Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quan hệ hợp tác việt nam lào giai đoạn 2000 2015 nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ THÀNH

QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - LÀO
GIAI ĐOẠN 2000-2015: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
QUAN HỆ GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO.

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ THÀNH

QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - LÀO
GIAI ĐOẠN 2000-2015: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
QUAN HỆ GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO.

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Duy Hòa



Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trương Duy Hòa.
Các số liệu, dữ liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách
quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Đinh Thị Thành


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo tại ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của tập thể các
thầy, cô giáo bộ phận Đào tạo sau Đại học - Khoa Quan hệ Quốc tế và các
thầy, cô giáo của ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trương Duy Hòa đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty TNHH Tư vấn và
phát triển giáo dục Tuệ Minh và tập thể cán bộ, nhân viên Văn phòng nơi tôi
công tác đã quan tâm, động viên và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn

bè cùng khóa đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện.
Do thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cũng như toàn thể
bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Đinh Thị Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 11
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 11
4. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... 11
4.1. Hướng tiếp cận ................................................................................ 11
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 12
5. Bố cục của luận văn............................................................................... 12
Chƣơng 1 ........................................................................................................ 13
KHÁI QUÁT QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI CÁC
TỈNH BẮC LÀO TRƢỚC NĂM 2000 ........................................................ 13
1.1.

Đặc điểm về địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Sơn La và các

tỉnh Bắc Lào ........................................................................................... 13

1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội , văn hóa của tỉnh Sơn La
và các tỉnh Bắc Lào trƣớc năm 2000 ................................................... 17
1.3

Truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa tỉnh Sơn La với các

tỉnh Bắc Lào trƣớc năm 2000............................................................... 23
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 27
Chƣơng 2 ........................................................................................................ 28
QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO
GIAI ĐOẠN 2000-2015................................................................................. 28
2.1. Khái quát quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào giai đoạn 2000 -2015
................................................................................................................. 28
1


2.1.1. Đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam......................................... 28
2.1.2. Những kết quả nổi bật trong quan hệ hợp tác Việt Nam Lào giai đoạn 2000 – 2015 ................................................................ 30
2.2. Thực trạng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc
Lào giai đoạn 2000-2015 ....................................................................... 34
2.2.1. Quan hệ chính trị- ngoại giao, quốc phòng và an ninh ....... 34
2.2.2. Hợp tác kinh tế - thƣơng mại - đầu tƣ .................................. 39
2.2.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo ..................................... 42
2.3. Một số nhận xét và đánh giá ......................................................... 48
2.3.1. Những thành tựu trong quan hệ hợp tác ................................ 48
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ............................................. 49
Chƣơng 3 ........................................................................................................ 52
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI CÁC
TỈNH BẮC LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................ 52
3.1. Những vấn đề chung trong quan hệ giữa Việt Nam và Lào thời

gian tới .................................................................................................... 52
3.1.1. Các cơ hội hợp tác .................................................................... 52
3.1.2. Các khó khăn thách thức ......................................................... 53
3.2. Quan điểm, định hƣớng về tận dụng tiềm năng, thế mạnh hợp
tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong bối cảnh mới ..... 61
3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh
Bắc Lào ................................................................................................... 64
3.3.1. Tăng cƣờng quan hệ chính trị -ngoại giao ............................ 65
3.3.2. Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thƣơng mại, khoa học – kỹ thuật
............................................................................................................. 66
3.3.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng – an ninh ............................. 70
3.3.4. Gia tăng hợp tác văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo ............. 71
2


3.3.5. Tăng cƣờng giao lƣu nhân dân .............................................. 72
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACMECS

Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy
- khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanma,
Thái Lan và Việt Nam


ASEAN

Association of Southeast Asean Nation – Hiệp hội các nước Đông
Nam Á

ASEM

The Asia-Europe Meeting- Diễn đàn hợp tác Á- Âu

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation- Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu
Á- Thái Bình Dương

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

GMS

Greater Mekong Subregion – Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm trong nước


HCM

Hồ Chí Minh

NDCM

Nhân dân Cách mạng

ĐCS

Đảng Cộng sản

ĐH KHXH&

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn

NV
ĐH QGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

FDI

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NXB

Nhà xuất bản

ODA


Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức.

