Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHÂN vật LỊCH sử VIỆT NAM từ tổ CHỨC ĐẢNG đầu TIÊN đến THÀNH lập ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.64 KB, 48 trang )

NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM Từ tổ chức cộng sản đầu tiên (3-1929) đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(2-1930)

Nguyễn Phong Sắc

Nguyễn Phong Sắc còn gọi là Nguyễn Văn Sắc Nguyễn Văn Thịnh, sinh năm
1902, quê ở làng Bạch Mai, huyện Hồn Long, tỉnh Hà Đơng, nay là số nhà 154 phố Bạch
Mai, Hà Nội.
Nguyễn Phong Sắc tốt nghiệp trường Cơng chính nhưng khơng làm việc cho Pháp mà đi
hoạt động cách mạng. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng hội. Trong những
năm 1925, 1926, ông được hịa thượng Thích Thanh Điều, trước đây là tham gia cuộc khởi
nghĩa Hoa Tham ở Yến Thế, chủ trì chùa Vua ở phố Thịnh Yên Hà Nội dùng chùa làm trụ
sở, cho Việt Nam thanh niên cách mạng hội.
Cuối tháng 3 năm 1929 nhóm những người tích cực trong Việt Nam Thanh niên cách
mạng hội ở Bắc Kỳ nhận thấy sự bức thiết phải thành lập một tổ chức cộng sản trong khi
Tổng bộ ở nước ngoài chưa đặt vấn đề ra, nên quyết định thành lập một tổ chức cộng sản
đầu tiên, tại số 5D phố Hà Long (Hà Nội). Chi bộ gồm có Ngơ Gia Tự (Ngơ Sỹ Quyết),
Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc… Nhóm Cộng sản này đã đặt ra nhiệm vụ sẽ chỉ
đạo sự chuyển hướng của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ
thành tổ chức cộng sản và đưa vấn đề này ra kiến nghị trước đại hội của Tổng Bộ sắp được
triệu tập1.
Từ mùng 1 đến mùng 9 tháng 5 năm 1929. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở Hồng Kơng Đại hội tồn quốc có sự tham dự của
đại biểu Tổng hội, đại biểu ba kỳ nhưng lãnh tụ Nguyễn ái Quốc vắng mặt, Hồ Tùng Mậu bị
bắt.
Đồng chí Ngơ Gia Tự đồn đại biểu Bắc Kỳ đã mang đến Đại hội chủ trương đề nghị
thành lập ngay một đảng cộng sản, nhưng không giành được sự nhất trí của Tổng bộ, do đó
đã quyết định bỏ ra về với một số bản Tuyên ngơn đề ngày 1 tháng 6 năm 1929 trong đó
vạch rõ sai lầm của Đại hội đã không bàn đến việc thành lập đảng cộng sản và kêu gọi:
"Phải tổ chức ngay Đảng cộng sản mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được".
Sau khi rút khỏi Đại hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng hội hội, đoàn đại biểu


Bắc Kỳ xúc tiến về thành lập một đảng cộng sản. Ngày 17 tháng 6 năm 1929, đại biểu các
tổ chức cộng sản được thành lập ở các tỉnh Bắc Kỳ đã triệu tập một cuộc họp tại nhà 312
Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập một tổ chức lấy tên là Đông Dương Cộng sản
đảng. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc được cử vào ban chấp hành trung ương và được cử làm
Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Lịch sử Đảng cộng sản tỉnh Nghệ Tĩnh viết: "Đông Dương Cộng sản đảng cử cán bộ vào
hoạt động, xây dựng cơ sở đảng ở Trung Kỳ. Vào Vinh, đồng chí Nguyễn Phong Sắc bắt
liên lạc với đồng chí Võ Mai (tức Quốc Hoa), ủy viên Tỉnh hội, hội Thanh niên ở Nghệ An
vừa đi dự Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Thanh niên về, lập ra Kỳ bộ Đông Dương
Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ, đặt trụ sở ở làng Vang (nay là xã Đông Vinh, thành phố Vinh).

1

. Những sự kiện lịch sử Đảng, Sđd, tr. 140,141.


Tại đây Kỳ Bộ đã in truyền đơn Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản đảng, xuất bản báo
Bôn Sơ vích gửi đi các nơi tuyên truyền cho việc thành lập Đảng1.
Từ đó nhiều cơ sở Thanh niên cách mạng hội ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã chuyển thành chi
bộ Đông Dương Cộng sản đảng.
Trước yêu cầu cấp bách của phong trào cách mạng Đông Dương, ngày 3 tháng 2 năm
1936 đồng chí Nguyễn ái Quốc đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu ba tổ chức
cộng sản họp ở Cửu Long, gần Hương Cảng thành lập đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí
Nguyễn Phong Sắc - Bí thư Kỳ bộ Đơng Dương cộng sản Đảng Trung Kỳ được cử vào Ban
Chấp hành Trung ương lâm thời của đảng và trực tiếp phụ trách xứ ủy Trung Kỳ.
Vì Đơng Dương cộng sản liên đồn khơng kịp cử đại biểu đi họp hội nghị, nên Trung
ương giao cho đồng chí Nguyễn Phong Sắc ủy viên Trung ương đảng cộng dản Đông
Dương, phụ trách xứ ủy Trung Kỳ thay mặt Trung ưởng Đảng liên tục với Đông Dương
Cộng sản liên đoàn và các đảng viên giác ngộ trong đảng Tân Việt ở Nghệ - Tĩnh thành lập
ra Phân cục Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương cộng sản đảng ở Trung Kỳ, các đồng

chí lãnh đạo Đơng Dương cộng sản liên đoàn hoạt động ở Nghệ Tĩnh như Lê Mao, Lê viết
Thuật thành lập phân cục Trung ương lâm thời, đặt trụ sở chính ở Vinh và một trụ sở ở Đà
Nẵng.
Phân cục Trung ương lập ra ban chấp hành lâm thời Đảng bộ cộng sản Việt Nam:
- Tỉnh bộ Vinh, lãnh đạo thành phố Vinh - Bến Thủy, hai huyện Nghi Lộc, Hưng
Nguyên.
- Tỉnh bộ Nghệ An lãnh đạo các huyện còn lại do một ủy viên phân cục phụ trách.
- Tỉnh bộ Hà Tĩnh do đồng chí Trần Hữu Thiều (tức Nguyễn Trung Thiên phụ trách).
Từ cuối năm 1929 đến đầu năm 1930, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và
nông dân cả nước lên mạnh. Riêng tại Nghệ An từ cuối năm 1929 đến đầu tháng 4 năm
1930 đã nổ ra 15 cuộc đầu thành phố Vinh - Bến Thủy, 9 cuộc đấu tranh của nơng dân
Thanh Chương, Anh Sơn.
Để ngăn chặn làn sóng bãi cơng, ngày 1 năm 1929 ở Nghệ An, Tịa án Nam triều đã xử
án hàng loạt cán bộ, hội viên Việt Nam thanh niên cách mạng, và đảng Tân Việt. Trong
phiên ngày 2 tháng 12 năm 1929 chúng xử chung thân, tử hình vắng mặt nhiều người, trong
đó có Nguyễn ái Quốc, Trần Phú, Lê Duy Điềm.
Hoảng hốt trước bão táp cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh, ngày 2 tháng 9 năm
1930, Lơ phôn, Khâm sứ Trung Kỳ, cùng Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư bộ lại ra Nghệ Am
xem xét. Chúng thấy tình hình nguy ngập, lập tức quay về Huế để bàn cách đàn áp. Chúng
cử Bơ mom, Chánh Thanh tra chính trị của Tịa Khâm sứ Trung Kỳ và Tơn Thất Đàn,
Thượng thư bộ hình ra Nghệ An trực tiếp chỉ huy đàn áp phong trào Xô Viết - Nghệ - Tĩnh.
Tôn Thất Đàn tuyên bố: "Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần". (có Nghệ Tĩnh
khơng giầu, khơng có Nghệ Tĩnh cũng khơng nghèo).
Chúng điều lính ở các tỉnh về đàn áp, đóng thân nhiều đồn bốt. Các cơ quan lãnh đạo của
Trung ương Đảng đến xứ ủy, các Tỉnh ủy, huyện ủy, các đoàn thể quần chúng đềy bị đàn áp,
khủng bố, nhiều cán bộ đảng hi sinh, bị bắt.

1

. Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ Tĩnh, Vinh, 1987, tr. 43.



Ngày 13 tháng 3 năm 1930, chúng xử chém hai ông Đặng Văn Thân và Nguyễn Văn
Đừu, cán bộ lãnh đạo tích cực trong Tổng Nơng hội Nghệ An.
Ngày 18 tháng 3 năm 1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc chỉ đạo Phân cục Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam đóng tại Vinh phát truyền đơn, kêu gọi quần chúng gia nhập các
tổ chức quần chúng của Đảng.
Ngày 21 tháng 4 năm 1930, tỉnh ủy Vinh và Tỉnh ủy Nghệ An thực hiện chủ trương của
Phân cục Trung ương ở Trung Kỳ do đồng chí Nguyễn Phong Sắc truyền đạt quyết định lấy
ngày 1 tháng 5 năm 1930 làm ngày phát động quần chúng đấu tranh trong toàn tỉnh.
Tại Vinh, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng và Nông hội Đỏ, 1.200 nông dân huyện
Hưng Nguyên, huyện Nghi Lộc kéo vào thành phố Vinh - Bến Thủy biểu tình phối hợp với
công nhân các nhà máy gửi yêu sách tới cơng sứ Pháp địi tăng lương, giảm giờ làm. Công
sứ Pháp, tên giám binh Pitơ, tên chủ nhà máy Diêm bắn vào đồn biểu tình giết chết 6
người, bị thương 18, bắt đi hàng trăm người. Cuộc biểu tình phải giải tán.
Trong khi đó, tại huyện Thanh Chương, 3.000 nông dân, 100 học sinh kéo đến đồn điền
Ký Viễn đòi ruộng đất, đường đi, đập phá đồn điền. Tại Hà Tĩnh nông dân cũng hưởng ứng
bằng treo cờ, rải truyền đơn, tổ chức mít tinh ủng hộ cơng nhân, nông dân Nghệ An đấu
tranh.
Các cuộc đấu tranh ở Nghệ An vẫn tiếp tục, ngày 10 tháng 5 năm 1930, 500 cơng nhân
nhà máy Diêm biểu tình, đưa u sách. Lính đàn áp, cơng nhân bỏ việc về làng n Dũng
họp mít tinh tun bố bãi cơng. Tiếp đó cồn nhân hãng cưa Sifi, công nhân cảng Bến Thủy,
công nhân nhà máy Tràng Thi bãi công…
Ngày 1 tháng 6 năm 1930, trên 3.000 nông dân Thanh Chương, ngày 2 tháng 6 năm
1930, trên 500 nông dân Nghi Lộc, ngày 11 tháng 6 năm 1930, trên 5.000 nông dân Nghi
Lộc, ngày 15 tháng 6 trên 200 công nhân đồn điền Safi nhỏ ở Thanh Chương, ngày 18
tháng 6 năm 1930 trên 600 nông dân Nam Đàn, ngày 24 tháng 6 năm 1930 trên 600 nơng
dân làm muối Quỳnh Lưu biểu tình đòi chia lại ruộng đất, giảm sưu thuế, giả tiền tham
nhũng cho nông dân.
Trong những ngày đấu tranh sôi sục đó, ngày 1 tháng 8 năm 1930, trên 500 nơng dân

