Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HẬU QUẢ của nạn bạo lực GIA ĐÌNH đối với PHỤ nữ MIỀN núi THỰC TRẠNG tại HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (GIAI đoạn 2008 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.74 KB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới,
nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện
nay. Tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữ có gia
đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người(34%) cho biết họ đã từng bị bạo
hành về thể xác hoặc tình dục.Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính
trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một
nữa(58%)phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình
thức bạo lực kể trên.Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ
bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm
dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe
thể chất và tin thần của người phụ nữ. Cứ 4 người phụ nữ bị chồng bạo hành về
thể chất và tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết
thương trên cơ thể và hơn một nữa số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều
lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người bị chồng
bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe kém hơn gấp 2 lần và khả
năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần. Những thực trạng và hậu quả như
vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính những gia đình có tình trạng bạo lực và
cho xã hội.
Nam Đông là huyện miền núi phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là
một huyện nghèo, 7/10 xã được xét là đặc biệt khó khăn và 6 xã có đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Mặc dù dân số ít nhưng địa bàn phức tạp, trình
độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Địa bàn huyện chỉ có
một tuyến đường thông thương ra ngoài. Đời sống nhân dân còn duy trì những
phong tục tập quán lạc hậu. Đó chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
tình trạng bạo lực ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những công trình
chuyên sâu để tìm hiểu rõ hơn về nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi.
1
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
1


Đề tài nghiên cứu khoa học
Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến
công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính phủ Việt
Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ(CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua vào tháng 11/2007 và có hiệu
lực từ ngày 1/7/2008.Qúa trình thực hiện đã đạt đươc những kết quả đáng khích
lệ.Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và
mức độ nghiêm trọng.
Do đó, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về bạo lực gia
đình và tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm hạn chế tình trạng bạo lực đối với
phụ nữ miền núi hiện nay.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài của đề tài
Đề tài hướng đến những mục tiêu như sau:


-Nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ
miền núi.
-Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Nam
Đông,tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình đối với
phụ nữ huyện Nam Đông
-Đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với
phụ nữ huyện Nam Đông
-Đề xuất những giải pháp nhằm hạn của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
miền núi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Tiên Huế
Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau:
-Làm sáng rỏ khái niệm đặc điểm của bạo lực gia đình.
-Chỉ ra và phân tích các đặc điểm các hình thức bạo lực gia đình.
-Nêu lên các hình thức và phương pháp đấu tranh phòng chống bạo lực

gia đình.
2
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
2
Đề tài nghiên cứu khoa học
-Chỉ rõ những hậu quả mà nạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ, cho
trẻ em và cho cả toàn xã hội.
-Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Nam Đông tỉnh thừa Thiên Huế.
3.Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và xem xét về
hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ địa bàn huyện Nam đông nói
riêng, Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Phạm Vi nghiên cứu: Với mục đích đề tài đã được nêu trên, đề tài đi sâu
vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bạo lực gia đình và hậu quả mà nạn bạo
lực gia đình đã để lại cho phụ nữ Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc
biệt chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trên chủ yếu vào giai đoạn 2008_2010.
4.Ý Nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận:
-Quá trình thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định của
pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai thực hiện luật phòng chống bạo
lực gia đình, những kết quả đạt được và chưa đạt được.
-Trang bị kiến thức nâng cao hiểu biết về vấn đề phòng chống bạo lực gia
đình và luật phòng chống bạo lực gia đình.
Về mặt thực triễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan
chức năng và cả xã hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn và toàn diện về
vấn đề bạo lực gia đình cũng như thực tiễn thực hiện luật bạo hành gia đình trên


địa bàn huyện Nam Đông nói riêng và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói

chung.Từ đó các cơ quan có chức năng thẩm quyền có thể đưa ra những phương
pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình có
hiệu quả hơn đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi bạo lực.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
3
Đề tài nghiên cứu khoa học
Để thực hiệ đề tài “Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền
núi_thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 20082010)”. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp
duy vật lịch sữ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như:
phân tích, giải thích, thống kê, tổng hợp, khảo sát thực tế.
6. Cơ cấu của đề tài khoa hoc
Đề tài gồm có 3 phần:
A.PHẦN MỞ ĐẦU
B.PHẦN NỘI DUNG:
Gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bạo lực gia đình
Chương 2:Thực trạng và hậu quả của bạo lực gia đình đồi với phụ nữ
huyện Nam Đông ở giai đoạn năm 2008 đến 2010.
Chương 3:Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng
chống bạo lực gia đình với phụ nữ tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
C.PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
4
Đề tài nghiên cứu khoa học
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Những vấn đề lý luận về bạo lực gia đình
1.1.1. Khái niệm về gia đình và bạo lực gia đình
1.1.1.1. Khái niệm gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không
giống với bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen giũa các yếu tố
sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa… Những mối liên hệ của gia đình bao gồm vợ
chồng, cha mẹ va con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác:cô, gì, chú, bác


với cháu, cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể…Mối quan hệ gia
đình được thể hiện ở các khía cạnh như : có đời sống tình dục, sinh con và nuôi
dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng
góp cho xa hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có
thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát. Bản thân khái
niệm về gia đình cũng như các nhận thức về gia đình của mọi xã hội đều không
phải là nhất thành bất biến. Thực tế chỉ rõ trong sự thuật biến đổi của khoa học
kỹ thuật và kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn cầu, thiết chế gia đình ở mọi nơi
trên thế giới cũng đang biến đổi một cách mạnh mẽ, nhanh chống và sâu sắc.
Theo đó gia đình được định nghĩa “là một thiết chế xã hội đặc thù, một
nhóm xã hội thu nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con người bởi tính cộng đồng về sinh
hoạt trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của thành viên
cũng như để thể hiện tính tất yếu của xã hội về phát triển sản xuất con người”.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này(Điều 8, luật
hôn nhân và gia đình năm 2000)
5
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga

