Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ THANH HUYỀN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ THANH HUYỀN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN DUNG



THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện hệ thống Kiểm
soát nội bộ tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên” là công
trình nghiên cứu độc lập; số liệu sử dụng và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực.
Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục
vụ cho việc nghiên cứu, các nguồn thông tn đã được xử lý và trích dẫn rõ
nguồn tài liệu tham khảo theo quy định. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
đề tài đã
được cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Huyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm

giúp đỡ của Quý thầy, cô, bạn bè.
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Văn Dung, người Thầy đã
định hướng cho chủ đề nghiên cứu; nghiêm túc về mặt khoa học và tận tình
giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo
Khoa Kinh tế; cán bộ và chuyên viên Phòng Quản lý đào tạo - Trường ĐH
Kinh tế và QTKD Thái Nguyên đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi về các điều kiện
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp
vụ và cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã
cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến Quý thầy, cô trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
thuộc Đại học Thái Nguyên trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng
nghiệp
và gia đình.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .......................................................... viii MỞ
ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................
1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .....................................................................
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ......................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TRONG NGÂN HÀNG............................................................................ 4
1.1. Lý luận chung về hệ thống Kiểm soát nội bộ ............................................ 4
1.1.1. Định nghĩa Kiểm soát nội bộ .................................................................. 4
1.1.2. Hệ thống Kiểm soát nội bộ ..................................................................... 5
1.1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB .............................................. 9
1.1.4. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống Kiểm soát nội bộ ....................
13
1.1.5. Vai trò và trách nhiệm của các bên có liên quan trong hệ
thống
Kiểm soát nội bộ ............................................................................................. 13
1.2. Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Chính sách xã hội .................. 14
1.2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội .......................................... 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


4

1.2.2. Môi trường kiểm soát ............................................................................
17
1.2.3. Hệ thống lý luận về Kiểm soát nội bộ ngân hàng theo Báo cáo Basle.......
20
1.3. Một số bài học kinh nghiệm về KSNB trong các ngân hàng trên thế
giới và ở Việt Nam .......................................................................................... 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4

1.3.1. Bài học kinh nghiệm do KSNB không hiệu quả trong các ngân
hàng ở một số nước trên thế giới..................................................................... 24
1.3.2. Bài học kinh nghiệm do KSNB không hiệu quả trong các ngân
hàng ở Việt Nam ............................................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 28
Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 29
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................
29
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 29
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 31
2.3. Dữ liệu cho nghiên cứu ............................................................................ 32
2.4. Hệ thống chỉ têu nghiên cứu ................................................................... 32

2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ..............
32
2.4.2. Hệ thống chỉ têu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động
KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.............................................. 32
Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN............. 34
3.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên .................................. 34
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển ............................................................
34
3.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên....
35
3.2. Thực trạng hoạt động KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên..........
44
3.2.1. Những vướng mắc về mặt pháp lý trong các quy định hướng dẫn
về kiểm tra kiểm soát nội bộ ........................................................................... 44
3.2.2. Mô hình tổ chức của hệ thống kiểm tra, Kiểm soát nội bộ Ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

hàng CSXH ..................................................................................................... 49
3.2.3. Thực trạng hoạt động hiện nay của hệ thống KSNB tại Ngân hàng
CSXH tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


6

3.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 65
3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động của hệ thống KSNB tại
Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 65
3.3.2. Những tồn tại trong hệ thống KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 67
3.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại ................................................................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 74
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
............................................................................... 75
4.1. Định hướng hoạt động KSNB tại Ngân hàng CSXH............................... 75
4.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 75
4.1.2. Yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng với hoạt động KSNB ............... 75
4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 75
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát.......................................... 76
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin ...............................................................
79
4.2.3. Hoàn thiện nguyên tắc và thủ tục kiểm soát .........................................
80
4.2.4. Phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm tra,
KSNB .............................................................................................................. 81
4.3. Kiến nghị với Ngân hàng CSXH Việt Nam............................................. 81
4.3.1. Cơ cấu lại hệ thống KSNB .................................................................... 81
4.3.2. Thiết lập phần mềm kết nối Intellec với chứng từ gốc từ webcam
và máy scan ..................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ....................................................................................................