Can Lộc mít tinh kéo đến nhà hào lý địi chia lại ruộng đất, trả lại tiền sưu thuế, tiền tham
nhũng của dân. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc cùng với đồng chí bí thư xứ ủy Trung Kỳ đích
thân về các cơ sở củng cố, phục hồi, chỉ định các cán bộ mới vào các cấp ủy, chống ra đầu
thú, chống tả khuynh. Nhờ đó phong trào cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh dẫn đầu phục hội.
Các cuộc đấu tranh tiếp tục nổ ra trong tháng 8, phát triển mạnh vào đầu tháng 9.
Ngày 12 tháng 9 năm 1930 hưởng ứng các cuộc đấu tranh ở các huyện và cuộc đình
cơng của thợ thuyền Vinh, Bến Thủy, để phản đối chính sách tàn sát, khủng bố của đế quốc
Pháp và phong kiến Nam triều, trên 20.000 nông dân huyện Hưng Nguyên và các xã Nam
Kim, Xuân La (huyện Nam Đàn) biểu tình kéo tới dinh Tổng đốc An - Tĩnh ở Vinh dểđòi
bọn cầm quyền giải quyết những yêu sách1.

1

. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tỉnh Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ Tĩnh, trang 64 viết: "Ngày 12 tháng 9 năm

1930. Cấp ủy phủ Hưng Nguyên lãnh đạo 8.000 nông dân mang theo gậy gộc, tay thước, giảng cao cờ búa liềm, kéo đến ga
xe lửa Yên xuân, cắt dây điện tín, bắt giữ xếp ga, rồi biểu tình đưa u sách vào phủ Hưng Ngun. Đồn biểu tình vừa kéo
đến ngã ba Thái Lão, thực dân Pháp 2 lần cho máy bay đến ném bom, làm chết 217 người và 125 người bị thương.


Đồn biểu tình xếp hàng tư, đội cầm cờ và hai đội tun truyền đi trước, hai bên có Xích
vệ đội yểm hộ. Đồn người kéo đi dài 4 kilơmét.
Thực dân Pháp điều hàng trăm lính lê dương, lính khố xanh và 5 máy bay ném bom đến
đàn áp.
12 giờ trưa đoàn người đang kéo qua làng Thái Lão, quả bom đầu tiên ném xuống, cầu xi
măng bị gẫy, đoàn biểu tình vẫn bình tĩnh phất cờ búa liềm thẳng tiến. Máy bay Pháp tiếp
tục ném bom… nhiều người gục ngã. Trong lúc đó lính Lê dương chặn đường, nã súng máy
vào đồn người lao khổ.
Trong cuộc biểu tình ngày 12 tháng 9 năm 1930 có 217 người bị giết hại, 125 người bị
thương. Đó là ngày đế quóc Pháp khủng bố tàn khốc nhất trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Các cuộc mít tinh, biểu tình, truy điệu những đồng bào bị sát hại ở Hưng Nguyên được
tổ chức khắp nơi trong hai tỉnh. Lớn nhất là ba cuộc lễ truy điệu do các tỉnh ủy tổ chức ở
Lộc Đa (Hưng Nguyên); ở Can Lộc và chợ Cồn (Thanh Chương) có hàng vạn quân tham
gia và hàng trăm tự vệ bảo vệ.
Trong bảo lễ truy điệu các liệt sĩ cách mạng được tổ chức tại cánh đồng Gia Đệ, khoảng
20.000 người dự, mỗi người mang tấm biển viết dòng chữ:
"Nghĩa vụ quyên sinh
Tinh thần bất tử"
Tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phong Sắc, ủy viên Trung ương Đơng Dương cộng
đảng đảng, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đọc lời phát biểu. Tồn văn như sau:
Thưa các đồng chí!
Thưa các anh chị em đồng bào!
Chúng tôi là đại biểu đảng cộng sản hôm nay về đây để dự cuộc truy điệu mấy anh chị
em bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình Nghệ - Tĩnh, được gặp mặt anh chị em công nông - binh - sinh - phụ nữ trước ban thứ đông đủ thế này, thật là xét lịch sử nước Việt Nam
chúng ta xưa nay chưa từng có bao giờ.
Thưa các anh chị em!
Vì sao mà chúng ta truy điệu mấy anh chị em bị thiệt mạng đây? Là vì mấy anh chị em
đó đã vì quyền lợi chung mà phải hi sinh cho chúng ta. Vậy anh em, chị em, đồng bào thử
nghĩ đó mà coi, ai là người biết thương anh em, chị em lao khổ chúng ta mới biết thương
chúng ta đó thơi. Mấy anh em, chị em bị thiệt mạng đó là vì anh em, chị em chúng ta đây,
cơm khơng có đủ ăn, áo không đủ mặc, đầu tắt mặt tối, chân lấm, tay bùn, sưu cao, thuế
nặng, quốc trái, lạc quyên, cùng cực quá mà phải cùng nhau đi yêu cầu giảm sưu thuế; yêu
cầu cơm ăn, việc làm, mà thằng đế quốc Pháp ra tay tàn bạo sát hại thê thảm như thế! Anh
chị em đồng bào nghĩ có đem lịng khơng? Có căm tức khơng? ấy thằng đế quốc Pháp khai
hóa, bảo hộ cho dân Việt Nam ta như thế đó. Khai hóa gì? Khai hóa bằng bom, bằng súng.
Bảo hộ gì? Bảo hộ bằng triệt để phá, bằng chém giết. Dù đế quốc Pháp có giả danh nhân
nghĩa chăng nữa cũng khơng thể che kín cái mặt nạ của chúng nó được.
Chúng ta hơm nay truy điệu mấy anh em, chị em bị thiệt mạng đây không phải chỉ khóc
lóc vài tiếng, than vãn vài lời sng mà thôi đâu! Chúng ta phải noi gương hi sinh, với chí
phấn đấu của mấy anh em, chị em đó, mau mau đoàn kết lại theo đảng cộng sản Việt Nam



để hợp thành một hàng trận thống nhất, đánh đổ chính sách tàn ác của thắng đế quốc Pháp,
để mưu cuộc cách mạng đòi quyền tự do cho nước Việt Nam.
Chỉ có cách mạng mới là con đường độc nhất giải phóng cho anh em, chị em chúng ta.
Thưa các anh em, chị em!
Chúng ta truy điệu như thế này mới là chính đáng, thương tiếc như thế này mới là hợp
cách, chắc anh chị em ở dưới suối vàng mới được n lịng, thỏa dạ mà cất tiếng hơ lên
rằng:
Việt Nam Cộng sản thành công!
Thế giới cách mạng thành công!
Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 5 năm 1931 đồng chí Nguyễn Phong Sắc ra Hà Nội cơng tác, vào trọ ở quán Nam
Lai (trước cửa ga Hàng Cỏ), thì bị mật thám ập đến bắt. Chúng giải đồng chí về Vinh tra tấn
cực kỳ dã man, nhưng khơng khai thác được gì, chúng đem đồng chí về bắn tại đồn Song
Lộc, nơi cách mạng đã giết tên Tôn Thất Hồn.
Được tin đồng chí Nguyễn Phong Sắc, ủy viên Trung ương Đảng, phủ trách xứ ủy Trung
Kỳ và trực tiếp lãnh đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp xử tử, anh em
trong lao Ngọc Kom Tum phân cơng đồng chí Hồ Văn Ninh viết bài Trung điệu. Tồn văn
như sau:
Hồng Lĩnh mây tn
Lam Giang sóng vỗ
Trường chiến đấu được thua, thua được
Nghĩ ngậm ngùi thương kẻ hàm oan,
Cảnh Du đào chìm nổi, nổi chìm
Tưởng nơng nỗi sót người lao khổ
Nhớ anh xưa
Vững chí hy sinh, bền gan tấn thủ
áng cơng danh xem bằng dép nát
Phó mặc phường tham lợi bôn ba

Trường cách mạng nhận rõ khn vàng
Cùng vơ sản bước đường tiến lên chính lộ
Máu nhiệt thành một niềm kiên quyết
Dóng trống đại đồng, phất cờ xã hội
Lấy đấu tranh đòi lại tự do;
Tài mạo hiểm trăm trận xông pha,
Phá nền tư bản, đánh đổ Nam triều
Giành quyền lợi về bên đa số
Lúc bấy giờ phong trào rầm rộ, cơng việc nặng nề
Hồn cảnh éo le tiếng tăm bai bộ;


Đế quốc tầm nã khắp cả Bắc Nam
Anh lại tung hoành những nơi hiểm cố,
Trong cơ quan, ngoài chiến địa
Đổi hình thay dạng, biết bao phen ngậm đắng
nuốt cay
Khi thành thị, khi thơn q,
Vượt núi qua đị, từng lắm lúc ăn sương nằm cỏ
Nghệ An, Nam Định gánh sinh tồn bao quản
bước chơng gai,
Hà Nội, Sài Gịn, đường hiểm trở xá gì
oan hùm hổ
Hỡi ơi! Tiền đồ chưa thỏa ước mong,
Hoạn nạn bởi vì đâu cắc cớ
Quán Nam Lai1 ghê thay phường cẩu tẩu,
Khóe trổ tài bắt dấu, tìm hơi,
Đồn Song Lộc căm mấy lũ tàn hung
Rặt những thói giết người cướp của2
ách khủng bố ba kỳ dồn dập

Bạn công nơng cửa nát nhà tan,
Nam trường hình nửa tháng hỏi tra,
Thân chiến sĩ thịt rơi máu đỏ
Hỡi ôi!
Mấy năm bôn tẩu,
Chí Lênin chưa đạt cảnh đại đồng
Một phút gi binh
Thân Bành Bái hoa ra người thiên cổ1
Người thế ấy can trường thế ấy,
Ngồi vâng khơn chuộ khối trung trinh;
Luật mất nghiêm, sún đạn cũng mất oai,
Trơ mặt nạ những phường rhương võ.
Vẫn biết đã hiến thân cho cách mạng,
Tù như khơng, sinh tử cũng như khơng,
Chỉ vì bước đầu mới nổi phong trào
1

. Đồng chí Thịnh ra Hà Nội họp, trọ ở quán Nam Lai bị mật thám bắt.

