Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang một số nước đông âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH
CÔNG THƯƠNG

TRẦN ĐÌNH HIỆP

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG MỘT
SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU

HÀ NỘI - 2019


-2-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH
CÔNG THƯƠNG

TRẦN ĐÌNH HIỆP

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG MỘT
SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU


Chuyên ngành : Kinh doanh Thương mại
Mã số

: 62.34.01.21

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. ĐỖ ĐỨC BÌNH
2. PGS.TS. ĐẶNG NGỌC HÙNG

HÀ NỘI - 2019


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các thông tin, dữ liệu, luận cứ được sử dụng trong luận án có trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự thực hiện một
cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.
Nghiên cứu sinh

Trần Đình Hiệp


2

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đỗ Đức Bình và PGS.TS. Đặng Ngọc
Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Nghiên cứu sinh cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện
Nghiên cứu Thương mại (nay là Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công
Thương), đặc biệt là các Thầy Cô giáo trong Viện đã tạo điều kiện, động viên, góp ý
chuyên môn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô trong hội
đồng đánh giá chuyên đề, đã có những đóng góp cụ thể, chi tiết về mặt chuyên môn
giúp cho nghiên cứu sinh hoàn thiện tốt hơn luận án của mình.
Cuối cùng nghiên cứu sinh cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo
điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh

Trần Đình Hiệp


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA............................................................23
1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA.........................................................................................................23
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa............................23
1.1.2. Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế xã hội
quốc gia............................................................................................................24

1.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA.............................................................................................29
1.2.1. Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.............................................29
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.........................35
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM.................................................................41
1.3.1. Kinh nghiệm về các giải pháp thúc dẩy xuất khẩu của Hàn Quốc..........41
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường Ba Lan...................................................................................................50
1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam....................................................................55
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU.....................59
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU....59
2.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế của 4 nước Đông Âu lựa chọn....................59
2.1.2. Tổng quan về tình hình thương mại của 4 nước Đông Âu lựa chọn........63
2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU..............................................................64
2.2.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số
nước Đông Âu..................................................................................................64


4
2.2.2. Thực trạng một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường một số nước Đông Âu..............................................................76
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG ÂU................................................................................................99
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................101
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế..........................................................................107
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI

PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU............................................................119
3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG ÂU..........................................................................................................119
3.1.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................119
3.1.2. Bối cảnh trong nước..............................................................................128
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU THỜI KỲ
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..........................................133
3.2.1. Quan điểm.............................................................................................133
3.2.2. Định hướng...........................................................................................135
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU THỜI KỲ ĐẾN NĂM
2020 và TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030...............................................................136
3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước..................................................................136
3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp............................................................144
3.3.3. Một số giải pháp khác...........................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Anh và tiếng Việt
Viết tắt
ASEAN
EAEU
EU

ITC
SNG
SPS
TBT
USD
VAT
VN-EAEU

Giải nghĩa tiếng Anh
Association of Southeast Asian Nations
The Eurasian Economic Union
European Union
International Trade Centre
Commonwealth of Independent States
Sanitary and Phytosanitary
Technical Barriers to Trade
The United States dollar
Value-added tax
Vietnam - The Eurasian Economic Union

Giải nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Liên minh kinh tế Á – Âu
Liên minh châu Âu
Trung tâm thương mại quốc tế
Cộng đồng các quốc gia độc lập
Vệ sinh và Kiểm dịch Động thực vật
Rào cản kỹ thuật trong thương mại
Đơn vị tiền tệ Mỹ (Đô la Mỹ)
Thuế giá trị gia tăng

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

FTA
WB
WTO
IS
OO
TFP
FTA
LI
HCI
R&D
SMEs
KCGF
EIF

Free Trade Agreement
World Bank
World Trade Organization
Import Substitution Policy
Outdoor Orientation
Total-Factor Productivity
Free Trade Agreement
Light Industry
High-tech industry
Research and Development
Small and medium-sized enterprises
Korea Credit Guarantee Fund
Export Insurance Fund


KEIC

Korea Export Insurance Corporation

- Liên minh kinh tế Á – Âu
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới
Chính sách thay thế nhập khẩu
Định hướng ra bên ngoài
Năng suất tổng hợp các yếu tố
Hiệp định thương mại tự do
Ngành công nghiệp nhẹ
Sản phẩm công nghiệp công nghệ cao
Nghiên cứu và phát triển
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quỹ bảo lãnh Tín dụng Hàn Quốc
Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu
Tổng công ty Bảo hiểm thương mại

KITA
KOTRA
SCO
NDT
ACFTA
ACTIG
AKFTA
AJFTA

Hàn Quốc
Korea International Trade Association

Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc
Korea Trade-Investment Promotion Agency Tổ chức Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc
Shanghai Cooperation Organisation
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Renminbi
Nhân dân tệ
Khu vực thương mại tự do ASEAN The ASEAN–China Free Trade Area
Trung Quốc
Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN - China Trade in Goods Agreement
ASEAN - Trung Quốc
Khu vực thương mại ASEAN ASEAN Korea Free Trade Area
Hàn Quốc
ASEAN Japan Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN -


6

AJCEP
VJEPA
AANZFTA

ASEAN-Japan Comprehensive Economic

Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Partnership Agreement
Vietnam Japan Economic


ASEAN - Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -

Partnership Agreement
ASEAN-Australia-New Zealand Free

Nhật Bản
Khu vực thương mại tự do ASEAN -

Trade Area

Úc và NiuDilân
Hiệp đinh thương mại tự do và quan hệ

AANZCER The Australia – New Zealand Closer
FTA
AIFTA
AICECA
RCEP
TPP
AQSIQ
VNACCS/V
CIS

Economic Relations Trade Agreement
ASEAN-India Free Trade Area

Úc và NiuDilân
Khu vực thương mại tự do ASEAN -


ASEAN- India Comprehensive Economic

Ấn Độ
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế

Cooperation Agreement
Regional Comprehensive Economic

toàn diện ASEAN - Ấn Độ
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện

Partnership

khu vực
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Trans-Pacific Partnership
General Administration of Quality
Supervision, Inspection and Quarantine
Vietnam Automated Customs
Clearance System/ Vietnam Customs

GSP

Intelligence System
Generalized Scheme of Tariff Preferences

AITIG


ASEAN-India Trade in Goods Agreement

THQG
NHNN
TCTD
KNXK
DN
DNVVN
HNKTQT
KH&CN
XNK
XTTM

kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN -

Dương
Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm
nghiệm, kiểm dịch quốc gia Trung Quốc
Hệ thống thông quan tự động và một
cửa quốc gia
Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập
Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN - Ấn Độ
Chương trình Thương hiệu Quốc gia
Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức tín dụng
Kim ngạch xuất khẩu
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hội nhập kinh tế quốc tế

Khoa học & Công nghệ
Xuất nhập khẩu
Xúc tiến thương mại


7


8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với một số nước Đông Âu
giai đoạn 2007 - 2016...........................................................................65
Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Ba Lan giai đoạn 2007
- 2016...................................................................................................66
Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc giai đoạn 2007 - 2016...69
Cán cân thương mại giữa Việt Nam sang Slo-va-ki-a giai đoạn 2007 - 2016....72
Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hung-ga-ri giai đoạn 2007 - 2016...74

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Các nội dung thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước
Đông Âu................................................................................................32
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời về thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu sang thị

trường Đông Âu....................................................................................107
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về hiệu quả của các chính sách của nhà nước
đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.........................................................108
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về hiệu quả của các chính sách của nhà nước
đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.........................................................109
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về hiệu quả của các chính sách của nhà nước
đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.........................................................110
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về hiệu quả của các chính sách XTTM của
nhà nước đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa...........................................112
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về hiệu quả của các chính sách bảo hiểm
xuất khẩu của nhà nước đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.......................113
Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về hiệu quả của các chính sách bảo hiểm
xuất khẩu của nhà nước đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.......................114


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Xuất khẩu hàng hóa có ý nghĩa quan trọng và ngày càng đóng góp to lớn cho
sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, tác động tích cực đến cán cân thanh toán
quốc tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Hàng hóa xuất khẩu có khối lượng lớn, chất
lượng cao còn làm tăng vị thế kinh tế quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Với
chiến lược kinh tế mở, các quốc gia đều thực thi những biện pháp tác động thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa, nhằm phát huy lợi thế quốc gia trên trường quốc tế, trong đó
các biện pháp tài chính thường được vận dụng và khai thác triệt để theo chiều
hướng tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa.
Kinh tế thế giới năm 2016 tiếp tục tăng trưởng thấp năm thứ 6 liên tiếp do
nhiều nguyên nhân: (i) Sự điều chỉnh cơ cấu ở nhiều thị trường làm tổng cầu duy trì
ở mức thấp, lạm phát thấp; (ii) Tình hình chính trị diễn biến phức tạp; (iii) Thiên tai
thường xuyên và nghiêm trọng; (iv) Thị trường tài chính biến động mạnh. Các nền

