Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH NGHIÊN cứu, xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.76 KB, 131 trang )

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM
Nhà nước pháp quyền lúc đầu như một ý tưởng, ý niệm; sau dần dần hình
thành, phát triển thành một học thuyết và được vận dụng, làm phong phú hơn
trong thực tiễn xây dựng nhà nước và xã hội công dân. Học thuyết cũng như
thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung mang
tính phổ biến mà nhân loại đã tích lũy được trong quá trình lịch sử đấu tranh
lâu dài và gian khổ nhằm hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng,
bác ái và một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là
yêu cầu tất yếu khách quan, là nội dung trọng yếu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều đó đã được xác định rõ ràng, chính thức qua các
văn kiện quan trọng nhất của Đảng và ghi nhận trang trọng trong bản Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung): ''Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức''. Tuy nhiên, xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình
lâu dài, phức tạp; đòi hỏi chúng ta phải vừa vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa xuất phát từ kinh nghiệm xây dựng Nhà
nước Việt Nam mấy chục năm qua, vừa tham khảo những kiến thức và kinh
nghiệm tiên tiến trên thế giới...
Trên thế giới hiện nay, nhà nước đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm xem
xét, nghiên cứu, đổi mới nhận thức và xây dựng. Những biến đổi to lớn của tình
hình chính trị, quân sự và phát triển của nền kinh tế thế giới, hội nhập quốc tế
đang đòi hỏi mọi quốc gia, dân tộc, mọi nhà nước, không phân biệt hình thức
chính thể cần phải nhìn lại những vấn đề căn bản về tổ chức quyền lực nhà nước,
về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và xã hội, về vai trò của nhà nước trong
phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy toàn thế giới, từng quốc gia, dân tộc
phát triển bền vững... Xây dựng nhà nước pháp quyền được coi là "chìa khóa",
giải pháp tốt nhất để giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề cốt yếu liên quan tới đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của mọi quốc gia,


dân tộc hiện nay.
ý tưởng về một nhà nước pháp quyền là "hình thức tổ chức quyền lực nhà nước
trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và pháp luật" ra đời rất sớm, ngay
từ thời kỳ cổ đại. Biểu tượng thần công lý: Nữ thần che mắt bằng vải đen, một tay
cầm kiếm, một tay cầm cán cân công lý tượng trưng cho sự thống nhất giữa sức
mạnh và quyền lực của pháp luật, sự bình đẳng của mọi thành viên trong một xã
hội có nhà nước. Biểu tượng thể hiện khát vọng của nhân dân về sự công bằng,
bình đẳng; về sự trông chờ vào Nữ thần - quan tòa công minh, bảo vệ cho họ
trước mọi bạo lực cường quyền.


ở Việt Nam, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi khách
quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; của phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xu hướng mở rộng dân chủ trong lĩnh vực kinh
tế và đời sống chính trị, xã hội được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Đáp ứng xu
thế chung của thời đại, xây dựng nhà nước pháp quyền được tiếp tục khẳng định
như một tất yếu khách quan. Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được coi
là một nội dung trọng yếu của đổi mới, hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Văn kiện Hội nghị giữa
nhiệm kỳ khóa VII khẳng định chủ trương "tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Mặc dù đã được chính thức ghi nhận vào các văn kiện của Đảng, được sự thừa
nhận của Hiến pháp và pháp luật, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam - nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vẫn là vấn đề cần phải
tiếp tục được làm sáng tỏ. Hiện nay, ở Việt Nam, nghiên cứu về nhà nước pháp
quyền, bên cạnh những cuốn sách chuyên khảo, các bài viết, bài nói, còn có cả
những đề tài, đề án khoa học cấp nhà nước, cấp bộ... được sự đầu tư rất lớn của

Nhà nước, của Bộ Quốc phòng và của các cấp, các ngành. Tuy vậy, do tính chất
phức tạp, nhạy cảm và phong phú, nhiều chiều của vấn đề nên đến nay, nghiên cứu
về nhà nước pháp quyền vẫn luôn là nhiệm vụ cấp bách. Việc làm sáng tỏ thêm
nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của nhà nước pháp quyền rất cần phải được
tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầu tư thỏa đáng.

Phần thứ nhất
TƯ TƯởNG NHà NƯớC PHáP QUYềN
TRONG LịCH Sử NHÂN LOạI
I. KHáI LƯợC tư tưởng về nhà nước pháp quyền
trong LịCH Sử NHÂN LOạI THờI Cổ, TRUNG ĐạI
Nhà nước pháp quyền lúc đầu như một ý tưởng, ý niệm dần dần hình thành,
phát triển thành một học thuyết và được xã hội loài người vận dụng và làm cho
phong phú hơn trong thực tiễn xây dựng nhà nước và xã hội công dân. Bởi vậy, sẽ
là hợp lý khi chúng ta nghiên cứu về nhà nước pháp quyền bắt đầu bằng việc khảo
cứu nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền


trong lịch sử. Và cũng chỉ có bằng cách này mới có thể nắm vững bản chất sâu xa,
bên trong và xu hướng vận động của nhà nước pháp quyền.
Khái niệm ''nhà nước pháp quyền'' được đề cập đến lần đầu vào năm 1813
trong các công trình của các nhà luật học người Đức là C. Uylecơ và R. Môn.
Nhưng những ý niệm đầu tiên về nhà nước pháp quyền xuất hiện ngay từ thời kỳ
đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Ngay từ thời cổ đại xa xưa, loài người đã bắt
đầu tìm kiếm những hình thức, cơ chế và điều kiện để có được một đời sống xã
hội công bằng, tốt đẹp hơn. ý niệm đầu tiên chính là quan niệm ngây thơ của
người xưa cho rằng, lẽ phải, công bằng, pháp luật là do Thượng đế sinh ra, là
những gì hợp với lẽ thường của Trời - Đất, chứ không phải là sự áp đặt của quyền
lực. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, những ý niệm ban đầu trên
đây đã được các nhà tư tưởng phát triển và hình thành nên tư tưởng về hình thức

tổ chức quyền lực xã hội mà trong đó pháp luật trở thành quy phạm bắt buộc đối
với mọi người là sức mạnh mang tính nhà nước và quyền lực xã hội được pháp
luật thừa nhận trở thành quyền lực nhà nước.
Chính cách hiểu trên về nhà nước như một hình thức tổ chức pháp lý của
quyền lực xã hội là ''mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền''.
1. Những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong quá trình
phát triển xã hội phương Đông cổ, trung đại
Phương Đông là sự khởi đầu của văn minh nhân loại. Đúng như nhận định này
của nhiều nhà nghiên cứu, các nền văn minh ở phương Đông xuất hiện rất sớm và
rực rỡ. Tại nơi đây, từ thời cổ đại, con người đã sớm nhận thức được giá trị của
sức mạnh cộng đồng và ý thức đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình tạo dựng nhà
nước. Chính vì vậy, chúng tôi bắt đầu cuộc khảo cứu tìm kiếm của mình từ
phương Đông cổ đại chứ không phải từ phương Tây như một số công trình nghiên
cứu trước đây. Hơn nữa, học thuyết nhà nước pháp quyền là sản phẩm văn hóa
không chỉ của phương Tây; mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền tồn tại
cả ở phương Đông và phương Tây cổ đại. Mặc dù, một trong những nét nổi bật
của tư tưởng chính trị phương Đông cổ đại là đặt giá trị các quy phạm đạo đức lên
rất cao, ''coi đạo đức là cái căn bản chi phối sự vận hành các quan hệ xã hội - nhà
nước và pháp luật''1. Song trong thực tế, các nhà chính trị, tư tưởng phương Đông
cổ đại cũng đã nhận ra mặt hạn chế của cai trị đất nước chỉ bằng đạo đức, coi đạo
đức là yếu tố duy nhất để có thể vận hành tốt các quan hệ xã hội và duy trì được
sự bình đẳng trong xã hội. Vì thế, tư tưởng Nho giáo đã bị thay bằng tư tưởng
pháp trị ở chính cái nôi sinh ra nó - phương Đông cổ đại.
Ngay từ khi có nhà nước, người phương Đông đã nhìn thấy nguy cơ lạm dụng
và thèm khát quyền lực của những người cầm quyền. Các nhà tư tưởng và chính
trị phương Đông đã bắt đầu tìm kiếm phương thức quản lý xã hội có hiệu quả hơn.
1

. Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, H. 1995, tr. 13-14.



Quản lý theo kiểu đức trị tuy có vẻ nhân đạo, ôn hòa nhưng khó có thể duy trì lâu
dài sự ổn định xã hội và có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, tư
tưởng pháp trị ra đời.
Đặc điểm nổi bật, chi phối quá trình hình thành tư tưởng nhà nước pháp
quyền phương Đông cổ đại, lại có những mức độ tác động, thể hiện khác nhau
tùy từng khu vực với các điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau. Vì vậy, nội
dung khảo cứu sẽ tiến hành theo từng khu vực quốc gia cụ thể.
ở Ai Cập cổ, trung đại: Quan niệm chính trị - pháp luật được hình thành từ ba
yếu tố: quan niệm về quyền lực tối thượng của Pharaôn; quan niệm về sức mạnh
các thần linh và cuộc đấu tranh chống bạo quyền và bảo vệ quyền lực.
Trên nền tảng quan niệm chính trị đó, trong suốt thời kỳ trị vì của hơn 30 triều
đại Pharaôn (vua)1, Ai Cập là quốc gia chiếm nô mà ở đó, quyền lực tối thượng
của các Pharaôn là tuyệt đối. Và cũng chính tính chuyên chế, độc đoán trong thiết
chế quyền lực và nhà nước đã đẩy mâu thuẫn xã hội lên cao, làm cho tầng lớp bị
trị - dân chúng trở nên cùng quẫn cao độ. Tư tưởng chính trị của dân chúng thể
hiện qua những bài ca, những ''Lời thoại'', ''Lời giáo huấn''... Những khát vọng tự
do và sự phẫn uất trước bạo lực của dân chúng được phản ánh trong lời thoại
Ipuxe hay trong lời thoại Haheperaxêp: ''Ta thường ngẫm nghĩ về những gì xảy ra
nơi trần thế... đất nước đang nghèo đói... công lý bị vứt bỏ... sự gian dối ngập
khắp nơi... Thật khó mà im lặng được...''2. Đối với dân chúng Ai Cập cổ đại, pháp
luật được coi như công lý của cuộc sống. Họ mơ ước tới một xã hội mà ''pháp luật
phải công minh và thống nhất với tất cả'' (Lời giáo huấn của Merica), một xã hội
mà ''công lý sẽ chào đón, sự giả dối sẽ vĩnh viễn mất đi'' (Lời thoại Nephecti) 3. Từ
đó, có thể nói rằng, ''Ai Cập có thể được coi là nôi nuôi dưỡng những mầm mống
tư tưởng sơ khai đầu tiên về nhà nước pháp quyền''.
ở Tây á: Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III tr.CN ở Tây á đã bắt đầu xuất
hiện nhà nước - các quốc gia cổ đại. Tây á là khu vực sớm xuất hiện những tư
tưởng về nhà nước và pháp luật.

