Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ chất lượng công tác đảng, công tác, chính trị trong giáo dục rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở binh đoàn cửu long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.95 KB, 92 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỷ luật là thuộc tính của mọi tổ chức, là sợi dây liên kết tất cả các
thành viên trong tổ chức với nhau, bảo đảm cho mọi hoạt động của tổ chức
được chặt chẽ, thống nhất. Kỷ luật là điều kiện cơ bản cho các tổ chức vững
mạnh, hoàn thành nhiệm vụ và phát triển. QĐND Việt Nam là quân đội cách
mạng; kỷ luật là một yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng tổng hợp, là cơ sở
của khả năng chiến đấu, trình độ SSCĐ, sức mạnh chiến đấu và là một trong
những yếu tố quan trọng bảo đảm cho quân đội hoàn thành nhiệm vụ. Trước
yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, đòi hỏi ngày càng cao đối với việc chấp hành kỷ luật. Trong khi đó quân
đội nói chung và các đơn vị cơ sở nói riêng, thực trạng tình hình chấp hành kỷ
luật hiện nay bên cạnh những ưu điểm, chuyển biến tích cực, vẫn còn không ít
những hạn chế khuyết điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất truyền thống
và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Do vậy GD, RLKL trở thành vấn đề vừa
cơ bản, thường xuyên vừa mang tính cấp thiết hiện nay.
Nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của công tác GD, RLKL. Thời
gian qua, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp trong các TĐBB ở
BĐCL đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức duy trì nghiêm túc, chặt chẽ
các hoạt động giáo dục, rèn luyện bộ đội và giữ nghiêm kỷ luật, quy định của
đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, nhất là đối với các
nhiệm vụ khó khăn phức tạp, nguy cơ mất an toàn cao. Mặt khác thực tiễn
hiện nay đang đặt ra những vấn đề và yêu cầu mới cao hơn đối với công tác
GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL.
Tiến hành CTĐ, CTCT trong GD, RLKL là hoạt động có vai trò rất quan
trọng, nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác
chấp hành kỷ luật của mọi quân nhân. Qua đó làm cho kỷ luật luôn được giữ vững
và chấp hành một cách tự giác, nghiêm minh, tạo sự thống nhất trong nhận thức
114



và hành động của toàn quân góp phần xây dựng quân đội ngày càng vững mạnh
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua các TĐBB ở BĐCL đã chú trọng đến
CTĐ, CTCT trong GD, RLKL. CTĐ, CTCT đã có nhiều nội dung, hình thức,
biện pháp thiết thực, sát với tình hình thực tiễn của từng đơn vị, nên đem lại kết
quả quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, chấp hành
nghiêm kỷ luật, xây dựng đơn vị VMTD, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên giao.
Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên
chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL
còn những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm và tổ chức thực hiện.
Một số đơn vị chưa chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo
dục kỷ luật, giáo dục và phổ biến pháp luật, công tác quản lý kỷ luật chưa chặt
chẽ, việc tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện kỷ luật… còn hạn chế; một số ít quân
nhân ý thức tổ chức kỷ luật kém, thiếu tích cực, tự giác trong rèn luyện kỷ luật,
chấp hành kỷ luật không nghiêm; tỉ lệ vi phạm kỷ luật hàng năm có giảm
nhưng chưa đáng kể, vẫn còn vụ việc nghiêm trọng xảy ra, làm ảnh hưởng đến
kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ”.
Hiện nay, trước sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng quân đội, Binh đoàn, nhất là yêu cầu xây dựng
các TĐBB đủ quân; sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, âm mưu phá hoại
của các thế lực thù địch, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng CTĐ, CTCT
trong GD, RLKL. Vì vậy, nghiên cứu "Chất lượng công tác đảng, công tác, chính
trị trong giáo dục rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở Binh đoàn Cửu
Long hiện nay" là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề kỷ luật và Chất lượng CTĐ, CTCT trong GD, RLKL là nội dung
quan trọng luôn được các tổ chức, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là:
115



* Sách tham khảo liên quan đến luận văn
Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Bồi dưỡng năng lực công
Công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn
luyện chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb QĐND, Hà
Nội, năm 2006. Cuốn sách làm rõ đặc điểm, vai trò của đội ngũ chính trị viên ở
các đơn vị huấn luyện chiến đấu trong QĐND Việt Nam. Trên cơ sở phân tích,
dự báo những yếu tố tác động đến năng lực tiến hành CTĐ, CTCT và thực trạng
năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở, cuốn sách đã
đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT nhất là trong
nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của đội ngũ của chính trị viên ở các đơn vị huấn
luyện chiến đấu trong Quân đội giai đoạn hiện nay.
Tổng cục Chính trị, Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện
chiến đấu của đơn vị cơ sở bộ đội Hải quân, Nxb QĐND, Hà Nội, năm 2009.
Cuốn sách đã đề cập đến những đặc điểm, yêu cầu, nội dung, biện pháp tiến hành
CTĐ, CTCT trong huấn luyện chiến đấu và hoạt động của của Chính uỷ - Bí thư
đảng uỷ ở các đơn vị cơ sở bộ đội Hải quân trong huấn luyện chiến đấu.
* Các luận án, luận văn nghiên cứu về bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện kỷ luật
Lê Văn Làm, Bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của học viên
đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị
học, Học viện Chính trị quân sự, năm 2006. Luận án đã phân tích làm rõ
những vấn đề cơ bản về ý thức kỷ luật quân sự và bồi dưỡng rèn luyện ý thức
kỷ luật quân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội,
những đặc điểm cơ bản của học viên đào tạo sĩ quan, đưa ra những quan niệm
về kỷ luật quân sự và bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của học viên
đào tạo sĩ quan. Đề xuất các giải pháp bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật
quân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội.
Nguyễn Xuân Quang, Công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho đảng
viên là học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, Luận văn Thạc sĩ xây
116



