Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu những tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.6 KB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU NHỮNG TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
THÀNH CÔNG
Theo quan điểm hiện nay thì có rất nhiều định nghĩa về Lãnh đạo. Dù nhìn
nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng
tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một
cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức
hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những
người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định
nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974): “Nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với
sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các
chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác
về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.”
Theo House (2004) định nghĩa rằng: “ Nhà lãnh đạo là cá nhân có khả
năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các
hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.”
Theo Maxwell thì định nghĩa: “ nhà lãnh đạo là người có khả năng gây
ảnh hưởng”
Trong môi trường doanh nghiệp hiện nay thì trong doanh nghiệp, nhà lãnh
đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp,
như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng
có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm...Càng ở vị trí cao, nhà
lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn.Nhà lãnh
đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm nhiệm trong
doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám


đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung
của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì và


phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính
hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng…
Môn học Phát triển kỹ năng lãnh đạo được coi là là một môn then chốt
trong chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh. Nội dung của môn học,
tập trung làm rõ vai trò của Nhà lãnh đạo trong tổ chức hiện tại cũng như trong
quá trình phát triển của tổ chức hướng đến tương lai, nhằm đạt được một hoặc
nhiều mục tiêu đã định, qua đó, xác định những tố chất và kỹ năng cần thiết để
trở thành Nhà lãnh đạo xuất sắc trong một tổ chức hiện đại và hiệu quả.
1. Tố chất và kỹ năng của một nhà Lãnh đạo.
1.1. Tố chất lãnh đạo là gi?
Mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, cộng đồng, và dân tộc tại mỗi thời điểm có
những tiềm năng nhất định cho phát triển của mình. Tiềm năng này được đặc
trưng bởi các định tố về thể chất, trí tuệ, văn hóa, trải nghiệm, nguồn lực vật chất,
quan hệ xã hội, và các cơ may hay vận hội.Tố chất lãnh đạo là khả năng và phẩm
chất giúp con người trong nỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội, thông qua khai
thác và phát triển tiềm năng của chính bản thân mình và của tổ chức mà họ lãnh
đạo. Tố chất lãnh đạo cũng giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân
khác thông qua các quan hệ tương tác.
Thiếu tố chất lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân không chỉ không phát huy hết
tiềm năng của bản thân và của tổ chức mà mình lãnh đạo mà còn làm nó thui chột
theo thời gian. Một con người, một gia đình, một tổ chức, hay một quốc gia, qua
thời gian sẽ chỉ có tiến lên hoặc đi xuống. Các đối tượng này sẽ đi lên hay đi
xuống?; nếu đi lên thì đi lên được bao xa? Nếu đi xuống, thì đi xuống đến mức
nào? Tất cả những điều này tùy thuộc một phần quyết định vào tố chất lãnh đạo
trong từng cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức, và cả xã hội


Theo tôi để trở thành một nhà lãnh đạo thời hiện đại phải cần có những tố
chất sau để hình thành nên hình ảnh một nhà lãnh đạo tài ba:

