,
Hoàng Hoa Trung Quốc, bảy mươi hai,
Đồng bào mới vẽ tượng
Hoàng Hoa nước ta ba mươi năm
Vẫn là kiếp Hồng dương
Nòi giống cạnh tranh tuồng thiên diễn,
Thiết huyết anh hùng giữ tang thương
Việt Nam ta mất hay còn,
Hoàng Hoa không thẹn với mùi hương
Tôn Quang Phiệt dịch1
Sau khi đọc xong hai bài thơ "Bài điếu 72 liệt sĩ ở Hoàng Hoa Cương" của Đỗ Cơ Quang, Nguyễn Thượng
Hiền cảm xúc làm bài thơ: "Đọc Kiếm Phong điếu Hoàng Hoa Cương liệt sĩ thi hữu cảm".
Dịch thơ:
Đọc thơ điếu liệt sĩ hoàng hoa cương
của kiếm phong sinh xúc
Mây mù đen tối mống ngang trời,
Bẩy mươi hai người chết một ngày
Trên núi Hoàng Hoa trời sẫm tối
Hồn Thục kêu sầu giọt máu tươi
1

. Theo Đặng Đoàn Bằng, Việt Nam nghĩa liệt sử, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1959.


Muôn phương ghét Hồ như ghét Dinh
Trượng phu vì nghĩa quên tử sinh.
Hươu chạy từ đó bị giết chết,
Trận này bắt đầu nổi oai thanh,

Dân quốc thành công rạng sử sách,
Riêng ta bơ vơ nơi đất khách.
Ngảnh đầu về Nam mây mịt mù,
Há rằng không có người khí phách,
Nghĩa đảng Đông Kinh giết quân thù
Việc tuy không thành, mưu cũng sâu
Trên đài đoạn đầu hội tráng sĩ,
Máu biếc rưới trời, trời cũng đau
Yên Thế ba năm tiếng súng nổ
Sức mạnh trăm người địch ngàn hổ.
Tiếng thét dậy đất khói tối trời,
Xương chất như núi gửi cây cỏ
Chiếc thân muôn dặm nhọc bôn ba,
Nước cũ lầm than, dạ xót xa
Nỡ để anh hùng bị vùi lấp,
Than ôi! tội ấy vì chúng ta
Quyết chí phục thù đồng hẹn trước
Quyết liều trăm trận cứu non sông,
Gió mây tô điểm bộ sử nước,
Muôn người nâng chén vái hồn trung,
Hiệp cốt hương bay khắp tám vùng
Dương Thành, Việt Điện cách dòng nước,
Chon von ngàn thuở khí anh hùng1
Tháng 6 năm 1912, Phan Bội Châu họp các đồng chí ở Quảng Đông tuyên bố giải tán Duy Tân hội, thành lập
Việt Nam Quang Phục hội. Đỗ Cơ Quang tán thành tôn chỉ của Việt Nam Quang Phục hội là bãi bỏ chế độ quân
chủ. Ông được các đại biểu dự Hội nghị giao cho nhiệm vụ liên hệ với cách mạng Trung Hoa.
Với sự quen biết và tài ngoại giao của mình, ông đã quan hệ với cách mạng Trung Hoa giúp đỡ Việt Nam
Quang Phục hội. Kết quả là cách mạng Trung Hoa bố trí trụ sở làm việc cho hội, nhận học sinh Việt Nam vào
học ở các trường quân sự của Trung Hoa, giúp vũ khí và một phần kinh phí cho các hội viên Việt Nam Quang
Phục hội về nước hoạt động.


1

. Theo Lê Thước - Vũ Đình Liên, Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1959.


Để nắm được kiến thức quân sự, Đỗ Cơ Quang vào học ở Trường Quân sự Nam Kinh nửa năm. Ông cùng
Nguyễn Thượng Hiền, Lương Ngọc Quyến, Hoàng Trọng Mậu… đi nhiều tỉnh thành như Hàng Châu, Thượng
Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Đông, Quảng Tây vận động cho cách mạng Việt Nam. Ông cũng liên lạc với
Đồng Minh hội của Trung Quốc để cầu viện, song việc không thành.
Năm 1914, khi Đại chiến thế giới lần thứ I bùng nổ, lãnh sự Đức ở Mông Tự hứa giúp đỡ phong trào nổi dậy
của Việt Nam chống Pháp. Tổng bộ Việt Nam Quang Phục hội phái ông cùng nhiều người khác như Lương Ngọc
Quyến, Trần Hữu Lực… về nước gây cơ sở. Riêng Đỗ Cơ Quang được giao nhiệm vụ về Hà Nội vận động lính tập
đánh úp thành Hà Nội. Khi về ông đem theo một số cuốn "Hà Thành liệt sĩ truyện" thuật chuyện vụ đầu độc lính
Pháp ở Hà Nội của một số nhân sĩ và binh lính do Phan Bội Châu viết.
Ông về nước theo đường Vân Nam - Lào Cai vì đường Lưỡng Quảng bị ngăn trở. Cùng đi với ông có tên
Nguyễn Hắc Sơn là cháu Tú Từ (tức Nguyễn Hải Thần). Hắn là mật thám được tên trùm mật thám Nguyễn Hà
Tường giao cho đi xuất dương chui vào Việt Nam Quang Phục hội làm nội gián. Vì hắn là cháu của Nguyễn Hải
Thần nên không có ai nghi ngờ. Tên Sơn giao du với ông đã lâu năm. Ông không biết hắn làm mật thám cho
Pháp. Trên đường về nước, ông vận động được Việt kiều và nhân viên công ty Hỏa xa Vân Nam và một số lính
người Việt Nam phục dịch đường sắt Vân Nam hưởng ứng. Ông đã thành lập chi hội Việt Nam Quang Phục hội ở
Vân Nam.
Cuộc vận động của ông ở Vân Nam gặp thuận lợi, vì viên Lãnh sự Đức đóng ở Mông Tự giúp, do họ đang
muốn quấy rối thực dân Pháp. Đỗ Cơ Quang và chi hội Vân Nam chủ trương dựa vào giao thông trên đường sắt
Vân Nam và Hải Phòng để ngầm liên kết với binh lính người Nam trong quân đội Pháp ở Hà Nội để đánh chiếm
thành. Ông nhờ một số binh lính người Việt phục vụ đường sắt Vân Nam đưa về vận động lính tập đóng ở Hà
Nội. Đã có mấy người đội và mấy người lính tham gia và Đỗ Cơ Quang chuẩn bị cho cuộc bạo động ở Hà Nội để
gây tiếng vang, bí mật sản xuất tạc đạn.
Tên Nguyễn Hắc Sơn tỏ thái độ tích cực nên được Đỗ Cơ Quang tin cậy. Hắn đã nắm hết các đầu mối hoạt
động, danh sách hội viên mà Đỗ Cơ Quang phát triển ở Vân Nam và cả số binh sĩ được ông phái về hoạt động ở

Hà Nội báo cho Pháp. Trong số đó có ông Ký Lan, đội khố đỏ; ông Lê Đình Kiện, con cụ Lê Thúc Hoanh, cháu
đích tôn Hoàng giáp Lê Đình Diên, chồng bà Đỗ Thị Trinh, là em ruột Đỗ Cơ Quang. Tại Hà Nội, Đỗ Cơ Quang
đã tổ chức được một nhóm hoạt động đông tới 30 người, phần lớn là viên chức công sở, viên chức tư nhân của
Pháp, một số hạ sĩ quan, binh lính do Lương Minh Hiến đứng đầu.
Nhóm này dùng hình thức "phát văn bằng" để phát triển hội viên, phát Hịch tuyên truyền, giác ngộ lòng yêu
nước của đồng bào. Lương Minh Hiến cử người vẽ bản
đồ các vị trí đóng quân quan trọng của thực dân Pháp ở Hà Nội để chuẩn bị cho trận đánh úp thành phố.
Song Đỗ Cơ Quang không biết rằng mọi hoạt động của ông đã bị tên Nguyễn Hắc Sơn báo cho mật thám
Pháp. Từ ngày 3 tháng 9 năm 1914, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ nhận được báo cáo của Lãnh sự Pháp ở Vân Nam cho
biết rõ chi tiết kế hoạch bạo động của Đỗ Cơ Quang ở Hà Nội.
Bọn cầm quyền Pháp bắt Đỗ Cơ Quang, Ký Lan, Lê Đình Kiện, Lương Minh Hiến và nhiều người khác. Chỉ
trong vài ngày, tên Nguyễn Hắc Sơn đã chỉ điểm cho mật thám bắt hết 58 người do Đỗ Cơ Quang tổ chức cùng
số chất liệu để chế tạc đạn. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn Đỗ Cơ Quang và những người hoạt động cùng ông,
nhưng ai nấy đều kiên cường bất khuất, không hề khai báo.
Bọn cầm quyền Pháp không mở phiên tòa xét xử mà ngày Rằm tháng 10 năm Giáp Dần (2-12-1914), chúng
đưa 58 người lên Hà Khẩu (thị xã Lào Cai) dùng dao chặt đầu chỉ trong một ngày rồi vứt xác ngoài đường để
khủng bố đồng bào và nhân viên đường sắt Vân Nam - Hà Nội.


Nghe tin Đỗ Cơ Quang hy sinh có rất nhiều thơ, trướng, câu đối của các sĩ phu, các đồng chí khóc ông. Phan
Bội Châu đang ở Trung Quốc viết bài thơ "Khóc ông Đỗ Cơ Quang".
Dịch nghĩa:
Khóc ông Đỗ Cơ Quang1
I
Chân trời gió lạnh, một chiếc nhạn bay qua,
Khiếp nghe gươm báu đã chìm dưới lớp sóng.
Những người khí cốt hiên ngang hiện nay rất ít,
Các đấng anh hùng thất bại từ xưa đã nhiều.
Một cái chết đã sáng sủa như mặt trời mặt trăng,
Nửa đời người buồn giận vì sông núi.

Ngày sau tin sử sẽ ghi chép chuyện ông,
Nêu cao danh giá của ông là một kì sĩ
Không kém Việt Thạch xưa gối đông đợi sáng.
II
Thương ông thân châu ngọc đã hóa kiếp rồi!
Suốt đời chí khí hùng tráng như gió sấm.
Lo việc đời ba canh giọt lệ nhỏ sa,
Vì việc nước, nghìn dặm đem thân trở về.
Đạo suy đốn, ít người thương kẻ chính sĩ.
Thời khó khăn, luôn năm mất người anh tài.
Một mình ôm mãi cái chí rửa sạch núi sông,
Ta ngồi trên cung mây mà nhìn hoàn cầu.
Dịch thơ:
Khóc ông Đỗ Cơ Quang
I
Gió đưa chiếc nhạn bên trời,
Gươm báu nghe tin đã gãy rồi!
Khí tiết hiên ngang, nay mấy kẻ,
Anh hùng thất bại, trước nhiều người.
Chết cùng nhật nguyệt đều soi sáng,
Sống đối non sông những ngậm ngùi,
Tín sử sau này ghi rõ chuyện,
Gối đông danh tiếng chẳng nhường ai.
1

. Hợp tuyển Thơ văn Việt Nam (1858-1920), Nxb Văn học, h. 1985, trang 167-168.