2

. Bọn chúng đem anh về Vinh, bắn ở đồn Song Lộc.

1

. Bành Bái: nhà cách mạng Trung Quốc, đảng viên cộng sản bị bọn Tưởng ám hại.


Gốc sẵn có, nhân tài cịn hiếm có
Ngao ngán bấy! ngàn tầm sát khí, che kín núi sơng

Xót xa thay, một nấm cỏ xanh giải dâu mưa gió
Hình hài lấp, tinh thần nào lấp.
Mảnh gương trong, muôn thưở không mờ,
Chuyên chế cịn, cách mạng hãy cịn,
Cờ vơ sản năm châu vẫn đỏ.
Sau lúc đó, phong trào truy tạm thời đình đốn, song xét qua thời cuộc Đơng Dương, tình
hình thế giới, bước tương lai còn lắm vẻ lạc quan,
Sự nghiệp dù chưa vẹn công lao, từng nêu rõ lợi quyền quần chúng, lị luyện cơng nơng,
người trwn bốc đá làm tròn nhiệm vụ,
Mấy lời kỷ niệm, trả nghĩa đồng tâu
một bức điếu văn, tỏ tình ái mộ.
Ơ hơ! thương thay!


Lê Duẩn

Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, người thơn
bích La Đơng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 1. Hồi trẻ có thời ơng là kế tốn ở ga Hàng
Cỏ, Hà Nội. Ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội từ năm 1978, sau
đó trở thành lớp đảng viên đầu tiên của Đảng. Năm 1931, ở tuổi 24, ông là cán bộ Tuyên
huấn của xứ ủy Bắc Kỳ. Ông bị mật thám Pháp bắt ở các nhà lao Hỏa Lị, Sơn La, Cơn Đảo.
Cuối năm 1936, khi ơng 30 tuổi, nhớ thắng lợi của Mật trận nhân dân Pháp và sự đấu
tranh của mặt trận Dân chủ Đông Dương, ơng được trả tự do. Ơng được cử về Trung Kỳ
phục hồi tổ chức Đảng và được cử làm bí thư xứ ủy, được bầu vào ban thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939) ông đã sát cánh cùng
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu soạn thảo "chính sách mới" của Đảng quyết
định thành lập "Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương" thay cho "Mặt trận Dân chủ",
chuyển hướng cuộc đấu tranh cách mạng.
Năm 1940 Lê Duẩn bị bắt ở Sài Gòn, bị thực dân Pháp kết án 10 năm tù, bị đày ra Côn

Đảo lần thứ hai, cho đến sau ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám, năm 1945 chính phủ nước
Việt Nam Đan chủ cộng hịa cho tàu thuyền ra đón cùng cụ Tơn Đức Thắng và hơn 2.000 tù
chính trị. Tình hình Nam Bộ khi đó rất gay go vì qn Pháp núp sau quân Anh đánh chiếm
Sài Gòn và các tỉnh, các giáo phải đều có lực lượng vũ trang thanh tốn lẫn nhau, Nam Bộ
lại có hai xứ ủy cũ là "Tiền phong" và Giải phóng nêu sự lãnh đạo của Đảng phân tán.
Ngày 15 tháng 10 năm 1945, các đảng viên bị tù ở Côn Đảo về triệu tập cuộc họp xứ ủy,
ra quyết định giải thể 2 xứ ủy cũ, thành lập xứ ủy mới do cụ Tơn Đức Thắng làm Bí thư, các
ơng Lê Duẩn, Phạm Hùng, Trần Ngọc Danh, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn
Kinh, Hà Huy Giáp là ủy viên. Đến ngày 25 tháng 10 năm 1945, xứ ủy họp cụ Tôn Đức
Thắng khiêm tốn xin thơi chức Bí thư, giới thiệu ông Lê Duẩn làm bí thư.
Trong thời gian chống Pháp, Lê Duẩn đã cùng các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Tơn
Đức Thắng và xứ ủy Nam Bộ, sau đó là Trung ương cục miền Nam, quyết định hàng loạt
vấn đề cơ bản và cấp bách thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích,
lấy ruộng đất của thực dân Pháp, địa chủ tạm cấp cho nong dân nghèo.
Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ II năm 1951, ông Lê Duẩn không ra được, nhưng vẫn
được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương cục miền Nam.
Trên cương vị Bí thư Trung ương cục miền ông đã thay mặt Trung ương Đảng, Hồ Chủ
tịch lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
Hiệp định Giơnève ký kết, ông Lê Duẩn được phân công ở lại miền nam, trực tiếp lãnh
đạo phong trào cách mạng miền Nam.
1

. Có tài liệu viết ơng người làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.


Đây là thời kỳ khó khăn gian khổ. Ơng đã đi khắp Nam Bộ, vào cả Sài Gòn - Chợ Lớn
để củng cố, phát triển cơ sở cách mạng, khảo sát tình hình để dự thảo: "Đề cương cách
mạng miền Nam". Đề cương khẳng định: "Trong hồn cảnh đó, nhân dân ta ở miền Nam
chỉ còn một con đường là vùng lên chống lại Mỹ - Diễm để cứu nước và tự cứu mình. Đó là
con đường, cách mạng, ngồi con đường đó, khơng có con đường nào khác"1.

Trong một phiên họp đặc biệt của bộ chính trị ra ngày 5 tháng 10 năm 1957, ông được
Trung ương điều ra làm Quyền Tổng bí thư, cơng tác bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh, chuẩn
bọ cho Đại hội Đảng Tồn quốc lần thứ III.
Đây là thời kỳ đất nước cực kỳ khó khăn, miền bắc phải khắc phục hậu quả chiến tranh
và hậu quả nặng nề của sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức. ở miền Nam
thì Mỹ - Diệm điên cuồng khủng bố cách mạng. Trên thế giới thì phe xã hội chủ nghĩa rạn
nứt, có những đối lập, tranh luận cơng khác. Đế quốc Mỹ thì lấn tới ở khắp mọi nơi.
Đại hội Đảng Tồn quốc lần thứ III, ơng Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư. Sau đó là
Bí thư thứ nhất suốt từ Đại hội III (1960) tới Đại hội VI (1976).
Tháng 9 năm 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời thì ơng là người đứng đầu Bộ Chính
trị là người lãnh đạo chủ yếu hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
thống nhất nước nhà.
Trong suốt 26 năm giữ cương vị Tổng Bí thư, ơng Lê Duẩn đã góp phần quan trọng cùng
Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng cụ thể hóa đường lối cách mạng của
Đảng do Hồ Chủ tịch vạch ra từ trước.
Ông Lê Duẩn cũng là một người khơng giáo điều có tư duy đổi mới từ rất sớm. Vào
khoảng năm 1967-1968, khi ông Kim Ngọc Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc mở ra một thế mới
trong quản lý Nơng nghiệp là khốn hộ, bị báo nhân dân phê phán kịch liệt. Nhưng quan
điểm của ông Lê Duẩn khác với tác giả bài báo, nên ông Kim Ngọc bị phê phán vẫn tại
chức cho đến năm 1977.
Ơng Lê Duẩn ln ln đề cao vai trị năng động của con người. Ơng nói rõ: "Khơng
lĩnh vực nào địi hỏi người cách mạng phát huy trí sáng tạo nhiều như lĩnh vực phương pháp
tiến hành cách mạng. Cách mạng là sáng tạo; khơng sáng tạo thì cách mạng khơng thể thắng
lợi. Xưa nay sẽ khơng có và khơng bao giờ có một cơng thức duy nhất về cách tiến hành
cách mạng thích hợp với mọi hồn cảnh, mọi thời gian. Một phương thức nào đó thích hợp
với nước này lại có thể khơng dùng ở nước khác, đúng trong thời kỳ này hoàn cảnh này,
song sẽ là sai nếu đem áp dụng máy móc vào thời kỳ khác, hoàn cảnh khác. Tất cả những
vấn đề này là tùy thuộc ở những điều kiện cụ thể"1.
Tháng 4 năm 1975, miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước. Ngày 15
tháng 5 năm 1975, trong lễ mừng công tại Sài Gịn, ơng Lê Duẩn đọc diễn văn đã nhấn

mạnh: "Thắng lợi này không của riêng ai, vinh quang này thuộc về dân tộc".
Dân tộc như ơng nói ở trên là nói cả truyền thống vẻ vang đánh giặc, cứu nước của tổ
tiên ta từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung…

1

. Lê Duẩn, Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 16.

1

. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992, tr. 6, 7.


Tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ IV (1976), ông đã cùng Ban Chấp hành Trung ương
Đảng từng bước xây dựng một hệ thống quan điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Đảng ta lãnh đạo chiến tranh chống thực dân Pháp và đặc biệt là cuộc chiến tranh chống
đế quốc Pháp, Mỹ phải thay đổi đến ba chiến lược chiến tranh và nhiều chiến lược cụ thể,
vẫn cam chịu thất bại. Để đánh thắng được đế quốc Mỹ phải có phương pháp biến hóa sáng
tạo. Phương pháp đó được ơng Lê Duẩn kết luận như sau:
"Sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng
từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu
tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết hợp khởi nghĩa của quần
chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tấn công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên
cả ba chiến lược: rừng núi, nông thôn, đồng bằng và thành thị, đánh địch bằng ba mũi giáp
công, quân sự, chính trị, binh vận, kết hợp ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với
chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt
địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời
biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục

diện chiến tranh tiến lên thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch để giành
thắng lợi cuối cùng"1.
Phương pháp cách mạng để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, mà ơng Lê Duẩn có những
đóng góp quan trọng thể hiện chiến lược tổng hợp gồm truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc, sự đồng tâm nhất trí của đại đa số nhân dân, sự ủng hộ của các nước anh em và bạn
bè trên thế giới, đã tạo thành một sức mạnh thần kỳ để đánh thắng giặc Mỹ - tên sen đầm
quốc tế. Ông Lê Duẩn chẳng những có dũng khí cách mạng, huy động được sức mạnh của
toàn đảng, toàn dân cho cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước mà ơng cịn gắn liền với trí
sáng tạo, khoa học. Nắm vững thời cơ đề đề ra chiến lược tấn công, lại chia chiến lược đó ra
nhiều giai đoạn, giành thắng lơi từng bước tiến tới thắng lợi hồn tồn. Ơng nắm vững quy
luật mở đầu chiến tranh và kết thúc chiến tranh trong hoàn cảnh, thời cơ thuận lợi nhất.
Trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa nước nhà từng bước tiến
lên chủ nghĩa xã hội có phần cơng lao quan trọng của ông.
Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, ông Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo suốt đời say
mê, tìm tịi sáng tạo. Ơng là học trị xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ơng đã cùng các
ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và các nhà lãnh đạo khác của Đảng
đưa nước ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ông là hiện thân của trí tuệ Việt Nam.
Trong nhiều cuộc nói chuyện, bài viết, ơng thường nói: "Con người sống là phải lao động,
có tình thương và lẽ phải. Đó là đạo lý cuộc sống".
Vào cuối những năm thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, đất nước ta vô cùng khó khăn: nguồn
viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa bị cắt; đế quốc Mỹ cấm vận; kinh tế bị đình đồn, dân
thuế ăn, phải mua gạo xấu của nước ngồi về ăn, thậm chí phải mua chịu. Tại phiên họp Bộ
Chính trị mở rộng do ơng Lê Duẩn chủ trì, ơng đã kết luận là phải dần dần xóa bỏ chế độ
bao cấp. Từ đó đến năm 1985 từ 42 mặt hàng cung cấp đã rút xuống còn 8 mặt hàng. Khi
nghe ông Trần Phương báo cáo nông dân hàng năm phải bán rẻ thịt lợn theo kiểu "bán như
1

. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ IV (1976), Nxb Sự thật,

Hà Nội, 1977, tr. 25-26.



cho". Ơng Lê Duẩn thấy đó là sự bất cơng và chỉ ít ngày sau, ơng Tố Hữu là phó thủ tướng
đã ký công văn bãi bỏ việc nông dân bán thịt "nghĩa vụ cho Nhà nước".
Ngày 7 tháng 4 năm 2002 ơng Lê Duẩn tạ thế. Ơng Trường Chinh đã nói về cuộc đời
hoạt động cách mạng của ơng trong Lễ Truy điệu như sau:
"Đó là lịng trung thành vơ hạn với lợi ích tối cao của tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa cao cả. Phẩm chất cách mạng cao quý của đồng chí được thể hiện ở tinh
thần cách mạng tiến công không ngừng. Bất chấp mọi thử thách của nhà dài ở các chiến khu
cũng như những năm tháng hoạt động trong vùng địch tạm nghị lực kiên cường, sẵn sàng hi
sinh cả tính mạng của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng
chí sống một cách trung thực và giản dị, luôn luôn gần gũi đồng bào với tinh thần yêu tha
thiết và chân thành với mọi người, quan tâm đến ý kiến và nguyện vọng của nhân dân"1.

1

. Điếu văn do đồng chí Trường Chinh đọc tại lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn.


Hồng Quốc Việt

Ơng Hồng Quốc Việt tên thật là Hạ Bá Cang, sinh ngày 28 tháng 5 năm 1905.
Xuất thân từ một gia đình lao động làm thuê ở làng Đáp Cầu, tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng,
tỉnh Bắc Ninh. Ông sớm có ý thức về cuộc sống cơ cực của người dân mất nước.
Năm 1925, Hạ Bá Cang theo học ở từng kỹ nghệ thực hành Hải Phịng. Ơng đã kết bạn
tâm đắc với Lương Khánh Thiện, Lược Bá Kỳ. Ông đã được đọc báo Le Paria (người cùng
khổ) của Nguyễn ái Quốc xuất bản ở Paris, báo L'Humanité (nhân tạo) của đảng cộng sản
Pháp được những thủ thủy yêu nước người Việt Nam chuyên về theo đường biển.
Ông cùng Lương Khánh Thiệu, Lưu Bá Kỳ… vận động học sinh bãi khóa địi nhà cầm
quyền Pháp ân xá cụ Phan Bội Châu. Vì những hành động u nước đó, ông bị nhà cầm

quyền đuổi khỏi trường kỳ nghề thực hành Hải Phòng.
Hại Bá Cang trở về Đáp Cầu, nghe tin Ngơ Gia Tự, học sinh trường Bưởi vì hơ hào học
sinh bãi khóa địi ân xã cụ Phan Bội Châu bị đuổi học đang ở nhà, ông liền đến Tam Sơn
làm quen. Hai người tỏ ra tâm đầu, ý hợp. Ngô Gia Tự đưa cho Hạ Bá Cang sách báo tiến
bộ của Nguyễn ái Quốc tài liệu về nước Nga Xô Viết, về Quảng Châu công xã. Hạ Bá Cang
đi làm thơ mơ ở mỏ than Phấn Mễ (Thái Ngun). Sau đó trở về thành phố Hải Phịng đều
làm việc ở nhà máy cơ khí carơng, nhưng vẫn quan hệ mật thiết với trường kỹ nghệ thực
hành Hải Phòng bãi khóa vào đầu năm 1926. Bị mật thám theo dõi gắt gao, Hạ Bá Cang bỏ
việc ra làm thợ nguội ở mỏ than Mạo Khê. Ông đã đem những biểu hết của mình tuyên
truyền, giác ngộ cách mạng cho anh chị em thợ mỏ. Thông qua những câu chuyện về vụ án
Phan Bội Châu, đám tang cụ Phan Chu Trinh, cách mạng ở nước Nga, nhà cách mạng
Nguyễn ái Quốc và nhiều chuyện đấu tranh khác, đồng chí dắt dẫn công nhân đi vào con
đường cách mạng chống đế quốc, phong kiến.
Ông chọn những người tốt, lập hội, thể thao, vận động anh em gây quỹ cứu tế, mua sách
báo và tiến tới thành lập hội Tương tế, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hàng ngày. Để thu
hút anh chị em vào hội và đánh lạc hướng theo dõi của địch, hội Tương tế tổ chức dưới hình
thức hội chơi họ, gọi là Long Sương đồn.
Đây là hình thức đầu tiên tập hợp công nhân, tạo điều kiện hình thành những tổ chức cao
hơn của cơng nhâ mở Mạo Khê sau này1.
Đầu năm 1928, Hạ Bá Cang từ mạo Mạo Khê trở về Hải Phòng gặp lại các đồng chí
cùng tham gia bãi khóa như Lương Khánh Thiện, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu. Các
đồng chí đã tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng hội, đã kết nạp Hoàng Quốc Việt vào
Việt Nam Thanh niên cách mạng hội.
Đầu năm 1928, đồng chí Hạ Bá Cang đã giới thiệu đồng chí Nguyễn Văn Lịch (tức Mẫu)
ra Mạo Khê tiếp tục tuyên truyền, vận động công nhân. Đến tháng 3 năm 1929 chi bộ Việt
1

. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh, Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh, 1980, tr. 19, 20.



Nam Thanh niên cách mạng hội Mạo Khê được thành lập cùng với chi bộ thanh niên công
hội Đỏ cũng được thành lập ở Mạo Khê1.
Ngày 17 tháng 6 năm 1929, Đông Dương cộng sản đảng thành lập, Hạ Bá Cang được
"chuyển Đảng" trở thành đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng.
Hạ Bá Cang được Đảng cử vào Nam Kỳ hoạt động cùng với các đồng chí Ngơ Gia Tự,
Lê Văn Lương, tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng. Ơng
cịn được Trung ương cử sang Pháp liên lạc với Đảng cộng sản Pháp. Hạ Bá Cang đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ trên.
Tháng Giêng năm 1930, Hoàng Quốc Việt được cử thay mặt bộ phận Đông Dương Cộng
sản đảng ở Nam Kỳ đi dự Hội nghị Hợp nhất ba tổ chức cộng sản, do lãnh tụ Nguyễn ái
Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập. Ơng đến Hải Phịng thì gặp trắc trở khơng đi
được Tuy vắng mặt, ông vẫn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.
Tháng 5 năm 1930 ông vừa từ Sài Gịn ra tới Hải Phịng thì bị mật thám bắt. Bọn mật
thám dùng đủ mọi cực hình tra tấn, nhưng trước sau ông vẫn kiên cường bất khuất. Ông bị
thọt chận từ những trận tra tấn tàn bạo của chúng.
Ngày 26 tháng 1 năm 1931, đế quốc Pháp mở phiên tòa đặc bệt xét xử 72 đảng viên cộng
sản, trong đó có Hạ Bá Cang. Phiên tịa do tên PulêOliviê ngồi ghì chánh án. Hồ sơ bản án
cho bọn mật thám làm sẵn, mức án rất nặng. Bọn quan tịa căn cứ vào đó tun án hàng
loạt. Sau khi làm xong thủ tục và đọc bản buộc tội, quan tòa gọi từng người đứng lên hỏi.
Khi chúng gọi đến Hạ Bá Cang, đồng chí đứng dậy nói:
- Tơi khơng cần chối gì về hành động cách mạng của tơi, vì đó là bổn phận của tơi phải
góp sức cứu vớt 20 triệu đồng bào và đánh đổ giai cấp tư bản đế quốc.
Các đồng chí khác cũng lên tiếng tố cáo đế quốc. Rồi một đồng chí rút từ trong mình ra
lá cờ đỏ búa liềm, gương cao, hô vang các khẩu hiệu:
- Đả đảo đế quốc Pháp!
- Đả đảo khủng bố trắng!
- Đả đạo Hội đồng Đề hình!
- Đảng Cộng sản Đơng Dương mn năm!
Cuối mùa hè năm 1931, ông bị đày đi Côn Đảo. ở nơi đia ngục trần gian này ông luôn
đứng ở hàng đầu trong các cuộc đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc. Lớn