Ngay từ năm thứ hai trị vì đất nước, Hammurabi (1792-1750) bắt tay soạn thảo
Bộ luật Hammurabi, kết cấu gồm 3 phần 282 điều, được coi là văn bản luật hoàn
thiện những quan niệm cơ bản triều đại Hammurabi về tính cấp thiết của pháp luật
như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp những người giàu có,
bảo vệ tính bền vững của chế độ chiếm hữu nô lệ. Cũng giống như ở Ai Cập cổ
đại, ở đây đối lập với tư tưởng chính trị chính thống là hệ tư tưởng của dân chúng.
Những khát vọng trỗi dậy đòi công lý, lẽ phải bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều
thêm trong các Lời thoại, Trường ca ở Babilon.
ở ấn Độ cổ, trung đại: Nhà nước ấn Độ cổ đại xuất hiện vào khoảng đầu thế
kỷ 6 tr.CN. Để duy trì quyền lực tối thượng của vua, triều đại Mauria đã làm ra Bộ
luật Manu là tuyển tập tập quán của người ấn, lấy tên của vị thần sáng tạo ra con
1
2

1. Lịch sử Ai Cập tính từ năm 3 nghìn tr.CN đến 33 s.CN.

, 3. Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 1995, tr. 18, 21.


người là Manu. Tư tưởng phản kháng của dân chúng lúc bấy giờ đối với cường
quyền mới chỉ là tư tưởng chính trị thụ động núp dưới các giáo lý nhà Phật. Tuy
nhiên, tìm kiếm mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở phương Đông cổ
đại không thể không khảo cứu ấn Độ cổ đại.
ở Trung Quốc cổ, trung đại: Nét nổi bật của lịch sử quốc gia này là thường
xuyên xảy ra các cuộc giao chiến, tranh giành đất đai, quyền lực. Lịch sử từng biết
đến những cuộc giao tranh tương tàn từ thế kỷ thứ IX tr.CN giữa các nước chư hầu
khi thế lực tập quyền của nhà Chu bị suy yếu; các cuộc giao tranh giữa các nước
lớn chư hầu như Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề thời Chiến Quốc. Chính bối
cảnh đó đã làm nảy sinh nhiều tư tưởng chính trị - pháp luật mà đến nay vẫn còn

nhiều giá trị. Các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại đã cố gắng tìm kiếm những cách
thức nhằm cải biến trật tự hiện thời. Nổi bật là: tư tưởng bất hành động ''vô vi'', tư
tưởng dùng đạo đức, tư tưởng ''thế thiên hành đạo'', tư tưởng ''kiêm ái'' và tư tưởng
dùng sức mạnh của pháp luật để chấn hưng đất nước.
Hệ tư tưởng bất hành động ''vô vi'' do Lão Tử, họ là Lý, tên là Nhĩ, người nước
Sở, sống vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc sáng lập. Tư tưởng xuyên suốt trong
học thuyết của Lão Tử là nguyên tắc ''vô vi''. Lão Tử chủ trương một xã hội bình
yên, trong một quốc gia nhỏ bé, ít dân và dân thì thuần phác hiền lành, nơi không
cần học vấn, phương tiện đi lại và binh khí. Ông cho rằng, muốn đạt tới một xã
hội như trên, người cầm quyền nên tỏ ra khiêm nhường, không cần dùng đến bạo
lực, mà cần dùng ''Đạo'' để cảm hóa dân chúng.
Hệ tư tưởng dùng đạo đức, còn gọi là ''tư tưởng Nho giáo'', được thể hiện một
cách cơ bản và có hệ thống trong các quan điểm của Khổng Tử (551-479 tr.CN).
Phái Nho giáo, lúc đầu chủ trương nhân trị, lễ trị hay đức trị do yêu cầu của sự
phát triển xã hội đã phải tìm đến những yếu tố thích hợp của tư tưởng pháp trị.
Đến Mạnh Tử (372-289 tr.CN), Nho giáo được phát triển thành thuyết vương
chính. Nho giáo chủ trương tư tưởng dân vi quý. Vua vâng mệnh trời mà trị dân,
nhưng mệnh trời phải hợp với lòng dân, người cầm quyền phải dựa vào dân. Đến
Tuân Tử (khoảng 298-238 tr.CN), Nho giáo chủ trương kết hợp ''lễ'' với ''luật'' để
trị nước. Tuân Tử cho rằng, pháp luật là để ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ điều
ác và ngăn chặn điều xấu chưa xảy ra. Đối với người tốt thì dùng lễ, đối với người
xấu thì dùng luật.
Hệ tư tưởng ''kiêm ái'', được thể hiện khá đậm nét trong thuyết ''kiêm ái'' của
Mặc Tử, tên là Địch (478-392 tr.CN). Mặc Tử đề cao những giá trị tự do và bình
đẳng tự nhiên của con người, coi nguồn gốc của nhà nước là phát sinh từ sự thoả
thuận xã hội. Để tránh tình trạng loạn lạc đói nghèo..., mà theo Mặc Tử là do sự
xâm chiếm lẫn nhau của các quốc gia, do kẻ mạnh chèn ép người yếu, kẻ giàu
sang đè nén người nghèo, những kẻ cai trị thì không công minh và tham lam, độc
ác. Và để chấm dứt tình trạng đó, Mặc Tử chủ trương ''kiêm ái'', mọi người nên
yêu thương nhau để cùng hưởng lợi.

Có thể nói, bên cạnh những hạn chế lịch sử, thuyết ''kiêm ái'' có giá trị nhất
định trong việc chống lại ''bạo quyền, áp bức'', đề cao những phẩm hạnh tự nhiên


tốt đẹp của con người.
Hệ tư tưởng nghiêng về phía dùng sức mạnh của pháp luật còn gọi là ''tư tưởng
pháp trị''. Những người khởi xướng tư tưởng pháp trị này có thể coi là Quản
Trọng (khoảng 683-640 tr.CN) và Tử Sản (khoảng 522 tr.CN). Các ông chủ trương
lấy pháp luật làm công cụ cơ bản để cai trị đất nước và đề ra nguyên tắc ''Pháp bất
vị thân'', bất cứ ai (vua, tôi, trên, dưới, sang, hèn) đều phải tuân thủ pháp luật. Chủ
trương tôn trọng vua, vì vua là người đặt ra pháp luật. Các ông quan niệm vua
phải yêu dân thì mới được dân phục tùng. Bởi yêu dân là vì yêu vua. Vua và pháp
luật của vua quý hơn dân. Các ông đưa ra yêu cầu: pháp luật của vua phải rành
mạch về luật - hình - chính và hợp với lợi ích của dân theo thiên thời, địa lợi và
nhân hòa. Pháp luật ban hành phải cẩn trọng và ít thay đổi.
Thương Ưởng (khoảng 347 tr.CN) đã đưa tư tưởng pháp trị phát triển lên một
bước tiến mới. Ông chủ trương trị nước phải kết hợp cả 3 yếu tố: pháp luật,
quyền lực và lòng tin của dân. Trong đó, pháp luật là phương tiện xác định tính
hợp pháp của việc chiếm hữu ruộng đất bằng mua bán, xác lập quyền bình đẳng
giữa các tầng lớp xã hội và thiết lập chế độ chuyên chế trung ương tập quyền.
Hàn Phi (280-233 tr.CN) là người phát triển tư tưởng pháp trị lên đỉnh cao.
Nội dung chủ yếu của tư tưởng pháp trị này là lấy pháp luật thay cho lễ làm công
cụ trị nước, an dân và tiền đề cho việc xây dựng chế độ nhà nước phong kiến
thịnh vượng.
Hàn Phi cho rằng, nhà nước rất cần tới pháp luật bởi pháp luật là công cụ
quan trọng để điều chỉnh xã hội. Ông nói: ''nếu bỏ pháp luật mà cứ làm theo tâm
ý riêng khi trị nước thì có như các bậc thánh hiền Nghiêu, Thuấn cũng không giữ
cho ngay ngắn được một nước'' 1 và khẳng định: ''Làm việc theo lòng tư lợi thì
hỗn loạn, làm việc theo công pháp thì ổn định''. Theo Hàn Phi, mọi người phải
được bình đẳng trước pháp luật. Ông nói: ''Hình phạt không trừ bậc đại phu'' 1.

''Pháp luật không a dua quý tộc, pháp luật đặt ra thì người có tiền cũng không
tránh được, hình phạt không tránh quan đại thần. Khen thưởng không bỏ rơi kẻ
thường dân''.
Bên cạnh việc đề cao ý nghĩa của pháp luật, Hàn Phi còn nhấn mạnh khái niệm
''cao thuật, thuận thế''. Theo đó, pháp luật muốn thực hiện được thì phải dựa vào
''thế'' và ''thuật''. Hàn Phi chủ trương kêu gọi sự củng cố quyền lực từ phía những
người cai trị nhà nước. Ông nói: ''cai trị bằng sức mạnh thì được làm vua''...
''không cai trị bằng sức mạnh thì dễ bị lật đổ''2.
Tóm lại, để duy trì một trật tự đẳng cấp phong kiến như mong muốn, theo
thuyết pháp trị, vua cần phải có 3 yếu tố như trên đã phân tích là: pháp, thế và
1

1. Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn,
Đại
học
Quốc
gia

Nội,
H.
1995,
tr. 40.
1
2

. Hàn Phi Tử, Sự phát triển của tư tưởng pháp gia, Nxb Đồng Nai, 1995, tr. 71.

. Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, H. 1995, tr. 21.



thuật để trị nước. Trong đó, ''Pháp'' có nghĩa là pháp luật, mệnh lệnh, chiếu chỉ
xuất phát từ ý chí của vua được gọi là ''cái khuôn mẫu của thiên hạ'' để thần dân
noi theo mà tuân thủ; ''Thế'' có nghĩa là quyền uy, muốn pháp luật có thể được thi
hành thì vua phải có ''Thế''; còn ''Thuật'' là phương pháp điều hành, nghệ thuật
quản lý con người. Theo thuyết pháp trị, một khi đã hội đủ cả 3 yếu tố: pháp, thế,
thuật thì vua phải chuyên quyền độc đoán, chỉ cần thẳng tay dùng nghiêm hình
phạt để cai trị.
ý nghĩa của tư tưởng pháp trị thể hiện ở những quan điểm chính trị pháp luật
thực tế và đã trở thành thực tiễn sống động trong đường lối cai trị của các vị ''thiên
tử'' sau đó. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi không chỉ là sản phẩm của lịch sử, mà
còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc cải tạo và đưa nước Trung Hoa cổ
đại vào thời kỳ phát triển mới. Các chế độ phong kiến của Trung Quốc sau này tuy
đề cao nhân - lễ trị của Nho giáo, nhưng vẫn dương nho - âm pháp''1.
Nhìn chung, mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở phương Đông cổ,
trung đại khi hội đủ để tạo thành mô hình sẽ được phân biệt với mô hình nhà
nước pháp quyền kiểu phương Tây bởi có sự khác biệt về địa - chính trị, truyền
thống văn hóa, tâm lý, tình cảm của người phương Đông so với người phương
Tây. Từ xưa tới nay, ''đức trị'' (hay ''nhân trị'') và ''pháp trị'' vốn là hai dòng tư
tưởng, hai khuynh hướng trong văn hóa trị nước ở phương Đông. Hai cách thức
này mặc dù có đối lập và đấu tranh với nhau, nhưng lại thường xuyên tác động và
bổ sung cho nhau trong thực tế cai trị đất nước của nhà cầm quyền. Những nhà
chính trị sáng suốt thường không bao giờ tuyệt đối hóa vị trí độc tôn của phép trị
nước này hay phép trị nước kia. Mạnh Tử từng khẳng định: ''Chỉ có đức nhân
không đủ để cai trị, chỉ có một mình luật pháp tự nó cũng không thể thi hành
được''2.
ở Việt Nam, đường lối trị nước của các thời đại phong kiến cơ bản là đường lối
tổng hợp, vận dụng cả tư tưởng đức trị của Nho gia và tư tưởng pháp trị của Pháp
gia. Các nhà chính trị nước ta ở mức độ khác nhau đã đề cao pháp trị trong cai trị
đất nước. Vua Lê Thái Tổ hạ chiếu rằng: ''Từ xưa tới nay trị nước phải có pháp luật,

không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa, đặt ra pháp luật là để dạy
các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác,
điều luật thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp''1.
2. Những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong quá trình
phát triển xã hội phương Tây cổ, trung đại
Có thể nói, những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền xuất hiện ở
phương Tây cổ đại ''sớm đậm nét''2. Mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền
1

. Lê Minh Quân, Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2003, tr. 15-16.

