Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÁP LUẬT hỗ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT
NAM

HOÀNG THÀNH

HÀ NỘI - 2018
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT
NAM

HOÀNG THÀNH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VÕ THANH LÂM


HÀ NỘI - 2018

2


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Võ Thanh Lâm, người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin
chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Sau đại học –
Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Hà Nội, tháng 02 năm 2018
Học viên thực hiện

Hoàng Thành

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thành

2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

6

LỜI MỞ ĐẦU

7

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DNNVV VÀ MỘT SỐ KINH
NGHIỆM CỤ THỂ

11

1.1. Khái quát về DNNVV

11

1.2. Đặc thù của DNNVV

16

1.3. Pháp luật hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam


17

1.4. Kinh nghiệm hỗ trợ DNNVV từ một số biện pháp hỗ trợ cụ thể

18

1.4.1. Biện pháp hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ

18

1.4.2. Phát triển triển vườn ươm doanh nghiệp: kinh nghiệm từ Hoa Kỳ

21

1.4.3. Hỗ trợ tham gia dự án có vốn đầu tư công

23

1.4.4. Hỗ trợ tài chính đối với DNNVV

25

1.4.5. Hỗ trợ DNNVV sáng tạo

30

1.5. Kết luận chương 1

34


Chương 2 PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DNNVV TẠI VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA LUẬT HỖ TRỢ DNNVV

35

2.1. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam

35

2.2. Những trở lực đối với DNNVV ở Việt Nam

37

2.3. Thực trạng thực hiện biện pháp hỗ trợ DNNVV trước khi ban hành Luật và
nguyên nhân

44

2.4. Tổng quan về Luật hỗ trợ DNNVV

47

2.5. Đánh giá một số nội dung của Luật Hỗ trợ DNNVV

48

2.5.1. Tiêu chí xác định DNNVV

49


2.5.2. Hỗ trợ đối với DNNVV do nữ làm chủ

50

2.5.3. Cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung

51

3


2.5.4. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

52

2.5.5. Hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo

54

2.6. Kết luận chương 2

56

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DNNVV
57
3.1. Khuyến nghị biện pháp cho DNNVV do nữ làm chủ

57


3.2. Phát triển cơ sở ươm tạo

58

3.3. Hỗ trợ tham gia mua sắm công

60

3.4. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại Ngân hàng thương mại

61

3.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho Xếp hạng tín nhiệm

65

KẾT LUẬN

67

4


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ngân hàng phát triển Châu Á

ADB

Bảo lãnh tín dụng


BLTD

Bảo lãnh tín dụng

BLTD

Công nghiệp hỗ trợ

CNHT

Doanh nghiệp

DN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV

Đầu tư mạo hiểm

ĐTMH

Liên minh Châu âu

EU

Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Phần Lan (The

IPP


Vietnam – Finland Innovation Partnership Programme)
Kế hoạch đầu tư

KH&ĐT

Kinh tế tư nhân

KTTN

Hệ thống phân loại ngành công nghiệp Bắc Mỹ

NAICS

Hiệp hội DNNVV Hoa Kỳ

NBIA

Nhân dân tệ

NDT

Tổ chức hợp tác & phát triển

OECD

Nghiên cứu & phát triển

R&D

Sở hữu trí tuệ


SHTT

Uỷ ban về DNNVV Hàn Quốc

SMBA

Uỷ ban nhân dân

UBND

Thuế giá trị gia tăng

VAT

Vườn ươm doanh nghiệp

VƯDN

DNNVV do nữ làm chủ (Hoa Kỳ)

WOSB

Tổ chức thương mại Thế giới

WTO

Xúc tiến thương mại

XTTM


5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực

5

Bảng 1.2: Phân loại DNNVV tại Trung Quốc

7

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Các quy định của pháp luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết
tắt là DNNVV) ở Việt Nam đã bắt đầu định hình từ năm 2001 với sự ra đời của
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển
DNNVV (đã được thay thế bởi Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của
Chính phủ). Trên cơ sở các quy định này, nhiều kế hoạch, chương trình, dự án hỗ
trợ DNNVV đã được ban hành và triển khai trong thời gian qua. Các biện pháp,
chương trình, dự án hỗ trợ DNNVV đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp
phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm đối với công tác hỗ trợ phát triển DNNVV
của các Bộ ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội và cộng đồng các nhà tài trợ quốc
tế. Phát trển DNNVV đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
coi là một trong những mục tiêu nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền

kinh tế (nhiệm vụ thứ 2 trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 – 2020, theo
NQ142/2016 của Quốc hội ban hành ngày 12/4/2016)
Nhằm thể chế hoá mục tiêu đã nêu tại Nghị quyết 142/2016, chính phủ đã giao
Bộ KHĐT chủ trì dự án Luật Hỗ trợ DNNVV, coi đây là một trong các biện pháp
bảo đảm quyền knh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp1. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp (sau đây viết là DN) tại Việt
Nam. Cùng với Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật đầu tư (sửa đổi) năm 2014 và hệ
thống pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung.
Đây là đầu tiên sau gần 30 năm đổi mới và 15 năm bắt đầu công tác hỗ trợ
DNNVV. Việt Nam có một khung pháp luật áp dụng thống nhất cho các DNNVV
thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.