86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CSXH

: Chính sách Xã hội

CT-XH

: Chính trị xã hội

HĐQT

: Hội đồng quản trị

KSNB


: Kiểm soát nội bộ

NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ têu chủ yếu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng
CSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013 ............................ 38
Bảng 3.2. Tình hình dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT-XH tại Ngân
hàng CSXH Thái Nguyên đến 31/12/2013 ..................................... 42
Bảng 3.3. Báo cáo kết quả tài chính năm 2012 - 2013 ................................... 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2010 đến 2013 ..................... 39
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2010 đến 2013 ........................... 40
Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2010 đến 2013 ............................. 41
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2010 đến 2013...................................... 41
2. Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên........... 37
Sơ đồ 3.2. Mô hình KSNB hiện hữu tại NHCSXH ........................................ 50
Sơ đồ 3.3. Bộ máy kiểm tra nội bộ tại NHCSXH ........................................... 52
Sơ đồ 4.1. Mô hình hệ thống KSNB (kiến nghị) ............................................ 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một thành phần không thể thiếu trong
quản trị ngân hàng và là cơ sở đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn và
vững mạnh. Một hệ thống vững mạnh có thể giúp đảm bảo cho ngân hàng
đạt được các mục tiêu dài hạn, duy trì công tác báo cáo tài chính và báo cáo
quản trị đáng tn cậy. Hoạt động KSNB giúp đảm bảo rằng ngân hàng sẽ tuân
thủ luật pháp và các quy định, chính sách kế hoạch, các thủ tục và quy tắc nội
bộ, giảm thiểu rủi ro gặp phải và gây tổn hại đến danh tiếng của ngân hàng.
Khác với các Ngân hàng Thương mại là Ngân hàng Chính sách xã hội

(CSXH) hoạt động không phải vì lợi nhuận hàng đầu mà lấy hiệu quả kinh tế
xã hội bằng việc sử dụng vốn tín dụng qua chính sách hỗ trợ tài chính của
Nhà nước đưa lại làm mục tiêu hoạt động của mình. Vì vậy, Ngân hàng Chính
sách xã hội phải có một bộ máy được tổ chức và điều hành kỷ cương khoa
học với nguồn lực tài chính vững mạnh, chất lượng nguồn nhân lực cao nhằm
tạo nên năng lực hoạt động mạnh mẽ.
Dù có vai trò khá quan trọng trong việc thực thi hệ thống chính sách xã
hội của Nhà nước, nhưng việc cấp tín dụng cho người thuộc diện chính sách
xã hội với mức lãi suất thấp không đủ bù đắp chi phí huy động; với khả năng
xảy ra rủi ro lớn do người nghèo là những người năng lực tài chính yếu, khả
năng tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức giản đơn ...
nếu không nhận được sự hỗ trợ thoả đáng về cơ chế và nguồn vốn của Nhà
nước sẽ không đảm bảo được khả năng sinh lợi của Ngân hàng. Chi phí huy
động vốn cao hơn lãi suất cho vay đối với người nghèo mà không được
bù đắp chênh lệch lãi suất của Nhà nước, hay các khoản tín dụng cấp ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2

không có khả năng thu hồi do người thuộc diện chính sách xã hội chưa có
kinh nghiệm và năng lực thiết yếu đảm bảo cho việc sử dụng vốn của họ là
có hiệu quả,... là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3


nguyên nhân dẫn tới rủi ro mất vốn, nợ quá hạn cao và kinh doanh thua lỗ
đối với Ngân hàng. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra
trong quá trình hoạt động của ngân hàng chính sách, ngoài các biện pháp
thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi
hỏi ngân hàng chính sách phải có những biện pháp hữu hiệu. Mà biện pháp
quan trọng nhất là Ngân hàng chính sách xã hội phải thiết lập được hệ thống
KSNB một cách đầy đủ và có hiệu quả. Ý thức được tầm quan trọng của việc
thiết lập hệ thống KSNB trong Ngân hàng Chính sách xã hội ở Việt Nam
tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt
động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn công tác KSNB của Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá thực trạng công tác KSNB của Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Thái Nguyên, đánh giá mặt mạnh, mặt còn hạn chế của công tác KSNB
tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ
thống KSNB tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