5
Đề tài nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về
khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người có cùng tên trong một sổ
hộ khẩu; gia đình là tập hợp những cùng chung sống với nhau dưới một mái
nhà Dù gia đình được định nghĩa như thế nào thì chung quy lại, gia đình là
một thiết chế xã hội trong đó các thành viên trong gia đình,được xây dựng trên
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và được gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm
thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tái sản xuất ra con người
1.1.1.2Khái niệm bạo lực gia đình
Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993
được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi.Theo
đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở một giới
nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm
lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như
vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tỳ tiện sự tự do, dù xảy ra nơi công cộng
hay cuộc sống riêng tư.
Bộ luật của bang Georgia(Mỹ)số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong gia
đình là một số hành vi tội phạm thực hiện giữa những người có quan hệ với
nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, dọa nạt, rình rập, phá hoại tài
sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang tính tội phạm,


và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi diễn ra giữa những con người có liên
hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng
một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người
ngoài hiện đang hoặc đã sống chung trong một gia đình.
Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, bạo
hành về tinh thần, bạo hành tình dục và cả bạo hành về kinh tế. Những hành vi
bạo lực gia đình gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã hội, đối với con

người, đặc biệt đối với phụ nữ- đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bạo lực
gia đình.
6
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
6
Đề tài nghiên cứu khoa học
Phụ nữ là đối tượng chủ yếu hứng chịu bạo lực gia đình, vì vậy các triệu
chứng trầm cảm, stress mạnh , gây hại hơn là suy giảm thần kinh đã trở thành
bệnh là những di chứng và hậu quả của bạo lực gia đình. Không chỉ thế, phụ nữ
còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác dụng của các hành
vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất cho việc giải quyết vấn đề bạo lực
gia đình là không nhỏ, bao gồm nhiều khoản chi phí cho các dịch vụ hổ trợ pháp
luật; cho công tác tuyên truyền; y tế, giáo dục, và cũng không hề sai lầm khi
cho rằng bạo lực gia đình là một thảm kịch quốc gia.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa về
bạo lực đối với phụ nữ.Theo định nghĩa của liên hợp quốc về bạo lực đối với
phụ nữ là:
“Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ một hành động bạo lực trên cơ sở giới
mà gây hậu quả hoặc có khả năng gây hậu quả tổn thương hoặc đau đớn về thể
chất tình dục hoặc tâm lý đối với phụ nữ bao gồm cả việc đe doạ thực hiện
những hành động đó, ép buộc hoặc tước đoạt tự do một cách độc đoán, xảy ra
trong xã hội hay trong cuộc sống riêng tư”(điều1)
1.1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình
Phân loại các loại hình bạo lực gia đình là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên
lại hết sức quan trọng bởi nó cho phép mô tả đa diện thực trạng vấn đề để tìm ra
phương cách hữu hiệu cho phép khắc phục thực trạng vấn đề. Dựa theo kết quả
các nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình có thể chia bạo lực gia đình theo
4 hình thức:
Bạo lực thể xác;
Bạo lực tinh thần;

Bạo lực tình dục;
Bạo lực kinh tế;
7
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga


7
Đề tài nghiên cứu khoa học
1.1.2.1 Bạo lực thể xác
Theo luật mẫu của liên hợp quốc bạo lực thể xác bao gồm bất cứ hành vi
nào gây ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳ mức
đội nào.
Theo tài liệu của Viện Khoa học xã hội: Bạo lực thể xác là hành vi cưỡng
bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc ngăn cấm phụ
nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ngăn ngừa họ không được
tiếp cận các nhu cầu vật chất thiết yếu như: ăn uống, nghĩ ngơi,
Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam cũng đã nêu:
Hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng” được xem là hành vi bạo lực gia đình về mặt thể xác.
Những hành vi bạo lực về thể xác thường sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc
công cụ ( thậm chí cả vũ khí) để gây ra sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân
và mức độ có thể từ nhẹ tới nặng: thờ ơ; đánh đau, gây thương tích ở khu vực
khó phát hiện; đấm đá; gây thương tích nặng không cho nạn nhân đi chữa trị;
dùng phương tiện có dự định( dao, súng ) ;giết.
Hành vi bạo lực thể xác mà phụ nữ thường gặp là tát hoặc ném đồ vật gì
đó từ phía họ. Tỉ lệ hành vi bạo lực này trong đời người phụ nữ tại Việt Nam là
28,6% và tỉ lệ hiện tại của hành vi này là 5,3%.Tỉ lệ phụ nữ Việt Nam bị chồng
đánh đấm trong đời là 11,8%.
Phụ nữ bị tát, xô, đẩy(không có những hành vi nghiêm trọng hơn) được
xếp vào nhóm bị bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm đá kéo lê hoặc