1

Xem Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ về Hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp đến năm
2020.

7


Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, quy định pháp luật trong biện pháp hỗ trợ
DNNVV đã được nghiên cứu trong nhiều đề tài khoa học, báo cáo. Tuy nhiên vấn
đề các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ về pháp luật hỗ trợ DNNVV còn ít do Luật mới
được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2017. Tác xin nêu ra các công trình có liên
quan sau:
a) Chuyên đề: “Thực trạng sản xuất kinh doanh của DNNVV Việt Nam – một
số vấn đề về biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh và đẩy mạnh
hội nhập” của Trung tâm thông tin khoa học lập pháp – Viện nghiên cứu lập pháp

(VNCLP). Chuyên đề đã phân tích thực trạng hoạt động của DNNVV của Việt Nam
trong thời gian qua; đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đóng góp cho việc
xây dựng và hoàn thiện Luật hỗ trợ DNNVV trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc
hội khoá XIV.
b) “Đề xuất biện pháp cho Luật hỗ trợ DNNVV Việt Nam” của Nhóm làm việc
Hỗ trợ DNNVV (WT5) của Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO).
c) “Các biện pháp hỗ trợ DNNVV – thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” của
Trung tâm nghiên cứu khoa học lập pháp của Trung tâm nghiên cứu khoa học lập
pháp – VNCLP. Bản nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm góp phần
xây dựng dự án Luật Hỗ trợ DNNVV để nâng tầm cơ sở pháp lý hỗ trợ DNNVV
thành Luật, với trọng tâm xây dựng khung pháp lý cho hoạt động hỗ trợ DNNVV
không hoàn toàn là tạo ra biện pháp ưu đãi đặc biệt (trang 17), mà là tạo điều kiện
để DNNVV có thể cạnh tranh bình đẳng với các DN có quy mô lớn trong tiếp cận
các nguồn lực. Vì lẽ đó, báo cáo đề xuất Luật sẽ chỉ tập trung điều chỉnh hành vi
của các cơ quan nhà nước và DN trong việc xây dựng và thực thi biện pháp hỗ trợ
DNNVV phù hợp với đặc thù của khu vực DN này. Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ phải
xác định được chiến lược hỗ trợ DNNVV, định chế hóa các biện pháp, biện pháp hỗ
trợ trên nguyên tắc phù hợp với hệ thống luật pháp chung cho DN, không gây mâu
thuẫn, chồng chéo, tạo ra được sự thống nhất trong cách tiếp cận về biện pháp hỗ
trợ và các biện pháp hỗ trợ cho DNNVV từ Chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân, các
hiệp hội DN.

8


Ngoài ra, Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ phải định hướng các mục tiêu hỗ trợ theo
đúng nguyên tắc thị trường, đảm bảo tính ổn định, do đó nhóm nghiên cứu đề xuất
không nên quy định những hoạt động cụ thể chẳng hạn như: việc tổ chức Tuần lễ
DNNVV, hay định mức hỗ trợ đối với một số dịch vụ. Cụ thể: Việc quy định hỗ trợ
một phần chi phí dịch vụ nếu tính trên đơn giá (chẳng hạn như: hỗ trợ 50% chi phí

hợp đồng tư vấn) sẽ khó tạo ra sự linh hoạt cho DNNVV cũng như nhà cung cấp
dịch vụ do Nhà nước can thiệp khá sâu vào các giao dịch. Cách tốt nhất là hỗ trợ
thông qua các chương trình cụ thể, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần cho tổng
kinh phí của Chương trình hỗ trợ DNNVV (trang 18). Điều này bảo đảm cho tính
khả thi của Luật khi xem xét nguồn lực có giới hạn của Nhà nước, chức năng nhiệm
vụ của các cơ quan Nhà nước và xu thế hợp tác công tư trong thực hiện công tác hỗ
trợ DNNVV hiện nay.
Tóm lại, Hỗ trợ DNNVV là một đề tài rất đáng chú ý trong bối cảnh kinh tế
hiện nay, với phạm vi cần nghiên cứu rất rộng cả về kinh tế học lẫn luật học. Mỗi đề
tài nghiên cứu chọn một hướng tiếp cận (pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,
kinh tế học), nhằm giải quyết một số vấn đề trên các góc độ khác nhau và đưa ra
nhưng biện pháp tương ứng.
Trên cơ sở tham khảo nội dung các công trình trên, đặc biệt là các số liệu khảo
sát thực tế, với đề tài “Pháp luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.”,
tác giả mong muốn nghiên cứu sâu hơn những kết quả đạt được cùng những hạn chế
trong công tác hỗ trợ DNNVV, và đặc biệt là nội dung của Luật hỗ trợ DNNVV
2017, từ đó tác giả đề xuất các biện pháp pháp luật bổ sung, nhằm đưa Luật thực sự
trở thành một công cụ hữu hiệu, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng DNNVV
tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Khái niệm, vai trò, đặc điểm của DNNVV;
- Pháp luật hỗ trợ DNNVV: khái niệm, chức năng, vị trí của nó trong hệ
thống pháp luật của quốc gia;