nhất là cuộc đấu tranh tuyệt thực ở nhà tù Côn Đảo ngày 1 tháng 3 năm 1935, chống bọn cai
ngục bắt tù nhân ăn khơ mục, có địi, 70 tù nhân Cơn Đảo đấu tranh đòi cải thiện bữa ăn.
Cuộc đấu tranh lan rộng có 120 tù tuyệt thực, đưa ra yêu sách: cấm ngược đãi, đánh đập,
bớt giờ lao động khổ sai, phát quần áo, cải thiện ăn uống, điều trị bệnh lao, tù chung thân
phát lưu được sống ngoài cái "bách". Bọn thực dân Pháp phải nhượng bộ. Hoàng Quốc Việt
cùng các đồng chí Ngơ Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ chẳng những đi đầu trong các cuộc đấu
tranh mà còn là những giảng viên lý luận, văn hóa cho anh em trong tù.
Năm 1936, phong trào đấu tranh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới do Quốc tế
cộng sản khởi xướng phát triển mạnh. Mặt trận nhân dân Pháp thắng lợi ra sắc lệnh ân xá tù
chính trị. Tranh thủ thời cơ, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Dân chủ Đơng
Dương đấu tranh địi nhà cầm quyền Pháp ở Đơng Dương thả tù chính trị, thực hiện quyền
1

. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh, Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh, 1980, tr. 26, 27.


dân sinh, dân chủ. Ơng cùng rất nhiều đồng chí khác được trả tự do, ông về xây dựng cơ sở
cách mạng ở Đáp Cầu, huyện võ Giàng, xóm Tân ấp (huyện võ Giàng), thị xã Phủ Lạng
Thương, Lục Liễu (phủ Lạng Giang, Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa, Đại Từ, Thép Thượng
(huyện Lục Ngạn) ấp Tam Sơn (phủ Lạng Giang)1.
Năm 1937 ơng được bầu là Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ. Từ năm 1938, 1939, ông ở Hà Nội,
hoạt động trên mặt trận cơng khai của Đảng. Ơng cùng các ông Trường Trinh, Võ Nguyên
Giáp, Phạm Văn Đồng, Phan Bôi, Trần Huy Liệu… phụ trách báo chí và phong trào công
khai, ra các báo Đời nay, Thời thế, Bạn Dân, Thế giới, Notrevoix, Rassem blemeut ở Hà
Nội.
Tháng 5 năm 1941, ông lại được cử giữ chức Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ. Ông tham dự Hội
nghị Trung ương là thứ 8 do đồng chí Nguyễn ái Quốc chủ tọa. Dự hội nghị có các đồng chí
Trường Chinh, Hồng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh…
Nghị quyết của Hội nghị có đoạn: "Cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đẻ ra Liên Xơ,
một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội

chủ nghĩa sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước hoạt động.
Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn ái Quốc, Hội nghị quyết định Mặt trận Dân tộc thống
nhất chống phát xít Pháp - Nhật nay lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt
Minh.
Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức và cử đồng chí Trường Chinh
làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng thời bầu ra ban thường vụ Trung ương gồm các đồng chí:
Trường Chinh, Hồng Văn Thụ, Hồng Quốc việt để làm nhiệm vụ lãnh đạo hàng ngày"1.
Đây là lần đầu tiên ơng Hồng Quốc Việt được gặp lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và như sau
này ông đã nhớ lại: "Đến khi Bác kết thúc Hội nghị, nhận thức của tôi lại càng như nắng
mới ùa vào. Nghe Bác nói, từ núi rừng Bác Pó âm u, tơi nhìn thấy rất rõ tiền đồ trước tấu
của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới".
Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8, cách mạng Việt Nam có những bước chuyển biến
mạnh mẽ.
Ngày 15 tháng 9 năm 1941 tại khu rừng Khuôn Mánh (xã Tràng Xá, Châu võ Nhai (Thái
Nguyên), trung đội Cứu Quốc quân 2 được thành lập, gồm 47 người (có ba nữ), biên chế
thành 5 tiểu đội do đồng chí Chu Văn Tấn làm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Cao Đàm
làm chính trị chỉ đạo viên. Đồng chí Hồng Quốc Việt thay mặt thường vụ Trung ương
Đảng công nhận vào trao lá cờ đỏ sao vàng cho đội.
Từ năm 1941đến năm 1944, đồng chí Hồng Quốc Việt giành rất nhiều thời gian, trí tuệ
giúp các tỉnh Hưng Yên, Hà Đông, Bắc Ninh, Sơn Tây, Nam Định, Hà Nam… phục hội tổ
chức Đảng bị địch phá vỡ. Riêng tại Hưng n, đồng chí có sáng kiến xây dựng cơ sở ở các
chùa như chùa Chuông, Văn miếu Xích Đằng (thị xã Hưng Yên), chùa Mễ Sở (Khoái
Châu), chùa Văn Xá, chùa Tam Liêu, chùa Nghĩa (Yên Mỹ), chùa Bầu Tân, chùa Bần Yên
nhân, chùa Thứa (Mỹ Hào), chùa Trà Lâm, chùa Phương Tòng, chùa Đống Long (Kim
Động), chùa Đanh, chùa Mão Xuyên (Ân Thi), chùa Quốc, chùa Diều (Tiên Lữ). Có rất
nhiều nhà sư ở tỉnh Hưng n được đồng chí Hồng Quốc Việt và các đồng chí trong xứ ủy

812.

1


. Hội đồng Lịch sử Hà Bắc, Lịch sử Hà Bắc, 1986, tr. 218.

1

. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 808-


Bắc Kỳ giác ngộ đi theo cách mạng như Sư Hân (chùa Mễ Sở), sư chế (chùa Trà Lâm), sư
Chiếu, sư Thích Tâm Vỵ, sư Chuân, sư Trạch (ở chùa Bần Tân và Bần Yên nhân) sư nghiêm
(chùa Quốc) tiểu tích Thanh Tứ (chùa Đống Long), sư Hợp (chùa Thanh Xá) sư Đàm Thu
(chùa Phương Tòng), sư cụ Đàm Tý (chùa Mão Xuyên), sư Trực (chùa Trà Lâm)… trở
thành các nhà cách mạng. Nhiều nhà sư hi sinh trong sự nghiệp chống Pháp như Sư Hàn, sư
Thích Tâm Vỵ… Đồng chí Hồng Quốc Việt, giúp tỉnh ủy Hưng n giữ vững cơ sở, phục
hồi Đảng. Song các nhà sư và cơ sở cách mạng cũng nhiều lần bảo vệ đồng chí Hồng Quốc
Việt khơng bị mật thám bắt1.
Sau cuộc đảo chính Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945 đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng đoàn
đại diện mặt trận Việt Minh như Vũ Đình Đức, ủy thủy thọ trên đường sang Quảng Tây
(Trung Quốc) tiếp xúc với đại diện của Chính phủ Tưởng Giới Thạch và các đảng phái của
người Việt Nam, đã dừng lại tại thị xã Móng Cái, thủ phủ tỉnh Hải Ninh. Đồng chí chỉ thị
cho ban Việt Minh ở đây gấp rút xây dựng cơ sở và lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác
binh viện để đón thời cơ2.
Trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 đồng chí Hồng Quốc việt được Trung ương Đảng và
chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi kiểm tra tình hình khởi nghĩa từ bắc vào nam. Từ miền Nam,
đồng chí đã điện ra cho Trung ương và Hồ Chủ tịch những dịng sau đây: "Hai mươi mốt
tỉnh tơi đi qua đều đã giành được chính quyền, khắp lục tỉnh Nam Bộ cũng đã xong".
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm (1946-1954) với cương vị là ủy viên Thường
vụ Trung ương Đảng đồng chí đã có nhiều cống hiến quan trọng vào cuộc kháng chiến
chống Pháp.
Hịa bình lập lại, đồng chí được giữ chức chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Đồng chí đã góp phần quyết định xây dựng cơ chế làm chủ tập thể của công nhân viên
chức. Hội nghị công nhân viên chức, giám đốc và bàn bạc việc thực hiện hợp đồng tập thể
ký kết giữa giám đốc với thư ký cơng đồn. Ơng cũng phát động phong trào thi đua "Phấn
đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa" và phong trào: "Mỗi người làm việc bằng
hai vì miền Nam ruột thịt". Ơng là người có uy tín trong phong trào cơng nhân quốc tế,
nhiều năm được bầu vào ban thường vụ liên hiệp cơng đồn thế giới, cuối cùng được bầu
làm Phó chủ tịch liên hiệp cơng đồn thế giới.
Ơng vừa là chủ tịch Tổng cơng đồn, Phó chủ tịch Liên hiệp cơng đồn thế giới, chủ tịch
đồn ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiều khóa. Sau đó là chủ tịch lãnh tụ
ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ơng cịn giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trong nhiều năm.
ở cương vị nào ơng cũng hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Hồng Quốc Việt là người học trò trung thành của chủ tịch Hồ Chí Minh , là người đã
tiếp thu và thực hiện xuất sắc những tư tưởng cách mạng của Bác Hồ trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc cũng như trong suốt cuộc cách mạng lâu dài, gian khổ nhưng đầy vinh
quang của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX.

1

. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và lịch sử Đảng bộ các huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, Kim Động, Nhà chùa với cách

mạng của đồng chí Trần Thị Minh Châu nguyên tỉnh ban Cán sự Đảng tỉnh Hưng Yên – hồi ký thời kỳ cách mạng (19391946) bản đánh máy, lưu Vp Tỉnh ủy Hưng Yên.
2

. Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh quảng Ninh, 1980, tr. 104-105.