Tây

2

. Việt Đăng Lê Văn Được, Thuật trị nước của người xưa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr. 198.

1

. Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, H. 1991, tr. 16.

2

. Khác với quan niệm của phương Đông, pháp luật trong quan niệm của các nhà triết học cổ đại phương
ngoài
việc
tôn
trọng
pháp



ở phương Tây cổ đại được hình thành, phát triển từng bước, có tính kế thừa và hệ
thống, thể hiện tập trung nhất ở các nhà tư tưởng cổ đại như Xôlông, Hêraclít,
Xôcrát, Đêmôcrít, Platôn, Arixtốt, Pôlibi, Xixêrông. Các nhà tư tưởng trên đây đã
cố gắng giải thích rằng, mối quan hệ và tác động qua lại giữa pháp luật và chính
quyền nhà nước đã đảm bảo được sự hoạt động hài hòa của xã hội. Các ông cho
rằng, chính cái hình thức chính trị mà trong đó, pháp luật là điều kiện bắt buộc
chung vừa cả với công dân, vừa cả với nhà nước là hợp lý và công bằng nhất.
Chính quyền nhà nước, vừa thừa nhận pháp luật, vừa bị giới hạn bởi pháp luật
được coi là nhà nước chính nghĩa.
Tư tưởng thống nhất quyền lực và pháp luật (cốt lõi của tư tưởng nhà nước pháp
quyền) trong việc tổ chức nhà nước Aten theo nguyên tắc dân chủ được Xôlông
(638-559 tr.CN) nhà thông thái Hy Lạp thực hiện trong các cải cách của mình vào
thế kỷ thứ VI tr.CN, Xôlông coi bản chất các cuộc cải cách của mình là: ''Tôi giải
phóng cho tất cả. Và điều đó đạt được nhờ có sự ngự trị của pháp luật bởi quyền
lực và pháp luật hòa hợp vào nhau''1.
Hêraclít (530-470 tr.CN) hết sức coi trọng pháp luật và cho rằng, pháp luật là
phương thức để thực hiện cái phổ biến. Sự kính trọng đối với luật pháp công bằng
và hợp lý của Thượng đế thể hiện qua câu nói nổi tiếng của ông: ''Người dân cần
phải chiến đấu bảo vệ cho pháp luật, như bảo vệ cho ngôi nhà của mình''2.
Trong tác phẩm của nhà triết học Xôcrát (496-399 tr.CN) chúng ta lần đầu tiên
bắt gặp ý đồ phân loại các hình thức nhà nước. Ông cho rằng, nhà nước có các
hình thức cơ bản như sau: chế độ quân chủ, nền bạo chúa, chế độ quý tộc, nửa quý
tộc và nền dân chủ. Chỉ có chế độ quý tộc được ông coi là đúng đắn và có đạo đức
nhất, vì đây là chính quyền của một số người có học vấn và có đạo đức. Học
thuyết của Xôcrát bắt nguồn từ cơ sở rằng, sự công bằng nằm ở việc phục tùng
pháp luật đang hiện hành. Tính công bằng và tính pháp luật được ông coi là một.
Theo ông, nếu không có sự tuân thủ luật pháp thì không thể có nhà nước, cũng
như không thể có trật tự pháp luật. Xôcrát khẳng định: ''Bất cứ một đạo luật nào,

mặc dù còn thiếu sót đến đâu, cũng mang tính cứu sinh hơn là tình trạng phạm
pháp. Nếu như mọi công dân đều tuân thủ theo pháp luật, thì nhà nước mà trong
đó họ đang sống sẽ trở nên hùng mạnh và phồn thịnh hơn nhiều''1.
Nhà duy vật Hy Lạp cổ đại Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.CN) cho rằng: ''Pháp
luật không cấm mỗi người sống theo cách của mình, nếu như họ không làm gì hại
đến người khác, bởi vì lòng đố kỵ, ganh ghét là khởi đầu của sự thù địch'' 2. Trong
quan niệm của mình, Đêmôcrít cũng đã đề cập tới tự do và pháp luật, nhưng ông
chưa thấy được mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Một mặt, ông cho rằng ''cần
luật còn gắn với yêu cầu pháp luật phải chứa đựng nội dung công bằng của số đông.
1

1. Arixtốt, Nền chính trị Aten, M. 1937, tr. 21 (tiếng Nga).

2

2. Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, M. 1955, tr. 45 (tiếng Nga).

1

I.:

2

2, 3. Sơ lược lịch sử triết học, M. 1944, tr. 119 (tiếng Nga).

1.
Côvalencô
A.
M. 1993, tr. 62 (tiếng Nga).


Nhà

nước

pháp

quyền:

Quan

điểm



hiện

thực,


phải nhượng bộ luật pháp, quan chức, người già'', mặt khác, ông lại quan niệm
''nhà thông thái không cần phải nghe theo luật pháp, mà sống tự do''3.
Vấn đề thể chế hóa xã hội được Platôn (427-347 tr.CN) quan tâm nhiều. Điều
đó thể hiện trong các tác phẩm Luật pháp, Pôlitei của thời kỳ giữa và các tác
phẩm Luật pháp, Nômôi của thời kỳ sau của ông. Trong tác phẩm đối thoại Nhà
nước, Platôn vẽ nên bức tranh một xã hội tương lai và khi luận chứng về nó, ông
đã giải quyết một loạt vấn đề lý luận liên quan đến cấu trúc của xã hội đó.
Theo Platôn, xã hội - Polis xuất hiện từ những nhu cầu mà con người chỉ có
thể đáp ứng được bằng cách cộng tác với nhau trên cơ sở phân công lao động.
''Trong xã hội cần cả thợ giấy và thợ bánh mì, mỗi người cần phải làm tốt việc
của mình, bảo đảm sản phẩm lao động mình làm ra không chỉ cho bản thân, mà

còn cho những người khác. Cũng như vậy đối với những người thợ gốm và các
điền chủ. Xã hội cần cả người lính, cần cả người lãnh đạo. Từng người riêng rẽ
thì không thể có khả năng làm tất cả mọi việc như vậy. Họ chỉ có thể đạt được
mục đích của mình khi hợp sức cùng nhau'' 1. Như vậy xã hội được Platôn coi
như là một tổng thể hữu cơ có cơ cấu, chức năng và lợi ích của mình, chứ không
như là sự cố kết các cá nhân độc lập. Và trong xã hội này, lợi ích của toàn thể
cao hơn lợi ích của từng bộ phận. Từ đó ông đi đến kết luận: ''Để nguyên tắc đó
được thừa nhận, nhà nước cần phải phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội, chứ
không vì một nhóm nào đó, không phải là đa số hay thiểu số, mà là vì tất cả'' 2.
Platôn bảo vệ tư tưởng này khi tranh luận với nhà ngụy biện Phơraximác, ông
này cho rằng, sự công bằng và luật pháp - đó là những gì có lợi cho kẻ mạnh,
cho nhóm người có thế lực nhất trong nhà nước và họ áp đặt chúng cho toàn xã
hội. Theo Phơraximác, nhà nước phục vụ cho lợi ích của những ai trong tay có
quyền lực. Platôn, về vấn đề này, cũng không phủ nhận là thường xảy ra như vậy.
Tuy nhiên, theo ông, đó không phải là một nhà nước bình thường, mà là kiểu
nhà nước vụ lợi. Chế độ nhà nước nói chung chỉ có thể tồn tại ở nơi có các đạo
luật công bằng thống trị; các đạo luật này, theo lời ông, là ''sự quyết định của lý
trí''. Ông bảo vệ và phát triển tư tưởng này trong tác phẩm Luật pháp, trong đó
ông viết: ''Chúng ta thừa nhận rằng, ở nơi mà luật pháp quy định vì lợi ích của một
số người, thì đó không phải là thể chế nhà nước, mà là sự bất hòa bên trong, và
những gì ở đó được coi là công bằng thì chỉ là tên gọi như vậy mà thôi''1.
Còn nhiều luận điểm của Platôn thể hiện sự sâu sắc trong nhận thức về nhà
nước của ông. Chẳng hạn, ông viết: ''Ta nhìn thấy sự hủy diệt của loại nhà nước, ở
đó luật pháp không có sức mạnh và phải nằm dưới quyền lực của một ai đó. Còn ở
nơi mà luật pháp là lãnh chúa đối với kẻ cầm quyền, và họ là nô lệ của nó, ta nhìn
thấy được sự cứu vớt nhà nước và mọi của cải mà chỉ Thượng đế mới có thể ban
tặng cho nó''2.
Platôn coi chế độ quý tộc là hình thức nhà nước tối ưu nhất và chia nó thành
1


1, 2. Agiarơkin N. N, Leptrencô N. N: Lịch sử các học thuyết chính trị, M. 1994, tr. 41 (tiếng Nga).

1

1, 2. Platôn, Toàn tập, tập 3, phần 2, M. 1972, tr. 188-189 (tiếng Nga).


hai loại nhỏ: loại chỉ có một người nắm quyền lãnh đạo và loại do một số người
nắm quyền - đó là tầng lớp quý tộc.
Tóm lại, những tư tưởng của Platôn có giá trị rất lớn cho nhận thức chính trị xã hội và chính trị - luật pháp của nhân loại. ý tưởng của Platôn về sự phồn vinh
và lợi ích chung như là nền tảng của sự thống nhất xã hội, tư tưởng về tư hữu như
là nguyên nhân của các mâu thuẫn xã hội, các quy luật và biến đổi xã hội, quan
điểm coi nền pháp chế là đặc trưng quan trọng nhất của tổ chức chính trị... là
những đóng góp to lớn của ông vào sự hình thành và phát triển tư tưởng nhà nước
pháp quyền.
Quan điểm về sự thống trị của các đạo luật hợp lý cũng được Arixtốt (384-323
tr.CN) đề xướng. Arixtốt là "người cha'' của khoa học chính trị cổ đại. Các quan
điểm chính trị của ông thể hiện đầy đủ và hệ thống nhất trong các tác phẩm Chính
trị, Chính trị Aten, Đạo đức học của ông.
Nhà nước, theo Arixtốt, là sự sáng tạo của tự nhiên, là sản phẩm của sự phát
triển tự nhiên. Nền tảng của nó là nhu cầu của con người. Arixtốt đưa ra một định
nghĩa nổi tiếng về con người - con người là động vật chính trị'', hay là động vật xã
hội, bởi vì polis chính là xã hội. ý nghĩa của định nghĩa này là ở chỗ, con người
không thể sống một mình, nó cần phải giao tiếp với người khác. ''Polis - trước hết
là sự thống nhất giữa con người và lãnh thổ, cùng ở dưới sự lãnh đạo của chính
quyền, có cùng một hiến pháp. Sự thống nhất quyền lực và lãnh thổ tạo cho polis
sự toàn vẹn của mình. Polis - đó là sự giao tiếp của những con người tự do và bình
đẳng trong một chừng mực nào đó, có trí tuệ và khả năng tự khẳng định mình,
điều khiển các hành vi của mình. Quyền lực trong các polis phân chia cho các
công dân tự do và bình đẳng''1.

