Tải bản đầy đủ (.doc) (192 trang)

Thực trạng nhiễm HIV STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc dao tại 3 xã của tỉnh yên bái, 2006 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------------*-----------------------

TRẦN ĐẠI QUANG

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI, MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN
THIỆP DỰ PHÒNG Ở NGƯỜI DÂN TỘC
DAO TẠI 3 XÃ CỦA TỈNH YÊN BÁI,
2006-2012

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------------*-----------------------

TRẦN ĐẠI QUANG

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI, MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN


THIỆP DỰ PHÒNG Ở NGƯỜI DÂN TỘC
DAO TẠI 3 XÃ CỦA TỈNH YÊN BÁI,
2006-2012
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 62 72 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN TRẦN HIỂN
2. PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN
HÀ NỘI - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Đại Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung

ương và Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa HIV/AIDS, Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, là những người thầy hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình
giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành
luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Bộ môn Y tế Công cộng, Phòng Đào
tạo sau đại học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đã luôn quan tâm, giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể Khoa HIV/AIDS –
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ Cục Phòng chống HIV/AIDS
– Bộ Y tế, Ban Quản lý Chương trình Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã hỗ
trợ kỹ thuật và tài chính trong quá trình triển khai nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh
Yên Bái, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế Dự
phòng huyện Văn Chấn đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, thu thập
số liệu cho luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong các hội
đồng khoa học chấm luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thêm kiến
thức và hoàn thiện luận án đạt chất lượng tốt hơn.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, vợ, các con và
các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, đã hết lòng ủng hộ, động viên, chia
sẻ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tốt nghiệp.
Trần Đại Quang


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... II
MỤC LỤC …………………………………………………………………………….. III
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... VII
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... IX
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. XI
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... XII
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỦNG TỘC VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ .................4
1.1.1. Khái niệm chủng tộc ...................................................................................... 4
1.1.2. Dân tộc, tộc người và dân tộc thiểu số ............................................................ 5
1.1.3. Các nhóm dân tộc thiểu số và đặc điểm dân tộc Dao tại Việt Nam.................. 6

1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .....................................................................9
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................................. 9
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 12

1.3. NGUY CƠ NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ................................................................... 16
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................ 16
1.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 19

1.4. CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STI TRONG NHÓM DÂN
TỘC THIỂU SỐ ........................................................................................... 32
1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................ 32
1.4.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 34


1.5. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/STI TẠI YÊN BÁI ............................................. 40
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 45

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 45


4

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................................... 45
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 45
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 46
2.5. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 46
2.6. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .................................................................... 47
2.7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP............................................... 47
2.7.1. Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý các chương trình can thiệp ................... 49
2.7.2. Chương trình truyền thông thay đổi hành vi và giảm phân biệt kỳ thị ........... 51
2.7.3. Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện ......................................... 56
2.7.4. Chương trình khám và quản lý các nhiễm trùng STI ..................................... 58
2.7.5. Chương trình cấp phát bao cao su................................................................. 59

2.8. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU....................................................................... 60
2.9. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 61
2.10. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ..................................................... 61
2.10.1. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................. 61
2.10.2. Điều tra thu thập số liệu ............................................................................. 61

2.11. LẤY MẪU MÁU VÀ XÉT NGHIỆM........................................................ 62
Xét nghiệm HIV ............................................................................................ 63
Xét nghiệm giang mai ................................................................................... 63
2.12. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU........................... 63

Nhập số liệu.................................................................................................. 63
Phân tích số liệu .................................................................................................... 64
Phân tích đa biến ................................................................................................... 64
Phân tích chỉ số hiệu quả ....................................................................................... 64

2.13. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU........................................................... 65
2.14. SAI SỐ NGHIÊN CỨU............................................................................. 656
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 67

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................... 67
3.2. THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 ...................................... 71