dựng Đảng, Học viện Chính trị, năm 2011. Luận văn đã chỉ rõ những đặc
điểm của đảng viên là học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị. Trên cơ sở thực
trạng việc chấp hành kỷ luật đảng của học viên, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đảng viên là học viên ở Trường
Sĩ quan Chính trị hiện nay.
Nguyễn Duy Mạnh, Nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện học viên
đào tạo ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự giai đoạn hiện nay,
Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện
Chính trị, Hà Nội, năm 2012. Luận văn đã đưa ra một số quan niệm về giáo
dục, rèn luyện và chất lượng giáo dục, rèn luyện học viên đào tạo ngoại ngữ
quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự; phân tích thực trạng, nguyên nhân và
những kinh nghiệm và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, rèn
luyện học viên đào tạo ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự giai
đoạn hiện nay.
Nguyễn Văn Tăng, Công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng
cho đội ngũ cán bộ ở đơn vị quản lý học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện
nay, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện
Chính trị, Hà Nội, năm 2014. Luận văn đi vào nghiên cứu làm rõ những vấn
đề lý luận, thực tiễn, thực trạng công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quản lý học viên Trường Sĩ quan Lục
quân I hiện nay.
Phạm Thanh Tuấn, Chất lượng giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên đào
tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học
chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính
trị, Hà Nội, năm 2016. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn, phân
tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện kỷ
luật cho học viên đào tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.

117


* Các luận văn nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị và chất
lượng công tác đảng, công tác chính trị trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật
Nguyễn Kim Cường, Công tác đảng, công tác chính trị trong rèn luyện
kỷ luật cho học viên hoàn thiện cán bộ cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Lục
quân 2, Luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quân sự, Hà
Nội, năm 2005. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về CTĐ, CTCT trong rèn
luyện kỷ luật của học viên hoàn thiện chỉ huy cấp phân đội ở trường Sĩ quan
Lục quân 2 hiện nay. Luận văn đã luận giải những vấn đề cơ bản về đối
tượng, đặc điểm của học viên; đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và đề ra
giải pháp CTĐ, CTCT trong rèn luyện kỷ luật của học viên hoàn thiện chỉ huy
cấp phân đội ở trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay.
Nguyễn Danh Lưu, Công tác đảng, công tác chính trị trong tăng cường
kỷ luật quân đội ở các trung, lữ đoàn thuộc Binh chủng Công binh hiện nay,
Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội, năm 2010.
Luận văn đã đưa ra những vấn đề kỷ luật và tăng cường kỷ luật quân đội đồng
thời luận giải rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CTĐ, CTCT trong tăng
cường kỷ luật quân đội ở các trung, lữ đoàn thuộc Binh chủng Công binh.
Lê Văn Lân, Công tác đảng, công tác chính trị duy trì chấp hành kỷ luật
ở các Tiểu đoàn học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Trường Sĩ quan
Tăng Thiết giáp, Luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị, Hà
Nội, năm 2011. Luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về
CTĐ, CTCT, đồng thời, luận văn đã xác định những giải pháp tăng cường
CTĐ, CTCT trong duy trì chấp hành kỷ luật ở các Tiểu đoàn học viên đào tạo
sĩ quan cấp phân đội Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp hiện nay.
Phan Văn Tạo , Chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong quản
lý kỷ luật ở các tiểu đoàn học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Học
viện Phòng không - Không quân hiện nay, Luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, năm 2003. Luận văn đã làm rõ những
118


vấn đề về lý luận và thực tiễn, thực trạng, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề
xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong
quản lý kỷ luật ở các tiểu đoàn học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Học
viện Phòng không - Không quân hiện nay.
Trần Đức Tiến, Chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong huấn
luyện chiến sĩ mới ở Sư đoàn 301, Bộ Tư Lệnh Thủ đô Hà Nội hiện nay, Luận văn
Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, năm 2016.
Nguyễn Khắc Sinh, Chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ
huấn luyện chiến sĩ mới ở các trung đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, năm 2017.
Hai tác giả Luận văn đã xây dựng quan niệm, phân tích các yếu tố cơ bản quy
định và các tiêu chí đánh giá chất lượng CTĐ, CTCT trong huấn luyện chiến sĩ mới
ở đơn vị; đánh giá đúng thực trạng chất lượng, phân tích nguyên nhân, rút ra một số
kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong huấn luyện chiến sĩ mới ở Sư
đoàn. Trên cơ sở phân tích làm rõ những yếu tố tác động, xác định yêu cầu, luận văn
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong huấn luyện chiến sĩ
mới ở Sư đoàn bộ binh hiện nay.
* Các bài báo, bài viết liên quan đến luận văn
Nguyễn Văn Nuôi, "Tăng cường kỷ luật để hoàn thành tốt nhiệm vụ", Tạp
chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 1-2004; Ngô Văn Quỳnh,“Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về kỷ luật quân đội vào giáo dục, rèn luyện kỷ luật bộ đội”, Tạp chí Giáo
dục lý luận chính trị quân sự, số 1(95)-2006; Lê Văn Bình, “Phát huy dân chủ, tăng
cường kỷ luật, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội trước yêu cầu mới”, Tạp
chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3(121)-2010; Nguyễn Ngọc Minh (2016),
“Nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên năm thứ nhất một học
kỳ”, Tạp chí Khoa học Quân sự Lục quân, (37). Các tác giả đã phân tích làm rõ

những vấn đề cơ bản về kỷ luật quân sự và chỉ ra biện pháp công tác giáo dục, bồi
dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự cho các đối tượng của các đơn vị trong quân
119


