Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

DE CUONG KTCT HOAN CHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.72 KB, 39 trang )

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
( Phần Kinh tế chính trị)
Câu 1: Hai thuộc tính của hàng hóa, liên hệ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.


Khái niệm Hàng hóa :

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi,
mua bán.
Ví dụ : cái bàn, cái ghế, chiếc xe,…
Hàng hóa có 2 loại :
-

Hàng hóa hữu hình: tồn tại dưới dạng vật thể, có hình dạng cụ thể. Ví dụ như cái xe, cái tủ,
quyển sổ,…

-

Hàng hóa vô hình : không có hình dạng, ví dụ như bảo hiểm, du lịch, dịch vụ,…



Hai thuộc tính của hàng hóa:


Giá trị sử dụng của HH:

-

Giá trị sử dụng của HH là công dụng của HH đó và nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của


con người.

-

Bất cứ HH nào cũng có một hay một vài công dụng và chính công dụng đó làm nó có giá trị
sử dụng.
Ví dụ: gạo là dùng để ăn, giá trị sử dụng của gạo là để ăn, làm đẹp…

-

Giá trị sư dụng của HH có các đặc trưng sau :
+ Cơ sở của giá trị sử dụng của mỗi HH hay công dụng của mỗi HH là do những thuộc tính
tự nhiên của sản phẩm, do tính chất lí hóa cấu tạo nên sản phẩm quyết định.
Ví dụ : gạo:

+ có tinh bột=> làm ta no. + có vitamin B => làm đẹp
+nước là tinh thể lỏng, không màu,không mùi , không vị….+ dùng để giải khát.

+ Giá trị sử dụng của HH được phát hiện dần trong quá trình phát triển của tiến bộ KHKT.
Một HH có rất nhiều công dụng , việc phát hiện ra nhiều công dụng của HH là do KHKT
phát triển. XH càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì số lượng giá trị sử
dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú và chất lượng giá trị
sử dụng ngày càng cao.
1


Ví dụ : + gạo: trước đây chỉ sử dụng làm lương thực. bây giờ KH công nghệ phát triển, phát
hiện trong gạo có vitamin dùng để làm đẹp.
+ nước :trước đây chỉ dùng trong sinh như ăn uống, tắm giặt. bây giờ KH phát triển, nước
còn được dùng để sản xuất ra điện,….

+Vì sản xuất ra HH là sản xuất ra sản phẩm để bán nên giá trị sử dụng của HH không phải là
giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất mà là cho xã hội, thông qua trao đỗi mua bán, do
đó người sản xuất phải luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của họ phù
hợp với nhu cầu xã hội, nói cách khác giá trị sử dụng của HH là giá trị sử dụng cho người
khác, cho xã hội thông qua trao đổi mua bán.
+Giá trị sử dụng của HH là phạm trù vĩnh viễn và là vật mang giá trị trao đổi.
Ví dụ:
+ nước dùng để uống hay để sản xuất ra điện thì giá trị sử dụng cuối cùng nó vẫn là để uống.
+ gạo dùng để làm thực phẩm, dùng gạo để làm đẹp thì cuối cùng giá trị sử dụng vẫn là gạo.

-

Giá trị trao đổi của HH:

Giá trị trao đổi của HH là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ trao đổi giữa 2 HH có gia trị sử
dụng khác nhau, giá trị sử dụng loại này được trao đổi với giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ : 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc. Vải và thóc có cái chung là sản phẩm lao
động trong thời gian 2 giờ đồng hồ.

-

Muốn biết giá trị của HH phải thông qua giá trị trao đổi.

-

Giá trị trao đổi của HH có những đặc trưng sau :
+ Giá trị là một phạm trù lịch sử.
+ Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung,là cơ sở của giá trị trao
đổi.


Hai HH khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau nhưng trao đổi với nhau được vì nó đều là sản
phẩm của lao động, được kết tinh một lượng lao động bằng nhau, trao đồi ngang nhau. Thực chất
của việc trao đổi HH chính là trao đổi hao phí lao động cho nhau hay nói cách khác là trao đổi lao
động của mình ẩn giấu trong HH đó. Như vậy, giá trị của HH là hao phí lao động-xã hội của người
sản xuất HH kết tinh trong HH ấy. Giá trị của HH khi được biểu hiện bằng một lượng tiền gọi là giá
cả.
Tóm lại, giá trị và giá trị trao đổi của HH chỉ là một nhưng có quan hệ giữa nội dung và hình thức,
trong đó giá trị là nội dung, còn giá trị trao đổi là hình thức. Giá trị của HH là lao động xã hội của
người sản xuất HH kết tinh trong HH, còn giá trị trao đổi mà ta đề cập ở trên chẳng quan là hình
2


thức biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi, đồng thời là giá trị
biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất HH. Chính vì vậy, giá trị là một phạm trù
lịch sử, nó tồn tại trong kinh tế HH.


Mối quan hệ giữa hai thuộc tính:

Hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của HH vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau.
-

Thống nhất ở chỗ : chúng cùng tồn tại trong một HH, tức là một vật phẩm phải có đầy đủ 2
thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị trao đổi mới trở thành HH. Bất kì một HH nào đều phải
có 2 thuộc tính này, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì không phải là HH. Chẳng hạn 1 vật có
ích ( tưc có giá trị sử dụng) nhưng không do lao động tạo ra, tức không có kết tinh lao động
trong sản phẩm như không khí, ánh sáng tự nhiên thì sẽ không phải là HH.
Ví dụ: Thở oxy trong không khí không mất tiền. Vào bệnh viện thở oxy phải mất tiền vì có
hao phí sức lao động là tách oxy ra.