kinh tế mới nổi trải qua năm 2016 đầy khó khăn: (i) Dòng vốn chảy ra ngoài do tăng
lãi suất của Hoa Kỳ; (ii) Giá dầu ở mức thấp trong gần suốt cả năm; (iii) Tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại làm giảm hoạt động thương mại và sản xuất
công nghiệp toàn cầu, từ đó gây áp lực lên giá hàng hóa, ảnh hưởng dây chuyền tới
các nước phụ thuộc vào xuất khẩu - chủ yếu là các nền kinh tế mới nổi.
Châu Âu nói chung và Đông Âu nói riêng năm 2016 trải qua nhiều sự kiện bất
ổn đã ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình phục hồi kinh tế của cả khu vực. Khủng bố
liên tiếp xảy ra tại Pháp, Đức, Bỉ; khủng hoảng người di cư lớn nhất từ sau Thế
chiến thứ II khiến cho tình hình an ninh ở EU vốn được đánh giá là an toàn nhất
trên thế giới trở nên xáo trộn. Brexit, trưng cầu dân ý tại Italia, chiến tranh Syria,
căng thẳng Nga - Ukraine đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tự do
thương mại khu vực châu Âu.
Trong bối cảnh đó, bức tranh kinh tế châu Âu chia thành hai mảng: khu vực
EU đạt mức tăng trưởng dương đối lập với khu vực Nga và các nước SNG tăng
trưởng âm tuy mức tăng trưởng có khá hơn năm trước. Theo số liệu của EC, tốc độ
tăng trưởng GDP của khối EU năm 2016 ở mức 1,9%, lạm phát ở mức 0,3%, tỷ lệ
thất nghiệp ở mức 8,5%. Tăng trưởng GDP một số nước đầu tàu EU được EC dự
báo như sau: Anh 2,0%; Pháp 1,2%, Đức 1,9%, Tây Ban Nha 3,2%, Italia 0,9%, Hà
Lan 2,1%. Trong khi đó, tại Nga và các nước Đông Âu, tình hình kinh tế ảm đạm


2
hơn so với khu vực EU khi IMF dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này là -0,3%,
trong đó tăng trưởng GDP một số nước như: Nga - 0,6%; Armenia 3,2%; Belarus 2.6%; Kazakhstan - 0,8%; Ukraine tăng 1,5%.
Năm 2016 việc người dân Anh biểu quyết Anh sẽ rời khỏi EU (ngày
24/6/2016) đã gây ảnh hưởng ngắn hạn đến thị trường tài chính toàn cầu, đồng bảng
Anh và đồng Euro giảm giá mạnh so với USD. Do những tác động từ Brexit, tăng
trưởng GDP Anh đạt 2,0% trong năm 2016, giảm 0,3% so với năm ngoái. Quan
trọng hơn, Brexit gây ra hệ lụy chia rẽ trong khối EU - vốn được coi là liên minh
vững chắc và tiên tiến nhất hiện nay.

Tuy trong năm 2016 tình hình kinh tế và chính trị của châu Âu có nhiều bất
ổn, tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và 51 nước châu Âu vẫn thu
được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm 92,7%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang khối SNG và Nga chiếm 5,4% và sang các nước EFTA 1,9%.
Về mặt hàng xuất khẩu, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào
khu vực là: thủy sản; cao su; sản phẩm từ chất dẻo; túi xách, vali, mũ, ô, dù; sản
phẩm mây, tre, cói, thảm; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt may; giày dép; sản phẩm
gốm sứ; sản phẩm sắt thép, kim loại thường khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử,
linh kiện. Riêng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại, linh kiện là nhóm hàng
liên tục đạt được tăng trường trong nhiều năm.
Đối với thị trường các nước Đông Âu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường một số nước Đông Âu đã tăng từ 698,6 triệu USD năm 2007 lên
1488,7 triệu USD năm 2011 và tăng lên 5743,2 triệu USD năm 2016. Trong đó,
xuất khẩu sang thị trường Slo-va-kia tăng từ 82,1 triệu USD năm 2007 lên 297,6
triệu USD năm 2011 và tăng lên 3.197,5 triệu USD năm 2016; thị trường Ba Lan
tăng từ 375,4 triệu USD năm 2007 lên 779,7 triệu USD năm 2011 và tăng lên
1.650,0 triệu USD năm 2016; tiếp đến là thị trường Cộng hòa Séc tăng từ 198,2
triệu USD năm 2007 lên 375,4 triệu USD năm 2011 và tăng lên 771,5 triệu USD
năm 2016 và thị trường Hung-ga-ri tăng từ 51,9 triệu USD năm 2007, giảm xuống
còn 36,0 triệu USD năm 2011 và tăng lên 124,3 triệu USD năm 2016.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước Đông Âu cũng tăng từ
168,5 triệu USD năm 2007 lên 310,9 triệu USD năm 2011 và tăng lên 445,7 triệu


3
USD năm 2016. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Ba Lan tăng từ 68,3
triệu USD năm 2007 lên 130,3 triệu USD năm 2011 và tăng lên 236,0 triệu USD
năm 2016; thị trường Séc từ 65,9 triệu USD năm 2007 giảm xuống còn 44,9 triệu

