Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chuyên đề: KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN TRONG PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 19191930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.6 KB, 21 trang )

Chuyên đề: KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN TRONG
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1919-1930
(Thời lượng 4 tiết)

A. Nội dung cơ bản
I. Điều kiện lịch sử tác động đến khuynh hướng dân chủ tư sản ở
Việt Nam
Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, trong những năm
1919-1929, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa
lần thứ hai ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam với tốc độ đầu tư nhanh,
quy mô lớn trong các ngành kinh tế.
Rõ ràng, so với giai đoạn trước, nền kinh tế Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến những năm 30 đã có bước phát triển nhanh chóng và những
chuyển biến căn bản. Quan hệ tư bản chủ nghĩa đã được mở rộng và giữ vị
trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế.
Tuy nhiên, q trình tư bản hố của Pháp ở Việt Nam còn để lại
nhiều hạn chế và những hậu quả nặng nề, mà hạn chế lớn nhất là đã tạo
ra một cơ cấu kinh tế què quặt mất cân đối và sự chuyển biến quá chậm
của nền kinh tế, do đó dẫn tới sự phân hố thiếu triệt để của cơ cấu giai
cấp xã hội.
Giai cấp tiểu tư sản bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng
nhỏ, thợ thủ cơng, học sinh, sinh viên, cơng chức, trí thức… Sau chiến
tranh giai cấp này có sự phát triển nhanh về số lượng. Họ có ý thức dân
tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt, bộ phận trí thức,
học sinh, sinh viên rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất
nước nên hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân
tộc.
Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Do bị tư
bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu; dần dần
họ bị phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư
sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với


chúng… Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít
nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Quá trình phát triển của tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới
thứ nhất là quá trình lớn mạnh và chuyển từ một tầng lớp xã hội sang một
giai cấp xã hội và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, góp phần mình vào các
phong trào dân tộc. Tuy vậy, vì cơ sở kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam
hết sức nhỏ yếu nên thái độ chính trị của họ rất bạc nhược. Trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh, vai trị chủ yếu thuộc về
tầng lớp tiểu tư sản trí thức chứ không phải giai cấp tư sản và sau khi cuộc

1


khởi nghĩa Yên Bái bị dìm trong bể máu thì vai trị chính trị của giai cấp tư
sản hầu như chấm dứt.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sĩ phu yêu nước lão thành
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vẫn cịn sục sơi nhiệt tình cách
mạng. Về cơ bản họ vẫn kiên trì đi theo con đường cứu nước mà chính họ
đã vạch ra từ đầu thế kỉ XX. Giờ đây, tuy khơng cịn đóng vai trị nịng cốt
trong khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản nữa nhưng họ vẫn có ảnh
hưởng sâu rộng trong phong trào yêu nước nói chung và khuynh hướng
cách mạng dân chủ tư sản nói riêng.
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng có nhiều
người Việt Nam ra nước ngồi hơn. Một bộ phận trong số đó sẽ có điều
kiện tiếp xúc và tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản. Hơn nữa, sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, việc thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện các
chính sách về văn hóa, giáo dục vơ tình làm cho hệ tư tưởng dân chủ tư
sản có điều kiện tràn vào nước ta thêm nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng
phải hiểu rằng, hệ tư tưởng dân chủ tư sản lúc đó khơng cịn là hệ tư
tưởng mới nhất, tiên tiến nhất, cách mạng nhất nữa. Vả lại, hệ tư tưởng đó

khi vào Việt Nam lại bị bóp méo phần nào nên đã bị giảm bớt tính ưu việt.
II. Những hoạt động tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng cách
mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm 1919-1930
1. Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài
a. Phan Bội Châu và các hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở
Trung Quốc
Trung Quốc là nơi tụ họp và địa bàn hoạt động của nhiều thế hệ
người Việt Nam yêu nước. Năm 1912, Phan Bội Châu cùng các đồng chí
của ơng nhóm họp ở Quảng Đơng, tun bố giải tán Duy tân hội, thành lập
Việt Nam quang phục hội với tơn chỉ mục đích “đánh đuổi giặc Pháp, khơi
phục nước Việt Nam, thành lập nền Cộng hồ dân quốc Việt Nam”.
Năm 1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam.
Đến cuối năm 1917 mới được trả tự do. Từ sự thất bại và thời cuộc sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, Phan Bội Châu tuy vẫn nặng lịng u nước
song đã khơng thể tiếp tục tìm được phương thức cứu nước đúng đắn. Ơng
đã viết Pháp – Việt đề huề luận thể hiện tâm thế chán nản, bi quan trước
thời cuộc.
Năm 1920, trước ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng Mười
Nga, Phan Bội Châu bắt đầu hướng tới một hệ tư tưởng mới – tư tưởng xã
hội chủ nghĩa. Ông viết: “May thay! Đương lúc khói độc mây mù, thình
lình có một trận gió xuân thổi tới. Đương giữa lúc trời khuya đất ngủ,
thình lình có một tia thái dương mọc ra. Trận gió xuân ấy, tia thái dương


ấy là chủ nghĩa xã hội vậy.”
Tuy nhiên, tháng 6/1925 trong khi chưa thể thay đổi được tổ chức,
thay đổi phương thức đấu tranh thích hợp với chuyển biến mới của đất
nước và thời đại thì Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải
đưa về nước, kết án tù rồi an trí tại Huế. Từ đó trở đi, trong hoàn cảnh một
người tù bị giam lỏng, Phan Bội Châu khơng có điều kiện để vươn tới một