-

Tuy nhiên, chúng mâu thuẫn ở hai điểm cụ thể sau:
+ Thứ nhất : nếu đứng về một giá trị sử dụng thì các HH khác nhau( không đồng nhất) về
chất,còn nếu đứng về mặt giá trị thì các loại HH lại giống nhau(đồng nhất) về chất, đều là “
kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”.
Ví dụ: cùng là 1 HH, cùng có giá trị- hao phí lao động để sản xuất ra nhưng cây viết và cái
micro lại có giá trị sử dụng khác nhau.
+ Thứ hai: tuy giá trị trao đổi và gia trị sử dụng cùng tồn tại trong 1 HH, nhưng qua trình
thực hiện chúng lại tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian: giá trị trao đổi được
thực hiện trước- trong qua trình lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau- trong qua
trình tiêu dùng. Do đó, nếu giá trị trao đổi của HH không thực hiện được( tức là HH không
bán được), thì giá trị sử dụng của nó cũng không thực hiện được, điều này được thể hiện rõ
nhất khi bùng nổ khủng hoảng “ sản xuất thừa”.
Ví dụ: Cùng là cái xe, nhưng nếu để nó ở trong kho thì giá trị sử dụng của nó không thực
hiện được, còn cái xe được đem bán và có người mua thì giá trị sử dụng của nó được thực
hiện, tức là giá trị trao đổi được thực hiện trước, giá trị sử dụng được thực hiện sau- tức là
tách nhau về thời gian; mua cái xe ở thị trường, sau đó đem về nhà sử dụng – tức là tách
nhau về mặt không gian.



Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra
hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai
3


mặt của bản thân hàng hóa. C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao

động sản xuất hàng hóa. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể:
-

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng,
phương pháp riêng, và kết quả riêng.

-

Có mục đích riêng: lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc thì mục đích
của 2 loại lao động này là tạo ra sản phẩm quần áo và bàn ghế.

-

Có đối tượng lao động riêng: người thợ may đối tượng là kim, chỉ, vải còn người thợ mộc là
đục, mộc, đẽo.

-

Có phương tiện riêng: người thợ may có công cụ là kéo, kim, chỉ, nút còn người thợ mộc thì
có công cụ bào, đục, khoan, sơn…

-

Có phương pháp riêng: người thợ may dung phương pháp may còn người thợ mộc thì đục,
đẽo, sơn …

-


Có kết quả riêng: kết quả thu được của người thợ may là quần áo để mặc, còn người thợ mộc
là bàn, tủ… để ngồi, để đồ.

-

Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều
loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống
phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hình thức lao
động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công
lao động xã hội.

-

Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn
tại gắn liền với vật phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế
xã hội nào. Cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi. Lao động cụ thể
không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản xuất ra. Giá trị sử dụng của
các vật thể hàng hóa bao giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động
cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với
nhu cầu của con người mà thôi.
Lao động trừu tượng:

-

4

Lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần kinh và sức cơ
bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi
đó là lao động trừu tượng.



-

Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể
thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì
chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của
con người. Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người.
Ví dụ: Người thợ may phải bỏ sức lao động chân tay thì người thiết kế ra sản phẩm điện
thoại Iphone thì phải bỏ ra trí tuệ, tiêu hao chất xám để tạo ra sản phẩm.
XH càng phát triển thì lao động trừu tượng ngày càng giảm.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của HH( đây là phạm trù lịch sử)



Ý nghĩa : giá trị trao đổi và giá trị sử dụng của HH là để làm tăng giá trị sử dụng của HH lên
và làm giảm giá trị trao đổi của HH xuống. Đối với các nhà sản xuất thì phải quan tâm đến
sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, muốn tăng năng suất lao động thì phải cải tiến công
cụ và phương tiện kĩ thuật lao động, còn đối với nhà nước phải có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ
các doanh nghiệp, nhà sàn xuất có điều kiện thuận lợi trong lao động sản xuất HH nhằm đáp
ứng được nhu cầu của XH.
- Người SXHH sản xuất ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử
dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến GTSD để đạt được mục đích GT.
- Ngược lại, mục đích của người mua là GTSD; họ quan tâm đến GT để đạt được GTSD.
- Sản xuất phải quan tâm đến vấn đề giá trị sử dụng, giá trị của hàng hóa được sản xuất ra
làm sao chất lượng hàng hóa tốt, nâng cao, giá thành hợp lý.
- Muốn vậy thì buộc các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, đổi mới tổ chức, quản lý, sản
xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng,
phong phú, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Đối với Nhà nước phải có chính sách giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
đổi mới, tiếp cận các thông tin thành tựu công nghệ, giải pháp ứng dụng, xây dựng mạng

lưới để trao đổi thông tin cung - cầu. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi về vốn, thuế, đầu tư công nghệ… giúp DN giảm bớt chi phí sản xuất
và phân phối hàng hóa; tư vấn chính sách để DN kết hợp được với các trường đào tạo, viện
nghiên cứu thực hiện công tác nghiên cứu đổi mới sản phẩm, thiết bị.



Liên hệ thực tế:

Hàng hóa sản xuất ở nước ta hiện nay đáp ứng được nhu cầu trong tiêu dùng, sản phẩm đa
dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, chất lượng ngày càng tốt hơn. Một số mặt hang sản xuất
trong nước và mẫu mã không thua kém gì hang nước ngoài thậm chí có những sản phẩm chất lượng
5


tốt hơn cả hang ngoại nhập. Do đó không ít sản phẩm trong nước ta đã chiếm lĩnh thị trường trong
nước, không những được dân tin dùng mà còn có uy tín trên thế giới.
C.Mác viết: "giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái
xã hội của của cải đó như thế nào" Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá,
nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho
người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật
mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi
chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến
thành giá trị sử dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của
tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã
hội, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói
chung và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp
trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy, để định vị được sản phẩm của mình trong tâm
trí khách hàng là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Để đứng vững trên thương trường, doanh
nghiệp phải thường xuyên tạo ra sản phẩm có sự khác biệt và điều quan trọng là phải phù hợp với

nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra do khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ mà công dụng
của hàng hóa ngày càng đa dạng nên nhu cầu ngày càng tăng vì vậy các doanh nghiệp nên tính toán
chuẩn bị lực lượng để đón đúng thời cơ. Bên cạnh công dụng và phẩm chất hàng hóa, nhà kinh
doanh cần phải lưu tâm đến hình thức bao bì và nhãn hiệu hàng hóa. Dù trải qua không ít khó khăn
nhưng một số doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đổi mới trang thiết bị sản xuất, mẫu mã, chất
lượng, marketing… Họ thành công và khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Nổi bật trong ngành may mặc hiện nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn (Thai Tuan
Group Corporation). Thành lập vào cuối năm 1993, Thái Tuấn không ngừng nỗ lực mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, từ việc đầu tư xây dựng các nhà máy dệt, phân xưởng, nhà máy nhuộm
cho đến việc thành lập và phát triển các chi nhánh, hệ thống Showroom, trung tâm thời trang và
phân xưởng may. Tính đến nay, Thái Tuấn đã có 3 chi nhánh, 8 Showroom, hơn 300 đại lý và trên
3.500 nhà phân phối trải đều trên toàn quốc. Cùng với việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất máy móc thiết bị và đặc biệt là sự gia tăng
nguồn lực con người. Bên cạnh việc tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản và
Châu Âu, nguồn lực con người được Thái Tuấn chú trọng phát triển đáng kể thể hiện qua số lượng
CB-CNV của công ty tính đến nay khoảng 1.300 người so với thời điểm ban đầu chỉ có 30 người.
Được nhìn nhận như một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực dệt may, Công
ty Thái Tuấn đã góp phần làm thị trường đa dạng, phong phú hơn với rất nhiều mẫu mã, chủng loại
sản phẩm, điển hình là các dòng sản phẩm lụa, Silk thun, phi thun, voan, chất liệu cao cấp dành cho
nữ sinh mang nhãn hiệu LENCII... được rất nhiều khách hàng biết đến và tin dùng, đặc Tiểu Luận
Nhóm IV - Lớp KT002 7 biệt là dòng sản phẩm cao cấp như In digital, thêu và tơ tằm. Bên cạnh
đó, Thái Tuấn cũng vừa cho ra mắt nhãn hiệu thời trang may sẵn cao cấp SILKI với các mẫu thiết
6


kế trang phục gia đình và dạo phố dành cho các bạn gái trẻ và cả lứa tuổi trung niên. Phát triển và
đổi mới theo từng giai đoạn phát triển và nhu cầu của xã hội, Cty Thái Tuấn đã đón đầu tung ra rất
nhiều dòng sản phẩm đa dạng cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên cũng còn những mặt hang sản xuất trong nước không thể cạnh tranh với mặt hang
nước ngoài ngay trên thị trường nội địa. Đó là do trình độ của người sản xuất ở nước ta còn thấp,
trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất còn lạc hậu chưa bắt kịp trình độ khoa học, kỹ thuật

trong khu vực và trên thế giới. Do đó hao phí cho sản xuất hang hóa còn cao, mẫu mã chưa đa dạng
và giá thành còn cao so với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để tăng khả năng
cạnh tranh bình đẳng trong môi trường tự do thương mại thế giới đòi hỏi các nhà sản xuất phải: Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong
phú của xã hội - Phải coi trọng hai thuộc tính của hàng hóa để không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra
hàng hóa phong phú đa dạng cả về số lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Để tạo động lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, buộc nhà sản xuất
phải chủ động sáng tạo, nhạy bén trong tổ chức quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sản
xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đẹp hơn, giá cả ổn định, có
thể hạ giá thành để giành ưu thế trên thị trường - Phải vận dụng hai thuộc tính hàng hóa bằng các
quy định về kinh tế, qui định nhà sản xuất sao cho phù hợp trên cơ sở khoa học nhằm thực hiện có
hiệu quả những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra ở đại hội XI của Đảng phấn đấu đến 2020, nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Câu hỏi : Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
I. Khái niệm, nội dung của quy luật giá trị
1. Khái niệm
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật giá trị yêu
cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động
xã hội cần thiết.
2. Nội dung của quy luật giá trị
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí
lao động cá biệt của mình phù hợp (nhỏ hơn hoặc bằng) với mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
Có như vậy, họ mới có thể tồn tại được.

7


Trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa khi trao
đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải

thực hiện với giá cả bằng giá trị
II. Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị
Biểu hiện của quy luật giá trị: buộc những người sản xuất và trao đổi phải tuân thủ mệnh lệnh
của giá cả thị trường. Thông qua sự vận động lên xuống của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt
động của quy luật giá trị, Chính sự lên xuống của giá cả thị trường xoay quanh giá trị hàng hóa đã
trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế này phát sinh tác động trên thị trường thông
qua canh tranh cung cầu và sức mua của đồng tiền.
Cơ chế vận hành của quy luật giá trị: Nếu sức mua của đồng tiền không thay đổi:
- Khi cung = cầu, giá cả phản ánh giá trị.
- Khi cung > cầu, giá cả < giá trị;
- Khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
Nếu xét trên phạm vị toàn xã hội: tổng giá cả = tổng giá trị.
III. Chức năng, tác dụng của quy luật giá trị
1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
a) Điều tiết sản xuất
Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao.
Những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động.
Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này.
Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Thứ hai, Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó
buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang mặt hàng khác,
làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt
hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào
các ngnàh sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Ví dụ: Theo báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin ngày 13/2/2017: Khoảng 2 năm nay tại huyện
Thới Bình, do khó khăn trong việc nuôi tôm sú nên người dân đã bắt đầu thả nuôi tôm thẻ chân
trắng trong các ao nuôi tôm quảng canh và tôm - lúa. Sự “xé rào” trên đã “bất ngờ” mang lại lợi
8



nhuận khá cao. Từ đó, phát sinh sang các huyện lân cận như U Minh, Cái Nước... Đặc biệt, sau
mùa hạn mặn lịch sử vừa qua tại ĐBSCL tình trạng trên diễn ra càng phổ biến hơn.
Điều tiết lưu thông
Thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giả cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do
đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Ví dụ: Khi khu vực miền Bắc vào thời kỳ mưa bão, các mặt hàng rau có giá thành rẻ từ Đà lạt
được chuyển ra miền Bắc bán.
2. Kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm. Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, mức hao phí lao
động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức
hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động
thấp hơn mức hao phí lao động của xã hội, thì sẽ thu được nhiều lãi hơn. Điều đó kích thích
những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực
hiện tiết kiệm … nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất
nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng
tang lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
Ví dụ: Ngành dệt may ở Việt Nam do tận dụng được giá thuê đất rẻ, giá nhân công của Việt
Nam thấp hơn các nước trong khu vực vì vậy các doanh nghiệp dệt may của nước ta đang có xu
hướng đầu tư máy móc, mở rộng nhà xưởng để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Trong phần lớn
các doanh nghiệp dệt may, để hạn chế chi phí, giảm giá thành sản phẩm phải tiết kiệm điện trong
sản xuất, các doanh nghiệp dệt may đề ra các phương án như:
- Thay đổi những máy móc sản xuất có mức hao phí điện năng cao.
- Tránh sản xuất vào giờ cao điểm, hoàn thiện phân công quy trình may.
3. Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết, khi bán hàng háo theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ

thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng kinh doanh, thậm chí
thuê lao đọngo trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí
lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình
trạng thu lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
9


Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp
có nguồn vốn đi vay với lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải sát nhập.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời
với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần phải có những biện pháp để phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường
hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

III. Ý nghĩa thực tiễn
Như vậy , quy luật giá trị vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực. Do đó, đồng
thời với việc thúc đẩy và sản xuất hàng hoá phát triển , nhà nước cần có những biện pháp để phát
huy tính tích cực , hạn chế tính tiêu cực của nó , đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng XHCN của nước ta hiện nay: .
Mác từng khẳng định ở đâu có kinh tế sản xuất thì ở đó có quy luật giá trị. Hiện nay nền
kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cơ chế thị trường cho nên việc vận
dụng quy luật giá trị là một điều tất yếu không tránh khỏi. Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau, quy luật giá trị lại được phát hiện và áp dụng theo nhiều cách rất phong phú
và đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng thời kì. Trước thời kì đổi mới, Nước ta phủ nhận sản
xuất hàng hóa và qui luật giá trị nên không khai thác được nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển
rơi vào tình trạng khủng hoảng
Trong quá trình phát triển kinh tế tiến lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được những tháng lợi bước đầu hết sức to lớn không chỉ biểu hiện ở những con số phản ánh quá

trình tăng trưởng mà còn thể hiện ở sự khắc phục được sự tách rời người lao động khỏi tư liệu sản
xuất nên đảm bảo được tính tập thể của việc tổ chức nền sản xuất xã hội. Đó là biết vận dụng chức
năng tổ chức xã hội của quy luật giá trị. Bên cạnh đó do biết kết hợp giữa lợi ích của cá nhân với
lợi ích kinh tế của tập thể và toàn xã hội nên việc thực hiện công bằng xã hội kích thích nỗ lực
nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng công tác…đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện
và nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành công còn tồn tại những mặt hạn chế: đó là sự vận
dụng rập khuôn những quy luật kinh tế, đôi khi cách nhìn nhận vấn đề còn lúng túng, quẩn quanh.
Nền kinh tế nước ta vẫn còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và chưa thực
hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dung. Và mặt trái của qui luật giá trị là trong
xã hội vẫn còn phân hóa giàu nghèo, buôn bán gian lận.Tóm lại sự vận dụng quy luật gái trị vào
10


nền kinh tế Việt Nam tuy còn có nhiều sơ suất nhưng cũng đạt được những hiệu quả nhất định, để
không còn gặp khó khăn thì ta cần có sự sang tạo bên cạnh kế thừa để phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện của nên kinh tế nước ta vốn là nước đi lên XHCN không qua trung gian TBCN, nền kinh
tế còn mang nặng tính nông nghiệp lạc hậu. Cần tăng cường lien kết các quan hệ hang hóa tiền tệ
với các quan hệ xã hội. Nâng cao nhận thức và trình độ của con người vì đội ngũ vận dụng quy
luật giá trị vào sản xuất là điều quan trọng nhất. Nhà nước cần xây dựng rõ luật pháp , chích sách
đầu tư, thuế, đào tạo nhân lực, ...để điều tiết nền kinh tế thị trường ở nước ta, để đảm bảo tính định
hướng XHCN
Câu 3: Mâu thuẫn công thức chung của tư bản và lý luận hang hóa sức lao động:
Công thức chung của tư bản: T – H – T’
Vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó
là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. Điều này rất dễ dàng nhận thấy
trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn,
rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng
không thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy
lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại T – T’. C.Mác chỉ rõ: “ Vậy T – H – T’ thực
sự là công thức chung của tư bản, đúng như nó trực tiếp thể hiện ra trong lĩnh vực lưu thông”.

+Công thức chung của tư bản:
Phân biệt: tiền thông thường (tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn) và tiền là tư bản (trong
lưu thông của tư bản): tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, vận động theo cộng thức (1) H-TH’; tiền là tư bản vận động theo công thức (2) T-H-T’.
Điểm giống nhau: Cả 2 sự vận động đều do 2 giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành,
đều có 2 yếu tố tiền & hàng, đều có 2 người có wan hệ kinh tế với nhau là người mua & người
bán. Nhưng đó chỉ điểm jống nhau về hình thức.
Điểm khác nhau về chất giữa 2 hình thức:
H-T-H’
T-H-T’
Điểm xuất phát & điểm kết thúc của quá trình vận động
Đều là hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian
Đều là tiền, hàng hóa đóng vai trò trung gian
-Trình tự vận động
Bắt đầu là việc bán, kết thúc = việc mua
11


Bắt đầu = việc mua, kết thúc = việc bán
-Mục đích vận động
Là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu
Là giá trị hơn nữa là giá trị tăng them
Giới hạn vận động
Có giới hạn
Không có giới hạn
-Tóm lại: công thức (2) phản ánh mục đích vận động là tiền với tư cách là tư bản, nên lượng
giá trị sau quay về phải lớn hơn giá trị ban đầu, vậy công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-HT’, trong đó T’=T+Dt, (Dt là giá trị thặng dư, kí hiệu là m). Như vậy công thức T-H-T’ là công
thức chung của tư bản, vì mọi tư bản đều vận động theo công thức này.
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao ðộng của những ngýời sản
xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhýng nhìn vào công thức T-H-T’ người ta dễ lầm tưởng rằng

tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận động trong lưu thông.
Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên được.
Tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên.
Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt, cũng
không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra
Giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi
nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt
Thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong
toàn xã hội ở một thời gian nhất định là một số lượng không đổi. Tuy vậy, không có lưu thông
cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá
trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông. Sở dĩ như vậy vì
nhà tư bản tìm được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư
cho mình. Đó là hàng hóa sức lao động.
Hàng hóa sức lao động.
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của con người.
Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi
quá trình sản xuất. Nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
12


