Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


TRỊNH KHÁNH CHI

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


TRỊNH KHÁNH CHI

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS, TS. Nguyễn Trọng Thản
2. TS. Nguyễn Thị Thu Hƣơng

HÀ NỘI - 2018
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu riêng
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Trịnh Khánh Chi

iii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ----------------------------------------------01
2. Mục đích nghiên cứu của luận án -------------------------------------------------03
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------03
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ---------------------------------------------03
5. Các câu hỏi nghiên cứu -------------------------------------------------------------04

6. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt đƣợc của luận án --------------------------05
7. Kết cấu của luận án------------------------------------------------------------------05
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ------------------------------------------------------------------- 06
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về bảo hiểm xã hội --------------------06
1.2. Nhóm các công trình nguyên cứu về chính sách tài chính BHXH -----11
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và
những khoảng trống nghiên cứu ---------------------------------------------------17
Chƣơng 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO
HIỂM XÃ HỘI ----------------------------------------------------------------------- 19
2.1. Bảo hiểm xã hội đối với phát triển kinh tế xã hội -------------------------19
2.1.1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội ---------------------------------19
2.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với phát triển kinh tế xã hội -------------23
2.1.3. Quỹ bảo hiểm xã hội------------------------------------------------------------25
2.2. Nội dung cơ bản của chính sách tài chính bảo hiểm xã hội -------------37
2.2.1. Khái niệm chính sách và chính sách tài chính BHXH ---------------------37
2.2.2. Các bộ phận cấu thành của chính sách tài chính BHXH -------------------41
2.2.3. Những nguyên tắc của chính sách tài chính BHXH ------------------------46
2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chính sách tài chính BHXH -------------------47
2.3. Chính sách tài chính bảo hiểm xã hội của một số nƣớc trên thế giới và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ------------------------------------------------49
2.3.1. Kinh nghiệm về chính sách huy động nguồn tài chính BHXH -------------49
2.3.2. Kinh nghiệm về chính sách sử dụng nguồn tài chính BHXH -------------53
2.3.3. Kinh nghiệm về chính sách đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH---------------56
iv


2.3.4. Kinh nghiệm về chính sách cân đối quỹ BHXH ----------------------------59
2.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ------------------------------------------64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2--------------------------------------------------------------------- 66


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM ------------------------------------------------------------------ 67
3.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam ------------------------------------67
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam --------------67
3.1.2. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ----------------74
3.2. Thực trạng chính sách tài chính Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ---------76
3.2.1. Thực trạng chính sách huy động nguồn tài chính bảo hiểm xã hội -------76
3.2.2. Thực trạng chính sách sử dụng nguồn tài chính bảo hiểm xã hội --------85
3.2.3. Thực trạng chính sách đầu tƣ tăng trƣởng quỹ bảo hiểm xã hội ----------99
3.2.4. Thực trạng chính sách cân đối quỹ BHXH -------------------------------- 109
3.3. Đánh giá về chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ------- 114
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc -------------------------------------------------------------- 114
3.3.2. Những hạn chế ---------------------------------------------------------------- 117
3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ----------------------------------------------- 123
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3------------------------------------------------------------------- 127

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO
HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM --------------------------------------------------- 128
4.1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay và định hƣớng phát triển
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tới năm 2025 tầm nhìn 2030 --------------- 128
4.1.1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay ------------------------------ 128
4.1.2. Định hƣớng phát triển của BHXH Việt Nam------------------------------ 134
4.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam ----- 136
4.2.1. Quan điểm chung hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam ----- 136
4.2.2. Quan điểm cụ thể về hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam ---- 139
4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam ------------ 144
4.3.1. Hoàn thiện chính sách huy động nguồn tài chính -------------------------- 144
4.3.2. Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn tài chính -------------------------- 151
4.3.3. Hoàn thiện chính sách đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH ------------------- 157

4.3.4. Hoàn thiện chính sách cân đối quỹ BHXH -------------------------------- 163
v


4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp ------------------------------------------ 169
4.4.1. Tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong các hoạt động của BHXH --------- 169
4.4.2. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy và cán bộ --------------------------- 170
4.4.3. Đầu tƣ cơ sở vật chất và kỹ thuật cho BHXH Việt Nam ---------------- 172
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4-------------------------------------------------------------- 174
KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------- 175
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NCS --------------------- 178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------- 179

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASXH


An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DS PHSK

Dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe

HT - TT

Hƣu trí - tử tuất

ILO

Tổ chức lao động quốc tế


ISSA

Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NLĐ

Ngƣời lao động

NSDLĐ

Ngƣời sử dụng lao động

ÔĐ - TS

Ốm đau - thai sản

QLBM

Quản lý bộ máy

TCDN


Tài chính doanh nghiệp

TNLĐ - BNN

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

XH

Xã hội

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Sự vận động của quỹ BHXH vào thị trƣờng tài chính


30

3.1

Tốc độ tăng thu quỹ BHXH bắt buộc từ đóng góp của NLĐ và
NSDLĐ giai đoạn 2011-2017

82

3.2

Cơ cấu nguồn thu quỹ BHXH giai đoạn 2011- 2017

83

3.3

Tình hình chi trả các chế độ ốm đau, thai sản

92

3.4

Cơ cấu đầu tƣ quỹ BHXH

105

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Cơ cấu nguồn thu của quỹ BHXH

51

3.1

Mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ vào quỹ BHXH

79

3.2

Thực trạng đối tƣợng tham gia BHXH 2011-2016

80

3.3

Thu quỹ BHXH bắt buộc từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ giai
đoạn 2011-2017


81

3.4

Tình hình nguồn thu quỹ BHXH giai đoạn 2011-2017

83

3.5

Tình hình nợ đóng BHXH giai đoạn 2011 – 2017

84

3.6

Mức hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội

88

3.7

Tổng hợp số ngƣời đƣợc giải quyết hƣởng chế độ BHXH giai
đoạn 2011 - 2017

89

3.8


Tổng hợp tình hình chi trả giải quyết chế độ BHXH từ nguồn
quỹ BHXH giai đoạn 2011 – 2017