Quan điểm của Arixtốt về pháp luật liên quan chặt chẽ với quan niệm của ông
về nhà nước, đúng hơn là polis, bởi polis - theo cách diễn đạt hiện nay - chính là
''nhà nước pháp quyền''. Khác với Platôn, ông cho rằng: ''Thật may là nhờ có đặc
tính chung của mình, luật pháp được tách khỏi dục vọng, đó là lý trí cân bằng mà
cảm xúc, tình cảm, ác cảm không ngăn trở được. Trong polis pháp luật cần phải
thống trị, chứ không phải là con người'' 1. Theo Arixtốt, pháp luật đồng nhất với sự
công bằng. Tính luật pháp và tính công bằng cần phải trùng hợp với nhau. Đó
cũng là quan điểm truyền thống của Platôn, và trước đó là của Xôcrát. Mục đích
của pháp luật, cũng như của nhà nước (polis) là nguồn lợi chung, và nó, tất nhiên
là liên quan với sự công bằng. Pháp luật như là một yếu tố tối quan trọng của
polis, điều tiết quan hệ của những người tự do và công bằng và quan hệ thống trị,
bị trị.
Ông viết: ''Như vậy, người nào đòi hỏi luật pháp thống trị, dường như là đòi hỏi
sự thống trị của thần thánh và lý trí, còn người nào đòi hỏi con người thống trị,
1

1. Lịch sử các học thuyết chính trị, M. 1994, tr. 48 (tiếng Nga).

1

1. Lịch sử các học thuyết chính trị, M. 1994, tr. 20 (tiếng Nga).


nghĩa là đưa vào đòi hỏi của mình yếu tố động vật, bởi vì sự say mê là một cái gì
đó có tính động vật, cũng như sự phẫn nộ cũng làm cho người cầm quyền lầm
đường lạc lối, mặc dù họ là những người ưu tú nhất; ngược lại, luật pháp - đó là
một lý trí cân bằng''2.
Theo Arixtốt, nơi nào không có luật pháp thống trị, ở đó không có chỗ cho bất
kỳ một hình thức nhà nước nào. Vì Arixtốt hiểu luật pháp là luật pháp quyền ''mọi
đạo luật về cơ bản đều đòi hỏi tính pháp luật trong một mức độ nào đó'' 1, cho nên

về thực chất ông nói về sự thống trị của pháp luật trong một xã hội có tổ chức. ''Sự
thống trị không chỉ bằng đạo luật, mà trái ngược hẳn với pháp quyền không thể là
sự nghiệp của pháp luật; mong muốn một sự khuất phục bằng bạo lực, dĩ nhiên là
trái ngược với tư tưởng pháp quyền''2. Mối liên hệ bên trong tất yếu giữa pháp luật
và nhà nước - đặc trưng của nhà nước pháp quyền, được Arixtốt diễn đạt như sau:
''khái niệm công bằng liên quan đến khái niệm về nhà nước, bởi vì pháp luật thước đo của sự công bằng - là quy phạm điều chỉnh sự giao tiếp chính trị''3.
Arixtốt còn là người đầu tiên đã có đề cập tới phân loại các cơ quan quyền lực
nhà nước. Theo Arixtốt, trong mọi chế độ nhà nước đều có ''ba bộ phận: bộ phận
thứ nhất là cơ quan tư vấn pháp lý về hoạt động của nhà nước, bộ phận thứ hai là
các tòa thị chính, bộ phận thứ ba là các cơ quan tư pháp''. Ba bộ phận này, theo
ông, tạo thành nền tảng của mỗi nhà nước và ''chính sự khác nhau của chế độ nhà
nước bắt nguồn từ sự tổ chức khác nhau của mỗi bộ phận này'' 4. Tuy nhiên, ý
tưởng trên đây của Arixtốt vẫn chưa chứa đựng quan điểm phân chia quyền lực
theo tinh thần của học thuyết nhà nước pháp quyền.
ý nghĩa to lớn trong việc phát triển học thuyết phân chia quyền lực là quan
điểm về sự cai trị hỗn hợp của Pôlibi. Nêu lên sự tồn tại của chính quyền hỗn hợp
ở Xpáctác, Cácphaghen và Rôma, Pôlibi làm nổi bật ưu thế của hình thức này như là sự kìm hãm và đối lập lẫn nhau của các bộ phận của nó, điều đó cho phép
đạt tới một chế độ chính trị cần thiết. Sự hòa trộn ba nguyên tắc cầm quyền (có
nghĩa là ba chính quyền: chính quyền quốc vương, chính quyền nhân dân và chính
quyền tù trưởng) mà Licurơgơ (nhà làm luật Xpáctác) đạt được - theo lời Pôlibi đã bảo đảm cho người Xpáctác một nền tự do lâu dài. Pôlibi còn phân tích quyền
hạn của ba thế lực trong nhà nước La Mã - thế lực lãnh sự, thế lực nguyên lão
viện, thế lực nhân dân, thể hiện tương ứng các nguyên tắc quốc vương, quý tộc và
dân chủ. Ông cho thấy, nhà nước thực hiện quyền lực bằng cách nào, chức năng
giữa các thế lực này được phân chia như thế nào và giải thích các cơ sở, thủ tục và
phương tiện pháp luật mà nhờ đó các thế lực riêng rẽ khi cần thiết có thể gây cản
trở cho nhau hay ngược lại, có thể bảo vệ và ủng hộ nhau. Những bất bình có thể
có của một thế lực về sự vi phạm và không phù hợp với nó đụng độ tới sự phản
đối thích đáng của các thế lực khác, kết quả là sẽ đạt đến một trật tự đúng đắn cho
quan hệ của chúng, và về tổng thể nhà nước sẽ bảo vệ được sự vững mạnh và ổn
định của mình.

2

2. Arixtốt, Chính trị, M. 1911, tr. 145 (tiếng Nga).

1

1, 2, 3, 4. Arixtốt, Chính trị, M. 1911, tr. 16, 306, 9, 188 (tiếng Nga).


Những đóng góp của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đối với sự hình thành và
phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền không chỉ nằm ở khía cạnh chứng minh
cho quan niệm về sự thống trị của pháp luật và pháp chế trong đời sống chính trị,
mà còn ở phương diện xem xét hệ thống, cơ cấu và cơ chế chính quyền nhà nước,
phân tích so sánh các hệ thống và nguyên tắc cầm quyền khác nhau... Một bước
tiến quan trọng trong phương diện này là việc phân loại các cơ quan quyền lực
tương ứng với đặc trưng của các chức năng mà chúng thực hiện. Nhà tư tưởng Hy
Lạp cổ đại Arixtốt và sau này là Pôlibi chính là những người đặt nền móng cho sự
hình thành học thuyết tam quyền phân lập sau này.
Quan điểm của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại về quan hệ của nhà nước và
pháp luật, của chính trị và pháp luật được phát triển lên trong học thuyết của các
nhà chính trị La Mã cổ đại, đặc biệt là Xixêrông.
Xixêrông (104-44 tr.CN) hiểu nhà nước như là một cộng đồng pháp lý công
khai. Ông khẳng định: ''Nhân dân không phải là một sự liên kết mọi người bất kỳ,
tập hợp với nhau bất cứ kiểu nào, mà là sự liên kết, gắn bó với nhau bởi tinh thần
hòa hợp về vấn đề pháp lý và cùng chung lợi ích''1. Nhà nước theo Xixêrông,
không chỉ thể hiện lợi ích chung của các thành viên tự do của nó mà còn là sự giao
tiếp được thoả thuận về mặt pháp lý của các thành viên đó, là một cấu thành mang
tính tổ chức - pháp lý, như là một hình thức pháp quyền của tổ chức ''sự nghiệp
chung''.
Trong điều kiện như vậy, pháp luật, theo Xixêrông, là cội nguồn lập hiến thiết

yếu của tổ chức nhà nước. Pháp luật ở đây được hiểu là pháp luật tự nhiên, bắt
nguồn từ bản chất lý trí của con người và toàn bộ giới tự nhiên xung quanh nó được
coi là sáng tạo của lý trí thần thánh tối cao. Pháp luật tự nhiên tồn tại trước nhà
nước và pháp luật thành văn. Cội nguồn và nền tảng của nhà nước là pháp luật tự
nhiên của nhân dân, tạo ra thể chế pháp luật của mình trong hình thức nhà nước.
Như vậy, luận điểm về nhà nước của Xixêrông chứa đựng cả tư tưởng cộng hòa lẫn
tư tưởng chủ quyền của nhân dân. Đó là một thành quả hết sức to lớn trên con
đường tiến tới học thuyết về nhà nước pháp quyền và bản chất pháp quyền của chế
độ nhà nước.
Nhà nước, theo Xixêrông, mang tính pháp quyền không phải vì nó tuân thủ các
đạo luật của mình và các điều kiện bên ngoài khác, mà là vì nó có nguồn gốc, bản
chất là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân, được thoả thuận và thể chế hóa.
Từ đó, Xixêrông cho rằng, các đạo luật của nhà nước phải phù hợp với đòi hỏi của
pháp luật tự nhiên. Theo ông, chỉ có những đạo luật phù hợp với pháp luật tự
nhiên mới là những đạo luật đúng đắn. Khi nói về các đạo luật đúng đắn,
Xixêrông nhìn thấy vai trò quan trọng của chúng trong việc điều tiết các mối quan
hệ giữa nhà nước và các công dân. Ông đưa ra nguyên tắc pháp lý quan trọng:
''Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật''1.
1

1. Nêrơxêxan V. X.: Tư tưởng và tổ chức nhà nước pháp quyền: Lịch sử và hiện tại, M. 1990, tr. 11 (tiếng

Nga).
1

1, 2. Xixêrông, Đối thoại, M. 1966, tr. 139 (tiếng Nga).


Sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật của nhà nước, theo Xixêrông
chỉ có thể đạt được trong hình thái nhà nước hỗn hợp, tạo nên từ các thành tố:

quyền lực quốc vương, quý tộc và dân chủ. ''Bởi vì - trong nhà nước cần phải có
một cái gì đó nổi bật lên và ngự trị, và một phần quyền lực phải được phân chia và
trao cho uy thế của những người chiếm hàng đầu, còn một số công việc phải dành
cho nhân dân xét đoán và giải quyết''2.
Xixêrông chỉ ra nguy cơ thiên về nguyên tắc này hay nguyên tắc khác của hình
thức nhà nước hỗn hợp và ủng hộ cho sự cân bằng giữa chúng bằng cách ''phân
chia quyền lực nghĩa vụ và quyền hạn cân bằng''1.
Những ý tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại thực sự có giá trị cả về
lý luận và thực tiễn đối với quá trình phát triển của lịch sử xã hội nhân loại. Đánh
giá về những đóng góp to lớn của tư tưởng về nhà nước và pháp luật của người Hy
Lạp và La Mã cổ đại, Ph. Ăngghen viết: ''Không có cái cơ sở của nền văn minh
Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại''2.
3. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời trung cổ và bước chuyển tiếp
sang thời kỳ cận đại
Đêm dài trung cổ kéo dài hàng nghìn năm dưới ách thống trị của các chế độ
chuyên chế vương quyền, thần quyền. Nhà nước không hoặc ít biết đến pháp quyền.
Tuy nhiên, thời kỳ này cũng có không ít các nhà tư tưởng tiến bộ đã đấu tranh để
bảo vệ và phát triển thêm những ý tưởng về nhà nước pháp quyền thời cổ đại. Đó là
các nhà thần học như: G. Ôguytxtanh, Tômát Đacanh, Giăng Bôđanh...
G. Ôguytxtanh (357-430) quan niệm, quyền lực nhà nước phải được thực hiện
như một thứ quyền lực phục vụ - là công cụ để thực hiện tình yêu và sự công
bằng. Ông đòi hỏi nhà cầm quyền phải dùng quyền uy vào phục vụ nhân dân; lấy
công bằng làm gốc và từ thiện làm ngọn; điều độ, dám hy sinh vì người khác và
biết giới hạn khát vọng cá nhân. G. Ôguytxtanh cảnh báo sự sa sút về phẩm chất
và tư cách nhà cầm quyền chính là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ nhà nước.
Tômát Đacanh (1225-1274) cho rằng, trật tự pháp luật đem đến cho mỗi thành
viên xã hội cái thuộc về họ và làm cho họ có thể đạt tới sự dồi dào về vật chất và
tinh thần. Theo ông, xã hội thần dân - sản phẩm thuần tuý bản năng sớm hay
muộn cũng sẽ bị thay thế bởi xã hội công dân - sản phẩm của lý trí. Tômát Đacanh
phân biệt luật pháp ở 4 loại khác nhau1: luật vĩnh cửu là luật của Chúa; luật tự

nhiên phản chiếu luật vĩnh cửu bằng ý chí của con người; nhân luật là pháp luật
phong kiến hiện hành, phản ánh luật tự nhiên; thần luật là luật của Kinh thánh.
Trong đó, nhân luật không được phản tự nhiên, vì bất luận trong hoàn cảnh nào thì
con người cũng cần được sống. Nhà cầm quyền không được cấm thần dân sống,
hôn nhân và sinh đẻ như dưới thời nô lệ.
1
2

1. Xixêrông, Đối thoại, M. 1966, tr. 32 (tiếng Nga).

2. C.
H. 1995, tr. 254.
1

Mác



Ph.