Người có sức lao động được tự do thân thể, được quyền làm chủ sức lao động của
mình để có thể đi làm thuê (bán sức lao động).
Họ không có tư liệu sản xuất và của cải khác để sinh sống, buộc phải đi làm thuê, tức là bán
sức lao động của mình. Sức lao động khi trở thành hàng hóa, nó vừa có hai thuộc tính như hàng
hóa thông thường vừa có đặc điểm riêng.
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra nó. Nhưng việc sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động phải được thực hiện bằng cách
tiêu dùng cho cá nhân. Vì vậy, lượng giá trị hàng hóa sức lao động bằng lượng giá trị những tư liệu
sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân, gia đình anh ta và chi
phí đào tạo công nhân theo yêu cầu của sản xuất. Vì vậy, giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc

vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là công dụng của nó để thỏa mãn nhu cầu người mua là
sử dụng vào quá trình lao động. Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động khi được
sử dụng, nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc của giá
trị thặng dư.
Hàng hóa sức lao động là điều kiện để chuyển hóa tiền tệ thành tư bản. Đây cũng chính là chìa
khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền tệ chỉ trở thành tư
bản khi nó được sử dụng làm phương tiện để mang lại giá trị thặng dư cho người có tiền và người
có tiền phải tìm được một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động.
Câu 4: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, so sánh và rút ra ý nghĩa của việc nghiên
cứu
1.

Nêu khái niệm giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuát giá trị thặng dư
bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu; trong khi năng suất lao
động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian
loa động thặng dư lên trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động cũng như cũ.
2. So sánh các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
* Giống nhau: Đều làm cho m’ tăng, từ đó là tăng khối lượng giá trị thặng cho nhà tư bản.
13


* Khác nhau:
+ Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối



Biện pháp: Tăng cường độ lao động (lđ tất yếu giữ nguyên, tang lđ thặng dư), kéo dài ngày
lđ.



Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối gắn với giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất
CNTB.



Có giới hạn vận động, cụ thể:
+ Giới hạn dưới của ngày lao động phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu và nhỏ hơn giới
hạn về thể chất là tinh thần của người lao động.
+ Ngày tự nhiên: 24h
+ Sức khỏe người lao động.



mâu thuẫn giai cấp gay gắt



Cho ví dụ minh hoạ:
Ngày lao động 8 giờ chia thành:
+ Thời gian lao động cần thiết : 4 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư : 4 giờ
m' = (4/4)*100% = 100%
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài ngày lao động thành 10 giờ, trong đó

thời gian lao động cần thiết không đổi.
+ Thời gian lao động cần thiết : 4 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư : 6 giờ
m' = (6/4)*100% = 150%

+ Sản xuất giá trị thặng dư tương đối


Biện pháp: tang năng suất lđ để rút ngắn thời gian lao động tất yếu (sử dụng máy móc làm
tang năng suất lđ)



Phương pháp sản xuất GTTD tương đối gắn với suốt thời kỳ của CNTB.



Giới hạn:
+Thời gian lao động tất yếu có mối quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời
gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động bằng cách tăng năng suất lao động xã
hội.

14


+Vốn đầu tư phải mạnh


Mâu thuẫn giai cấp được xoa dịu, giảm bớt.




Cho ví dụ minh hoạ:

Ngày lao động 8 giờ chia thành:
+ Thời gian lao động cần thiết : 4 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư : 4 giờ
m' = (4/4)*100% = 100%
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết còn 2giờ
trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên 6 giờ.
+ Thời gian lao động cần thiết : 2 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư : 6 giờ
m' = (6/2)*100% = 300%
3.Ý nghĩa:
+ Mặc dù phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương có nhiều ưu điểm hơn nhưng hiện
nay để nâng cao m’, nhà tư bản vẫn tìm mọi cách kết hợp 2 phương pháp này với nhau. Dù
có sự điều chỉnh về mặt hình thức nhưng bản chất bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản
vẫn không hề thay đổi, thậm chí ngày càng tinh vi hơn.
+ Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất tư bản chủ nghĩa thì các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư nêu trên có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản
xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết
kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
- Giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại, phát triển của CNTB, không những phản ánh mục đích mà
cả phương pháp, thủ đoạn và phương tiện để đạt mục đích của nền sản xuất TBCN.
- Mục đích trực tiếp của sản xuất TBCN: sản xuất ra giá trị thặng dư
- Phương pháp và thủ đoạn bóc lột công nhân làm thuê: kéo dài ngày lao động, tăng cường
độ lao động, tăng năng suất lao động
- Phương tiện: ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trên cơ sở hình thành và phát triển của
nền công nghiệp cơ khí
=> Là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kỹ thuật, công nghệ, phân công lao động, XH

hóa sx
=> Nền sxTBCN diễn ra dưới hình thức mâu thuẫn đối kháng.
15


- Đối với nền KT nước ta, việc nghiên cứu sản xuất GTTD gợi mở cho các nhà đầu tư hoạch
định các chính sách , phương thức tăng của cải , thúc đẩy tăng trưởng KT như:
+ Cho phép tăng ca gắn liền với tăng tiền lương
+ Qui định tăng ca không quá 200 giờ / năm, 1 ngày không quá 50% thời gian lao động
chính
+Áp dụng ứng dụng KTCN hiện đại vào tăng năng suất lđ
-Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã giúp ta nhận thấy rằng: mục
tiêu công nghiệp hóa , hiện đại hóa là tạo ra tiềm lực to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng , văn minh , bảo vệ vững chắc nển độc lập của tổ quốc. Đó là quá trình phấn đấu lâu
dài, gian khổ, đòi hỏi mọi người phải có quyết tâm cao, chấp nhận khó khăn, thử thách để
đưa dân ta thoát khỏi đói nghèo. Đó là điều toàn dân, toàn Đảng mong đợi và cố gắng
Câu 5: Thực chất của tích lũy tư bản, quan hệ giữa tích lũy, tích tụ, tập trung tư bản.
- Khái niệm: Tích lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư (m) thành tư bản phụ thêm để
mở rộng sản xuất. Nói cách khác, tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
- Tính tất yếu của tích lũy Tư bản:
+ Để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng TBCN: đây là đặc trưng của nền sản xuất TBCN,
có như vậy mới thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Nhưng muốn tái sản xuất mở rộng thì
phải đầu tư một lượng tư bản ngày càng lớn. Vì vậy tất yếu phải tích lũy.
+ Chiếm ưu thế trong cạnh tranh: trong nền sx TBCN thì cạnh tranh là biểu hiện mang tính
quy luật. Để có điều kiện thắng đối thủ trong trong cuộc cạnh tranh quyết liệt đó, cần phải có nhiều
tư bản để đầu tư. Do đó, tất yếu phải tích lũy tư bản.
+ Yêu cầu của sự phát triển Khoa học kỹ thuật trong nền sản xuất TBCN đòi hỏi nhà TB phải
ứng dụng những thành tựu của CM KHKT và KHCN vào sản xuất nhằm thu được ngày càng
nhiều giá trị thặng dư. Nhưng để có thể ứng dụng những thành tựu KHKT và KHCN vào sản xuất