91

3.9

Số lƣợt ngƣời đƣợc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản

91

3.10

Số ngƣời đƣợc giải quyết chế độ TNLĐ - BNN

93

3.11

Chi trả chế độ TNLĐ - BNN

93

3.12

Tình hình giải quyết chế độ hƣu trí, tử tuất

93

3.13


Số liệu chi quản lý bộ máy từ năm 2011 đến năm 2017

97

3.14

Danh mục và cơ cấu vốn đầu tƣ tài chính quỹ BHXH giai đoạn
2011-2017

104

3.15

Tình hình hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH giai đoạn
2011 - 2017

106

3.16

Hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017

107

3.17

Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2011 – 2017

111


3.18

Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2011 - 2017

116

3.19

Tình hình lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động tham
gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2011 - 2017

119

3.20

So sánh các quy định trong công ƣớc 102 với chế độ BHXH ở
Việt Nam

121

4.1

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam (giai đoạn
2000 – 2015)

131

4.2


Dự báo dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi

131

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những mục tiêu quan trọng của
chính sách an sinh xã hội (ASXH) của mọi quốc gia, là mối quan tâm hàng đầu
của các nhà hoạch định chính sách vì xã hội có ổn định thì mục tiêu kinh tế mới
phát triển bền vững đƣợc. Trong tiến trình lịch sử của loài ngƣời, hệ thống
BHXH đầu tiên xuất hiện ở Đức vào cuối thế kỷ 19 sau đó lan tỏa rộng ra cả
châu Âu, đánh dấu bƣớc tiến quan trọng trong vấn đề đảm bảo ASXH và thu
nhập cho ngƣời lao động trong những trƣờng hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), hết tuổi lao động,… Đây là chính
sách hƣớng vào con ngƣời, góp phần phát triển con ngƣời. Do đó, BHXH là trụ
cột của hệ thống ASXH, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội
của các tầng lớp lao động và dân cƣ, góp phần tạo nên một xã hội công bằng,
ổn định và phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, trong những năm qua chính sách tài chính BHXH đã nhiều
lần đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn và các thông lệ
quốc tế. Đặc biệt, từ sau khi Luật BHXH đƣợc Quốc hội thông qua lần đầu ngày
29/6/2006, sau đó đƣợc sửa đổi bổ sung và đƣợc Quốc hội khoá 13 thông qua
ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đã tạo ra
những thuận lợi trong việc thực thi chính sách BHXH nhƣ: Ngƣời lao động và
doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn trong việc tham gia đóng BHXH; số lƣợng
lao động tham gia đóng BHXH ngày càng cao và từng bƣớc đi vào đời sống của
ngƣời lao động; Đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, sát sao hơn trong việc hỗ trợ Ngân

sách nhằm tạo lập quỹ BHXH,… Tuy nhiên việc triển khai các chính sách
BHXH còn gặp nhiều khó khăn, thách thức sau:
- Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc hàng năm tuy vẫn tăng, song tốc
độ tăng bình quân thấp hơn tốc độ tăng số lƣợng lao động tham gia vào khu
vực làm công ăn lƣơng. Trong báo cáo trình Hội nghị Ban chấp hành Trung
ƣơng lần thứ 7 khoá XII (tháng 5 năm 2018) thì Ngành bảo hiểm thừa nhận:
“năm 2017 mới chỉ đạt gần 29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia
BHXH, vẫn còn trên 70% chưa tham gia. Mục tiêu đến năm 2020 có 50% lực
lượng lao động tham gia BHXH là không đạt được…” [76].
1


- Số lƣợng những ngƣời tham gia BHXH có tăng lên nhƣng tăng
không nhiều và không bền vững. Nhiều ngƣời đã tham gia BHXH rồi nhƣng
do một số nguyên nhân nhất định họ phải rút khỏi thị trƣờng lao động và
muốn nhận BHXH một lần. Theo con số khảo sát của Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam năm 2017 cho rằng: “Mỗi năm có khoảng 600 nghìn đến 700
nghìn người ra khỏi hệ thống BHXH. Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH một
lần ngày càng tăng (năm 2016 số người hưởng BHXH một lần là 756,074
người, tăng 27.4% so với năm 2011) và có xu hướng năm sau đều tăng so
với năm trước, tính từ năm 2011 đến nay bình quân mỗi năm có khoảng hơn
½ triệu người hưởng trợ cấp BHXH một lần...” [77].
Đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi không phù hợp với bản chất và
mục tiêu của BHXH là bảo hiểm dài hạn nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho
ngƣời lao động khi về già.
- Bên cạnh đó tuổi nghỉ hƣu theo quy định hiện hành ở Việt Nam bất hợp
lý dẫn đến thời gian đóng BHXH ngắn nhƣng thời gian hƣởng lƣơng hƣu lại
dài. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ trƣởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tại
Hội nghị Ban chấp hành trung lần thứ 7, khóa XII (tháng 5 năm 2018): “Mức
đóng BHXH bình quân là 22%, mức hưởng 70% trung bình. Nam đóng bảo

hiểm bình quân 28 năm và sống sau 60 tuổi hưởng lương hưu bình quân là
22,5 năm; nữ đóng 23 năm nhưng hưởng bình quân tới 27 năm” [78]. Nhƣ
vậy, vấn đề cân đối tài chính dài hạn của quỹ hƣu trí, tử tuất sẽ là một nội dung
trọng tâm trong hoạt động tài chính của các chính sách BHXH.
- Ngoài ra, bản chất của quỹ BHXH là một quỹ tài chính, nhƣ mọi quỹ
tài chính khác nó cần đƣợc bảo toàn giá trị trƣớc những biến động kinh tế.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì: “Với các chính sách tài
chính BHXH hiện hành ở Việt Nam thì đến năm 2021 quỹ BHXH sẽ có nguy cơ
cao mất cân đối thu chi, buộc phải lấy từ nguồn kết dư để chi trả. Tuy nhiên,
đến năm 2034 phần kết dư này cũng không còn dẫn đến khả năng vỡ quỹ và khi
đó, người lao động sẽ không nhận được lương hưu...” [79].
Những đặc thù đó đòi phải có một chính sách tài chính BHXH hợp lý
để đảm bảo sự cân đối quỹ BHXH và cũng là yêu cầu khách quan đảm bảo
cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của BHXH trong các vấn đề
ASXH cũng nhƣ hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.
2