5

3.2.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI .......................................................................... 71
3.2.2. Thực trạng về kiến thức và nhận thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI ............ 75
3.2.3. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS ....................................... 77
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ của đối tượng nghiên cứu ........ 78
3.2.5. Các nguồn cung cấp thông tin và hỗ trợ phòng lây nhiễm HIV/STI .............. 87
3.2.6. Hành vi QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình .................................. 88
3.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BCS với các loại bạn tình .......... 90
3.2.8. Hành vi sử dụng ma túy ............................................................................... 92

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 20062012.............................................................................................................. 93
3.3.1. Các hoạt động chương trình phòng chống HIV/AIDS thực hiện tại địa bàn nghiên
cứu năm 2006 ............................................................................................. 93
3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI

tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2006-2012 ................................................ 94
3.3.3. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ trong phòng lây nhiễm HIV ................. 98
3.3.4. Hiệu quả thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV ........................................ 101
3.3.5. Hiệu quả thay đổi trong tỷ lệ nhiễm HIV/STI ............................................. 103
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 106

4.1. THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 ................................... 106
4.1.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI ........................................................................ 106
4.1.2. Thực trạng kiến thức và nhận thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI .............. 106
4.1.3. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS ..................................... 114
4.1.4. Thực trạng về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI .............................. 116

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 20062012............................................................................................................ 119
4.2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp.................................................. 119
4.2.2. Hiệu quả can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI ............................................ 120

4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................ 127


6

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................... 130

5.1. THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 .................................... 130
5.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 20062012............................................................................................................ 130
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 132

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT


vii

AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
Hội chứng miễn dịch mắc phải

AOR Adjusted Odd Ratio
ARV Tỷ suất chênh hiệu chỉnh
Antiretroviral
Thuốc điều trị kháng vi rút
BKT Bơm kim tiêm
BCS Bao cao su
BTBC Bạn tình bất chợt
BTTX Bạn tình thường xuyên
CSHQ Chỉ số hiệu quả
DFID

Department for International Development
Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh


DTTS Dân tộc thiểu số
HIV

Human Immunodeficiency Virus
Vi rút gây suy giảm miễn dịch

LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục
MSM

Men who have sex with men
Nam quan hệ tình dục đồng giới

NCMT Nghiện chích ma túy
OR

Odd Ratio
Tỷ suất chênh

PNBD Phụ nữ bán dâm
QHTD Quan hệ tình dục
QHTDĐG Quan hệ tình dục đồng giới
STI

Sexual Transmitted Infection
Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục


8


SCT Sau can thiệp
SD

Standard Deviation
Độ lệch chuẩn

TCT Trước can thiệp
TTN Thanh thiếu niên
TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
United Nations Programme on HIV/AIDS


9

UNA
IDS Chương trình
phối hợp của
Liên Hợp Quốc
UN
về HIV/AIDS
United Nations
UN
Educational,

p

und Quỹ Nhi
đồng Liên

Q


Hợp Quốc

u

United Nations Office on Drugs and Crime



Văn phòng Liên Hợp Quốc về tội phạm và
ma túy

c

Voluntary

Scientific &

U

Counseling and

Cultural

n

Testing Tư vấn

Organization


i

xét nghiệm tự

Tổ chức giáo

t

nguyện World

dục, khoa học

e

Bank

và văn hoá của

d

Ngân hàng Thế giới

Liên Hợp Quốc

World Health Organization

United Nations

N


Population

a

Fund

t

Q

i

u

o



n
s

D
â

C

n

h
i


s

l



d

L
i
ê
n
H


r
e
n

s
F

Tổ chức Y tế thế giới


10

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Việt Nam....................................... 7

Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu tại 2 cuộc điều tra .............. 68
Bảng 3.2. Tiếp cận các phương tiện truyền thông – Điều tra TCT năm 2006 .. ...... 70
Bảng 3.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, giang mai theo nhóm tuổi, giới và tình trạng hôn
nhân – Điều tra TCT (2006) .................................................................................. 71
Bảng 3.4. Tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI theo nhóm tuổi và giới – Điều tra
TCT (2006) ........................................................................................................... 72
Bảng 3.5. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng đến tỷ lệ hiện nhiễm giang mai năm 2006 ................................................... 73
Bảng 3.6. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, hành vi và tiếp cận
dịch vụ dự phòng ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện nhiễm giang mai năm 2006 ................ 74
Bảng 3.7. Thực trạng kiến thức phòng lây nhiễm HIV – Điều tra TCT năm 2006 .. 75
Bảng 3.8. Nhận thức được nguy cơ lây nhiễm HIV/STI – Điều tra TCT năm 2006 76
Bảng 3.9. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS – Điều tra TCT năm
2006 ...................................................................................................................... 77
Bảng 3.10. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng đến kiến thức đúng phòng lây nhiễm HIV/STI năm 2006 . ......................... 78
Bảng 3.11. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ dự
phòng ảnh hưởng đến kiến thức đúng phòng lây nhiễm HIV/STI năm 2006 .......... 79
Bảng 3.12. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng đến thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS năm 2006 . .......................... 81
Bảng 3.13. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, tiếp cận dịch vụ và hỗ
trợ dự phòng ảnh hưởng đến thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS năm 2006. 82
Bảng 3.14. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng đến nhận thức nguy cơ nhiễm HIV/STI năm 2006 ...................................... 84
Bảng 3.15. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, tiếp cận dịch vụ và hỗ
trợ dự phòng ảnh hưởng đến nhận thức nguy cơ nhiễm HIV/STI năm 2006........... 85


11


Bảng 3.16. Tiếp cận các nguồn thông tin và hỗ trợ trong phòng chống lây nhiễm
HIV/STI – Điều tra TCT năm 2006 . ..................................................................... 87
Bảng 3.17. Đặc điểm hành vi QHTD của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và
giới tính – Điều tra TCT năm 2006 ........................................................................ 88
Bảng 3.18. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng đến hành vi luôn dùng BCS khi QHTD với các loại bạn tình trong 12 tháng
qua năm 2006 . ...................................................................................................... 90
Bảng 3.19. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, tiếp cận dịch vụ và hỗ
trợ dự phòng ảnh hưởng đến hành vi luôn dùng BCS khi QHTD với các loại bạn
tình trong 12 tháng qua năm 2006.......................................................................... 91
Bảng 3.20. Hành vi sử dụng ma túy trong nhóm đối tượng nghiên cứu năm 2006 . 92
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ................................. 94
Bảng 3.22. Kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện .................................. 94
Bảng 3.23. Kết quả hoạt động khám và quản lý các nhiễm trùng STI .................... 95
Bảng 3.24. Kết quả hoạt động cấp phát bao cao su ................................................ 95
Bảng 3.25. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12
tháng ..................................................................................................................... 96
Bảng 3.26. Nhận được hỗ trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua 96
Bảng 3.27. Tiếp cận các dịch vụ trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS............ 97
Bảng 3.28. Thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV ....................................... 98
Bảng 3.29. Thay đổi về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS ................................. 99
Bảng 3.30. Thay đổi về nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV/STI ........................... 100
Bảng 3.31. Thay đổi về đặc điểm hành vi QHTD ................................................ 101
Bảng 3.32. Thay đổi về đặc điểm hành vi sử dụng ma túy ................................... 102
Bảng 3.33. Thay đổi về tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI theo nhóm tuổi và giới tính ....
103
Bảng 3.34. Thay đổi về chỉ số tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI theo nhóm tuổi
và giới ................................................................................................................. 104



12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Phân bố các ca nhiễm HIV/AIDS và tử vong (1993 – 2011) ......... 42
Biểu đồ 1.2. Phân bố nhiễm HIV theo giới tính (1999 -2011) ..........................42
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ ca nhiễm HIV theo nhóm tuổi và thời gian (1998–2011) ....43
Biểu đồ 1.4. Phân bố mắc các nhiễm trùng STI tại Yên Bái (2002–2007) ........60


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây vấn đề về nguy cơ lây nhiễm HIV/STI trong nhóm dân tộc thiểu số
...........................................................................................................
........................31
Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Văn Chấn, Yên Bái
.........................................41
Hình 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu
.....................................................................49
Hình 2.2. Mô hình tổ chức, quản lý các chương trình can
thiệp...............................51
Hình 2.3. Khung chương trình can thiệp dự phòng giảm nguy cơ lây nhiễm
HIV/STI................................................................................................
.....................56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu.