USD năm 2011 và tăng lên 93,3 triệu USD năm 2016; tiếp đến là thị trường Cộng
hòa Slo-va-kia tăng từ 2,9 triệu USD năm 2007 lên 13,9 triệu USD năm 2011 và
tăng lên 40,5 triệu USD năm 2016 và thị trường Hung-ga-ri tăng từ 31,5 triệu
USD năm 2007, tăng lên 45,6 triệu USD năm 2011 và tăng lên 76,1 triệu USD
năm 2016.
Điều này cho thấy Việt Nam đang xuất siêu mạnh sang nhóm các nước
Visegrad. Các nước này có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng vốn là thế mạnh xuất
khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ và các loại nông sản như cà phê, hạt
tiêu,… Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Việt Nam lại nhập khẩu từ các quốc gia này quá
ít, tức là chưa tận dụng được nền công nghiệp phát triển mạnh từ các nước này.
Những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng cho mục tiêu tăng kim
ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn manh mún, chất
lượng chưa cao, giá cả còn thấp so với các hàng hóa cạnh tranh cùng loại, vì vậy tăng
trưởng xuất khẩu chưa mang tính bền vững. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có
những nguyên nhân bắt nguồn từ các chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cho
từng khu vực và thị trường chưa thực sự có hiệu quả và phát huy tác dụng. Cụ thể:
- Chính sách phát triển thị trường và mặt hàng chưa thực sự góp phần thúc
đẩy xuất khẩu hàng hóa cho các sang thị trường các nước Đông Âu.
- Chính sách thuế cũng chưa thật sự góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
cho doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu sang thị trường trường các nước Đông
Âu nói riêng.
- Chính sách XTTM mặc dù có khả quan hơn so với các chính sách thuế, tín
dụng, tỷ giá,..trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn hạn chế.
- Dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu và năng lực của các doanh nghiệp bảo hiểm của
Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động bảo hiểm xuất khẩu hiện nay
vẫn chủ yếu do các đối tác nhập khẩu chỉ định và tham gia hoạt động bảo hiểm hàng
hóa xuất khẩu vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài.
- Chính sách phát triển hạ tầng cho xuất khẩu và phát triển nguồn nhân lực
cũng chưa thực sự phát huy một cách có hiệu quả trong việc hỗ trợ hoạt động xuất



4
khẩu hàng hóa, tuy nhiên hoạt động bảo hiểm xuất khẩu của Việt Nam.
- Ngoài ra, các chính sách nhằm thuận lợi hóa thương mại cũng vẫn còn khá
nhiều bất cập, đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không
nhỏ tới thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường một số nước
Đông Âu nói riêng, như: thời gian kê khai thuế vẫn còn quá lớn; thủ tục hải quan
vẫn còn nhiều điểm "vướng",…
Để có được cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc triển khai một cách có hiệu
quả các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới nói chung và
xuất khẩu sang khu vực thị trường các nước Cộng hòa Séc, Cộng hòa Slo-va-kia,
Hung-ga-ry và Ba Lan trong nhóm Visegrad nói riêng, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài
luận án “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước
Đông Âu”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu thời kỳ
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nhiệm vụ cụ thể:
(1) Làm rõ một số vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đối với một
quốc gia;
(2) Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về các giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu hàng hoá sang các thị trường trong nhóm Visegrad và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của sang nhóm thị
trường các quốc gia này;
(3) Đánh giá thực trạng các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường một số nước Đông Âu giai đoạn 2011 - 2016; rút ra những ưu
điểm và kết quả đạt được chủ yếu; những hạn chế bất cập và nguyên nhân;
(4) Đề xuất các quan điểm, định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc

đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu giai
đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.


5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án: xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Về không gian: nghiên cứu xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang một số thị trường một số nước Đông Âu, cụ thể là: Cộng hòa Séc,
Cộng hòa Slo-va-kia, Hung-ga-ri và Ba Lan.
- Về mặt thời gian: Thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu giai đoạn 2011 - 2016, đề xuất giải
pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước này đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Về mặt nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
các nhóm mặt hàng sang một số nước cụ thể: Cộng hòa Séc, Cộng hòa Slo-va-kia,
Hung-ga-ry và Ba Lan trong trong nhóm Visegrad.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa phải được triển khai kết hợp dựa trên cả
những chính sách, công cụ và biện pháp của Nhà nước cũng như các biện pháp
cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên,trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề
tài Luận án, nghiên cứu sinh chỉ tiếp cận và đi sâu phân tích các chính sách
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của quốc gia.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương pháp
chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu điển hình (tiếp cận điểm - case studies): Một trong
những nội dung nghiên cứu của luận án là thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam sang thị trường một số nước Đông Âu, do không thể tiến hành nghiên cứu đối
với toàn bộ các nước, nên luận án chỉ tập trung vào một số nước chủ yếu có tính chất
điển hình ở Đông Âu. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thể hiện thông qua việc
các ví dụ mang tính điển hình mà luận án đưa ra trong quá trình nghiên cứu. Do đó
cùng với quan điểm toàn diện, lịch sử và phát triển, thì việc nghiên cứu một số điển
hình là cần thiết để có điều kiện tiếp cận sâu hơn đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, đây là phương pháp mà
Nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích khái quát hoá được bức tranh tổng hợp về