đe dọa dùng vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng.Thường thì
phụ nữ phải gánh chịu nhiều hành vi bạo lực thể xác chứ không phải đơn thuần
1 hành vi.
Trên thực tế không chỉ có những người trình độ văn hóa thấp mà cả những
người có trình độ văn hóa tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng là nạn nhân
của bạo lực trong gia đình. Trong đó bạo lực thể xác đối với người phụ nữ là rõ
8
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
8
Đề tài nghiên cứu khoa học
nhất .Mặt khác, bạo lực về thể xác đối với phụ nữ ở nông thôn cao hơn so với
thành thị và phần lớn là tập trung vào các gia đình có chồng trình độ hoc vấn
thấp, làm nông nghiệp.
Bạo lực thể xác để lại hậu quả rất nghiêm trọng , nó không chỉ tác động
trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng đến
sự phát triển tình cảm của trẻ con trong gia đình. Gia đình không hòa thuận, cha
mẹ đánh đập nhau sẽ tác động không không tốt đến tư tưởng, làm mất niềm tin


của con trẻ vào cha mẹ của mình.V.AXukhômlinkini đã nhận xét:”những đứa
trẻ tốt thong gia đình mà bố mẹ chúng yêu thường lớn lên trong gia đình mà bố
mẹ chúng yêu thương nhau thực sự, cũng biết yêu thương và tôn trọng người
khác.Ở những đứa trẻ đó có sự yên tỉnh trong tâm hồn, một tam hồn mạnh khỏe,
khỏe khoắn, vững chắc, một niềm tin chân thành vào điều kiện”.
Như vậy,có thể thấy rằng bạo lực thể xác là một trong những nguyên nhân
chính của tình trạng ly hôn hiện nay, đẩy nhiều gia đình đến bờ vực khủng
hoảng và tan vỡ, trẻ em thì xa vào con đường tội phạm.
1.1.2.2 Bạo lực tinh thần
Bạo lực về tinh thần là loại hình bạo lực không sử dụng đến vũ lực để tác
động lên thể xác của nạn nhân mà chỉ tác động lên tinh thần của nạn nhân

như:chì triết, mắng chửi,lăng mạ, xỉ nhục, tỏ thái dộ lạnh lùng, không nói
chuyện, không quan tâm.
Bạo lực về tinh thần cũng là một loại hình bạo lực không kém phần
nghiêm trống so với bạo lực về thể xác, số động phụ nữ đếu cho rằng: ảnh
hưởng của bạo lực tinh thần thường nặng nề hơn bạo lực thể xác.Liên quan đến
vấn đề này thì luật phòng chống bạo lực gia đình có nêu lên một số hành vi bạo
lực tinh thần như:
“Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý và gây hậu quả
nghiêm trọng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm ”
Một số những hành vi bạo lực tinh thần :
9
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
9
Đề tài nghiên cứu khoa học
-Dùng lời nói để mắng nhiếc, đay nghiên nạn nhân;
-Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết;
-Xúc phạm nhân phẩm, hạ thấp uy tín( tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm
ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác )
-Cấm đoán( quyền được chăm sóc con cái, người thân,dược làm việc, được tham
gia vào công tác xã hội, quyền được giao tiếp, quyền được quyết định )
-Cô lập không cho tiếp xúc với người khác;
-Đe doa, gây áp lực tâm lý;
-Nhốt, giam hãm;
-Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây hậu
quả nghiêm trọng;
-Buộc tội, nghi ngờ, thedo dõi;
-Phớt lờ cảm xúc của người khác, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt;
-Chê bai, chế nhạo, hạ thấp giá trị trước mặt người khác;
-Chửi mắng, mang tên bố mẹ của nạn nhân ra nguyền rủa;
-Bị đe dọa hoặc dọa nạt bằng bất cứ cách nào(đập phá đồ đạc, bị hăm dọa



đánh đập hoặc đánh đập người thân )
Bạo lực tinh thần gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nạn nhân, gây tổn
thương trực tiếp lên nạn nhân và ảnh hưởng đến những người thân trong gia
đình đặc biệt là trẻ em.Những tiểu xảo trong bạo lực tinh thần có thể ngày càng
làm cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng hơn và sẽ khiến tâm lý trẻ
bất ổn định, gây lệch lạc về nhận thức cũng như sự phát trển về thể chất của
trẻ.Dần dần một cách không ý thức, trẻ học theo cách hành xử của những người
cha(người mẹ) cuối cùng khi đã làm chồng(vợ) họ lại lặp lại mô hình hành xử đã
bị tiêm nhiễm.Đây thực sự là một nguy cơ đe dọa đến nền tảng của gia đình
trong xã hội hiện đại.
Với bạo lực thể xác, nổi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người phụ nữ
nhưng với bạo lực về tinh thần thì vết thương ấy nông sâu như thế nào không ai
10
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
10
Đề tài nghiên cứu khoa học
có thể đo đếm được.Bạo lực tinh thần từng ngày từng giờ gặm nhấm ý chí, tâm
can của người phụ nữ khiến những nạn nhân này luôn trong tình trạng căng
thẳng dẫn đến “stress”,tâm thần ở thể nhẹ hoặc thần kinh và hậu quả đau lòng
nhất là nhiều người do quá bế tắc đã phải tìm đến cái chết để giải tỏa.
Bạo lực tinh thần đang dần làm mai một đi bản chất tốt đẹp vốn có của
mỗi một thành viên trong gia đình, gây tan vỡ hạnh phúc lứa đôi của các cặp vợ
chồng, gây dỗ vỡ cuộc sống gia đình.
1.1.2.3 Bạo lực tình dục
Quan hệ tình dục giữa vợ và chồng là quan hệ tình dục đồng thuận,nhưng
không phải lúc nào cũng là quan hệ tình dục được mong muốn.Vì vậy, không
phải cứ là vợ chồng thì đương nhiên chồng được quan hệ và vợ phải chiều
chồng, mà cần có sự mong muốn và đồng thuận của đôi bên. Hành vi ép buộc