thì đòi hỏi nhà TB phải có một lượng TB đầu tư thỏa đáng. Vì thế, tất yếu phải tiến hành tích lũy.
+ Đảm bảo sự thống trị của TB đối với lao động làm thuê: Để thống trị lao động làm thuê thì
nhà TB phải sở hữu một lượng tư bản bất biến tương đối lớn. Nói cách khác, nhà TB phải có
quyền chi phối, sở hữu, trang bị máy móc hiện đại, để đủ điều kiện buộc công nhân phải tuân theo
kỷ luật của mình đặt ra, phải gắn liền với dây chuyền sản xuất TBCN. Để làm được điều này, nhà
TB tất yếu phải tích lũy TB.
Thực chất của tích lũy TB :Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể sử dụng
hết giá ttị thặng dư cho tiêu dung cá nhân, mà dung một phần giá trị thặng dư làm tư bản
16


phụ thêm. Nguồn gốc duy nhất vcủa tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. ThỰc chất của tích
lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, động cơ của tích lũy tư
bản là nhằm thắng trong cạnh tranh và thu được nhiều giá trị thặng dư.
+ Được thực hiện thông qua quá trình tái sản xuất TBCN. Vậy tái sản xuất là quá trình sản
xuất được lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng. Trong bất kỳ XH nào, tái sản xuất cũng là quá
trình gồm 3 mặt: tái SX ra của cải VC, tái SX ra sức lao động, tái SX ra QHSX.
+ Có thể chia tái sản xuất làm 2 loại là: Tái sản xuất giản đơn và Tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn TBCN: là quá trình tái sản xuất với quy mô như cũ (năm sau bằng năm
trước). Trong tái sản xuất giản đơn, nhà TB sử dụng toàn bộ giá trị thặng dư cho mục đích tiêu
dùng cá nhân.
Ví dụ: Nhà TB có 100 tư bản ứng trước đem đầu tư với cấu tạo hữu cơ 4c/1v và tỷ suất giá trị
thặng dư được cho là m’ = 100% (cho cấu tạo hữu cơ và m’ là không đổi).
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư của nhà TB là: 80c + 20v  80c + 20v + 20m
Như vậy sau năm thứ nhất, nhà tư bản thu về một lượng tư bản là 120 (trong đó, gồm 80c +
20v + 20m). Nhà tư bản sử dụng toàn bộ 20m cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Như vậy, năm thứ
2 nhà TB tiếp tục sản xuất với lượng tư bản đầu tư là 100 (80c +20v). Nhà tư bản tiếp tục tái sản
xuất cho các năm sau với cùng quy mô như năm thứ nhất (100 tư bản ứng trước). Quá trình này
chính là “Tái sản xuất giản đơn TBCN”.
Tái sản xuất mở rộng TBCN: là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước. Nhà tư

bản không sử dụng hết giá trị thặng dư (m), biến một phần m thành tư bản phụ thêm để mở rộng
sản xuất.
Ví dụ: Nhà TB có 100 tư bản ứng trước đem đầu tư với cấu tạo hữu cơ 4c/1v và tỷ suất giá trị
thặng dư được cho là m’ = 100% (cho cấu tạo hữu cơ và m’ là không đổi).
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư của nhà TB là: 80c + 20v  80c + 20v + 20m
Như vậy sau năm thứ nhất, nhà tư bản thu về một lượng tư bản là 120 (trong đó, gồm 80c +
20v + 20m). Nhà tư bản chỉ sử dụng 10m cho mục đích tiêu dùng, còn 10m đưa vào tái sx. Như
vậy, quy mô sản xuất năm thứ 2 tăng từ 100 tư bản lên 110 tư bản.
Với cùng cấu tạo hữu cơ và tỷ suất giá trị thặng dư như ở năm thứ nhất thì quá trình sản xuất ở
năm thứ 2 là: 88c + 22v  88c + 22v + 22m
Như vậy sau năm thứ 2, nhà tư bản thu về một lượng tư bản là 132 (trong đó, gồm 88c + 22v +
22m). Nhà tư bản lặp lại việc phân phối m như sau: 11m đưa vào tái sx, 11m sử dụng cho mục
đích tiêu dùng cá nhân. Như vậy quy mô sản xuất năm thứ 3 tăng từ 110 tư bản lên 121 tư bản.
17


Tương tự như vậy, quy mô sản xuất của nhà tư bản càng về sau càng tiếp tục tăng lên. Quá trình
này chính là “Tái sản xuất mở rộng TBCN”.
+ Kết luận:
* Thực chất tích lũy tư bản chính là quá trình tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng lớn
hơn trước (bằng cách biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm).
Dù cho TB ứng trước có là tài sản chính đáng của nhà TB thì sau quá trình tái SX lâu dài nó
cũng trở thàng vô cùng nhỏ bé so với TB tích lũy được.
* Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư (m). Số tư bản tích lũy sẽ chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.
- Những nhân tố làm tăng quy mô của tích lũy tư bản: có 04 nhân tố
+ Nâng cao trình độ bóc lột lao động làm thuê;
+ Nâng cao năng suất lao động;
+ Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa TB sử dụng và TB tiêu dùng;
+ Quy mô của TB ứng trước..