Tố chất lãnh đạo hình thành từ chính những trải nghiệm cuộc sống
Câu chuyện về cuộc sống của các nhà lãnh đạo được tin cậy cho thấy họ
chịu các tác động tích cực từ gia đình, thầy cô, bạn bè và từ cả các nhà tư vấn. Rất
nhiều nhà lãnh đạo cho rằng động cơ thúc đẩy họ chủ yếu bắt nguồn từ những trải
nghiệm khó khăn trong cuộc sống riêng của họ. Đó có thể là các tác động tiêu cực
của việc bị sa thải, bệnh tật, ốm đau, sự tổn thương do mất một người bạn thân
hay người thân trong gia đình, bị xa lánh hoặc bị phân biệt đối xử. Thay vì cam
chịu những khó khăn này, các nhà lãnh đạo được tin cậy sử dụng các “cú sốc” này
để thấy được cuộc sống có ý nghĩa hơn. Họ định hình lại những sự kiện này và
khám phá ra niềm say mê lãnh đạo trong bản thân.
Các lãnh đạo nhận thấy sức mạnh của mình thông qua trải nghiệm cuộc
sống và các sự kiện mang tính chất “đột phá”. Những trải nghiệm như vậy giúp
họ hiểu được mục đích sâu xa của tố chất và năng lực lãnh đạo của mình.
Tự nhận thức và hiểu chính bản thân mình.
Qua nghiên cứu về năng lực quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo, tất cả
các câu trả lời đều là: Tự nhận thức và hiểu chính bản thân mình. Tuy nhiên, rất
nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người mới bước chân vào con đường sự
nghiệp, thường cố gắng định vị mình trong xã hội và chỉ bỏ ra một ít thời gian để
khám phá chính bản thân mình. Họ cố gắng đạt được thành công với những cách
thức hữu hình, rõ ràng được xã hội nhìn nhận như tiền bạc, địa vị, danh vọng,
quyền lực và thậm chí cả giá cổ phiếu tăng lên.
Thông thường thành công này chỉ mang tính tạm thời. Khi nhiều tuổi, họ
có thể sẽ nhận ra mình đã bỏ lỡ rất nhiều điều trong cuộc sống và nhận thấy rằng
dường như mình không thể trở thành một hình mẫu mà mình mong muốn. Hiểu


và nhận thức đúng đắn được bản thân mình trước hết cần phải dũng cảm và thành
thật.
Luôn luôn khẳng định các giá trị và nguyên tắc của bạn
Các giá trị định hình nền tảng cho tố chất lãnh đạo được tin cậy bắt nguồn

từ chính niềm tin và sự nhận thức của bạn, tuy nhiên bạn sẽ không biết được các
giá trị này là gì cho đến khi nào các giá trị này được bộc lộ qua các trải nghiệm
sống. Khi sự thành công của bạn, nghề nghiệp của bạn và thậm chí cuộc sống của
bạn đang ở trong trạng thái cân bằng, bạn sẽ hiểu được đâu là điều quan trọng
nhất, điều gì bạn cần hy sinh, và điều gì bạn sẵn sàng đánh đổi. Các nguyên tắc
lãnh đạo chính là các giá trị được chuyển hóa thành hành động. Xây dựng được
nền tảng các giá trị và đã kiểm nghiệm qua thực tiễn cho phép bạn phát triển các
nguyên tắc này trong lãnh đạo.
Cân bằng các động cơ bên trong và bên ngoài của bạn
Bởi vì các nhà lãnh đạo được tin cậy cần mức độ ổn định cao trong các
hành động của mình và họ luôn tìm cách giữ cân bằng trong cuộc sống, do vậy rất
quan trọng để hiểu được động cơ nào sẽ thúc đẩy họ. Có hai loại động cơ thúc
đẩy hành động – động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Các động cơ bên trong
bắt nguồn từ nhận thức của họ về ý nghĩa của cuộc sống. Họ gắn kết rất chặt chẽ
những trải nghiệm về cuộc sống của mình với cách thức định hình những trải
nghiệm đó. Các động cơ bên trong thường phù hợp với các giá trị của bạn và
thường dễ thực hiện hơn các động cơ bên ngoài. Ann Moore, CEO và chủ tịch
của Time cho biết: "Tôi đến với Time từ 25 năm trước vì tôi yêu nghề báo".
Moore có rất nhiều lời mời làm việc sau khi tốt nghiệp, nhưng cô chọn công việc
với đồng lương không cao trong tạp chí Time bởi vì niềm đam mê làm báo của
cô.
Xây dựng đội ngũ luôn hỗ trợ bạn