6
thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước Đông Âu.
+ Dữ liệu thứ cấp: Số liệu được lấy từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức
có liên quan đến quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước Đông
Âu của Việt Nam từ năm 2011 - 2016. Đây là số liệu quan trọng cho việc thực hiện
nghiên cứu của luận án. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng thông qua các
đại thống kê như: mean, Mode, trung vị, phương sai... để đo lường mức độ tập trung
và phân tán của dữ liệu liên quan đến nội dung thống kê.
+ Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân
tích, dự báo các yếu tố môi trường tác động đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường một số nước Đông Âu Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
- Phương pháp nghiên cứu đối chiếu (Cross methodology): Phương pháp này dùng để
so sánh đối chiếu giữa thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước
Đông Âu giai đoạn 2011 - 2016 và định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho
việc phân tích thực trạng trong luận án, Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp
điều tra, thu thập thông tin trực tiếp” thông qua việc gửi, phỏng vấn trực tiếp các
chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp.
- Trong quá trình viết luận án, Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp lấy ý
kiến chuyên gia” bằng cách gửi nội dung của luận án tới các chuyên gia có trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ liên quan để xin ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung của luận
án một cách tốt nhất.
Sau khi nghiên cứu phân tích tổng hợp và đánh giá, các kết luận rút ra được
tham khảo ý kiến góp ý của các chuyên gia. Hình thức lấy ý kiến của chuyên gia là
thông qua các hội thảo, trực tiếp gặp gỡ phỏng vấn hoặc qua thư điện tử. Việc xin ý
kiến chuyên gia được tiến hành nhiều lần, trên cơ sở góp ý của các chuyên gia đề tài
được tiếp tục bổ sung chỉnh lý.
+ Lựa chọn chuyên gia: Các chuyên gia được phỏng vấn gồm: lãnh đạo, cán
bộ quản lý Nhà nước; cán bộ quản lý Nhà nước chuyên ngành và các chuyên gia có
trình độ chuyên sâu về lĩnh vực trên.
+ Trưng cầu ý kiến chuyên gia: Trưng cầu ý kiến chuyên gia có thể tiến hành
theo các hình thức như: Phỏng vấn và tổ chức hội thảo (với kỹ thuật Focus group
disscusion). Mục đích của việc trưng cầu ý kiến thu thập được những ý tưởng mới,
những kiến nghị mới về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một
số nước Đông Âu thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


7
+ Phân tích xử lý ý kiến của các chuyên gia: Phân tích xử lý ý kiến của các
chuyên gia có nghĩa là phải xác định đại lượng đặc trưng cho ý kiến chung của tập
thể chuyên gia và độ thống nhất ý kiến giữa các chuyên gia.
- Một số phương pháp khác. Một số phương pháp mà Nghiên cứu sinh có sử
dụng thêm trong toàn bộ quá trình nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài
liệu, do một số hạn chế nên nguồn tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu là tài liệu
thứ cấp mà chủ yếu là kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, các báo cáo,
văn kiện của Đảng và Chính phủ, báo cáo của các Bộ ngành, kinh nghiệm các nước,
các số liệu thống kê,...
- Để có cơ sở tư liệu, thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước Đông Âu, nghiên cứu sinh cũng sử
dụng phương pháp “Nghiên cứu tài liệu về các công trình nghiên cứu, các văn bản,

văn kiện có liên quan”.
- Phương pháp khảo sát, điều tra doanh nghiệp: Phần đánh giá, phân tích về
thực trạng chính sách thức đẩy xuất khẩu sang thị trường một số nước Đông Âu có sử
dụng số liệu từ kết quả điều tra các doanh nghiệp của NCS. Trong khuôn khổ luận án
này, NCS đã thực hiện điều tra trực tiếp và gửi phiếu điều tra thông qua email tới các
doanh nghiệp lựa chọn với tổng số phiếu là 361 phiếu, kết quả thu về là 196 phiếu.
Cụ thể, xem xét về loại hình doanh nghiệp cho thấy, có tới 80% trong tổng số 196
doanh nghiệp trả lời là Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, doanh
nghiệp Nhà nước là 06 phiếu, công ty cổ phần là 95 phiếu, công ty TNHH là 46
phiếu, doanh nghiệp tư nhân là 31 phiếu và loại hình khác là 18 phiếu.
Cơ cấu doanh nghiệp điều tra của NCS
9.18%
3.06%
15.82%

23.4 7%

Doanh nghiệp Nhà
nước
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân
Khác
4 8.4
7%


8

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra doanh nghiệp của nghiên cứu sinh.