Theo ước tính của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), tính đến cuối năm 2012, toàn thế giới có khoảng 35,3 triệu người nhiễm
HIV, trong đó 2,3 triệu người nhiễm mới, 1,6 triệu người chết vì AIDS. Mỗi ngày
trôi qua, có 14.000 trường hợp nhiễm (trong đó có 2.000 trẻ em) và 95% các trường
hợp nhiễm mới xảy ra ở các nước đang phát triển và gần 1% số người nhiễm HIV
còn sống nằm trong độ tuổi từ 15-49 [123].
Theo số liệu của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, đến tháng 12/2013,
lũy tích các trường hợp nhiễm HIV còn sống được báo cáo trên toàn quốc là
197.335 người (48.720 trường hợp tiến triển thành AIDS còn sống và 52.325 người
đã chết vì AIDS). Trong năm 2013, cả nước đã phát hiện 14.125 trường hợp nhiễm
HIV mới, trong đó có 6.432 bệnh nhân AIDS và 2.413 trường hợp tử vong do AIDS
[21]. Dịch HIV ở Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn tập trung, với tỷ lệ hiện nhiễm
cao nhất được phát hiện trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao chính, đó là những
người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và nam quan hệ tình
dục đồng giới (QHTDĐG). Nguy cơ lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường
tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục. Người nhiễm HIV tập trung chủ yếu trong
nhóm đối tượng từ 15-49 tuổi, trong đó nhóm 20-39 tuổi chiếm đến 79%. Phần lớn
người nhiễm HIV là nam giới (trên 80%). Theo kết quả ước tính dự báo nhiễm
HIV/AIDS giai đoạn 2007-2012, tỷ suất nam nữ nhiễm HIV đã giảm từ 3 lần năm
2007 xuống còn 2,6 lần năm 2012 do việc lây nhiễm HIV từ nam giới sang vợ, bạn
tình của họ [20]. Cho đến nay dịch đã lan ra với quy mô toàn quốc và đã có mặt ở
63 tỉnh/thành phố, phân bố trên 97% quận/huyện và trên 70% xã/phường [21].
Không giống như trước năm 2000, dịch HIV chỉ tập trung chủ yếu ở các khu
vực thành thị và đô thị lớn, hiện nay đại dịch HIV có mặt gần như mọi vùng miền
đất nước kể cả những khu vực khó khăn, các thôn bản ở vùng núi cao, vùng sâu
vùng xa.Phần lớn các tỉnh có tỷ suất người nhiễm HIV cao tập trung ở các tỉnh miền
núi phía Bắc và các tỉnh biên giới Việt-Lào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số