Các nhà lãnh đạo được tin cậy luôn xây dựng quanh mình một đội ngũ trợ
giúp hiệu quả và tài năng để giúp họ trên con đường tiến tới thành công. Đội ngũ
này sẽ tư vấn cho họ trong các thời điểm bất ổn, trợ giúp họ trong các thời điểm
khó khăn và chúc mừng họ khi thành công. Đội ngũ trợ giúp và hỗ trợ sẽ tạo thêm
cho họ sự quyết tâm, đưa ra cho mình những lời khuyên bổ ích, và các điều chỉnh
khi cần thiết. Họ là nhóm trợ giúp trên nhiều góc độ, hoặc là vợ/ chồng, bạn bè,

cố vấn, người thân và các đồng nghiệp.
Mạng lưới này được theo thời gian khi đã cùng nhau kinh qua các trải
nghiệm, các khó khăn trong cuộc sống và công việc. Các nhà lãnh đạo cũng cần
phải tôn trọng nguyên tắc "có đi có lại" sao cho cùng phát triển lợi ích chung của
hai bên.
Bắt đầu với ít nhất là một người trong cuộc sống của bạn mà với người đó
bạn có thể bộc lộ chính bản thân mình kể cả các thói quen xấu. Thông thường đó
là người duy nhất có thể nói thật với bạn. Hầu hết các nhà lãnh đạo thường tạo
dựng mối quan hệ rất chặt chẽ này với vợ/ chồng, các thành viên khác trong gia
đình, bạn thân hoặc một chuyên gia tư vấn đáng tin cậy. Khi các nhà lãnh đạo có
thể tin tưởng vô điều kiện vào người trợ giúp, họ sẽ nhận biết được mình là ai.
Hài hoà trong cuộc sống
Hài hoà trong cuộc sống là một trong số những thách thức lớn nhất mà các
nhà lãnh đạo đang phải đối mặt. Để tạo lập một cuộc sống cân bằng, bạn cần phải
cần hợp nhất tất cả các thành tố cấu thành – công việc, gia đình, cộng đồng và
bạn bè – để có thể trở thành cùng một con người trong các môi trường sống khác
nhau.Các nhà lãnh đạo được tin cậy thường có phong thái tự tin và điềm tĩnh.
Hòa nhập nhưng phải có tính nghiêm túc và kỷ luật, đặc biệt trong thời kỳ công
việc và cuộc sống căng thẳng khi đó rất dễ bị phản ứng ngược và quay lại với các
thói quen không tốt.
Họ nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của cân bằng trong cuộc sống.
Bên cạnh việc dành thời gian cho gia đình, bạn bè, họ cũng thường xuyên tập thể


thao, tham gia vào các hoạt động văn hóa tinh thần, tham gia các hoạt động xã hội
và quay lại nơi họ đã lớn lên. Tất cả những điều này là rất quan trọng để tạo ra
tính hiệu quả cho bạn với vai trò là nhà lãnh đạo, cho phép bạn duy trì năng lực
lãnh đạo của mình.
Trao quyền cho cấp dưới
Các nhà lãnh đạo được tin cậy nhận ra rằng tố chất lãnh đạo không chỉ là

thành công của bản thân họ mà còn có sự đóng góp của đội ngũ trung thành với
họ. Họ biết rõ rằng chìa khóa thành công của tổ chức là trao quyền lãnh đạo cho
tất cả các cấp, bao gồm cả những người không liên quan trực tiếp. Là một lãnh
đạo được tin cậy, họ không chỉ khơi dậy niềm cảm hứng cho những người xung
quanh mà còn trao quyền cho các cá nhân để từng bước tham gia vào con đường
lãnh đạo. Thành công của một nhà lãnh đạo được tin cậy giúp họ thu hút những
nhân tài đến với mình và sắp xếp phân bổ nhân viên cho các mục tiêu cụ thể. Đối
với các nhà lãnh đạo được tin cậy, không một thành tích cá nhân nào có thể sánh
bằng việc dẫn dắt một tập thể cùng đạt được một mục tiêu giá trị.
1.2. Kỹ năng của Nhà Lãnh Đạo
Định nghĩa một cách ngắn gọn, kỹ năng là những khả năng mang tính kỹ
thuật. Nghĩa là, khác với tố chất mang tính tự nhiên, kỹ năng là những khả năng
mà con người ta không tự nhiên có được, cần phải qua sự rèn luyện, trau dồi và
trải nghiệm qua thời gian, thực tế. Nhưng trong một con người, kỹ năng không
tách rời tố chất, thường những tố chất sẵn có sẽ giúp tạo nên một hoặc một số khả
năng ở một mức độ nhất định. Việc rèn luyện tích cực và hiệu quả giúp cho các
khả năng trở thành ổn định, thành tính chất sẵn có mà người ta có thể ứng dụng
dễ dàng trong các tình huống thực tế - khi đó hình thành kỹ năng.
Kỹ năng ở đây có nghĩa là những khả năng có thể phát triển chứ không
nhất thiết là những khả năng bẩm sinh và những gì được biểu lộ ra trong khi thực
hiện công việc chứ không chỉ đơn thuần là tiềm năng. Vì vậy, nên coi tiêu chuẩn
có tính nguyên tắc của kỹ năng cao phải là: hành động có hiệu quả trong những