II
Thân châu ngọc hóa kiếp rồi,

Tung mây cưỡi gió một đời đấu tranh.
Lo trời lệ nhỏ thâu canh,
Xót vì việc nước dấn mình chốn nguy.
Đạo suy kẻ ít yêu vì,
Anh tài mòn mỏi gặp thì khó khăn,
Quyết lòng rửa sạch giang sơn,
Trên mây ngồi ngắm cõi trần thảnh thơi.
Lê Thước dịch
Sau này nhà chí sĩ Phan Bội Châu viết về Đỗ Cơ Quang trong lời tựa cuốn "Việt Nam nghĩa liệt sử" của Đặng
Đoàn Bằng với những dòng trân trọng như sau: "Bàn về anh hùng thế giới không nên do ở chỗ thành hay bại" và
nhận định: "Đỗ Cơ Quang thân mình nhỏ bé, diện mạo không hơn một người bậc trung thế mà can đảm tày trời
mới là lạ".
Đỗ Cơ Quang có người con là Đỗ Bảng, bí danh Chu Văn Vận và một người con gái là Đỗ Thị Chuyên, bí danh
là Đỗ Thị Tâm gia nhập tổ chức Việt Nam Quốc Dân đảng của Nguyễn Thái Học. Sau bạo động tháng 2 năm 1930,
Đỗ Bảng bị bắt tại Hà Nội khi chuẩn bị trốn sang Trung Quốc và bị mật thám Pháp đánh chết ở xà lim Hỏa Lò - Hà
Nội năm 1932. Đỗ Thị Tâm bị mật thám bắt tại cơ quan của Việt Nam Quốc Dân đảng tại phố Hàng Bột - Hà Nội,
đưa về giam ở Hỏa Lò. Để tránh đòn tra tấn và giặc làm nhục, Đỗ Thị Tâm đã nuốt giải yếm và hy sinh.
Gia đình Đỗ Cơ Quang cả ba cha con đều hiến thân cho sự nghiệp đánh đuổi giặc Pháp giải phóng đất nước.

Hồ Bá Kiện
Hồ Bá Kiện tự là Thiếu Tùng, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con
trai đầu án sát Hồ Bá Ôn. Trong trận đánh quân Pháp ở thành Nam Định lần thứ 2 năm Quý Mùi (1883), cụ Hồ
Bá Ôn bị trọng thương, về quê phục thuốc rồi chết. Hồ Bá Trị là chú ruột của Hộ Bá Kiện, ông hy sinh trong trận
đánh trả đám dân quá khích được thực dân Pháp vũ trang đốt phá nhà cửa, giết người ở Quỳnh Lưu vào cuối
tháng 12 năm 1885.
Hồ Bá Kiện tư chất thông minh, đọc nhiều sách, làm thơ văn giỏi. Từ khi cha chết vì nước, ông bỏ cử nghiệp,
đi giao du với khách kiếm hiệp. Phàm những kẻ hào kiệt cùng đường đều tụ tập ở nhà ông. Nhà có bao nhiêu của
cải dự trữ ông đều hào hiệp bỏ tiếp khách hết.
Cùng làng với ông có Cù Sĩ Lương là một nho sinh, sau khi được đọc "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam vong
quốc sử" của Phan Bội Châu từ Nhật gửi về, Cù Sĩ Lương đã từ bỏ lối học khoa cử, quyết tâm hành động cứu

nước. Thấy Cù Sĩ Lương có tư tưởng yêu nước, ông đã dẫn Cù Sĩ Lương đến gặp các ông Đặng Thái Thân, Lê
Dật Trúc là những người đứng đầu trong phái "ám xã" của Duy Tân hội nhận công tác làm kinh tài cho hội. Ông
đã tận tâm làm việc có hiệu quả. Biết gia đình ông nghèo túng anh em có ý muốn lấy công quỹ trợ cấp nhưng ông
nhất định không nhận.
Hồ Bá Kiện cùng thím ruột là Trần Thị Trâm (vợ ông Hồ Bá Trị) tham gia Duy Tân hội (1904) và phong trào
Đông Du (1905) do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đặng Thái Thân, Ngô Đức Kế… sáng lập. Đặng Thái Thân
thuộc phái bạo động (ám xã). Hồ Bá Kiện là trợ thủ đắc lực cho Đặng Thái Thân, người đứng đầu phong trào
Duy Tân ở tỉnh Nghệ An.


Được giao nhiệm vụ, Hồ Bá Kiện ra Bắc, tới vùng biên giới Việt - Trung thuộc hai tỉnh Hải Ninh, Lạng Sơn
mua súng đạn chuyển về Nghệ An cho Đặng Thái Thân. Việc vận chuyển số súng đạn từ biên giới Việt - Trung là
một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nguy hiểm do bà Trần Thị Trâm, thím ruột Hồ Bá Kiện đảm nhiệm. Với sự mưu
trí, khôn khéo, dũng cảm, bà Trần Thị Trâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển súng đạn, không để
chậm trễ, mất mát một viên đạn. Bà Trần Thị Trâm còn làm nhiệm vụ quyên góp tiền ở Nghệ An, Hà Tĩnh
chuyển cho Hồ Bá Kiện mua vũ khí.
Năm 1910, trong chuyến công tác ở Phan Thôn thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Đặng Thái Thân bị giặc
Pháp bao vây toan bắt sống. Ông đã dùng súng lục (chính là khẩu súng Hồ Bá Kiện mua, bà Trần Thị Trâm
chuyển về) bắn chết mấy tên giặc. Bọn giặc cậy đông vẫn vây kín xung quanh. Quyết không để giặc bắt, ông
giành viên đạn cuối cùng cho mình và đã hy sinh anh dũng.
Giặc Pháp ráo riết truy lùng Hồ Bá Kiện và những người trong tổ chức của ông. Năm 1912, Phan Bội Châu
giải tán Duy Tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội thì Hồ Bá Kiện cùng thím của mình là Trần Thị Trâm
lại hoạt động tích cực trong tổ chức cách mạng mới này.
Nhiệm vụ của Hồ Bá Kiện vẫn là phát triển tổ chức, mua vũ khí trang bị cho Quang Phục quân 1. Vào
khoảng năm 1914, trong một chuyến đi công tác cho hội ở Hưng Yên 1, Hồ Bá Kiện bị giặc Pháp bắt, chúng
đày ông lên nhà tù Lao Bảo, trong chuyến đi đày này còn có cả Liêu Thanh cũng là một hội viên tích cực của
Việt Nam Quang Phục hội.
Năm 1915, nhà tù Lao Bảo có trên 200 tù nhân. Nhà tù nằm giữa cánh rừng nổi tiếng là nơi "ma thiêng nước
độc". Bọn cai ngục, mã tà đều là những tên hung bạo, chúng đánh đập, hành hạ tù nhân không thương tiếc. Nhiều
tù nhân bị đánh chết rồi quẳng xác vào rừng cho thú dữ ăn thịt.

Từ khi bị đưa đi đày ở Lao Bảo, Hồ Bá Kiện cùng với Liêu Thanh tranh thủ quan sát địa hình, địa vật, quy
luật đi lại, canh gác của bọn cai ngục, mã tà để có thời cơ thì tổ chức tù nhân giết lính, vượt ngục.
Với bản tính nhân đạo, từ khi vào tù Hồ Bá Kiện thường nhường cơm cho những người đau yếu, tự mình làm
những công việc nặng nhọc, nên được anh em tù rất quý mến. Trong tù bọn cai ngục thường bố trị một tay anh
chị hay ăn chặn đồ tiếp tế của tù nhân, bắt tù nhân nhường miếng thịt hiếm hoi mà hàng tuần mới có một lần.
Những người tù mới vào đều bị hắn đánh phủ đầu. Hồ Bá Kiện khuyên bảo nhiều lần không được. Một hôm
nhân lúc bọn cai tù không có ở đó, ông liền đánh cho hắn một trận đau nhừ tử, đến khi hắn phải lạy van, Hồ Bá
Kiện ra điều kiện là không được ức hiếp bạn tù mới tha.
Sau khi Hồ Bá Kiện và Liêu Thanh nắm vững quy luật hoạt động của bọn cai ngục, mã tà, tập hợp được hơn
một chục anh em tù chính trị hăng hái, hai người quyết định khởi sự. Hai ông phác thảo ra kế hoạch hành động,
rồi bàn với hơn chục anh em tù chính trị tin cẩn nhất, lặng lẽ chuẩn bị vũ khí và phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng người. Khi quyết định khởi sự, mọi người bầu Hồ Bá Kiện và Liêu Thanh làm chỉ huy.
Ngày 22 tháng 9 năm 19151, một tên cai và ba tên lính dẫn một số tù nhân trong đó có Liêu Thanh ra khỏi trại
làm tạp dịch. Theo kế hoạch vạch ra từ trước, Liêu Thanh ra lệnh cho anh em xông lại chém tên cai và ba tên lính
coi tù. Bọn lính và cai ngục còn lại hoảng loạn chạy tứ tung, tù nhân vô cùng phấn khích. Lập tức toàn bộ tù nhân
ở nhà ngục Lao Bảo nổi dậy phá xiềng, gông, giết lính gác, cướp súng trong trại lính, đánh bại bọn lính, mã tà
còn kháng cự. Kết quả là ba tên lính chống lại bị giết chết, bảy tên khác bị thương. Tù nhân nổi dậy thu 36 súng,
15 lưỡi lê, 5.000 viên đạn đồng thời đốt hết các bốt gác, cắt đứt dây điện thoại từ Lao Bảo gọi đi Quảng Trị rồi
rút lên vùng rừng núi phía bắc cao nguyên Sê Pôn.

1

. Quang Phục quân: là một tổ chức thuộc Quang Phục hội.

1
1

. Sách "Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt viết ông bị bắt ở Sơn Tây năm 1907, bị đưa đi đày ở Lao Bảo.

. Có sách viết là ngày 28-9-1915.



Bọn cầm quyền Pháp nhận được tin vô cùng lúng túng, bị động, mãi tới bảy ngày sau, ngày 29 tháng 9, Khâm
sứ Trung Kỳ mới lệnh cho giám binh Pêrê (Perez) điều động 80 lính khố xanh, do thiếu úy Pagini (Pagini) chỉ
huy và 40 lính khố xanh ở Quảng Trị truy kích nghĩa quân. Biết quân giặc thế nào cũng tung lực lượng lớn truy
kích tù nhân nổi dậy, Hồ Bá Kiện và Liêu Thanh cho nghĩa quân tiến theo đường Làng Côn - Lao Bảo sang lập
căn cứ ở vùng Bantacha, tỉnh Savanakhét (Lào), nghĩa quân đào công sự chiến đấu, tổ chức đánh quân Pháp.
Quân giặc hành quân bằng xe cơ giới, nên nhanh chóng đuổi kịp tù nhân nổi dậy. Chúng bao vây, lùng sục khắp
nơi.
Về phía anh em tù nhân nổi dậy đều là những người bị chế độ hà khắc của nhà tù đày đọa, ăn đói, mặc rét,
bệnh tật không được chạy chữa làm cho sức khỏe kiệt quệ, có người phải dìu nhau hành quân nên đi rất chậm.
Trước sức tiến công áp đảo của giặc Pháp, lực lượng nổi dậy bị tiêu hao nhanh chóng, chỉ còn lại 36 người.
Mặc dù vậy, anh em vẫn quyết tâm chiến đấu. Ngày 8 tháng 10, quân Pháp mở cuộc tấn công lớn vào Bantacha.
Lực lượng nổi dậy chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của giặc, tiêu diệt 1 tên, làm bị thương 2
tên khác nhưng cũng bị hy sinh 5 người. Sáng ngày 9 tháng 10, khi quân Pháp xông vào đồn trại của anh em lực
lượng nổi dậy thì mọi người đã rút hết.
Ngày 15 tháng 10, Hồ Bá Kiện và Liêu Thanh tổ chức trận địa phục kích ở Talaloi, đánh úp một đoàn xe vận
tải lương thực tiếp tế cho bọn lính ở Bantacha thu được một số lương thực rồi rút về vùng A Sồi. Quân giặc bao
vây, lùng sục gắt gao, trong khi nghĩa quân thì lực lượng ngày càng suy yếu. Cuối tháng 10 trong một trận kịch
chiến với lính Pháp và lính khố xanh do tên thiếu úy Pagini chỉ huy,
Hồ Bá Kiện, Liêu Thanh cùng một số nghĩa quân hy sinh, khi đó ông 43 tuổi, một số còn lại sau đó tan rã.
Cuộc cướp ngục nổi dậy tổ chức chiến đấu của các đảng viên Việt Nam Quang Phục hội tuy thất bại nhưng là
một trang sử vàng trong lịch sử đấu tranh vũ trang của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Biết
tin cuộc cướp ngục không thành, nhiều hội viên Quang Phục hội hy sinh, nhiều người gửi câu đối viếng, điển
hình như:
Liễn viếng của Đinh - Nhạc1
Phiên âm:
Phương tương liên nhất khí vi địa cầu, vô sở vị hợp tính, vô sở vị ly, quản giao địa hạ nhân gian, tổng y
nhiên đăng tiền kiếm ảnh, chẩm bạn kê thanh, đắc ý dã đô vong nhĩ ngã.
Thả dục đạo chúng sinh ư thiên quốc, hữu vi chi nhân, tất hữu vi chi quả, bằng trượng thiên linh phật lực, hội

tu khán trần lý Âu vân, hào đoan Mỹ, vũ mục trường na phục kê đông tây.
Dịch nghĩa:
- Cũng toan liều một mạch làm địa cầu, không gì là hợp, cũng không gì là ly, khiến cho dưới đất giữa người,
đều y nhiên trước đèn bóng kiếm, bên gối tiếng gà, khi đắc ý lại quên mày tớ.
- Lại muốn dẫn chúng sinh lên Thiên quốc, đã làm ra nhân, ắt sẽ làm ra quả, dựa ở oai trời sức phật, tất phải
thấy trong bụi mây Âu, đầu tia mưa Mỹ, trường chăn1 chi xá kể đông tây.
Con trai ông là Hồ Bá Cự, tức Hồ Tùng Mậu - một trong những nhà sáng lập ra tổ chức Tâm Tâm xã, sau
tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, là học trò xuất sắc của đồng chí Nguyễn ái Quốc.