tình dục có thể xảy ra trong hôn nhân giữa vợ và chồng, kể cả khi ly thân, ly hôn
và ngay cả trong tình yêu
-giữa bạn tình với nhau.
Bạo lực tinh thần được định nghĩa là: hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng bức
hoặc chấn áp về tâm lý nhằm ép buộc một người phụ nữ quan hệ tình dục ngoài
ý muốn cho dù có đạt mục đích hay không.Bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm,
quấy rối tình dục và các hình thức bạo lực tình dục khác trong hôn nhân mà đối
tượng gây ra là các thành viên trong gia đình, người quen, cưỡng ép kết hôn,
cưỡng ép làm nghề mại dâm.i của bạo lực tình dục thường xử dụng vũ lực để ép
buộc người kia có quan hệ tình dục, hoặc hành vi cố lôi kéo họ vào hoạt đọng
tình dục ngay cả khi họ không có khả năng tử chối bởi các lý do như: sức khỏe,
bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực để hiểu biết về hậu quả của
quan hệ tình dục đó, hoặc sự hăm doa, quấy rối tình dục.


Trong luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam cũng có
nêu rõ” cưỡng ép quan hệ tình dục” cũng là một trong những hành vi bạo lực
11
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
11
Đề tài nghiên cứu khoa học
gia đình.Chúng ta có thể xác định bạo lực tinh dục qua một số hành vi cụ thể
sau:
-Đùa cợt về phụ nữ và về tình dục trước mặt nạn nhân;
-Xem phụ nữ như một đồ vật để thỏa mãn;
-Làm mất cảm xúc và nhu cầu sinh lý của nạn nhân;
-Sờ mó bộ phận sinh dục của nạn nhân khi nạn nhân không đồng ý;
-Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn;
-Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý;
-Cưỡng ép thực hiện hành vi khiêu dâm, các thuốc kích dục;

-Ép buộc quan hệ tình để làm nhục, gây đau;
-Buộc cởi bỏ y phục trước mặt con cái, công chúng;
-Cố tình lăng nhăng với phụ nữ khác(cho nạn nhân biết);
-Buộc nạn nhân nhìn thủ phạm làm tình với người khác;
-Quan hệ tình duc sau khi đánh đập;
-Sử dụng đồ vật để làm tình;
-Bạo dâm, cắt bỏ bộ phận sinh dục;
-Giết nạn nhân sau khi quan hệ tình dục;
Trong đời sống vợ chồng ở nhều gia đình, hôn nhân được hiểu như là sự
cho phép người đàn ông có quyền tiếp cận tình dục với người vợ vô điều kiện và
họ có sức mạnh để cũng cố sự tiếp cận này thông qua cưỡng bức nếu thấy cần
thiết. Không ít phụ nữ khi không đồng ý quan hệ với chồng đã bị chồng chì
chiết, chửi mắng thậm tệ.Bị bạo hành về tình dục khiến cho người phụ nữ cảm
giác như mình chỉ là công cụ giải quyết sinh lý của chồng nên họ cảm thấy sợ
mỗi khi gần gũi chồng.Trong quan hệ “phòng the” lẽ ra người phụ nữ có quyền
được trân trọng thì trái lại bị tước đi quyền làm vợ, quyền được nâng niu chiều
chuộng và được yêu thương. Họ chỉ có một nhiêm vụ duy nhất là phục vụ !
Đa phần phụ nữ gặp khó khăn hơn khi khi tiết lộ về những trận đòn của
bạo lực tình dục so với những loại bạo lực khác như: bạo thể xác, bạo lực tinh
12
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
12
Đề tài nghiên cứu khoa học
thần, bạo lực kinh tế. Bởi theo quan niệm của phần lớn người phụ nữ Á Đông thì
vấn đề này được xem như đều “cấm kỵ”, họ cảm thấy xấu hổ và thiếu tự tin khi
được đề cập đến vấn đề này.