Hoàng Quốc Việt qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 1992. Trong lời Điếu của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn: "Đồng chí Hồng Quốc Việt - người
đã thực hiện nghiêm chỉnh và sáng tạo tư tưởng và chỉ thị của đồng chí Nguyễn ái Quốc,

giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị và chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm
1945 thành cơng rực rỡ" và "Đồng chí Hồng Quốc Việt là một tấm gương sáng về một
chiến sĩ cách mạng bất khuất, trung kiên, liêm khiết, giản dị, chân thành và cởi mở đối với
đồng chí, đồng bào và được toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta yêu mến và kính trọng".


Lê Thanh Nghị

Lê Thanh Nghị tên thật là Nguyễn Khắc Xứng, sinh năm 1913, dòng dõi nho học,
quê ở làng Thượng Cốc, xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Năm ơng 16 tuổi, gia đình khó khăn, ơng ra Hải Phòng làm thợ điện, gia nhập tổ chức
Việt Nam Thanh niên cách mạng hội. Năm 1929, Kỳ lộ Việt Nam Thanh niên cách mạng
hội Bắc Kỳ chủ trương "vô sản hóa", Nguyễn Văn Xứng đi "vơ sản hóa" ở mỏ than vàng
danh cùng với các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai.
Ơng được kết nạp vào Đơng Dương Cộng sản đảng, năm 1930 khi chưa đủ 17 tuổi. Sau
đó ơng được chuyển ra Hịn Gai tun truyền phát triển Đảng. Một thời gian sau chi bộ
Đảng Hòn Gai được thành lập gồm các đồng chí Nguyễn Khắc Khang, Vũ Văn Hiếu,
Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị) do đồng chí Nguyễn Khắc Khang làm thú.
Chi bộ phát triển đảng ở các cơ sở bến Hòn Gai, nhà máy điện Cọc 5, mỏ than Hà Tu, Hà
Lâm, bái Đá đều có đảng viên. Chi bộ cịn thành lập các tổ kinh tế, giao thơng, ấn lốt1.
Trong một cuộc lãnh đạo cơng nhân địi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống,
ông bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Hải Phòng khi chưa đủ 17 tuổi.
Cùng bị giam ở nhà lao Hải Phịng có đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) Lương
Khánh Thiện, Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh). Tịa án Đề hình Pháp kết án ông tù
chung thân đày ra Côn Đảo.
Tại nhà tù Côn Đảo, ơng được các đồng chí đã học ở trường đại học Phương Đông
(trường Stalin) ở Liên Xô giảng dạy về chủ nghĩa cộng sản về tầm quan trọng của lý luận và
quan hệ hữu cơ giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lênin, về chiến lược và chiến thuật; về
vấn đề nơng dân… ơng cịn được học văn hóa, học ngoại ngữ.
Năm 1936, mặt trận nhân dân Pháp thắng lợi trong cuộc tổng luyện cử, thành lập chính

phủ Chính phủ của Mặt trận ra sắc lệnh Đại xã chính trị phạm ở chính quốc và thuộc địa"
quản thúc. Ơng tìm cách liên lạc được với các đồng chí ở Hà Nội, Hải Phịng.
Để quản lý ơng chặt chẽ, bọn mật thám bố trí ơng vào làm việc ở bàn giấu Tịa sứ ơng từ
chối. Đầu năm 1937, xứ ủy giao cho ông Lê Thanh Nghị làm công tác xây dựng, phát triển
Đảng ở Hải Dương xây dựng các tổ chức quần chúng và chỉ đạo công tác mặt trận Dân chủ.
Ông về Ninh giang làm việc trong nhà máy nước để xây dựng phong trào trong cơng nhân.
Ngồi việc phát triển phong trào ở nhà máy nước, ơng cịn phát triển phong trào cơ sở đảng
và các tổ chức đoàn thể trong mặt trận Dân chủ ra bến Cảng, nơi có đơng cơng nhân bốc
vác thợ thuyền. Ơng đã thành lập chi bộ đảng cộng sản ở nhà máy nước Ninh Giang gồm
các đồng chí Kế, Huống, Lưu Thế Mỹ, Lê Thanh Nghị, do Lê Thanh Nghị làm Bí thư.
Năm 1937, xứ ủy Bắc Kỳ thành lập ban cán sự Lâm tỉnh B do đồng chí Tơ Hiệu làm Bí
thư, đồng chí Lê Thanh Nghị được cử vào bán Cán sự Liên tỉnh B.
1

. Những sự kiện lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.


Cuối năm 1938, đồng chí Lê Thanh Nghị chắp nối với thanh niên Dân chủ ở thị xã Hải
Dương, cơ sở hoạt động là trường tư thục Paskiê ở số nhà 17 phố Đông Môn (phố Phạm
Hồng Thái hiện nay). ở đây, đã thành lập một chi bộ gồm đồng chí Nguyễn Văn Sở, Nguyễn
Thượng Mẫn và Nguyễn Văn Giáp, do đồng chí Mẫn làm Bí thư, đây là chi bộ đầu tiên của
thị xã Hải Dương. Trong thời gian này, đồng chí Hồng Văn Thụ đã về Thành Hà, Ninh
Giang, thị xã Hải Dương để kiểm tra và chỉ đạo phong trào. Đến đâu, đồng chí cũng tổ chức
học tập, huấn luyện cho cán bộ thanh niên.
Phong trào dân chủ ở Hải Dương, Hưng Yên đang trên đà phát triển mạnh, nhưng các cơ
sở thanh niên chưa liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, nhất là chặt chẽ, thống nhất với
nhau, nhất là ở Hải Dương. Trước tình hình ấy, tháng 7 năm 1938 đồng chí Lê Thanh Nghị
đã triệu tập một hội nghị Thanh niên Dân chủ tại số nhà 14 phố Chợ Tây, thị xã Hải Dương,
nhằm thống nhất các tổ chức thanh niên Dân chủ ở Hải Dương. Hội nghị gồm các đại biểu
các huyện Vĩnh Bảo, Thanh Hà, Thanh miện, Ninh Giang và thị xã Hải Dương… Hội nghị

đã thơng qua chương trình hoạt động của Thanh niên Dân chủ và bầu ra ban lãnh đạo tỉnh.
Từ hội nghị này, đoàn thanh niên dân chủ Hải Dương đã lãnh đạo đấu tranh đòi tự do, dân
chủ, cơm áo, hịa bình. Phong trào dân chủ ở Hải Dương đã phát triển lên một bước mới sôi
nổi, mạnh mẽ và rộng khắp hơn… Khoảng tháng 8 năm 1938, ở Cổ Am (Vĩnh Bảo) đã
thành lập chi bộ đảng cộng sản gơm ba đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh làm bí thư1.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Lê Thanh Nghị, phong trào cách mạng ở Hải
Dưng phát triển mạnh. Tháng 7 năm 1938, phong trào đấu tranh, giặc đến đàn áp, ở Cổ Am
(Vĩnh Bảo) cịn xung đột với lính. Tiếp theo là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Rượu
Hải Dương, hàng trăm cơng nhân bãi cơn biểu tình đưa yêu sách, chủ nhà máy phải nhượng
bộ, mỗi ngày nếu thêm cho công nhân 1,5 lạng cơm nắm. Chi bộ đảng thị xã Hải Dương
cuối năm 1938 còn lãnh đạo cơng nhân kéo xe tháng đình cơng 4 ngày, địi chủ giảm tiền
thuê xe, cho chở 2 người 1 xe. Cuộc đấu tranh giành được thắng lợi. Năm 1938, công nhân
bốc vác ở bến tàu thị xã Ninh giang đấu tranh đình cơng 3 ngày, địi tăng tiền cơng bốc vác,
chủ tư bản phải tăng ngày công lên 1 ngày (1,2 xe); các giáo giới, hội lương sư… dân
nghèo, buôn thúng bán bưng ở các thị xã Hải Dương, Nin Giang cũng đấu tranh chống thuế,
được tự do hành nghề.
Năm 1939 Lê Thanh Nghị bị nhà cầm quyền Pháp bắt đầy lên nhà lao Sơn La. Khi ơng
thốt khỏi nhà tù trở về hoạt động thì phong trào Việt Minh đã lên cao.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư đảng nhận định: "Nhật
sắp lật Pháp đến nơi, đồng chí liền triệu tập hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng
vào ngày 9 tháng 3 năm 1945.
Hội nghị họp ở làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Nin. Hội nghị bắt đầu họp thì phát xít Nhật
bắt đầu nổ súng đánh Pháp ở Hà Nội và tồn Đơng Dương. Dự họp có các đồng chí Trường
Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Trân…
Hội nghị nhận định: "Sau cuộc đảo chính này, đế quốc, phát xít Nhật là kẻ thù chính. hội
nghị đã ra bản chỉ thị lịch sử ngày 12 tháng 3 năm 1945: "Nhật, Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta"1.

1


. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, tập I, 1990.

1

. Những sự kiện lịch sử Đảng của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương.