đội; Nguyễn Khắc Ngọ, “Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện ở Binh
đoàn Cửu Long”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10/2015. Đỗ Xuân Tụng, “Sư
đoàn 316 nâng cao hiệu quả Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện”,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 02/2015.
Hai tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản CTĐ, CTCT trong huấn luyện nói
chung và sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện của
các đơn vị và đối tượng huấn luyện, góp phần nâng cao cao chất lượng huấn luyện,
SSCĐ, xây dựng đơn vị VMTD.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên rất gần với hướng nghiên cứu của
luận văn, đó là hệ thống tài liệu tham khảo có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Tuy
nhiên, chưa có công trình khoa học, luận án, luận văn nào nghiên cứu một cách cơ
bản, toàn diện và hệ thống về Chất lượng CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các
TĐBB đủ quân ở BĐCL hiện nay. Do đó, đề tài: “Chất lượng công tác đảng, công
tác chính trị trong giáo dục rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở Binh
đoàn Cửu Long hiện nay ” mà tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng lặp với bất
kỳ công trình khoa học nào đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất lượng
CTĐ, CTCT trong GD, RLKL; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng
CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng CTĐ, CTCT trong
GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm

nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL.
Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ,
CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL hiện nay.
120


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB đủ quân ở
BĐCL là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình chấp hành kỷ luật và chất lượng
CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB đủ quân ở BĐCL. Các số liệu, tư liệu
khảo sát thực tiễn ở đơn vị phục vụ cho luận văn được giới hạn từ năm 2012 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng Quân đội và CTĐ, CTCT trong Quân đội.
* Cơ sở thực tiễn
Hiện thực chất lượng CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL;
hệ thống các báo cáo, số liệu, tư liệu ở các đơn vị, cơ quan chức năng thuộc BĐCL và
kết quả điều tra, khảo sát thực tế của chính tác giả luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, luận văn sử dụng
tổng hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên
ngành, chú trọng các phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống
kê, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp

các cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị tham khảo, vận dụng vào
nâng cao chất lượng hoạt động CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB ở
BĐCL và các TĐBB trong toàn quân.

121


Luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

122


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ
TRONG GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CỦA CÁC
TRUNG ĐOÀN BỘ BINH Ở BINH ĐOÀN CỬU LONG
1.1. Giáo dục, rèn luyện kỷ luật và những vấn đề cơ bản về chất lượng
công tác đảng, công tác chính trị trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật của các
trung đoàn bộ binh ở Binh đoàn Cửu Long
1.1.1. Các trung đoàn bộ binh và giáo dục, rèn luyện kỷ luật của các
trung đoàn bộ binh ở Binh đoàn Cửu Long
* Khái quoát về các trung đoàn bộ binh đủ quân ở Binh đoàn Cửu Long
Binh đoàn Cửu Long (Quân đoàn 4) được thành lập ngày 20 tháng 7
năm 1974 tại căn cứ suối Bà Chiêm, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
(nay là xã Tân Thành, huyên Tân Châu, tỉnh Tây Ninh), hiện nay đang đóng

quân tại phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trải qua gần 44 năm
xây dựng chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp CB, CS của Binh đoàn đã xây
đắp nên truyền thống “Trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực quyết
thắng”. Hiện nay, biên chế của Binh đoàn gồm: Bộ tư lệnh Binh đoàn, 4 cơ
quan (Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật), 3 sư đoàn
bộ binh (Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 309), 4 Lữ đoàn (Lữ đoàn PB434, Lữ
đoàn PK71, Lữ đoàn TTG22, Lữ đoàn CB550), Trường quân sự, Trường Cao
đẳng nghề 22 và một số bộ phận trực thuộc khác.
Binh đoàn Cửu Long hiện có 4 TĐBB đủ quân; các trung đoàn 1, 2, 3
thuộc Sư đoàn 9; Trung đoàn 31 thuộc sư đoàn 309, cụ thể như sau:
Trung đoàn bộ binh 1- Đoàn Bình Giã được thành lập ngày 09 tháng 02
năm 1962 tại tại căn cứ Trảng Dài - Tỉnh Tây Ninh, hiện nay đóng quân tại
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 55 năm xây dựng, chiến
đấu và trưởng thành, lớp lớp CB, CS kế tiếp nhau xây đắp nên truyền thống
123


“Trung thành dũng cảm, vượt mọi khó khăn, liên tục lập công, diệt Ngụy
thắng Mỹ”. Với những thành tích đã đạt được Trung đoàn vinh dự được Đảng,
Nhà nước tuyên dương 01 lần danh hiệu đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân” và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Trung đoàn bộ binh 2 - Đoàn Đồng Xoài được thành lập ngày 22 tháng 12
năm 1961 tại Xuân Mai - Hà Tây, hiện nay đóng quân tại huyện Củ Chi, Thành
phố Hồ Chí Minh. Gần 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, được cấp
ủy, chính quyền và Nhân dân trên các địa bàn đóng quân hết lòng giúp đỡ, đùm
bọc, Trung đoàn đã vượt qua khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ, xây dựng nên truyền thống vẻ vang “Kiên cường, trung dũng, đánh giỏi, thắng
nhiều”.Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến tranh giải phóng và bảo
vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế. Trung đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước 2
lần tuyên dương danh hiệu cao quý “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân

dân” và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Trung đoàn bộ binh 3 - Đoàn Hoa Lư được thành lập ngày 23 tháng 9
năm 1965 tại tại xã Lam Kinh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, hiện nay
đóng quân tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trải qua hơn 50 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành, Trung đoàn luôn xây dựng được tinh thần
đoàn kết, hiệp đồng lập công tập thể, ý thức sáng tạo, khắc phục khó khăn để
hoàn thành tốt nhiệm vụ, với những chiến công hiển hách kết tinh thành
truyền thống “Đoàn kết, anh dũng, tự lực, tự cường, đi là chiến thắng, đánh là
diệt gọn”. Trung đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng 01 lần danh
hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và nhiều phần thưởng
cao quý khác.
Trung đoàn bộ binh 31, được thành lập ngày 22 tháng 01 năm 1946, tại
Ninh Giang – Hải Dương, hiện nay đóng quân tai Long Thành, Đồng Nai.
Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Trung đoàn vinh
dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Trung đoàn quyết thắng” năm 1948;
Trung đoàn “dũng cảm đánh hăng” năm 1952.
124