Xuất phát từ thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Hoàn
thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ
kinh tế của mình. Hy vọng đề tài nghiên cứu sẽ có những đóng góp cả về lý luận
và thực tiễn trong hoạt động tài chính của BHXH ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa lý luận về chính sách tài chính BHXH;
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách tài chính BHXH ở Việt
Nam giai đoạn 2011-2017, từ đó chỉ ra đƣợc những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách tài chính
BHXH ở Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chính sách tài chính BHXH bao gồm 4 nội
dung chủ đạo sau: Chính sách tạo lập; chính sách sử dụng; chính sách đầu tƣ
tăng trƣởng và chính sách cân đối quỹ BHXH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về chính sách tài chính BHXH bắt buộc,
không bao gồm Bảo hiểm y tế, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp.
- Về không gian: Nghiên cứu chính sách tài chính BHXH tại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
- Về thời gian: Số liệu phân tích tập trung trong giai đoạn 2011 - 2017 và
đƣa ra những kiến nghị giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Luận án sử dụng phƣơng pháp này để thu thập thông tin khoa học trên
cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học, tài liệu, văn bản đã có và bằng tƣ
duy logic để rút ra các kết luận phục vụ cho luận án.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
3


Luận án sử dụng phƣơng pháp này để phân tích và tổng hợp lý thuyết,
ngoài ra còn dùng để phân tích và tổng hợp các số liệu về tình hình thu - chi
BHXH, tình hình đầu tƣ tăng trƣởng quỹ và cân đối quỹ BHXH để đánh giá
thực trạng và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở
Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử:
Sử dụng phƣơng pháp này, tác giả nhìn nhận, phân tích các vấn đề lý
luận và thực tiễn trong việc thực hiện chính sách tài chính BHXH bằng cách đi
tìm nguồn gốc phát sinh vấn đề, xem xét vấn đề trong quá trình hình thành và

phát triển nhằm tìm ra xu hƣớng phát triển, làm cơ sở cho việc đƣa ra các giải
pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập và phân tích là những dữ liệu tổng hợp về
quản lý tài chính BHXH tại Việt Nam. Nguồn dữ liệu này đƣợc công bố trong
báo cáo thƣờng niên của BHXH Việt Nam, của Vụ BHXH - Bộ Lao động
thƣơng binh và xã hội, của Bộ kế hoạch- Đầu tƣ, các Tạp chí chuyên ngành và
các Hội thảo khoa học.
Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
+ Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin: BHXH Việt Nam, Vụ
BHXH - Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Tổng cục
thống kê,…
+ Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên
các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ tạp chí chuyên ngành (Tạp chí BHXH,
Báo BHXH), Tạp chí nhà quản lý, Tạp chí kinh tế và phát triển, Tạp chí tài
chính,… Các dữ liệu đƣợc đối chiếu và so sánh để có sự nhất quán thống nhất,
đảm bảo nội dung phân tích có đƣợc độ tin cậy cao.
+ Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định: Sau khi tập
hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng chính
sách tài chính BHXH.
5. Các câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở xác định đƣợc mục đích nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi
nghiên cứu, luận án đƣa ra các câu hỏi khảo sát hƣớng vào các nội dung sau:
4


- Chính sách tài chính BHXH là gì? Vai trò của chính sách tài chính
BHXH?
- Nội dung của chính sách tài chính BHXH bao gồm những nội dung
nào? Mối quan hệ giữa các nội dung đó?

- Thực trạng chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam hiện nay nhƣ thế
nào? Những tồn tại trong chính sách tài chính BHXH là gì? Những chính sách tài
chính BHXH đang áp dụng ở Việt Nam có đáp ứng đƣợc nhu cầu của các đối
tƣợng lao động trong xã hội hay không?
- Hoàn thiện chính sách tài chính BHXH là hoàn thiện những nội dung
nào? Quan điểm, định hƣớng và giải pháp về việc hoàn thiện này là gì?
6. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt đƣợc của luận án
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về chính sách tài chính BHXH ở Việt
Nam hiện nay;
- Phân tích làm rõ đặc thù của chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam;
- Sử dụng cơ sở lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tài
chính BHXH ở Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở
Việt Nam để vấn đề ASXH ở Việt Nam luôn đƣợc đảm bảo và ngày càng phát
triển hơn nữa.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án bao gồm 4 chƣơng sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án
Chương 2: Lý luận cơ bản về chính sách tài chính bảo hiểm xã hội
Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở
Việt Nam.

