Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGƯỜI bảo vệ QUYỀN và lợi ÍCH hợp PHÁP của ĐƯƠNG sự TRONG tố TỤNG dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.2 KB, 10 trang )

NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ
Trong TTDS, ngoài người đại diện, đương sự còn có thể nhờ (yêu cầu) người
khác tham gia tố tụng để BVQLIHP của mình. Người tham gia tố tụng này được gọi là
NBVQLIHP.
Trong phạm vi bài tập nhóm, nhóm đã chọn đề tài: “Người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự”, qua đó
làm rõ hơn các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định này và những
điểm mới của BLTTDS 2015 về vấn đề này.

I. Khái quát về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 63 BLTTDS 2004 quy định: “Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa
án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự”.
Tại khoản 2 Điều 63 quy định NBVQLIHP bao gồm: Luật sư tham gia TTDS
theo quy định của pháp luật về luật sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ
giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Công dân Việt Nam khi
đáp ứng các điều kiện của pháp luật TTDS.
BLTTDS năm 2015 tại Khoản 1 Điều 75 quy định: “Người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Tại Khoản 2, luật đã quy định
thêm trường hợp đại diện của tập thể lao động cũng là NBVQLIHP của người lao


động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn. Đây là những điểm mới của
BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004.
2. Đặc điểm
Thứ nhất, NBVQLIHP là người am hiểu pháp luật. Bởi, có sự am hiểu nhất định


về pháp luật thì NBVQLIHP mới có thể bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình một
cách tốt nhất, thành công nhất;
Thứ hai, NBVQLIHP phải có đủ điều kiện tham gia TTDS theo quy định của
Khoản 1 Điều 18 Nghị quyết số 03/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành“Những
quy định chung” của BLTTDS.
Thứ ba, sự có mặt của NBVQLIHP phụ thuộc vào đương sự. Điều này thể hiện ở
việc NBVQLIHP xuất hiện từ khi đương sự nhờ và được tòa án chấp nhận (Khoản 2,
3, 4 Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP);
Thứ tư, mục đích tham gia tố tụng để BVQLIHP cho đương sự. NBVQLIHP có
thể BVQLIHP của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp
pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều NBVQLIHP có thể cùng
BVQLIHP của một đương sự trong vụ án;
3. Ý nghĩa
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án.
NBVQLIHP giúp đương sự nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ của mình và bảo vệ các
quyền và lợi ích đó trước Tòa án khi có sự vi phạm. Đó là nhờ các quyền được pháp
luật TTDS quy định cho NBVQLIHP: quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp
cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án; giúp đương sự trình bày về yêu cầu của họ và
cung cấp các tài liệu; tham gia hỏi tại phiên tòa,...
Thứ hai, đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. NBVQLIHP có sự
am hiểu pháp luật chuyên sâu, vì vậy, những chứng cứ họ đưa ra sẽ dễ dàng được chấp
nhận, giúp cho quá trình giải quyết vụ việc được nhanh chóng; bảo vệ được lợi ích của
đương sự. Mặt khác, với sự tham gia của NBVQLIHP, quá trình xét xử vụ án của Tòa
án được công minh hơn, làm cho người THTT phải khách quan, tôn trọng pháp luật
hơn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
II. Quy định của pháp luật TTDS về NBVQLIHP của đương sự
1. Điều kiện tham gia
Theo quy định tại Điều 9 BLTTDS[1] thì: “đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc
nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của bộ luật này bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Theo quy định tại Điều 63 BLTTDS 2004, những người có thể tham gia tố tụng
với tư cách NBVQLIHP gồm: Luật sư, Bào chữa viên nhân dân và người khác được
Toà án chấp nhận. Để được công nhận là NBVQLIHP thì người đó phải xuất trình các
giấy tờ theo quy định tại Điều 18 Nghị quyết 03/2012:


