Tải bản đầy đủ (.doc) (207 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 207 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

VŨ QUANG TÌNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN
DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Quang Tình

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
các thầy, cô giáo trong bôn môn Kế hoạch và Đầu tư, khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn,
Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS Trần Đình Thao đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng, ban, ngành thuộc Huyện
ủy, UBND huyện Gia Lâm và UBND một số xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Quang Tình

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần

1.

Mở

đầu


............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tuyển dụng công chức ...................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về chất lượng tuyển dụng công chức .............................................. 4

2.1.1.

Công chức ........................................................................................................... 4

2.1.2.

Tuyển dụng công chức....................................................................................... 14


2.1.3.
20

Chất lượng tuyển dụng công chức ......................................................................

2.1.4.
21

Nội dung nghiên cứu về chất lượng tuyển dụng công chức.................................

2.1.5.
23

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng ..............................................

2.2.
27

Cơ sở thực tễn ..................................................................................................

2.2.1.
27

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về công tác tuyển dụng công chức.........

2.2.2.

Thực trạng công tác tuyển dụng công chức ở Việt Nam ................................... 32

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng tuyển dụng công
3


chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm............................................................ 35
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................
36
3.1.
36
3.1.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................
Tổng quan về huyện Gia Lâm ............................................................................ 36

4


3.1.2.

Địa chỉ liên hệ.................................................................................................... 36

3.1.3.

Quá trình thành lập ............................................................................................ 36

3.1.4.

Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giai đoạn 2011 - 2015.................... 38


3.1.5.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm đến 2020 ................ 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 40

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................... 40

3.2.2.
41

Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 43

3.2.4.

Các phương pháp phân tch................................................................................ 43

3.2.5.

Hệ thống chỉ têu nghiên cứu ............................................................................. 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .....................................................................

45
4.1.

Đặc đıểm công chức cấp xã trên địa bàn huyện .................................................. 45

4.1.1.

Số lượng và cơ cấu công chức cấp xã trên địa bàn huyện ................................... 45

4.1.2.

Chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện................................................ 46

4.2.
48

Thực trạng công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm ........

4.2.1.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng .......................................................................... 48

4.2.2.

Tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện .................................. 50

4.2.3.

Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm .................... 59


4.2.4.
68

Đánh giá công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm ...........

4.3.

Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng........................................................... 70

4.3.1.

Đánh giá của người thi tuyển công chức về tuyển dụng...................................... 70

4.3.2.

Đánh giá của cán bộ làm công tác tuyển dụng .................................................... 71

4.3.3.

Đánh giá của người sử dụng công chức.............................................................. 72

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã .................. 74

4.4.1.

Công tác tuyên truyền ........................................................................................ 74

4.4.2.


Nguồn tuyển dụng công chức............................................................................. 75

4.4.3.

Năng lực đội ngũ làm công tác tuyển dụng......................................................... 76

4.4.4.

Sức hút của vị trí cần tuyển dụng ....................................................................... 78

4.4.5.

Cơ chế chính sách .............................................................................................. 81

4.4.6.

Tiêu chí tuyển dụng ........................................................................................... 83
4


4.5.

Các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa
bàn huyện Gia Lâm............................................................................................ 85

5


4.5.1.

85

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển dụng..........

4.5.2.
89

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức về công tác tuyển dụng ..........

4.5.3.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phổ biến trực tiếp về quá trình
tuyển dụng trong đội ngũ công chức làm việc tại các xã, thị trấn cũng
như trong
nhân dân ............................................................................................................
90

4.5.4.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch hóa nguồn cán bộ, công chức
tạo tiền đề cho hoạt động tuyển dụng .................................................................
90

4.5.5.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng ............... 92

4.5.6.

Đưa ứng dụng công nghệ thông tin, phỏng vấn vào thi tuyển ............................. 92


4.5.7.

Đổi mới nội dung thi tuyển theo hướng xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài
tập tình huống sát thực với tình hình giải quyết công việc của mỗi chức
danh
công chức .......................................................................................................... 94

4.5.8.