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban Nhân dân
4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của Lào (1995-2000) ....
....................................................................................................................18
Bảng 1.2 Chỉ số đói nghèo chia theo vùng miền và các tỉnh của
Lào.................................................................................................................18
Bảng 1.3: Bảng 1.3: Những “bẫy” gây ra tình trạng kém phát triển
cho các tỉnh của Lào………………………………………..…… …………...19

5



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quan hệ Việt Nam - Lào là quan hệ hữu nghị đặc biệt có truyền thống
lâu đời. Những yếu tố cơ bản đóng góp vào mối quan hệ này là sự gần gũi về
mặt địa lý, sự gắn kết trong truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc và sự
lựa chọn con đường phát triển sau khi giành được độc lập. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay, Việt Nam và
Lào đều tham gia vào các tổ chức khu vực như ASEAN, hợp tác tiểu vùng
sông Mê Kông mở rộng (GMS), hợp tác ACMECS (khuôn khổ hợp tác kinh
tế gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam), v.v.
Những mối quan hệ hợp tác này đã góp phần vào đảm bảo hòa bình, an ninh
và phát triển của khu vực nói chung và quan hệ Việt Nam - Lào nói riêng.
Bên cạnh mối quan hệ hợp tác lâu đời được các thế hệ hai nước Việt
Nam và Lào xây dựng và dày công vun đắp, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La
và các tỉnh Bắc Lào ngày nay tiếp tục được hai Đảng, hai nhà nước quan tâm.
Do có những điểm tương đồng về văn hóa, tập quán và lối sống, có nhiều
điểm chung về yếu tố tộc người…, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào tự thân đã có
những điều kiện thuận lợi để thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị trong bối
cảnh quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nhà nước.
Đề tài “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào giai đoạn 2000- 2015:
Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào” được
thực hiện nhằm góp phần đánh giá rõ thực trạng quan hệ giữa tỉnh Sơn La với
các tỉnh Bắc Lào, qua đó nhận diện những thành tựu và hạn chế trong quá
trình hợp tác. Bên cạnh đó, luận văn cũng dự báo những triển vọng trong quan
hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào trong thời gian tới góp phần không
ngừng vun đắp mối quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào
mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
6



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ quốc tế thu hút
được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ nghiên cứu có hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đề cập
đến một số công trình và bài viết tiêu biểu có liên quan sau đây.
- Lê Đình Chỉnh, “Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong
giai đoạn 1954-2000”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Nội dung của
tác phẩm đã đề cập đến mối quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn
diện giữa hai nước trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 2000 trên tất
cả các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt, tác giả đã chỉ ra các thành tựu nổi bật của
mối quan hệ này.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,
“Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia: từ lí thuyết đến thực
tiễn”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010. Trong tác phẩm này, các tác giả
đã phân tích những cơ sở lí luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa ba nước,
cũng như những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa cho mối quan hệ trong bối
cảnh mới.
- Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Lịch sử
quan hệ đặc biệt Việt Nam –Lào, Lào – Việt Nam giai đoạn 1930 – 2007”,
Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012. Với kết cấu gồm nhiều tập:
Văn kiện Đảng và Nhà nước, Biên niên sự kiện, Hồi kí các chuyên gia và
quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kì, Các bài viết của lãnh
đạo Đảng và nhà nước, Lịch sử mối quan hệ, Cuốn sách ảnh và Bộ phim tài
liệu “Bản anh hùng ca quan hệ Việt - Lào”, nội dung bộ sách nói về mối quan
hệ giữa Việt Nam và Lào từ 1930 đến 2007, tức là mối quan hệ song phương
xuyên suốt các thời kì cách mạng cứu nước cho đến giai đoạn xây dựng đất
nước hiện nay. Đây là bộ sách khá tiêu biểu về mối quan hệ hợp tác toàn diện
7