- Luật sư thì phải xuất trình cho Tòa án giấy giới thiệu của Văn phòng Luật sư
nơi họ là thành viên hoặc có hợp đồng làm việc cử họ tham gia tố tụng tại Tòa án và
thẻ Luật sư;
- Trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý thì phải xuất trình cho
Tòa án giấy giới thiệu của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử họ tham gia tố tụng
và thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
- Đối với người khác thì phải xuất trình cho Tòa án văn bản có nội dung thể hiện
ý chí của đương sự nhờ BVQLIHP cho đương sự; văn bản của UBND xã, phường, thị
trấn nơi họ cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc xác nhận họ không có
tiền án, không đang bị khởi tố về hình sự, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án,
Kiểm sát, Công an; một trong các loại giấy tờ tuỳ thân (như chứng minh nhân dân, hộ
chiếu, sổ hộ khẩu,..)
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị quyết 03/2012 quy
định:“Tại phiên toà đương sự mới nhờ NBVQLIHP, thì Hội đồng xét xử chấp nhận,
nếu người được đương sự nhờ làm NBVQLIHP đáp ứng các điều kiện được hướng
dẫn tại khoản 1 Điều này và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho Hội đồng xét
xử tiếp tục xét xử vụ án”.
Như vậy, NBVQLIHP được tham gia tố tụng không chỉ sau khi Tòa án đã cấp
giấy chứng nhận NBVQLIHP như theo quy định của Điều 63 BLTTDS, mà họ được
tham gia khi đáp ứng đủ điều kiện được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 18 Nghị
quyết 03/2012/NQ – HĐTP.
Đến BLTTDS năm 2015, ngay tại Khoản 1, luật đã bỏ cụm từ “được Tòa án
chấp nhận tham gia tố tụng”. Ngoài ra, luật quy định Tòa án phải vào sổ đăng

ký NBVQLIHP và xác nhận vào giấy yêu cầu NBVQLIHP khi đã kiểm tra các giấy tờ
và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm NBVQLIHP. Trường hợp Tòa án từ chối
đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản và thông báo lý do cho người đề nghị.
BLTTDS 2015 quy định như vậy nhằm hạn chế nhiều trường hợp NBVQLIHP đã xuất
trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo luật định nhưng Tòa án vẫn từ chối hoặc kéo dài
thời gian cấp giấy chứng nhận, gây khó khăn cản trở cho NBVQLIHP trong thực tiễn.
Ngoài ra, tại điểm c Khoản 1 Điều 75 BLTTDS năm 2015, luật đã quy định cho
đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là NBVQLIHP của người lao động theo
pháp luật về lao động, công đoàn. Quan hệ lao động là quan hệ mua bán, trao đổi sức
lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động nên khó tránh khỏi sự lạm
dụng, bóc lột. Do vậy, sự tham gia của tổ chức đại diện lao động – tổ chức công đoàn
nhằm tạo ra tương quan để BVQLIHP của người lao động là hết sức cần thiết.
Tại điểm c Khoản 4 Điều 75 BLTTDS 2015, luật cũng đã quy định điều kiện để
được công nhận là NBVQLIHP của người này là phải xuất trình văn bản của tổ chức
cử mình tham gia BVQLIHP cho người lao động, tập thể lao động.
2. Quyền và nghĩa vụ của NBVQLIHP của đương sự
2.1. Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự


NBVQLIHP có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn
nào trong quá trình TTDS (Điều 64, BLTTDS 2004 và Điều 76 BLTTDS 2015). Vai
trò và hoạt động của NBVQLIHP được thể hiện trong ba giai đoạn của quá trình tố
tụng là: giai đoạn trước khi mở phiên tòa, giai đoạn mở phiên tòa và giai đoạn sau khi
phiên tòa kết thúc.
a. Giai đoạn trước khi mở phiên tòa
- Quyền thu thập chứng cứ.
Khoản 2 Điều 64 BLTTDS 2004 quy định: NBVQLIHP có quyền xác
minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên
cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết
có trong hồ sơ vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương

sự.
Việc xác minh, thu thập chứng cứ là vô cùng quan trọng và cần thiết, nó góp
phần làm sáng tỏ sự thật vụ việc dân sự, BVQLIHP của đương sự. Tuy nhiên việc xác
minh, thu thập chứng cứ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phải đảm bảo
tuân thủ đúng pháp luật, chứng cứ thu thập phải đảm bảo tính khách quan và liên quan
với nhau, phải lựa chọn thời điểm thích hợp để cung cấp cho tòa án, có thể trước khi
xét xử hoặc trong quá trình xét xử. Khi nghiên cứu hồ sơ, có yêu cầu ghi chép, sao
chụp tài liệu chứng cứ thì NBVQLIHP phải làm đơn gửi Tòa án thụ lý giải quyết vụ
việc đó.
Quy định về việc thu thập tài liệu, chứng cứ của người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, khoản 2 Điều 76 BLTTDS 2015 có bổ sung như sau:
“NBVQLIHP có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao
chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án trừ tài liệu, chứng
cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này”. Đó là những tài liệu,
chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật
nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Toà án không công
khai nội dung tài liệu, chứng cứ này theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng
phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
BLTTDS 2004 không quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên tại Nghị quyết số
03/2012/NQ – HĐTP, tại Điều 19 và Điều 17 có quy định các tài liệu, chứng cứ mà
Toà án cung cấp không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật
kinh doanh, bí mật đời tư. Có thể thấy rằng các quy định này không được cụ thể và
đầy đủ như quy định của BLTTDS 2015.
- Quyền tham gia hòa giải[2].
Theo quy định của BLTTDS có những vụ việc bắt buộc phải tiến hành hòa giải
và bắt buộc hòa giải tại tòa án cấp sơ thẩm mà không bắt buộc ở cấp phúc thẩm. Luật
TTDS quy định cho NBVQLIHP được tham gia phiên hòa giải cùng đương sự, nếu
không tham gia được thì NBVQLIHP có thể gửi văn bản BVQLIHP tới phiên hòa
giải.



Trước khi tham gia hòa giải, NBVQLIHP tư vấn cho đương sự dựa trên cơ sở
pháp luật về nội dung chuẩn bị hòa giải, dự liệu cho đương sự những thuận lợi và khó
khăn trong vụ việc cần giải quyết. Ngoài ra, NBVQLIHP cần phải chuẩn bị các tình
huống dự phòng khác nhau cho phiên hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không
thành, NBVQLIHP phải tiếp tục củng cố chứng cứ và lập luận để chuẩn bị cho phiên
xét xử. Cũng thông qua phiên hòa giải không thành, các thông tin mà Tòa án có được
trong quá trình hòa giải sẽ giúpTòa án áp dụng luật giải quyết tranh chấp một cách rõ
ràng.
- Quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham
gia tố tụng khác[3].
NBVQLIHP có quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người THTT, người
tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 64 BLTTDS 2004).
Đây là quyền phái sinh từ quyền của đương sự, mục đích là bảo vệ quyền lợi của
đương sự một cách chính đáng nhất.
b. Giai đoạn mở phiên tòa
Trong giai đoạn mở phiên toà, việc BVQLIHP được thực hiện ở thủ tục hỏi và
thủ tục tranh luận tại phiên tòa.
- Thủ tục hỏi.
NBVQLIHP của nguyên đơn trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. NBVQLIHP của bị đơn trình
bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, đề nghị của bị
đơn và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
NBVQLIHP của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn, yêu
cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng
minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp (Điều 221 BLTTDS năm 2004).
BLTTDS 2015 tại Điều 248 cơ bản vẫn giữ nguyên các quy định so với Điều 221
BLTTDS 2004. Tuy nhiên, ngay ở tên của điều luật, nhà làm luật đã khẳng định rõ
hơn vị trí, vai trò của NBVQLIHP khi quy định “Điều 248. Trình bày của

đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự”. Ngoài ra, BLTTDS 2015 cũng đã đưa nội dung này sang phần tranh tụng tại
phiên hòa. Đây là điểm mới đáng chú ý, thể hiện rõ nét nguyên tắc bảo đảm tranh tụng
trong xét xử được quy định tại Điều 24.
- Thủ tục tranh luận.
NBVQLIHP có quyền tranh luận tại phiên toà theo quy định tại khoản 6 Điều 64,
điểm m khoản 2 Điều 58 BLTTDS 2004.
Theo Điều 232 BLTTDS 2004, NBVQLIHP của nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền và nghĩa vụ liên quan phát biểu ý kiến, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và
lợi ích liên quan có quyền bổ sung ý kiến. Khi tranh luận, trình bày quan điểm của
mình, NBVQLIHP cần nhận định các tình tiết quan trọng của vụ việc, trình bày quá
trình đánh giá chứng cứ, khẳng định lại giá trị chứng minh của chứng cứ kết hợp với


căn cứ của pháp luật để làm căn cứ pháp lý, NBVQLIHP cần phải tôn trọng sự điều
khiển của chủ tọa phiên tòa và phải tập trung làm sáng tỏ các tình tiết cần chứng minh
trên cơ sở đó có thể BVQLIHP của đương sự một cách tốt nhất. Nếu thấy đã tranh
luận về các vẫn đề nhưng vẫn chưa rõ hoặc chưa khẳng định được những tình tiết của
vụ việc thì NBVQLIHP có thể đề nghị Hội đồng xét xử quay lại thủ tục hỏi.
c. Giai đoạn sau khi phiên tòa kết thúc
Nếu NBVQLIHP bảo vệ cho đương sự từ cấp sơ thẩm thì tùy thuộc vào diễn
biến của phiên tòa mà bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể giúp đương sự kháng cáo
ngay khi Tòa sơ thẩm tuyên án. Nếu sau phiên tòa sơ thẩm, đương sự mới nhờ người
bảo vệ, thì tùy thuộc vào yêu cầu của đương sự và thực tiễn bản án so với các tình tiết
khách quan của vụ án mà NBVQLIHP nghiên cứu lại hồ sơ vụ việc, có thể giúp
đương sự chuẩn bị tài liệu, chứng cứ mới để kháng cáo một phần hay toàn bộ bản án,
quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
2.2. Nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
a. Nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Cùng với những quyền TTDS được quy định tại điều 64 BLTTDS 2004 và các

văn bản pháp luật khác thì NBVQLIHP có những nghĩa vụ do pháp luật quy định như
các quy định tại các điểm q và r khoản 2 điều 58 của BLTTDS.Theo đó họ cần phải có
mặt theo giấy triệu tập của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án, cũng như tôn trọng
và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy tại phiên tòa. Việc này cho thấy trách nhiệm của
người bảo vệ là rất lớn, không những đảm bảo được tiến độ của vụ án mà còn thể hiện
được tinh thần, trách nhiệm của người thi hành pháp luật. Ví dụ, việc nghiên cứu hồ
sơ vụ án: vấn đề sao chép, ghi, chụp lại những tài liệu cần thiết cho vụ án không phải
lúc nào cũng có thể được thược hiện, đòi hỏi người bảo vệ phải có mặt ngay khi cần
thiết để không bỏ sót một chi tiết quan trọng nào. Sự tôn trọng và chấp hành nghiêm
chỉnh nội quy của Tòa án thể hiện rõ ràng thái độ cũng như trình độ hiểu biết pháp
luật của người bảo vệ. Từ đó, tạo sự tin tưởng vào luật pháp của người dân.
Ngoài ra, NBVQLIHP có nghĩa vụ giúp đỡ đương sự về mặt pháp lý trong quá
trình họ tham gia tố tụng. Do đó, họ có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích, cố vấn các
quy định của pháp luật liên quan tới từng vụ việc, khía cạnh cụ thể cho đương sự hiểu
họ có quyền, nghĩa vụ gì, lợi ích họ đạt được là gì ... Bởi vậy việc giúp đỡ đương sự
về mặt pháp lý là một nghĩa vụ của NBVQLIHP. Việc pháp luật quy định nghĩa vụ
này của họ là cần thiết, phù hợp với mục đích tham gia tố tụng của NBVQLIHP.
b. Nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa
NBVQLIHP còn có nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi
lẽ, họ là những người đại diện cho pháp luật, thực thi pháp luật để bảo vệ trật tự, an
ninh xã hội. Khi tham gia tố tụng, NBVQLIHP phải có trách nhiệm giúp CQTHTT,
người THTT, làm rõ sự thật khách quan của vụ án, giám sát hoạt động của CQTHTT,
người THTT, bảo vệ sự nghiêm minh của hoạt động tố tụng. NBVQLIHP không được
chỉ quan tâm tới lợi ích của khách hàng mà bất chấp sự thật, bất chấp pháp luật, thiếu
sự cộng tác, tư vấn gây khó khăn cho CQTHTT trong việc giải quyết vụ án. Quan tâm