Ngày 15 tháng 4 năm 1945, tại Hiệp Hòa, Bắc Giang đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí
thư của Đảng chủ tọa "Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ".
Hội nghị quyết định: "Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ
quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích,
gây dựng căn cứ địa khảng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ"1.
Hội nghị quyết định thành lập 7 chiến khu trong cả nước:
Bắc Kỳ: 1. Chiến khu Lê Lợi
2. Chiến khu Hoàng Hoa Thám
3. Chiến khu Quang Trung
4. Chiến khu Trần Hưng Đạo
Trung Kỳ: 5. Chiến khu Phan Đình Phùng
6. Chiến khu Trưng Trắc
Nam Kỳ 7. Chiến khu Nguyễn Tri Phương
Hội nghị cử ra ủy ban quân sự Bắc Kỳ gồm các đồng chí Võ Nguyễn Giáp, Văn Tiến
Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tuấn… để chỉ huy các chiến khu miền
Bắc Đơng Dương, đồng thời có nhiệm vụ giúp đỡ toàn quốc về quân sự1.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hội nghị Toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào, Hội
nghị đã ra Nghị quyết về Tổng khởi nghĩa.
Hội nghị Toàn quốc của Đảng vưa khai mạc vào ngày 13 tháng 8, thì có tin Nhật đầu
hàng Đồng Minh.
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh liền thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của toàn dân. ủy ban khởi nghĩa gồm 5 đồng chí: Trường Chinh,
Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn do đồng chí Trường

Chinh - Tổng Bí thư của Đảng trực tiếp phụ trách. 11 giờ đêm ngày 13 tháng 8, ủy ban khởi
nghĩa đã ra quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa.
Cuối năm 1945 tình hình tỉnh Hải Ninh diễn biến rất phức tạp, chính quyền cách mạng
vừa mới được lập ở một số nơi trong tỉnh, Tưởng và bọn phản động quấy rối ở nhiều địa
phương, nhân dân bị đói nghiêm trọng… Đồng chí Lê Thanh Nghị, đặc phái viên của Chính
phủ, cuối tháng 11 đã về huyện Tiên Yên kiểm tra tình hình.
Sau khi nghe các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Hải Ninh báo cáo việc thành lập chính
quyền cách mạng, việc xây dựng lực lượng vũ trang, tình hình khó khăn về lương thực, thực
phẩm, nạn đói uy hiếp, nhất là những hoạt động phá hoại của giặc ngồi, thù trong, đồng chí
Lê Thanh Nghị đã góp nhiều ý kiến hướng dẫn địa phương khắc phục những trở ngại trước
mắt để đưa phong trào tiến lên. Đồng chí nêu rõ âm mưu của địch, tình hình sẽ cịn có nhiều
khó khăn, ta khơng được chủ quan, Đảng bộ và chính quyền địa phương phải nắm lấy quần
chúng, đi sâu xây dựng cơ sở chính trị trong nhân dân lao động, có như thế mới giữ vững và
củng cố được chính quyền cách mạng"1.

1

. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng, tập I.

1

. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng, tập I.

1

. Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh.


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí Lê Thanh Nghị được
cử làm Bí thư Liên khu ủy 3.

Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ II, đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2-1951) tại Tuyên
Quang Đại hội quyết định đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Lê Thanh Nghị
được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, khóa II bàn về cơng tác địch
hậu. Đồng chí Lê Thanh Nghị - ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Liên khu 3 trình bày bản
tổng kết "Phá tháp canh, lương đồn, xây dựng khu du kích ở địch hậu" là sự đúc kết, phát
triển từ các ý tưởng và kinh nghiệm của Hưng Yên do đồng chí Vũ Thơ - khu ủy viên
nguyên Bí thư tỉnh ủy, chính trị viên tỉnh đội chủ biên. Tài liệu này được Trung ương chấp
nhận gửi cho các tỉnh tham khảo1.
Đại hội lần thứ II của Đảng (1951) ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1954, hịa bình lập lại, ơng được cử làm Bộ trưởng bộ Cơng nghiệp. Năm 1956
được cử vào Bộ Chính trị. Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ III ơng được bầu vào bộ Chính
trị. Nhiều năm là Phó thủ tướng, kiêm chủ nhiệm ủy ban kế hoạch Nhà nước. Từ năm 1982
đến năm 1987 ơng giữ chức Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Nhà nước. Ông qua đời
trước Đại hội VI của Đảng.
Ông được nhà nước thưởng Huân chương sao vàng.

1

. Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên: "Hưng Yên lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

xâm lược", Phạm Hùng Thái chủ biên, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.


Đỗ Đình Thiện

Đỗ Đình Thiện sinh năm 1904 tại làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông,
nay là huyện Cổ Nhuế, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ông khơng có may mắn, mới ba
tháng tuổi, ơng đã mồ côi cha. Mẹ ông chưa tới 30 tuổi, nhưng bà chung thủy với chồng,
thương con đã ở vậy, mở hiệu buôn tơ lụa ở số nhà 72-74 phố Hàng Gai ni ơng ăn học.

Năm 1927 khi Đỗ Đình Thiện 24 tuổi, gia đình làm lễ dạm hỏi cơ Trịnh Thị Điền mới 16
tuổi cho ơng. Đỗ Đình Thiện theo học trường Đại học canh nơng Toulouse (Pháp). Ơng vừa
học, vừa tham gia các hoạt động của đảng Cộng sản Pháp. Năm 1928, Đỗ Đình Thiện được
kết nạp vào đảng Cộng sản Pháp cùng chi bộ với Trần Văn Giầu. Ông tích cực hưởng ứng
các phong trào đấu tranh ở trong nước. Ơng thường gửi báo chí của đảng Cộng sản Pháp
cùng truyền đơn về nước thông qua các thủy thủ người Việt yêu nước.
Năm 1931, Đỗ Đình Thiện bị mật thám Pháp bắt quả tang ở nhà ga xe lửa Malablant
(Toulouse) vì đã in và phát tán truyền đơn cho binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp và
chuyển truyền đơn về nước. Ông bị thực dân Pháp kết án 4 tháng tù, ra tù bị trục xuất về
nước vì tội "gây nguy hại cho chính quốc".
Trong khi đó thì sau lễ ăn hỏi năm 1927 bà Trịnh Thị Điền tham gia hoạt động cách
mạng. Năm 1930 theo sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, bà xuống Hải Phòng
gây dựng cơ sở cách mạng.
Cũng trong năm 1931 trong khi ở Pháp ơng Đỗ Đình Thiện bị nhà cầm quyền Pháp bắt
bỏ tù thì ở Hải Phịng, cơ sở bị vỡ, Trịnh Thị Điền bí mật thám bắt giải về sở mật thám Hà
Nội. Bà Điền khi đó 19 tuổi thân hình mảnh mai, yếu đối nhưng đã bị bọn mật thám dùng
những ngón địn dã man, tàn bạo nhất của "nền văn minh Pháp" và lối tra tán thời trung cổ"
của Nam triều để buộc ba khai ra bí mật của Đảng. Song bà Điền đã kiên cường, bất khuất
khơng chịu khai báo, bà cịn tuyệt thực bảy ngày liền để phản đối hành động tra tán, dã
man, tàn bạo của bọn mật thám. Chúng phải đưa bà sang nhà thương Phủ Doãn điều trị. Tại
đây bà biết được các ông Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo cũng đang nằm điều trị để thực
hiện kế hoạch vượt ngục. Sau tám tháng bị giam giữ, khơng tìm được chứng cứ để kết án,
chúng buộc phải tha bà. Bà Điền đã giấu 2 lưỡi cưa sắt nhỏ bằng ngón tay út vào một đôi
dép vỏ dừa giử vào cho hai ông. Nhờ có lưỡi cưa, hai ông cưa được chấn song sắt nhà
thương trốn thốt vào đêm Nơel năm 1931.
Khi Đỗ Đình Thiện bị thực dân Pháp trốn về nước liền tổ chức lễ cưới bà Trịnh Thị Điền,
đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.
Bị thực dân Pháp bao vây, theo dõi gắt gao, hai ông bà hoạt động cách mạng trực tiếp
được, hai ông bà chuyển sang buôn bán để ni gia đình và ủng hộ cách mạng.
Đầu những năm 40 ơng bà Đỗ Đình Thiện đã nổi tiếng trong giới tư sản Hà Nội với tiệm

buôn tơ Cát Lợi ở 54 Hàng Gai, nhà máy dệt ở Gia Lâm với 200 khung máy dệt, thuê 50 kỹ


sư, công nhân. Năm 1943, ông bà mua lại đồn điền Robel, còn gọi là đồn điền Chinê rộng
12.000 hecta ở Nho Quan, Ninh Bình.
Tháng 8 năm 1943, ơng Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơ La về, Hà Nội hoạt động.
Ơng bằng nhắn tin qua ơng Vũ Đình Huỳnh muốn gặp ơng bà Thiện. Ơng bà Thiện hẹn gặp
ở nhà riêng 54 phố Hàng Gai. Ơng Bằng đóng vai người bn tơ đến gặp. Ơng Bằng cho
ơng bà Thiện biết Đảng đang khó khăn về tài chính. Ơng bà ủng hộ ngay 30.000 đồng Đông
Dương đây là số tiến rất lớn lúc đó. Nhận tiền mà ơng Bằng vơ cùng ngỡ ngàng1.
Sau này vào năm 1970, trong một lần tiếp chuyện ơng bà Thiện ở nhà riêng đồng chí
Trương Chinh nói: "Khi chúng tơi nhận được 30.000 đồng chí của anh chị gửi qua đồng chí
Nguyễn Lương Bằng, quỹ của Đảng chỉ cịn có 24 đồng".
Theo chứng thực của đồng chí Nguyễn Tạo thì cũng năm 1943, khi đồng chí vượt ngục
Bn Ma Thuật ra tới Hà Nội, đồng chí lại được ông bà, Thiện trợ giúp 20.000 đồng để tổ
chức hoạt động cách mạng.
Đầu năm 1945, ông bà lại góp vào quỹ Đảng 10 vạn đồng Đơng Dương. Trong "tuần lễ
vàng", ơng bà đã ủng hộ chính phủ tới 64 lạng vàng, chỉ đứng sau một vài người như ông bà
Lợi Quyền, ông Trịnh Văn Bộ. Đến quỹ "Độc lập Trung ương", ơng bà đã ủng hộ chính phủ
tới 100.000 đồng, được chủ tịch Hồ Chí Minh cử ơng làm Trưởng quỹ.
Ngôi nhà 54 phố Hàng Gai của vợ chồng ông đã vinh hạnh được là nơi Hồ Chủ tịch
dùng để tiếp khách trong những ngày mới giành được chính quyền.
Khu chuẩn bị nhân sự cho Đại biểu Quốc hội khóa I, tổ chức gợi ý ơng ra ứng cử, ơng
một mực từ chối, nhưng lại nhiệt tình tháp tùng cụ Nguyễn Văn Tố ứng cử ở Nam Định.
Cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 1946, ơng Đỗ Đình Thiện cùng ơng Vũ Đình Huỳnh là
thư ký riêng của Hồ Chủ tịch trong chuyến đi Pháp.
Do sự ngoan cố của phe chủ chiến trong chính phủ Phap, nên chuyến đi Pháp của phái
đồn nước việt Nam do ơng Phạm Văn Đồng dẫn đầu và Hồ Chủ tịch trên danh nghĩa
"thượng khách của Chính phủ Pháp" khơng đạt được mục tiêu do Hồ Chủ tịch đề ra. Song
với công việc nặng nề mà đoàn tùy tùng (thư ký và bảo vệ) chỉ có hai người là ơng Đỗ Đình