điều

kiện

khác


nhau.

Giả định rằng, nhà quản lý là người định hướng các hoạt động của những người
khác và chịu trách nhiệm đạt những mục tiêu nhất định thông qua những cố gắng
đó. Với giả định đó, nhà quản lý thành đạt phải dựa trên ba kỹ năng cơ bản, đó là:
kỹ thuật, con người và nhận thức. Tầm quan trọng tương đối của ba kỹ năng này
sẽ thay đổi theo mức độ trách nhiệm điều hành và từ đó người ta có thể ứng dụng
vào việc lựa chọn, đào tạo và đề bạt các cán bộ quản lý, đồng thời đề xuất những
phương pháp phát triển các kỹ năng đó.
Kỹ năng kỹ thuật : Bao hàm sự hiểu biết và thành thạo về một loại hình
hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến các phương pháp,
các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật. Chúng ta có thể mường tượng tương
đối dễ dàng những kỹ năng kỹ thuật của nhà phẫu thuật, nhạc sỹ, nhân viên kế
toán hay kỹ sư khi mỗi người trong số họ thực hiện những chức năng riêng biệt
của họ. Trong số ba kỹ năng được mô tả, kỹ năng kỹ thuật là cái quen thuộc nhất
bởi vì nó cụ thể nhất và vì thế, trong thời đại chuyên môn hoá ngày nay, kỹ năng
này là kỹ năng mà số người đòi hỏi đông nhất. Hầu hết các chương trình hướng
nghiệp và đào tạo vừa học vừa làm chủ yếu quan tâm đến việc phát triển kỹ
năngchuyênmônnày.
Kỹ năng con người: Kỹ năng con người là khả năng của người quản lý
trong việc lao động một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm
và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm mà ông ta lãnh đạo. Nếu như kỹ năng
kỹ thuật trước hết đề cập đến chuyện làm việc với “các đồ vật” (các chu trình hay
các đối tượng vật chất) thì kỹ năng con người trước hết đề cập đến chuyện làm
việc với mọi người. Kỹ năng này được trình diễn thông qua cách thức một cá
nhân nhận thức các cấp trên của nhà quản lý anh ta, nhận thức được những người
ngang cấp với anh ta và những người cấp dưới của anh ta, cũng như trong cách
mà anh ta hành động sau đó. Người có kỹ năng con người phát triển cao là người
có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu và động cơ của những người khác trong tổ