giữa hai nước Việt Nam và Lào từ 1930 đến những năm gần đây, thể hiện khá
đầy đủ quan điểm chính trị của hai Đảng, hai nhà nước về mối quan hệ đặc
biệt này.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,
“Vai trò của chính quyền địa phương trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công
mở rộng”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011. Nội dung của tác phẩm đề
cập tới những lợi thế cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi địa phương
trong việc xây dựng tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Tác phẩm đã nêu lên
thực trạng và những đóng góp của từng địa phương nhằm phát triển hơn nữa
Tiểu vùng trong khuôn khổ hợp tác đa phương.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết về mối quan hệ chung giữa Việt
Nam và Lào. Đó là tập kỷ yếu về “Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ
Việt Nam – Lào (1930 – 2007)” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện
Khoa học Xã hội Quốc gia Lào tổ chức, được Nxb. Khoa học Xã hội in ấn và
phát hành năm 2007. Bên cạnh đó còn có một số bài viết tiêu biểu đăng trên
các tạp chí của các tác giả đều có liên quan đến quan hệ Việt- Lào như:
- Trương Duy Hòa, Phối hợp ngoại giao giữa Việt Nam và Lào từ năm
1975 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2007; Hà Nội, tr.18 –
23. “Kinh tế miền Bắc Lào và khả năng hợp tác với khu vực Tây Bắc Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á; số 8/2007; Hà Nội, tr 20 – 29.
“Hành lang kinh tế Đông Tây và tác động của nó đến Lào và quan hệ Lào



Viê ̣t Nam” , Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á , số 11/2008. “Tam giác phát
triển Campuchia – Lào – Viê ̣t Nam: Một số quan điểm và lợi thế của ba tỉnh
Nam Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á , số 10/2009. “Vị thế địa - chiế n
lược của Lào trong sự cạnh tranh tại Đông Nam Á giữa cá


c cường quố c ”,

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới , số 3/2010. “Một số vấn đề
kinh tế nổi bật của Lào hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
8


9/2010; tr. 7-12. “Nông – lâm nghiệp và công nghiệp trong lựa chọn chiến
lược phát triển bền vững ở Lào và khả năng hợp tác với Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam; số 10/2012; tr. 68-76. “Quan hệ
đầu tư và thương mại Việt Nam – Lào hiện nay: Thực trạng và kiến nghị”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11/2013, tr. 29-39; v.v.
Vũ Dương Huân (2007), “Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt Lào trong thời kì đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2007. Dương Minh
Huệ (2011), “Hợp tác đào tạo cán bộ - một biểu hiện nổi bật của mối quan hệ
đặc biệt Việt – Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9/2011, v.v.
Nhìn chung, các tác phẩm và các bài viết trên đã phản ánh khá đầy đủ
mối quan hệ Việt - Lào qua các thời kì lịch sử, cả về những thành tựu và khó
khăn dưới nhiều lăng kính và góc độ tiếp cận khác nhau; đồng thời đã đề xuất
được một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy mối quan hệ Việt - Lào tiếp tục
phát triển.
Về mối quan hệ hợp tác giữa một địa phương của Việt Nam với một địa
phương của Lào có đề tài: Phan Thị Hải Yến ( 2015), Hợp tác kinh tế và giáo
dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 – 2013, Khoa
Quốc tế - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Đây là đề
tài có tính mới khi đánh giá về mối quan hệ trong hai lĩnh vực là kinh tế và
giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào. Đồng thời cũng đưa
ra một số giải pháp để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên lên một tầm cao
mới.
Tuy nhiên, những công trình hay bài viết đề cập đến mối quan hệ hợp tác

giữa các địa phương Việt Nam và Lào chưa có nhiều, nhất là không thấy các
bài viết đề cập đến quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai nước có chung
đường biên giới. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu đang đặt ra cho luận
văn.
9


Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa
các địa phương Việt Nam và Lào nói chung, giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh
thuộc khu vực Bắc Lào nói riêng, Luận văn “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào
giai đoạn 2000- 2015: Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với
các tỉnh Bắc Lào” được hoàn thành hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong
nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai nước dưới góc nhìn khoa
học, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đã khái quát được mối quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh
Bắc Lào trong giai đoạn từ năm 2000-2015. Kế thừa truyền thống tốt đẹp
trong quan hệ giữa hai nước Việt – Lào, luận văn đóng góp thêm vào việc
nghiên cứu hi nước nói chung, mà con mối quan hệ giữ hai địa phương của
hai nước nói riêng.
Đề tài “ Quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào giai đoạn 2000- 2015: Nghiên
cứu trường hợp giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào” nhằm đưa ra các mục
tiêu sau :
+ Nêu ra các thành tựu trong mối quan hệ giữa hai nước Việt- Lào, từ đó
đưa ra được chính sách ngoại gio của hai nước sẽ tác động như thế nào đối
với chính sách hợp tác của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
+ Đưa ra các thành tựu trong hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc
Lào về: chính trị, an ninh quốc phòng, giáo dục,…từ năm 2000- 2015.
+ Nêu ra được những khó khăn hạn chế trong mối quan hệ hợp tác, từ đó

tìm ra phương hướng giải quyết các khó khăn để thúc đẩy mối quan hệ hợp
tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.

10


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã thực hiện như sau:
+ Thu thập tài liệu, tái hiện tình hình hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các
tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2000- 2015.
+ Phân tích các lĩnh vực hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào.
+Đưa ra nhận xét, đánh giá về giai đoạn phát triển, đặc biệt phân tích các
nguyên nhân gây ra khó khăn cho mối quan hệ giữa hai bên.
+ Chỉ ra những điểm mạnh, yếu trong chính sách hợp tác
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
và Lào qua nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh phía
Bắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên không gian hợp tác giữa tỉnh
Sơn La (Việt Nam) và 8 tỉnh Bắc Lào bao gồm: Hủa Phăn, Luông Pha Bang,
Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà, Xiêng Khoảng và Xay
Nha Bu Ly.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa
tỉnh Sơn La (Việt Nam) và các tỉnh Bắc Lào trong khoảng thời gian từ năm
2000 đến 2015.
4. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Hướng tiếp cận
Luận văn sử dụng các lí thuyết nghiên cứu như: khu vực học, lịch sử, địa

– chính trị, địa – kinh tế, các lý thuyết trong Quan hệ quốc tế.

11


Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các hướng tiếp cận đa ngành và liên
ngành trong các bộ môn nghiên cứu khoa học xã hội phổ biến như: xã hội
học, chính trị học, kinh tế học, văn hóa học, v.v.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa
ngành; trong đó đặc biệt vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê,
so sánh, đối chiếu các số liệu và tư liệu có liên quan, v.v.
- Đây là đề tài liên quan đến quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt
Nam và Lào; vì vậy, luận văn có phân tích và đánh giá các văn bản, tài liệu
hợp tác giữa hai bên; đồng thời có kế thừa và sử dụng những kết quả nghiên
cứu của các cơ quan Trung ương và địa phương về những vấn đề có liên quan
đến nội dung đề tài
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc
Lào trước năm 2000
Chương 2: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai
đoạn 2000- 2015
Chương 3: Triển vọng quan hệ hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào
trong thời gian tới.

12



Chƣơng 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI
CÁC TỈNH BẮC LÀO TRƢỚC NĂM 2000
1.1.