tư tưởng mới, một trào lưu cách mạng mới nữa.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều thanh niên Việt Nam đã
sang Trung Quốc mong tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, tiêu biểu
như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… Năm 1923 nhóm thanh niên này đã
thành lập tổ chức Tâm tâm xã tại Quảng Châu với tôn chỉ, mục đích:
“Liên hiệp những người có trí lực trong tồn dân Việt Nam, không phân
biệt ranh giới đảng phái; miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và quyền
lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm
người của người Việt Nam”.
Để phát huy thanh thế, Tâm tâm xã đã đưa người về nước liên lạc
với các sĩ phu yêu nước, phân phát tài liệu ở nhiều nơi. Đồng thời, cử Lê
Hồng Sơn và Phạm Hồng Thái ám sát Toàn quyền Méc-lanh ở Sa Điện Quảng Châu (19/6/1924). Sự việc không thành, Phạm Hồng Thái hy sinh
anh dũng còn Lê Hồng Sơn trốn thốt và tiếp tục hoạt động.
Cuộc mưu sát Tồn quyền Méc-lanh thất bại nhưng đã góp phần
thức tỉnh tinh thần yêu nước của hàng vạn đồng bào trong nước, “Tiếng
bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu…., nó báo hiệu
bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.
b. Phan Châu Trinh và hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở
Pháp
Sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo, Phan Châu Trinh sang Pháp (1911)
tiếp tục hoạt động. Năm 1912 ông cùng luật sư Phan Văn Trường thành
lập Hội đồng bào thân ái tại Pháp. Năm 1915 ông tham gia thành lập Hội
những người Việt Nam yêu nước ở Pháp. Cuối năm 1917 khi Nguyễn Ái
Quốc từ Anh sang Pháp, ông cùng Phan Văn Trường giúp đỡ Người từ nơi
ăn trốn ở đến tìm kiếm việc làm và trở thành những đồng chí thân tín
trong những năm tháng hoạt động của Người ở Pháp.
Vào đầu năm 1922, Phan Châu Trinh đến Mácxây. Nhân dịp vua
Khải Định sang dự cuộc triển lãm để khuếch trương “cơng lao khai hóa”
của Pháp, Phan Châu Trinh đã viết Thất điều thư vạc ra 7 tội đáng chém
của Khải Định. Phan Châu Trinh còn tổ chức diễn thuyết lên án chế độ

quân chủ và quan trường Việt Nam; tiếp tục hô hào “Khai dân trí, chấn
dân khí, hậu dân sinh”…


Tháng 6-1925, Phan Châu Trinh về nước. Mặc dù sức khỏe đã yếu,
ông vẫn tiếp tục hoạt động, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền.
Nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên rất mến mộ và hưởng ứng
hoạt động của Phan Châu Trinh.
Cùng với các hoạt động của Phan Châu Trinh, nhiều Việt kiều tại
Pháp đã hăng hái tham gia các hoạt động như đưa đón cán bộ, chuyển tài
liệu, sách báo tiến bộ về nước để tuyên truyền, giác ngộ các tầng lớp nhân
dân. Nhiều trí thức và lao động Việt Nam ở Pháp đã tập hợp lại trong các
tổ chức yêu nước. Năm 1925, Hội nghững người lao động trí óc Đơng
Dương ra đời.
Một số thanh niên, sinh viên yêu nước xuất thân trong các gia đình
địa chủ, tư sản lập ra Đảng Việt Nam độc lập, xuất bản báo Tái sinh.
2. Hoạt động của giai cấp tư sản
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam chưa phải là một
giai cấp, do đó chưa có hoạt động gì nổi bật. Phải đến thời kì sau chiến
tranh, tư sản mới bước lên vũ đài chính trị và tiến hành một số hoạt động
mang đặc điểm giai cấp rõ rệt.
a. Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế
Tư sản Hoa kiều là lực lượng giữ vị trí thứ hai sau tư bản Pháp trong
các ngành kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, thầu khoán, mộ phu… ở
Việt Nam. Để chống lại thế lực của người Hoa, năm 1919 tư sản Việt Nam đã
dấy lên phong trào “tẩy chay khách chú” ở một số thành phố, thị xã như Sài
Gòn, Hà Nội, Hải Phòng…
Họ nêu ra các khẩu hiệu “Người An Nam mua bán với người An Nam”,
“Người An Nam không gánh vàng đi đổ sơng Ngơ”… Thậm chí một số nơi
cịn xảy ra các vụ xô xát, đập phá một số cửa hàng, cửa hiệu của người Hoa.

Trước sự phát triển của phong trào, thực dân Pháp lo sợ đã vội vàng
tìm cách ngăn cản. Sau vài vụ bắt bớ của chính quyền Pháp, phong trào xẹp
dần rồi tắt hẳn.
Nhằm thực hiện mục đích độc chiếm thị trường, năm 1923, thực dân
Pháp đã mở một cuộc vận động tại Hội đồng thuộc địa, chính thức trao quyền
kinh doanh ở cảng Sài Gòn cho một cơng ti Pháp. Giới tư sản và địa chủ Nam
kì đã kịch liệt phản đối.
Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gịn diễn ra khá sơi nổi, lơi cuốn
được sự tham gia ủng hộ của đơng đảo thanh niên trí thức tư sản và tiểu tư
sản ở Sài Gòn và các tỉnh Nam kì. Một số cuộc mít tinh được tổ chức, nhiều
tờ báo cịn cơng khai phản đối quyết định của Hội đồng thuộc địa.
Do sức ép của phong trào quần chúng cùng dư luận Việt Nam và Pháp,
chính quyền Đơng Dương buộc phải tạm hỗn thi hành nghị quyết của Hội


đồng thuộc địa Nam kì.
Như vậy, cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn đã phản ánh
những mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư sản Việt Nam và tư bản Pháp. Nhưng
cuộc đấu tranh này chỉ chống một công ti tư bản, chứ chưa phải là cuộc đấu
tranh chống lại toàn bộ ách cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nước
ta.
b. Hoạt động trên lĩnh vực văn hố, tư tưởng
Đi đơi với các cuộc đấu tranh kinh tế, giai cấp tư sản Việt Nam còn
xuất bản báo chí làm cơ quan tuyên truyền cho tư tưởng cải lương chủ nghĩa,
đồng thời đấu tranh đòi một số quyền tự do dân chủ trong khuôn khổ chế độ
thuộc địa.
Hai tờ báo đóng vai trị cơ quan phát ngơn của giai cấp tư sản là Diễn
đàn Đông Dương và Tiếng dội An Nam. Các tờ báo này tuyên truyền cho chủ
nghĩa Pháp – Việt đề huề và tư tưởng trực trị.
Tổ chức đại diện đầy đủ nhất cho các quan điểm quốc gia cải lương của