tới lợi ích của khách hàng nhằm giữ chữ tín, tạo thương hiệu là điều quan trọng,
nhưng nếu đi ngược lại với những quy định của pháp luật thì vô tình đã gây ra sự đối
lập, phản kháng lại quy định của pháp luật.

III. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về NBVQLIHP của đương sự

1. Kết quả đạt được
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo các vấn về khác nhau của xã
hội, đặc biệt là trong nhận thức của con người. Do vậy, một số lượng lớn người dân
khi tham gia tố tụng đã nhờ người khác bảo vệ quyền lợi của mình trong những năm
qua.
Theo như thực tế hiện nay thì trong các vụ án dân sự, NBVQLIHP thường là luật
sư.Với sự tham gia của luật sư, quyền và lợi ích của đương sự sẽ được đảm bảo chắc
chắn hơn, đặc biệt là thể hiện được vai trò cũng như tầm quan trọng của luật sư trong
các vụ án. Còn trước kia, NBVQLIHP (ngoại trừ luật sư) thường là những người
thậm chí chưa hề qua một lớp đào tạo nào về luật mà họ hoạt động nhờ kinh nghiệm
và sự học hỏi thực tế. Vì vậy, mà chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và sự tin
tưởng của tòa án. Nhưng với năng lực hiện nay của NBVQLIHP, vấn đề đó đã được
khắc phục. Đương sự dần tìm đến các luật sư bởi sự vững vàng về chuyên môn nghiệp
vụ và mối quan hệ tốt với tòa án.Thực tiễn đạt được đó là: Trong hoạt động tham gia
tố tụng, giai đoạn 2005 – 2010, đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 53.000 vụ việc về dân
sự, giai đoạn 2009 – 2015 đội ngũ luật sư cũng đã tham gia gần 65.236 vụ án dân sự,
góp phần quan trọng trong việc BVQLIHP.[4]
và nguyên nhân
Thứ nhất, về số lượng và chất lượng của Luật sư chưa
cao. Tính đến năm 2014, tổng số Luật sư của cả nước là 8.928 luật sư trên số dân
90.5 triệu người (tức là cứ 10.000 người thì mới có 1 luật sư). Ngoài ra, số lượng luật
sư phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, thành, số lượng lớn tập trung ở: Hà Nội
(2.379 luật sư) và TP. Hồ Chí Minh (3.756 luật sư)[5]. Trong số những người tham
gia tố tụng để BVQLIHP vẫn có một phần trong số đó khả năng bảo vệ đương sự còn
yếu thậm chí nhiều khi còn gây bất lợi cho chính bản thân do cách bảo vệ vi phạm
pháp luật[6]. Mặt khác, chất lượng luật sư chưa cao, còn hạn chế ở trình độ, trong
8.928 luật sư thì số người đủ tiêu chuẩn tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế còn ít.
Mặc dù nước ta có cơ sở đào tạo Luật sư nhưng chất lượng đào tạo không thể đảm bảo