Đặc điểm về địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Sơn La và các

tỉnh Bắc Lào
►Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên của Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc của Việt
Nam với diện tích 14.174 km2 ( chiếm gần 4,2 % diện tích của cả nước). Với
đặc điểm 73% diện tích chủ yếu là đồi núi nên giao thông đi lại rất khó khăn.
Phía Bắc giáp với các tỉnh: Yên Bái và Lai Châu ( 252 km) và giáp với 2 tỉnh
Phú Thọ và Hòa Bình (135km) ở phía Đông, phía Nam giáp với tỉnh Thanh
Hóa (42km)và tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào ( 250km) với hai cửa khẩu quốc gia là Lóng Sập và Chiềng
Khương, phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên (85km). Sơn La có 12 đơn vị hành
chính:1 thành phố và 11 huyện.

Bản đồ tỉnh Sơn La
13


Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh
thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao
nguyên Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với
mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì
nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao
nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất

đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều
tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp
phong phú. Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng
ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm.
Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt
độ trung bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp
nhất 160C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600 mm, độ ẩm không
khí bình quân là 81%.
Như vậy Sơn La không có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng
là một tỉnh có vị trí hết sức quan trọng cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng
của Việt Nam với nước bạn Lào. Trải qua lịch sử quan hệ lâu đời cho đến hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ và nay là thời kỳ xây dựng đất
nước trong thời bình, nhân dân Sơn La luôn gắn bó với các tỉnh Bắc Lào cả
trong chiến đấu và xây dựng phát triển nhằm duy trì quan hệ đặc biệt và hợp
tác toàn diện giữa hai nước
►Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên của các tỉnh Bắc Lào
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước ở trung tâm bán đảo Đông
Dương, không có đường thông ra biển với diện tích 236.800 Km2, Phía Bắc
giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Myanmar ( 235) km; Tây
14


Nam giáp Thái Lan (1.730 km); Nam giáp Campuchia (492 km) và phía Đông
giáp Việt Nam ( 2.067 km). Để phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội
nhập và toàn cầu hóa, Lào rất nỗ lực kết nối với các nước bạn.
Vùng Bắc Lào gồm 8 tỉnh: Hủa Phăn, Luông Pha Bang, U Đôm Xay,
Bò Kẹo, Luông Nậm Thà, Phông Sa Lỳ, Xiêng Khoảng và Xay Nha Bu Ly.
Các tỉnh này nằm cách thủ đô Viêng Chăn từ 400-800 km, trong đó 2 tỉnh tiếp

giáp với Sơn La là Luông Pha Bang và Hủa Phăn. Đặc điểm khu vực này chủ
yếu là vùng rừng núi chiếm tới 70%, trong khi vùng đồng bằng chiếm tỉ lệ rất
nhỏ chỉ có 30%.

Bản đồ các tỉnh Bắc Lào
Miền Bắc Lào là khu vực địa lý có diện tích tự nhiên khá rộng và có
nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, trong đó có tài nguyên thiên nhiên,
tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, do những hạn chế về
15


địa hình và chế độ thủy văn, mạng lưới giao thông chưa phát triển, xa các
trung tâm kinh tế lớn, lại giáp với các vùng nghèo hơn của các nước láng
giềng như Tây Bắc (Việt Nam), Đông Bắc (Thái Lan), Vân Nam ( Trung
Quốc), việc giao lưu kinh tế với bên ngoài còn hạn chế, nên vùng Bắc Lào
vẫn là vùng chậm phát triển hơn của CHDCND Lào 1
Miền Bắc Lào có diện tích đất khoảng 12.291.000 ha, trong đó nông
nghiệp đang sử dụng khoảng 184.989 ha, chiếm tỉ trọng rất nhỏ (1,5%) so với
đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp được sử dụng khoảng 4.666.471 h.a chiếm 38%.
Diện tích chưa được sử dụng vào các mục đích kinh tế chiếm khoảng
7.439.540 ha, chiếm 60,5% ; trong đó khoảng 20 % có khả năng sản xuất
nông nghiệp, 60% có khả năng sản suất lâm nghiệp, 20% còn lại là diện tích
có thể sử dụng cho mục đích xây dựng, công nghiệp và các mục đích khác.
Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp của miền Bắc Lào rất thích hợp để
trông các loại cây như ngô, đậu tương, cao lương, rau quả phục vụ tiêu dùng
trong nước và chế biến xuất khẩu.
Miền Bắc Lào được thiên nhiên ưu ái về các loại tài nguyên nhất là tài
nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản… đã góp phần không
nhỏ vào sự phát tiển kinh tế của cả vùng. Tuy nhiên cho đến nay các loại tài
nguyên quý hiếm này đã bị suy giảm do các hoạt động khai thác của con người.

Tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử: gồm các danh lam
thắng cảnh (hang động, thác nước đẹp…), cố đô Luông Pha Băng, Cánh Đồng
Chum, các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, các điểm du lịch
văn hóa, các lễ hội truyền thống của các bộ tộc Lào,.. là những nguồn lực
quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn vùng Bắc Lào.
Với tiềm năng to lớn về du lịch cảnh quan sinh thái và lịch sử văn hóa, cùng

1

Trương Duy Hòa, Kinh tế Bắc Lào và khả năng kết hợp Kinh tế miền Bắc Lào và khả năng hợp tác
với khu vực Tây Bắc Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8,tr 20

16


với hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không ngày càng phát triển,
miền Bắc Lào có khả năng hội nhập và kết nối du lịch các quốc gia khác trong
tiểu vùng Mê Kông như Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Việt Nam và
Campuchia.2
Mặc dù có điều kiện khá thuận lợi về vị trí địa lý vì tiếp giáp với 4 nước
láng giềng, các hoạt động kinh tế đối ngoại của vùng Bắc Lào vẫn chỉ giới
hạn ở các hoạt động thương mại, du lịch quy mô nhỏ của tư nhân trong nước.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn này phụ thuộc vào
chính sách điều tiết ODA của chính phủ.
1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội , văn hóa của tỉnh Sơn La
và các tỉnh Bắc Lào trƣớc năm 2000
* Sơn La:
Trước năm 1986, mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân
dân còn nhiều thiếu thốn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La,

nhân dân các dân tộc Sơn La đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, vượt qua
những khó khăn, thử thách, vừa chuyển hướng sản xuất, khắc phục hậu quả
chiến tranh và thiên tai, vừa nhanh chóng ổn định lại tổ chức và hoạt động sản
xuất. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, V và
các Nghị quyết Đại hội Đại hội lần thứ IV, V, VI, VII của Đảng bộ tỉnh, nhân
dân Sơn La đã triển khai và thực hiện các phong trào cách mạng ở địa
phương, hòa nhịp với phong trào của cả nước, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
kinh tế - xã hội của Đảng bộ đã đề ra, ổn định đời sống, hoàn thành kế hoạch
Nhà nước 5 năm lần thứ ba (1981-1985), giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm
an toàn trật tự xã hội. Công tác quản lý kinh tế, tổ chức lao động, chăm lo đời
Trương Duy Hòa, Kinh tế Bắc Lào và khả năng kết hợp Kinh tế miền Bắc Lào và khả
năng hợp tác với khu vực Tây Bắc Việt Nam,tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, tr 21.
2

17


sống vật chất và tinh thần cho nhân dân có chuyển biến, các mặt văn hóa - xã
hội, y tế được quan tâm.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (10/1986),
Đại hội đã đánh giá thực trạng nền kinh tế xã hội của địa phương và nhấn
mạnh: “Nền kinh tế tự cấp tự túc vẫn là cơ bản, chưa được tổ chức sản xuất
theo hướng kinh tế nông - lâm - công nghiệp hợp lý, sản xuất nông nghiệp
chưa thực sự chú trọng thâm canh tăng vụ, công nghiệp nói chung còn nhỏ
bé, 80% lao động dồn vào sản xuất nông nghiệp, lưu thông phân phối rối ren,
hàng hóa khan hiếm, giá cả thị trường biến động. Mặt khác, việc định canh,
định cư cho đồng bào, di chuyển dân khỏi vùng lòng hồ Sông Đà chưa ổn
định, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.”
Kiên trì, bền bỉ vượt khó trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi
mới, Đảng bộ Sơn La vận dụng sáng tạo những đường lối chủ trương đổi mới