chức đến mức anh ta có thể đánh giá những phản ứng có thể và những hậu quả
của những cách hành động khác nhau mà anh ta có thể làm. Với sự nhạy cảm như
vậy, anh ta có khả năng và mong muốn hành động theo cách nào đó nhưng luôn
tính đến nhận thức và thái độ của những người khác.
Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng này bao gồm khả năng bao quát doanh
nghiệp như một tổng thể. Khả năng này bao gồm việc thừa nhận các bộ phận
khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào và những thay đổi trong
một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác ra sao. Khả năng
này cũng mở rộng đến việc hình dung được mối quan hệ giữa một cá thể với tất
cả các ngành công nghiệp, với cả cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội và
kinh tế trên cả nước với tư cách là một tổng thể. Thừa nhận những mối quan hệ
này và nhận thức được những yếu tố nổi bật trong bất kỳ tình huống nào, người
quản lý khi đó sẽ có thể hành động theo cách nào đó để nâng cao phúc lợi tổng
thể của toàn bộ tổ chức. Vì thế sự thành công của bất cứ quyết định nào đều phụ
thuộc vào kỹ năng nhận thức của những người đưa ra quyết định và những người
chuyển quyết định thành hành động. Không chỉ có việc phối hợp một cách có
hiệu quả các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp mà toàn bộ đường hướng và
sắc thái, toàn bộ tính chất phản ứng của tổ chức và quyết định “bản sắc của công
ty” đều phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức của người quản lý.
Mối quan hệ giữa tố chất và kỹ năng có thể ví như điều kiện cần và đủ cho
thành công của nhà lãnh đạo. Vì kỹ năng là sự rèn luyện nhưng được hỗ trợ và
cộng hưởng bởi tố chất tự nhiên, do đó, sự rèn luyện kỹ năng không mang đến kết
quả giống nhau cho mọi người. Tố chất lãnh đạo là xúc tác ở cấp số nhân, là chìa
khóa của thành công vì nó là nền tảng của trí tuệ cảm xúc. Chỉ với việc rèn luyện
kỹ năng thật tốt, khó có thể trở thành nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo tương lai luôn
nổi bật trong đám đông bởi những tố chất đặc biệt, đôi khi là sự bộc lộ rất tự phát.
2. Nhà lãnh đạo thành công



Từ con trai trong một gia đình nông dân trở thành một nhà lãnh đạo kiệt
xuất trong lịch sử Trung Quốc cận đại, làm thay đổi diện mạo xã hội Trung Quốc
và ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử thế giới. Đó là những đánh giá khái quát nhất
về cuộc đời và thành tựu của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Vậy bí quyết thành công
của Mao Trạch Đông là gì?
Tri thức lịch sử phong phú và hiểu biết sâu sắc về xã hội: Muốn giỏi
việc thì trước tiên phải biết sử dụng các phương tiện. Vì chí hướng cách mạng,
Mao Trạch Đông đã chăm chỉ đọc sách và tìm kiếm trong bể tri thức những
phương tiện có thể giúp ông hoàn thành tâm nguyện. Không theo nghiệp khoa cử
nhưng Mao Trạch Đông rất chăm đọc sách. Mao Trạch Đông từng nói rằng: “Sở
thích lớn nhất trong đời tôi là đọc sách. Tôi có thể cả ngày không ăn, không ngủ
nhưng không thể không đọc sách một ngày được”.
Mao Trạch Đông đã học qua 6 năm quốc học, 7 năm Tây học và đã từng tự
học tại Thư viện Hồ Nam ở Trường Sa. Khoảng thời gian nửa năm tự học và đọc
sách ngày đêm ở đó chính là thời gian có giá trị nhất trong quãng đời học tập của
Mao Trạch Đông.
Trong hơn 10 năm, Mao Trạch Đông đã đọc “Tứ thư ngũ kinh”, sách lịch
sử, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng mới phổ biến của thế giới thông qua tác
phẩm của những tác giả nổi tiếng, sùng bái các nhà tư tưởng và nhà cách mạng
người Trung Quốc thời kỳ cận đại cũng như những bậc anh hùng hào kiệt của thế
giới. Những điển tích truyền thống Trung Quốc, phong tục văn hóa truyền miệng,
các trào lưu biến pháp và thuyết tiến hóa Huxley của phương Tây đều được Mao
Trạch Đông nghiên cứu tìm hiểu.
Mao Trạch Đông đặc biệt coi trọng bộ sách “Lịch sử 24 đời” khái quát lịch
sử 4.000 năm của Trung Quốc gồm khoảng 4 triệu chữ. Mao Trạch Đông đã đọc
toàn bộ pho sử này 5 lần. “Tư trị thông giám” cũng là cuốn sách sử được Mao
Trạch Đông ưa thích và đọc không bao giờ chán. Bộ sách này gồm 294 quyển,
xuyên suốt 1.362 năm lịch sử qua 15 triều đại của lịch sử Trung Quốc từ thời