* Biên chế, cơ cấu, tổ chức của các trung đoàn bộ binh đủ quân
Trung đoàn bộ binh biên chế gồm: Ban chỉ huy, 4 cơ quan trung đoàn, 3 tiểu
đoàn bộ binh, 7 đại đội trực thuộc và trung đội vệ binh.
Đảng bộ các trung đoàn là đảng bộ cơ sở ba cấp, bao gồm: đảng bộ cơ sở
trung đoàn, đảng bộ bộ phận ở các tiểu đoàn và chi bộ ở các đại đội, cơ quan trung
đoàn. Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng ủy các trung đoàn có số lượng là 15 ủy viên.
Ban Thường vụ có số lượng là 5 ủy viên, đồng chí chính ủy trung đoàn là bí thư,
đồng chí trung đoàn trưởng là phó bí thư đảng ủy. Đảng ủy các trung đoàn, thành
phần cơ bản là chỉ huy trung đoàn, thủ trưởng các cơ quan, phó chủ nhiệm ủy ban
kiểm tra đảng ủy trung đoàn; chính trị viên hoặc tiểu đoàn trưởng 3 tiểu đoàn.
Ngoài ra trung đoàn còn có tổ chức Đoàn thanh niên và Hội đồng quân nhân

Nhiệm vụ của các trung đoàn hiện nay là: Tập trung nâng cao chất lượng
huấn luyện, SSCĐ, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật; thực hiện tốt công tác
hậu cần, nâng cao chất lượng bảo đảm đời sống cho CB, CS; xây dựng cho CB, CS
có bản lĩnh chính trị vững vàng, các tổ chức vững mạnh, đơn vị VMTD, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ được giao.
* Kỷ luật và giáo dục, rèn luyện kỷ luật ở các trung đoàn bộ binh thuộc
Binh đoàn Cửu Long
Kỷ luật là hiện tượng xã hội - lịch sử, là thuộc tính của mọi tổ chức trong xã
hội. Kỷ luật thực chất là sự bắt buộc đối với những cá nhân thành viên hay tập thể
thành viên phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực của một xã hội hay tổ chức xã
hội. Những quy tắc này được hình thành từ thói quen, tập quán hay định ra thành
văn bản làm chuẩn mực chung, nó tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội nhất định.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Kỷ luật là tổng thể những điều quy định bắt buộc
đối vói hoạt động của các thành viên trong tổ chức, để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ
chức”[72, tr.519].
Kỷ luật là sợi dây liên kết các thành viên trong tổ chức, một yếu tố quan
trọng đảm bảo sự tồn tại, phát triển của mọi tổ chức và xã hội. Kỷ luật có vai
125


trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội để thống
nhất ý chí và hành động, nhằm thực hiện hoàn thành mục đích nhất định.
Quân đội là một tổ chức chính trị - xã hội, công cụ bạo lực của một
nhà nước, một giai cấp nhất định, nên tất yếu phải có kỷ luật. Kỷ luật là một
thành tố cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân đội và luôn có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Kỷ luật quân
đội là hình thức đặc biệt của kỷ luật xã hội mà đặc trưng của nó được quyết
định bởi tính chất hoạt động quân sự: tính tập trung, khẩn trương, chính xác,
tinh thần tự chủ và chấp hành nghiêm... trong mọi hoạt động của từng cá nhân

và tập thể. VI. Lênin khẳng định: "Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù ấy, thì
kỷ luật quân sự và cảnh giác quân sự cần phải đề cao tột độ. Để mất thời cơ
hoặc sa vào tâm trạng hoang mang là hỏng hết”. [1, tr.64]
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, do Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện.
Trong quá trình xây dựng quân đội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm GD, RLKL. Người khẳng định: “Kỷ luật là sức mạnh của quân
đội’’[37, tr.306]. Người cũng chỉ rõ: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo,
nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”[35, tr.560]. Kỷ luật quân đội đòi
hỏi mọi quân nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt và chính xác mọi quy định của
pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội, chỉ thị,
mệnh lệnh của cấp trên, nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của quân đội trên
mọi lĩnh vực đều được quản lý, chỉ huy tập trung thống nhất, có hiệu quả,
phát huy được trí tuệ và sức mạnh của tổ chức quân đội.
Do vậy, kỷ luật quân đội là toàn bộ những quy định của pháp luật, điều lệnh,
điều lệ, chế độ quy định của quân đội bắt buộc mọi quân nhân phải triệt để chấp hành,
nhằm tạo ra sự thống nhất cao trong ý chí và hành động, bảo đảm cho quân đội phát
huy được sức mạnh, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
126


Thực tiễn quá trình xây dựng quân đội, kỷ luật đã trở thành một trong
những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp, là một nguyên tắc trong xây dựng
và tác chiến của quân đội, là vấn đề thuộc phẩm chất đạo đức cách mạng của
mỗi CB, CS và là nhu cầu tất yếu của mọi quân nhân. Mặt khác, nhờ có sự
giác ngộ sâu sắc đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, có kỷ
luật chặt chẽ, tự giác và nghiêm minh mà Quân đội ta nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Kỷ luật của Quân đội ta vừa là sự bắt buộc của tập thể, phản ánh ý chí
nguyện vọng của tập thể, phù hợp với lợi ích của tập thể, vừa là sự tôn trọng

nhân cách và bình đẳng của quân nhân; vì vậy đòi hỏi mọi quân nhân phải
tuân thủ một cách tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kỷ luật của ta là kỷ
luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác” và “Quân đội ta là quân đội dân chủ
nhưng dân chủ không phải là không có mệnh lệnh”[34, tr.316-322].
Do đó, có thể hiểu rằng: Kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở Binh
đoàn Cửu Long là toàn bộ các nội dung điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định
của quân đội... được cụ thể hóa thành những quy định, quy tắc, nền nếp chế
độ hoạt động, công tác và sinh hoạt để mọi tổ chức, mọi quân nhân ở các
trung đoàn chấp hành một cách nghiêm túc, tự giác. Từ đó tạo nên sự thống
nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn đơn vị, góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Nội dung kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở Binh đoàn Cửu Long biểu
hiện trên những vấn đề như sau: Cán bộ, chiến sỹ nhận thức sâu sắc và chấp
hành đầy đủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân
đội, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, các chế độ quy định của đơn vị, quy định
của địa phương nơi đóng quân, những quy định của tổ chức nơi mình sinh hoạt.
Mọi CB, CS tự nguyện hành động, tuân theo một cách nghiêm túc vô điều kiện
các chế độ quy định về kỷ luật trong hoạt động thực tiễn và sinh hoạt hàng
ngày. Kỷ luật của cán bộ, chiến sỹ được thể hiện ở sự nhận thức đúng đắn về
127