1

. Tức Nguyễn Thượng Hiền.

1

. Trường chăn (chữ này còn nghi).


Nguyễn Thạc Chi

Nguyễn Thạc Chi còn có các tên là Hai Thạc, Nguyễn Quỳnh Chi, Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn
Trung Thường, Nguyễn Trọng Thạc, Nguyễn Mạnh Hiếu, tự là Thường Sinh hoặc Thường Sinh Phủ Quân. Ông
là con thứ hai quan Bắc Kỳ Hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật, quê ở thôn Xuân Đào, xã Xuân
Dục huyện Mỹ Hào, tỉnh Hải Dương, nay là xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Ông là người trầm tĩnh, khoan hòa, học rộng, nghe nhiều. Khi cha ở Trung Quốc, anh trai là Nguyễn Tuyển bị
đày ra Côn Đảo, Nguyễn Thạc Chi còn ở tuổi thiếu niên, phải theo người nhà đi trốn tránh. Vào tuổi thanh niên,
ông cùng chú là Nguyễn Thiện Kế sang Trung Quốc tham gia Đông Du và quyên tiền cho thanh niên du học.
Nguyễn Thạc Chi cùng chú thường xuyên Hoa - Việt đi về để vận động và đưa thanh niên Bắc Kỳ sang Trung
Quốc du học.
Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc thành công, Quốc Dân đảng Trung Hoa thành lập Chính phủ cách

mạng Dân quốc lâm thời do Tôn Trung Sơn được cử làm đại tổng thống, đặt trụ sở ở Nam Kinh. Đây là cơ hội
thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Vì vậy Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và nhiều nhà cách mạng ở
khắp nơi lần lượt về tỉnh Quảng Đông với mục đích thành lập một tổ chức cách mạng mới. Khi đó Nguyễn Thạc
Chi đang ở Hà Nội nhưng vẫn giữ vững mối liên lạc với chú là Nguyễn Thiện Kế đang bôn tẩu ở Bắc Ninh, lập
tức vượt biên sang Hà Sa tỉnh Quảng Đông nơi cha đang ở đó để gặp Hội chủ Phan Bội Châu.
Về sự kiện này Phan Bội Châu viết trong Phan Bội Châu niên biểu như sau:
"Tháng Giêng năm Nhâm Tý (2-1912), Tôn Trung Sơn được cử làm Lâm thời Đại tổng thống nước Trung
Hoa, Đô đốc Quảng Đông là Hồ Hán Dân tức là người tôi đã được quen biết ở Nhật, Đô đốc Thượng Hải là
Trần Kỳ Mỹ lại rất có cảm tình với tôi. Không những thế mà các đảng viên của ta ở Quảng Đông đã tăng lên
hơn 100 người. Kỳ Ngoại hầu ở Hương Cảng, Mai Lão Bạng ở Tiêm1 cũng đều đến họp. Trong lúc đương họp thì
anh Nguyễn Trung Thường từ Hà Nội sang; hỏi về tình hình trong nước, anh nói: "Việc cách mạng Trung Hoa
thành công - có ảnh hưởng to lớn đến nước ta, nhân dân phấn khởi hơn trước nhiều lắm, nếu bây giờ ở ngoài
tạo được thanh thế thì không lo gì khí thế bên trong không sống lại được". Nghe tin mọi người đều rất phấn
khởi"2.
Đến thượng tuần tháng 2 năm 1912, Phan Bội Châu mượn từ đường nhà ông Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà (nơi
Nguyễn Thiện Thuật ở trong suốt 36 năm từ 1890 đến 1926 thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) làm Hội sở mở
hội nghị có đông đủ đại biểu ba kỳ bàn việc thành lập Việt Nam Quang Phục hội1.
Mùa thu năm 1912, Nguyễn Thạc Chi dự hội nghị với Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Ngọc
Quyến, Mai Lão Bạng, Hoàng Trọng Mậu… thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Hội nghị phân công Nguyễn
Thạc Chi làm nhiệm vụ vận động cách mạng ở trong nước. Cụ thể là phát triển các hội viên trung kiên, thành lập
các chi hội Việt Nam Quang Phục hội, xây dựng căn cứ kháng chiến, vận động thanh niên sang Trung Hoa gia
nhập Quang Phục quân, mua trái phiếu Quang phục quân. Nguyễn Thạc Chi thường Hoa - Việt đi về, đưa thanh
niên xuất dương, phụng chỉ đưa Kỳ ngoại hầu Cường Để xuất ngoại mưu tính việc lớn. Khi Quang Phục hội
thành lập Quang Phục quân, ông là người giúp Lương Ngọc Quyến chỉ huy đạo quân này. Song Nguyễn Thạc
Chi hoạt động chủ yếu ở trong nước2.
1

. Tức Tiêm La hay Xiêm La, nay là Thái Lan.

2

1

. Phan Bội Châu niên biểu, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957.

, 2. Phan Bội Châu niên biểu, Sđd.


Năm 1912, Nguyễn Thạc Chi cùng Nguyễn Hải Thần đem 6 quả tạc đạn, 300 đồng Đồng Đăng theo đường
Lạng Sơn tiến vào Bắc Kỳ với nhiệm vụ phối hợp với các hội viên khác giết tên Toàn quyền Anbe Xarô (Abbert
Sarraut); phá khoa thi Hương ở trường thi Nam Định (11-1912). Việc không thành ông phải quay trở về Trung
Quốc1.
Năm 1916, chiến tranh thế giới lần thứ I bùng nổ. Đức tấn công nước Pháp, giặc Pháp ở Đông Dương tăng
cường bắt lính, vơ vét tài nguyên phục vụ cho cuộc chiến tranh này. Những người lãnh đạo Việt Nam Quang
Phục hội nắm lấy cơ hội đó yêu cầu đại sứ Đức ở Xiêm giúp vũ khí, tiền bạc cho Việt Nam đánh Pháp. Nguyễn
Thạc Chi cùng Nguyễn Thượng Hiền sang Xiêm liên lạc với công sứ Đức - áo giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp.
Trong thời gian chờ ý kiến và kết quả, hai ông trở về Trung Quốc. Cuối năm 1915, Chính phủ Đức mới lệnh cho
các cơ quan ngoại giao của Đức ở Trung Quốc và Xiêm La tìm cách gây rối loạn ở các thuộc địa của Pháp ở châu
á. Công sứ Đức ở Xiêm La nhờ một thân vương có quen biết Phan Bội Châu tìm gặp Đặng Tử Kính đang ở Xiêm
để bàn việc thực hiện nhiệm vụ trên. Đặng Tử Kính viết thư phái liên lạc đưa đến cho Phan Bội Châu đang bị
giam ở núi Quan Âm, Quảng Đông xin ý kiến. Phan Bội Châu viết giấy ủy nhiệm cho Nguyễn Thượng Hiền đi
thay. Trong cuộc gặp Nguyễn Thượng Hiền, công sứ Đức tạm giúp 10.000 đồng và hứa sẽ giúp thêm nếu các
chiến sĩ Việt Nam có những hoạt động gây tiếng vang lớn ra thế giới. Số tiền trên được đem về Quảng Đông chia
làm ba phần. Một phần giao cho Nguyễn Mạnh Hiếu đem đi Đông Hưng chuẩn bị tấn công Móng Cái.
Song do việc phối hợp giữa lực lượng bên ngoài với lính Khố đỏ ở Móng Cái không ăn khớp. Khi Nguyễn
Mạnh Hiếu chỉ huy đội nghĩa quân tiến qua cửa khẩu Đông Hưng, lính Khố đỏ không phối hợp được, ông phải rút
về Trung Quốc.
Sau đó ít lâu Nguyễn Thạc Chi nhận nhiệm vụ về nước tập hợp những người cùng chí hướng chống Pháp.
Ông dự đại hội ở nhà ông Lý trưởng xã Đồng Trung tục gọi là làng Chuôm, nay thuộc xã Việt Hưng, huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên, gần ga Xuân Đào thì bị giặc Pháp bao vây làng rồi ập vào bắt1.
Nguyễn Thạc Chi bị thực dân Pháp kết án tù chung thân đày ra giam ở banh II 2, nhà tù Côn Đảo. Banh này

được xây từ khi Bôna (Bonnard) Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định thiết lập nhà tù Côn Đảo vào ngày 1 tháng 3
năm 1862 (Pháp chiếm Côn Đảo tháng 9-1861). Banh rộng 10.015m2, có tường đá dày cao 4 mét bao quanh. Từ
ngoài cổng nhìn vào nhìn thấy hai dãy khám xây đối diện nhau, mỗi dãy có 5 khám đánh số từ trái sang phải, từ 1
đến 10. Các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… đã bị giam giữ tại đây. Cụ Phan Chu Trinh
làm bài thơ Đập đá ở đây.
Vào thời gian Nguyễn Thạc Chi bị giam ở banh II, do tên trung úy Anđôuarát (Andouarad), trừ bị ngạch cảnh
sát dự bị làm chúa đảo. Hắn bị cụt một cánh tay trong đại chiến thế giới lần thứ I (1914 - 1918). Hắn là một tên
hung bạo thường cho chó bécgiê cắn xé tù nhân. Hắn còn đưa một đàn hổ từ đất liền ra thả vào rừng để đe dọa tù
nhân trốn vào rừng.
Cùng bị giam ở banh II có ông tú tài Phạm Cao Chẩm quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông Chẩm tham gia phong
trào chống Pháp, bị chúng kết tội "xử trảm giam hậu" giam ở nhà tù Côn Đảo. Hết hạn tù trở về, ông cùng
Nguyễn Thụy người bạn tù ở Côn Đảo tham gia cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân, Thái Phiên, Trần Cao Vân
năm 1916. Nguyễn Thụy bị giặc Pháp xử tử cùng với các ông: Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Cao Chẩm khi bị
1

. Phan Bội Châu niên biểu, Sđd.

1

. Theo gia phả họ Nguyễn Xuân Dục thì Nguyễn Thạc Chi sinh ba con trai là Gia Câu, Gia Tuấn, Gia Lai (theo Nguyễn Tất Ký cháu bốn

đời cụ Nguyễn Thiện Thuật thì Gia Câu chính là Nguyễn Thiện Tổ). Gia Câu ở Trung Quốc với ông nội từ năm 11 tuổi, học tiếng Anh ở Hương
Cảng, sau không thấy nói đến nữa (theo Phan Bội Châu niên biểu).
2

. Có tài liệu viết là banh I.


đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Ông đã cùng Nguyễn Thạc Chi phát động tù nhân nổi dậy chống chế độ nhà tù tàn ác
của thực dân Pháp, chống sự tàn bạo của Chúa đảo Anđôuarát.

Cuộc nổi dậy nổ ra vào 14 giờ ngày 14 tháng 2 năm 1918, tức là ngày mồng 4 tết năm Mậu Ngọ, Nguyễn Thạc
Chi cùng Phạm Cao Chẩm lãnh đạo 89 tù nhân banh II dùng búa đập chết tên giám ngục Simon và 2 tên lính mã
tà. Nguyễn Thạc Chi còn hô mọi người cướp súng của lính gác, nhưng tên hạ sĩ quan Lamiêriê (Larmierrier)
phản kích kịp thời. Lát sau tên Chúa đảo Anđôuarát dẫn lính đến chi viện. Hắn ra lệnh cho lính xả súng vào đám
đông và truy sát tận tuyệt. Nguyễn Thạc Chi và Phạm Cao Chẩm cùng 89 người bị chúng giết chết1.
Vụ thảm sát rùng rợn này làm rung động dư luận báo chí Sài Gòn và Pháp dấy lên tố cáo sự tàn ác của
Anđôuarát. Hắn phải ra tòa vào ngày 01 tháng 10 năm 1918, nhưng không bị kết án mà được tha bổng và lại trở về
làm quản đốc nhà tù Côn Đảo.
Nhưng số phận của Anđôuarát đã được định đoạt. Ngày 3 tháng 12 năm 1918, một người tù tên là Sáu Nhỏ
(bồi phòng của hắn) đã lấy cắp được khẩu súng lục của hắn bắn chết hắn, còn một viên giành cho mình2.
Tên đại úy Lămbe, quản đốc mới, rút kinh nghiệm từ bài học xương máu này, Lăm be tỏ ra mềm mỏng với tù
nhân hơn. Trong buổi tang lễ Anđôuarát, Lămbe công khai phát biểu: "Anđôuarát, chuốc lắm hận thù. Ông đã trả
giá cho việc làm của mình từ năm 1918".
Nguyễn Thạc Chi không những là một nhà cách mạng kiên cường, mà còn là một nhà thơ, nhà giáo dục. Đến
nay gia phả còn chép một số thơ của ông, con cháu nội ngoại cũng thuộc nhiều thơ của ông.

1

. Nguyễn Nhã trong bài Con trai của Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thạc Chi đăng trên báo Hải Hưng số ra ngày 16-6-1973 lại viết như

sau: "… Sau 10 năm đi đày, ông bị đưa về quê quản thúc. Ông cùng anh là Nguyễn Bá Tuyển bỏ trốn lên Yên Thế theo Hoàng Hoa Thám.
Trong một trận chiến đấu ông bị giặc bắt. Giặc Pháp đem Nguyễn Thạc Chi về quê xử chém. Khi bước lên máy chém, ông còn đọc một đôi câu
đối: "Nhất tử bách ưu thiên hạ tận - Tái sinh tam đảo nhị hà vô ". Nghĩa là chết đi trăm lắng, nghìn lo hết - sống lại hai sông ba đảo không".
Chữ Tam Đảo, Nhị Hà có nghĩa là hai núi, ba sông, cũng có nghĩa là núi Tam Đảo và sông Nhị Hà của đất nước, đúng là lối chơi chữ rất
hay…".
2

. Côn Đảo ký sự và tư liệu do Ban liên lạc tù chính trị - Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh - Nxb Trẻ, xuất bản năm 1995.

Nguyễn Đình Thứ, Hòn đảo của những di tích và danh thắng, Nxb Quân đội nhân dân.



Phạm Văn Tráng

Phạm Văn Tráng (?-1913)1 khi đi hoạt động cách mạng ghi tên trong sách Việt Nam nghĩa liệt sử là
Phạm Thế Trung. Ông quê ở làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội) nhưng
từ thuở nhỏ sống ở phố Hàng Nâu nơi tập trung đông đảo người dân Bát Tràng sang buôn bán1.
Ông vốn là người gan dạ, có chí lớn, tuy theo đòi bút nghiên nhưng vẫn không ngừng luyện tập võ nghệ.
Thiên tính của ông giận bọn gian tà, ghét thế tục xấu, không muốn nói chuyện tới bọn chó săn, nên thường nói
với người ta rằng: "Người Pháp vẫn là kẻ thù của ta, những đứa nịnh Pháp làm hại người ta, lại là kẻ thù đáng
ghét hơn".
Năm 1906, Duy Tân hội và phong trào Đông Du do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh sáng lập phát triển mạnh
mẽ ở Hà Nội. Theo chủ trương của các nhà lãnh đạo phong trào Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng
Bí, Lê Đại… thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội. Ông cùng một số đồng chí tham gia và là ủy
viên tán trợ, quyên góp tiền cho trường.
Tháng 5 năm Nhâm Tý (6-1912), Phan Bội Châu họp hội nghị với các hội viên Duy Tân, Đông Du ở trong
nước, Trung Quốc và Thái Lan tuyên bố thủ tiêu Duy Tân hội thành lập tổ chức mới là Việt Nam Quang Phục
hội. Mùa Đông năm Nhâm Tý (1912), Phạm Văn Tráng trốn sang Trung Quốc gia nhập tổ chức mới này. Ông lấy
bí danh là Nguyễn Thế Trung. Nguyễn Khắc Cần, Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân cũng chuyển từ Duy
Tân hội sang Việt Nam Quang Phục hội.
Trung ương Việt Nam Quang Phục hội chủ trương "phải làm gì để gọi tỉnh hồn nước lại", và đề ra "phải giết
vài tên cướp nước đầu xỏ, cảnh cáo bọn chó săn, chim mồi, chấn hưng dân khí". Tháng 10 năm 1912, Trung
ương Việt Nam Quang Phục hội cử một số hội viên trong đó có Nguyễn Cẩm Giang tức Nguyễn Hải Thần về
nước thi hành bản án tử hình đối với tên trùm thực dân Pháp là Toàn quyền Anbe Xarô và các tên tay sai đầu sỏ.
Khi nhận nhiệm vụ về nước làm công việc kinh thiên động địa, Nguyễn Hải Thần làm hai câu thơ:
"Thành tam thập tải sinh bình chí,
Khai trí thiên niên Tổ quốc quang"
Dịch:
"Thỏa chí bình sinh ba chục năm
Sáng ngời Tổ quốc bốn nghìn tuổi"

Về nước, Nguyễn Hải Thần có nhiệm vụ đặt bom tại vọng cung tỉnh Nam Định để mưu sát Toàn quyền Anbe
Xarô, khi hắn đến chúc mừng và hiểu dụ cử nhân khóa mới đỗ trường thi Hương Nam Định vào tháng 11 năm
1912, nhưng Nguyễn Hải Thần không hoàn thành nhiệm vụ, về Trung Quốc báo cáo là bom thối không nổ. Biết
sự việc, Phạm Văn Tráng đã xung phong về giết tên Tuần phủ Thái Bình.
Phạm Văn Tráng từng dạy học ở làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định quê hương của Tuần phủ Thái Bình. Nhờ
đó mà Tráng biết quá rõ tông tích và hành vi bạo ngược của hắn.
1
1

. Theo tài liệu thực dân Pháp ghi khi hành quyết ông là 28 tuổi (tức sinh 1885).

. Tại phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định có ngôi đình do dân Bát Tràng trú ngụ dựng lên.


Cùng về nước chuyến này còn có Nguyễn Khắc Cần, quê ở xã Yên Viên, huyện Gia Lâm là thầy đồ và
Nguyễn Văn Thụy, tức Hán Minh, nguyên quán xã Lương Quán, tỉnh Kiến An. Về tới Nam Định, Phạm Văn
Tráng đi gặp Phạm Đệ Quý tức Nhị Quý, người làng Tương Đồng, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định là hội viên Việt
Nam Quang Phục hội để phối hợp.
Sau khi nắm chắc quy luật đi lại của Tuần phủ Thái Bình, sáng ngày 12 tháng 4 năm 19131, Phạm Văn Tráng
có mặt ở thị xã Thái Bình đón đường tên tuần phủ, Nhị Quý cảnh giới. Xe tay của tên tuần phủ do một người kéo
từ tòa sứ về dinh tuần phủ. Phạm Văn Tráng ném lựu đạn, miệng hô "Cách mạng Việt Nam thành công!", Viên
Tuần phủ chết ngay tại chỗ. Người kéo xe cũng bị thương, nhưng vào nhà thương chữa thì khỏi được. Phạm Văn
Tráng hành sự xong, ung dung ngồi ở quán uống nước, nghe tin tức rồi mới đi.
Tuần phủ chết, sĩ phu và nhân dân Bắc Kỳ vô cùng mừng rỡ. Cử nhân Nguyễn Hiếu Tiến viết trong bài "Bài biểu
của thân sĩ Bắc Kỳ điếu tuần phủ Thái Bình bị bom giết chết", trong đó có đoạn:
Đỗ cử nhân khoa Bính Tuất (1886) chó ngáp phải ruồi
Sang hậu bổ giữa Thái Bình chuột sa chĩnh gạo…
Đóng liều một chỗ làm luôn bốn năm
… Cứ bờ sôi ruộng mật, chi lợi quyền
Thì xanh vỏ đỏ lòng chi chính sách

Đỏ như vông, đông như tiết, nhờ máu manh nhi đưa đi;
Cơm là gạo, áo là tiền, đầy túi tham chi thắt lại
Được thể dễ nói khoác, biết phủ huyện nhi đổ hồ
Càng quen lèn cho đau, nhè thân hào nhi giở mặt
Chỉ khéo lựa chiều che gió,
Sứ muốn ăn cho ăn, muốn chơi cho chơi;
Xui nên há miệng mắc quai,
Tuần bảo xôi ừ xôi, bảo thịt ừ thịt
… Múa tay trong bị, bụng rặt nhũng gươm
Ký đổi trắng thay đen
Thả tát cạn nhi bắt lấy
Trước còn vơ vét, giăng cánh lưới dĩ ngang sông;
Sau lại dò la, bới chân lông nhi tìm vết…
Bài biểu kết bằng đoạn:
Rồi ra của đội nón đi
Vào lỗ hà ra lỗ hổng
Má phấn môi son chi Đào Bích, chưa kịp đôi hồi!
Nâng khăn sửa túi chi hầu non, lấy ai cai quản?
Hàm Tổng đốc được truy tặng nhé! Thống sứ thương thay
Vua Diêm vương có mật thám chưa? Quan Tuần xuống đó
1

. Có tài liệu viết là ngày 14-3-1913.