Xây dựng có chế đãi ngộ thích đáng, phù hợp để thu hút nguồn nhân lực có
trình độ cao về làm việc tại địa phương ..............................................................
95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................
98
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CB, CC

Cán bộ, công chức

CCCX

Công chức cấp xã CT

Chỉ tiêu
DT

Dự tuyển

ĐVT

Đơn vị tnh

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐTD

Hội đồng tuyển dụng


MTTQ

Mặt trận tổ quốc

SL

Số lượng

TT

Trúng tuyển

UBND

Ủy ban nhân dân

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện
quản lý (giá so sánh 2010) giai đoạn 2011 - 2015 .......................................... 38
Bảng 3.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện giai
đoạn 2011 - 2015........................................................................................... 38
Bảng 3.3. Thu thập thông tn, số liệu đã công bố ........................................................... 41
Bảng 3.4. Thu thập thông tn, số liệu mới ...................................................................... 42
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu công chức cơ sở huyện Gia Lâm theo các chức danh
công tác trong giai đoạn 2013 - 2015 ............................................................. 45

Bảng 4.2. Cơ cấu về độ tuổi, giới tnh, trình độ chuyên môn năm 2015 ......................... 47
Bảng 4.3. Tiêu chuẩn tuyển dụng đối với các chức danh công tác.................................. 55
Bảng 4.4. Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã huyện Gia Lâm ................................... 59
Bảng 4.5. Kết quả tuyển dụng công chức tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm .....
63
Bảng 4.6. Tình hình dự tuyển và trúng tuyển tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Gia Lâm ........................................................................................................ 64
Bảng 4.7. Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã theo chức danh nghề nghiệp ............... 65
Bảng 4.8. Tình hình dự tuyển và trúng tuyển công chức cấp xã đối với các chức
danh trên địa bàn huyện Gia Lâm .................................................................. 66
Bảng 4.9. Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã theo các chức danh giai đoạn
2010-2015 huyện Gia Lâm ............................................................................ 66
Bảng 4.10. Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã huyện Gia Lâm phân theo trình độ
đào tạo ..........................................................................................................
68
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ mới tuyển dụng về công tác tuyển dụng ........................ 70
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ làm công tác tuyển dụng về công tác tuyển dụng
công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm ............................................... 71
Bảng 4.13. Đánh giá của người sử dụng công chức về chất lượng công chức tuyển dụng
.............................................................................................................. 73
Bảng 4.14. Công tác tuyên truyền, công bố chỉ têu tuyển dụng công chức cấp xã
huyện Gia Lâm giai đoạn 2010-2013 ............................................................. 74
vii


Bảng 4.15. Tổng hợp nguồn tuyển dụng công chức đối với các chức danh
giai đoạn 2010 - 2013 .................................................................................... 75
Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về năng lực của đội
ngũ làm công tác tuyển dụng ......................................................................... 76
Bảng 4.17. Đánh giá về sức hấp dẫn của từng chức danh công chức cơ sở hiện nay

trên địa bàn huyện Gia Lâm (n=110) ............................................................. 79
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ công chức xã về chế độ, chính sách đối với công
chức cấp xã (n=80) ........................................................................................ 80
Bảng 4.19. Đánh giá sự phù hợp têu chuẩn tuyển dụng so với yêu cầu thực tế của
chức danh công chức (n=110)........................................................................ 84
Bảng 4.20. Đề xuất tiêu chuẩn tuyển dụng đối với các chức danh công tác ...................... 88

8


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng ....................................................................... 49
Sơ đồ 4.2. Quy trình tuyển dụng công chức cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm ................ 51

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Đánh giá về quy trình tuyển dụng công chức cấp xã ...................................... 54

Hộp 4.2.

Đánh giá về tiêu chuẩn tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay ...................... 55

Hộp 4.3.

Đánh giá công tác thi tuyển và xét tuyển ....................................................... 58

Hộp 4.4.