nhiệm vụ học tập, rèn luyện và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. CB, CS
phải biết khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, luôn làm chủ bản thân, làm chủ
mọi hoàn cảnh, luôn nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi cá
nhân, tự giác chấp hành mọi quy định của đơn vị, nhất là trong thời gian ở xa
đơn vị và trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, luôn có ý thức vươn
lên hoàn thành mọi nhiệm vụ, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái
với quy định của điều lệnh, điều lệ, những biểu hiện vô ý thức kỷ luật. Kỷ luật
của cán bộ, chiến sỹ không những biểu hiện ở đơn vị mà còn biểu hiện khi về

với gia đình, sinh hoạt ở nơi dân cư hay nơi công cộng, CB, CS phải tuyệt đối
chấp hành các quy định của địa phương.
Quan niệm về giáo dục, rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ binh
Theo từ điển tiếng Việt: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách
có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm
cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất, năng lực như yêu cầu đề
ra” [71, tr.379]. Còn :“Rèn luyện là luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới
những phẩm chất hay trình độ ở một mức độ nào đó” [71, tr.789]. Rèn luyện có
tác dụng biến nhận thức thành hành động, làm cho ý thức chấp hành kỷ luật
nghiêm túc trở thành thói quen như một nhu cầu của mỗi CB, CS.
Như vậy, giáo dục và rèn luyện luôn có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ
với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau. Rèn luyện có hiệu quả, đạt chất lượng
cao phải trên cơ sở giáo dục tốt và ngược lại giáo dục đạt được trình độ sâu
sắc phải thông qua rèn luyện.
Giáo dục, rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn là quá trình tác động có
mục đích, có tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy,
chỉ huy, cơ quan, đơn vị nhằm làm cho CB, CS luôn có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành nghiêm kỷ luật trong học
tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
128


Như vậy, từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Giáo dục, rèn luyện kỷ
luật của các TĐBB ở BĐCL là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình thực
hiện nhiệm vụ của đơn vị, là hoạt động có mục đích, có tổ chức của lãnh đạo,
chỉ huy, đội ngũ cán bộ, cơ quan chức năng cũng như sự nỗ lực tự giáo dục,
rèn luyện của CB, CS nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về kỷ luật, xây dựng
tình cảm, củng cố niềm tin, nâng cao ý chí quyết tâm, hình thành thói quen tự
giác chấp hành nghiêm kỷ luật của CB, CS, góp phần xây dựng trung đoàn
VMTD, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nhiệm vụ được giao.

Quan niệm trên chỉ rõ:
Mục đích: Nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ về kỷ luật, làm
cho CB, CS có niềm tin sâu sắc và ý chí quyết tâm chấp hành pháp luật Nhà
nước, kỷ luật Quân đội, quy định của đơn vị; không ngừng nâng cao ý thức tự
giác chấp hành kỷ luật và xây dựng thói quen, hành vi kỷ luật phù hợp với
chuẩn mực của người quân nhân cách mạng, góp phần xây dựng đơn vị
VMTD, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Chủ thể lãnh đạo công tác GD, RLKL là: Đảng ủy trung đoàn, Đảng ủy
bộ phận Tiểu đoàn, chi ủy, chi bộ trong các trung đoàn.
Lực lượng tham gia GD, RLKL là: Mọi tổ chức, mọi cấp, mọi ngành
và mọi lực lượng ở các trung đoàn. Trong đó các tổ chức đảng, tổ chức chỉ
huy các cấp, các cơ quan chức năng, tổ chức quần chúng và đội ngũ CB,
ĐV giữ vai trò quyết định.
Đối tượng GD, RLKL là: Mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi CB, CS ở
các trung đoàn.
Nội dung GD, RLKL:
Giáo dục cho CB, CS nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, bản chất của
kỷ luật Quân đội; xây dựng ý thức tự giác chấp hành kỷ luật.
Giáo dục, rèn luyện cho bộ đội hiểu biết và thực hiện nghiêm những nội
dung về hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội, chỉ
129


thị, mệnh lệnh của cấp trên và quy định của đơn vị, quy định của địa phương
nơi đóng quân và nơi công tác.
Giáo dục xây dựng ý thức chấp hành kỷ luật, rèn luyện phương pháp
tác phong công tác, nhân cách người quân nhân cách mạng cho CB, CS.
Giáo dục cho CB, CS nắm chắc chức trách nhiệm vụ của bản thân, ý
thức xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, làm việc theo chức trách, hành
động theo điều lệnh.

Giáo dục những thuận lợi, khó khăn trong chấp hành kỷ luật. Chống
mọi biểu hiện tự do tùy tiện, độc đoán, quan liêu, quân phiệt...
Hình thức, biện pháp GD, RLKL
Giáo dục thông qua sinh hoạt chính trị, thông qua quản lý hoạt động
thực tiễn của bộ đội.
Thông qua biện pháp tư tưởng, giáo dục thuyết phục kết hợp với hành
chính cưỡng bức; thông qua thi đua khen thưởng, xử phạt nghiêm minh.
Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
Thông qua hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng quân nhân để GD, RLKL cho CB, CS.: Đây là
hình thức, biện pháp cơ bản, quan trọng. CB,CS ở trung đoàn vừa phải tham gia
sinh hoạt chịu sự GD, RLKL của chỉ huy các cấp, vừa phải tham gia sinh hoạt,
chịu sự giáo dục, rèn luyện của tổ chức đoàn, hội đồng quân nhân. Nếu CB, CS
là đảng viên thì phải tham gia sinh hoạt ở chi bộ, đảng bộ. Do vậy, phải thông
qua hoạt động của các tổ chức đó để GD, RLKL cho CB, CS.
Biện pháp
Kết hợp giáo dục chung với giáo dục riêng theo từng đối tượng; giáo dục
thường xuyên với giáo dục theo yêu cầu nhiệm vụ. Tập trung vào những nhiệm
vụ khó khăn vất vả, nguy cơ mất an toàn cao.
Thông qua quản lý, duy trì kỷ luật, thực hiện các chế độ nền nếp chính
quy, chế độ công tác, sinh hoạt và hoạt động thực tiễn hàng ngày ở đơn vị
130