5. Những điểm mới của luận án
Thứ nhất, qua nghiên cứu về cơ sở lý luận, luận án hệ thống hóa và góp phần
làm rõ thêm một số chính sách, công cụ cụ thể, ngoài ra xác lập khung khổ lý luận
và nội dung của thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường một số nước Đông Âu.
Thứ hai, đánh giá đúng, khách quan bức tranh về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu trong thời gian qua. Chỉ ra
được những ưu điểm, kết quả chủ yếu đã đạt được, đặc biệt là các hạn chế, bất cập
và nguyên nhân để làm căn cứ, cơ sở cho các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang 4 nước Đông Âu được lựa chọn trong thời gian tới.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng luận án đề xuất các giải pháp,
kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một
số nước Đông Âu thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Định hướng
các cặp sản phẩm và thị trường cụ thể, từ đó kiến nghị các chính sách, công cụ
và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thời gian tới, đó là: Thứ nhất, đối với thị
trường Cộng hòa Séc: tiếp tục tập trung các chính sách, giải pháp nhằm thúc
đẩy xuất khẩu khẩu trực tiếp các mặt có lợi thế như: cà phê, hạt tiêu, hoa quả
tươi khô, lạc nhân, chè, gạo, cao su, hải sản, giày dép, hàng dệt may, hàng thủ
công mỹ nghệ, phụ kiện, linh kiện vi tính,…; Thứ hai, đối với thị trường Cộng
hòa Slo-va-kia: tăng cường các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng như: dệt, may; giày dép; nguyên phụ liệu dệt,
may, da, giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và


9
linh kiện, ngoài ra tăng cường hỗ trợ hoạt động XTTM nhằm thúc đẩy xuất
khẩu các sản phẩm có tiềm năng của Việt Nam như: nông, thủy sản và các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ; Thứ ba, đối với thị trường Hung-ga-ri: tăng cường các
công cụ, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng như: dệt, may; giày dép;
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;

điện thoại các loại và linh kiện;... ngoài ra, tiếp tục hỗ trợ hoạt động XTTM
nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có tiềm năng của Việt Nam như: nông,
thủy sản và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ,…; Thứ tư, đối với thị trường Ba
Lan: tiếp tục tập trung các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu
như: dệt may, máy vi tính và linh kiện điện tử, sản phẩm từ sắt thép, hàng thủy
sản, cà phê, các mặt hàng giày, dép các loại, sản phẩm từ chất dẻo, hạt tiêu, gỗ
và sản phẩm đồ gỗ,… ngoài ra, tiếp tục tăng cường hỗ trợ hoạt động XTTM,
tìm kiếm đối tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có tiềm năng của Việt
Nam như: nông, thủy sản và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tổng quan các công trình nghiên cứu, danh mục tài
liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và bài
học kinh nghiệm của một số quốc gia về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Chương 2: Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường một số nước Đông Âu giai đoạn 2011 – 2016.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu thời kỳ đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030.


10

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Ở trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan
đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu đã được thực
hiện trong một số ngành cụ thể và trên bình diện toàn bộ ngành thương mại và nền
kinh tế. Những công trình nghiên cứu này đã đánh giá được những thành công cũng
như những hạn chế trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và thúc đẩy xuất

khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước Đông Âu nói riêng. Bên cạnh đó, mặc
dù các nghiên cứu này còn gặp nhiều hạn chế về số liệu, nhưng đã có những đóng
góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa nói chung và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước
Đông Âu nói riêng; giải thích rõ ràng được nguồn gốc của tăng trưởng xuất khẩu
Việt Nam dựa trên các các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của quốc gia và
các công cụ thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
(1) Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu và các công cụ nhằm thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa. Các cơ sở lý luận đều hướng tới lý giải nguồn gốc của tăng trưởng
xuất khẩu có liên quan từ các chính sách, công cụ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Để
từ đó các nhà hoạch định chính sách chọn lựa các chính sách, biện pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa một cách phù hợp. Cụ thể như:
- Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations
(Của cải của các quốc gia) [52], phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh và tất
cả các hoạt động kinh tế dẫn tới tự do thương mại bên trong cũng như bên ngoài,
nhờ nền thương mại không bị giới hạn trong nước và ngoài nước mà một quốc gia
có thể phát triển toàn diện.
- Heckscher-Ohlin, The factor Endowment Theory, mô hình Hechscher-Ohlin
cho rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu
tố nguồn lực, theo đó một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố
nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều
yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm.
- Prof. Pushan Dutt, (2004), “Vietnam’s transition to a market economy Assessment and recommendations: Key lessons from East Germany, Russia and
China” [65]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích những phương thức
chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, so sánh phương thức
đổi mới của Việt nam với “liệu pháp sốc” của Liên bang Nga và CHDC Đức với


11
phương thức cải cách kinh tế dần dần của Trung Quốc, đánh giá tình trạng hiện tại