của Đảng cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở địa phương, nền kinh tế Sơn La
bước đầu có sự khởi sắc, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu phát huy các lợi thế kinh tế miền núi như
mặt trận kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ cây công
nghiệp, cây thực phẩm tăng từ 9% (1985) lên 14% (1990) so với tổng diện
tích gieo trồng. Hầu hết các đơn vị kinh tế đều chuyển từ sản xuất hàng hóa
đơn điệu sang chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm cung cấp phong phú
cho thị trường. Một trong những thành công lớn nhất của chính sách đổi mới
ở tỉnh Sơn La là: đã bước đầu hình thành kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
hoạt động sản xuất kinh doanh sôi động ,kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh
dưới nhiều hình thức 3
3 Phạm Xuân Thu (2012), Chính trị - Luật: nguồn nhân lực cần thiết cho việc xây dựng, củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc ở vùng Tây Bắc, Hội thảo khoa học Quốc gia, Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc trong tiến trình hội nhập, NXB Thống kê, tr.535

18


*Bắc Lào:
Nhìn chung giai đoạn trước 1975, đời sống nhân dân Lào chịu nhiều khó
khăn vất vả, kinh tế trì trệ kém phát triển khi sản xuất chủ yếu dựa vào nền
nông nghiệp lạc hậu là chính với lực lượng lao động chiếm tới 85% dân số .
Hơn thế nữa việc trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ làm
cho nước Lào ngày càng k iệt quệ.
Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng giai đoạn này tình trạng thiếu đói
thường xuyên xảy ra buộc Lào phải nhập khẩu mới đáp ứng đủ nhu cầu của
nhân dân. Phân phối hàng hóa cũng bị hạn hẹp chủ yếu là ở thủ đô Viêng
Chăn hoặc một số thành thị lớn.
Cơ sở hạ tầng lúc bấy giờ rất hạn chế và kém phát triển, đặc biệt ở các
vùng sâu vùng xa, cả nước chỉ có hơn 5000km đường đất, về mạng lưới y tế

thì hầu như chưa có.
Về giáo dục, dân số cả nước hầu như không được đi học, với con số của
các cơ sở đào tạo là : 1 trường trung học và 6 trường tiểu học, tập trung chủ
yếu ở thủ đô Viêngchăn, đối tượng phục vụ chủ yếu là con cái các quan lại
phong kiến. Tỉ lệ mù chữ thời kì này đạt hơn 90% số trẻ đi học.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng và nước CHDCND Lào ra đời
ngày 2/12/1975, nhân dân Lào cùng Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo nhân dân
Lào, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, dần đưa Lào
thoát khỏi cảnh trì trệ kém phát triển. Cũng giống như Việt Nam, Lào áp dụng
mô hình kinh tế tập trung, bao cấp.
Sau Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV (1986), công cuộc
đổi mới tại Lào đã tạo ra sự thay đổi toàn diện trên mọi mặt đời sống xã hội.
Đổi mới kinh tế được triển khai với hai nội dung cơ bản: Điều chỉnh cơ cấu
kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Bản thân nước Lào vẫn là nước
thuần nông nghiệp nên Lào xác định nông - lâm nghiệp là ưu tiên hàng đầu.
19