5


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án có ý
nghĩa rất quan trọng, giúp cho Nghiên cứu sinh hệ thống hóa đƣợc những vấn đề
có tính lý luận chung về BHXH và chính sách tài chính BHXH. Bên cạnh đó,
làm rõ đƣợc những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và những vấn đề còn bỏ ngỏ
làm định hƣớng cho nghiên cứu của mình. Trong qua trình tiếp cận các công
trình đó, Nghiên cứu sinh tiến hành khái quát hoá các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài theo các nhóm sau:
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về bảo hiểm xã hội
Adam Smith (1723- 1790) là một trong những nhà kinh tế chính trị học
và triết gia lớn đã từng khẳng định rằng: “Đối với một người bình thường trong
điều kiện bình thường, khi đã đóng góp phần lớn lợi ích mà anh ta theo đuổi
cho xã hội thì anh ta phải được xã hội nói chung và từng xí nghiệp cụ thể nói
riêng chăm lo cho anh ta và hành động chăm lo đó chính là biểu hiện của sự
hợp tác và chăm lo của tập thể dành cho cá nhân” [57, tr. 366]. Nói cách khác
tham gia BHXH là quyền cơ bản của ngƣời lao động và Nhà nƣớc đóng vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo quyền đó cho ngƣời lao động. Về vấn đề này,
trong luận án tiến sĩ “Chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc
thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Chiều (2013)
đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về chính sách ASXH và vai trò
của Nhà nƣớc trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ ra năm nguyên nhân cơ
bản khẳng định sự cần thiết nhà nƣớc phải thực hiện chính sách ASXH với tƣ
cách là một đòi hỏi khách quan, bao gồm: (i) xuất phát từ bản chất, chức năng
xã hội của Nhà nƣớc; (ii) Nhà nƣớc thực hiện chính sách ASXH nhằm khắc
phục những hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng; (iii) xuất phát từ đặc điểm và
tính chất của hàng hóa ASXH. Tác giả khẳng định ASXH là hàng hóa công
cộng, do đó không có chủ thể nào khác ngoài Nhà nƣớc có đủ khả năng và
trách nhiệm cung ứng cho ngƣời dân; (iv) hƣởng ASXH là quyền cơ bản của
con ngƣời; (v) Nhà nƣớc thực hiện chính sách ASXH nhằm đáp ứng yêu cầu

6


của quá trình hội nhập quốc tế [38]. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Chiều cũng
chỉ rõ những thành tựu và hạn chế thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong việc
thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua trên tất cả các nội
dung bao gồm: hoạch định chính sách ASXH; triển khai, kiểm tra và giám sát
thực hiện chính sách ASXH; mở rộng diện bao phủ và nâng cao chất lƣợng
dịch vụ ASXH; đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện ASXH. Trong
mỗi nội dung tác giả đã minh chứng bằng những phân tích liên quan đến chính
sách BHXH. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách ASXH
nên nội dung quản lý tài chính BHXH chƣa đƣợc đề cập đến.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách
BHXH trên cơ sở thu từ phần đóng góp của ngƣời lao động (NLĐ) và ngƣời sử
dụng lao động (NSDLĐ) theo những tỷ lệ khác nhau trừ một số quốc gia coi
phúc lợi xã hội là trụ cột của hệ thống ASXH nhƣ NewZealand, Australia,...
Các chính sách BHXH đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm.
Một số công trình nghiên cứu trên thế giới hình thành nên những cơ sở khoa
học rất cơ bản về tài chính BHXH, điển hình là Cẩm nang an sinh xã hội do
Văn phòng lao động quốc tế ILO cùng Trung tâm huấn luyện quốc tế Turin của
ILO phối hợp biên soạn. Các chuyên gia của ILO mở đầu nghiên cứu của mình
bằng cách đi tìm lời giải cho câu hỏi: “ASXH được quản lý như thế nào?” ILO
khẳng định: “Không có một mô thức riêng biệt hay đặc biệt nào, một kiểu mẫu
tiêu chuẩn nào, cho các cấu trúc hay tổ chức quản lý ASXH” [62]. Điều này
xuất phát từ sự biến dị đa dạng của tình hình ASXH trên thế giới. Mỗi quốc gia
lựa chọn một cách thức quản lý khác nhau phù hợp với tình hình ASXH của
mình, tuy nhiên đều xuất phát từ sự kết hợp của các lý do lịch sử, chính trị, xã
hội và theo xu hƣớng thích ứng với sự thay đổi của chính sách ASXH. Nhƣ
vậy, chúng ta có thể tiếp cận cách thức quản lý ASXH dựa trên sự phát triển
các chế độ ASXH. Một vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xác định cấu trúc

quản lý ASXH là phải có sự tham gia của Chính phủ. Nếu quốc gia nào mà việc
quản lý đƣợc ủy quyền tách ra khỏi cấp Chính phủ, thì các đại diện của những
thành viên của chế độ ASXH đó phải đƣợc tham gia vào việc quản lý, có thể
không phải nhƣ một hội đồng do luật định, mà tồn tại nhƣ một ủy ban cố vấn
đƣợc tham gia vào các vấn đề chính sách cũng nhƣ vấn đề quản lý. Nghiên cứu
trên giúp ngƣời đọc hình dung một cách tổng quan cách thức quản lý ASXH
7


của các quốc gia trên thế giới, về những nguyên tắc tài chính và các hệ thống
tài chính BHXH, đặc điểm và hệ thống tài chính phù hợp với các chế độ BHXH
ngắn hạn và dài hạn...Đây là những nội dung cơ bản mang tính lý luận làm cơ
sở cho việc xây dựng và thực hiện BHXH các quốc gia trên thế giới.
Do đặc thù về nhân khẩu học, tuổi thọ bình quân dân số, đặc điểm thị
trƣờng lao động, quan điểm của Chính phủ... ở mỗi nƣớc có sự khác biệt, nên
những nghiên cứu của các chuyên gia ILO, ngân hàng thế giới và hiệp hội
ASXH Quốc tế (ISSA)... về tài chính BHXH tại Châu Á và Việt Nam có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý về tài chính BHXH. Khác với nghiên
cứu nói trên của ILO mang tính lý luận tổng quát, trong cuốn “BHXH của các
nước ASEAN và Thái Bình Dương, năm 2008”, của Hiệp hội An sinh xã hội
quốc tế đã nêu bật lên đƣợc nét nổi trội của BHXH các nƣớc ASEAN và Thái
Bình Dƣơng bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến: nguồn hình thành quỹ
BHXH, mức đóng góp của các bên tham gia, các chế độ BHXH đƣợc triển khai
và nội dung từng chế độ của mỗi nƣớc [27]. Đặc biệt, nghiên cứu này của ISSA
giúp các nhà khoa học có cái nhìn tổng quan nhất về các loại hình BHXH đƣợc
các nhà cung cấp dịch vụ tài chính triển khai nhƣ: tài khoản cá nhân bắt buộc,
quỹ tiết kiệm, hệ thống trách nhiệm ngƣời sử dụng lao động. Mỗi quốc gia
trong khu vực ASEAN và Thái Bình Dƣơng đối với từng chế độ, trong từng
giai đoạn nhất định của nền kinh tế có thể sử dụng các cách thức khác nhau về
dịch vụ tài chính nêu trên. Dƣới góc độ quản lý, dịch vụ tài chính sẽ ảnh hƣởng