Thân sĩ chúng tôi bất thăng, nguýt nguýt lườn lườm
chi chí
Cẩn trầu biểu dĩ văn.
Thực hiện xong nhiệm vụ, Phạm Văn Tráng đến làng Yên Viên gặp Nguyễn Khắc Cần theo giao ước từ trước.
Khi đó Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Thụy ném tạc đạn vào khách sạn Hà Nội, nay ở phố Tràng Tiền giết

chết hai tên trung tá Pháp đã trở về an toàn. Cũng trong thời gian đó, có hai người cũng là hội viên Việt Nam
Quang Phục hội, nhưng khi bị giặc Pháp bắt được ở Lào Cai, cả hai tên đã ra đầu thú, nhận làm mật thám, chỉ
điểm cho Pháp mà Phạm Văn Tráng và Nguyễn Khắc Cần không biết. Trong bữa cơm mừng thắng lợi, các ông
đã nói cho hai tên này biết các ông sẽ đi tàu lên Lạng Sơn rồi sang Trung Quốc lấy thêm vũ khí rồi trở về nước
chờ cơ hội thi hành bản án với Toàn quyền Anbe Xarô và Hoàng Trọng Phu. Lập tức hai tên này báo cho mật
thám Pháp biết thời gian, địa điểm hành trình của các ông. Ngày 7 tháng 5 năm 1913, hai ông vừa xuống tàu ở ga
Lạng Sơn thì mật thám Pháp ập đến bắt đưa về Hà Nội.
Về tới Hỏa Lò Hà Nội các ông mới biết Nguyễn Văn Thụy, Lương Văn Phúc và hàng chục hội viên Việt Nam
Quang Phục hội bị chúng bắt. Bọn mật thám dùng mọi cực hình tra tấn nhưng hai ông nghiến răng chịu đựng,
không khai báo,… Những ngày sau đó, nhiều cuộc vây ráp hội viên Việt Nam Quang Phục hội ở Hà Nội và ở các
tỉnh diễn ra, số người bị bắt lên tới 254 người, đều là hội viên và có liên quan. Ngày 5 tháng 9 năm 1913, giặc
Pháp lập Hội đồng đề hình xét xử 871 người, có 7 người chịu án tử hình là: Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần,
Phạm Đệ Quý, Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Văn Thụy.
Gương hy sinh anh dũng của các ông đã gây chấn động dư luận thời đó. Nhân dân Hà Thành hết lời ca tụng
các ông, coi các ông tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, bất khuất của người Hà Nội. Thực dân Pháp, kẻ giết hại
các ông, cũng phải ca ngợi, báo "Tương lai Bắc Kỳ" do Thống sứ Pháp nắm đã đăng liền ba số trong các ngày 59, 8-9, 25-9 đã hết lời ca ngợi các ông. Trong số ra ngày 25 tháng 9 năm 1913 còn in trang trọng chân dung các
ông bị chúng hành quyết ngày 29 tháng 9 năm 1913, bài viết về Phạm Văn Tráng như sau:
"Bình tĩnh và pha chút diễu cợt, Phạm Văn Tráng, tức Chang, người sát hại tuần phủ Thái Bình đã đề nghị
người lính gác tù là sau khi bị tử hình hãy ném xác ông ta xuống sông Hồng để nuôi cá, hoặc ném vào rừng sâu
để làm miếng mồi ngon cho hổ, chứ đừng đem chôn trong lòng đất, vì như vậy ông ta sẽ phải gặp lại tên tuần phủ
Thái Bình, kẻ thù mà ông không muốn làm lành.
Ông Tráng cũng bày tỏ nguyện vọng sáng ngày hôm sau được tắm một cái…
… Bên trong nhà tù, thời khắc kinh hoàng đã điểm. Tên Labalettem, đội trưởng lính gác dẫn đoàn người đến
các phòng giam tử tội. Phạm Văn Tráng, tác giả vụ mưu sát tuần phủ Thái Bình là người đầu tiên bị đánh thức.
Ông ta mỉm cười đứng nghe lời tuyên đọc rồi đáp: "Thế là tốt?". Hai tòng phạm là Nguyễn Văn Thụy và Phạm
Đệ Quý (tức Phạm Đức Quý) vẫn thản nhiên và không nói gì.
… Thời khắc đã đến, cánh cửa nhà giam mở ra, tất cả họ bước đi trong sự can đảm, và chỉ trong vòng bốn
phút rưỡi mà tổng số 7 tử tội đã bị hành quyết.
Trước hết là Phạm Văn Tráng tức Chang 28 tuổi, thày giáo dạy chữ, gốc gác ở làng Bát Tràng. Phạm Văn
Tráng vốn là học sinh trường Êcônđờ (Ecole de) Nam Định, sau bỏ nhà, tự mình đi kiếm sống bằng nghề dạy

học. Thời gian dạy học ở Hành Thiện, Tráng đã làm quen với các thành viên của "Hiệp hội tử vì nghĩa". Đây là tổ
chức gồm những người chuyên hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp chung của Đảng. Tháng 12 năm 1912, Tráng
sang Trung Quốc và trước đó ông đã có mặt tại Nam Định để tham dự đại hội đại biểu toàn đảng (gồm những
người đứng đầu) tổ chức vào tháng 2 năm 1912.

1

. Có sách ghi 87 người.


… Ông Tráng được giao nhiệm vụ giết chết tuần phủ Thái Bình vì tội đã làm tê liệt mọi hoạt động của đảng
cách mạng ở vùng này… Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Tráng trở lại Yên Viên để lên đường sang Trung Quốc
tìm mua một số quả bom mới, nhưng đã bị bắt tại Lạng Sơn cùng với Nguyễn Khắc Cần… Khi bị người của sở
mật thám xét hỏi, Tráng đã ca tụng hành động của mình và tuyên bố hài lòng về việc mình làm nhằm giải thoát
đất nước cho khỏi ách đô hộ của thực dân"1.
Nguyên âm:
Thơ điếu
Âu Mỹ trào lưu hải đảo bôn,
Hiệp phong chấn dũng á kiền khôn.
Xung tiêu kiếm khí hàn cừu đởm,
Động địa lôi thanh tỉnh quốc hồn.
An thị danh lưu Hàn vị diệt,
Ôn sinh thân tuẫn Hán phương tồn.
Anh hùng huyết mạch tràng vô tận,
Thả chủng thiên thu nghĩa hiệp côn.
Dịch thơ:
Trào lưu Âu Mỹ bể trôi dồn,
Cõi á càn khôn nổi tiếng ồn.
Gươm tuốt xông trời thù khiếp đảm,
Sấm vang động đất nước kêu hồn.

Chàng Yên nổi tiếng Hàn chưa mất1
Ôn thị liều thân Hán vẫn còn.
Huyết mạch anh hùng còn mãi mãi,
Ngàn thu nghĩa hiệp gốc không mòn.
Nguyên âm:
Liễn viếng
Tịch lịch nhất thanh, quần gian đởm tán;
Giang sơn thiên cổ, đại hiệp hồn hương,
Dịch thơ:
Sấm sét một kêu, bọn gian đởm tán;
Non sông ngàn thuở, hiệp sĩ hồn thơm.

Nguyễn Khắc Cần
Nguyễn Khắc Cần tên chữ là Tiểu Lâm, người xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay
thuộc Hà Nội, cùng với Phạm Văn Tráng tham gia Duy Tân hội và phong trào Đông Du. Ông là người trầm nghị,
1

. Báo Tương lai Bắc Kỳ số ra ngày 25-9-1913. Phạm Quân dịch, in lại trong Danh nhân Hà Nội.

1

. Yên Trọng Căn người Triều Tiên (Hàn) ám sát tên Y đằng Bác Văn, Toàn quyền Nhật ở Triều Tiên.


ít nói, kín đáo. Nguyễn Khắc Cần cùng Phạm Văn Tráng là ủy viên tán trợ của trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ông góp phần tích cực cùng Nguyễn Cảnh Lâm tổ chức phân hiệu Đông Kinh Nghĩa Thục ở huyện Gia Lâm.
Năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị nhà cầm quyền Pháp giải thể, ông hoạt động trong phong trào
Đông Du vận động thanh niên đi du học ở Trung Quốc, Nhật Bản và quyên tiền ủng hộ cho phong trào này.
Ngày 19 tháng 6 năm 1912, Phan Bội Châu họp các hội viên Duy Tân, phong trào Đông Du ở Trung Quốc,
Xiêm La (Thái Lan) và trong nước tuyên bố giải thể hai tổ chức trên thành lập tổ chức chính trị mới là Việt Nam

Quang Phục hội với tôn chỉ thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam tại Trung Hoa.
Mùa đông năm Nhâm Tý (1913), Nguyễn Khắc Cần sang Trung Quốc họp với những người trong đảng,
Trung ương Việt Nam Quang Phục hội chủ trương "phải làm gì để gọi tỉnh hồn nước" và xác định "thì phải giết
tên cướp nước đầu xỏ, cảnh cáo bọn chó săn, chim mồi, chấn hưng dân khí", nên phái các hội viên Nguyễn
Trọng Thường (tức Nguyễn Thạc Chi), Nguyễn Hải Thần, Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Văn
Thụy về nước phối hợp với các hội viên trong nước như Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân, quê ở Lỗ Khê,
Đông Anh thi hành bản án tử hình đối với tên trùm thực dân Anbe Xarô và các tên tay sai đầu sỏ Hoàng Trọng
Phu, Nguyễn Duy Hàn.
Nguyễn Hải Thần được giao nhiệm vụ đặt bom tại vọng cung thành Nam Định mưu sát Toàn quyền Anbe
Xarô đến chúc mừng các cử nhân thi đỗ khoa thi Hương tại trường thi Nam Định, nhưng không hoàn thành
nhiệm vụ, Nguyễn Hải Thần về Trung Quốc báo là bom không nổ.
Ngày 14 tháng 3 năm 1913, trước tình hình đó, Phạm Văn Tráng đã xung phong về nước thi hành nhiệm vụ
mà Hải Thần không hoàn thành đã ném bom tại tỉnh lỵ Thái Bình giết chết tên tuần phủ Việt gian bán nước.
Sau sự kiện giết tuần phủ Thái Bình, thực dân Pháp và tay sai hết sức cảnh giác đề phòng việc đánh bom các
công sở, doanh trại, khách sạn, nhà hàng, chúng thực hiện canh gác nghiêm ngặt. Sự đề phòng của giặc không làm
nhụt ý chí tấn công của các chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội. Ngày 25 tháng 4 năm 1913, Nguyễn Khắc Cần và
Nguyễn Văn Thụy do thám biết bọn sĩ quan Pháp thường tụ tập ăn uống ở khách sạn (Hotel) tại đường Pônbe
(Paulbert), nay là phố Tràng Tiền. Nguyễn Văn Thụy cảnh giới cho Nguyễn Khắc Cần liệng bom vào giết chết hai
trung tá Pháp là Mônggơray (Mongraud) và Sapuy (Chapuis), một số tên Pháp và tay sai người Việt bị thương1.
Thi hành xong bản án, lợi dụng lúc bọn giặc đang hoảng loạn, la hét, hai ông ung dung đi bộ trên đường rồi
lên một chiếc xe tay kéo nhanh qua Gia Lâm về Yên Viên. Hai anh em ẩn náu ở Yên Viên, vài hôm sau thấy giặc
không lùng sục. Nguyễn Khắc Cần thết một bữa tiệc đạm bạc tại nhà mình để mừng thành công, có một người là 2
đại diện của Việt Nam Quang Phục hội dự.
Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Thụy được lệnh trở về Trung Quốc nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi,
ngày 7 tháng 5 năm 1913, hai ông vừa từ trên xe lửa bước xuống một ga xép, hai người bị lính vây kín áp tới lục
soát. Vì trong người hai ông có một số giấy tờ khả nghi, nên chúng bắt cả 2 người giải về Hà Nội.
Sau hành động làm kinh hoàng giặc Pháp và bọn Việt gian bán nước ở Thái Bình và Hà Nội, giặc Pháp điên
cuồng khủng bố các cơ sở Việt Nam Quang Phục hội ở trong nước. Chúng bắt tất cả những người chúng nghi
ngờ có liên quan đến phong trào Đông Du và vụ Hà Thành đầu độc. Tại các tỉnh Bắc Kỳ, các nhà tù chật ních các
1


. Sách "Nhân Chính trên những chặng đường lịch sử" - Nxb Chính trị, quốc gia, viết quả bom (lựu đạn) do Nguyễn Khắc Cần ném là do
ông Tư Diếc (Nguyễn Văn Diếc) ở làng Mọc Quan Nhân chế tạo, giặc Pháp bắt ông đày đi Côn Đảo.
Sách Việt Nam nghĩa liệt sử, Đặng Đoàn Bằng viết "Hiệp sĩ Nguyễn Khắc Cần ném quả tạc đạn ở khách sạn Hà Nội là do Hán Minh (?)
ném nhầm vào quan binh Pháp. Pháp truy nã ráo riết người đảng, bọn chó săn cũng đề phòng rất nghiêm ngặt, nên ông không thực hiện được
kế hoạch của mình. Ông lại cùng Nguyễn Thế Trung định ra ngoại quốc. Đến Lạng Sơn thì gặp phải người Pháp, nên cả hai bị bắt. Nguyễn
Khắc Cần muốn cho Hán Minh chạy thoát cho nên mới nhận với người Pháp chính ông là người ném tạc đạn ở khách sạn. Vì vậy ông bị giết
cùng Nguyễn Thế Trung.
2