Các hành vi bạo lực tình dục chủ yếu là dùng sức mạnh thể lực để ép quan
hệ tình dục ngoài ý muốn, đa phần người phụ nữ phải quan hệ tình dục vì sợ

rằng nếu không đáp ứng nhu cầu sinh ý cho chồng tì sẽ có điều xấu xảy ra và bị
ép làm những viecj có liên quan đến tình dục mà người vợ cảm thấy bị nhục nhã
hoặc hạ thấp nhân phẩm. Một số phụ nữ khác cho rằng: họ bị ép quan hệ tình
dục vì họ sợ, vì họ nghĩ tới lần quan hệ sau những chuyện như này sẽ tiếp diễn.
Tình dục cưỡng ép không chỉ xảy ra một lần mà có thể tiếp tục lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Đa phần, phụ nữ sau khi bị chồng dùng bạo lực để ép quan hệ, sử dụng
những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn, cưỡng ép thực hiện hành vi
khiêu dâm hoặc người chồng đút gì đó vào trong âm đạo, nhưng lại không người
phụ nữ nào dám lên tiếng bởi họ cảm thấy ngượng ngùng và tự cho rằng thât
chẵng hay ho gì khi tiết lộ chuyện này ra. Mặt khác, người phụ nữ cũng cho rằng
nhu cầu tình dục của nam giới cao và phải được thỏa mãn , Nếu không phải là
vợ thì sẽ là một người phụ nữ khác nên họ nghĩ thà rằng họ thỏa mãn nhu cầu
tình dục của chồng, mặc dù họ không muốn để tránh chồng đi ngoại tình. Phụ nữ
chỉ có thể từ chối quan hệ tình dục với chồng trong trường hợp họ quá mệt mỏi,
hoặc đang mang thai, hoặc đang có kinh nguyệt. Nếu không chồng có thể đặt
dấu chấm hỏi về tình cảm của vợ. Vì vậy tình dục vừa là trách nhiệm vừa là
phương thức để giữ chồng và hạnh phúc gia đình cho dù họ có muốn hay không.
Như vậy, có thể nói nạn bạo lực tình dục đã và đang trở thành vấn nạn của
các gia đình và toàn xã hội. Bạo lực tình dục không chỉ gây đau đớn về mặt thể
xác đối với phụ nữ mà còn gây ra hậu quả về mặt tinh thần hết sức nghiêm trọng
, là nỗi kinh hoàng trong đêm của nhiều phụ nữ. Sự lạm dụng về tình dục có thể
gây ra các căn bệnh có thể liên quan đến sức khỏe sinh sản khó điều trị như: hiv,
13
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
13
Đề tài nghiên cứu khoa học
mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay những tai
biến chứng thai sản Do bạo lực tin hf dục có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề
đạo đức và được ngụy trang một cách kính đáo bởi “quan hệ tình cảm” giữa hai

vợ chồng. Mặt khác, vì nó là vấn đề tế nhị, nên chị em thương giấu diếm vì
không muốn “ vạch áo cho người xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho
bạo lực tình dục ngày một phát triển, đe dọa đến tinh thần và sức khỏe của người
phụ nữ.
1.1.2.4. Bạo lực kinh tế
Bạo lực kinh tế là hành vi kiểm soát tài chính, bắt phụ thuộc vào tài chính
đối với thành viên trong gia đình.Theo nghị định 110/2009/NĐ-CP quy định sử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có quy định
một số hành vi về bạo lực kinh tế trong gia đình như sau:


-Không cho thành viên trong gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích
chính đáng;
-Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chin hs của thành viên gia đình hoặc nguồn
tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về
tài chính;
-Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt qúa khả năng của họ;
-Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành
viên gia đình;
-Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc
tài sản chung của gia đình;
-Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
-Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;
-Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng
nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác tráu
với quy định của pháp luật về lao động;
-Ép buộc thành viên trong gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
14
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
14

Đề tài nghiên cứu khoa học
Bạo lực về kinh tế cũng là một trong những loại hình bạo lực gây nhiều
sức ép cho phụ nữ, đặc biệt là sức ép về mặt tinh thần, khiến cho họ luôn luôn
rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.Như vậy, chúng ta có thể thấy bạo hành
gia đình là con sống ngầm có sức tàn phá rất lớn hạnh phúc của mỗi gia đình, nó
để lại rất nhiều hậu quả , mà dễ thấy nhất là hạnh phúc gia đình bị dỗ vỡ, con cái
thiếu sự quan tâm dễ xa ngã vào các tệ nạn xã hội Qua những hình thức bạo
lực gia đình nói trên chúng ta đả có những cách nhìn khách quan về đặc điểm
cũng như tính nguy hiểm của từng loại hình.Từ đó cần phải có những giải pháp
nhằm đấu tranh chống lại nạn bạo lực gia đình đang ngày một phát triển trong
giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Một số yêu tố tác động đến bạo lực gia đình
1.1.3.1. Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông, đã trãi qua một thời gian dài của chế độ
phong kiến nên tư tưởng gia trưởng còn rất nặng nề, điều này có ảnh hưởng lớn
đến vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính gia trưởng được chấp nhận
trong gia đình và ngoài xã hội như một lẽ đương nhiên đã tạo một vị trí đặc biệt
cho những người đàn ông trong gia đình: họ có quyền quyết định những vấn đề
quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền dạy
dỗ vợ con theo ý mình…thậm chí có người còn coi việc sử dụng bạo lực là ứng
xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn
nhà ai nấy rạng”, “vợ chồng đóng cửa bảo nhau” nên những việc trong gia đình


thì những người khác không muốn can thiệp vào hoặc có thể người trong gia
đình cũng không muốn cho mọi người biết vi họ cho rằng “xấu chồng thì hổ ai”.
Đây là một trong những yếu tố gây khó khăn rất lớn trong công tác phòng chóng
bạo lực gia đình hiện nay.
Bên cạnh những phong tục tập quán lạc hậu chúng ta cũng không thể
không nhắc đến những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cái phải