9


- Đánh giá tóm tắt kết quả đã đạt được & những tồn tại cong thực tiễn công
tác hỗ trợ DNNVV;

- Xem xét kinh nghiệm các nước trong việc thực hiện một số biện pháp hỗ
trợ DNNVV;
- Phân tích một số nội dung của Luật hỗ trợ DNNVV 2017;
- Đề xuất chi tiết hoá một số nội dung đã được quy định trong Luật, tương
ứng với những tồn tại tác giả đã chỉ ra trong nội dung của Luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: thực tiễn công tác hỗ trợ DNNVV; một số nội dung (bao
gồm 6 nội dung) trong Luật Hỗ trợ DNNVV và các kiến nghị chi tiết hoá Luật
tương ứng.
5. Phương pháp nghiên cứu & ý nghĩa của luận văn
Để nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương
pháp: Phương pháp nghiên cứu chung (phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng); phương pháp so sánh, tổng hợp.
- Ý nghĩa luận văn: Luận văn khái đưa ra đánh giá tổng quan công tác hỗ trợ
DNNVV của Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây; phân tích thực trạng, tồn
tại trong hoạt động hỗ trợ DNNVV thời gian trước khi Luật DNNVV ra đời; đưa ra
một số đánh giá đối với Luật Hỗ trợ DNNVV; đề xuất để nâng cao hiệu quả công
tác hỗ trợ DNNVV.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về pháp luật DNNVV và một số kinh nghiệm cụ thể
Chương 2: Pháp luật hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam và đánh giá một số biện
pháp Luật Hỗ trợ DNNVV
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Luật hỗ trợ DNNVV.

10


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DNNVV VÀ
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỤ THỂ
Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành làm rõ các nội dung sau: khái niệm,
vai trò và đặc điểm của DNNVV, Pháp luật hỗ trợ DNNVV, và tham khảo một số
biện pháp hỗ trợ DNNVV điển hình tại các quốc gia đi trước Việt Nam. Thông qua
các nội dung này, tác giả hy vọng sẽ củng cố được cơ sở lý luận của đề tài, đặc biệt
là tính đúng đắn, cấp thiết của đối tượng nghiên cứu (trong luận văn này), và tạo
tiền đề cho những phân tích sâu hơn ở các chương sau.

1.1.

Khái quát về DNNVV
Trước hết, để có thể thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ DNNVV, cần thiết

phải xác định đúng nội hàm của khái niệm DNNVV, hay nói các khác là xác định
được đối tượng hưởng hỗ trợ là DN nào. Tác giả sẽ tham khảo cách xác định
DNNVV của EU, Mỹ, Hoa Kỳ, và quy định của Việt Nam (trước khi ban hành Luật
hỗ trợ DNNVV).
❖ Khái niệm của Ủy ban Châu Âu (EC)
Theo quy định của EC, khái niệm DNNVV (Small & medium-sized
enterprises –SMEs) được áp dụng phổ biến cho mọi chương trình, biện pháp, biện
pháp cụ do EC phát triển, điều hành; khái niệm này cũng được áp dụng ở các quốc
gia thành viên EU, trừ trường hợp có xung đột với quy định ad-hoc tại từng quốc
gia2. Theo hướng dẫn tại EC (2006), để xác định một DN có là DNNVV hay không,
cần trải qua 3 bước, có thể tóm tắt như sau:
- Bước 1: theo định nghĩa của EC, “mọi thực thể (entity) tham gia vào các hoạt
động kinh tế, không lệ thuộc vào hình thức doanh nghiệp” đều được coi là doanh
nghiệp (enterprise). Như vậy, kể cả DN hoạt động dưới hình thức cá nhân tự kinh

2


EC (2006), tr 4

11


doanh, hộ gia đình, hay các hình thức khác, nhưng thường xuyên tham gia các hoạt
động kinh doanh đều sẽ được coi là DN;
- Bước 2: EC đưa cách tính chi tiết (data calculations) đối với 3 ngưỡng
(threshold): số lao động, doanh thu hoặc bảng cân đối kế toán. Thông qua bước 2
này, EC đảm bảo sự công bằng khi xem xét 3 tiêu chí trên, giữa 3 loại DN: DN tự
chủ (autonomous), DN nhận góp vốn/tham gia góp vốn (partner enterprise) và DN
tham gia liên kết (linked enterprise – các DN chịu sự chi phối bằng biểu quyết của
cổ đông bên ngoài, hoặc có quyền chi phối đối với DN khác);
- Bước 3: Sau khi áp dụng cách tính ở bước 2, DN đối chiếu với các ngưỡng
(threshold) mà EC đặt ra (để xác định có là DNNVV hay không), bao gồm: dưới
250 lao động, doanh thu hoặc bảng cân đối kế toán hàng năm không vượt quá 43
triệu euro. Tuỳ theo những ngưỡng cụ thể khác mà phân hoá thành DN siêu nhỏ,
DN nhỏ và DN vừa.
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực3
Quốc
gia/
Khu vực

Phân loại
DNNVV

Vốn đầu
tư, tài sản
của DN


Số lao động
bình quân

Doanh thu

A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

1. Hoa kỳ

Nhỏ và
vừa

0-500 (áp dụng
đối với DN sản
xuất và khai
khoáng)

Sản xuất

1-300

7 triệu $ (trung bình
Không quy doanh thu hàng năm) – áp
định
dụng đối với DN trong
lĩnh vực phi sản xuất
¥ 0-300
triệu


2. Nhật

Không quy định
Thương
mại

3

¥ 0-100
triệu

1-100

Khrystyna Kushnir, 2010, How do economies define micro, small and medium enterprises (MSMEs)?

