Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH lay tre lam TT 18 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.97 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG ĐIỆN NAM TRUNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

/KH-MGĐNT

Điện Nam Trung, ngày 12 tháng 09 năm 2018

KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Năm học: 2018 - 2019
Căn cứ vào vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học số: 03/ HD-PGDĐT ngày 7
tháng 9 năm 2018 của PGDĐT Thị xã Điện Bàn về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm hoc 2018-2019;
Thực hiện kế hoạch số 04/KH-MGĐNT của trường Mẫu giáo Điện Nam
Trung về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019;
Trường Mẫu giáo Điện Nam Trung xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2018 - 2019 như sau:
I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm thỏa mãn nhu cầu
vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và
phát triển toàn diện.
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiên, là điều kiện để nhà
trường phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá
trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự
đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ
trong từng giai đoan, trong từng thời kì.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp


và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển
thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ,
kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện
giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ
hội cho trẻ được chia sẻ, trình bày nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn
bè, nhờ đó mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng
hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và
bạn bè hơn.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tương tác
tích cực theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” giáo viên hỗ trợ và mở
rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang thực hiện bằng cách: Đặt câu hỏi mang tính
tư duy, lắng nghe trẻ, trò chuyện và giao tiếp với trẻ, chỉ dẫn, đưa ra gợi ý, khuyến
khích trẻ, chơi cùng trẻ, củng cố kiến thức và các kĩ năng khác.


Chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng, áp dụng các phương pháp dạy học
tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ
làm trung tâm” cần đảm bảo: Nhu cầu, khả năng thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được
hiểu, đánh gía đúng và được tôn trọng, mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để
thành công, mỗi đứa trẻ đều có cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông
qua vui chơi.
2. Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục
Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, dựa trên cơ sở vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của trẻ, nội dung giáo dục sát với cuộc sống hàng ngày của trẻ, hệ
thống câu hỏi cô đưa ra gợi mở, phải giúp trẻ suy nghĩ, giải quyết vấn đề, thu hút trẻ
vào các hoạt động, nhằm giúp trẻ phát triển tư duy. Tổ chức các hình thức hoạt động
phong phú, đa dạng để trẻ không nhàm chán. Khi chọn nội dung giáo viên phải căn
cứ vào Chương trình giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch giáo dục cho các chủ

đề phù hợp, đạt được mục tiêu của độ tuổi đề ra, tránh lựa chọn các nội dung không
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Tổ chức hoạt động học cần dành thời gian cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ
tích cực, hứng thú tìm tòi, khám phá chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo
nhóm, được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình, biết suy nghĩ
và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà
trẻ gặp phải… Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin phát huy khả năng sáng tạo khi tham gia
các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
Phối hợp hài hòa giữa nhu cầu của trẻ và điều trẻ cần, linh hoạt điều chỉnh nội
dung cho phù hợp với khả năng phát triển của trẻ và trong cách sử dụng các phương
pháp, hoạt động học tập, cung cấp nhiều cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động mang
tính tưởng tượng và sáng tạo, quan sát tương tác với trẻ. Thiết kế bài học mang tính
thiết thực, phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ.
3. Thiết kế môi trường giáo dục nhằm khuyến khích trẻ hoạt động tích cực
Môi trường giáo dục: Môi trường giáo dục có sự ảnh hưởng đến sự thành công
trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến nội dung và kết quả mong đợi đạt được hay
không. Môi trường giáo dục trong trường mầm non được thiết kế, sắp xếp sẽ ảnh
hưởng đến việc học của trẻ; cách học của trẻ; cách mà giáo viên dạy.
Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc hoạt động chính được duy trì
thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển hoặc đóng lại, vì vậy giáo viên cần
linh hoạt khi sắp xếp: Những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau ( hoạt động tĩnh
xa hoạt động động); giới hạn không gian (chiếu, giá, đồ dùng); nhiều góc sẽ ở trong
phòng; có đồ chơi, học liệu và các phương tiện đặc chủng; các góc phải được bày
biện hấp dẫn; không gian để chơi và lối đi giữa các góc cần giới hạn số trẻ trong
những không gian nhỏ để trẻ có thể hoạt động thoải mái.
Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động hợp lý: Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch
học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ; có


thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ; đầy đủ và đa

dạng; phong phú được bổ sung khi cần; được bày biện một cách hấp dẫn; sắp đặt hợp lý
và thuận tiện; mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng;
nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu, phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc
vùng miền, địa phương) của trẻ trong trường và của cộng đồng; đảm bảo rằng trẻ có thể
thực hiện các ý tưởng và không bị gò bó.
Môi trường học tập ngoài trời: Là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây
dựng cùng với giáo viên: cần bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp vệ sinh góc
hoạt động; học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều
cách sáng tạo khác nhau; tận dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương; có nhiều cơ
hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động; giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích
thích trẻ tư duy; trẻ có thể chủ động tích cực, vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm,
sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng.
Tùy theo nội dung hoạt động, không nhất thiết phải theo chủ đề, giáo viên có
thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở
các buổi trong tuần, giúp trẻ hứng thú tham gia: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian,
hoạt động tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn
rau… tạo cơ hội cho trẻ tự do khám phá một cách tự nhiên, hứng thú và sáng tạo,
giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã
hội và thẩm mĩ.
Bố trí các nhóm chơi thuận tiện cho việc quan sát, bao quát của giáo viên trong
quá trình trẻ chơi, trách tình trạng lựa chọn quá nhiều nội dung, chia nhiều nhóm nhỏ
hoặc khoảng cách giữa các nhóm quá xa với giáo viên không hỗ trợ kịp thời cho trẻ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đối với nhà trường:
Tổ chức kiểm tra, rà soát đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện việc xây
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại nhà trường.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-2018. Chọn lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Lớn 1, Nhỡ
1, Bé 2) để chỉ đạo xây dựng lớp điểm về chuyên đề.
Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục,

tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết
cho lớp, đặc biệt là lớp thực hiện điểm về chuyên đề.
Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong
ngoài lớp, sân chơi, góc thiên nhiên… mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học cho
cô và trẻ theo Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 Thông tư sửa đổi bổ
sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối
thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT
ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Tổ chức tập huấn chuyên đề cho giáo viên trong nhà trường, tích cực đổi mới
phương pháp giáo dục, thực hiện tốt các nội dung của chuyên đề, xây dựng kế hoạch
tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức dưới nhiều hình thức
như: Thao giảng, hội thi của cô và trẻ, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian,
trò chơi học tập… có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Khuyến khích cán bộ quản lý,
giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyên đề, đồng thời
lựa chọn những sáng kiến hay các giải pháp hữu hiệu để phổ biến trong toàn trường.
Tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng, nội dung chuyên đề “Xây dựng môi
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tới các bậc cha mẹ và cộng đồng các nội
dung phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và nhà trường.
Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện hiệu quả các
nguồn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm, thân thiện, an toàn. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các phòng chức
năng, thiết bị hiện có để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phù hợp với từng độ
tuổi.
Báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện chuyên đề gửi về chuyên môn
phòng Giáo dục và Đào tạo đúng thơi gian quy định.
Tăng cường kiểm tra, hỗ trợ việc thực hiện chuyên đề của các giáo viên, tiếp tục
bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên thông qua dự giờ, nhân rộng
các điển hình tiên tiến, tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị bạn…

2. Đối với giáo viên
Nắm được mục đích, yêu cầu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm. Khai thác sâu nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, xây
dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
Lựa chọn và xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể
của lớp.
Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.
Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo
chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng
các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.
Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động
ngoại khóa cho trẻ.
Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội
dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp,
nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện
giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị,
dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018 - 2019” của trường Mẫu giáo Điện Nam
Trung. Đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên trong nhà trường nghiêm túc thực


hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ban giám hiệu nhà
trường để kịp thời giải quyết./.
P.HIỆU TRƯỞNG
* Nơi nhận:
- PGD để b/c
- Bộ phận CM;
- Tổ Chuyên môn để t/h;


Lê Thị Thủy



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×