. Có sách viết người này là đại diện Việt Nam Quang phục hội chỉ huy những người lưu động trong nước và phân phát phương tiện hành
động cho các nhóm. Khi bị giặc Pháp bắt được ở Lào Cai, tên này và một tên nữa làm phản, nhận làm mật thám, chỉ điểm cho Pháp.


chiến sĩ cách mạng. Riêng các chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội ở Hà Nội ngoài Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn
Văn Thụy, chúng còn bắt được Phạm Văn Tráng, Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân. Bọn mật thám còn điều
tra biết ông Tư Diếc ở làng Quan Nhân đã chế tạo quả bom cho Nguyễn Khắc Cần ném, nên bắt ông. Tổng số
chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội ở Hà Nội và những người có liên quan lên tới 254 người.
Tất cả những người bị bắt đều bị chúng tra tấn dã man để lấy khẩu cung. Trong cuốn sách: "Phong trào
Đại Đông Du" của Phương Hữu có thuật lại có một viên thẩm phán người Việt xét vụ liệng bom ở Hà Nội tra
hỏi các chính trị phạm cặn kẽ, gắt gao, bị Nguyễn Khắc Cần đứng ra trả lời một cách khinh bỉ: " Ông cũng là
người Việt Nam như tôi sao ông lại hỏi tôi những câu ấy? Tôi cho ông biết ý tưởng của tôi, chết bây giờ, chết
ngày mai, hay ngày sau, ông thấy khác ở chỗ nào?... Nếu ông cho rằng tôi đã phạm một tội tàn bạo, thì ông
cứ chặt đầu tôi đi, tôi sẵn sàng chịu hình phạt, ông còn tra hỏi tôi nhiều mà làm chi! Mục đích việc hành
động tôi há không rõ như nước trong dưới khe? Năm ba người bị xử tử, thây kệ, những kẻ khác sẽ noi theo
chúng tôi, ông không giết chết hết chúng tôi được đâu!".
Ngày 5 tháng 9 năm 1913, Hội đồng Đề hình Pháp mở phiên tòa xét xử 84 người trong số 254 người được coi
là có liên quan đến các vụ ném tạc đạn ở Thái Bình và Hà Nội và hoạt động ám sát. Chúng tuyên tử hình 7 người
với tội danh "âm mưu ám sát hoặc đồng lõa ám sát" là: Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng, Phạm Đệ Quý,
Nguyễn Văn Thụy, Phạm Hoàng Luân (Quế), Phạm Hoàng Triết và Phạm Văn Tiến - người ám sát chủ đồn điền

phản bội ngày 25 tháng 5 năm 1913. Ngoài ra còn kết án Lương Văn Phúc tội đồng lõa trong vụ ném tạc đạn ở
Thái Bình với án khổ sai chung thân vì mới 18 tuổi, 8 người bị lưu đày trong đó có ông Tư Diếc ở Quan Nhân, 5
người án biệt xứ, 2 người miễn tố, 11 án giam quản thúc, 9 người trắng án.
Tòa án thực dân Pháp cũng kết án vắng mặt 13 người lưu vong ở Trung Quốc, trong đó có 6 án tử hình là
Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trọng Thường
(Nguyễn Thạc Chi ) và 7 án chung thân trong đó có Hai Kế (Nguyễn Thiện Kế).
Tuy giặc Pháp đã kết án tử hình vắng mặt nhiều yếu nhân của Việt Nam Quang Phục hội đang ở Trung Quốc,
nhưng nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương vẫn chưa yên tâm. Chúng đã cấu kết với Long Tế Quang, Đô đốc
Quảng Đông bắt các chiến sĩ cách mạng Việt Nam chủ yếu là Việt Nam Quang Phục hội nhằm giải tán Việt Nam
Quang Phục hội và hội "Chấn Hoa hưng á" do Phan Bội Châu sáng lập.
Ngày 19 tháng 1 năm 1914, Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng bị chính quyền Quảng Đông bắt giam.
Mặc dù bọn cầm quyền Pháp đã đàn áp tàn bạo Việt Nam Quang Phục hội ở trong nước cũng như ở Trung
Quốc, nhưng bọn thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn vô cùng hoảng hốt. Cụ Phan Chu Trinh khi đó đang ở Pháp.
Phóng viên một số tờ báo phỏng vấn cụ về vụ này. Cụ đã vạch mặt bọn thực dân Pháp ở Đông Dương. Cụ nhắc
lại với phóng viên các báo lời phát biểu của cụ với Bộ trưởng thuộc địa Mátsuy và Toàn quyền Đông Dương
Anbe Xarô về những vấn đề có liên quan đến vụ ném bom như sau:
"Tôi đã cho họ biết hoàn cảnh nặng nề của đồng bào tôi. Tôi đã nói với họ rằng: "Nếu người ta không thực
hiện những cải cách đã hứa với nhân dân An Nam, thì tất cả đều đáng lo ngại cả… Từ lúc ấy người ta đã làm
vài việc cỏn con cho người Việt Nam, nhưng như là cho một đứa trẻ một cái kẹo để xoa những vết đòn đầy rẫy
trên mình nó, việc độc quyền rượu lại được tiếp tục, mặc dù người ta đã hứa một cách trịnh trọng là việc đó
không xảy ra nữa; những nhà ái quốc bị đày ở Côn Đảo vẫn rên xiết ở trong đó, khi người ta đã hứa tha họ; nền
học vấn mà chúng tôi đòi hỏi vẫn bị từ chối, sự khinh bỉ mà chúng tôi đã tố cáo vẫn đến với chúng tôi một cách
rộng rãi… Nhân dân Việt Nam muốn được học, được kính trọng, không muốn bị nhồi nhét bằng rượu, và có thể
dần dần sẽ tự giác thoát được"1.
1

. L'Asie francaise năm 1913, bài "Aropos de là bom be de Hà Nội, trang 219, dẫn trong Lịch sử thủ đô Hà Nội".


Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng và các đồng chí của hai ông tuy chưa đạt được mục tiêu mà Trung ương

Việt Nam Quang Phục hội đề ra và phong trào có bị thực dân Pháp khủng bố, lực lượng Việt Nam Quang Phục
hội bị thiệt hại nặng nề nhưng những hành động anh hùng của họ đã thức tỉnh lòng yêu nước của đồng bào Hà
Nội cũng như đồng bào cả nước2.
Thơ điếu
Phiên âm:
Anh hiền khâm bão hiệp can trường,
Thành sự qui nhân bại độc đương.
Khởi vị báo bì danh khả ái;
Cánh cam hổ khẩu độc tiên thường.
Tín trinh kim thạch tâm nan tử,
Bích nhiễm sơn hà huyết hữu hương.
Kỳ khí dĩ kham hàn tặc đởm,
Chi kim bạch nhật quán hồng quang.
Dịch:
Anh hiền cầm sẵn tấm gan rồi,
Thành việc là người bại ấy tôi.
Hà phải da heo mà lấy tiếng;
Chỉ cam miệng cọp để làm mồi.
Tin như vàng đá lòng khôn chết,
Thơm nhuộm non sông máu đã sôi.
Khi mạnh làm cho thù mất vía,
Cầu vồng muôn thuở mặt trời soi.

Nguyễn quang Diêu

Nguyễn Quang Diêu hiệu Tử Ngọc, biệt hiệu Trần Cảnh Sơn và Nam Xương, ông sinh năm Canh
Thìn (1880) con cụ Nguyễn Quang Huy (tức Hội đồng Sách) và cụ bà Nguyễn Thị Huệ - một gia đình khá giả;
quê ở xã Tân Thuận, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, nay thuộc xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2


. Cách mạng cận đại Việt Nam - Thăng Long - Hà Nội - Lịch sử thủ đô Hà Nội - Phan Bội Châu niên biểu - Thơ văn Phan Bội Châu -

Chống xâm lăng của Trần Văn Giàu - Lịch sử Việt Nam 1897 - 1918.


Nguyễn Quang Diêu có tư chất thông minh từ nhỏ, đặc biệt là tính tình khoan dung, điềm đạm nhưng ngay
thẳng và dũng cảm, có tâm hồn yêu nước dạt dào. Ông là học trò nhà chí sĩ Trần Hữu Thường1 nên sớm ý thức
được sự nhục nhã của một dân tộc mất chủ quyền. Khi phong trào Duy Tân phát triển lan rộng vào Nam ông
hăng hái tham gia và hoạt động cùng các chí sĩ Nguyễn An Khương (cha Nguyễn An Ninh), Nguyễn Thần Hiến,
Bùi Chí Nhuận. Năm 1907, ông hoạt động và đặt trụ sở bí mật ở chùa Linh Sơn (Cao Lãnh), từ chùa này ông
phát triển tới chùa Kim Quang và các chùa khác. Năm 1910, ông làm bài thơ Tự thuật tỏ rõ ý chí làm cách mạng
tới cùng của mình.
Tự thuật
Nghĩ mình mang lấy tiếng nam nhi
Cái nợ cung dân gánh nặng trì,
Tuổi tác đã vừa ba chục chẵn
Công danh chưa có ít nhiều chi!
Rừng cao yến đỗ nương nhờ chỗ,
Gió thuận hồng mong gặp gỡ khi
Xem khắp thế tình rồi nghĩ ngợi
Muốn nói Thánh trước cưỡi bè đi1
Năm 1912, Phan Bội Châu giải tán Duy Tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội thì ông và hầu hết các
đồng chí lại chuyển sang hoạt động cho Việt Nam Quang Phục hội. Tháng 5 năm 1913, Nguyễn Quang Diêu dẫu
đầu một đoàn 12 người, vượt biên giới sang Cao Miên, tới Xiêm La để từ đó đi Trung Hoa liên lạc với Phan Bội
Châu và các đồng chí trong Tổng bộ. Trước khi đi ông làm bài thơ gửi vợ nhờ đồng chí là Hai Kỳ đưa cho vợ.
Giã vợ đi làm cách mạng
Sông cũng khi khô, đá cũng mòn,
Cùng ai tạc một tấm lòng son.
Trăm năm ngồi đứng trong trời đất,

Một kiếp thề ghi với nước non.
Hương hỏa 1 trước mong duyên mãi mãi,
Tang bồng 2 nay bá nợ con con.
Ai ơi! hãy nếm mùi ly biệt,
Có nếm rồi ra mới hết ngon!
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam)

1

. Trần Hữu Thường còn gọi là Tú Thường, sinh năm 1884, tại xã Phú Thuận, quận Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Thực dân Pháp đánh

chiếm Nam Kỳ nhiều lần mời cụ ra làm quan, cụ từ chối, mở trường dạy học và làm thơ yêu nước.
1

.
Hợp
tuyển
Nxb Văn học, Hà Nội, 1985.

thơ

văn

Việt

Nam,

tập

IV,


quyển

2

1

. Hương Hỏa: do chữ tam sinh hương hỏa, nói chuyện đôi lứa nhân duyên.

2

. Tang bồng: Cái cung bằng cành dâu, cái tên bằng cỏ bồng. Xưa ở Trung Quốc sinh con trai thì dùng cung bằng cành dâu tên bằng cỏ

bồng bắn ra bốn phương, trên trời, dưới đất cầu cho đứa trẻ lớn lên tung hoành ngang dọc.