Đông Chu. Mao Trạch Đông không chỉ đã đọc và chú thích bộ sách này đến 17
lần trong suốt cuộc đời ông mà còn khuyến khích người khác đọc theo.
Quan điểm của Mao Trạch Đông là đọc sách nhưng không trở thành nô lệ
của sách vở mà đọc để tiếp thu, đúc kết và sử dụng tri thức từ sách vở. Điểm hơn
người của Mao Trạch Đông là ông đã vận dụng được những tri thức tiếp thu được
qua sách vở vào thực tế: tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây và dung hòa một
cách biện chứng tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc, sử dụng chủ
nghĩa Mark – Lenin làm tư tưởng chỉ đạo và cơ sở lý luận, sử dụng văn hóa
truyền thống Trung Quốc làm sức mạnh tinh thần và mảnh đất tư tưởng để Trung
Quốc hóa chủ nghĩa Mark.
Giỏi về tổng kết kinh nghiệm và tập trung trí tuệ quần chúng: Mao
Trạch Đông là một nhà triết học rất sáng suốt. Ông rất giỏi tổng kết kinh nghiệm
và tập trung trí tuệ, sức sáng tạo của quần chúng. Ngày 29/8/1964, một thành viên
Đoàn đại biểu giáo dục Liban đã hỏi Mao Trạch Đông rằng: “Bí quyết gì khiến
Chủ tịch trở nên vĩ đại như vậy và nguồn gốc sức mạnh của ngài từ đâu?”.Mao
Trạch Đông đã trả lời rằng: “Tôi không vĩ đại, chẳng qua là tôi đã học được một
chút kiến thức từ nhân dân của mình. Chỉ riêng chủ nghĩa Mark thôi sẽ không đủ
mà cần phải căn cứ thực tế Trung Quốc để nghiên cứu vấn đề của Trung Quốc.
Quần chúng nhân dân chính là nguồn gốc của quyền lực và nếu không phản ánh
yêu cầu của nhân dân thì điều gì cũng không thể làm được. Phải học từ quần
chúng nhân dân để từ đó hoạch định chính sách rồi sau đó lại tuyên truyền với
quần chúng”.
Một năm sau đó, ngày 26/7/1965, Mao Trạch Đông hội kiến với nguyên
Quyền Tổng thống Quốc Dân đảng Lý Tông Nhân mới từ nước ngoài trở về
Trung Quốc. Trong cuộc gặp mặt này, Mao Trạch Đông đã phát biểu: “Những
người làm cách mạng chúng tôi dựa vào tổng kết kinh nghiệm để làm việc. Trước
đó, mỗi khi kết thúc một chiến dịch, quân đội Trung Quốc đều tiến hành tổng kết


kinh nghiệm để biết cách phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm sau đó lại áp