của quá trình chuyển đổi ở Việt Nam và đề xuất một chiến lược cho sự phát triển
trong tương lai, dựa trên các bài học kinh nghiệm từ những thất bại và thành công
tại Đông Đức, Nga và Trung Quốc.
- Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE) thực hiện nghiên cứu về công cụ
chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cũng như các quy định về thương mại,
chính sách xuất khẩu - Nghiên cứu này hoàn thành năm 1998. Tuy nhiên chính sách
thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU chưa được đề cập tới.
(2) Những nghiên cứu có liên quan đến kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa. Các công trình nghiên cứ này hướng tới việc đưa ra những bài học
gợi ý cho các quốc gia trong việc sử dụng các công cụ, chính sách của Chính phủ nhằm
hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia ra thị trường bên ngoài. Cụ thể:
- The Danish Government (2014), “Government Strategy on Export promotion
and Economic diplomacy economic diplomacy” [70]. Chiến lược của chính phủ về
thúc đẩy xuất khẩu và ngoại giao kinh tế các công ty tham gia vào thương mại quốc
tế có năng suất cao hơn so với các công ty có thể so sánh và họ cũng thúc đẩy các
công ty khác thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các công ty có thể phải đối mặt với một
số thách thức khi bước vào một thị trường nước ngoài mới. Ủy ban Năng suất cho
thấy rằng, vì lợi ích của toàn xã hội Đan Mạch, các khoản trợ cấp xuất khẩu công
phải chủ yếu giải quyết các thất bại của thị trường và sự đổ vỡ.
Các nỗ lực quốc tế hoá xuất khẩu và quốc tế hóa có thể có tác động lớn nhất
trong những lĩnh vực này vì những nỗ lực đó tập trung rõ ràng vào giá trị gia tăng
cho các công ty Đan Mạch và nền kinh tế Đan Mạch nói chung.
Do đó, Chính phủ xem xét một trong những nhiệm vụ cốt lõi là tăng cường
thương mại và xuất khẩu bằng cách hỗ trợ các công ty Đan Mạch trên các thị trường
toàn cầu, nơi nhà nước Đan Mạch có thể mang lại giá trị gia tăng. Điều này sẽ góp
phần tạo điều kiện tốt nhất cho các công ty Đan Mạch cạnh tranh trên trường quốc tế.
Một mục tiêu chính khác của Chính phủ Đan Mạch là tăng cường ngoại giao
kinh tế nói chung. Tăng cường ngoại giao kinh tế sẽ bao gồm các sáng kiến chiến
lược và giá trị gia tăng ở nước ngoài để bảo vệ lợi ích kinh tế toàn cầu của Đan
Mạch, bao gồm những nỗ lực để tác động đến các điều kiện của thị trường vì lợi ích

của các lợi ích của Đan Mạch.
Ủy ban Năng suất nhìn thấy tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng năng suất của Đan
Mạch thông qua thương mại quốc tế gia tăng. Ủy ban cũng chỉ ra rằng thiếu một cái
nhìn toàn diện về các chương trình xúc tiến xuất khẩu của nhà nước Đan Mạch và


12
tác động của họ. Những nỗ lực biệt lập khác nhau có thể dẫn đến việc sử dụng
không hiệu quả các nguồn lực và có thể làm cho các công ty khó xác định tổ chức
nào họ nên liên hệ. Để giải quyết những vấn đề này, Ủy ban Năng suất khuyến nghị
đưa ra các đề xuất cho việc tổ chức và phối hợp hiệu quả hơn các nỗ lực xúc tiến
xuất khẩu của Đan Mạch. Trên cơ sở các khuyến nghị của Ủy ban, Chính phủ trình
bày chiến lược mới này để thúc đẩy xuất khẩu và ngoại giao kinh tế. Chiến lược sẽ
tăng cường các nỗ lực xúc tiến xuất khẩu của Đan Mạch và các hoạt động ngoại
giao chiến lược rộng hơn bằng cách hỗ trợ các công ty Đan Mạch trên các thị
trường toàn cầu.
- Sa’ari AHMAD College of Business University Utara, Malaysia and
Mohammed S.CHOWDHURY Oathman Abdullah Graduate School of Business
University Utara Malaysia “Study on the Importance of Export Assistance
Programs: The case of Exporting Small and Medium Sized Enterprises of
Malaysia” [68]. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong
việc phát triển các hoạt động kinh tế của thế giới. Mặc dù có vai trò then chốt trong
quá trình phát triển của Chính sách Kinh tế Mới (NEP) ở Ma-lai-xi-a, nghiên cứu
của Ma-lai-xi-a về các doanh nghiệp nhỏ và vừa dường như đã bị bỏ rơi (Hashim,
2000). Hiện tại, mặc dù các DNVVN chiếm tới hơn 90% tổng số các doanh nghiệp
sản xuất trong ngành chế tạo của Ma-lai-si-a, nhưng họ đã xuất khẩu khoảng 20,8%
trong tổng sản lượng của họ trong ngành. Con số này chỉ đóng góp khoảng 10,8%
tổng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của cả nước. Những số liệu này cho thấy phần
lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ma-lai-xi-a phụ thuộc vào việc bán hàng tại thị
trường nội địa và họ không khai thác các cơ hội có sẵn ở thị trường nước ngoài.

Nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong báo cáo này tập trung vào các ưu
đãi xuất khẩu của Chính phủ Ma-lai-xi-a đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham
gia xuất khẩu. Cụ thể hơn, nghiên cứu đã cố gắng để kiểm tra ý nghĩa của việc ưu đãi
cho các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ma-lai-si-a.
Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy thuế và miễn thuế bán hàng, khấu trừ
kép cho xúc tiến xuất khẩu, khấu trừ hai lần chi phí cho việc thúc đẩy xuất khẩu
dịch vụ, khấu trừ hai lần chi phí quảng bá thương hiệu Ma-lai-xi-a và việc miễn
thuế đối với giá trị gia tăng hàng xuất khẩu là đáng kể đối với các sản phẩm xuất
khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ma-lai-xi-a.
- Jai S. Mah - Law and Development Institute Inaugural Conference Sydney,
Australia (October 2010), “Export Promotion Policies, Export Composition and
Economic Development of Korea” [61]. Nghiên cứu này cho thấy, Hàn Quốc đã


13
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng từ những năm 1960. Chính phủ đã đưa ra hàng loạt
các chính sách ưu đãi khác nhau để thúc đẩy xuất khẩu, với mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Việc mở rộng xuất khẩu được cho là có thể thực hiện bằng các chính sách thúc
đẩy xuất khẩu (EP), đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế. Chính phủ
Hàn Quốc thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế và tài chính ngoài các ưu đãi như
thành lập các tổ chức để thúc đẩy xuất khẩu.
Các khoản trợ cấp bao gồm tài chính xuất khẩu ưu đãi, giảm thuế và thay đổi
tỷ giá hối đoái mà Hàn Quốc sử dụng dữ liệu cho giai đoạn 1964-1980 cho thấy, nếu tăng
1% các khoản trợ cấp sẽ làm tăng khả năng cung cung ứng cho xuất khẩu tăng khoảng 2%.
Có thể nói, kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế nhờ thúc đẩy xuất khẩu của
Hàn Quốc được coi là một ví dụ điển hình cho việc theo đuổi chiến lược tăng
trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu.
- Giang Quân, “Chính sách hỗ trợ sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc” [21].
Nội dung của bài viết đề cập đến nguyên nhân lượng hàng hóa Trung Quốc được

xuất khẩu và tiêu thụ ngày càng tăng ở các nước là do Chính phủ Trung Quốc đã
triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, như: chính sách hoàn thuế,
chính sách tiền tệ, hỗ trợ lãi suất,… Bài viết đẫ đề cập, phân tích cụ thể các chính
sách thúc đẩy xuất khẩu như: Chính sách hoàn thuế xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu,
chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế hướng xuất khẩu.
- Nguyễn Vĩnh Huy (2009), khóa luận tốt nghiệp - Trường Đại học ngoại
thương Hà Nội, “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh
nghiệm đối với Việt nam” [35].
(3) Về các công cụ, chính sách và thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trường một số quốc gia, khu vực nói chung và thị trường
các nước Đông Âu nói riêng. Các công trình này có liên quan trực tiếp, hoặc gián
tiến có liên quan đến nội dung thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường các nước Đông Âu. Cụ thể:
- Vũ Thị Bạch Tuyết, đề tài khoa học cấp Viện: “Chính sách tài chính thúc
đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập KTQT - thực trạng và giải pháp đối với Việt
Nam” [50]. Hệ thống hóa những kiến thức lý luận về những chính sách tài chính
liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa; tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong
nước và quốc tế để rút ra những kết luận về cơ hội, thách thức, những thành công,
hạn chế và nguên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các chính sách tài
chính của Việt Nam trong thời gian tới nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Nguyễn Thị Thúy Hồng, Luận án tiến sĩ (2014): “Chính sách thúc đẩy xuất


14
khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO”
[34]. Nội dung của Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lú luận về chính
sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia trong điều kiện tham gia vào
WTO; tập trung phân tích, đánh giá được thực trạng các chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua; trên cơ sở đó,

luận án cũng đã xây dựng được hệ thống các quan điểm, định hướng và giải pháp
hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.
- Bộ Công Thương, (2010), Chiến lược phát triển phát triển xuất - nhập khẩu
thời kỳ 2011 - 2020 [5]. Trên cơ sở các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Bộ Công Thương Việt Nam đã xây dựng
Chiến lược phát triển phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2011 - 2020, với 3 nhóm
mục tiêu cụ thể, gồm: Một là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình
quân 11 - 12%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng
trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân
11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021-2030; Hai là, phấn
đấu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 - 11%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020,
trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn
2016 - 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm; Ba là, phấn đấu giảm dần thâm
hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào
năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương
mại thời kỳ 2021 - 2030. Nhằm đạt được những mục tiêu nói trên, Chiến lược cũng
đã vạch ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện như: phát triển sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế; phát triển thị trường; chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát
triển sản xuất hàng xuất khẩu; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và
đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics; đào tạo phát triển nguồn nhân
lực; kiểm soát nhập khẩu; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của
hiệp hội ngành hàng.
- Trương Đình Tuyển và các cộng sự (2011), Tác động của các cam kết mở
cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do đến hoạt động sản
xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành
xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2015, Báo cáo nghiên cứu
thuộc Dự án MUTRAP, Hà Nội. Trong công cuộc đổi mới những thập kỷ gần đây,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế xã hội: kinh tế
tăng trưởng ở mức cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thương mại, mở rộng



×