đến cách thức quản lý của BHXH. Ví dụ, nếu quốc gia lựa chọn hình thức thu
BHXH thông qua tài khoản cá nhân, nghĩa là mỗi NLĐ tham gia BHXH sẽ có
tài khoản tƣơng tự nhƣ tài khoản ATM. Hàng tháng, khi NLĐ nhận lƣơng, tự
động BHXH sẽ trích khoản tiền đóng BHXH của từng NLĐ. Phần đóng góp
của NSDLĐ cũng nộp trực tiếp cho quỹ BHXH thông qua tài khoản của doanh
nghiệp. Cách thức quản lý này giúp nhà quản lý khắc phục đƣợc tình trạng
NSDLĐ trích tiền đóng BHXH từ lƣơng của NLĐ nhƣng không đóng cho cơ
quan BHXH làm ảnh hƣởng đến quyền lợi cho NLĐ.
Nghiên cứu của ILO “Social sercurity and rule of law” công bố tại hội
nghị 100 Gerneva năm 2011 khẳng định: “Quyền tham gia BHXH trong pháp
luật quốc tế và phương pháp tiếp cận BHXH hướng tới quyền cơ bản của con
người...” [63]. Vấn đề ASXH đƣợc xem xét nhƣ là quyền con ngƣời và đƣợc
8


đề cập trong Hiến pháp quốc gia từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi quyền
lợi xã hội lần đầu tiên đƣợc đặt ra trong các bản Hiến pháp Nga, Mexico và
Cộng hòa Weimar của Đức. Nghiên cứu chỉ ra ba cấp độ của tính pháp lý trong
BHXH là: mở rộng đối tƣợng, thực thi chính sách và chất lƣợng dịch vụ.
Về vấn đề thi hành pháp luật ASXH, không thể thiếu quá trình giám sát,
kiểm tra của Nhà nƣớc, và cách thức thực hiện (bao gồm cả nguyên lý chung và
các phƣơng pháp mới đƣợc áp dụng) trong các trƣờng hợp không tham gia
BHXH, trốn đóng và gian lận trong BHXH.
Đối với quá trình giám sát của Nhà nƣớc, các tổ chức thực hiện BHXH
tại các quốc gia trên thế giới đều chịu sự giám sát ở các mức độ khác nhau bởi
Chính phủ. Thông thƣờng, Chính phủ sẽ giao cho một cơ quan trực thuộc
Chính phủ trực tiếp quản lý tổ chức BHXH. Tuy nhiên, tại một số quốc gia tổ
chức BHXH chịu sự giám sát bởi nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ ở Sri Lanka
quỹ do NLĐ làm việc trong khối hành chính, sự nghiệp do Bộ Lao động quản
lý, các quỹ còn lại do ngân hàng trung ƣơng kiểm soát. Tại Chile, các chế độ

BHXH đƣợc chia thành ba nhóm có đặc điểm tƣơng đồng nhau, tƣơng ứng do
ba cơ quan khác nhau thuộc Chính phủ quản lý. Ngƣợc lại, một số quốc gia nhƣ
Cộng hòa thống nhất Tazania hoạt động giám sát đƣợc thực hiện bởi một tổ
chức độc lập với Chính phủ có tính chất tƣ nhân hoặc bán tƣ nhân. Công cụ để
các tổ chức này thực hiện hoạt động giám sát là tài liệu kiểm toán. Thông qua
cách thức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ của hai cơ quan là thanh tra lao động
và chính hệ thống BHXH sẽ phát hiện các gian lận trong BHXH.
Đối với quá trình tổ chức thực hiện, cách thức tổ chức thực hiện của các
quốc gia có nhiều các phƣơng pháp mới đƣợc áp dụng một cách sáng tạo có thể
là bài học kinh nghiệm đối với các quốc gia đang trong tiến trình hoàn thiện
vấn đề quản lý và thực hiện chính sách BHXH nhƣ Việt Nam. Với mục tiêu
làm thế nào để thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật về ASXH của cả NLĐ và ngƣời
sử dụng lao động, kinh nghiệm của Canada là tập trung vào các biện pháp
phòng ngừa nhƣ kiểm tra và kiểm toán, đào tạo, các chiến dịch quảng cáo nâng
cao nhận thức; kinh nghiệm của Chile là công bố công khai những doanh
nghiệp cam kết không thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH qua
kênh “Boletín de Infractores Laborales y Previsionales” [61].
9