Đến Hương Cảng, các ông chưa kịp hoạt động thì cảnh sát Anh khám thấy tạc đạn và giấy tờ quan trọng tại
nơi phái đoàn ở, nên ông và các đồng chí đều bị bắt. Nhà
cầm quyền Anh ở Hương Cảng trục xuất, giải các ông về Hà Nội, giao cho mật thám Pháp.
Trong phiên tòa xét xử, chúng coi ông là người cầm đầu, kết án 10 năm khổ sai, đày sang Guyam (Nam Mỹ).
Trên đường đi Guyam, qua Pháp chúng giam ông ở nhà ngục Mácxây. Tại nhà tù nổi tiếng nghiệt ngã của đế chế
Pháp, ông sáng tác bài thơ:
Bị giam ở mácxây cảm tác
Chẳng biết rằng mình có tội chi,
Tội chi dầu có, có nao gì!
Phép thần công lý đành không hiệu,
Luật nước văn minh ngẫm cũng kỳ.
Nếm mật nằm gai đành tạm lúc,
Sổ lồng tháo cũi hẳn chờ khi.
Làm sao cũng chẳng làm sao vậy,

Thương nước gan ông nó đã lỳ!
Thực dân Pháp đày Nguyễn Quang Diêu đến một hòn đảo hoàn toàn xa lạ, sống giữa những người ngoại tộc,
ông không hề biết tiếng, phong tục tập quán của họ, không được nghe tiếng nói thân thương của đồng bào, đồng
chí, cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Đế quốc Pháp tin rằng ông sẽ phải chịu chết già trên hòn đảo đó, song với
ý chí quật cường, quyết tâm vượt ngục trở về nước hoạt động như ông đã bộc lộ trong bài thơ Bị giam ở Mácxây
cảm tác;
… Nếm mật nằm gai đành tạm lúc,
Sổ lồng tháo cũi hẳn chờ khi….
Đầu năm 1917, Nguyễn Quang Diêu vượt ngục trốn sang đảo Trinidat thuộc Anh. Do ông đã giỏi tiếng Pháp,
tiếng Hoa nên ông sống trà trộn trong đồng bào Hoa gặp nhiều thuận lợi. Bằng sự ngụy trang khéo léo để giấu
tung tích, cuối năm 1920, Nguyễn Quang Diêu trở về Hồng Kông rồi tới Quảng Châu liên lạc với Phan Bội
Châu. Bạn bè, đồng chí vô cùng kinh ngạc thấy ông xuất hiện. ông rất đau buồn khi biết tin nhiều đồng chí thân
thiết đã hy sinh hay còn nằm trong nhà tù đế quốc. Được trở về hoạt động cùng các đồng chí, được nghe tiếng
nói thân thương của đồng bào, ông dồn hết sức lực, tâm trí cho công tác cách mạng, bù đắp cho thời gian ông bị
thực dân Pháp cầm tù ở nơi xa xôi.
Năm 1921, khi ông đang ở Trung Quốc thì nhận được tin thầy Tú Thường mất, ông làm thơ gửi về viếng. Học
trò của ông là Nguyễn Chánh Giáo dịch ra chữ quốc ngữ:
Bài thơ khóc thầy
Nhớ Thái Sơn nước trông chớn chở
Đỉnh chọc trời bỗng lở thình lình
Ngậm ngùi dấu sách còn in
Sở hòng tranh lấp dạy mình giờ ai?
Cửa Trình Hạo bụi dầy tuyết phủ
Sân Đào Tiềm lối cũ tòng hoang


Tình thầy nợ nước chứa chan
Nỗi niềm thầm nghĩ, dạ càng xót xa!
Sau thất bại trong âm mưu khởi nghĩa năm 1916 của Việt Nam Quang Phục hội ở các tỉnh miền Nam Trung
Kỳ (do các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân có vua Duy Tân tham gia và khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 do

Trịnh Văn Cấn chịu ảnh hưởng của Lương Ngọc Quyến một yếu nhân Việt Nam Quang Phục hội thất bại) thì
Việt Nam Quang Phục hội không còn hoạt động nào đáng kể. Từ năm 1920 đến năm 1922 cụ Phan Bội Châu
chuyển sang viết cho các tờ báo Đông á Tân văn ở Bắc Kinh và Tạp chí Bình Sự ở Hàng Châu.
Sau vụ Phạm Hồng Thái ném tạc đạn giết hụt Toàn quyền Maclanh ở Sa Điện tháng 5 năm 1924, Phan Bội
Châu viết Tuyên ngôn Dân đảng Việt Nam về vụ án này. Đồng thời Phan Bội Châu cải tổ Việt Nam Quang Phục
hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Nguyễn Quang Diêu là trợ thủ đắc lực cho tổ chức mới này. Song công việc
mới bắt đầu thì tháng 6 năm 1925 cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải đưa về Hà Nội.
Phong trào cách mạng ở trong nước cũng như ở Trung Quốc, Xiêm La đều gặp khó khăn. Đầu năm 1927,
Nguyễn Quang Diêu tình nguyện về nước với cái tên mới là Trần Văn Vẹn, để khôi phục phong trào mặc dù ông
biết nguy hiểm đang rình rập ông ở khắp nơi. Tháng 3 năm 1927, ông từ Sài Gòn bí mật về Sa Đéc là địa bàn
hoạt động của ông trong đó có chùa Linh Sơn ở Cao Lãnh là trụ sở1. Khi ông Diêu đến, ông Võ Hoành (một yếu
nhân của Đông Kinh Nghĩa Thục theo xu hướng bạo động bị thực dân Pháp an trí ở đó) đã cho người đi mời cụ
Nguyễn Sinh Sắc đến bàn việc bố trí nơi ẩn náu cho ông Nguyễn Quang Diêu. Cụ Sắc đưa ông Diêu đến sở
ruộng ở kênh Ba Thê cũ (sau núi Sập) nay thuộc xã Phước Mỹ, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang nơi cụ và cụ
Vũ Hoành tổ chức khai hoang từ trước để làm kinh tài cho phong trào. Những người đến đây khai hoang đều là
người nghèo, bị điền chủ áp bức không có ruộng cấy, những chính trị phạm cũ, nên đã nhiệt tình giúp đỡ và bảo
vệ ông Diêu như những nhà hoạt động cách mạng khác. Từ sở ruộng Ba Thê, ông Nguyễn Quang Diêu đi móc
nối với các cơ sở cũ, phát triển cơ sở mới. Cụ Sắc và một số nhà yêu nước thường qua lại bàn bạc về thời cuộc,
về phong trào cách mạng với ông Diêu. Với tài làm thơ quốc âm và vè ông Diêu đã sáng tác nhiều bài thơ, vè về
giới nông dân nghèo khổ để tuyên truyền, vận động, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, quan lại với lời lẽ dung dị
có vần điệu như các bài: Chiêu hồn dân nông, Vợ nhà nông khuyên chồng, Chồng nhà nông khuyên vợ, Sầu non
nước. Trong đó Sầu non nước là một bài thơ dài có 10 khổ thơ, mỗi khổ tám câu. Đó là những câu thơ rỉ máu nói
về cảnh nước mất nhà tan và là lời kêu gọi thiết tha:
Ai cũng anh em Hồng Lạc cả
Ai ơi phải biết phận làm dân!
Thực dân Pháp đánh hơi thấy các hoạt động cách mạng của Nguyễn Quang Diêu, chúng tung mật thám đi dò
la tung tích của ông, lùng bắt ông rất gắt gao, ông phải thường xuyên thay đổi chỗ ở. Theo Công văn mật số 1895
ngày 6 tháng 6 năm 1928 thì ngày đó cụ Sắc đến tìm Nguyễn Quang Diêu ở Tân An (Tân Châu). Khi thì ông
Diêu ở trại ruộng tại Rạch Giá, khi ở Bến Tre, khi ở núi Lam (Châu Đốc), khi sống với các nhà sư trong các ngôi
chùa hẻo lánh, có lần mật thám truy lùng gắt quá ông lại ẩn náu tại vùng biên giới Việt - Miên.

Do Nguyễn Quang Diêu tham gia phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc
của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên, nên ông đã dịch các sách Tam dân chủ nghĩa, Ngũ quyền hiến pháp
của Tôn Dật Tiên.
Sau một số người có cảm tình với ông, lại có thế lực đối với Pháp đứng ra bảo trợ nên Nguyễn Quang Diêu
đến làng Vĩnh Hoà gần Tân An dạy học và bốc thuốc. Ông cũng sáng tác nhiều văn thơ để gửi gắm nỗi niềm tâm
sự của mình.
1

. Tháng 3 năm 1917, cụ Nguyễn Sinh Sắc đến chùa Linh Sơn gặp nhà sư yêu nước Hoàng Đạo trụ trì ở đó, sư Hoàng Đạo cho cụ Sắc biết

chùa Linh Sơn là trụ sở của phong trào Đông Du ở Nam kỳ do ông Nguyễn Quang Diêu là lãnh tụ.


Tháng 5 năm 1929, cụ Nguyễn Sinh Sắc đến Vĩnh Hoà (Tân Châu) thăm ông Diêu đang dạy học ở đó. Ông
Diêu đã truyền được lòng yêu nước, căm thù giặc Pháp cháy bỏng của mình đến học sinh. Sau này phần lớn học
sinh của ông đều trở thành đảng viên cộng sản sau năm 1930 khi đảng Cộng sản Đông Dương ra đời1.
Mùa hè năm 1935, Nguyễn Quang Diêu mắc bệnh mà mất, thọ 55 tuổi. Các đồng chí của ông làm câu đối
viếng:
Ngót hai chục năm dư, hồ hải từng qua Âu, á, Mỹ
Vừa năm mươi tuổi lẻ, dạ đài con tạc Hiếu, Trung, Cang
Đến nay các đồng chí, dòng họ của ông còn giữ được nhiều thơ văn của ông, trong đó có các bài: Viếng
Hoàng Hoa Cương, Viếng mộ Phan Tây Hồ, Sầu non nước, Hà Thành lâm nạn, Tự do diễn ca, Chiêu hồn dân
ruộng, Ngỏ cùng nữ giới2.

1

. Tư liệu về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

2


. Theo Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Quang Diêu - Phong trào Đông Du miền Nam, Nxb Hương Sơn, Sài Gòn, 1974.


Phạm Hoàng Triết Phạm Hoàng Luân

Tại làng Lỗ Khê, tên Nôm là làng Rỗ Khê có nhà họ Phạm Hoàng. Gia đình có bốn anh em trai, anh
cả là Phạm Hoàng Trù đỗ cử nhân, được bổ nhiệm làm Huấn đạo. Ba người em của ông Trù đều học giỏi trong
đó xuất sắc có Phạm Hoàng Triết sinh năm 1875, Phạm Hoàng Luân sinh năm 1877 (còn gọi là Phạm Hoàng
Khuê, Phạm Hoàng Quế), hai ông do chưa đỗ đạt nên đi dạy học. Học trò và cư dân kính trọng không gọi tên húy
hai ông, mà gọi là Đồ Ba, Đồ Tư, hoặc Đồ Tam, Đồ Tứ.
Cả mấy anh em đều ở chung một nhà và có lòng hiếu thảo phụng dưỡng mẹ già, nổi tiếng hiếu thuận trong
vùng.
Năm 1906, hai ông Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân tham gia tổ chức Duy Tân hội. Năm 1907
trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập, hai ông tham gia, mở phân hiệu Đông Kinh Nghĩa Thục ở Lỗ Khê. Các
ông còn tổ chức bình văn thơ là những tài liệu được giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục cho đông đảo
nhân dân nghe.
Phạm Hoàng Luân là người cương nghị, có tài tổ chức nên được "ủy ban Hành quyết" của Việt Nam Quang
Phục hội giao cho phụ trách hai huyện Đông Anh và Tiên Du. Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân đã tham gia
tuyên truyền, vận động cho phong trào ở địa phương.
Hai ông còn đến tận huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình nói chuyện thời thế với anh cả là Phạm Hoàng Trù
đang làm huấn đạo. Sau buổi nói chuyện này, Phạm Hoàng Trù lấy cớ phải nuôi mẹ già, từ quan về dạy học.
Nguyễn Khắc Cần cũng là ông đồ ở làng Yên Viên, huyện Gia Lâm cũng sang Trung Quốc tham gia Duy
Tân hội, năm 1912 chuyển sang hoạt động cho Việt Nam Quang Phục hội cũng nhận lệnh về nước phối hợp với
Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân và Nguyễn Văn Thụy có biệt hiệu là Hán Minh công nhân nhà máy xe lửa
Gia Lâm thực hiện bản án tử hình tên trùm xâm lược Toàn quyền Anbe Xarô, Nguyễn Khắc Cần đến Lỗ Khê
thống nhất hành động với Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân.
Hai ông đã biến nhà mình ở Lỗ Khê làm trụ sở của ủy ban Hành quyết. Điều này đã được báo Tương lai Bắc
Kỳ (tiếng Pháp) do thống sứ Pháp nắm, trụ sở có 144 Juylơ Phơry (Jules Ferry) - (nay là trụ sở báo Hà Nội mới,
số 44 Lý Thái Tổ, Hà Nội) viết: " … Quế và Triết đã nhiều lần giúp cho những người đại diện của ủy ban Hành
quyết tại Bắc Kỳ làm nơi cư ngụ. Ngôi nhà của họ đã trở thành nơi cư trú của các nhà cách mạng An Nam, những

khi họ từ Trung Quốc về nước và từ trong nước sang Trung Quốc"1.
Trong các hoạt động trừ gian, hai anh em họ Phạm Hoàng có mối quan hệ mật thiết với Nguyễn Trọng
Thường (tức Nguyễn Thạc Chi), con trai thứ hai của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật để
nhận chỉ thị và bom do Nguyễn Trọng Thường đem từ Trung Quốc về để mưu sát bọn trùm thực dân Pháp và bọn
tay sai đầu sỏ. Mối quan hệ của hai nhà cách mạng trên, được H. Đờ Mátxiarơ (H. De Massiare) viết: "Phạm

1

. Báo Tương lai Bắc Kỳ số ra ngày 29-8-1913.