hiếu thảo với cha mẹ, ông bà hay những triết lý nho giáo tiến bộ “phu thê cung
15
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
15
Đề tài nghiên cứu khoa học
kính như khách”đã và đang có những tác động tích cực đến việc bảo vệ những
thành viên yếu thế trong gia đình:người già được kính trọng, trẻ con được yêu
thương vợ chồng tôn trọng lẫn nhau…Những tư tưởng này được phát huy và áp
dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần quan trọng, tích cực trong
phòng, chống bạo lực trong các gia đình Việt Nam có hiệu quả
1.1.3.2. Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói
chung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ,
con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là”phu xướng phụ tùy”, đề cao
vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có đã làm mất đi quyền tụ vệ
của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình.Điều này đã ăn sâu rất
nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn được coi là hành vi xấu, bị xã
hội lên án; còn chồng đánh vợ thì mặc nhiên được coi là biết dạy vợ, xã hội coi đó
là chuyện hết sức bình thường; hành vi đòi hỏi của người chồng luôn được coi là
chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo…Hơn thế nữa, với người
đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để thể hiện mình dường như đã trở thành
một thói quen, một điều không thể thiếu; và khả năng kiềm chế của họ cũng không
bằng phụ nữ nên rất dễ “động tay động chân” khi giải quyết các mâu thuẩn trong
gia đình. Tuy cũng cần phải nhìn nhận rằng:trong suy nghĩ của một số phụ nữ việc
đay nghiến chì chiết là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo
lực, gây ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái
mình. Song quan niệm giáo dục con cái mình phần đông vẫn là “thương cho roi
cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Chính vì vậy mà việc cha mẹ đánh đập con cái

là chuyện rất bình thường, thậm chí còn có quan điểm cho rằng đánh con là một
việc cần thiết và không thể thiếu để dạy con nên người. Những đứa con trong
gia đình phải chấp nhận cách giáo dục này, và cuối cùng cũng cảm thấy đó là
16
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga


16
Đề tài nghiên cứu khoa học
điều bình thường để chịu đựng. Bên cạnh đó còn có nhiều bậc phụ huynh cho
rằng con cái là của mình không ai có thể can thiệp nên có quyền đối xử tùy ý.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính
trên nhường dưới “vẫn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nhều yếu tố văn
hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với thành viên nhỏ tuổi hơn trong
gia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm “khôn không đến trẻ,
khỏe không đến già”. Trong xã hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư
tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng
thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình.
1.1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ
trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng,
tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh
thần không đáng có.Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên
trong gia đình không có điều kiện giao lưu học tập tiếp cận những tri thức tiến
bộ từ bên ngoài, cũng như không có được định hướng về cách ứng xử trong gia
đình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Đây là mọt trong
những nguyên nhân chủ yếu ở các gia đình ở vùng sâu vùng xa, vùng núi hiềm
trở, những vùng tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ở rất nhiều gia
đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình .
Điều này được lý giải như sau:khi kinh tế phát triển, các thành viên tron gia đình

có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc lẫn
nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa các
thành viên trong gia đình. Ở những gia đình này, bạo lực gia đình về tinh thần có
xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những
nhu cầu này đã phần nào đáp ứng bằng tiền bạc.
Hiện nay,bạo lực gia đình đang có xu hướng gia tăng trong xã hội Việt
Nam: mọi người dễ dàng tìm đến việc dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẩn
17
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
17
Đề tài nghiên cứu khoa học
phát sinh. Ngoài ra sự suy giảm các giá tri truyền thống cũng làm gia tăng các
hành vi bạo lực vốn hiếm gặp trước đây: vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng
chửi cha mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt với trẻ em
1.1.3.4. Định kiến giới
Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại dưới chế độ phong kiến, quan
điểm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức vào con người Việt ngàn năm
nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính đáng của người phụ


nữ. Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn trọng xứng đáng trong
gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất và tinh thần, thường
xuyên phải chịu nhiều tổn thương: bị đánh đập, bị xúc phạm danh dự nhân
phẩm, bị cưỡng ép tình dục,bị hạn chế tiếp xúc với xã hội với quan niệm phụ nữ
không ra khỏi nhà bếp…Ngay cả với trẻ em,quan niệm con gái là con người ta
cũng khiến cho nhiều bé gái phải chịu nhiều thiệt thòi hơn bé trai. Sự bất bình
đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí ngay cả những người phụ
nữ cũng coi đó là chuyện bình thường. Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp
dẫn tới nạn bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, gây khó khăn trong chiến dịch
ngăn chặn bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.

1.1.3.5. Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia đình
nêu trên điều có thể giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí. Khi
được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia đình,
nghĩa vụ và quyền của các thành viên trong gia đình cũng như các quy định của
pháp luật về phòng chống bạo lự gia đình thì các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
này sẽ giảm xuống. Như đã phân tích ở trên, những yếu tố như: tâm lý, phong
tục tập quán, định kiến về giới, điều kiên kinh tế xã hội…đã làm cho những
người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân và những người xung quanh, ngay
cả những cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là đươc phép và
không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình
18
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
18
Đề tài nghiên cứu khoa học
vẫn cứ tiếp tục,vẫn cứ phổ biến, và không được ngăn chặn một cách hiệu quả.
Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viên
trong gia đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì
những hành vi bạo lực sẽ khó có môi trường để hình thành và phát triển. Bạo lực
gia đình sẽ hạn chế nếu như: nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và có thể áp dụng
các biện pháp tự vệ cần thiết: người có hành vi bạo lực biết tính chất sai trái của
hành vi và những hậu quả có thể gánh chịu do đó sẽ cân nhắc kỹ càng trước khi
hành động: những người xung quanh, những cơ quan có thẩm quyền khi biết
được quyền lợi và nghĩa vụ của mình sẽ tham gia phòng chống bạo lực gia đình
một cách tích cực, chủ động, thiết thực hơn.
1.1.4. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng ở mọi quốc gia, và Việt Nam
cũng không phải là ngoại lệ.Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ở Việt Nam được chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố
ngày 25.11.2010 thì cứ 3 người phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì

có một người(34%) đã từng bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục.