Ăngghen,

Toàn

tập,

tập

10,


Nxb

Chính

trị

quốc

gia,

1. Lê Minh Quân: Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2003, tr. 28.


Giăng Bôđanh (1530-1596) là người sáng lập lý thuyết chủ quyền nhà nước.
Ông cho rằng, nhà nước nhân dân là nhà nước mà ở đó nhân dân chỉ huy quyền tối
thượng bằng tập thể và bằng cá nhân. Tư tưởng của Giăng Bôđanh đã đặt nền tảng
cho sự ra đời của chủ nghĩa chuyên chế cá nhân - bước tiến hóa của chủ nghĩa
chuyên chế - chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng pháp quyền thời Phục
hưng, ánh sáng.
Trong thời kỳ mà chế độ phong kiến bắt đầu tan rã, tư tưởng về chế độ nhà
nước pháp quyền xét theo quan điểm lịch sử do các nhà tư tưởng tiến bộ đặt nền
móng: đó là nhà tư tưởng người ý là Mắckiaveli và nhà tư tưởng người Pháp là
Bôđen. Trong học thuyết của mình, Mắckiaveli (1469-1527) đã dựa trên kinh
nghiệm từ nhiều thế kỷ tồn tại của nhà nước để giải thích các nguyên tắc chính trị,
làm rõ động lực phát triển đời sống chính trị, đưa ra hình ảnh nhà nước lý tưởng,
đáp ứng được nhu cầu của thời đại ông một cách tối ưu nhất. Ông nhìn thấy mục
tiêu của nhà nước là ở khả năng sử dụng của cải một cách tự do và sự bảo đảm an
ninh cho mỗi người. Khi xem xét các hình thức nhà nước, ông dành sự ưu ái cho
hình thức nhà nước cộng hòa, bởi theo ông nhà nước cộng hòa đáp ứng được đòi

hỏi bình đẳng và tự do nhiều hơn cả. Còn Bôđen (1530-1596) lại định nghĩa nhà
nước như là sự quản lý bằng luật pháp các gia đình và tất cả những gì phụ thuộc
vào nó. Nhiệm vụ của nhà nước là bảo đảm quyền lợi và tự do.
4. Nhân tố nhà nước pháp quyền trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt
Nam
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, cách tổ chức nhà nước và các chế
định pháp luật đều xuất phát từ ý niệm Vua là Thiên tử, con trời, do trời sai xuống
để chăn dắt dân. Quyền lực của Vua là quyền lực tuyệt đối, tức nhà Vua nắm trong
tay tất cả mọi quyền ''quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp'': Vua vừa là người đặt
ra pháp luật, ra các đạo Dụ (luật), vừa là người đứng đầu nền hành chính, có
quyền bổ nhiệm, điều động, thăng thưởng, bãi chức các quan trong triều và quan
chức địa phương, vừa là vị thẩm phán cao nhất, quyết định tối hậu về các vụ án
hình sự cũng như dân sự.
Tuy nhiên, bên cạnh quyền lực tuyệt đối, hết sức rộng lớn của nhà Vua trong
các triều đại phong kiến Việt Nam đã xuất hiện cơ chế hạn chế vương quyền hay
còn có thể gọi là ''hạn chế quyền lực tuyệt đối'', được đánh giá như là những nhân
tố nhà nước pháp quyền.
Mặc dù có một ưu quyền tuyệt đối, các vương triều phong kiến Việt Nam vẫn
bị những khuôn phép triết lý ''Nho giáo'' chi phối, điều khiển hành vi cai trị của
mình. Dưới ảnh hưởng của các triết lý Nho giáo, các Hoàng đế Việt Nam đã đưa
ra các chính sách thân dân, lấy dân làm gốc... đã hạn chế được khá nhiều mức độ
chuyên chế độc tài của vương triều phong kiến vốn có. ở Việt Nam thời kỳ phong
kiến, những vị vua thấm nhuần tinh thần nhân ái, thương dân như con đẻ ''Thích
cái dân thích, ghét cái dân ghét... là cha mẹ của dân''... nhiều hơn là những ông
vua mang tiếng tàn bạo. Trong lịch sử tư tưởng của dân tộc phải kể tới các quan
điểm tích cực đối với dân. Lý Công Uẩn nói: ''Trên vâng mệnh trời dưới theo ý


dân, thấy thuận tiện thì thay đổi''; Lý Phật Mã nói: ''Nếu trăm họ mà no đủ, thì ta
làm sao không đủ được''; Trần Khâm (Trần Nhân Tông) nói: ''Ngày thường thì có

thị vệ hai bên, đến khi Nhà nước loạn thì chỉ có bọn ấy (tức gia nô) đi theo thôi'';
Nguyễn Trãi nói: ''Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân''; Lý Thường Kiệt
nói: ''Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân''. Hội nghị Diên Hồng là sự kiện lịch sử
trọng đại thể hiện tinh thần dân chủ trong đường lối cai trị đất nước của ông cha
ta.
Trong lịch sử nhà nước và pháp luật xã hội phong kiến Việt Nam đã hình
thành một cơ chế kiểm soát, hạn chế sự lạm dụng quyền lực như: lập ra các tổ
chức có nhiệm vụ can gián nhà Vua và xem xét các quan đại thần có lỗi hoặc bị
người dân khiếu nại (triều Lý, Trần); đặt ra các Lục khoa để giám sát công việc
của các Lục Bộ (triều Lê), lập Đô sát viên để xem xét, buộc tội các quan đại thần,
các hoàng thân, các quan lại địa phương (triều Nguyễn).
Các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã hình thành lên cơ chế giám sát lẫn
nhau giữa các chức quan và các cơ quan: cơ quan này có quyền giám sát, hạn chế
cơ quan kia, chức quan này có quyền giám sát, hạn chế chức quan khác. Các biện
pháp kiểm soát hoạt động hành chính, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát của triều
đình đối với các làng, xã khá phong phú. Bên cạnh pháp luật của Nhà nước, các
làng, xã còn lập ra các bản hương ước, luật tục để điều hành công việc trong làng,
xã; mỗi làng, xã có phong tục tập quán riêng, cách điều hành công việc làng, xã
không hoàn toàn giống nhau. Các triều đình phong kiến mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng thường là rất khó can thiệp vào các làng, xã truyền thống. Bởi vậy,
trong dân gian vẫn truyền tụng câu nói cửa miệng ''Phép vua thua lệ làng''.
Nhà Vua đã đặt ra các định chế nhằm kiểm tra các hành vi hành chính của các
quan chức làng, xã như: Hội đồng kỳ mục do nhà Vua lập ra là hình thức phổ biến,
giúp nhà Vua cai quản các công việc làng, xã; quân cấp công điền, định ra các thứ
thuế, các biện pháp trừng phạt cá nhân, trừng phạt làng. Đặt ra chế độ tuyển dụng
quan lại là cơ chế phát hiện nhân tài công bằng và dân chủ. Mặc dù là dân chủ
theo kiểu phong kiến, nhưng chế tuyển dụng có nhiều ưu điểm đã hình thành một
đội ngũ quan lại có nhiều tài năng, hiểu biết, có đức, ích nước và lợi dân. Cùng
với sự ra đời của Nhà nước, pháp luật Việt Nam ra đời rất sớm. Đây là nhân tố
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển Nhà nước

pháp quyền Việt Nam:
Sự phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của
Nho giáo, đạo đức, phong tục tập quán giữ vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước và pháp luật thường xuyên được sử dụng như
những công cụ chủ yếu của giai cấp phong kiến và ngoại bang nhằm thống trị và
bóc lột nhân dân lao động. Pháp luật không đóng vai trò thống trị trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, nhà nước phong kiến đã có những tiến bộ
trong việc xây dựng và phát triển pháp luật. Pháp luật phong kiến đã đưa vào
phạm vi điều chỉnh của mình những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội của xã
hội dân sự chứ không chỉ phát triển luật hình sự.


Phân tích mối liên hệ giữa sự ra đời và phát triển của nhà nước và pháp luật
phong kiến với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, có mấy điều có thể
lý giải:
Chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển chứng tỏ Nhà nước và pháp luật Việt
Nam có một sức sống dồi dào, một khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử.
Chính trong quá trình tồn tại và phát triển, Nhà nước Việt Nam đã chắt lọc, hun
đúc nên những truyền thống tốt đẹp mà việc biết phát huy nó trong xây dựng nhà
nước và pháp luật là hết sức cần thiết. Trong lịch sử đã có những giai đoạn mà
pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm, mà một trong các lý do dẫn tới
điều đó là sự tôn trọng truyền thống dân tộc. Bộ luật Hồng Đức được xây dựng
trên lập trường dân tộc và thấu hiểu các phong tục tập quán phổ biến trong dân
chúng. Như nhận định của các nhà nghiên cứu: ''Một điều đáng lưu ý là luật thời
Lê tuy được soạn thảo ra nhằm điều chỉnh hành vi xã hội theo định hướng của
chính quyền, nhưng chứa đựng nhiều những giá trị phản ánh những phong tục tập
quán, những truyền thống của dân tộc''1.
Tuy nhiên, bề dày lịch sử cũng có thể tạo ra ở nhà nước và pháp luật phong kiến
tính bảo thủ, hạn chế phần nào trong việc tiếp thu các nhân tố mới cũng là điều
chúng ta cần lưu tâm trong khi vận dụng những giá trị truyền thống trong xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
II. HọC THUYếT PHáP QUYềN Tư SảN
Và Mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Xô viết
1. Học thuyết pháp quyền tư sản
Theo đánh giá của Ph. Ăngghen, học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản từng
bước được hình thành trên cơ sở thế giới quan của giai cấp tư sản đang lên - thế
giới quan pháp lý.
Trong thời kỳ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, đóng góp đáng kể vào
quan điểm chế độ nhà nước pháp quyền thuộc về các nhà tư tưởng tiến bộ thuộc các
trường phái lý thuyết pháp quyền khác nhau, nỗi bật là: H. Grốtxi, B. Xpinôda,
Hốpxơ, G. Lốccơ, Môngtexkiơ, Điđrô, Hônbách...
* Lý thuyết pháp quyền tự nhiên
Dựa trên cơ sở lý luận pháp quyền tự nhiên thời cổ đại, nhà triết học Hà Lan là
B. Xpinôda và H. Grốtxi đã sáng lập nên thuyết này. Tư tưởng chủ đạo của lý
thuyết pháp quyền tự nhiên là tuyên ngôn cho tính độc lập của pháp quyền tự
nhiên. Nhà nước và pháp luật không phải do Chúa trời tạo ra mà do thoả thuận
giữa con người với nhau phù hợp với quyền tự nhiên vốn có của mình và với quy
luật tự nhiên. Bởi vậy, theo tư tưởng pháp quyền tự nhiên, pháp luật do nhà nước
sáng tạo ra phải phù hợp với pháp luật tự nhiên; cần phải giải phóng nhà nước và
pháp luật khỏi thần quyền và thần giáo. Hình thức nhà nước tốt nhất theo tư tưởng
1