Đánh giá về các quy định trong tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay ......... 81


9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Để đóng góp chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức của huyện Gia Lâm,
hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ
cán bộ công chức, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về tuyển dụng và nâng
cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã; đánh giá thực trạng chất lượng công tác
tuyển dụng công chức cấp xã; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tuyển
dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện trong thời gian qua; đề giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tuyển dụng và chất lượng tuyển dụng
công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã. Trong quá trình nghiên cứu đề tài
tiến hành thu thập và sử dụng các thông tin từ các nguồn khác nhau: sách, báo, internet, các
báo cáo tổng kết. Đồng thời thiết lập các chỉ têu nghiên cứu gồm: Đặc điểm công chức
cấp xã, quy trình, tiêu chuẩn, số lượng, phương thức, nhu cầu tuyển dụng...
Bằng các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài thu được kết quả nghiên cứu cụ thể
như sau:
1. Thứ nhất, về lý luận nghiên cứu đã nghiên cứu các quan điểm, khái niệm về chất
lượng tuyển dụng công chức từ đó đi đến khái niệm về chất lượng tuyển dụng công chức.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức bao gồm các nội
dung cơ bản như: nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng, nghiên cứu quy trình, thủ tục tuyển
dụng, đánh giá công tác tuyển dụng công chức.

2. Về thực trạng công tác tuyển dụng công chức cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm
những năm qua cho thấy: Thông qua tuyển dụng, UBND huyện có cơ hội thu hút được một
lực lượng những lao động trẻ, tài năng, năng động và nhiệt huyết.
Hình thức, nội dung thi tuyển ngày càng có căn cứ xác đáng hơn, có sự quan tâm
nhiều hơn về tnh phù hợp với ngành, nghề đào tạo, bảo đảm lựa chọn được những
người có phẩm chất, trình độ và năng lực. Công tác tuyển dụng về cơ bản cũng đã đảm bảo
các nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảo đảm tính cạnh
tranh tại một số chức danh công chức được tuyển dụng.
10


Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng công tác tuyển dụng CCCX
trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể như việc xác định
nhu cầu

11


tuyển dụng còn chưa sát với yêu cầu thực tế; công tác tuyển dụng CCCX chưa thu hút
được nhiều thí sinh dự tuyển, một số chức danh công chức không tuyển dụng đủ chỉ
têu được giao, thậm chí số lượng hồ sơ dự tuyển thấp hơn so với chỉ tiêu dự tuyển,…
Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng CCCX trên
địa bàn huyện Gia Lâm bao gồm: Công tác tuyên truyền; nguồn tuyển dụng công chức;
năng lực đội ngũ làm công tác tuyển dụng; sức hút của vị trí cần tuyển dụng; cơ chế chính
sách và têu chí tuyển dụng.
3. Về giải pháp, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tuyển dụng CCCX trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm tiếp theo, cụ thể: Hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển dụng; nâng cao nhận
thức của đội ngũ cán bộ công chức về công tác tuyển dụng; thực hiện tốt công tác tuyên
truyền và phổ biến trực tiếp về quá trình tuyển dụng trong đội ngũ công chức làm việc

tại các xã, thị trấn cũng như trong nhân dân; thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế
hoạch hóa nguồn cán bộ, công chức tạo tiền đề cho hoạt động tuyển dụng; tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng và một số giải pháp khác.
Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng
CCCX trên địabàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Các giải pháp có thể kể đến đó là
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển dụng; tăng cường
công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động tuyển dụng và một số giải pháp khác.
Tóm lại, giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng CCCX trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội là một trong những vấn đề cấp thiết đáng được quan tâm
đúng mức, để tuyển chọn được công chức đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm
chất chính trị đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