Một vấn đề chƣa có lời giải đối với việc quản lý tài chính BHXH tại Việt
Nam hiện nay là chƣa nắm bắt đƣợc cơ sở dữ liệu đầy đủ về đối tƣợng tham gia
BHXH, nói cách khác việc thu BHXH dựa vào sự chủ động đăng ký của đối
tƣợng tham gia. Điều này tác động trực tiếp đến kết quả thu BHXH cũng nhƣ
ảnh hƣởng đến việc chi trả và đầu tƣ quỹ BHXH. Nghiên cứu này của ILO đã
chỉ ra cách thức mà Italia kiểm soát cơ sở dữ liệu của đối tƣợng tham gia là sử
dụng công cụ quản lý thông minh chẳng hạn nhƣ tạo ra bản đồ nguy cơ và phân
bổ nguồn lực quản lý cụ thể cho các cuộc chiến chống lại việc không khai báo
BHXH. Trong năm 2009, viện quản lý các chƣơng trình bảo hiểm thƣơng tật
INAIL của Italia đã quản lý đƣợc 12.000 đăng ký bảo hiểm mới, và khôi phục

lại phí bảo hiểm chƣa thanh toán khoảng 27 triệu €. Cùng mục tiêu chống gian
lận trong BHXH, Vƣơng quốc Anh thiết lập đƣờng dây nóng miễn phí để ngƣời
dân tố cáo những gian lận trong BHXH, Mỹ cho phép bất kỳ ai cũng có thể
điền vào một hệ thống trực tuyến thông tin của ngƣời bị nghi ngờ là có hành vi
gian lận. Một biện pháp khác đƣợc nhiều nƣớc áp dụng là tăng cƣờng sự phối
hợp chặt chẽ giữa các tổ chức an ninh, cơ quan thuế, thanh tra lao động, cảnh
sát, dịch vụ hải quan và nhập cƣ. Chẳng hạn tại Mongtenegro một dự án gọi là
“Unified registration and collection of taxes and contributions” từ 1/3/2010
cho phép quốc gia này tích hợp tất cả các đăng ký hiện tại bao gồm thuế và
đóng góp BHXH thành một. Những thành tựu này là minh chứng cho hiệu quả
của cách tiếp cận chủ động trong cuộc chiến chống lại việc trốn đóng, gian lận
BHXH [71].
Những phân tích trên trong nghiên cứu của ILO mang tính tổng quan, có
thể định hƣớng cho công tác quản lý tài chính của các quốc gia thông qua hệ
thống pháp luật. Tuy nhiên đây là nghiên cứu mang tính lý luận chung, chƣa
thể áp dụng trực tiếp vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Ví dụ nhƣ kinh
nghiệm của Italia trong việc quản lý đối tƣợng thuộc diện tham gia. Việt Nam
chƣa nắm bắt đƣợc số lao động thuộc diện tham gia nhƣng chƣa có mã định
danh cấp cho từng NLĐ và hệ thống thông tin cho phép NLĐ tự kiểm soát
đƣợc quá trình tham gia BHXH của mình. Do vậy, tình trạng NLĐ bị vi phạm
quyền lợi nhƣ không đƣợc tham gia BHXH, tham gia với mức thấp hơn, bị
ngƣời sử dụng lao động chiếm dụng phần đóng BHXH còn phổ biến. Mặc dù
10


vậy, việc áp dụng công cụ quản lý thông minh của Italia gặp trở ngại lớn từ
chính sách, từ điều kiện cơ sở hạ tầng, từ bộ máy tổ chức thực hiện.
Thông qua việc tìm hiểu cách thức và kinh nghiệm tổ chức thực hiện
BHXH ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt những quốc gia có điều kiện kinh
tế, có đặc điểm nhân khẩu học tƣơng đồng với Việt Nam có ý nghĩa quan trọng

trong quá trình ban hành và thực hiện chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu này
mang tính chất tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn thực hiện và nội dung các chế
độ BHXH các nƣớc Châu Âu, Châu Mỹ hay khu vực ASEAN và Thái Bình
Dƣơng mà chƣa đi sâu nghiên cứu về chính sách tài chính BHXH.
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách tài chính bảo hiểm xã hội
Tài chính BHXH là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính chỉ một mắt
khâu tài chính tồn tại độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính
BHXH tham gia vào quá trình sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cuộc
sống cho ngƣời là động và gia đình của họ khi gặp rủi ro từ đó đảm bảo ổn định
và phát triển kinh tế xã hội. Nhƣ vậy, nhìn rộng ra thì tài chính BHXH là việc
sử dụng tài chính BHXH nhƣ một công cụ quản lý xã hội của Nhà nƣớc. Nhà
nƣớc thông qua hoạt động tài chính BHXH để thực hiện mục tiêu quản lý xã
hội đó là đảm bảo cuộc sống cho nhân dân trƣớc những rủi ro làm giảm hoặc
mất khả năng lao động hay khi về già, giúp ngƣời lao động yên tâm lao động
sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. BHXH thể hiện tính ƣu việt
của mỗi quốc gia, mỗi thể chế xã hội. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tài chính
BHXH là quản lý thu - chi BHXH. Nhƣ vậy, tài chính BHXH chủ yếu liên
quan đến việc làm thế nào để hoạt động thu – chi quỹ BHXH đƣợc thực hiện
một cách bình thƣờng trƣớc những biến động của môi trƣờng. Biến động ở đây
là những biến động và đối tƣợng tham gia, đối tƣợng hƣởng, biến động của môi
trƣờng sống, môi trƣởng kinh tế... những biến động tác động trực tiếp đến đời
sống của ngƣời lao động, đến việc thu – chi quỹ BHXH, ảnh hƣởng đến việc
đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề quản lý BHXH nhằm
hƣớng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện chính sách tài chính
BHXH đƣợc các nhà khoa học, nhà quản lý trong nƣớc quan tâm nghiên cứu.
Hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến chính sách tài chính BHXH, trong đó
11