12


Dịch vụ &
bán lẻ

¥ 0-50
triệu

1-100

≤ 2 triệu €
3. EU

Siêu nhỏ

Nhỏ
Vừa

< 10
< 50
< 250

Không quy
định

≤ 10 triệu €
≤ 43 triệu €

4.
Australia

Nhỏ và
vừa

< 500

Không quy
định

Không quy định

5.
Canada

Nhỏ

Vừa

< 100
< 500

Không quy
định

< CDN$ 5 triệu
CDN$ 5 -20 triệu

6. New
Zealand

Nhỏ và
vừa

< 500

Không quy
định

Không quy định

B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Thái
Lan

Nhỏ và
vừa


≤ 200

< Baht 200
triệu

Không quy định

2.
Malaysia

Nhỏ và
vừa

< 150

Không quy
định

RM 0-25 triệu

3.
Philippin
es

Nhỏ và
vừa

< 200


≤ Peso 100
triệu

Không quy định

≤ 200 triệu
rupi

≤ 1 tỉ rupi

>200 triệu
rupi

< 10 tỉ rupi

Không quy
định

Không quy định

Nhỏ
4.
Indonesia

5.Brunei

Không quy định
Vừa
Nhỏ và
vừa


1-100

C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI
1. Nga

Nhỏ và
vừa

<250

Không quy
định

1 tỉ rub

2. Trung

Nhỏ và

< 3000

< 40 triệu

≤ 300 triệu tệ

13


quốc


vừa

tệ

❖ Khái niệm DNNVV tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, khái niệm DNNVV được xây dựng trên 2 tiêu chí: số lao động và
doanh thu hàng năm; ở mỗi ngành nghề, định lượng đối với mỗi tiêu chí này đều có
sự phân hoá4. Lấy ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất, một DNNVV được quy định là có
từ 500 lao đọng trở xuống, trong khi đối với DNNVV hoạt động bán sỉ là từ 100 lao
động trở xuống. Ở mục 21 tập Size standard table, DN hoạt động trong lĩnh vực
Khai thác Đồng và Nickel có thể sử dụng tới 1500 lao động, nhưng DN khai thác
Bạc chỉ có thể sử dụng từ 250 lao động trở xuống mới được coi là DNNVV.
❖ Khái niệm DNNVV tại Trung Quốc
Căn cứ Luật hỗ trợ DNNVV của Trung Quốc và Hướng dẫn phân loại
DNNVV hiện hành, bên cạnh số lượng lao động và doanh thu, nhà quản lý ở Trung
Quốc sử dụng tiêu chí Tổng giá trị tài sản để xác định một DN có phải DNNVV
hay không. Xem ví dụ ở bảng dưới đây.
Bảng 1.2: Phân loại DNNVV tại Trung Quốc

DN
Nhỏ

Số lao động

Xây dựng

< 600

Bán sỉ


< 100

< 30 triệu tệ

Bán lẻ

< 100

< 10 triệu tệ

Vận tải

< 500

< 30 triệu tệ

Bưu chính

< 400

< 30 triệu tệ

< 400

< 30 triệu tệ

Nhà hàng&
khách sạn
DN


Tổng giá trị

Ngành nghề

Xây dựng

tài sản
< 40 triệu tệ

600-3000

< 40 - 400

4

Doanh thu
< 30 triệu tệ

30-300 triệu tệ

Quy định số lao động và doanh thu đối với mỗi ngành, nghề được quy định tại Bảng tiêu chuẩn quy mô
Doanh nghiệp (Size standards table) được ban hành bởi Cơ quan quản lý về DN nhỏ của Hoa Kỳ (U.S Small
business administration ban hành. Xem tài liệu tại địa chỉ:
/>
14


triệu tệ


vừa
Bán sỉ

100-200

30-300 triệu tệ

Bán lẻ

100-500

10-150 triệu tệ

Vận tải

500-3000

30-300 triệu tệ

Bưu chính

400-1000

30-300 triệu tệ

400-800

30-150 triệu tệ

Nhà hàng&

khách sạn
Nhận xét:

Như vậy, không có một khái niệm DNNVV phổ quát, dùng chung cho các
quốc gia, mà ở từng quốc gia lại có cách xác định khác nhau. “Siêu nhỏ”, “nhỏ” hay
“vừa” còn tuỳ thuộc vào kích thước của nền kinh tế và quan điểm của nhà làm luật
ở mỗi quốc gia. Thông thường, theo cách tiếp cận của OECD, DN thuê từ 1-9 lao
động là DN siêu nhỏ, từ 10-49 là nhỏ, và từ 50-249 là DN vừa5. Còn ở mỗi ngành
nghề, định lượng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của DN hoạt động ở
lĩnh vực tương ứng. Tóm lại, các quốc gia chủ yếu sử dụng 3 tiêu chí 6 sau đây để
xác định DNNVV: số lao động, vốn chủ sở hữu7, lĩnh vực/ngành nghề hoạt động.
Ở Việt Nam, DNNVV được định nghĩa lần đầu tiên tại Nghị định
56/2009/NĐ-CP 30/06/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển DNNVV, tại
khoản 1 Điều 3 như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký
kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa
theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác
định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau […]”. Có thể thấy, cách
phân loại giữa DNNVV với các DN khác là tương tự với cách các quốc gia đã đi
trước trên thế giới.