giai cấp tư sản là Đảng lập hiến được lập ra ở Nam kì năm 1923. Với tư cách
là lãnh tụ của đảng, Bùi Quang Chiêu nêu ra 3 yêu cầu về chính trị là tự do tư
tưởng, tự do viết báo bằng tiếng mẹ đẻ, tự do đi lại và hội họp.
Năm 1925, Đảng lập hiến đưa tập Dân nguyện cho Toàn quyền Đơng
Dương Va-ren, địi một số quyền tự do dân chủ. Cùng năm đó, Bùi Quang
Chiêu sang Pháp để vận động chính phủ Pháp ban hành một số cải cách tự do
dân chủ ở Đông Dương nhưng không giành được kết quả gì.
Ngồi Đảng lập hiến cịn có các nhóm Nam phong của Phạm Quỳnh,
nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh ở ngồi Bắc. Nhóm Phạm
Quỳnh nêu lên thuyết qn chủ lập hiến, cịn nhóm Nguyễn Văn Vĩnh lại đề
cao tư tưởng trực trị…
Tóm lại, giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã
có những cố gắng nhất định trong cuộc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn
ép của tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này chủ yếu nhằm
thoả mãn các yêu cầu tối thiểu về quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng trong
kinh tế và hoạt động chính trị với tư bản Pháp.
3. Hoạt động của giai cấp tiểu tư sản
a. Phong trào văn hoá tiến bộ
Trong cao trào địi tự do dân chủ, nhiều trí thức tiến bộ đã trở thành
người khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân
dân. Họ dùng báo chí làm cơng cụ đấu tranh, đồng thời để bộc lộ các quan
điểm chính trị của mình. Vì vậy, sau những năm 20, hoạt động báo chí, văn
hố đã diễn ra khá sôi nổi trên cả nước.
Hai tờ báo Chuông rè của Nguyễn An Ninh và An Nam trẻ của Phan


Văn Trường đã kịch liệt đả phá chế độ thực dân, công khai chống lại chủ
nghĩa Pháp - Việt đề huề. Ngồi ra, báo chí cịn trích đăng một số bài trên báo
Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp, giới thiệu những tài liệu liên quan đến
Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh các tờ báo in bằng tiếng Pháp, còn xuất hiện nhiều tờ báo
tiếng Việt như Thực nghiệp dân báo, tờ Hữu thanh của Tản Đà - Nguyễn
Khắc Hiếu… Các tờ báo nói trên đều phản ánh nguyện vọng về tự do dân chủ
của quần chúng, tuyên truyền tư tưởng văn hoá tiến bộ, kịch liệt chống lại chủ
nghĩa Pháp - Việt đề huề.
Cùng với xuất bản báo chí, một số trí thức trẻ còn thành lập các nhà
xuất bản như Nam đồng thư xã của Phạm Tuấn Tài ở Hà Nội; Quan hải tùng
thư của Đào Duy Anh ở Huế; Cường học thư xã của Trần Huy Liệu ở Sài
Gịn…
Tuy chưa có một xu hướng chính trị thống nhất, nhưng những hoạt
động văn hóa của tầng lớp tiểu tư sản trí thức đã phát triển rầm rộ, quy mô
khá rộng lớn. Họ không chỉ lớn tiếng trong làng báo mà còn biên soạn, dịch
thuật và xuất bản khá nhiều sách: “Gắn những hoạt động văn hóa vào những
vấn đề nóng hổi đang diễn ra trước mắt cũng là một đặc điểm nổi bật cuả họ.
Từ đó họ đả kích thực dân, cổ động lịng u nước”. Họ khơng những góp
phần đấu tranh địi tự do dân chủ mà bằng hoạt động văn hóa họ đã tập hợp
lực luợng tạo nên những Nam đồng thư xã, Cường học thư xã, Đảng thanh
niên ở Nam Kì, Hội Phục Việt ở Trung Kì.
b. Phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu (1925) và lễ tang
Phan Châu Trinh (1926)
- Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925)
Năm 1925, sau lần Phan Bội Châu lớn tiếng bênh vực cho hành động
của Phạm Hồng Thái trong việc ném tạc đạn vào Toàn quyền Méc-lanh
(Merlin) và việc cụ Phan “răn đe” chính quyền thực dân: sẽ “quyết khơng để
cho chính phủ Pháp một ngày ngồi nằm yên ổn. Việc ám sát Méc-lanh lần này
chẳng qua là một sự cảnh cáo của đảng chúng tôi mà thôi”, rồi khẳng định:
“Thắng lợi cuối cùng thế tất thuộc về đảng chúng tơi”; thì thực dân Pháp đã
sang tận Trung Quốc bủa vây, rình mị để bắt cóc cụ Phan Bội Châu, nhằm
chấm dứt vai trò của một thủ lĩnh cách mạng, suốt hơn một phần tư thế kỉ, đã
kiên cưịng đấu tranh, lăn lộn hoạt động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của

nhân dân ta.
Được tin Phan Bội Châu bị bắt, Hội Phục Việt đã rải truyền đơn kêu gọi
nhân dân đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp phải trả tự do cho cụ. Khi Tồ
Đề hình Đơng Dương tuyên mức án khổ sai chung thân đối với Phan Bội
Châu thì dư luận rất phẫn nộ. Nhiều điện văn được gửi tới Tồn quyền Đơng