theo yêu cầu của điều lệnh, điều lệ quân đội để GD, RLKL cho CB, CS.
Thông qua hình thức huấn luyện dưới sự điều hành, tổ chức của đội ngũ
cán bộ, giáo viên làm cho CB, CS nắm vững kiến thức cơ bản và kiến thức
liên quan đến GD, RLKL.
Thông qua hình thức tự học tập, tự rèn luyện kỷ luật của CB, CS: Người
học với tư cách là chủ thể của quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện kỷ luật thì

hoạt động GD, RLKL của đơn vị được coi là nhân tố quan trọng của quá trình
GD, RLKL cho CB, CS.
* Vai trò của giáo dục, rèn luyện kỷ luật của trung đoàn
Một là, góp phần hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, tính tổ chức, tính kỷ
luật của CB, CS
Thông qua GD, RLKL không chỉ giúp cho CB, CS hiểu rõ về mục đích, nội
dung, nguyên tắc của tổ chức, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân
đội, mà còn trang bị kiến thức, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống,
nhân cách của người quân nhân cách mạng. Bảo đảm cho họ gương mẫu chấp
hành kỷ luật; là người thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng đơn vị.
Phẩm chất, năng lực và ý thức tổ chức kỷ luật của CB, CS được hình thành,
phát triển trong quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện, hoạt động nghiêm túc và tự giác
của bản thân mỗi CB, CS. Thông qua GD, RLKL mà người CB, CS được nâng
cao cả về trình độ giác ngộ chính trị, bản lĩnh, nhận thức, hành vi chính trị, tính tổ
chức, tính kỷ luật và chấp hành nghiêm kỷ luật ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, GD,
RLKL cho CB, CS còn có ý nghĩa quan trọng góp phần thiết thực nâng cao chất
lượng đội ngũ CB, CS đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, có đủ phẩm chất, năng
lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ được giao.
Hai là, góp phần quan trọng trong xây dựng các tổ chức trong trung
đoàn vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện
Cán bộ, chiến sĩ ở trung đoàn nếu được GD, RLKL chặt chẽ, nghiêm
túc, sẽ là những người luôn chấp hành tốt kỷ luật, luôn có trách nhiệm cao,
131


tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của các tổ chức trong đơn vị.
Họ sẽ là những đảng viên, đoàn viên ưu tú, đây là lực lượng nòng cốt, luôn
phát huy vai trò tiền phong gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập,
rèn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, góp phần xây dựng các tổ chức trong
đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Cán bộ, chiến sĩ với tư cách là chủ thể chấp hành kỷ luật, xây dựng
chính quy, việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, chính xác điều lệnh, điều lệ
quân đội, mệnh lệnh của cấp trên. Vì thế GD, RLKL cho CB, CS nhằm làm
cho mọi hoạt động của họ luôn theo đúng kế hoạch, tác phong khoa học, có
mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cá nhân với tổ chức…
luôn đúng mực, ứng xử có văn hóa sẽ tạo sự thống nhất cao cả về tư tưởng lẫn
hành động, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, đơn vị thực sự là một khối
thống nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ
được giao, góp phần xây dựng trung đoàn vững mạnh.
Ba là, góp phần đấu tranh ngăn chặn những hiện tượng vi phạm pháp
luật, kỷ luật, phòng ngừa ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa
xấu độc, những tiêu cực ngoài xã hội và sự chống phá của các thế lực thù địch
Trong những năm gần đây, tệ nạn tiêu cực và sự xuống cấp đạo đức, lối
sống của một bộ phận CB, ĐV, thanh niên và sinh viên trong xã hội thực sự là
nguy cơ đáng báo động. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chống phá bằng
chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng nước ta. Trong đó, mục tiêu
quan trọng của chúng là làm xói mòn đạo đức, lối sống, làm tha hóa, hư hỏng
con người mà đối tượng chúng tập trung là thế hệ trẻ trong và ngoài quân đội.
Chúng lợi dụng mặt trái của cơ chế thị trường, kẽ hở của giao lưu, hội nhập, tận
dụng triệt để những tiêu cực xã hội để truyền bá những tư tưởng phản
động, lối sống thực dụng, tham lam, ích kỷ, đề cao đồng tiền, coi tiền là
thước đo giá trị đạo đức tinh thần xã hội. Mưu đồ đó nhằm làm mất
phương hướng chính trị, xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng, tha hóa
đạo đức, lối sống đối với quân đội, nhân dân và thế hệ trẻ. Vì vậy, tiến
hành tốt các hoạt động GD, RLKL sẽ làm cho CB, CS ở trung đoàn
132


vững vàng về chính trị, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của
Đảng, có nhận thức đúng về kỷ luật và xây dựng nhu cầu chấp hành kỷ