4

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân
hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Sử dụng số liệu thực tế từ năm 2010 đến năm 2013 của Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên để phục vụ nghiên cứu đề tài.
3.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Đề tài luận giải có cơ sở khoa học về các giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
- Tạo cơ sở để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB.
- Đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể, khả thi nhằm góp phần hoàn
thiện hệ thống KSNB.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, một số biểu bảng, hình vẽ, đồ thị, danh

mục các công trình nghiên cứu của tác giả và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống KSNB trong Ngân hàng.
Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hệ thống KSNB của Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG NGÂN HÀNG
1.1. Lý luận chung về hệ thống Kiểm soát nội bộ
1.1.1. Định nghĩa Kiểm soát nội bộ
Khái niệm KSNB đã hình thành và phát triển dần trở thành một hệ
thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức. Quá trình nhận thức
và nghiên cứu về KSNB dẫn đến các quy định khác nhau từ đơn giản đến
phức tạp về hệ thống này. Đến nay, định nghĩa chấp nhận khá rộng rãi là:
Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị
(HĐQT) và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp
một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu dưới đây:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy
- Các luật lệ và quy định được tuân thủ
- Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả


1

Trong định nghĩa nêu trên, bốn nội dung cơ bản là quá trình, con
người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. Chúng được hiểu như sau:
1.1.1.1. Kiểm soát nội bộ là một quá trình
Kiểm soát nội bộ bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện
diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể
thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tện giúp cho đơn vị đạt được
các mục
tiêu của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7
Định nghĩa này được đưa ra vào năm 1992 bởi Committee of Sponsorning Organizaton (viết tắt là COSO).
COSO là một ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính (Natonal
Commssion on Financial Reportng, hay còn được gọi là Treadway Commission). Ủy ban này bao gồm đại
diện của Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kiểm toán nội bộ (IIA), Hiệp hội quản trị
viên tài chính (FEI), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán quản trị (IMA). Báo cáo của COSO
được công bố với têu đề : KSNB- Khuôn khổ hợp nhất (Internal control - Integrated framework).
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8


1.1.1.2. Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người
Cần hiểu rằng KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục,
biểu mẫu... mà phải bao gồm cả những con người trong tổ chức như Hội
đồng quản trị , ban giám đốc, các nhân viên khác... Chính con người định ra
mục têu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng.
1.1.1.3. Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho ban
Giám đốc và nhà quản lý việc đạt được các mục têu của đơn vị chứ không
phải là sự đảm bảo chắc chắn.
1.1.1.4 .Các mục tiêu của Kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB giúp doanh nghiệp đạt được các mục têu nhưng
không có nghĩa là đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp đặt ra mục tiêu mình cần đạt tới.
Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do
các sai lầm của con người nên dẫn đến không thực hiện các mục têu. Kiểm
soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể
đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên tắc cơ
bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát
không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do
đó, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi ro, thế nhưng
nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các
thủ tục kiểm soát rủi ro.
1.1.2. Hệ thống Kiểm soát nội bộ
1.1.2.1. Khái niệm hệ thống Kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực Kiểm toán về Đánh giá rủi ro và Kiểm soát nội bộ
(ISA 400 trước đây) của IFAC thì “Hệ thống KSNB bao gồm toàn bộ các
chính sách và thủ tục (các loại hình kiểm soát) được áp dụng bởi nhà quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


9

của đơn vị nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục têu đã định như: thực
hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