Dương địi thả Phan Bội Châu. Có những tờ đơn kháng cáo cịn được gửi đến
tận Hội quốc liên, Tồ án quốc tế La Hay, Nghị viện Pháp đòi huỷ bỏ bản án
cho Phan Bội Châu.
Cuối cùng, ngày 25-12-1925, trước áp lực đấu tranh của quần chúng,
Tồn quyền Varen kí lệnh “ân xá” Phan Bội Châu và đưa về giam lỏng ở Huế
dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bọn mật thám.
Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu - phong
trào đấu tranh công khai đầu tiên, đã làm nức lòng nhân dân cả nước và cổ vũ
mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh cứu nước trong giai đoạn mới.
- Phong trào tổ chức tang lễ Phan Châu Trinh
Cũng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước nhiệt
thành. Ông là nhà dân chủ lớn và tiêu biểu nhất ở nước ta đầu thế kỉ XX. Tên
tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với một giai đoạn sôi động của phong trào
giải phóng dân tộc. Vì vậy, khi nghe tin Phan Châu Trinh qua đời, nhân dân
cả nước ngậm ngùi thương tiếc, tổ chức lễ truy điệu ở khắp nơi.
Ban tổ chức tang lễ cụ Phan Châu Trinh đã gửi lời hiệu triệu đi khắp cả
nước kêu gọi làm lễ truy điệu nhà chí sĩ ái quốc, coi như một quốc tang. Nối
tiếp khí thế của cuộc vận động địi thả cụ Phan Bội Châu, nên bản hiệu triệu
trên đã được mọi nơi hưởng ứng nhiệt liệt. Học sinh các trường Trung học địi
nghỉ học để để tang nhà chí sĩ. Không chỉ ở chùa Đồng Nhân (Hà Nội), chùa
Dư Hàng (Hải Phòng), chùa Cả (Nam Định) và nhiều nơi khác trên cả ba
miền Bắc, Trung, Nam mà lòng tiếc thương Cụ cịn vượt ra ngồi biên giới
đến cả Phnơmpênh (Campuchia) và Viên Chăn (Lào); tổng cộng có tới hàng

chục vạn người tham gia lễ truy điệu. Riêng tại Sài Gòn 14 vạn người đã có
mặt trong cuộc tiễn đưa cụ Phan Châu Trinh (từ Sài Gòn lên Tân Sơn Nhất)
về nơi an nghỉ cuối cùng.
4. Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) và khởi nghĩa Yên Bái
Việt Nam quốc dân đảng là tổ chức tiêu biểu nhất của khuynh hướng
cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20.
Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927
Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam quốc
dân đảng.
Khi mới thành lập, đảng chưa có chính cương rõ ràng mà chỉ nêu
chung chung là “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”.
Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”.
Mục đích của đảng là đồn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc,
xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.
Bản chương trình hành động cơng bố năm 1929, Việt Nam quốc dân
đảng nêu nguyên tắc tư tưởng là “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”; chương trình


hành động gồm 4 thời kì, thời kì cuối cùng là bất hợp tác với chính phủ Pháp
và triều Nguyễn, cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua,
thiết lập dân quyền.
Việt Nam quốc dân đảng chủ trương “tiến hành cách mạng bằng sắt và
máu”.
Thành phần chủ yếu của đảng gồm trí thức, học sinh, giáo viên, công
chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở nơng thơn, một số binh
lính người Việt trong quân đội Pháp.
Về cơ cấu tổ chức, Việt Nam Quốc dân đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kì Bộ,
Tỉnh bộ và Chi bộ. Số đảng viên trong chi bộ không quá 19 người. Trong hơn
hai năm tồn tại, Việt Nam quốc dân đảng đã có nhiều cố gắng trong việc xây
dựng và phát triển cơ sở, nhưng địa bàn hoạt động chính của đảng là ở Bắc kì.

Ngồi ra cịn có một số chi bộ ở Nam kì và ở Lào. Tại Trung kì, Việt Nam
quốc dân đảng khơng phát triển được vì thế lực của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng rất mạnh.
Do khơng có lí luận cách mạng làm cơ sở cho đường lối và phương
pháp đấu tranh nên Việt Nam quốc dân đảng thiên về các hoạt động ám sát,
khủng bố cá nhân. Điển hình nhất là vụ ám sát Badanh – tên trùm mộ phu ở
Bắc Trung kì tại Hà Nội vào tháng 2/1929.
Vụ án này đã làm nức lòng các tầng lớp nhân dân, cịn bọn thực dân vơ
cùng hoảng sợ và tức tối. Chúng tăng cường lực lượng truy tìm thủ phạm vụ
án, đồng thời nhân đà đó thẳng tay bắt bớ và khủng bố những người yêu
nước, phá vỡ các tổ chức cách mạng. Sau 5 tháng săn lùng liên tục, đến tháng
7 năm 1929, Pháp đã bắt được 225 đảng viên đưa ra xét xử và giam cầm trong
các nhà tù. Hầu hết các cơ sở của Việt Nam Quốc dân đảng ở Hà Nội, Thái
Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh bị mật thám Pháp phá vỡ. Trước tình hình nguy
ngập ấy, Ban lãnh đạo Tổng bộ đi đến quyết định phát động khởi nghĩa với
tinh thần “Không thành công cũng thành nhân”.
Do thiếu chặt chẽ trong tổ chức, thiếu thống nhất trong lãnh đạo, kế
hoạch khởi nghĩa hoãn đi hoãn lại nhiều lần, lại bị thực dân Pháp điên cuồng
khủng bố nên khởi nghĩa nổ ra khơng đều. Tại các vùng Lâm Thao, Hưng
Hố, Sơn Tây, Phả Lại, Vĩnh Bảo, Kiến An, Phủ Dực khởi nghĩa nổ ra đều
khơng thành cơng; chỉ có cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đêm 9-2-1930), nơi khởi
sự cho phong trào đã chiếm được Trại lính cơ số 5 và Trại lính cơ số 6.
Nhưng khơng làm chủ được tình hình, khơng lơi kéo được tồn bộ lính khố
xanh, nên sáng hơm sau, thực dân Pháp tập trung lực lượng phản công và
cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt.
Khởi nghĩa Yên Bái với những hành động quả cảm của nghĩa quân Việt
Nam quốc dân đảng đã thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí quật cường của


dân tộc ta, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong các tầng lớp nhân