Sau khi luật phòng chống bạo lực gia đình được ban hành năm 2007, tại
nhiều địa phương đã triển khai nhiều mô hình phòng và chống bạo lực gia
đình;quyết định thành lập nhóm phòng và chống bạo lực gia đình, tổ tư
vấn Nếu năm 2008, tại 64 xã phường thị trấn thực hiện thí điểm đã xảy ra 1071
vụ bạo lực gia đình thì đến cuối năm 2010 giảm xuống còn 248 vụ bạo lực gia
đình.
Hiện Việt Nam được cộng đồng Quốc tế đánh giá là một trong những nước
có hệ thống pháp luật về bình đẳng giới tương đối tiến bộ và thực tế được Liên Hợp
Quốc xếp thứ 87/144 nước có chỉ số phát triển giới tốt và thuộc nhóm nước có
thành tựu bình đẳng giới tốt nhất khu vực Đông Nam á.
Tuy nhiên, con số phụ nữ bị bạo lực gia đình ở mức cao. Theo nghiên cứu
quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam được tổng cục thống
19
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
19
Đề tài nghiên cứu khoa học
kê(GSO) và liên hợp quốc(UN) tại Việt Nam sáng ngày 25 tháng 11 tại Hà Nội,
trong số những phụ nữ việt nam được khảo sát có 34% số người từng bị chồng
bạo hành thể xác hoặc tình dục.
Có tới 58% phụ nữ Việt Nam được họ cho biết họ từng là nạn nhân ít nhất
một trong số các hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục,tinh thần,kinh tế.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng
nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Theo kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình, đối với phụ nữ Việt
Nam năm 2010 thì: Tỉ lệ bạo lực thể xác của Việt Nam là 6,4%(trong đó ở nông
thôn 6.8%,ở thành thị là 5,6%), tỉ lệ này dao động từ 5%(vùng trung du và miền
núi phía bắc và vùng đồng bằng sông cửu long ) đến 10.3%(vùng tây nguyên)

[15,55]
Đáng chú ý hơn tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác ít nhất một lần trong khi
mang thai là 4,7% (nông thôn 4,9%,thành thị 4,2%) bạo lực đối với phụ nữ đang
mang thai phổ biến ở những phụ nữ chưa học hết lớp 1.
Hơn thế nữa, có 22% phụ nữ đã từng bị đánh, đấm, đá vào bụng trong khi
mang thai. Có tới 99,4% phụ nữ bị đánh trong lần mang thai gần nhất bởi chính
bố đứa trẻ. Mang thai là giai đoạn nguy ngơ đối với bạo lực: Khoảng ¼ phụ nữ
nói rằng họ bi bạo lực trong suốt thời kỳ mang thai.[15,56]. Hậu quả do chồng
20
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
20
Đề tài nghiên cứu khoa học
gây ra đối với phụ nữ mang thai là rất trầm trọng.có tới 21,3% phụ nữ bị bạo lực
thể xác đã từng bị xảy thai, trong khi đó tỉ lệ này ở phụ nữ không bị bạo lực là


15,9%.tỉ lệ phần trăm phụ nữ bị bạo lực thể xác đã từng nạo hút thai là 30,1%.
Trong khi đó tỉ lệ này ở phụ nữ không bị bạo lực chỉ có 21%.và có 15,7% phụ
nữ bị bạo lực thể xác cho biết là con của họ bị chết sau khi sinh, tỉ lệ thai chết
lưu ở phụ nữ bị bạo lực thể xác là 4,7%[15,85].
Từ những con số trên cho thấy, bạo lực về thể xác đã để lại hậu quả
nghiêm trọng đối với người phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Điều này đã
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sức khỏe của chính con cái họ.
Theo nghiên cứu của quốc gia về bạo lực gia đình tại Viêt Nam, hình thức
bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ có tỉ lệ là 53,6% trong cuộc đời, trong đó
nông thôn cao hơn thành thị(56,2% so với 47,2%) và thông thường tỉ lệ bạo lực
tinh thần cao hơn ở phụ nữ có trình độ học vấn thấp.Hình thức bạo lực tinh thần
ngày càng còn có xu hướng gia tăng ở Việt Nam.Đặc biệt, đối với gia đình có
trình độ học vấn cao thì baọ lực gia đình chủ yếu ở hình thức bạo lực tinh thần.
Theo số liệu khảo sát của nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình ở việt