có chính sách tạo lập quỹ BHXH, chính sách sử dụng quỹ BHXH, chính sách
cân đối và đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH.
1.2.1. Những nghiên cứu về chính sách huy động nguồn tài chính BHXH
Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý
thu BHXH” do TS. Dƣơng Xuân Triệu làm chủ nhiệm năm 2000 đã nghiên cứu
hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH. Trong đề tài này, tác giả đã đề xuất
các biện pháp quản lý thu BHXH phù hợp với những đối tƣợng tham gia
BHXH. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thu BHXH của một số nƣớc
nhƣ Nhật Bản, Indonesia, Mỹ, Singapore và thực trạng công tác quản lý thu
BHXH của Việt Nam qua các thời kỳ, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH nhƣ: Hoàn thiện các quy trình thu
BHXH bao gồm mức thu, tiền lƣơng tối thiểu, đăng kí lao động tham gia
BHXH; hoàn thiện quy trình thu BHXH theo từng loại đối tƣợng tham gia
BHXH; áp dụng quản lý thu BHXH bằng công nghệ [16]. Nội dung của đề tài
này chủ yếu tập trung vào hoạt động tác nghiệp của các cơ quan thực hiện
chính sách BHXH.
Trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam”, tác giả
Phạm Trƣờng Giang (2010) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ
chế thu BHXH, nghiên cứu sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu
BHXH để từ đó phát hiện ra những tồn tại, bất cập. Trên cơ sở phân tích thực
trạng công tác thu BHXH ở Việt Nam, luận án đã đề xuất những giải pháp hoàn
thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam. Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu của luận
án này là cơ chế thu BHXH. Phạm vị nghiên cứu của luận án là loại hình
BHXH bắt buộc trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2008 [43]. Do đó, dữ liệu
nghiên cứu của luận án đã cũ và các giải pháp mà tác giả đƣa ra có thể không
còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị Hào (2015) với đề tài luận án tiến sĩ “Đảm bảo tài
chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam” đã chỉ ra khái niệm đảm bảo tài chính cho
BHXH dƣới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính
cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu; đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự

cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công bằng đối với các
đối tƣợng tham gia BHXH. Luận án đã đƣa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá
12


đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ bao phủ của hệ thống; mức độ
tuân thủ BHXH; mức độ thụ hƣởng của ngƣời lao động phân theo chế độ
BHXH, khu vực kinh tế và giới tính; mức độ bền vững về tài chính BHXH.
Luận án cũng đƣa ra những điều kiện để đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm:
vai trò của Nhà nƣớc đối với BHXH; lựa chọn mô hình BHXH phù hợp; giải
quyết mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nƣớc, tài chính
doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian. Để đảm bảo tài
chính cho BHXH Việt Nam, luận án đề xuất 8 giải pháp, trong đó các giải pháp
mới tập trung vào các nhiệm vụ nhƣ: Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hiểm
xã hội; Định hƣớng cơ bản cho các hoạt động tài chính BHXH; Thực hiện việc
thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính BHXH; Bảo hộ, bảo trợ cho
các hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho BHXH không bị ảnh hƣởng trƣớc
những biến động về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những biến động về tài chính;
Phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, tạo điều kiện để mọi ngƣời dân
thuộc mọi thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia,…[31]. Nhƣ vậy, phạm vị
nghiên cứu của luận án này không chỉ loại hình BHXH bắt buộc mà còn là các
loại hình BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp. Các giải pháp đƣa ra chƣa đi
sâu vào các chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam.
1.2.2. Những nghiên cứu về chính sách sử dụng nguồn tài chính BHXH
Trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Thực trạng và định hướng hoàn thiện
tác nghiệp chi trả chế độ BHXH hiện nay” của TS. Dƣơng Xuân Triệu làm chủ
nhiệm năm 1996 đã khái quát những vấn đề lý luận về BHXH và quỹ BHXH.
Phân tích thực trạng hoạt động chi trả BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1995-1996
thông qua việc phân tích các mặt nhƣ: Cơ sở vật chất phục vụ việc chi trả, quản
lý đối tƣợng chi trả. Đồng thời, thông qua việc phân tích các phƣơng thức chi

trả BHXH, tác giả đã chỉ ra đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của từng phƣơng thức
chi trả. Từ đó, tác giả đã đƣa ra đƣợc những kiến nghị nhằm hoàn thiện tác
nghiệp chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời lao động nhƣ: Hoàn thiện các văn
bản quy định có liên quan đến quản lý đối tƣợng, quản lý tài chính, tạo hành
lang pháp lý để BHXH các cấp có sơ sở thực hiện; xây dựng hệ thống tổ chức
bộ máy chi trả BHXH từ trung ƣơng đến cơ sở, tính toán mức phí chi trả giữa

13


các vùng, các khu vực hợp lý hơn; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tài
chính trong khâu nghiệp vụ chuyên môn [15].
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy chế chi BHXH” do TS. Trần Đức
Nghiêu làm chủ nhiệm năm 2005 đã tổng hợp khá đầy đủ các văn bản pháp luật
liên quan đến quy chế chi BHXH. Trong đề tài này, tác giả đã trình bày những
nội dung khá cụ thể về chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả trợ
cấp BHXH 1 lần, chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dƣỡng sức, quy trình
chi trả lƣợng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng, quy trình chi trả trợ cấp 1 lần. Đề
tài đã nói lên đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của quy trình hiện hành về quản
lý chi BHXH, qua đó đƣa ra những biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong đề
tài này cũng mới chỉ tập trung nghiên cứu quy trình về quản lý chi BHXH và
cũng chỉ nghiên cứu BHXH bắt buộc [47].
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Chính (2010) với đề tài “Hoàn thiện tổ
chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH”. Luận án này tác giả đã làm rõ
những vấn đề lý luận liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động chi trả các
chế độ BHXH cho ngƣời lao động. Phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và
hoạt động chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời lao động ở Việt Nam. Trong
hoạt động chi trả BHXH, luận án đã phân tích và rút ra những vấn đề còn tồn
tại nhƣ: Việc lập kế hoạch chi còn có những sai sót, báo cáo quyết toán chậm,
công tác hƣớng dẫn kiểm tra còn chƣa sâu sát, phƣơng tiện vận chuyển và bảo