1. Vũ Minh Giang, Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật. Số 3/1993, tr. 16.


pháp quyền tự nhiên là chế độ dân chủ, đối lập với chế độ quân chủ, nơi không có
sự ngự trị của lý trí và tự do. Trong mô hình nhà nước dân chủ đó, con người sống
tự do, bình đẳng và giao tiếp tự nhiên với nhau mà sinh ra pháp quyền tự nhiên.
Nhà nước đồng nhất với xã hội, chứ không phải với vua. Tất cả các quyền lực mà

nhà nước có được là do sự ủy quyền từ các cá nhân trong xã hội. Pháp quyền chỉ
xuất hiện khi con người từ bỏ trạng thái tự nhiên để đi vào xã hội và lập nên nhà
nước là sản phẩm của khế ước.
H. Grốtxi (1583-1645) là nhà lý luận xuất sắc đầu tiên của trường phái pháp
luật tự nhiên. Theo ông, tồn tại pháp luật có tính chất tự nhiên và pháp luật được
xác lập theo ý chí. Nguồn gốc của pháp luật tự nhiên là bản chất của con người, là
trí tuệ loài người. Ông coi sự giữ mình trước tài sản của người khác, nghĩa vụ phải
giữ lời hứa, bồi thường cho sự thiệt hại mình gây ra, và cả sự ''trừng trị'' thích
đáng là những chỉ định của pháp quyền tự nhiên. Pháp luật được xác lập theo ý chí
của nhà nước cần phải hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật tự
nhiên. Các thể chế pháp luật của chế độ phong kiến theo ông là đối lập với bản
chất con người, vì vậy, đòi hỏi phải có một pháp luật mới ''phù hợp với quy luật
của lý trí''. Mục tiêu của nhà nước là bảo vệ chế độ tư hữu bằng các điều luật có
thể bảo đảm được cho mỗi người việc sử dụng tự do các tài sản của mình cùng với
sự đồng tình của mọi người. Bản chất của mọi hình thức nhà nước là khế ước xã
hội, vì vậy khi thiết lập nhà nước nhân dân có thể lựa chọn bất kỳ một hình thức
chấp chính nào, tuy nhiên, đã lựa chọn nó, thì phải có trách nhiệm phục tùng
người lãnh đạo. Sự thay đổi hình thức nhà nước chỉ có thể thực hiện được khi có
sự thoả thuận của cả hai bên, thông qua khế ước xã hội.
Xpinôda (1632-1677) là một trong những người đầu tiên đưa ra nền tảng lý
luận cho nhà nước dân chủ, liên kết với luật pháp, bảo đảm cho quyền lợi và tự do
thực sự của con người. Ông khẳng định, nhà nước chỉ có thể hùng mạnh khi nó
bảo đảm cho mỗi công dân không chỉ cuộc sống, mà còn làm thoả mãn các lợi ích
của họ và phòng ngừa các nhà lãnh đạo khỏi sự xâm phạm đến sở hữu, an toàn,
danh dự, tự do và các quyền lợi khác của thần dân.
Tóm lại, lý thuyết pháp quyền tự nhiên đã góp phần giải phóng lý luận về nhà
nước và pháp luật khỏi sự bảo hộ của thần học và chủ nghĩa kinh viện trung đại. C.
Mác nhận xét, lý thuyết pháp quyền tự nhiên ''đã bắt đầu xem xét nhà nước bằng
đôi mắt người và rút ra những quy luật tự nhiên của nhà nước từ lý trí và kinh
nghiệm, chứ không phải từ khoa thần học''1.

* Lý thuyết về tự do, phân quyền và chủ quyền nhân dân
Tiếp tục phát triển lý luận về pháp quyền tự nhiên, các nhà triết học duy vật
Anh thế kỷ XVII là G. Lốccơ và T. Hốpxơ đã xây dựng nên lý thuyết này.
G. Lốccơ (1632-1704) - nhà tư tưởng người Anh thế kỷ XVIII, theo C. Mác là
đại biểu cổ điển của quan niệm pháp quyền của xã hội tư sản, đối lập với xã hội
1

.
C.
Mác
H. 2002, tr. 165.



Ph.

Ăngghen,

Toàn

tập,

tập

1,

Nxb,

Chính


trị

quốc

gia,


phong kiến. Trong các tác phẩm của Giôn Lốccơ, tư tưởng về sự thống trị của luật
pháp thể hiện ở kiểu nhà nước, trong đó chiếm vị trí cao nhất là luật pháp phù hợp
với pháp quyền tự nhiên và công nhận quyền và tự do tất yếu của cá nhân và trong
đó có sự phân chia quyền lực. Nhà nước với sự ngự trị của pháp luật như vậy
được ông đặt đối lập với chế độ chuyên chế. Dựa trên tư tưởng chủ quyền nhân
dân và khế ước xã hội, tạo nên cơ sở pháp luật và nguồn gốc của chế độ nhà nước,
G. Lốccơ luận giải ''học thuyết về nền pháp chế chống lại mọi biểu hiện phi luật
pháp của chính quyền''. Ông có nhiều luận điểm tự do mang tính kinh điển về
quyền và tự do của cá nhân trong điều kiện chế độ nhà nước pháp quyền. Ông
nhận xét: ''Tự do của những người nằm dưới quyền lực của chính phủ là ở chỗ,
cần có một quy tắc cố định cho cuộc sống, chung cho mọi cá nhân trong xã hội và
được quy định bởi quyền lập pháp được thiết lập ở đó. Đó là quyền tự do được làm
theo ý muốn riêng trong mọi trường hợp, nếu như ý muốn đó không bị luật pháp
ngăn cấm và không phụ thuộc vào ý chí độc đoán thường xuyên, không xác định và
không rõ ràng của người khác''1. Nguyên tắc pháp luật mà G. Lốccơ đưa ra ở đây
chỉ khác ít nhiều về mặt từ ngữ với công thức: ''Cho phép làm tất cả những gì mà
luật pháp không ngăn cấm''. Cũng nói thêm rằng, G. Lốccơ đã đi xa hơn điều đó: vì
nguyên tắc trên chỉ đúng đắn, thích hợp với cá nhân, chứ không phù hợp với những
người đang nắm quyền, nên đối với những người này lại cần có một nguyên tắc đối
lập: ''Ngăn cấm làm tất cả, những gì luật pháp không cho phép''.
Những ý tưởng ban đầu của Arixtốt và Pôlibi về phân chia quyền lực đã được
G. Lốccơ kế thừa và phát triển cho phù hợp với đặc điểm phát triển của xã hội
phương Tây lúc bấy giờ.

G. Lốccơ phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, quyền hành
pháp và quyền liên hợp. Trong đó, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, hai quyền
còn lại thuộc về nhà vua, nhưng vua không được lạm quyền và quyền tư pháp là
một bộ phận trong quyền hành pháp với sự xét xử có sự tham gia của đại biểu
nhân dân. Việc soạn thảo và người soạn thảo pháp luật cần phải tách khỏi người
thực hiện và bảo vệ pháp luật. Việc dồn ba quyền trên vào một cá nhân hay cơ
quan đã bị lịch sử vượt qua. Sự nới lỏng quyền lực từ phía cơ quan lập pháp cũng
như sự thắt chặt quyền lực từ phía cơ quan hành pháp đều gây ra tác hại. Từ tư
tưởng này, quyền lực thực tế của nhà nước sẽ được chia thành các bộ phận riêng
rẽ và được trao cho những lực lượng chính trị - xã hội khác nhau là giai cấp tư sản
và tầng lớp quý tộc phong kiến.
T. Hốpxơ (1588-1679) - nhà triết học, đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật
Anh thế kỷ XVII, quan niệm con người là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và
tính xã hội. Từ quan niệm về bản tính tự nhiên của con người, ông coi nhà nước là
sự sáng tạo cao nhất của con người, đóng vai trò điều hành sự phát triển xã hội.
Theo T. Hốpxơ, nhà nước là con người sáng tạo; pháp luật cần phải được nhà
nước sử dụng như là một tất yếu trong quản lý xã hội. Với sự xuất hiện của nhà
nước, tự do chính đáng của mỗi cá nhân được mở rộng.
1

1. Lốccơ, Tuyển tập triết học, tập 2, M. 1960, tr. 16-17 (tiếng Nga).


Giôn Minlơ (1806-1873) - nhà triết học, lôgíc học và kinh tế học người Anh đã
nêu ra nguyên tắc cá nhân có thể làm những gì không hại đến người khác. Theo
ông, tự do cá nhân phụ thuộc vào hai điều kiện là trình độ dân trí và sự nghiêm
minh của pháp luật.
* Lý thuyết về phân quyền, chủ quyền nhân dân và khế ước xã hội
Người sáng lập là các nhà triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII như S.L.
Môngtécxkiơ, J.J. Rútxô, Vônte, Điđơrô, Hônbách.

S.L. Môngtécxkiơ (1689-1775) - nhà luật học người Pháp nổi tiếng, quan niệm
nhà nước ra đời từ sự vận động và phát triển của xã hội loài người đến một trình độ
nhất định.
Những ý tưởng về sự phân chia quyền lực đã được
S.L. Môngtécxkiơ nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống. Ông phân chia
trong mỗi nhà nước ba loại quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vì vậy
muốn ngăn chặn được nạn lạm dụng quyền lực thì phải có một trật tự, trong đó
các thế lực khác nhau có thể kìm hãm được nhau. Quyền lập pháp giao cho nghị
viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án. Sự
phân chia quyền lực và hạn chế lẫn nhau, theo Môngtécxkiơ là điều kiện chủ yếu
bảo đảm cho quyền tự do chính trị trong quan hệ của nó với thể chế nhà nước.
Ông viết: ''khi quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người
hay một viện nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì rằng người ta sợ
chính con người ấy hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài.
Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và
quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, thì người ta sẽ
độc đoán đối với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt
ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập với hành pháp, thì quan tòa sẽ có sức mạnh của
kẻ đàn áp''1. Ông nhấn mạnh: ''Không một cơ quan nào vượt lên những cơ quan
kia, và không một cơ quan nào có thể tước đoạt quyền cá nhân của công dân'' 2.
Đồng thời, ông nhấn mạnh, quyền tự do chính trị không phải là ở chỗ được làm
mọi điều theo ý muốn, mà ''trong nhà nước, có nghĩa là trong xã hội, nơi có các
đạo luật... tự do là quyền được làm những gì mà luật pháp cho phép. Nếu như
người công dân có thể làm những gì mà luật pháp ngăn cấm, thì bản thân anh ta
không có tự do, bởi vì những công dân khác cũng có thể làm như vậy'' 1.
Học thuyết của S.L. Môngtécxkiơ và G. Lốccơ về phân quyền và sự bảo đảm
quyền lợi và tự do cho công dân đã có những ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với
các luận điểm lý thuyết về nhà nước pháp quyền tiếp theo, mà còn đối với nền lập
hiến tư sản thời kỳ đầu và chính sách pháp luật nhà nước.
J.J. Rútxô (1712-1788), nhà văn nổi tiếng người Pháp là người đã thổi vào học

1

1.
tr. 100-101.
2

S.L.

Môngtécxkiơ,

Tinh

thần

pháp

luật,

Giáo

dục,

H.