dân.
Tuy nhiên, sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cũng chứng tỏ sự bồng
bột, hăng hái nhất thời của tầng lớp tiểu tư sản trí thức. Đó cũng là thất bại
của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt
Nam.
Đồng chí Lê Duẩn đã nhận định: “Khởi nghĩa Yên Bái chỉ là một cuộc
bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non, để rồi chết luôn khơng bao giờ
ngóc đầu lên nổi. Khẩu hiệu “Khơng thành cơng cũng thành nhân” biểu lộ
tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng
biểu lộ tính chất khơng vững chắc, non yếu của phong trào tư sản”.
Từ sau cuộc bạo động Yên Bái, Việt Nam quốc dân đảng hoàn toàn tan
rã, khuynh hướng cách mạng dân tộc hoàn toàn thất bại, hệ tư tưởng tư sản
cũng hoàn toàn bất lực trước các nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc. Ngọn cờ cách mạng đã chuyển hẳn sang tay giai cấp vô sản. Từ đây
trở đi, “trên dải đất Việt Nam, phong trào chống đế quốc, giành độc lập dân
tộc chỉ là những phong trào do giai cấp vô sản lãnh đạo”.
III. Nhận xét chung
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
trong những năm 1919 – 1930 là sự tiếp nối của khuynh hướng cách mạng
dân chủ tư sản những năm đầu thế kỉ XX trong điều kiện lịch sử có nhiều nét
mới.
Trong những năm 1919-1930, những sĩ phu yêu nước, tầng lớp tư sản
dân tộc, giai cấp tiểu tư sản đã đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của giai
cấp, tầng lớp mình cũng như vì quyền lợi dân tộc. Hình thức đấu tranh của họ
cũng khá phong phú, đa dạng qua đó gây cho Pháp nhiều khó khăn, thậm chí
là thiệt hại. Đây là minh chứng hùng hồn cho lòng yêu nước, tinh thần cách
mạng của các giai cấp, tầng lớp đại diện cho khuynh hướng cách mạng dân
chủ tư sản ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để ta thấy được những đóng góp
của khuynh hướng cách mạng này đối với phong trào dân tộc dân chủ ở Việt
Nam.

Sự thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản có nhiều
nguyên nhân:
- Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên
khơng đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
- Ngọn cờ tư tưởng dân chủ tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất
mới mẻ, nhưng trong điều kiện lịch sử hiện tại nó khơng phải là hệ tư tưởng
tiến bộ nhất, ưu việt nhất.
- Giai cấp tư sản Việt Nam cịn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn


và một phương pháp cách mạng khoa học. Bên cạnh đó, do sự phân hố giai
cấp chưa triệt để nên giai cấp tư sản Việt Nam rất dễ bị dao động, dễ thoả hiệp
khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi trước mắt.
- Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân
đảng rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng nên không đủ sức chống đỡ
trước sự tiến công của đế quốc Pháp.
- Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang ra sức
củng cố nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho
phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.
Ý nghĩa lịch sử
Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư
sản ở Việt Nam những năm 1919-1930 đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước
của nhân dân Việt Nam; góp phần đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà
yêu nước cho các phong trào đấu tranh về sau. Những hoạt động tiêu biểu cho
khuynh hướng cách mạng này đã góp phần khảo nghiệm một con đường cứu
nước mới và chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân
chủ tư sản không đáp ứng được những yêu cầu mới của thời cuộc nên đã thất
bại trước những nhiệm vụ lịch sử của nó.
Sự thất bại của phong trào cũng giúp cho những người yêu nước Việt
Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lí luận giải phóng dân tộc theo

khuynh hướng cách mạng vơ sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một
trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt nam.


B. Tổ chức dạy học chuyên đề
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Giúp cho học sinh:
- Trình bày được hồn cảnh lịch sử thế giới và trong nước tác động đến
khuynh hướng DCTS
- Trình bày được những hoạt động tiêu biểu cho khuynh hướng DCTS
trong phong trào yêu nước 1919-1930
- Giải thích được nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của khuynh
hướng DCTS trong phong trào DTDC 1919-1930
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
- Kĩ năng nhận xét rút ra bài học lịch sử
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
của cha ông
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hoạt động nhóm; năng lực tự
học
- Năng lực chuyên biệt:
+ Khả năng chọn lọc thông tin, sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung
chuyên đề
+ Kĩ năng so sánh các sự kiện lịch sử
+ Nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của khuynh hướng DCTS
qua đó thấy được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khuynh hướng
này trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1919-1930.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh về chân dung một số nhà yêu nước như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh; một số tờ báo…
- Tư liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung chuyên đề
- Chuẩn bị bài ở nhà
III. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề
1. Giáo viên giới thiệu
Từ năm 1919, chế độ khoa cử nho giáo bị bãi bỏ, tầng lớp trí thức Tây
học xuất hiện ngày càng nhiều. So với các sĩ phu nho học thì những trí thức
Tây học có điều kiện hiểu rõ chế độ dân chủ của phương Tây hơn. Nhìn lại


thực trạng của đất nước, trên những mức độ khác nhau, nhiều người trong số
họ đã có những hoạt động để địi ít nhiều quyền dân chủ.
Chun đề này sẽ giúp các em nắm được những hoạt động tiêu biểu
cho khuynh hướng DCTS trong cuộc vận động yêu nước Việt Nam 19191930, đồng thời phân tích được nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của
khuynh hướng này trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Điều kiện lịch sử tác động đến khuynh hướng dân
chủ tư sản ở Việt Nam
(Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cả lớp)
- Giáo viên nêu vấn đề: sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những điều
kiện lịch sử nào tác động đến khuynh hướng DCTS?
- Học sinh nghiên cứu tài liệu, có thể trao đổi với nhau sau đó trình bày
điều kiện lịch sử trong nước và thế giới tác động đến khuynh hướng DCTS.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý chính:
+ Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã

tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, chủ
yếu là Việt Nam. Chúng đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các
ngành kinh tế  những chuyển biến về kinh tế và sự phân hoá giai cấp xã hội
+ Sau chiến tranh, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản đã hình thành.
Tuy nhiên do sự chèn ép của thực dân Pháp nên số lượng ít, thế lực kinh tế
yếu  những hạn chế về ý thức tư tưởng: dễ dao động, xu hướng cải lương,
thoả hiệp…
+ Ảnh hưởng to lớn của những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh…
+ Sau chiến tranh, tư tưởng DCTS càng có điều kiện tràn vào nước ta,
góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ nhưng trong
bối cảnh hiện tại, nó khơng cịn là xu hướng cách mạng ưu việt nhất, tiến bộ
nhất nữa.
Hoạt động 2: Những hoạt động tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng
cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm 1919-1930
1. Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngồi
(Hình thức hoạt động: nhóm, cá nhân)
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm giao nhiệm vụ cụ thể:
+ Nhóm 1: nêu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và
người Việt Nam tại Trung Quốc
+ Nhóm 2: Những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh và người
Việt Nam tại Pháp
+ Nhóm 3: Những điểm giống và khác nhau trong chủ trương cứu nước


của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh thời kì này
- Các nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, trình bày ý tưởng ra
tờ giấy A0 dán lên bảng. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính
a. Phan Bội Châu và các hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở
Trung Quốc

