Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.21 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN SINH 12 CB
Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT
Tiết 42 Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT
VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm quần xã (chuẩn)
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong
không gian. (chuẩn)
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức
chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt – con mồi và vật chủ - vật kí sinh) (mức 2)
- Phân biệt được khái niệm quan hệ hổ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã, hiện
tượng khống chế sinh học và nêu ví dụ. (mức 2)
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá tìm tri thức mới.
Phân tích các ví dụ về quần xã sinh vật. (mức 2)
3 . Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
II. Phương pháp
III. Phương tiện:
IV. Trọng tâm
V. Tiến trình bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?
- Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh vể mức
cân bằng?
2. Đặt vấn đề:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
GV: đưa ra tranh vẽ quần xã sinh vật
trong ao cho hs quan sát:
- Quan sát bức tranh và cho biết trong
ao có những quần thể sinh vật nào đang


sống, quan hệ giữa các quần thể sinh vật
đó như thế nào?
GV sử dụng h40.1 sgk phân tích Qxsv
rừng nhiệt đới.
Số lượng loài (quần thể) nhiều hay ít?
Gồm những QTSV nào?
Không gian sống của những QTSV
trên?
Giữa các quần thể sinh vật trên có mối
quan hệ gì với nhau?
Chính mối quan hệ về dinh dưỡng – nơi
ở giữa các quần thể sinh vật làm cho các
quần thể sinh vật này tạo thành một tổ

Nội dung
I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT:
1.
Ví dụ: quần xã sinh vật rừng nhiệt đới:
Ngoại cảnh

QTTV

QT
ĐV ăn
TV

2. Khái niệm:

QTĐ
V ăn

thịt


GIÁO ÁN SINH 12 CB
chức sống tương đối ổn định → gọi là
một QXSV.
Vậy, quần xã sinh vật là gì?

GV cho ví dụ.
Nhận xét về độ đa dạng của QXSV rừng
nhiệt đới và ôn đới?
Số lượng loài và số lượng cá thể / loài
biểu thị điều gì?
Một quần xã ổn định thì số lượng loài
và số lượng cá thể / loài phải như thế
nào?
Hãy cho ví dụ về loài ưu thế và khái
niệm?
Hãy cho ví dụ về loài đặc trưng và khái
niệm?

QX có các kiểu phân bố nào?
Ý nghĩa sự phân bố theo không gian là
gì?

Các loài trong QX có quan hệ ntn? Các
em nghiên cứu bảng 40 và hình 40.3
SGK, cho biết đặc điểm, vd các mối

QXSV là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc

nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không
gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó
với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã
sinh vật có cấu trúc tương đối ổn định.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QX
1. Đặc trưng về thành phần loài trong QX:
a.
Số lượng loài và số lượng cá thể của
mỗi loài:
- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài biểu
thị mức độ đa dạng của QX.
- Một QX ổn định thường có số lượng loài lớn, số
lượng cá thể của loài cao.
b. Loài ưu thế và loài đặc trưng:
- Loài ưu thế: là những loài đóng vị trí quan trọng
trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh
khối lớn, hoạt động mạnh.
Ví dụ: quần xã ở trên cạn loài thực vật có hạt là
loài ưu thế. Quần xã rừng thông: loài cây thông là
chiếm ưu thế.
- Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã đó
(vd cá cóc ở rừng Tam đảo) hay là loài có số lượng
nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác.
(vd QX rừng U Minh: Loài cây tràm là loài đặc
trưng, QX vùng đồi Phú Thọ: Loài cây cọ là loài
đặc trưng).
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian
của QX:
- Phân bố theo chiều thẳng đứng. Vd: Rừng mưa
nhiệt đới: phân thành 4 tầng: Tầng vượt tán, tầng

tán rừng, tầng cây gỗ dưới tán, tầng cây nhỏ dưới
rừng. => Sự phân tầng của động vật rừng.
- Phân bố theo chiều ngang
+ QX đồi núi: Đỉnh núi - sườn núi - chân núi.
+ Quần xã biển: Ven bờ biển - ngập nước ven bờ vùng khơi xa.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG
QXSV
1.
Các mối quan hệ sinh thái:
- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không
có hại cho các loài khác, gồm: cộng sinh, hội sinh,
hợp tác.
- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài
có lợi và bên kia là loài bị hại, gồm: cạnh tranh, kí


GIÁO ÁN SINH 12 CB
quan hệ trong QX?

GV: nêu ví dụ: Ong kí sinh (mắt đỏ) diệt
sâu đục thân lúa, làm số lương sâu giảm
=> HT này khống chế sinh học. Thế nào
là khống chế sinh học và cho ví dụ, nếu
ý nghĩa của nó?
Khống chế sinh học đem lại ý nghĩa gì?
Quan hệ
Cộng sinh
Loài A
+


Hợp tác
Loài A
+

sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật
khác.
(Xem bảng)
2. Hiện tượng khống chế sinh học:
a. Khái niệm:
Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống
chế ở mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm
thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ
hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là
sử dụng yếu tố thiên địch để phòng trừ các sinh vật
gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc
trừ sâu.
VD: dùng ong kí sinh diệt bọ dừa.

Ví dụ
+ Vi khuẩn và tảo đơn bào cộng
Loài B sinh trong địa y.
+ Vi khuẩn lam cộng sinh trong
+
nốt sần cây họ đậu …
+ Hợp tác giữa chim mỏ đỏ và
Loài B linh dương.
(h40.4.a)
+


Đặc điểm
Hai loài cùng có lợi khi sống chung và
nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng,
cả hai loài đều có hại.
Hai loài cùng có lợi khi sống chung
nhưng không nhất thiết phải có nhau;
khi tách riêng, cả hai loài đều có hại.

Hội sinh

Hội sinh giữa cây phong lan bám Khi sống chung một loài có lợi, loài
kia không có lợi cũng không có hại gì;
Loài A
Loài B trên thân cây gỗ.
khi tách riêng một loài có hại còn loài
0
+
kia không bị ảnh hưởng gì.
Cạnh tranh
+ Thực vật rừng cạnh tranh ánh - Các loài cạnh tranh nhau về nguồn
sống và không gian sống.
Loài A
Loài B sáng, muối khoáng …
+


chồn
cạnh
tranh

con
- Cả hai đều bị ảnh hưởng bất lợi,
mồi.
thường thì một loài sẽ thắng thế còn
loài khác bị hại nhiều hơn.
Kí sinh
+ Giun kí sinh trong cơ thể Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài
khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ
Loài A
Loài B người.
+ Cây tầm gửi kí sinh trên cây loài đó.
+
khác
Ức chế - cảm nhiễm Tỏi tiết chất gây ức chế hoạt Một loài này sống bình thường nhưng
Loài A
Loài B động của vi sinh vật ở xung gây hại cho loài khác.
quanh.
0
Sinh vật này ăn sinh + Bò ăn cỏ.
vật khác
+ Hổ ăn thỏ.
Loài A
Loài B + Cây nắp ấm ăn ruồi.
+

-

- Hai loài sống chung với nhau.
- Một loài sử dụng loài khác làm thức
ăn, bao gồm:

+ Động vật ăn thực vật.
+ Động vật ăn động vật.


GIÁO ÁN SINH 12 CB

4. Củng cố
Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, ta cần chọn nuôi các loài cá
như thế nào? (Nhiều loài cá có đặc điểm sinh sống, tập tính kiếm ăn và thức ăn khác nhau).
5. Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 180.
- Đọc bài 41 SGK.



×