2


(DTTS) sinh sống, nơi phần lớn người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy.
Đối với những tỉnh này số trường hợp nhiễm HIV phát hiện được hàng năm tăng
nhanh từ năm 2005 đến nay trong đối tượng nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm
và đang có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, đặc biệt vợ con người nghiện chích ma
túy và khách làng chơi của phụ nữ bán dâm [21].
Việt Nam hiện có 53 dân tộc thiểu số và vấn đề dân tộc đã được Đảng, nhà
nước xác định là “vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp
bách hiện nay của cách mạng Việt Nam” với chủ trương phát triển toàn diện về mọi
mặt trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi trong đó có vấn đề về sức khỏe và y tế.
Đồng bào dân tộc Dao có dân số đông thứ 8 trong nhóm các dân tộc thiểu số, có
phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng riêng và trong đó có những đặc điểm tiềm ẩn
nguy cơ về sức khỏe sinh sản và lây truyền các bệnh HIV/STI như phóng khoáng
trong quan hệ tình dục qua việc quan hệ tình dục sớm và có nhiều bạn tình, vấn đề
tảo hôn khá phổ biến... Sau một thời gian dài các hoạt động phòng chống
HIV/AIDS cũng như các nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào các
nhóm nguy cơ cao tại các địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS, hiện nay các hoạt động
phòng lây nhiễm HIV/STI trong nhóm dân tộc thiểu số đã và đang được xác định là
một trong các ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt
Nam. Việc tìm hiểu thực trạng các vấn đề nhiễm HIV/STI, một vấn đề y tế công
cộng rất cần được quan tâm trong các nhóm dân tộc thiểu số sẽ giúp các nhà lãnh
đạo, quản lý, nhà chuyên môn trong việc định hướng, lập kế hoạch, hoạch định
chính sách trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước với các nhóm
dân tộc thiểu số nói chung và nhóm dân tộc Dao nói riêng.
Với các lý do này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Thực trạng nhiễm
HIV/STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc
Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012" .


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở người dân tộc
Dao 15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái năm 2006
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm HIV/STI ở người dân tộc Dao
15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2006-2012


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỦNG TỘC VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1.1. Khái niệm chủng tộc
Theo định nghĩa về nhân chủng học: một chủng tộc là một quần thể dân cư từ
bẩm sinh đã có đầy đủ những yếu tố di truyền tổng hợp và biểu lộ thành đặc điểm
cơ thể [88] [83].
Mỗi con người chỉ thuộc một chủng tộc và những người có chung một chủng
tộc được xét dựa trên những đặc tính sinh học chủ yếu hay những đặc điểm chung
tương đồng. Trong ý nghĩa này, chúng ta căn cứ theo tính tương đồng về sinh học
để phân biệt các nòi giống, chủng tộc trong nhân loại [88] [83].
Chủng tộc được hình thành theo yếu tố địa lý là một quần thể nhân loại sinh
sống trong một khu vực lục địa hay một dãy quần đảo, trong một thời gian dài đủ để
phát triển một tổng hợp di truyền của riêng mình và khác biệt với những yếu tố di
truyền của các quần thể dân cư các lục địa khác [84] [113] [128] [89].
Khi nói về chủng tộc, theo ý nghĩa thông thường nhất chúng ta thường nghĩ
đến một quần thể dân cư bao gồm một tập hợp những người đã sinh sống với nhau
từ xưa đến nay, trong một phạm vi lớn hơn ở một lục địa nào đó hay một khu vực
rộng lớn của lục địa. Những quần thể như vậy thường có khuynh hướng sống biệt
lập, vì vậy họ thường chỉ có một nguồn gốc tổ tiên chung và chỉ giữa họ với nhau

chứ không chia sẻ nguồn gốc với bất kỳ quần thể nào của các lục địa khác. Ngược
lại, sẽ không có gì đặc thù trong tổng hợp di truyền để họ được xem là một chủng
tộc riêng biệt. Tuy nhiên, dù có những biến động di trú lớn xảy ra với các dân tộc,
vẫn có các quần thể dân cư giữ được nguồn gốc gen của mình (tổng hợp di truyền).
Vì vậy chúng ta dễ dàng nhận ra nguồn gốc chủng tộc Caucasoid của những dân tộc
hiện nay ở khắp Bắc Phi, Úc và New Zealand, dù họ đã từng định cư ở những nơi
này từ năm 1960 và phát triển thành những quần thể khác nhau. Tương tự các dân
tộc chủng Negro vùng sa mạc Sahara ở Nam Phi được nhận dạng và phân loại từ lâu