12


THESIS ABSTRACT

Our purpose is to contribute into researching and finding fundamental solutions to
improve the quality of civil servant recruitment in Gia Lam district, and improving
professional skills and public service attitude of officials.We conduct the research named
"Solutions for improving the quality of communal civil servantrecruitment in Gia
Lam district, Hanoi". Our research purpose is to systematze theories and practices on
recruitment and improve the quality of recruitng civil servants; to assess the status of the
quality of civil servants recruitment; to analyse factors affecting the quality of civil
servants recruitment in the district in recent years; to find the solutons for the
improvement of the quality of communal civil servant (CCS) recruitment in the district of
Gia Lam, Hanoi.
Our research focuses on recruitment activities and the quality of CCS
recruitment in Gia Lam district, Hanoi; factors affecting the quality of the CCS
recruitment. Information for this research was collected from different sources: books,

newspapers, the Internet, the fnal reports. The research targets were set with several
criteria, include: CCS features, processes, standards, quantty, method, recruitment needs
...
Using the mentioned methods, we obtained research results as follows:
1. First, theoretical studies have researched the views, the concept of quality of civil
servant recruitment. Our research also shows that improvement of the quality of CCS
recruitment includessome basic contents such as research of recruitment needs, research
of processes and recruitment procedures, evaluaton of the recruitment of civil servants.
2. Regarding the recruitment situaton in Gia Lam district recent years shows that:
Through recruitment, DPC has the opportunity to attract a large number of young,
talented, energetic and enthusiastic labor.
The form and content of the contest are increasingly more practical; there is more
concern about the match of candidates’ background and the required position, ensuring to
select qualified people. Recruitment basically ensures the principle of openness,
transparency, objectvity and in accordance with law, ensuring competitveness at some
recuited positions.
Despite ofhaving achievied important results, CCSrecruitmentn the district has still
certain limitations. For example, the recruitment needs are not close to the actual
requirements; recruitment does not attract many candidates, some positons are not
xii


taken as assigned, even the number of submited applicatons is lower than the target for
recruitment, ...

xii


The study also points out the factors affecting CCSrecruitment in Gia Lam district
include: The propaganda; source of recruitment of civil servants; capacity of

recruitment team; the appeal of the recruited position; policy and recruitment criteria.
3. On the soluton, our research has proposed a number of measures to improve the
quality of CCS recruitment in Gia Lam district in the coming years, namely: Improving the
system of legal documents on the recruitment; Raising awareness of the officials team on
recruitment; implementng the propagation and dissemination directly on the recruitment
process to civil servants who work in communes and towns, as well as among the people;
implementing well the planning of human resources in order to set the first stage for
recruitment activites; strengthening inspection and supervision over the activities of
recruitment and some other solutions.
Based on mentoned results, we have proposed some solutions to improve
the quality of CCSrecruitment on Gia Lam district, Hanoi. The solutionsincludethe
improvement of the system of legal documents on recruitment; strengthening the
inspection and supervision over the actvites of recruitment and some other solutions.
Overall, the solutons to improve CSS recruitment in Gia Lam district of Hanoi is
one of the urgent issues deservingcertant attenton. It is necessary to recruit public
servants who are vocationally and politically qualifiedto meet the assigned tasks.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tên trong chu trình quản lý công chức, có
tính quyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước. Trong
quá trình vận hành của nền công vụ, việc tuyển dụng được những công chức giỏi thì
nhất định nền công vụ sẽ hoạt động đạt kết quả cao hơn vì công chức nhà nước là
nhân tố quyết định đến sự vận hành của một nền công vụ. Như Bác Hồ đã từng nói:
“cán bộ là gốc của mọi công việc”.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã đổi mới căn bản việc quản lý công
chức về nội dung tuyển dụng công chức, đó là việc tuyển dụng công chức phải căn

cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế và thông qua thi tuyển
theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tnh
cạnh tranh. Hình thức thi, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với
ngành, nghề, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng
lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Luật cũng quy định hình thức tuyển dụng thông
qua xét tuyển với các trường hợp đặc biệt.
Đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra cho nước ta rất nhiều
cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với việc có không ít thách thức. Trước tình hình đó,
đòi hỏi những cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, không chỉ ở cấp trung
ương mà cả cấp địa phương phải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về
phẩm chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt qua những thách thức và khó
khăn để có thể tiến xa hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì
vậy, việc tuyển dụng được đội ngũ công chức có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu
công việc là vô cùng quan trọng.
Việc tuyển dụng công chức trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời
gian tới phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, vì việc tìm người thay vì người
để sắp xếp, bố trí việc. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định góp phần
quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước,
nhưng công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn
một số tồn tại hạn chế nhất định như: Việc xác định nhu cầu tuyển dụng còn