dụng vào thực tiễn để xây dựng được nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Hai cuộc nói chuyện trên đã cho thấy một bí quyết thành công trong cuộc
đời Mao Trạch Đông: Đó là giỏi về tổng kết kinh nghiệm và tập trung trí tuệ quần
chúng.
Khả năng lĩnh ngộ cao
Trong số các nhà lãnh đạo cách mạng của Trung Quốc, Mao Trạch Đông
không phải là người học tập chủ nghĩa Mark – Lenin sớm nhất hay nhiều nhất: về
nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, Mao Trạch Đông không bằng Trần Độc Tú, về
thông thuộc các tác phẩm của chủ nghĩa Mark Lenin, Mao Trạch Đông không
bằng Vương Minh. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông lại có tài năng xuất chúng và khả
năng lĩnh ngộ cực kỳ cao.Các thầy giáo của Mao Trạch Đông đều đánh giá Mao
Trạch Đông có tư chất ưu tú, hiếm có và là một bậc kỳ tài xuất thân từ tầng lớp
nông dân. Thêm vào đó Mao Trạch Đông có cá tính tư duy độc lập, không mê tín.
Những điều đó đã quyết định những điểm độc đáo của Mao Trạch Đông: học tập
chủ nghĩa Mark – Lenin với tinh thần nghiêm túc nhưng không cứng nhắc, thận
trọng nhưng không giáo điều, không mang tác phong chủ nghĩa sách vở.
Khả năng lĩnh ngộ cực cao của Mao Trạch Đông còn thể hiện ở mưu lược
và trí tuệ quân sự của ông. Mao Trạch Đông chưa từng qua bất kỳ trường lớp
quân sự nào. Không giống như Lưu Bách Thừa đã từng được đào tạo quân sự ở
nước ngoài hay Chu Đức, Bành Đức Hoài đã từng học trường quân sự chuyên
nghiệp, kiến thức quân sự của Mao Trạch Đông đều nhờ tự học mà có.
Năm 1975, khi hội kiến nhà chính trị liên bang Đức H. Waldemar Schmidt,
Mao Trạch Đông đã nói rằng: “Thành tựu của tôi quá ít, tôi cũng không biết làm
thơ. Tuy nhiên tôi biết cách chiến đấu và biết cách làm thế nào để chiến thắng”.


Thể lực khang kiện: Để thực hiện chí hướng lâu dài của mình, Mao Trạch
Đông ngay từ khi còn trẻ đã quan tâm đến việc rèn luyện thể lực và cho rằng “sức
khỏe là cái túi của tri thức và cái tổ vững chắc của đạo đức”.
Năm 1917, Mao Trạch Đông từng viết một luận văn dài 7.000 từ nhan đề

“Nghiên cứu về thể dục” đăng trên tạp chí “Tân thanh niên” của Trần Độc Tú. Bài
viết này bàn về tính quan trọng của sức khỏe đối với học vấn và sự nghiệp. Mao
Trạch Đông cho rằng: “Một người có chí hướng, có trách nhiệm thì chỉ sợ thiếu
một cơ thể khỏe mạnh. Thể chất khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, có tư tưởng và
học vấn thì không gì là không làm được”. Vì vậy mà Mao Trạch Đông không bao
giờ buông lỏng việc rèn luyện thân thể.Hoạt động rèn luyện thân thể mà Mao
Trạch Đông ưa thích và theo đuổi từ khi còn nhỏ đến tận cuối đời là bơi. Quách
Mạt Nhược đã từng nói rằng: “Mao Trạch Đông khi còn nhỏ thì bơi trong ao, lúc
thanh niên thì bơi Tương Giang, về già thì bơi Trường Giang”.
Nhờ rèn luyện thân thể mà Mao Trạch Đông đã luôn duy trì được sức khỏe
tốt: thân hình cao 1,83m của Mao Trạch Đông luôn thể hiện sức lực dồi dào, tinh
thần sung mãn. Mao Trạch Đông sở dĩ có thể đảm nhận được trách nhiệm lịch sử
to lớn và làm nên sự nghiệp vĩ đại ngoài nhờ vào tài năng kiệt xuất, ý chí kiên
cường còn nhờ vào thể lực và tinh thần luôn sung mãn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1. Bài giảng, tài liệu và slide của thầy giáo phụ trách môn học “Phát triển khả
năng lãnh đạo”
2. Giáo trình “Lãnh đạo trong tổ chức” - Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh Quốc tế - Global Advanced.
3. Lohn C.Maxwell - “Nhà lãnh đạo 3600” - NXB Lao động - Xã hội năm 2008.
4. />

5. />6. />option=com_content&view=article&id=563:ly-cong-uan-9741028&catid=81:lanh-tu-lanh-dao&Itemid=198



×