quản tiền mặt còn thiếu, mạng lới thông tin chƣa đƣợc phủ khắp các tỉnh, lệ phí
chi trả thấp, còn một bộ phận ngƣời sử dụng lao động chƣa làm trong trách
nhiệm đóng BHXH cho ngƣời lao động… từ đó làm ảnh hƣởng đến hoạt động
chi trả và quyền lợi của đối tƣợng hƣởng BHXH. Trên cơ sở chỉ ra đƣợc những
hạn chế trên, tác giả luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam trong những năm tiếp theo [35]. Nhƣ vậy,
công trình nghiên cứu này của tác giả Nguyễn Thị Chính mới chỉ dừng lại trong
việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động chi trả BHXH mà
không đề cập đến các hoạt động khác nhƣ hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH hay cân
đối quỹ BHXH.

1.2.3. Những nghiên cứu về chính sách đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH
14


Trong luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thành Hƣng (1999) với đề tài
“Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm hưu trí ở Việt
Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH và chế độ bảo hiểm hƣu
trí, các nguồn hình thành và chi trả của chế độ bảo hiểm hƣu trí. Sự cần thiết
phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hƣu trí. Luận án cũng đƣa ra một số
mô hình đánh giá tính bền vững, hiệu quả của quỹ bảo hiểm hƣu trí, các nhân tố
ảnh hƣởng đến tài chính bảo hiểm hƣu chí. Trên cơ sở phân tích thực trạng quỹ
bảo hiểm hƣu trí của Việt Nam giai đoạn 1995 – 1998, luận án đã đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ bảo hiểm hƣu trí nhƣ: hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ và
kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức có hiệu quả quá
trình chi trả lƣợng hƣu và các khoản chi khác liên quan đến ngƣời về hƣu; quản
lý và đảm bảo sự an toàn, phát triển quỹ bảo hiểm hƣu trí; xây dựng và hoàn
thiện phƣơng án thu để hình thành quỹ hƣu trí đủ trang trải cho mọi chi phí cho
chế độ hƣu trí; tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo tài chính, đặc biệt là thẩm

định tài chính đối với các phƣơng án đầu tƣ của quỹ; tăng cƣờng quản lý và
giám sát cơ chế đầu tƣ tăng trƣởng quỹ bảo hiểm hƣu trí [54].
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Thản (2004) với đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ BHXH ở Việt Nam” cũng đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận về bản chất của quỹ BHXH và các mô hình tổ chức
quỹ BHXH. Trong luận án này, tác giả đã đánh giá toàn diện về quá trình tạo
lập và sử dụng quỹ BHXH ở Việt Nam, định lƣợng việc sử dụng quỹ trong hoạt
động đầu tƣ quỹ BHXH. Qua đó, tác giả đã xây dựng các quan điểm, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH. Những kết quả nghiên cứu của tac
giả Nguyễn Trọng Thản một mặt góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và
thực tiễn về đầu tƣ tài chính BHXH và hiệu quả đầu tƣ tài chính BHXH, luận
án cũng đóng góp những ý tƣởng khoa học để xây dựng hệ thống các định chế
pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính của ngành BHXH, những chiến lƣợc
đầu tƣ tài chính BHXH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam [29].
Trong luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Hồng Sơn (2015) với đề tài
nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam” đã đƣa
ra cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn
2008 – 2014, chỉ ra những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế; phân
15


tích nguyên nhân của các hạn chế nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tƣ của quỹ BHXH Việt Nam trong tƣơng lai. Trên cơ sở khung lý
thuyết về hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH, kết hợp các số liệu thu thập đƣợc, tác giả
phân tích thực trạng, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu
quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014, để từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH ở Việt Nam [53].
Những công trình trên đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của hoạt động đầu
tƣ quỹ BHXH, đánh giá một cách toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ
BHXH ở Việt Nam cũng nhƣ sự định lƣợng việc sử dụng quỹ trong hoạt động

đầu tƣ quỹ BHXH, góp phần trực tiếp vào việc xác định những chiến lƣợc đầu
tƣ tài chính BHXH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam.
1.2.4. Những nghiên cứu về chính sách đảm bảo sự cân đối quỹ BHXH
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quỹ BHXH đảm bảo sự cân
đối ổn định giai đoạn 2000 - 2020” hoàn thành năm 2001 của TS. Đỗ Văn Sinh
đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và quỹ BHXH; phân
tích thực trạng về quản lý quỹ và cân đối quỹ BHXH ở Việt Nam qua 2 giai
đoạn (trƣớc năm 1995 và giai đoạn từ 1995 đến 2001); đánh giá về chính sách
BHXH và tổ chức thực hiện hành chính BHXH nói chung. Thông qua sự phân
tích đánh giá, đề tài đã đƣa ra các quản điểm và giải pháp để quản lý, cân đối
quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2000 – 2020 [19].
Đề tài khoa học cấp Bộ “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt
buộc khi thực hiện Luật BHXH” do TS. Phạm Đỗ Nhật Tân làm chủ nhiệm năm
2007 cũng đã làm rõ các yếu tố tác động đến thu-chi và tăng trƣởng quỹ
BHXH. Đánh giá thực trạng quỹ BHXH và khả năng cân đối quỹ trong dài hạn
thông qua việc phân tích các tác động từ những quy định mới về chế độ, chính
sách BHXH bắt buộc theo Luật BHXH và sự tác động mới của việc điều chỉnh
tiền lƣơng, tiền công của Nhà nƣớc. Trong kết quả nghiên cứu của mình, nhóm
tác giả đã làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong
việc giám sát, quản lý hoạt động thu-chi và sử dụng quỹ BHXH bắt buộc. Đề
tài đã đƣa ra một số giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực
hiện Luật BHXH [39].

16


×