1


chưa sát với yêu cầu thực tế, công tác tuyển dụng công chức cấp xã chưa thu hút
được nhiều thí

2



sinh dự tuyển, việc xác định tiêu chuẩn công chức cấp xã chưa rõ ràng, dẫn đến việc
đánh giá chất lượng “đầu vào” chưa khách quan, khoa học, hơn nữa chế độ thi
tuyển chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra, một số chính sách quy định
về tuyển dụng công chức còn thiếu đồng bộ, chưa sát với yêu cầu địa phương, việc
đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào thi tuyển còn hạn chế.
Để đóng góp chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu và tìm ra giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Gia Lâm, tuyển dụng được công chức có trình độ chuyên môn, phù hợp
với vị trí việc làm, khả năng hòa nhập với môi trường làm việc nhanh, luôn hoàn
thành tốt công việc được giao, luôn có thái độ niềm nở, hài hòa trong phục vụ
nhân dân, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng
tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên
địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển
dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tễn về tuyển dụng và nâng cao chất
lượng tuyển dụng công chức cấp xã.
- Đánh giá thực trạng chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã;
phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã
trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển
dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện
hiện nay như thế nào?
- Chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã của huyện như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã?

- Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Gia Lâm là gì?
3


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động tuyển dụng và chất lượng tuyển dụng công chức cấp
xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung
- Thực trạng công chức và tuyển dụng công chức cấp xã;
- Chất lượng tuyển dụng công chức sau tuyển dụng;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng công chức cấp xã.
b. Phạm vi về không gian
- Các số liệu về thực trạng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội
c. Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2010 đến năm 2015; thời gian thực hiện đề
tài từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TUYỂN
DỤNG CÔNG CHỨC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
2.1.1. Công chức
2.1.1.1. Khái niệm
Ở nước ta, ngay từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Hiến pháp

năm 1946 ra đời là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ công chức mới. Ngày 20
- 5 - 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh 76/ SL về thực hiện quy chế
công chức.
Sắc lệnh đã chỉ rõ: “Công chức là những công dân Việt Nam được chính
quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ ở
trong hay ở ngoài nước đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp
riêng biệt do Chính phủ quy định”.
Sau 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tiếp tục tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc. Thời kỳ này tuy không có văn bản nào bãi bỏ sắc
lệnh 76/SL về quy chế công chức Việt Nam, nhưng thuật ngữ công chức được thay
thế bằng thuật ngữ cán bộ, công nhân, viên chức.
Ngày 25 - 5 - 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
Nghị định số 169/HĐBT quy định về công chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: “Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm
một công vụ thường xuyên trong một công sở Nhà nước ở trung ương, địa
phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, bậc, hưởng
lương do ngân sách Nhà nước cấp ”.
Theo pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 09/03/1998 và các văn bản
khác của chính phủ thì cán bộ, công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Những người do dân bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
+ Những người làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội và một số tổ chức
xã hội nghề nghiệp, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm nhiệm vụ
thường xuyên;
5


+ Những người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được
tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong biên chế, được

phân theo loại hình trình độ đào tạo, ngành chuyên môn và được xếp vào một
ngạch;
+ Các thẩm phán, kiểm soát viên được bổ nhiệm;
+ Những người làm việc trong cơ quan thuộc quân đội công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, được
tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao làm nhiệm vụ thường xuyên trong biên chế;
+ Thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, giám
đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp nhà nước;
Hiện nay, Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008, được Quốc hội thông qua
ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo
đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tại khoản 3 Điều 4 quy định:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì cán bộ, công
chức chính quyền xã, thị trấn gồm các chức danh sau:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng - Thống kê;

6


+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với thị trấn) hoặc địa

7


×