Thiện và Vũ Đình Huỳnh đã xử lý một khối lượng cơng việc lớn như nội dung các uộc họp,
tiếp các nhân sĩ Pháp và thế giới, trả lời phỏng vấn của các nhà báo, tiếp nhận dân Pháp và
Việt kiều để họ hiểu rõ lập trường chính nghĩa của chính phủ, nhân dân Việt Nam, ủng hộ
cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam sau này đã là một thành công lớn.
Song chuyến đi khơng phải chỉ có đón rước, tiệc tùng mà cịn có hiểm họa chết người.
Điển hình là vụ tai nạn xe hơi ngày 17 tháng 7 năm 1946 khi đồn trên đường đi thăm
Nốimăng đi (Normandie), xe chạy qua Tvreux 15 kilơmét thì "mất tay lái" húc vào đống
đá bên đường, xe lật ngửa, lăn ba vòng. May mà ơng Thiện, tài xế, phóng viên báo nhân đạo
chỉ bị gãy xương vai. Do tình cờ, trước đó ít phút Hồ Chủ tịch chuyển sang xe của Sanh tơ
ni. Sau này Hồ Chủ tịch có nhắc đến tai nạn đó, nhưng khơng bình luận. Chỉ biết khi trở về
nước, Hồ Chủ tịch không đi máy bay, mà đi tàu thủy.
Ơng bà Đỗ Đình Thiện đã mua xưởng in Taupin là xưởng in hiện đại khi đó ủng hộ chính
phủ. Ơng bà cũng là mua đấu giá bức chân dung Bác Hồ do họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ để cổ
vũ lịng u lãnh tụ, u nước. Ơng bà cũng là người sáng lập và đóng góp cổ phần cho Ngũ
cốc Công ty và Công thương Ngân hàng.
1

. Sách Biên niên lịch sử hoạt động tài chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.


Trong những ngày đầu kháng chiến Tồn quốc, ơng Đỗ Đình Thiện với cương vị là phó
Chủ tịch ủy ban kháng chiến khu Hồn Kiếm, đã khơng đi tản cư mà chỉ gửi biếu con nhỏ
đi tản cư do ô tơ của Chính phủ đưa đến đón. Ơng bà cũng tham gia đào hầm hào, dựng
trướng ngại vật, trực tiếp chiến đấu với quân Pháp, cho đến khi được lệnh rút theo lối gầm
cầu Long Biên.
Trong những ngày đầu kháng chiến lương thực của bộ đội vơ cùng khó khăn ông đã ủng
hộ bộ đội Liên khu II tới 200 tấn thóc. Trong thư "Cám ơn ngày 22 tháng 1 năm 1947, khu
trưởng Hồng Sâm và Chính ủy Lê Hiến Mai viết: "Với lòng tha thiết của ngài trong cuộc
kháng chiến hiện nay, toàn thể bộ đội khu II xin hứa luôn luôn nỗ lực chiến đấu, quyết hợp
lực cùng tồn dân phá tan kế hoạch mà đơng của địch để xứng đáng với sự nhiệt thành của

ngài đã dành cho".
Ơng Thiện cũng dành cho chính phủ đồn điền chi nê rộng lớn, để đặt nhà máy in tiền,
đáp ứng yêu cầu về tài chính trong những ngày đầu kháng chiến. Ngay từ khi chuyển máy
in tiền về đồn điền Chi nê, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư căn dặn cán bộ, công nhân
viên xưởng in: "Hiện nay kẻ thù của ta đang tìm các cơ sở kháng chiến như nhà máy này để
đánh phá, các chú phải giữ bí mật".
Sáng 22 tháng 2 năm 1947, giặc Pháp cho 8 chiếc khu trục ồ ạt tấn công mục tiêu, trong
đó có 4 chiếc tập trung bắn phá khu ấu loát. Tuy các thiết bị in ấn của nhà nước giữ được an
toàn, nguyên vẹn nhưng tài sản của gia đình ơng Đỗ Đình Thiện thì bị thiệt hại nghiêm
trọng. Có hai quả bom liệng trúng nhà ơng, gây hư hỏng nặng. Riêng cái vựa cà phê, kho
vật liệu thì cháy tới cả tháng trời vẫn chưa tắt. Kể lại những điều này, nguyên bộ trưởng bộ
Tài chính Lê Văn Hiến đã xúc động: "Trong cuộc kháng chiến này, sự hi sinh của gia đình
Đỗ Đình Thiện đối với quốc gia thật lớn"1.
Hồ Chủ tịch nhận được báo cáo về trận oanh tạc trên, Người đã có thiếp thăm hỏi, động
viên:
"Chú thím Thiện. Được tin chú thím, nhà Hiến (người cộng sự của ơng bà) và các cháu
đều bình an, tơi rất vui lịng. Mất của cải, khơng sợ (cịn trời, cịn Nước, cịn non, thì cịn
của cải bà con họ Hồ). Kháng chiến thành công, ta làm ra của khác, chắc chắn hơn. Chúc
các chú, thìm mạnh khở. Chào thân ái và quyết thắng"1.
Nhà máy in tiền chuyển lên Chiêm Hóa, gia đình ơng cũng chuyển lên đó. Ơng giao tồn
bộ đồn điền cho bộ đội và chính quyền địa phương. Hịa bình lập lại, ơng hiến Nơng trường
cho Nhà nước.
Khi thành lập nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Lương Bằng giao cho ông
làm giám đốc, ơng nhận chức, nhưng khơng nhận lương. Ơng là ủy viên Ban Chấp hành
Mặt trận Tổ quốc Trung ương nhiều năm, song vẫn không nhận lương, vẫn nhận tiêu chuẩn
của nhân dân mỗi tháng 1 lạng thịt, 1 lạng đường.
Ơng Đỗ Đình Thiện mất vào ngày 1 tháng 1 năm 1972, thọ 69 tuổi.
Năm 1950 trong kháng chiến, ông bà đều được tặng thương Huân chương Kháng chiến
hạng nhì. Riêng bà Trịnh Thị Điền còn được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Theo tiêu chuẩn, khi tạ thế, bà được an táng ở nghĩa trang Mai Dịch, song thể theo nguyện

1

. Trích sách "Nhật ký của một bộ trưởng" – Lê Văn Hiến.

1

Nam.

. Dẫn theo bài "Đỗ Đình Thiện "nhà tài trợ" đặc biệt của cách mạng" của Phạm Khải, đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt


vọng của bà gia đình đưa di hài của bà chôn bên cạnh mộ ông ở thôn Đồng, phường Cổ
Nhuế, quận Tây Hồ, Hà Nội.


Trần Văn Giàu

Trần Văn Giàu khi nhỏ có tên là Ký, khi đi hoạt động cách mạng, ơng có nhiều bí
danh như Ngơ Hà… Ơng sinh năm 1910 là con út trong một gia đình đơng con. Q ơng ở
xã An Lục, huyện Tầm Vu, tỉnh Tân An, nay thuộc tỉnh Long An. Ông nội đã tham gia trong
hàng ngũ nghĩa quân chống giặc Pháp khi quân Pháp đánh Lục tỉnh Nam Kỳ. Cha có ruộng
vườn, nhưng khơng làm lương chức chỉ giữ chức "Tiền bái" lo việc cúng tế Thần làng.
Người anh tên là Năm tham gia nghĩa quân Thiên Địa hội năm 1916 do Nguyễn Hữu Trí chỉ
huy đưa quân các tỉnh về phá Khám Lớn Sài Gòn để cứu Phan Xích Long nhưng việc
khơng thành.
Trần Văn Giàu sang học ở Pháp, ơng tích cực hoạt động trong tổ chức học sinh, sinh viên
do đảng cộng sản Pháp tổ chức. Năm ông 18 tuổi ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Pháp. Ơng tham gia cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên Việt Nam trước điện Elysé phản
đối chính quyền thuộc địa xử chém 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng ở Yên Bái. Những
người biểu tình bị bắt và bị đuổi về Sài Gịn. Về Sài Gịn ơng dạy học ở trường Lê Bá Cang

vào tháng. Năm 1931 ông 19 tuổi, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm ông 20 tuổi,
ông được Đảng cử ssi theo học trường Đại học Phương Đông (trường Staline) ở nước Nga
Xô Viết - nơi đào tạo cách mạng cho hai châu á, châu Phi.
Học xong, Trần Văn Giàu trở về nước hoạt động giữa lúc cách mạng Việt Nam thoái trào
(1932-1933) các cơ sở Đảng tan vỡ sau các đợt khủng bố đẫm máu Việt Nam Quốc dân
đảng, Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Tháng 2 năm 1934, ông cùng một số đồng chí lập lại xứ ủy
Nam Kỳ do ơng làm Bí thư. Do một số tỉnh chưa có đủ sức để thành lập một tỉnh ủy và do
Xứ ủy không bao quát được hết các địa phương, Xứ ủy chủ trương thành lập các Đặc ủy để
liên kết tổ chức Đảng và lãnh đạo địa phương ở từng vùng. Có ba Đặc ủy: Đặc ủy Đồng
Nai: phụ trách các tỉnh miền Đông; Đặc ủy Hậu Giang phụ trách các tỉnh miền Tây; Đặc ủy
Vàm Cỏ Đông phụ trách Tân An - Chợ Lớn.
Tháng 4 năm 1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất họp ở Ma Cao (Trung Quốc) ông Võ Văn
Tần được bầu vào Trung ương lâm thời, được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Năm 1935
thực dân Pháp đưa Trần Văn Giàu bị bắt từ năm 1934 ra tòa án xét xử. Khi quan tra hỏi:
"Ơng làm nghề gì?". Trần Văn Giàu đã kiêu hãnh trả lời: "Làm cách mạng chuyên nghiệp" 1.
Chúng đày ông ra Côn Đảo. Năm 1935 nhà tù tổ chức các lớp học văn hóa, chính trị cho
anh em trong tù. Trần Văn Giàu được phân cơng dạy chính trị.
Ơng nhớ lại chương trình học ở một soạn ra 9 bài:
1. Tầm quan trong của lý luận và quan hệ hữu cơ giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa
Lênin.
2. Lý luận Mác - Lênin về vô sản.
1

. Theo Hồi ký 1940-1945 của Trần Văn Giàu do Tạp chí Xưa nay số 362 (8-2011) trích đăng.


×