để người học có thể hành nghề được sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, một số luật sư
khi tham gia BVQLIHP không những không làm tròn nghĩa vụ mà còn vi phạm pháp
luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như sử dụng biện pháp bất hợp pháp để bảo vệ
khách hàng hoặc giao kết hợp đồng với khách hàng nhằm thu lợi bất chính. Điều này
đã gây bất lợi cho đương sự được bảo vệ và nhiều khi chính luật sư cũng bị xử lý theo
quy định của pháp luật.
Thứ hai, tại các phiên tòa chưa có một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo an toàn
cho NBVQLIHP. Ví dụ như vụ bị đơn Nguyễn Bích Thúy cầm guốc xông vào đánh


Luật sư Trần Đình Triển ngay trước mặt Chủ tọa, Thẩm phán, đại diện Viện kiểm sát
và những người tham dự phiên tòa trong phòng xử án TAND TP. Hà Nội ngày
01/4/2008[7]. Ngoài ra, còn nhiều khó khăn cho NBVQLIHP như: Thủ tục cấp giấy
chứng nhận bảo chữa, thu thấp chứng cứ, tài liệu, nhiều trường hợp bị tòa gây khó
khăn với nhiều lý do cho việc tiếp cận hồ sơ để nghiện cứu.
Nguyên nhân của bất cập này là do quy định của pháp luật còn thiếu và chưa hợp lý
như:
- Một số tòa căn cứ vào điều 63 BLTTDS 2005 đã gây cản trở cho NBVQLIHP
tham gia tố tụng (như đã nêu ở phần II.1).
- Điều 90 BLTTDS 2005 chỉ quy định cho thẩm phán có quyền trưng cầu giám
định, tuy nhiên các thẩm phán thường không chủ động mà chờ khi có đơn yêu cầu của
đương sự. Trong khi đó luật lại không quy định cho đương sự và NBVQLIHP được
trưng cầu giám định mà phải làm đơn tới thẩm phán thụ lý vụ việc. Điều này gây cản
trở tới việc xác minh, thu thập chứng cứ của đương sự và NBVQLIHP, đặc biệt là
trong những vụ việc mà kết luận giám định là chứng cứ quan trọng nếu thiếu sẽ không
giải quyết được vụ việc.
- Điều 64 BLTTDS 2005 quy định “NBVQLIHP được tham gia phiên tòa giám
đốc thẩm, tái thẩm nếu tòa án xét thấy cần thiết”. Như vậy chỉ khi nào tòa án xét thấy
cần thiết thì mới cho NBVQLIHP tham gia thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy
nhiên trên thực tế rất khó có khả năng này bởi đây là một thủ tục đặc biệt, nhiều khi

không cần thiết thì tòa án không triệu tập đương sự đến. Vì vậy quy định này tạo cho
tòa án quyền hạn rất lớn trong việc xác định thế nào là cần thiết và là nguyên nhân hạn
chế hầu hết sự tham gia giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm của NBVQLIHP.
Thứ ba, những quy định của BLTTDS về tranh luận tại phiên tòa nhiều khi
chỉ mang tính hình thức. Một số Thẩm phán quá coi nhẹ sự có mặt của NBVQLIHP,
nhiều bản án không hề ghi nhận quá trình tranh luận tại phiên tòa và trong nhiều
trường hợp yêu cầu của họ cũng không được chấp nhận do tòa cho rằng không có căn
cứ và cũng không có giải thích gì thêm.
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng
chưa thực sự khách quan, chưa thể tạo điều kiện thuận lợi nhất để NBVQLIHP được
thực hiện đầy đủ quyền trong quá trình tố tụng. Cụ thể là còn một số cán bộ, thẩm
phán thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, ý thức rèn luyện, không hoàn thành
nhiệm vụ, thậm chí vi phạm pháp luật.