Hoàng Quế (tức Phạm Hoàng Luân) có quan hệ với Trọng Thường (Trọng Phương) hay còn gọi là Hai Thạc, con
trai thứ hai của Tán Thuật và là người đứng đầu bộ phận cách mạng ở Bắc Kỳ"2.
Sau cuộc gặp gỡ này, ba người có cuộc gặp gỡ với đại diện Việt Nam Quang Phục hội chỉ huy những người
lưu động hoạt động ở trong nước có nhiệm vụ phân phát phương tiện hành động cho các nhóm. Trong cuộc gặp
mặt này Phạm Hoàng Luân nhận thấy vị đại diện này hay nhìn trộm, hỏi những câu về tổ chức không thuộc phạm
vi mình, nên đã có ý nghi hắn làm phản từ khi hắn bị mật thám Pháp ở Lào Cai bắt. Luân trao đổi nhận xét của
mình với Cần, Cần cũng có ý ấy, nhưng chưa có chứng cớ cụ thể, nên chưa xử lý được.
Sau thất bại này, tháng 2 năm 1913, các nhà lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội ở Nam Ninh (Trung Quốc)
đã chọn một số hội viên cảm tử trong đó có Phạm Văn Tráng để tiến hành ám sát tên trùm thực dân Toàn quyền
Anbe Xarô và các tên tay sai.
Việc chọn Phạm Văn Tráng đi cảm tử là do trong quá trình thực hiện việc ám sát, mật thám và bộ máy đàn áp
của Pháp rải ra theo dõi gắt gao khắp nơi, mặt khác do Nguyễn Hải Thần không hoàn thành nhiệm vụ về báo là
bom không nổ.
Ngày 14 tháng 4 năm 1913, Phạm Văn Tráng về nước cùng với Phạm Đệ Quý (tức Nhị Quý) đã hoàn thành
việc xử tội tên Tuần phủ tỉnh Thái Bình. Trong khi đó nhóm Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Văn Thụy (tức Sụy)
ném bom vào khách sạn Hà Nội trên đường Pônbe (Paulbert) (nay là phố Tràng Tiền) ngày 26 tháng 4 năm 1913,
giết chết hai tên trung tá Pháp là Mônggơray và Sapuy chết tại chỗ và làm bị thương 12 người khác 1.
Sau 2 vụ ám sát trên, bọn thống trị Pháp ở Bắc Kỳ mà trung tâm là Hà Nội có sẵn bản danh sách các hội viên
Việt Nam Quang Phục hội ở Hà Nội và các tỉnh ở Bắc Kỳ do tên đại diện ủy ban hành quyết ở Quảng Tây tại Bắc

Kỳ đã phản bội làm mật thám, chỉ điểm cho Pháp bắt các hội viên Việt Nam Quang Phục hội.
Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng đã lên đến Lạng Sơn vừa xuống tàu, chuẩn bị vượt biên giới thì bị mật
thám Pháp bắt. Nguyễn Văn Thụy, Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân kịp thời lánh đến nơi an toàn. Các ông
kết luận Viên đại diện đã chỉ điểm cho mật thám Pháp bắt các đồng chí của mình. Vì vậy các ông quyết định trừ
khử nó càng sớm càng tốt.
Ngày 24 tháng 5 năm 1913, Phạm Hoàng Luân viết giấy triệu tập tên chỉ điểm đến cây đa ở đầu làng Lỗ Khê
gặp mình. Nhận giấy triệu tập, tên phản bội tin chắc sẽ bắt được hai ông Triết và Luân là những nhân vật quan
trọng của Việt Nam Quang Phục hội ở Bắc Ninh. Tên phản bội muốn cho chắc ăn, hắn đi về Lỗ Khê điều tra
trước, nên chỉ để lại giấy báo cho quan thầy là hắn đi Lỗ Khê. Phạm Hoàng Triết mai phục sẵn ở cánh đồng bỏ
hoang, Phạm Hoàng Luân đi đón rồi dụ hắn tới đó. Tên phản bội trúng kế đã bị hai anh em ông Triết giết chết
kéo xác xuống cái hố cải mả lấp đất trên.
Những vụ đánh bom và ám sát đã gây chấn động dư luận thời đó do bốn chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội
quê ở Hà Nội là hai anh em Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân, quê ở Lỗ Khê, Đông Anh; Phạm Văn Tráng
quê ở Bát Tràng (Gia Lâm), Nguyễn Khắc Cần quê ở Yên Viên (Gia Lâm) thực hiện.
Bọn mật thám Pháp thấy tên chỉ điểm đi đã ba ngày không về, liền sai bọn mật thám về Lỗ Khê dò xét. Ba
ngày sau chúng phát hiện ra xác tên này liền cho lính vây làng Lỗ Khê bắt Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân
và nhiều người khác. Chúng đưa hai ông về sở mật thám Bắc Ninh tra tấn vô cùng dã man. Chúng nung đỏ mâm
đồng bắt hai ông ngồi lên. Thịt mông cháy sèo sèo khét lẹt, hai ông vẫn nghiến răng chịu đựng cho đến khi chết
ngất. Suốt mấy ngày tra khảo các ông không nhận mình giết tên mật thám, không khai báo cho đồng chí nào, cơ

2

. Báo Tương lai Bắc Kỳ số ra ngày 29-8-1913.

1

. Việt Nam nghĩa liệt sử viết là Hán Minh (tức Nguyễn Văn Thụy) ném lần vào quan binh Pháp ở khách sạn Pháp. Nguyễn Khắc Cần nhận

mình ném để Hán Minh chạy thoát.



sở nào. Chúng hèn hạ bắt mẹ và anh trai hai ông là Phạm Hoàng Trù đến tra khảo nhằm lấy tình cốt nhục lung lạc
hai ông. Song cũng không có kết quả1.
Ngày 29 tháng 8 năm 1913, thực dân Pháp thành lập Hội đồng Đề hình để xét xử tới 84 người trong số 254
người bị chúng bắt vì cho là có liên quan đến hai vụ ném tạc đạn ở Thái Bình, Hà Nội và giết hai tên tay sai.
Trong số 84 người đưa ra xét xử, chúng tuyên án tử hình 7 người với tội danh âm mưu ám sát là Phạm Hoàng
Triết, Phạm Hoàng Luân, Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Văn Thụy, Phạm Đệ Quý (tức Đức Quý),
Phạm Văn Tiến. Ngoài ra chúng còn tuyên án: 1 án khổ sai chung thân, 8 án lưu đày, 5 án biệt xứ, 11 án tù giam
quản thúc, 2 người miễn tố, 9 người trắng án, và chúng còn kết án vắng mặt 13 người lưu vong ở Trung Quốc
trong đó có 6 án tử hình (Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Bá Trạc…) và 7 án chung thân.
Ngày 23 tháng 9 năm 1913, bọn cầm quyền Pháp đưa 7 ông ra Pháp trường ở ngay cổng nhà tù Hỏa Lò xử
tử. Các ông vẫn hiên ngang bất khuất, coi thường cái chết. Các nhà báo thực dân chứng kiến cảnh hành hình
cũng phải ca ngợi các ông là anh hùng tột bậc. Báo "Tương lai Bắc Kỳ" (tiếng Pháp) do Thống sứ Bắc Kỳ nắm
đăng vụ án trên 3 số ngày 5 tháng 9, ngày 8 tháng 9 và ngày 25 tháng 9 năm 1913 đã hết lời ca ngợi chí khí dũng
cảm hiên ngang bất khuất của các ông. Riêng về hai ông Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Luân chúng viết: "…
Sau thủ phạm vụ khách sạn Hà Nội đến lượt Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân. Phạm Hoàng Triết 38
tuổi, vốn là một nho sinh ở làng Lỗ Khê, tổng Hà Lỗ, tỉnh Bắc Ninh. Người đồng mưu và là anh ruột của
Phạm Hoàng Luân 36 tuổi cũng là một nho sinh…".
Khi hy sinh, Phạm Hoàng Luân 36 tuổi, Phạm Hoàng Triết 38 tuổi. Trước sự hy sinh lẫm liệt của hai ông,
nhân dân đã vượt qua sự khủng bố của giặc bí mật đặt câu đối phúng viếng trên mộ, có những câu chỉ được
truyền miệng từ đời này qua đời khác như:
"Anh em ruột thịt một hùng tâm, con Lạc cháu Hồng nêu nghĩa cả.
Khí tiết sáng ngời hai chí sĩ, non Thường dòng Lỗ ngát hồn thơm" 1.
Vì bọn giặc luôn luôn rình rập trả thù nên sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân ngày giỗ của hai chí
sĩ họ Hoàng, chính quyền, dòng họ và nhân dân xã Hà Lỗ mới tổ chức lễ truy điệu hai ông. Dòng họ cùng
nhân dân Lỗ Khê đã lập đền thờ hai ông và các chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội đã anh dũng hy sinh vì
nước.

1


. Sách Lịch sử Đảng bộ xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sách Danh nhân Hà Nội do Trần Quốc Vượng chủ biên Nhà xuất bản Quân

đội nhân dân, 2004, Trong bài "Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần, Phạm Hoàng Luân, Phạm Hoàng Triết, trang 422-423 viết như sau: "Sau vụ
ném bom ở Thái Bình trừng trị tên tuần phủ bán nước (12-4-1913) và ở Hà Nội giết hai tên trung tá Pháp (26-4-1913) bọn thực dân Pháp hoảng hốt
đã tiến hành một cuộc khủng bố trắng bắt bớ hàng nghìn người. Do sự phản bội của hai tên trước kia cũng ở Việt Nam Quang Phục hội, bị Pháp bắt ở
Lào Cai và đã đầu hàng, bọn thực dân nắm được danh sách những nhân vật chủ chốt. Ngày 7 tháng 5 năm 1913, Phạm Văn Tráng và Nguyễn Khắc
Cần bị bắt tại Lạng Sơn, khi sắp sửa vượt qua biên giới.
Phạm Hoàng Khuê được biết tin về hành động của hai tên phản bội bèn trừng trị hai tên này bảo vệ an toàn cho tổ chức…".
1

. Non Thường tức núi Nguyệt Thường ở huyện Tiên Du cũ, thường được dùng để chỉ huyện Bắc Ninh - Xưa kia miền Hà Lỗ, Lỗ Khê và nói

chung cả miền phía đông huyện Đông Anh ngày nay đều nằm trong huyện Đông Ngàn thuộc Kinh Bắc, dòng Lỗ chỉ đất Hà Lỗ nói chung và Lỗ Khê
nói riêng.


×