10

hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật, bám sát chủ trương mà nhà quản
lý đã đặt ra; bảo vệ tài sản; ngăn ngừa và phát hiện gian lận và sai sót; đảm
bảo sự đầy đủ và chính xác của các thông tn kế toán; lập báo cáo tài
chính tn cậy, đúng thời hạn”.
Tại Việt nam, Theo chuẩn mực kiểm toán 400 - Đánh giá rủi ro và
kiểm soát nội bộ được Bộ tài chính ban hành theo Quyết định 143/2001/QĐ
- BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001, thì: “Hệ thống KSNB được hiểu là các
quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp
dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm
tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài
chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài
sản của đơn vị”.
Các khái niệm về hệ thống KSNB theo quan điểm của Chuẩn mực
Kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán của từng quốc gia trên thế giới
với tư cách hướng dẫn quá trình thực hành của kiểm toán viên về thực chất
quan tâm, chú trọng và nhấn mạnh đến kiểm soát nội bộ kế toán hơn là kiểm
soát quản trị nội bộ.
Phó giáo sư Tiến sỹ Ngô Trí Tuệ đã đưa ra khái niệm về hệ thống KSNB

một cách chung nhất: “Hệ thống KSNB là hệ thống các chính sách và thủ tục
được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: Bảo vệ tài sản của
đơn vị; đảm bảo độ tn cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các
chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động ”. Các chính sách và thủ
tục kiểm soát này do nhà quản lý thiết lập trên cơ sở tuân thủ pháp
luật, đồng thời thể hiện tư tưởng, quan điểm và triết lý trong quản lý và điều
hành các mặt các lĩnh vực hoạt động được thực hiện trong đơn vị, tổ
chức. Về thực chất, khái niệm này phản ánh phù hợp với bản chất nghĩa của
từ “hệ thống” theo đại từ điển Tiếng việt, với tư cách là “thể thống nhất bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

11

gồm những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt
chẽ có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12

lôgíc”. Hơn nữa, nó có tính tổng quát, có thể sử dụng để nghiên cứu
hệ thống KSNB ở mọi loại hình đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh
doanh, hành chính hay sự nghiệp...
Hệ thống KSNB hữu hiệu là cơ sở đảm bảo thành công của đơn vị nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng. Sự thiết kế và vận hành các thủ tục
kiểm soát đầy đủ, phù hợp là cơ chế đảm bảo hiện thực hóa các mục têu:

Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của thông tn, đảm bảo
việc tuân thủ các chế độ pháp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng
quản lý. Với sự phát triển trong nhận thức về KSNB phù hợp với những
yêu cầu mà thực tiễn đặt ra, vai trò của hệ thống KSNB không chỉ dừng lại ở
việc đảm bảo các mục tiêu truyền thống mà còn có tác dụng hỗ trợ tổ chức
và tạo ra giá trị gia tăng cho đơn vị, thậm chí còn giúp doanh nghiệp hướng
đến những giá trị phi vật chất, chẳng hạn tính chính trực và giá trị đạo đức.
Tuy nhiên khi hệ thống không tồn tại hoặc có yếu điểm, thành tích và kết quả
của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, cần phải ý
thức và nhận diện những hạn chế có thể tiềm ẩn trong bản thân hệ thống.
Những hạn chế này phụ thuộc vào các nhân tố: tính hiệu quả trong thực
hiện các loại hình kiểm soát, KSNB không thể đảm bảo tuyệt đối rằng các sai
phạm được ngăn ngừa, sửa chữa và phát hiện kịp thời, các thủ tục kiểm
soát bị lạc hậu, vượt tầm kiểm soát, thiếu sự quan tâm của nhà quản lý.
Hệ thống KSNB là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủ tục
do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi
mục têu của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh
doanh trong trật tự và có hiệu quả bao gồm: tuyệt đối tuân theo đường lối
của Ban quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm,
đảm bảo tính chính xác, toàn diện số liệu hạch toán, xử lý kịp thời và đáng tin
cậy số liệu thông tin tài chính. Phạm vi của hệ thống KSNB còn vượt ra ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×