5

vì yếu tố địa lý đặc biệt của họ. Và chủng tộc Mông Cổ của châu Á cũng vậy, rõ
ràng chỉ có sự kết hợp theo tính cách cục bộ lục địa [84] [113] [128] [89].
1.1.2. Dân tộc, tộc người và dân tộc thiểu số
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, các khái niệm dân tộc và tộc người đều đã,
đang và sẽ đồng thời tồn tại. Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ Dân tộc Việt
Nam (tất cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và
Việt kiều ở nước ngoài). Tuy thế, dân tộc cũng được dùng để chỉ các cộng đồng tộc
người cụ thể như dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc Kinh,…Như vậy trong thực tiễn
Việt Nam, dân tộc có hai nội hàm: chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia - dân tộc Việt Nam
và chỉ cộng đồng tộc người cụ thể - dân tộc Dao...[49] [23] [33] [25].
Thuật ngữ Dân tộc xuất hiện, bắt nguồn từ tiếng Latinh: Natio là cộng đồng
người có chung một thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh thổ nhất định,
được điều khiển bởi một nhà nước. Cũng có thể hiểu đó là một cộng đồng nhân dân
ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh thổ riêng, với một nền kinh tế
thống nhất, với các đặc trưng văn hóa thống nhất, cùng có tiếng mẹ đẻ thống nhất
và được chỉ đạo bởi một nhà nước [40] [39] [53].
Thuật ngữ tộc người xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, ban đầu nó được
dùng để chỉ các nhóm tộc người (groupe ethnie), hay đơn vị tộc người (unité

Ethnie). Trong dân tộc học, khi đó Ethnie tương ứng như ethnic, ethnos, ethikum,
ethnea,…Cho đến khoảng những năm sáu mươi của thế kỷ XX, thuật
ngữ Ethnie mới được sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, trong thực tiễn cũng như khoa
học dân tộc và tộc người không thể là một, mà là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau. Trong khi dân tộc phải là một cộng đồng chính trị, bao gồm cư dân của một
quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, có luật pháp thống nhất,…thì tộc
người là cộng đồng cùng văn hóa, phong tục tập quán, không nhất thiết phải cư trú
trên một cùng lãnh thổ, một nhà nước hay dưới sự quản lý điều hành của một chính
phủ với những đạo luật chung thống nhất [40] [53].
Với nhận thức trên, trong thế giới hiện đại của chúng ta ngày nay, đang tồn
tại các loại hình cộng đồng dân tộc và cộng đồng tộc người... Trên thế giới, đa số


6

các quốc gia đều là đa dân tộc, tức là cộng đồng cư dân ở đó gồm nhiều tộc người.
Tuy vậy cũng có quốc gia chỉ có một tộc người (Triều Tiên,…), trong trường hợp
này dân tộc được hiểu là tộc người cũng không sai [24].
Tại Việt Nam, tiêu chí xác định dân tộc bắt đầu được đề cập từ 1960 và năm
1973 tại Hà Nội đã tiến hành hai cuộc Hội thảo khoa học (vào tháng 6 và tháng 11).
Các hội thảo đã thống nhất lấy dân tộc/tộc người làm đơn vị cơ bản trong xác định
thành phần dân tộc ở Việt Nam. Ba tiêu chí để xác định dân tộc/tộc người, được
thống nhất sử dụng: có chung tiếng nói (ngôn ngữ mẹ đẻ); có chung những đặc
điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưng văn hóa), có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng
một dân tộc. Với các tiêu chí này, thành phần dân tộc tại Việt Nam khi đó được xác
định bao gồm 59 dân tộc (ở miền Bắc có 36 dân tộc và ở miền Nam có 23 dân tộc)
[24] [60] [33].
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít
người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người [17] [59].

Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các DTTS cùng sinh sống ổn định
thành cộng đồng trên lãnh thổ đất nước. Đối với vùng DTTS phía Bắc có 132/140
đơn vị cấp huyện, thị có cộng đồng DTTS với số lượng 10.000 người trở lên (trừ 03
huyện của Bắc Giang và 05 huyện của Phú Thọ), chiếm 94,16% đơn vị hành chính
và 98% diện tích toàn vùng. Tại khu vực nông thôn, miền núi, có 110/140 huyện có
từ 10.000 người DTTS trở lên với tổng số người DTTS là 5.704.903 người chiếm
67,6% [17] [59].
1.1.3. Các nhóm dân tộc thiểu số và đặc điểm dân tộc Dao tại Việt Nam
Tính đến năm 2009, Việt Nam hiện có 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh
chiếm tỷ lệ đông nhất (85,7%). Như vậy, các nhóm DTTS chỉ chiếm 14,5% dân số
cả nước và các nhóm DTTS đông dân nhất bao gồm Tày, Thái, Mường, Khmer và
H’mong. Các nhóm DTTS này sống tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa tại các
khu vực miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Mê Kông [66].


7

Bảng 1.1. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Việt Nam [76]
N
h
ó
m
T

D
â
n
1
.


T

l
1
,

N
h
ó
m
N
ù

D
â
n
9
6

T

l
1
,

T
h
á
M
ư


1
.
5
1
.

1
,
8
1
,

H 8
2
3
D 7
5

1
,
0
0
,

K
h
m
H


m

1
.
2
1
.
0

1
,
5
1
,
2

G
i
a
E

0
,
5
0
,
4

4
1

1
3
3
1

Các nhóm DTTS tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những vấn đề khó

khăn trong kinh tế, giáo dục và y tế. Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo năm
2011, người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn với khoảng 90%, tập
trung chính tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải
miền Trung, Tây Nam Bộ và người DTTS chiếm gần 50% số người nghèo trong cả
nước [19]. Về giáo dục, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học trong các dân tộc ít
người đặc biệt là các em gái còn quá thấp. Theo thống kê năm 2010, số người
không biết đọc, biết viết chiếm 19% của cả nước và chiếm 39% trong nhóm các
DTTS. Về y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng trẻ
em với 32% số trẻ em không đủ cân nặng cần thiết. Các nhóm DTTS không những
phải đối mặt với một số căn bệnh thường gặp mà còn cả những căn bệnh nghiêm
trọng như HIV/AIDS [19] [18] [71].
Tính đến năm 2009, nhóm đồng bào dân tộc Dao hiện đang đứng thứ 8 trong
nhóm những DTTS đông dân nhất tại Việt Nam với 751.067 người (0,9%). Người
dân tộc Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu hết các tỉnh miền núi miền
Bắc. Một số nhóm Dao Quần trắng sống ở thung lũng, còn Dao Đỏ sống trên núi
cao. Người Dao có nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các đặc điểm về trang phục,
phong tục tập quán,… như Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Đỏ, Dao Lô Gang, Dao


8

Áo Dài,…Thực tế, người Dao là một dân tộc có chung nguồn gốc, truyền thuyết thờ
Bản Vương và chung ngôn ngữ [72] [76].