5
6

OECD, 6/2017, Enhancing the contributions of SMEs in a global and digitalised economy.
Khrystyna Kushnir, 2010, How do economies define micro, small and medium enterprises ?, trang 5-8.

7

Ở đây tác giả sử dụng khái niệm vốn chủ sở hữu thay cho cụm tiêu chí tài sản/doanh thu/ vốn/giá trị các

khoản đầu tư (assets/turnover/capital/investment) được tác giả Khrystyna Kushnir thống kê trong bảng
Matrix of MSME definitions.

15


Đặc thù của DNNVV

1.2.

Trong bản nghiên cứu DNNVV hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu: thách thức
và biện pháp ở Châu Á8 , các chuyên gia từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã
chỉ ra những lợi thế & bất lợi của DNNVV như sau:
● Những lợi thế của DNNVV:
- Linh hoạt trong sản xuất: Các sản phẩm hiện đại thường có xu hướng vòng
đời ngắn hơn so với trước đây do công nghệ, kiểu dáng liên tục đổi mới kéo theo thị
hiếu của người tiêu dùng cũng sẽ đổi khác. Đây chính là cơ hội cho DNNVV khi
loại hình DN này phản ứng linh hoạt hơn trong việc liên tục thay đổi công nghệ sản
xuất, thay cho lợi thế quy mô sản xuất như ở DN lớn hơn;
- Toàn cầu hoá đem lại cơ hội trở thành nhà thầu, nhà thầu phụ trong chuỗi
sản xuất toàn cầu (contractor & subcontractor);
- Sự trỗi dậy của khu vực dịch vụ (ở cả xã hội hậu công nghiệp lẫn những
nền kinh tế đang phát triển), mà ở đây DNNVV có ưu thế phát triển hơn DN quy
mô lớn;
- Tầm quan trọng của tính sáng tạo, độc đáo đối với các sản phẩm ngày càng
được người tiêu dùng đề cao, và đây chính là sở trường của DNNVV;
- Nền tảng công nghệ thông tin phát triển trên toàn cầu, đặc biệt là thương
mại điện tử, giúp cho DNNVV dù không có lực lượng nhân sự lớn cũng có thể giao
thương, hợp tác, vươn xa không giới hạn tới cách thị trường trong và ngoài nước;
- Tổ chức nhân sự gọn nhẹ, cơ động, có khả năng thích ứng nhanh chóng

theo nhu cầu của khách hàng cũng như thay đổi công nghệ;
- Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các DNNVV có ảnh hưởng rất ít hoặc
không gây khủng hoảng kinh tế- xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng của các cuộc
khủng hoảng dây chuyền.
● Những bất lợi của DNNVV
Bên cạnh những lợi thế kể trên DNNVV cũng có những bất lợi so với DN có
quy mô lớn.
8

ADB, 2015, Integrating SMEs into global chain value: challenges and policy actions in Asia.

16


- Hạn chế về nguồn lực ở nhiều phương diện: tài chính, khả năng thâm nhập
vào thị trường, thu thập thông tin về thị trường;
- Khả năng bị cạnh tranh và loại bỏ bởi các DN lớn, đặc biệt trong bối cảnh
toàn cầu hoá và hội nhập giữa các nền kinh té;
- Khả năng tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ yếu hơn nhiều
so với các DN có tiềm lực tài chính tốt, quy mô nhân sự lớn;
Với vai trò cũng như bất lợi như đã nêu trên, DNNVV ở bất cứ quốc gia
nào cũng cần sự chung tay giúp đỡ từ phía Nhà nước cả về mặt pháp lý lẫn hỗ trợ
vật chất, để có thể phát triển, cạnh tranh bình đẳng với các DN có quy mô lớn hơn.

1.3.