- Năm 1913 Phan Bội Châu bị bắt giam ở Quảng Châu đến cuối
năm 1917 mới được thả
- 1920 trước ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng Mười Nga,
ông bắt đầu hướng tới một hệ tư tưởng mới – tư tưởng XHCN
- 6/1925 ông bị Pháp bắt giam tại Thượng Hải, kết án tù và sau đó
đưa về an trí ở Huế
- Sau chiến tranh, nhiều thanh niên Việt Nam đã sang Trung Quốc
tìm đường cứu nước. 1923, một số thanh niên ưu tú như Lê Hồng Phong,
Hồ Tùng Mậu… thành lập tổ chức Tâm tâm xã tại Quảng Châu để đoàn
kết tất cả những người Việt Nam yêu nước chống Pháp
- 19/6/1924 Phạm Hồng Thái đã ám sát tên Toàn quyền Méc-lanh tại
Sa Điện (Quảng Châu). Sự việc không thành, Phạm Hồng Thái hi sinh
anh dũng  góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước, nhóm lại ngọn lửa đấu
tranh dân tộc
b. Phan Châu Trinh và hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở
Pháp
- Năm 1911 Phan Châu Trinh sang Pháp, tiếp tục đấu tranh nhằm
“Khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh”
- Ông tham gia sáng lập các tổ chức như Hội đồng bào thân ái, Hội
những người Việt Nam yêu nước…
- 1922 ông viết Thất điều thư vạch ra 7 tội đáng chém của vua Khải
Định nhân dịp ông này sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa
- 6/1925 ông về nước và tiếp tục tổ chức những buổi diễn thuyết đả
phá đạo Khổng nho và chế độ quân chủ, đề cao dân quyền, dân chủ
phương Tây
- Cùng với những hoạt động của Phan Châu Trinh, nhiều Việt kiều
tại Pháp đã tích cực tham gia các hoạt động yêu nước như đưa đón cán bộ,
vận chuyển tài liệu, sách báo cách mạng về nước để tuyên truyền, giác ngộ
cách mạng
2. Hoạt động của giai cấp tư sản

(Hình thức: làm việc cá nhân/ cả lớp)
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày về phong trào đấu tranh đòi
quyền lợi kinh tế và thành lập đảng phái của giai cấp tư sản
- Học sinh nghiên cứu tài liệu, trao đổi và trả lời


- Giáo viên nhận xét và chốt ý chính
a. Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế
- 1919 tư sản Việt Nam dấy lên phong trào “tẩy chay khách chú” ở một
số thành phố, thị xã như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phịng… với các khẩu hiệu:
“Người An Nam khơng gánh vàng đi đổ sông Ngô” hay “Người An Nam mua
bán với người An Nam”…
- Trước sự phát triển của phong trào, thực dân Pháp đã vội vàng tìm
cách ngăn cản  phong trào xẹp dần rồi tắt hẳn
- 1923 giới tư sản và địa chủ Nam kì tổ chức phong trào chống độc
quyền thương cảng Sài Gịn, lơi cuốn sự tham gia ủng hộ của đơng đảo trí
thức tư sản và tiểu tư sản ở Sài Gòn và các tỉnh Nam kì
 Phong trào “tẩy chay khách chú” và chống độc quyền cảng Sài Gòn
đã phản ánh những mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư sản Việt Nam với tư sản
nước ngoài. Nhưng cuộc đấu tranh này mới nhằm vào tư sản Hoa kiều và
một công ti của Pháp chứ chưa phải chống lại toàn bộ ách cai trị của thực
dân Pháp.
b. Hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng
- Xuất bản báo chí để tuyên truyền chủ nghĩa Pháp – Việt đề huề, chủ
nghĩa quốc gia cải lương. Tiêu biểu là tờ Tiếng dội an nam và Diễn đàn Đông
Dương…
- 1923 Đảng lập hiến được thành lập do Bùi Quang Chiêu làm lãnh tụ.
1925 đảng này đưa tập Dân nguyện yêu cầu Pháp nới lỏng một số quyền tự
do dân chủ nhưng không được đáp ứng.
- Bên cạnh đó cịn có nhóm Nam phong của Phạm Quỳnh nêu lên

thuyết quân chủ lập hiến và nhóm Trung Bắc tân văn ủng hộ tư tưởng trực
trị…
3. Hoạt động của giai cấp tiểu tư sản
(Hình thức nhóm/ cá nhân)
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phân cơng cơng việc cụ thể:
+ Nhóm 1: nêu tên một số tờ báo tiến bộ đấu tranh địi tự do dân chủ
+ Nhóm 2: tìm hiểu phong trào đấu tranh địi ân xá Phan Bội Châu
+ Nhóm 3: tìm hiểu phong trào tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh
- Các nhóm được giao nhiệm vụ tiến hành thảo luận, trình bày phần
chuẩn bị ra giấy A0 và dán lên bảng
- Giáo viên có thể cho các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau sau đó
chốt ý chính
a. Phong trào văn hố tiến bộ
- Tầng lớp tiểu tư sản trí thức đã sử dụng báo chí làm cơng cụ đấu tranh
đả phá chế độ thực dân Pháp, đòi các quyền tự do dân chủ và giác ngộ quần


chúng
+ Nhiều tờ báo xuất bản bằng tiếng Pháp như Chuông rè, An Nam trẻ,
Người nhà quê…
+ Các tờ báo bằng tiếng Việt như Hữu thanh của Tản Đà – Nguyễn
Khắc Hiếu, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo…
- Ngồi ra cịn xuất hiện nhiều nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư
xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư…
b. Phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu (1925) và lễ tang
Phan Châu Trinh (1926)
- Phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu:
+ 1925 Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải. Được tin đó, Hội
Phục việt đã rải truyền đơn kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh đòi nhà cầm
quyền Pháp ân xá cho cụ