1996,

2. C. Brinton - R.B. Christpher - R. L. Wolff, Văn minh phương Tây, Nxb Văn hoá - Thông tin, H. 1998, tr.

505.
1


Nxb

1. S.L. Môngtécxkiơ, Tuyển tập, M. 1955, tr. 284 (tiếng Nga).


thuyết nhà nước pháp quyền tư sản những nội dung mới và sâu sắc.
Nhiều nhà tư tưởng cho rằng, chủ quyền của nhân dân bắt nguồn từ ''Khế ước
xã hội''. Chúng ta có thể tìm thấy mầm mống tư tưởng của nguyên tắc khế ước xã
hội trong các đạo luật và trong các phong trào cải cách tiến bộ ngay từ thời kỳ cổ
đại La Mã, Hy Lạp. Cùng với thời gian, những tư tưởng về khế ước xã hội ngày
càng được củng cố và phát triển. J.J. Rútxô cùng với các nhà tư tưởng tiến bộ khác
đã làm phong phú và đầy đủ thêm những khía cạnh của lý thuyết khế ước xã hội.
Theo J.J. Rútxô, bước quá độ chuyển sang trạng thái tự do được đánh dấu bởi
sự ký kết khế ước xã hội. Theo khế ước đó, mỗi người dân tự nguyện nhượng lại
cho cộng đồng một số quyền. Thay vào đó, mỗi người đều có các quyền và tự do
công dân, cuộc sống và tài sản của mỗi cá nhân được bảo vệ bằng sức mạnh chung
của cả cộng đồng. Nhờ vậy, các quyền và tự do của công dân mang tính pháp lý.
Tóm lại, con người đến với xã hội và nhà nước không phải để mất đi quyền tự do
vốn có của mình, mà để bảo vệ và phát triển quyền tự do đó. J.J. Rútxô viết: ''Mỗi
thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự
do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình''1.
J.J. Rútxô lập luận, trên cơ sở của khế ước xã hội dần dần hình thành nên liên
minh của những công dân tự do và bình đẳng, hình thành nên chế độ cộng hòa.
Trong đó, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân chứ không phải quốc vương,
nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc ủy quyền cho các đại
biểu của mình trong bộ máy nhà nước. Khế ước xã hội có thể hiểu là pháp luật và
bộ máy nhà nước do nhân dân tạo ra. Khi nhà nước vi phạm khế ước xã hội đã
thoả thuận thì nhân dân có quyền thay thế bằng nhà nước mới. Tham gia vào nhà
nước, vào khế ước xã hội, con người từ bỏ trạng thái tự nhiên để bước sang trạng

thái dân sự. Nhà nước là ''con người tập thể'' thực hiện ý chí và quyền lực chung.
Tóm lại, công dân có trách nhiệm với nhà nước như thế nào, thì nhà nước có trách
nhiệm với công dân như thế ấy. ''Những mối dây ràng buộc chúng ta vào cơ thể xã
hội chỉ là cưỡng chế khi nào nó là sự ràng buộc cả hai phía, có đi có lại. Tính chất
của nó là trong khi thực hiện sự ràng buộc, người ta vừa làm cho kẻ khác lại vừa
làm cho chính mình''1.
Đối
lập
với
quan
điểm
tam
quyền
phân
lập
của
S.L. Môngtécxkiơ và G. Lốccơ, J.J. Rútxô quan niệm: ''ý chí chung muốn thật sự
là ý chí chung, thì phải là ý chí chung từ trong đối tượng và bản chất của nó; phải từ
tất cả và ứng dụng cho tất cả'' 2, chứ không phải là ý chí của cá nhân, một nhóm áp
đặt cho tất cả hay ý chí chung nhưng lại ''thiên về một đối tượng riêng rẽ''. Công
dân tuân thủ ý chí chung tức là tuân thủ ý chí của mình. Không thể có một sự phân
chia quyền lực thật sự nào với ý nghĩa là phân chia quyền lực tối thượng của nhân
dân. ''Chủ quyền tối cao không thể từ bỏ thì cũng không thể phân chia được''3.
Vônte (1694-1778) cho rằng, tất cả mọi người trong xã hội đều bình đẳng; các
quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội được pháp luật thừa nhận.
1

. J. J. Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr. 41.

1


, 2, 3. J. J. Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr. 41, 61, 55.


Đó là các đạo luật tự nhiên, đạo luật của lý trí.
Theo Điđơrô (1713-1784), các nguyên tắc pháp lý của chính quyền nhà nước
dựa trên chủ quyền của nó, được xây dựng theo khế ước xã hội. Chính quyền nhà
nước, theo ông, xuất hiện như là sản phẩm của khế ước xã hội, tạo ra cho xã hội
một hình thái tổ chức chính trị. Con người vốn chuyển giao từng phần sự tự chủ tự
nhiên của mình cho nhà nước với mục đích đảm bảo lợi ích và thống nhất ý chí,
sức mạnh của tất cả mọi người. Quyền lực nhà nước, vì vậy, dựa trên ý chí của
nhân dân, mà nhân dân là chủ quyền. ''Quốc gia là một chủ quyền thực sự, nhân
dân có thể trở thành người lập pháp chân chính, bởi vì ý chí của nhân dân là
nguồn gốc của quyền lực chính trị''1. Mục tiêu chủ yếu của nhà nước là bảo đảm
cho quyền lợi không thể tước đoạt được của công dân và hạnh phúc của họ. Tư
tưởng này của Điđrô được phát triển và hoàn thiện trong học thuyết nhà nước
pháp quyền của Cantơ.
Hônbách (1723-1789) khẳng định, tự do là quyền bất khả xâm phạm của con
người. Trong xã hội các đạo luật phải được hình thành trên cơ sở các khế ước xã
hội. Pháp luật quy định trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và cá nhân, đặc biệt là
trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với xã hội.
* Lý thuyết về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học cổ điển Đức
I. Cantơ (1724-1804) đã đề ra và nghiên cứu một cách chi tiết nền tảng triết
học của học thuyết nhà nước pháp quyền mà vị trí trung tâm ở đó thuộc về con
người. Có thể nói, từ giữa thế kỷ XVIII, cùng với I. Cantơ, lý luận về nhà nước
pháp quyền đã tìm thấy cơ sở triết học của mình.
I. Cantơ cho rằng, mỗi con người là một giá trị tuyệt đối và không thể là công
cụ của bất cứ mưu đồ nào, dù là mưu đồ tốt đẹp nhất, đây là ''mệnh lệnh tuyệt đối''
mà con người phải tuân theo. Việc xây dựng nhà nước, mà tổ chức và hoạt động
của nó phải được đặt dưới pháp luật, là đòi hỏi khách quan của lịch sử.

I. Cantơ coi nguyên tắc cực kỳ quan trọng của quyền lợi công chúng là sự đòi
hỏi của họ được tham gia vào việc xác lập trật tự pháp luật bằng con đường thông
qua hiến pháp, thể hiện ý chí của họ. Tầng lớp trên của nhân dân quy định quyền
tự do, công bằng và tự chủ của tất cả mọi công dân trong nhà nước - với tư cách là
''sự hợp nhất rất nhiều người, phụ thuộc vào luật pháp'' 1. ở nơi mà nhà nước hoạt
động trên cơ sở quyền lập hiến và phù hợp với ý chí chung của nhân dân, ở đó nhà
nước mang tính pháp quyền, ở đó không thể có sự hạn chế quyền của công dân
trong lĩnh vực tự do cá nhân.
Theo I. Cantơ, trong nhà nước pháp quyền, người công dân cần phải có khả
năng cưỡng ép người cầm quyền thi hành chuẩn xác luật pháp, giống như thái độ
của người cầm quyền đối với họ vậy. Tính tổ chức pháp lý của mối quan hệ giữa
người cầm quyền với công dân được I. Cantơ trực tiếp gắn chặt với sự phân quyền
thành quyền lập pháp - thuộc về nghị viện, quyền hành pháp - thuộc về chính phủ
1

1. Lịch sử các học thuyết chính trị, Phần I, M. 1971, tr. 181 (tiếng Nga).

1

1, 2. Cantơ: Toàn tập, tập 4, tr. 233, 140 (tiếng Nga).


và quyền tư pháp do tòa án hội thẩm được nhân dân bầu ra thực hiện. Lợi ích của
nhà nước, theo I. Cantơ, hoàn toàn nằm ở sự phối hợp chặt chẽ của thể chế nhà
nước với các nguyên tắc pháp quyền, và để đạt tới sự phối hợp như vậy thì lý trí
bắt buộc chúng ta phải tuân theo một mệnh lệnh kiên quyết: ''Hãy hành động bề
ngoài sao cho biểu hiện tự do sự độc đoán của anh có thể thống nhất với tự do của
mỗi người, phù hợp với luật pháp chung''. Việc thực hiện yêu cầu của mệnh lệnh
trên trong lĩnh vực chế độ nhà nước ở I. Cantơ giống như là tổ chức pháp lý có sự
phân quyền.

Nhà nước pháp quyền (chế độ cộng hòa) theo I. Cantơ không phải như một
hiện thực có tính kinh nghiệm, mà như một mô hình lý thuyết lý tưởng, cần được
quản lý trong tổ chức thực tiễn của sinh hoạt nhà nước - pháp luật. C. Mác, khi coi
triết học của I. Cantơ là lý luận của Đức về cách mạng Pháp, đã viết: ''ở I. Cantơ
chế độ cộng hòa, với tư cách là một hình thức nhà nước hợp lý duy nhất, đang trở
thành định đề của lý trí thực tiễn, tuy không bao giờ thực hiện được nhưng việc
thực hiện nó cần phải luôn luôn là mục tiêu của chúng ta và đối tượng suy tưởng
của chúng ta''1.
V.F. Hêghen (1770-1831) là người có những đóng góp quan trọng vào việc xác
định cơ sở triết học của lý luận về nhà nước pháp quyền.
Nếu như ở I.Cantơ pháp luật pháp quyền và nhà nước pháp quyền là cái cần
phải đạt tới, thì ở V.F.Hêghen, chúng là hiện thực, có nghĩa là hiện thực hóa lý trí
và thực tiễn trong các hình thức tồn tại hàng ngày của con người. V.F. Hêghen
xem xét nhà nước trong bối cảnh toàn bộ hệ thống quan điểm triết học cơ bản của
ông về thế giới mà một phần quan trọng trong đó là triết học pháp quyền.
Pháp luật theo V.F. Hêghen, là hiện thực quyền tự do ''sự tồn tại hiện hữu của ý
chí tự do''2. Nhà nước - theo ông - cũng là pháp luật (pháp luật cụ thể theo cách giải
thích biện chứng) - pháp luật phong phú, sâu sắc và phát triển nhất, là toàn bộ hệ
thống pháp luật, bao gồm sự chấp nhận mọi quyền còn lại, trừu tượng hơn như
quyền con người, quyền xã hội, quyền gia đình. Trong trường hợp đó, chúng ta có
thể nói rằng - nhà nước là một thứ quyền năng vật chất. Tuy nhiên, với điều kiện
xem xét nó trong thứ bậc biện chứng của pháp luật, thì nhà nước, với tư cách là
quyền lực cụ thể hơn cả, sẽ đứng ở đỉnh cao của hình chóp.
Nâng nhà nước lên thành cái tuyệt đối, đứng trên cá nhân và xã hội, Hêghen
chứng minh rằng sự tồn tại của nhà nước có trước sự phát triển xã hội công dân.
Nhà nước theo V.F. Hêghen là một tổ chức hoàn thiện nhất của đời sống xã hội,
trong đó tất cả mọi thứ đều được xây dựng trên nền tảng pháp luật, thể hiện sự
thống trị của tự do thực sự. Chính trong nhà nước và thông qua nhà nước mà các
giá trị đạo đức tối cao của con người được thực hiện, bởi vì nó cũng là hiện thực
của tư tưởng đạo đức. Xã hội công dân nhờ có các thể chế pháp luật mà bảo đảm

cho lợi ích của các cá nhân và bảo vệ cho sở hữu của họ, giữ vững trật tự xã hội.
Trong nhà nước tự do cá nhân và trật tự bên ngoài hòa hợp vào nhau, đạt đến sự
1

1. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, tr. 77 (tiếng Nga).