Pháp luật hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam
Về mặt lý luận, cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật hay

công trình nghiên cứu nào xây dựng một khái niệm về Pháp luật hỗ trợ DNNVV tại

Việt Nam. Với vai trò là đối tượng nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ mạnh dạn
xây dựng một khái niệm cho Pháp luật hỗ trợ DNNVV, trên cơ sở nội dung các văn
bản pháp luật điều chỉnh hoạt động hỗ trợ DNNVV đã ban hành.
Thứ nhất, như các ngành luật khác, Pháp luật hỗ trợ DNNVV có phạm vi
điều chỉnh riêng, đó là nội dung các chương trình trợ giúp DNNVV.
Chương trình trợ giúp DNNVV, theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 5 Nghị
định 56/2009/NĐ-CP: là chương trình mục tiêu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành,
địa bàn và được bố trí trong kế hoạch hàng năm và 5 năm. Ưu tiên chương trình trợ
giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp nhỏ và vừa
sử dụng nhiều lao động nữ. Như vậy, phạm vi điều chỉnh của pháp luật hỗ trợ
DNNVV tại Việt Nam có 3 đặc điểm: 1, Dành cho DNNVV, 2, Hỗ trợ có mục tiêu,
3, Mục tiêu hỗ trợ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa
phương trong từng thời kỳ.
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật hỗ trợ DNNVV bao gồm: các
DN được xác định là DNNVV, các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động
hỗ trợ DNNVV.
17


Do vậy, Pháp luật hỗ trợ DNNVV là một ngành luật trong hệ thống pháp
luật của Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động hỗ trợ DNNVV phát
triển nói chung, đồng thời hướng tới những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
nhất định tùy theo từng thời kỳ.

1.4.

Kinh nghiệm hỗ trợ DNNVV từ một số biện pháp hỗ trợ cụ thể
Là quốc gia đi sau trong việc phát triển nền kinh tế thị trường nói chung, và


khu vực kinh tế tư nhân nói riêng, bên cạnh những bất lợi dễ thấy với vị thế của
người xuất phát sau, thì Việt Nam cũng có lợi thế thông qua học hỏi kinh nghiệm
của các quốc gia đi trước trong công tác ban hành và thực thi biện pháp hỗ trợ
DNNVV.
Đối với phần này, tác giả tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế đối với
một số biện pháp hỗ trợ DNNVV: hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ, hỗ trợ DNNVV
khởi nghiệp sáng tạo, cơ sở ươm tạo – khu làm việc chung, hỗ trợ tiếp cận tài
chính; từ đó, tác giả có cơ sở để đưa ra các đề xuất sẽ được trình bày tại chương III.
1.4.1. Biện pháp hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ
Các DNNVV do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và
thu nhập cho người lao động, giảm đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở góc
độ phát triển xã hội, các DN này góp phần tăng vị thế của phụ nữ, tăng đầu tư cho y
tế, giáo dục của trẻ em nhất là các trẻ em gái, làm tăng lợi ích xã hội cũng như tiềm
năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động
kinh tế còn thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về bình đẳng giới.
Theo nghĩa này, phát triển các DNNVV do phụ nữ làm chủ sẻ góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam9. Dưới
đây là tóm tắt nội dung biện pháp hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ mà tác giả đã tham
khảo trong quá trình làm luận văn này.
 Khái niệm DNNVV do nữ làm chủ của Hoa Kỳ:

9

ADB, 2016, DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị biện pháp

18


Tham khảo theo quy định tại Hoa Kỳ, một DN được coi là DN nhỏ do nữ làm

chủ (Women-owned small business –WOSB) phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau10:
-

Phải thuộc diện là DNNVV theo Bộ tiêu chí phân loại ngành công

nghiệp Bắc Hoa Kỳ (North American industry classification system – NAICS);
-

Có ít nhất 51% vốn được sở hữu trực tiếp và không điều kiện

(unconditionally&directly) bởi nữ công dân Hoa Kỳ;
-

Nữ chủ là người đứng đầu, cao nhất, thực hiện việc điều hành thường

xuyên, lâu dài, và không có thời hạn đối với DN.
Việc công nhận là WOSB sẽ được SBA xem xét và cấp giấy chứng nhận
(WOSB program certification).
Bên cạnh việc chính phủ Hoa Kỳ hàng năm dành 23% ngân sách các dự án
đầu tư công cho DNNVV, là các nhà thầu chính hoặc thầu phụ trong dự án. Đặc
biệt, các WOSB được thưởng thêm 5% giá tham gia đấu thầu. Các dự án đầu tư
công và ưu đãi đối với WOSB được đăng công khai, cập nhật tại trang web về đầu
tư công của Hoa Kỳ, địa chỉ:


Kinh nghiệm hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ từ Canada

Tại Canada, biện pháp hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ được tập trung vào 5
nhóm biện pháp: hỗ trợ tài chính; tăng cường hoạt động của các tổ chức hỗ trợ
DNNVV do nữ làm chủ, hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh; hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ

pháp lý và thuế, cụ thể11:
-

Lập kế hoạch kinh doanh, nội dung chính: huấn luyện chủ doanh nghiệp

lập kế hoạch kinh doanh trên cơ sở học tập các bản kế hoạch kinh doanh mẫu; kỹ
năng nghiên cứu và thu thập số liệu; kỹ năng tiến hành khảo sát thị trường để lấy số
liệu;
-

Khởi nghiệp: lựa chọn địa điểm khởi nghiệp; đặt tên DN và sản phẩm;

đăng ký DN;

10

Xem Chương 13 Đạo luật Liên bang Hoa Kỳ, mục 127.200, 201, 202.