Lào dựa trên cơ cấu nông - lâm - công nghiệp - dịch vụ và đã trở thành cơ sở
hoạch định những mục tiêu chính của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ
ba (1991 - 1995) nhằm thực hiện hóa các mục tiêu do Đại hội V của Đảng
NDCM Lào đề ra.
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa với những định hướng chuyển đổi
nền kinh tế từ trạng thái nửa tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị
trường sản xuất hàng hóa; Lào đã tiến hành đẩy mạnh hợp tác kinh tế với
nước ngoài làm động lực để phát triển kinh tế. Trong giai đoạn1991 - 1995,
Lào phấn đấu đạt tăng trưởng GDP bình quân 6,4%/năm, thu nhập quốc dân
đạt 344 USD/người vào năm 1995; xuất nhập khẩu đạt con số tương ứng
274,3 triệu USD và 485,5 triệu USD vào năm 1995. Kể từ năm 1988, Lào bắt
đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số dự án và số vốn ngày

càng gia tăng. Tính đến cuối kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1991- 1995)
Chính phủ Lào đã cấp giấy phép cho 589 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt
khoảng 5,6 tỷ USD 4
Bước sang kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1996 - 2000), do chịu tác động
nặng nề của khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997 - 1998) khởi phát tại
Thái Lan khiến đồng tiền Kíp của Lào mất giá, bị lạm phát ở mức kỷ lục
142,01% vào năm 1998, sau giảm xuống còn 86,46% năm 1999, rồi ổn định
dần với mức trên dưới 10% kể từ năm 2000 đến 2011. Mặc dù vậy, trong giai
đoạn này kinh tế Lào vẫn đạt mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng
5,8%/năm ( xem bảng 1.1), xuất khẩu đạt 324 triệu USD và nhập khẩu đạt
540 triệu USD vào năm 20005

4

Nguồn : Uỷ ban Kế hoạch Đầu tư Lào năm 2005
Website:www. tcnn.vn, 2012, Một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế của Lào, giai đoạn 1991- 2011, TP
HCM.
5

20


Bảng 1.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của Lào (1995-2000)
Năm

1995- 1996

%

1996- 1997


6,8

7,0

1997- 1998
7,0

1998- 1999
4,8

1999- 2000
5,2

Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư năm 2005.

Cùng với bối cảnh cả đất nước Lào có những thay đổi theo hướng tích
cực, đời sống nhân dân các tỉnh Bắc Lào sau cải cách cũng được cải thiện
hơn. Tuy nhiên Lào vẫn là một nước nghèo. Tỷ lệ đói nghèo được thể hiện
qua bảng sau đây.
Bảng 1.2 Chỉ số đói nghèo chia theo vùng miền và các tỉnh của Lào
Vùng
Thủ đô Viêng
chăn
Bắc Lào
Phông sa lỳ
Luông nậm thà
U đôm xay
Bò kẹo
Luông pha băng

Hủa Phăn
Xay nha bu ri
Trung Lào
Xiêng khoảng
Viêng chăn
Bo ri khăm xay
Khăm muộn
Savannakhet
Xay som boun
Nam Lào
Sa ra van
Xê Kông
Chăm pa sắc
At ta pư
Cả nƣớc

1992/93

1997/98

2002/03

33,6
51,6
72,0
40,5
45,8
42,4
58,5
71,3

22,4
45,0
63,0
30,7
16,6
47,1
53,1
63,1
45,7
43,6
67,0
41,4
60,5
46,0

13,5
47,3
57,9
51,1
66,1
38,9
40,8
71,3
17,7
39,4
42,9
27,8
27,9
44,5
41,9

62,8
39,8
39,2
49,7
37,4
48,0
39,1

16,7
37,9
50,8
22,8
45,1
21,1
39,5
51,5
25,0
35,4
41,6
19,0
28,7
33,7
43,1
30,6
32,6
54,3
41,8
18,4
44,0
33,5


Nguồn : Uỷ ban Kế hoạch Đầu tư Lào và Ngân hàng thế giới, “ xu hướng nghèo đói
của Lào từ năm 1992/93 – 2002/03” ( 2004) tr 34, bảng 3 .

21


×