Số lượng người Dao tăng lên nhanh chóng qua 2 cuộc tổng điều tra 1979 và
1989, bình quân mỗi năm tăng 3,3%. Đó là do mức sinh bình quân cho một phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ cao (1980-1985: 7 con). Số con đã sinh bình quân của phụ nữ
Dao là 2,42 con (trong đó người Kinh là 1,68), Số con hiện còn sống bình quân ở
mức 2,27 con (người Kinh là 1,62), tổng tỷ suất sinh giảm từ 6,90 năm 1989 xuống
còn 3,62 vào năm 1999 [76].
Tại Yên Bái, nhóm đồng bào dân tộc Dao có khoảng 83.342 người, chiếm
khoảng 11% dân số toàn tỉnh Yên Bái và phần lớn sống tại huyện Văn Chấn. Người
Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, trồng quế và từ lâu đã có sự giao lưu
rộng rãi với các đối tượng buôn bán quế, gia súc, gia cầm.
Đồng bào dân tộc Dao ở Văn Chấn có lịch sử lâu đời về việc trồng cây thuốc
phiện. Cùng với người Mông, người Dao là một trong hai dân tộc duy nhất ở khu
vực Đông Dương trong quá khứ đã từng được phép trồng thuốc phiện cho tiêu dùng
trong nước do đó thuốc phiện xâm nhập vào cuộc sống kinh tế và xã hội của hai
nhóm DTTS trên. Tuy nhiên, do sự gia tăng sử dụng ma tuý bất hợp pháp nên năm
1995, Chính phủ đã triển khai một chiến dịch rộng lớn liên tục cấm trồng cây thuốc
phiện [55] [69].
Một tập tục khác của nhóm DTTS nói chung và dân tộc Dao nói riêng có ảnh
hưởng tới sức khoẻ sinh sản của cộng đồng là tập tục kết hôn sớm vẫn phổ biến. Nữ
thanh niên dân tộc Dao thường thôi học vào lớp 7, lớp 8 để chuẩn bị kết hôn. Tuổi
kết hôn trung bình là từ 16-18 tuổi, đôi khi ít hơn. Đặc biệt, quan điểm quan hệ tình
dục rộng rãi được coi là rất bình thường với người dân tộc Dao. Một người nam giới
hay một người phụ nữ thường có nhiều bạn tình, chỉ đơn thuần là thích nhau. Sau
khi đã lập gia đình thì ngoại tình thường vẫn xảy ra kín đáo và tương đối phổ biến ở
người Dao. Các phong tục trong hôn nhân nêu trên của của dân tộc Dao tiềm ẩn
những nguy cơ về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên, đặc biệt là dẫn tới hành vi


9


QHTD không an toàn và nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng qua đường
tình dục [69] [101] [115] [94].
1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nhiễm HIV
Kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu và các hệ thống giám sát trên thế giới đã
cho thấy có sự ảnh hưởng lớn của dịch HIV/AIDS/STI đến các nhóm dân tộc khác
nhau. Nghiên cứu của Mark Cichoki và cộng sự được thực hiện tại Mỹ năm 2008 về
ảnh hưởng của HIV/AIDS lên các nhóm chủng tộc và DTTS cho kết quả là chủng
tộc và DTTS chiếm 71% các trường hợp mắc AIDS mới và đại diện cho 64% những
người hiện đang sống chung với AIDS. Tại Mỹ, có khoảng 2% người Mỹ gốc Phi
nhiễm HIV dương tính. Tỷ lệ này cao hơn nhiều lần so với các nhóm chủng tộc
khác. Số lượng các trường hợp AIDS trên 100.000 dân trong nhóm người Mỹ gốc
Phi cao hơn 9 lần so với người da trắng. Người Mỹ gốc Phi chiếm 55% các ca tử
vong do AIDS. Những người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ sống sót sau khi chẩn đoán AIDS
thấp hơn so với các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc khác. AIDS là nguyên nhân thứ 4
gây ra tử vong ở nam giới người Mỹ gốc Phi và là nguyên nhân thứ 3 gây ra tử
vong ở phụ nữ Mỹ gốc Phi. Xếp hạng này là cao hơn so với bất kỳ nhóm chủng tộc
hoặc dân tộc khác. Cũng trong nghiên cứu của Mark Cichocki, phụ nữ da màu
chiếm 79% của tất cả các ca nhiễm mới ở độ tuổi từ 13 đến 19 tuổi và 75% ở phụ
nữ từ 20 đến 24 tuổi. Trong tất cả những người từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm
HIV/AIDS, hơn một nửa (52%) là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong
tất cả những nam giới từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, 49% là người
Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong tất cả những nữ giới từ 50 tuổi trở lên hiện
đang nhiễm HIV/AIDS, 70% là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Số lượng
các trường hợp nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng trong cộng đồng da màu [111].
Tại Trung Quốc, HIV/AIDS bắt đầu có tỷ lệ nhiễm HIV đáng báo động ở
tỉnh miền núi Vân Nam với số lượng lớn các ca nhiễm mới. Cũng như với các quốc



×