Thứ nhất, cần đào tạo nhiều luật sư hơn cũng như nâng cao chuyên môn cho
luật sư. Chất lượng đào tạo của nước ta chưa thực sự tốt, điều kiện để trở thành luật sư
tương đối cao và thời gian đào tạo cũng khá dài tuy nhiên cũng chưa đào tạo ra được
nhiều luật sư giỏi. Để nâng cao chuyên môn cho luật sư, nhất là các luật sư trẻ, Liên
đoàn Luật sư Việt Nam cần phối hợp với Bộ Tư pháp sớm thành lập Trung tâm đào
tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế để có các chương trình đào tạo, theo học kịp thời.
[8]


Nước ta là một nước đông dân, nhu cầu sử dụng luật sư ngày càng tăng lên
nhưng đội ngũ luật sư của ta vẫn còn thiếu. Do đó cần có sự quan tâm của nhà nước
đến vấn đề này như dành các ưu đãi để thu hút nhiều người hơn nữa theo học nghề
luật sư.
Theo Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, đến năm 2020 cả nước phấn đấu có khoảng 20.000 luật sư hành

nghề chuyên sâu, đạt tỷ lệ số luật sư trên sốdân là 1/4.500, tại mỗi địa phương khó
khăn về kinh tế xã hội có 30 – 50 luật sư. Ngoài ra, cả nước phấn đấu phát triển được
khoảng 30 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô 50 – 100 luật sư và từ 100 luật
sư trởlên họat động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu
tố nước ngoài.[9]
Thứ hai, cần tạo điều kiện hơn cho NBVQLIHP khi tham gia tố tụng.
- Cần có cơ chế chặt chẽ hơn để bảo đảm an toàn cho NBVQLIHP đặc biệt là
trong những vụ án dân sự có tranh chấp lớn. Bên cạnh đó cũng cần có sự nghiêm
minh, xử lý kịp thời những tình huống phát sinh tại phiên tòa của chủ tọa phiên tòa.
Tránh tình trạng lơ là hay cố tình làm ngơ dẫn đến việc phát sinh những hậu quả đáng
tiếc như trọng vụ bị cáo Nguyễn Bích Thúy cầm guốc xông vào đánh Luật sư Trần
Đình Triển.
- Cần quy định thêm cho NBVQLIHP quyền yêu cầu giám định khi họ cho rằng
việc giám định là cần thiết để thu thập chứng cứ giải quyết vụ việc.
Trong BLTTDS 2015 vấn đề yêu cầu giám định được quy định tại điều 102.
Theo đó đã quy định thêm cho đương sự quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã
đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Đây
là một cách giải quyết bởi khi đó nếu cảm thấy cần yêu cầu giám định thì NBVQLIHP
có thể tư vấn để đương sự tự mình yêu cầu giám định. Tuy nhiên đương sự chỉ có thể
tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa
án từ chối yêu cầu của đương sự dó đó có thể nói để có thể yêu cầu giám định vẫn còn
khá phức tạp, gây cản trở cho quá trình thu thập chứng cứ trong khi đó NBVQLIHP sẽ
là người hiểu rõ nhất trường hợp nào cần phải trưng cầu giám định để thu thập chứng
cứ BVQLIHP của đương sự lại không được quy định trực tiếp quyền yêu cầu trưng
cầu giám định.
- Việc quy định chỉ khi nào tòa án xét thấy cần thiết thì mới cho NBVQLIHP
tham gia thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến họ đôi khi bị thụ động trong việc
bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Do đó cần mở rộng quyên của NBVQLIHP ngang
bằng với đương sự, đương sự được tham gia giai đoạn nào thì người bảo vệ phải được
tham gia vào gia đoạn đó, như vậy mới đảm bảo cho việc bảo vệ quyền lợi của đương

sự được thuận lợi. Tiếc rằng, BLTTDS 2015 vẫn tiếp tục bỏ ngỏ vấn đề này[10].
Thứ ba, nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ làm việc trong hệ thống các
CQTHTT về tầm quan trọng của sự tham gia của NBVQLIHP. Sự tham gia của họ
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên cần được chú
trọng và tạo điều kiện.


Việc tham gia tố tụng vào vụ việc dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự không những có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự trước Tòa án mà còn có ý nghĩa cả với việc giải quyết vụ việc
dân sự của Tòa án.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×