b. Tích tụ và tập trung TB.
- Tích tụ TB là việc tăng quy mô TB cá biệt bằng tích luỹ của từng nhà TB riêng rẽ.
+ Tích tụ TB, một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng SX, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác,
sự tăng lên của khối lượng GTTD trong quá trình phát triển của SX TBCN lại tạo khả năng cho
tích tụ TB.
- Tập trung TB là sự hợp nhất một số TB nhỏ thành một TB cá biệt lớn hơn  sự tích tụ những
TB đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng. Cạnh tranh và tín dụng là hai
đòn bẩy quan trọng của tập trung TB.
* Sự giống nhau và khác nhau giữa tích tụ TB và tập trung TB:
- Giống nhau: Tích tụ TB và tập trung TB đều làm cho qui mô TB cá biệt tăng lên.
- Khác nhau:
 Nguồn gốc của tích tụ TB là GTTD, còn tập trung TB là TB có sẵn trong XH.
 Tích tụ TB làm quy mô TB cá biệt tăng, đồng thời quy mô TB XH tăng, còn tập trung TB
không làm cho quy mô TB XH tăng;
 Tích tự TB phản ánh trực tiếp quan hệ giữa TB và lao động; còn tập trung TB phản ánh trực
tiếp quan hệ giữa các nhà TB.
* Mối quan hệ giữa tích tụ TB và tập trung TB: cả 2 có mqh mật thiết với nhau:
 Tích tụ TB làm tăng quy mô và sức mạnh của TB cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn,
điều này thúc đẩy quá trình tập trung TB.
18


 Ngược lại, tập trung TB tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột GTTD, nên đẩy nhanh
tích tụ TB.
* Vai trò của tập trung TB: nó có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của SX TBCN:
 Nhờ tập trung TB mà có thể tổ chức rộng lớn lao động hợp tác, biến quá trình SX rời rạc
thành quá trình SX phối hợp, quy mô lớn, xây dựng được những công trình CN quy mô lớn, kỹ
thuật hiện đại.
 Tập trung TB không những dẫn đến sự thay đổi về lượng mà còn dẫn đến sự thay đổi về chất
của TB, nó làm cho cấu tạo hữu cơ của TB (là cấu tạo giá trị của TB, do cấu tạo kỹ thuật của TB

quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của TB) tăng, năng suất lao động tăng.
Chính vì vậy, tập trung TB trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích luỹ TB.
Ý nghĩa : + Tích tụ và tập trung TB là các con đường làm cho quy mô vốn tăng lên.
+ Việc tập trung TB có ý nghĩa to lớn đối với CNTB trong việc tăng nhanh quy mô TB để
cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu KHCN mới, tăng NSLĐ để giành thắng lợi trong
cạnh tranh
+ Đối với nước ta, cần hình thành những tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn. Từ đó, nước
ta mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nền kinh tế nước ta với
các nền kinh tế trong khu vực và thế giới
+ Quy mô vốn lớn còn là điều kiện, tiền đề nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH ở nước ta hiện
nay.
Khuyến khích bngười lao động làm việc để tạo ra sản phẩm thặng dư  phát triển nền kinh tế.
Tích lũy kinh tề để tái đầu tư nền kinh tế  thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hợp nhất các đơn vị kinh tế tạo thành tập đoàn… để cạnh tranh với các công ty nước ngoài
hoặc hợp tác với nước ngoài để chia sẻ thị trường còn hơn bị mất hết.
Nhà nước đưa tuyên truyền ý thức cho người dân đưa các chính sách có lợi cho nền kinh tế
trong nước. xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo cho nền kinh tế trong nước.
Ý nghĩa việc nghiên cứu tích luỹ TB:
- Bản chất của CNTB không thay đổi: vẫn là tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở bóc lột lao
động làm thuê.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Để có thể nâng cao sức cạnh tranh, do đó cần phải tích lũy vốn trong nền kinh tế nhằm đáp
ứng nhu cầu của quá trình tái sản xuất mở rộng.
+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực ở nước ta.
19


Đẩy nhanh những ứng dụng thành tựu KHCN nhằm mục đích nâng cao tay nghề của người lao
động để tăng năng suất lao động. Sử dụng và khai thác hợp lý, có hiệu quả những máy móc,
KHCN.

+ Có cách thức tổ chức quản lý hiệu quả để tăng thời gian khai thác yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất.
+ Huy động vốn, đa dạng hóa các thành phần kinh tế (phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần) đa dạng hóa các hình thức sở hữu kinh doanh.
Nghiên cứu tích lũy tư bản cho thấy rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ
ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. CMac nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong
dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn
thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành những phương tiện để
bóc lột chính người công nhân.
- Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền
chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản
xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động
không công của người kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản
chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao
động không công đó.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Tích lũy tư bản làm cho nền kinh tế nước ta tích lũy được nguồn vốn phát triển kinh tế và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần phải năng động sáng tạo tiếp
thu các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt, năng suất
cao nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Đồng thời cần mở rộng hội nhập để mở
rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đào tạo đội ngũ công nhân, lao động có tay nghề, thúc đẩy sản
xuất. Bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực: Việc tích lũy tư bản không đúng mục đích
làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giàu nghèo, tạo nên sự mất bình đẳng xã hội ngày càng
lớn, tăng nguy cơ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội tăng.
Câu 6: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và xu hướng vận động của CNTB hiện nay.
* KN CNTB độc quyền NN: là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền với sức mạnh của NN tư
sản thành 1 cơ chế thống nhất nhằm làm giàu cho các tổ chức độc quyền và duy trì sự thích ứng của quan
hệ sx TBCN trước sự phát triển không ngừng của LLSX do cuộc CM khoa học công nghệ thúc đẩy.


20


Về bản chất, CNTB độc quyền NN là 1 quan hệ KT-CT-XH chứ không phải là 1 chính sách của
NN tư sản trong giai đoạn độc quyền thống trị. Nó là 1 hình thức vận động mới của QHSX TBCN
trước sự phát triển mạnh của LLSX và tính XH hóa nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB, làm CNTB
thích nghi với đk lịch sử mới.
* Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sự phát triển cao của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là
nhà nước phải đại biểu cho toàn xã hội quản lý nền sản xuất.
- Sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự tác động của khoa học - kỹ thuật làm cho lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế thay đổi, xuất hiện một số ngành mà tổ chức
độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư kinh doanh, vì dầu tư vốn lớn, thu
hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng. Bởi vậy, cần phải có sự giúp
đỡ đầu tư và can thiệp của nhà nước.
- Sự thống trị của độc quyền làm tăng thêm tính đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản
và nhân dân lao động, đòi hỏi nhà nước tư sản phải có những chính sách để xoa dịu những mâu
thuẫn đó.
- Sự mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại và sự hoạt động bành trướng của các công ty xuyên
quốc gia, đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra bảo hộ tạo môi trường quốc tế hỗ trợ các tổ chức
độc quyền tư nhân, mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chuyển dịch các mâu thuẫn đối
kháng ra ngoại vi, nhằm giảm bớt mức độ gay gắt mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.
* Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư
nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ
lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự thống nhất của ba quá trình:
- Tăng sức mạnh của tổ chức độc quyền.
- Tăng vai trò kinh tế của nhà nước tư sản.
- Kết hợp sức mạnh độc quyền tư nhân với nhà nước tư sản trong một cơ chế thống nhất, nhằm bảo

trì và thúc đẩy CNTB phát triển.
Về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội
chứ không phải là một chính sách của nhà nước tư sản trong giai đoạn độc quyền thống trị. Nó là
hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nghĩa trước sự phát triển mạnh của
lực lượng sản xuất và tính xã hội hóa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm chủ nghĩa
tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
21