+ Nhiều điện văn được gửi tới Toàn quyền Đơng Dương địi thả Phan
Bội Châu. Có những tờ đơn kháng cáo còn được gửi đến tận Hội quốc liên,
Tồ án quốc tế La Hay, Nghị viện Pháp địi huỷ bỏ bản án cho Phan Bội
Châu.
+ Cuối cùng, ngày 25-12-1925, trước áp lực đấu tranh của quần chúng,
Toàn quyền Varen kí lệnh “ân xá” Phan Bội Châu và đưa về giam lỏng ở Huế
dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bọn mật thám.
- Phong trào tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh: 1926
khi cụ Phan Châu Trinh qua đời, hàng vạn người đã đến dự lễ tang cụ. Riêng
ở Sài Gịn có khoảng 14 vạn người tham gia vào buổi tiễn đưa cụ về nơi an
nghỉ cuối cùng.
4. Việt Nam quốc dân đảng (1927-1930) và khởi nghĩa Yên Bái
(Hình thức hoạt động: cá nhân/ cả lớp)
- Giáo viên đưa ra bài tập lớn: Trình bày sự thành lập, tơn chỉ mục đích,
cơ cấu tổ chức… của Việt Nam quốc dân đảng; nguyên nhân, diễn biến,
nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái
- Học sinh nghiên cứu tài liệu trả lời
- Giáo viên nhận xét và chốt ý
a. Việt Nam quốc dân đảng
- Từ cơ sở hạt nhân ban đầu là nhà xuất bản Nam đồng thư xã, ngày
25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… đã thành lập Việt Nam quốc
dân đảng
- Khi mới thành lập, đảng chưa có tơn chỉ, mục đích rõ ràng, chỉ nêu
chung chung là “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”.
- Đến bản chương trình hành động năm 1929, đảng nêu nguyên tắc tư
tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”…


- Về biện pháp đấu tranh: đảng chủ trương làm cách mạng “bằng sắt và
máu”, thiên về quân sự và ám sát

- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc kì, ngồi ra cịn có một số chi hội ở
Lào và Nam kì
b. Khởi nghĩa Yên Bái
- 2/1929 Việt Nam quốc dân đảng tiến hành ám sát tên trùm mộ phu
Ba-danh ở Hà Nội nhưng thất bại  thực dân Pháp đã điên cuồng khủng bố,
khiến đảng bị tổn thất nặng nề
- Bị động trước tình thế, một số yếu nhân đã quyết định dốc toàn bộ lực
lượng tiến hành khởi nghĩa để “không thành công cũng thành nhân”
- Đêm 9/2/1930 cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái. Cùng thời gian đó,
khởi nghĩa cũng nổ ra ở nhiều nơi như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Hà
Nội…
- Khởi nghĩa đã nhanh chóng thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần yêu
nước, đấu tranh bất khuất vì độc lập dân tộc
- Khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chấm dứt vai trò của Việt Nam quốc
dân đảng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
Hoạt động 3: Nhận xét chung
(Hình thức cá nhân/ cả lớp)
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa
lịch sử, vai trò của khuynh hướng DCTS trong phong trào DTDC ở Việt Nam
1919-1930
- Học sinh có thể thảo luận, trao đổi và trình bày ý kiến của mình
- Giáo viên nhận xét, chốt ý chính:
Sự thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản có nhiều
nguyên nhân:
- Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên
khơng đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
- Ngọn cờ tư tưởng dân chủ tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất
mới mẻ, nhưng trong điều kiện lịch sử hiện tại nó khơng phải là hệ tư tưởng
tiến bộ nhất, ưu việt nhất.
- Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn

và một phương pháp cách mạng khoa học. Bên cạnh đó, do sự phân hoá giai
cấp chưa triệt để nên giai cấp tư sản Việt Nam rất dễ bị dao động, dễ thoả hiệp
khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi trước mắt.
- Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân
đảng rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng nên không đủ sức chống đỡ
trước sự tiến công của đế quốc Pháp.
- Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang ra sức


củng cố nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho
phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.
Ý nghĩa lịch sử
Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư
sản ở Việt Nam những năm 1919-1930 đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước
của nhân dân Việt Nam; góp phần đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà
yêu nước cho các phong trào đấu tranh về sau. Những hoạt động tiêu biểu cho
khuynh hướng cách mạng này đã góp phần khảo nghiệm một con đường cứu
nước mới và chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân
chủ tư sản không đáp ứng được những yêu cầu mới của thời cuộc nên đã thất
bại trước những nhiệm vụ lịch sử của nó.


C. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn các câu hỏi, bài
tập về kiểm tra, đánh giá
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài
tập trong chủ đề
Nội
dung
Phong
trào

DTDC
19191925

Phong
trào
DTDC
19251930

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Trình bày được
hồn cảnh lịch sử
quốc tế tác động
đến
khuynh
hướng DCTS sau
chiến tranh thế
giới thứ nhất

- Nêu hoạt động
tiêu biểu của Phan
Bội Châu, Phan
Châu Trinh và
người Việt ở nước

ngoài
- Phong trào đấu
tranh của tư sản
và tiểu tư sản

- Phân tích được
những điểm giống
và khác nhau trong
hoạt động của Phan
Bội Châu và Phan
Châu Trinh…
- Phân tích ý nghĩa
lịch sử của phong
trào DCTS đến cuộc
vận động giải phóng
dân tộc

- Trình bày được
sự ra đời, tơn chỉ
mục đích… của
Việt Nam quốc
dân đảng

- Một số hoạt động
tiêu biểu của tư sản,
tiểu tư sản thời kì
này
- Nêu được nguyên
nhân, diễn biến, ý
nghĩa của khởi

nghĩa Yên Bái

- Nhận xét về
lực lượng tham
gia, mục tiêu,
hình thức đấu
tranh của phong
trào yêu nước
theo
khuynh
hướng DCTS
- So sánh với
khuynh hướng
DCTS đầu thế
kỉ XX
- Phân tích
được
nguyên
nhân thất bại, ý
nghĩa lịch sử
của khởi nghĩa
Yên Bái
- Phân tích
được
những
điểm hạn chế
của
khuynh
hướng DCTS,
từ đó giải thích

sự thất bại của
khuynh hướng
này trong cuộc
vận động giải
phóng dân tộc
1919-1930