luật tự giác của mỗi người. Giúp cho CB, CS biết gạt bỏ những thói hư,
tật xấu, kiên quyết đấu tranh với những cám dỗ bởi mặt trái cơ chế thị
trường và những tệ nạn xã hội, của những tư tưởng đạo đức, lối sống,
văn hóa xấu độc đang hàng ngày, hàng giờ tác động, ảnh hưởng và chi
phối đến nhận thức, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của CB, CS.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác đảng, công
tác chính trị trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ
binh ở Binh đoàn Cửu Long
* Quan niệm công tác đảng, công tác chính trị trong giáo dục,
rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở Binh đoàn Cửu Long
Tiến hành CTĐ, CTCT là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng
lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, là trách nhiệm của các tổ chức
và mọi CB, ĐV, nòng cốt là cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp.
CTĐ, CTCT trực tiếp tác động đến mọi đối tượng, cả tổ chức và con
người, mọi lĩnh vực, nhiệm vụ, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và mọi
hoạt động của quân đội và đơn vị. Hiệu lực, sức sống của CTĐ, CTCT
đòi hỏi phải đi sâu, bám sát các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự,
gắn chặt với công tác quân sự, kỹ thuật, hậu cần... và đi vào mọi lĩnh
vực hoạt động của bộ đội.
Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Công tác đảng, công tác chính
trị trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL là một bộ phận trong hoạt động
lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; gồm tổng thể các hoạt động công
tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách hướng vào xây dựng và
phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng ở các trung đoàn, nhằm nâng
cao nhận thức, xây dựng động cơ trách nhiệm, ý thức tự giác chấp hành
nghiêm kỷ luật của CB, CS, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong chấp
hành kỷ luật, góp phần xây dựng các trung đoàn VMTD, nâng cao chất lượng
tổng hợp, trình độ SSCĐ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
133



Quan niệm trên chỉ ra:
Mục đích CTĐ, CTCT trong GD, RLKL: Nhằm nâng cao nhận thức,
ý thức tự giác, trình độ chấp hành kỷ luật của CB , CS; phát huy vai trò,
trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và sức mạnh, hiệu lực của kỷ
luật; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thực hiện dân chủ, chấp
hành kỷ luật. Nhằm giữ nghiêm kỷ luật, góp phần nâng cao chất lượng
tổng hợp, trình độ SSCĐ của đơn vị, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được
giao.
Chủ thể tiến hành CTĐ, CTCT trong GD, RLKL ở các trung đoàn: là cấp ủy
tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo; cán bộ chính trị các cấp và cơ quan chính trị
trung đoàn là chủ thể tiến hành.
Lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT trong GD, RLKL ở các trung đoàn: là
chính ủy, phó chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị trung đoàn; chính trị viên,
chính trị viên phó tiểu đoàn, đại đội, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các trung đoàn.
Đối tượng tác động của CTĐ, CTCT trong GD, RLKL ở các trung
đoàn là: các tổ chức, các lực lượng, CB, CS trong các trung đoàn.
Nội dung tiến hành CTĐ, CTCT
Giáo dục cho mọi CB, CS thấy rõ mục đích, bản chất của kỷ luật, từ đó
xây dựng ý thức tự giác chấp hành hiến pháp, pháp luật của nhà nước, điều
lệnh, điều lệ quân đội, quy định của đơn vị.
Lãnh đạo, tổ chức động viên bộ đội chấp hành kỷ luật có nền nếp trong
mọi hoạt động của đơn vị.
Phát huy vai trò các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, vai trò
xung kích của đoàn viên thanh nhiên trong GD, RLKL.
Kết hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp các cấp, các nghành trong
đơn vị và địa phương nơi đóng quân, hậu phương gia đình tham gia GD, RLKL.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường thuận lợi cho mọi
lực lượng chấp hành tốt kỷ luật.
Hình thức tiến hành CTĐ, CTCT

134


Thông qua học tập và giáo dục, thông qua tuyên truyền, cổ động, thi
đua, văn hóa, văn nghệ; thông qua huấn luyện, thông qua sinh hoạt các tổ
chức đảng, tổ chức chỉ huy, hội đồng quân nhân, đoàn thanh niên và kết hợp
với gia đình, địa phương để giáo dục, rèn luyện.
Biện pháp:
Giáo dục thuyết phục, hướng dẫn, nêu gương, bồi dưỡng, khen thưởng,
xử phạt nghiêm minh.
Kết hợp giáo dục thuyết phục với các biện pháp hành chính thông qua
duy trì thực hiện các chế độ, nền nếp chính quy.
Kết hợp giáo dục thường xuyên với giáo dục theo yêu cầu nhiệm vụ,
giáo dục chung với giáo dục riêng theo từng đối tượng, từng nhiệm vụ.
* Đặc điểm công tác đảng, công tác chính trị trong giáo dục, rèn
luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở Binh đoàn Cửu Long
Một là, đối tượng tác động của CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các
TĐBB ở BĐCL rất đa dạng
Đó là cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, HSQ, BS có nhiều
thành phần dân tộc, tôn giáo, xuất thân gia đình khác nhau. Trong đó đội ngũ
cán bộ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chủ yếu là quê gốc Miền Bắc, còn
HSQ, BS là những thanh niên ở các địa phương Miền Đông, Miền Tây Nam
bộ và Thành phố Hồ Chí Minh có sự khác biệt về phong tục tập quán, lối sống
theo vùng miền; số HSQ, BS trẻ, khỏe, năng động có đủ các điều kiện, tiêu
chuẩn cả về chính trị, văn hóa, sức khỏe, độ tuổi đáp ứng với yêu cầu xây
dựng các trung đoàn vững mạnh. Tuy nhiên, số đông còn mang nặng tính tự
do, phóng khoáng, thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ; lại chưa nắm vững điều
lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội và các chế độ, quy định của đơn vị nên bước
đầu gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, vướng mắc trong học tập, rèn luyện.