11

Canada business network, Women entrepreneurs, xem tại:
/>
19


Quản lý DN: kỹ năng tuyển dụng lao động; kỹ năng quản trị lao động;

-

marketing và bán hàng; Tìm hiểu và nghiên cứu cơ hội tham gia dự án đầu tư công;

kỹ năng mở rộng và phát triển DN;
Phổ biến pháp lý và thuế: quy định pháp luật của quốc gia và địa phương

-

có liên quan; các chứng chỉ cần có trong kinh doanh; các loại thuế, phí và cách tính
thuế, phí;
-

Hỗ trợ tài chính: DNNVV do chủ yếu nhận hỗ trợ tài chính từ các tổ

chức ở địa phương với những hạn mức khác nhau. Ví dụ như: Women’s enterprise
centre hỗ trợ vay các DN ở vùng British Columbia (tới 150.000$); Alberta women
entrepreneurs hỗ trợ các DN ở vùng Alberta (tới 150.000$); tổ chức Femmessor –
Russir en affaires hỗ trợ cho DN vay tín dụng từ 20.000 cho tới 150.000$, hoặc cho
vay dưới hình thức cổ phiếu tới 250.000$.....
 Khuyến nghị của OECD đối với DNNVV do phụ nữ làm chủ12:
-

Hiểu biết về DNNVV do nữ làm chủ cần phải được coi là một trong

những mục tiêu về DNNVV nói chung. OECD đóng vai trò chính trong việc chuẩn
hoá cách thức tiến hành các khảo sát, xây dựng dữ liệu về DNNVV, trong đó số liệu
về DNNVV do phụ nữ làm chủ là một trong những tiêu chí cần có;
-

Định kỳ khảo sát nhằm đánh giá tác động của các biện pháp hỗ trợ

DNNVV đối với hiệu quả kinh doanh của DNNVV do nữ làm chủ. Những biện
pháp có hiệu quả đặc biệt đối với DNNVV do nữ làm chủ cần được phát huy, nhân

rộng trên phương diện quốc gia, khu vực.
-

Mở rộng, củng cố mạng lưới tổ chức của các nữ chủ doanh nghiệp. Các

hiệp hội này được coi là kênh quan trọng trong việc phổ biến kiến thức, truyền đạt
kinh nghiệm kinh doanh cho các nữ doanh nhân, và là đầu mối để các DNNVV do
nữ làm chủ tìm kiếm đối tác, cơ hội hợp tác. Đây cũng chính là các tổ chức đại diện
cho tiếng nói của giới nữ doanh nhân ở các sự kiện trong nước và quốc tế.

12

OECD, 2004, Promoting entrepreneurship and innovative SMEs in a global economy: towards a more
responsible and inclusive globalisation, tr 52.

20


-

Lắng nghe ý kiến của các nữ doanh nhân. OECD đề xuất thành lập một

cơ quan (thuộc chính phủ) chuyên trách trong công tác hỗ trợ DNNVV do nữ làm
chủ. Cơ quan này sẽ phụ trách công tác xây dựng, duy trì các trung tâm hỗ trợ nữ
giới trong thực hành kinh doanh, điều phối các chương trình seminars và mít tinh
nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho nữ giới, những người đang điều hành DN
hoặc những người có ý định bắt đầu khởi sự kinh doanh.
-

Tạo điều kiện cho nữ giới tham gia và thăng tiến trong môi trường làm


việc, thông qua các hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ em, và có biện pháp nhằm đảm bảo
đối xử bình đẳng giới tại nơi làm việc.
Nhận xét:
Qua tham khảo trên, tác giả rút ra một số nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất, một số biện pháp hỗ trợ chủ yếu: hỗ trợ về mặt tài chính; biểu
dương những DNNVV do nữ làm chủ có kết quả kinh doanh thành công; phát huy
hoạt động tổ chức đại diện cho các DN nữ.
Thứ hai, cần thường xuyên tiến hành khảo sát kết quả kinh doanh, cũng như
đánh giá tác động chính sách đối với DNNVV do nữ làm chủ; đồng thời phỏng vấn,
lấy ý kiến từ nữ giới tham gia kinh doanh. Trên cơ sở kết quả khảo sát, người làm
chính sách sẽ thấy được hiệu quả biện pháp đã áp dụng, cũng như những tồn tại đã
hạn chế hiệu quả kinh doanh của DNNVV do nữ làm chủ.
Thứ ba, đồng hành cùng với Chính phủ, các tổ chức, hiệp hội ngoài công lập
của nữ doanh nhân nói chung cần phát huy vai trò là một kênh truyền bá tri thức
kinh doanh, pháp luật, cũng như là đại diện cho tiếng nói của các DNNVV do nữ
làm chủ trong các vấn đề quan trọng như: đóng góp vào xây dựng biện pháp pháp
luật, tham gia vào các diễn đàn của DNNVV nói chung cũng như DN do nữ làm
chủ nói riêng trên trường quốc tế.
1.4.2. Phát triển triển vườn ươm doanh nghiệp: kinh nghiệm từ Hoa Kỳ
Hoa Kỳ được coi là quốc gia tiên phong trong phát triển các vườn ươm
doanh nghiệp (VƯDN) với vườn ươm đầu tiên được thành lập năm 1959 (Abdulatif
M.Alsheikh, 2009). Hiện đang có khoảng 1100 VƯDN đang hoạt động tại Hoa Kỳ