* Vai trò của nó trong xã hội tư bản ngày nay
Xét về bản chất CNTB độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của
quy luật giá trị thặng dư, mặc dù đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ canh tranh tự
do.
- CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng
nóc vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- CNTB độc quyền nhà nước chỉ là một nấc thang mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền thời kỳ
đầu.
Đặc điểm nổi bật của CNTB độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của nhà nước
về kinh tế.
=> Như vậy CNTB độc quyền nhà nước không phải là một chế độ kinh tế mới so với CNTB, lại
càng không phải chế độ tư bản mới so với CNTB độc quyền. CNTB độc quyền nhà nước chỉ là
CNTB độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư
bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.
* Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản:
- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện
+ Thông qua các đảng phải tư sản.
+ Thông qua các hội chủ xí nghiệp:
* Các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham giai vào bộ máy nhà nước
* Các quan chức chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền.

b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước:
- CNTB độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng nổi bật nhất là sức
mạnh của sđộc quyền và nhà nước kết hợp với nhau trong lĩnh vựs kinh tế; Cơ sở của những biện
pháp độc quyền nhà nước trong kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu:
* Sở hữu nhà nước tăng lên.
* Quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền được tăng cường trong quá trình chu chuyển
của tổng tư bản xã hội.
+ Sở hữu nhà nước được hình thành dưới những hình thức:
* Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách.
* Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại
22


* Nhà nước mua cổ phiếu cảu các doanh nghiệp tư nhân.
* Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản: Nhà nước tư sản dung hợp cả 3 cơ chế: Thị trường, độc
quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
từng cơ chế. Xét đến cùng và về bản chất, hệ thống điều tiết đó phục vụ cho CNTB độc quyền

Câu 7: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình
lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của
nó, C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch
sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Đồng thời C.Mác và Ph.Ăngghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng cơ bản của
xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao; chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản
xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi
thành viên trong xã hội; nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn
xã hội; sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí
óc và chân tay bị xoá bỏ...

Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp
hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai đoạn cao. Sau này V.I.Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ
nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản. C.Mác gọi giai đoạn đầu - xã hội chủ nghĩa là
thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
Xuất phát từ sự nghiên cứu tình hình nước Nga lúc bấy giờ, C.Mác và Ph. Ăngghen là những
người đầu tiên nêu lên khả năng những nước còn đang ở giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa có
thể chuyển thẳng lên hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa và khả năng phát triển rút ngắn của các
nước này bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Hai ông chỉ ra rằng: "Thắng lợi của giai cấp vô sản Tây
Âu đối với giai cấp tư sản và gắn liền với điều đó, việc thay thế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng
nền sản xuất do xã hội quản lý - đó là điều kiện tiên quyết tất yếu để nâng công xã Nga lên cùng một
trình độ phát triển như vậy"
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t..22, tr. 629-630.
.Vận dụng học thuyết C.Mác vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trước đây,
V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
23


Nội dung cơ bản của lý luận đó là:
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển
Tất nhiên, đối với các nước có nền kinh tế phát triển, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều
thuận lợi hơn, có thể diễn ra ngắn hơn so với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa có nền kinh tế lạc hậu.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã
hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội. Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền
bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa xã
hội cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được quy định bởi đặc điểm của cách mạng
vô sản và những đặc trưng kinh tế, xã hội của chủ nghĩa xã hội.


Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần
và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu và tính
chất của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc.
Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực
lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Phân tích thực trạng nền kinh tế của nước Nga Xôviết lúc đó,
V.I. Lênin rút ra có năm thành phần kinh tế là: thành phần kinh tế nông dân gia trưởng; thành phần
kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, tiểu thủ công cá thể và tiểu thương; thành phần kinh tế
tư bản tư nhân; thành phần kinh tế tư bản nhà nước; thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tương ứng
với nền kinh tế quá độ gồm nhiều thành phần, trong xã hội cũng tồn tại nhiều giai cấp, trong đó có
ba giai cấp cơ bản là giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, người lao động tập
thể. Theo Lênin, mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mâu thuẫn giữa chủ
nghĩa xã hội đã giành thắng lợi nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng vẫn
còn khả năng khôi phục. Vì vậy, thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản quyết liệt, quanh co, khúc khuỷu và phức tạp.
Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, phát hiện ra quy luật phát
triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin rút ra kết luận quan trọng về
24


khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở một số nước hoặc ở một nước riêng lẻ chứ không thể
thắng lợi cùng một lúc ở tất cả các nước. Khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở một nước, thì nhân loại
bắt đầu bước vào một thời đại mới - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa là:
Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử dụng
chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành

thắng lợi trong cách mạng vô sản.
Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng
không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ
thích hợp. "Chính sách kinh tế mới" là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp
dụng ở Liên Xô từ mùa Xuân năm 1921 thay cho "Chính sách cộng sản thời chiến" được áp dụng
trong những năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc.
Nội dung cơ bản của "Chính sách kinh tế mới" bao gồm:
- Dùng chính sách thuế lương thực thay cho chính sách trưng thu lương thực thừa trong Chính
sách cộng sản thời chiến.
- Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa nhà nước và nông
dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
- Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá độ, khuyến khích phát triển kinh tế
cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho sự thủ tiêu kinh doanh tư nhân trong Chính sách cộng sản thời
chiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán
kinh tế, chủ trương phát triển quan hệ kinh tế với các nước phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật...
"Chính sách kinh tế mới" có ý nghĩa to lớn. Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xôviết
đã khôi phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và
chính trị. Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×