135


Trong đó, một bộ phận HSQ, BS của các TĐBB ở BĐCL có trình độ
văn hóa tương đối cao; thành phần xuất thân, nghề nghiệp trước khi nhập ngũ
đa dạng; nhiều đồng chí có mức sống cao và khá trải nghiệm trong đời sống
xã hội. Tỷ lệ HSQ, BS là con em của cán bộ viên chức Nhà nước khá cao.
Qua thống kê của Phòng Quân lực Binh đoàn từ năm 2012 đến 2017 cho thấy
hầu hết số HSQ, BS có tuổi đời rất trẻ, độ tuổi từ 18 đến 21 chiếm 78,48%.
100% HSQ, BS tuyển chọn có trình độ văn hoá từ phổ thông cơ sở trở lên,
trong đó có 73,4% đã tốt nghiệp phổ thông trung học; 5,99% có trình độ đại
học, cao đẳng; 73,9% có sức khoẻ loại 1. Về nghề nghiệp trước khi nhập ngũ
có 72,5% là học sinh và lao động tự do; 7,1% là công nhân ở các nhà máy, xí
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; cá biệt có cả HSQ, BS xuất thân
là đảng viên, giáo viên, công chức Nhà nước. 100% HSQ, BS có phẩm chất
chính trị tốt, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để nhập ngũ.
Hai là, công tác đảng, công tác chính trị trong GD, RLKL của các
TĐBB ở BĐCL được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ và mọi hoạt động, sinh hoạt của đơn vị
Công tác GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL, được tiến hành thường
xuyên liên tục, cùng với một quá trình thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện,
SSCĐ, xây dựng nền nếp chính quy, công tác dân vận..đầy khó khăn, vất vả,
được tiến hành liên tục trong mọi điều kiện, thời tiết, cường độ lao động cao.
Do đó CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL cũng được tiến
có kế hoạch chặt chẽ, phải tiến hành đồng thời nhiều nhiệm vụ, hoạt động với
cường độ cao, liên tục từ quản lý nắm bắt, giải quyết tư tưởng, động viên bộ
đội, kiện toàn các tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ, giáo dục chính trị, tuyên
truyền, cổ động, thi đua khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ,...Đặc điểm
này đòi hỏi chủ thể và lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của
các TĐBB ở BĐCL phải nghiên cứu nắm chắc đối tượng tác động, tiến hành

đa dạng các nội dung nhưng phải bảo đảm tính cơ bản, đồng bộ, chặt chẽ, có
136


chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực. Tiến hành đồng thời nhiều nội dung
hoạt động song phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải dẫn đến hiệu quả
hoạt động thấp.
Ba là, nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong GD, RLKL
của các TĐBB ở BĐCL phong phú, linh hoạt, sáng tạo, sát từng đối tượng
Nội dung bám sát vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy, cơ quan
chính trị sư đoàn và căn cứ vào tình hình nhiệm vụ các trung đoàn để xây
dựng kế hoạch cho phù hợp với từng đơn vị, từng đối tượng cụ thể.
Hình thức, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT phải luôn đi sâu, bám sát,
phù hợp với nội dung giáo dục và đặc điểm, tâm lý của đối tượng. Các hình
thức, biện pháp tiến hành luôn linh hoạt, sáng tạo, một mặt để chuyển tải nội
dung theo kế hoạch, đạt được mục đích đã xác định, mặt khác khơi dậy những
nhân tố tích cực trong mỗi con người đồng thời định hướng bộ đội ổn định
cuộc sống, sinh hoạt và từng bước thích nghi với môi trường hoạt động quân
sự, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật. Trên cơ sở đó xây dựng tình cảm yêu
mến, gắn bó với đơn vị, với quân đội cho CB, CS. Chỉ có bằng các hình thức,
biện pháp phong phú, linh hoạt, sáng tạo như vậy mới xây dựng được những
nhân tố tích cực, từng bước nâng cao nhận thức và trưởng thành tiến bộ trong
hành động của CB, CS. Chống hình thức tiến hành cứng nhắc, dập khuôn,
máy móc làm giảm hiệu lực và sức sống của hoạt động CTĐ, CTCT trong
GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL.
Thông qua các hoạt động học tập, huấn luyện, công tác để nâng cao
nhận thức, hình thành các yếu tố nhu cầu kỷ luật, động cơ kỷ luật, tình cảm kỷ
luật, tri thức kỷ luật, ý chí kỷ luật và tính tự giác rèn luyện kỷ luật, tự giác
chấp hành nghiêm kỷ luật cho CB, CS.
Tăng cường giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, tổ chức chặt chẽ việc

GD, RLKL ở các đơn vị, duy trì thực hiện tốt các chế độ nền nếp chính quy

137


trong sinh hoạt, học tập, công tác nhằm tạo thói quen chấp hành kỷ luật cho
CB, CS; đồng thời hạn chế được mức độ vi phạm kỷ luật của CB, CS
Phát huy dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy cao
nhất quyền và nghĩa vụ của CB, CS trong quá trình GD, RLKL và tự giác chấp
hành kỷ luật, đấu tranh với những biểu hiện tự do vô kỷ luật, ngại học tập, ngại rèn
luyện, những hiện tượng vi phạm kỷ luật Quân đội, quy định của đơn vị.
Thông qua sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn, tổ chức
chỉ huy và Hội đồng quân nhân để giáo dục, rèn luyện kỷ luật. Thông qua các
nội dung hoạt động: sinh hoạt chính trị, tuyên truyền cổ động, văn hóa văn
nghệ, thi đua, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, kiểm tra, sơ- tổng kết,
khen thưởng, xử phạt nghiêm minh trong đơn vị.
Kết hợp giữa giáo dục chung với giáo dục riêng, giữa tổ chức giáo dục
rèn luyện với tính tích cực, tự giác học tập rèn luyện của từng CB, CS.
Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ quản lý,
các cấp, các ngành trong GD, RLKL.
Kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị với địa phương nơi đóng quân, hậu
phương và gia đình CB, CS để GD, RLKL.
Hoạt động CTĐ, CTCT trong GD, RLKL của các trung đoàn phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục; đi vào tất cả mọi lĩnh vực, mọi mặt
hoạt động của CB, CS, không để hoạt động nào của CB, CS tách rời hoạt
động CTĐ, CTCT, ở đâu có hoạt động của CB, CS ở đó có hoạt động CTĐ,
CTCT trong GD, RLKL.
* Những vấn đề có tính nguyên tắc tiến hành CTĐ, CTCT trong giáo
dục, rèn luyện kỷ luật của các trung đoàn bộ binh ở Binh đoàn Cửu Long
Thứ nhất, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức

đảng, cán bộ chủ trì các cấp đối với hoạt động CTĐ,CTCT trong GD, RLKL
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến các
nội dung, biện pháp lãnh đạo và chỉ đạo quá trình hoạt động CTĐ, CTCT
trong GD, RLKL của các TĐBB ở BĐCL.
Quán triệt vấn đề này, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp cần
lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận
138


×