Câu hỏi ơn tập
Câu 1: Trình bày và nhận xét những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản
ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1926.
Trả lời
* Hoạt động của tư sản
- Từ 1919, tư sản Việt Nam mở cuộc vận động “chấn hưng nội hoá”,
“bài trừ ngoại hoá”; đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng


lúa gạo Nam kì của thực dân Pháp
- 1923, một số tư sản và đại địa chủ Nam kì thành lập Đảng lập hiến
nhằm tranh thủ quần chúng. Ngoài ra cịn có nhóm Nam phong và nhóm
Trung Bắc tân văn hoạt động ở Bắc kì. Họ mở các cuộc vận động địi tự do đi
lại, tự do ngơn luận, tự do báo chí…
* Hoạt động của tiểu tư sản:
- 1923 một số thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu (Trung
Quốc) tiêu biểu như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… thành lập tổ chức Tâm
tâm xã
- Tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Hà Nội, học sinh và giáo viên các trường…) sơi nổi đấu tranh địi tự do dân
chủ
- Một số tổ chức chính trị sơ khai của trí thức, học sinh, sinh viên ra đời
như Hội Phục Việt, Việt Nam nghĩa đồn, Đảng thanh niên… có nhiều hoạt

động phong phú và sôi nổi
- Nhiều tờ báo được xuất bản như An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông
rè… Một số nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã…
đã phát hành nhiều sách tiến bộ
- Hoạt động tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội
Châu và tổ chức đám tang Phan Châu Trinh
* Nhận xét:
- Cuộc đấu tranh của tư sản Việt Nam chủ yếu là nhằm cải thiện điều
kiện làm ăn trong khuôn khổ chế độ thuộc địa. Khi được Pháp nhượng bộ cho
một vài quyền lợi, họ lại thoả hiệp với chúng, nhanh chóng bị phong trào
quần chúng vượt qua
- Phong trào của tiểu tư sản trong nước diễn ra khá sơi nổi, gắn liền với
các cuộc đấu tranh địi tự do dân chủ công khai, bắt đầu từ trong Nam, lan
nhanh ra ngoài Bắc và phá triển thành phong trào có tính tồn quốc, thu hút
đơng đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
- Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919-1926 đã chuẩn bị
cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng trong những năm tiếp theo.
Câu 2: Tổ chức cách mạng đại biểu cho quyền lợi của bộ phận tiểu tư
sản và tư sản dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1925-1930 là tổ chức nào?
Trình bày và nhận xét về hoạt động của tổ chức đó?
Trả lời
* Tổ chức cách mạng đại biểu cho quyền lợi của bộ phận tiểu tư sản và
tư sản dân tộc ở Việt Nam những năm 1925-1930 là Việt Nam quốc dân đảng
* Hoàn cảnh ra đời:
- Từ 1919-1926, phong trào dân tộc dân chủ của bộ phận tư sản dân


tộc và tiểu tư sản phát triển mạnh mẽ, tạo cơ sở chính trị cho sự ra đời của
chính đảng tư sản
- Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam đồng thư xã, ngày

25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… thành lập Việt Nam quốc
dân đảng. Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách
mạng dân chủ tư sản
- Lúc mới thành lập, đảng chưa có đường lối rõ ràng mà chỉ nêu chung
chung là “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Đến
năm 1929 nêu nguyên tắc tư tưởng là “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”
* Nhận xét:
- Trong tình thế bị động, Việt Nam quốc dân đảng tổ chức cuộc khởi
nghĩa Yên Bái ngày 9/2/1930
- Khởi nghĩa Yên Bái với những hành động quả cảm của những nghĩa
quân Việt Nam quốc dân đảng đã thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí quật
cường của dân tộc ta, góp phần thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong quần
chúng nhân dân
- Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cũng chứng tỏ sự bồng bột, hăng hái
nhất thời của tầng lớp tiểu tư sản trí thức, đó cũng là thất bại của tư sản dân
tộc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng. Đánh dấu sự thất
bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. Hệ tư tưởng tư
sản cũng hoàn toàn bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử của cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc.
Câu 3: Trình bày khái qt những điều kiện lịch sử tác động đến phong
trào yêu nước Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời
* Về kinh tế:
- Từ 1919-1929 cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông
Dương đã diễn ra trên quy mô lớn, làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự biến
đổi: Nền kinh tế của tư bản Pháp bao trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt
Nam. Kinh tế Việt Nam mang tính chất thực dân nửa phong kiến
- Sự chuyển biến về kinh tế là cơ sở về kinh tế dẫn đến sự xuất hiện
những khuynh hướng cứu nước mới ở nước ta sau chiến tranh
* Về xã hội:

- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai và chính
sách thống trị của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam có những
chuyển biến mới.
- Mỗi giai cấp có quyền lợi về kinh tế và địa vị chính trị khác nhau nên
có thái độ chính trị khác nhau trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đang
ngày càng phát triển


- Sự xuất hiện và phát triển của các giai cấp mới là cơ sở xã hội để hình
thành khuynh hướng vô sản và tư sản trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930
* Về tư tưởng:
- 1920 Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc – con đường cách mạng vô sản. Qua nghiên cứu lí luận Mác – Lê nin
và khảo nghiệm thực tế, Người đã từng bước hình thành nên lí luận cách
mạng giải phóng dân tộc và truyền bá về trong nước
- Nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin và lí luận cách mạng giải phóng
dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã làm cho phong trào công nhân, phong trào
yêu nước Việt Nam phát triển theo khuynh hướng vơ sản. Trên cơ sở đó, đưa
đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930
- Sau chiến tranh, tư tưởng DCTS tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam.
Tiếp đó là chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn phần nào đã ảnh hưởng đến
cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam.



×