21


(NBIA, 2009), tạo thành một hệ sinh thái với các mô hình vườn ươm khác nhau,
được đài thọ bởi cả nguồn vốn Chính phủ lẫn nguồn vốn của tư nhân. Đa phần trong
số vườn ươm này đều hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận (chiếm 94% - theo

Abdulatif M.Alsheikh, 2009). Năm 2006, mức đầu tư trung bình cho một VƯDN tại
Hoa Kỳ là 548.000$, và tạo ra thu nhập tương ứng là 597.000$ (NBIA, 2009). Một
số kết quả mà các VƯDN đạt được như sau:
-

Trong năm 2005, các VƯDN khu vực Bắc Hoa Kỳ đã trợ giúp 27.000 DN

khởi nghiệp, tạo hơn 100.000 việc làm ổn định cho lao động, và tạo ra thu nhập
hàng năm ước tính 17 tỉ đô-la. (NBIA, 2009).
-

Nguồn vốn & phát triển nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho VƯDN:

từ chính quyền liên bang chiếm tỉ lệ cao nhất (24%), các VƯDN độc lập tự duy trì
hoạt động (18%), từ các tổ chức phát triển kinh tế (18%), từ các định chế giáo dục
(20%), từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) (8%), và nguồn vốn khác (12%)
(Abdulatif, 2009: trang 97);
-

Địa điểm đặt VƯDN: tập trung chính ở khu vực đô thị (45%), khu vực nông

thôn là 36%, và ngoại ô các đô thị là 15%;
-

Lĩnh vực hỗ trợ của VƯDN: đa lĩnh vực (mixed use) là 43%, công nghệ là

34%, sản xuất là 10%, dịch vụ là 6%, các lĩnh vực khác là 7% (Abdulatif, 2009:
trang 98);
-


Các dịch vụ chính được cung cấp bởi VƯDN, bao gồm: Tư vấn sử dụng,

cho thuê cơ sở vật chất dùng chung; khai thác cơ sở dữ liệu; đánh giá tài chính và
định hướng phát triển (Abdulatif, 2009: trang 98);
-

Điều kiện đối với một DN được coi là ươm tạo thành công (tốt nghiệp -

graduated) thay đổi theo thời gian. Năm 1991, 58% các VƯDN sử dụng điều kiện
thời hạn ươm tạo (Time limits) là điều kiện duy nhất; tới năm 2006, các VƯDN sử
dụng những tiêu chí khác nhau để đánh giá tốt nghiệp: Đạt tiêu chí cột mốc
(achieved milestones) – 44%; tiêu chí về quy mô DN– 42%, tiêu chí thời hạn ươm
tạo – 24%, và tiêu chí khác – 19%; 87% số DN tốt nghiệp tiếp tục hoạt động kinh
doanh.

22


Đánh giá:
Thông qua việc tham khảo các tài liệu về công tác hỗ trợ VƯDN của Hoa
Kỳ, có thể nhận thấy những nhân tố ảnh hưởng đến thành công của VƯDN như sau:
-

Chính phủ đóng vai trò chính trong hỗ trợ tài chính đối với VƯDN;

-

Thiết kế chương trình dành riêng cho mỗi VƯDN, phù hợp với đặc thù địa

phương và ngành nghề; không sử dụng phương pháp chung cho cả quốc gia, quản lý

mang tính hành chính từ bên trên áp xuống dưới;
-

Đa dạng nguồn vốn từ các quỹ đầu tư địa phương, quỹ ĐTMH, quỹ đầu tư

thiên thần;
-

Bắt buộc hoặc khuyến khích các dự án đầu tư công sử dụng sản phẩm, dịch

vụ của các DN đang/đã phát triển ở các VƯDN;
-

Sử dụng hỗ trợ tài chính dựa trên đánh giá dòng tiền (Cashflow based

financing) thay cho phương thức cho vay thế chấp tài sản truyền thống;
-

Sự hỗ trợ từ người đứng đầu các DN lớn, các chuỗi cung cấp trên địa bàn

địa phương;
1.4.3. Hỗ trợ tham gia dự án có vốn đầu tư công
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, Chính phủ được coi là khách hàng lớn nhất
của các doanh nghiệp, do vậy, Chính phủ cũng là đối tác được các DNNVV tìm
kiếm, săn đón nhất để có cơ hội hợp tác. Ở chiều ngược lại, nhận thức được vai trò
của DNNVV trong nền kinh tế, Chính phủ các quốc gia hàng năm thường dành ra
một khoản ngân sách để mua sắm sản phẩm/dịch vụ được sản xuất/cung cấp bởi các
DNNVV trong nước.
 Liên minh Châu âu (EU)
Hỗ trợ sự tham gia của DNNVV vào các gói mua sắm công được coi là 1

trong 5 nhiệm vụ trong chương trình cải cách mua sắm công của Liên minh Châu âu
(EU) đưa ra hồi tháng 4 năm 2016:
“Với nhận thức tầm quan trọng của DNNVV đối với việc tạo việc làm, sự
phát triển, tiến bộ, cần thiết phải khuyến khích sự tham gia của khối DN này vào
các gói mua sắm công, thông qua các biện pháp của tổ chức (EU) cũng như biện

23


×