2

2. Hêghen, Triết học pháp quyền, 1953, tr. 53 (tiếng Nga).


thống nhất bản chất pháp quyền và quan niệm về đạo đức. Nói cách khác, Hêghen
từ góc độ triết học ca tụng nhà nước như là hiện thực phát triển nhất của tự do.
Về tổng thể, toàn bộ dự án về nhà nước pháp quyền
của V.F. Hêghen trực tiếp và nhất quán chống lại sự chuyên quyền, tình trạng vô
quyền và nói chung là tất cả các hình thức phi pháp luật, áp dụng sức mạnh từ
phía cá nhân và chính quyền nhà nước. Chủ nghĩa duy nhà nước của V.F. Hêghen
khác biệt hoàn toàn với chế độ cực quyền dưới mọi hình thức - nhìn thấy trong tổ
chức nhà nước và thể chế pháp luật kẻ thù trực tiếp của mình và muốn thay thế
luật pháp quyền bằng các đạo luật mang tính mệnh lệnh - chuyên quyền và thay
thế chế độ nhà nước bằng cơ chế quyền lực chính trị đặc biệt. Và trong tư tưởng
về vấn đề này của Hêghen chúng ta nhận thấy không phải là sự chuẩn bị về tư
tưởng cho chế độ cực quyền mà là sự cảnh báo về mặt triết học về những hiểm
hoạ của nó.
Xem xét quan điểm nhà nước của V.F. Hêghen trong bối cảnh kinh nghiệm và
tri thức của thế kỷ XX về chế độ cực quyền cho phép ta nhận thức được sự đối lập
và loại trừ lẫn nhau giữa chế độ nhà nước và chế độ cực quyền. Cũng với nghĩa
này có thể khẳng định sự can thiệp của nhà nước chống lại chế độ cực quyền.
Giá trị của những quan điểm của V.F. Hêghen về nhà nước là ở chỗ, chức năng
bạo lực, cưỡng bức của nó không chiếm vai trò quan trọng lắm. Điều chủ yếu - đó

là định hướng xã hội và pháp lý của hoạt động nhà nước, bản chất định hướng sâu
sắc, tính lý trí và hữu ích của nó đối với xã hội và cá nhân.
G.G. Phíchtơ (1762-1814), quan niệm nhà nước và pháp luật là những phương
tiện để nhân loại thực hiện sứ mệnh lịch sử tối cao của mình, là tiến tới tự do tuyệt
đối, cái tôi tuyệt đối. Nhà nước và pháp luật có nhiệm vụ quản lý và điều hòa sự
phát triển của xã hội, chúng xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội và vì lợi ích
chung là hướng tới tự do. Nhà nước pháp quyền là công cụ để xây dựng một xã
hội lý tưởng, bảo đảm các nhu cầu cơ bản của công dân.
* Lý thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản thế kỷ
XIX - XX
Xu hướng ảnh hưởng lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp
quyền tư sản là hệ thống quan điểm pháp lý - thực định. Đây là xu hướng ra đời
nhằm thay thế lý thuyết pháp quyền tự nhiên. Xu hướng này thể hiện qua nhiều
biến thể, khuynh hướng khác nhau của chủ nghĩa thực định pháp lý trong các thế kỷ
XIX và XX. Các đại biểu nổi tiếng của nó là: R.F. Môn, K.T. Vancơ, Hécbéc, Đaixi,
Enlinnec, Iêring, Korơcunốp,... Bản chất quan điểm của họ là ở ý đồ tạo ra một cơ
cấu tự hạn chế nào đó của nhà nước bằng chính pháp luật do nhà nước xây dựng
lên. Song song với điều đó là phủ nhận sự khác nhau giữa pháp luật và luật, còn
chính bản thân pháp luật lại được quy về các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành, bảo vệ (các quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật, tập quán pháp lý, các
án lệ,...). Nếu như không đánh giá chủ quan thì đa số các tác giả giống nhau ở chỗ
chỉ có thể coi kiểu nhà nước, trong đó nhà nước lập pháp cũng phải tuân thủ pháp
luật như mọi công dân khác là nhà nước pháp quyền.


Iêring cho rằng, chế độ nhà nước pháp quyền chỉ có thể tồn tại ở nơi mà chính
quyền nhà nước cũng lệ thuộc vào trật tự mà nó đặt ra, nơi mà nó đạt được sự
vững chắc về pháp lý. Chỉ có cùng với sự ngự trị của pháp luật thì lợi ích dân tộc,
thương mại và các ngành thủ công nghiệp mới phát triển được, ''sức mạnh trí tuệ
và đạo đức''1 mới được mở mang. Trong quan điểm của Enlinnec, nhà nước được

định nghĩa là người đại diện cho lợi ích chung của nhân dân mình, là liên minh
thống trị, tư cách pháp nhân của nhân dân, đáp ứng lợi ích cá nhân, lợi ích quốc
gia và lợi ích chung của nhân loại theo hướng phát triển tiến bộ của xã hội.
Hécbéc cho rằng, nhà nước là hình thức pháp quyền đối với toàn bộ đời sống
của nhân dân và là pháp nhân tối cao. Laban lại nhìn thấy ''một tổ chức pháp lý
của nhân dân'' và ''sự nhân cách hóa có tính chất pháp lý nhận thức của nhân
dân...''.
R.F. Môn, K.T. Vancơ là những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ nhà nước
pháp quyền. Nhà nước pháp quyền có mục tiêu là phát huy tự do và năng lực sáng
tạo của mọi công dân. Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản:
tính tối cao của pháp luật; chủ quyền của nhân dân thông qua nghị viện; mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật.
L.F. Stan (1815-1890) đưa ra những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp
quyền như: sự ràng buộc của nhà nước bởi pháp luật; đảm bảo quyền tự do tối đa
cho hoạt động của công dân. L.F. Stan quan niệm nhà nước pháp quyền vừa mang
tính hình thức vừa mang tính vật chất. ''Nhà nước pháp quyền vật chất'' đảm bảo
sự ngự trị của đạo đức. ''Nhà nước pháp quyền hình thức'' ngăn ngừa bạo lực dưới
mọi hình thức.
Tóm lại, tư tưởng nhà nước pháp quyền thực chứng được hình thành và phát
triển trên cơ sở xã hội tư bản bước vào thời kỳ chấm dứt giai đoạn công trường
thủ công và bước vào giai đoạn đại công nghiệp. Lý thuyết này xem là thực chứng
tất cả những gì được xác lập bằng các chế định của con người - tức pháp luật do
nhà nước ban hành. ở thời kỳ này, các phạm trù, khái niệm về nhà nước và pháp
quyền tư sản được xây dựng một cách hệ thống hơn. Từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đến những thập kỷ gần đây vấn đề nhà nước pháp quyền lại được nghiên
cứu ở nhiều nước phương Tây. Các công trình nghiên cứu về nhà nước đã được
tiến hành khá rầm rộ ở các cường quốc tư bản như tại nước Anh từ những năm
1970, ở Pháp từ những năm 1980 gắn với tên tuổi của các nhà khoa học như P.V.
Đôminicơ, Đ. Côlaxơ, M. Croidơ, B. Krigen...
2. Mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Xô Viết

* Cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng nhà nước pháp quyền được thể hiện rộng rãi trong các học thuyết
chính trị - pháp luật của Nga, trong các tác phẩm của Pixarép, Hécxen,
Trecnưsépxki, Rađisép, Pexten, Muraviốp và một số tác giả khác, phê phán tình
trạng phi pháp luật của chế độ phong kiến. Trong các tác phẩm của các nhà triết học
1

1. Lêring R, Mục đích trong pháp luật, Xanh Pêtécbua, 1881, tr. 47 (tiếng Nga).


và luật học Nga trước Cách mạng Tháng Mười đã có sự hoàn thiện về lý luận trong
quan điểm về nhà nước pháp quyền. Tuy các luận điểm của họ rất khác nhau, nhưng
chúng thống nhất ở một điểm: luận điểm về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp
luật.
Chẳng hạn, Nốpgôrớtxép viết: ''Để nhận thức được sự ràng buộc của nhà nước
bằng pháp luật, cần phải thừa nhận một số quy phạm đứng trên nhà nước, chúng
không thể bắt nguồn từ ý chí của nhà nước và trở thành bộ phận cấu thành của
pháp luật do nhà nước đề ra, đó chỉ có thể là quy phạm đạo đức, quy phạm pháp
luật tự nhiên''1.
Còn Sécsennevích nêu lên các hướng hình thành và những thông số cơ bản của
nhà nước pháp quyền như sau:
Thứ nhất, để loại trừ sự chuyên quyền nhất thiết phải thiết lập các quy phạm
pháp luật khách quan, xác định được giới hạn tự do của mỗi người và giới hạn các
lợi ích này và các lợi ích khác, trong đó có cả lợi ích của các tổ chức nhà nước, từ đây bắt nguồn tư tưởng thống trị của pháp luật trong quản lý.
Thứ hai, nếu như quyền chủ động của cá nhân đòi hỏi tự do, thì nhà nước chỉ
cần bảo vệ cho các quyền lợi riêng; để cho thể chế mới không bị chính các cơ
quan quyền lực phá vỡ, nhất thiết phải quy định chặt chẽ quyền hạn của các cơ
quan quyền lực này, tách quyền lập pháp khỏi quyền hành pháp, khẳng định tính
tự chủ của quyền tư pháp và cho phép các thành phần xã hội đã được bầu tham gia
lập pháp. Tán thành với những đặc trưng như vậy của nhà nước pháp quyền, mặt

khác Sécsennevích lại nhìn thấy sự bảo đảm thiết thực cho chế độ nhà nước pháp
quyền ở chỗ, trong các thời điểm khác nhau lại đưa ra những sự bảo đảm khác
nhau của pháp luật chống lại tệ chuyên quyền của chính quyền nhà nước ''... a)
quyền tất yếu của cá nhân; b) nguyên tắc phân quyền; c) sự tự hạn chế quyền lực
của chính quyền; d) sự lệ thuộc nhà nước vào pháp luật đứng trên nó. Trong thực
tế sự bảo đảm như vậy chỉ có thể do sức mạnh kiềm chế của dư luận xã hội''. Tư
tưởng ''kiềm chế'' quyền lực bằng các tổ chức xã hội phi nhà nước, bằng dư luận
xã hội, thông tấn, báo chí, truyền hình,... ngày nay đã được tất cả mọi người
công nhận, mặc dù, theo ý chúng tôi, kết quả của điều đó thật cũng quá ít ỏi.
Hécxen, dựa trên các quan điểm nền tảng của tư tưởng chính trị - pháp luật
phương Tây, đã định nghĩa nhà nước pháp quyền như sau: ''Nhà nước được coi là
pháp quyền khi nó công nhận các quy phạm pháp luật mà nó với tư cách người lập
pháp xây dựng nên là bắt buộc đối với chính mình, trong việc thực hiện các chức
năng chính phủ và tư pháp được ràng buộc và giới hạn bởi luật pháp, nó đứng
dưới pháp luật, nhưng không ở ngoài và ở trên pháp luật'' 1. Đồng thời, Hécxen đã
có những sửa đổi nhất định về phía nội dung của nhà nước pháp quyền. Ông bảo
vệ cho tự do của hoạt động luật pháp theo nghĩa nhà nước không bị ràng buộc bởi
1

1. Nốpgôrớtxép, Pháp luật và nhà nước. Những vấn đề triết học và tâm lý học, 1904, số 74, tr.439 (tiếng

Nga)
1

. Nhà nước pháp quyền và sự biểu quyết của nhân dân, Xanh Pêtécbua, 1906, tr. 10 (tiếng Nga).


×