nam thì: Có khoảng 1/10 (9,9%) phụ nữ từng kết hôn tại Việt Nam bị bạo lực
tình dục trong đời do chồng gây ra. Ở nông thôn tỉ lệ này cao hơn ở thành
thị(10,1% so với 9,5%)tỉ lệ này dao động từ 7,4% tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long đến 15,8% tại vùng Đông Nam Bộ liên quan đến tỉ lệ bạo lực hiện tại, con
số chung của Việt Nam 4,2% dao động từ 3% tại tây nguyên tới 7% tại đông
nam bộ [ 15,56] .
21
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
21
Đề tài nghiên cứu khoa học
Tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực kinh tế trong cả nước là 9%.đặc biệt phụ nữ ở
nông thôn bị bạo lực kinh tế lớn hơn ở thành thị(9,6% so với 7,4% và tỉ lệ này ở
nhóm phụ nữ có trình độ học vấn tiểu học gấp 5 lần so với phụ nữ có trình độ
cao đẳng trở lên [15,192].
Nghiên cứu của quốc gia về bạo lực gia đình cho thấy tỉ lệ phụ nữ đã bị
một hoặc nhiều hơn các hành vi kiểm soát của chồng là 33,3% trên toàn quốc,nó
dao động từ 22,3% tại các vùng trung du và miền núi phía bắc đến 39,3% tại
vùng đông nam bộ. Ở thành thị, tỉ lệ này cao hơn so với ở nông thôn(35% so
với 32,6%) và hành vi thường thấy nhất là đàn ông trở nên tức giận nếu thấy vợ
nói chuyện với người đàn ông khác(18,8%) chồng phớt lờ và đối xử thờ ơ với
vợ (15,5%)[12,191]
1.1.5. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với thực trạng như trên thì việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình; đảm bảo sự phát triển lành
mạnh của trẻ em; đảm bảo bình yên, hạnh phúc trong mỗi gia đình cũng như trật
tự xã hội.


22

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
22
Đề tài nghiên cứu khoa học
Việc phòng chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời
hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời
quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể , đặc biệt là nạn nhân của hành
vi bạo lực gia đình.Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểu
biết thêm những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành
vi này tới những người xung quanh , đặc biệt đối với trẻ em, mà còn giúp cho họ
khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia
đình, là thành viên của gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình thì việc
phòng chống bạo lực gia đình là một cách đảm bảo quyền phụ nữ, là chổ dựa
vững chắc cho hạnh phúc của gia đình. Với những chủ thể gây ra bạo lực gia
đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ
của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu về hành vi bạo
lực của mình…có những tác động rất lớn trong giáo duc, răn đe, thậm chí là cải
tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Việc phòng chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho
các thành viên, góp phần bảo đảm cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh
phúc, bền vững. Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực , những
quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình. Mỗi thành viên
trong gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn về việc cần tôn trọng lẫn nhau, cần có sự
quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khi xảy ra tranh
chấp…Từ đó họ sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và những người thân của
mình.
Phòng chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà
là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà
nước. Việc thực hiện các quy định về phồng chống bạo lực gia đình sẽ góp phần
nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa bỏ quan
niệm “đèn nhà ai nấy sáng”, thiếu sự quan tâm đến hành vi bạo lực gia đình

cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình. Từ đó nhận thức của
23
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
23
Đề tài nghiên cứu khoa học
mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là
vai trò của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần bảo
đảm bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã
hội dân chủ văn minh.
24


Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
24
Đề tài nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC
GIA ĐÌNH ĐÔI VỚI PHỤ NỮ HUYỆN NAM ĐÔNG
Ở GIAI ĐOẠN NĂM 2008 ĐẾN 2010.
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông
2.1.1.Vị trí địa lí
Huyện Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh thừa thiên huế, cách
thành phố Huế khoảng 45km về phía đông. Địa bàn huyện là một thung lũng
phía đông dãy trường sơn có chiều dài 37km, nơi rộng nhất 27km, nơi hẹp nhất
14km. Phía tây giáp huyện A Lưới, phía đông giáp huyện Phú Lộc, Phía nam
giáp huyện Hòa Vang – Đà Nẳng, phía bắc giáp xã Hương Thủy, Huyện Nam
Đông nằm trong tọa độ từ 15
0
59’ đến 16
0
15’ vĩ độ bắc, 107

0
53’ kinh độ đông,
tổng diện tích 698,77 km
2
, trong đó chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên 45915 ha,
diện tích lúa nước 482 ha, lúa rẩy 305 ha, ngô 77 ha, sắn 602 ha, đậu 232 ha….
2.1.2 Địa hình
Huyện Nam Đông là vùng núi non hiểm trở, có nhiều hang động, bị chia
cắt bởi hệ thống núi non. Nằm giữa dãy đông trường sơn và tây trường sơn, độ
cao trung bình là 500m, nơi cao nhất là 1700 m so với mục nước biển, xung
quanh bao bởi nhiền núi cao. Địa hình huyện bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối
dày đặc.
2.1.3 Tổ chức hành chính
Địa giới được chia thành 10 xã và một thi trấn đó là các xã Thượng Long,
Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Giang, Hương Hòa, Hương Hữu, Hương
phú, Hương Sơn,Thượng Lộ, Hương lộc và thị trấn Khe Tre. Trung tâm huyện
nằm ở thị trấn Khe Tre, trên trục đường tỉnh lộ 14.Dân số 23875 người, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số là 10292 người chiếm 34% dân số toàn huyện.
25



×