Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Định vị và quảng bá thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.34 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi muốn gửi những lời cảm ơn tới gia đình, đến ba, má và các anh chị những người luôn bên cạnh che chở và giúp đỡ cho tôi trước những khó khăn trong
cuộc sống. Cảm ơn ba, má đã sinh thành và nuôi dưỡng con nên người, tạo mọi điều
kiện cho con được học tập đến nơi đến chốn, không có gì có thể đo được những công
lao to lớn ấy, con hứa sẽ cố gắng trở thành một người tốt, một người có ích cho gia
đình và xã hội để đền đáp những gì mà ba má đã mang lại cho con.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Huế, những
người trong suốt 4 năm qua đã cung cấp vốn kiến thức, để em có thể theo đuổi công
việc của mình sau này và vững bước vào tương lai. Và hơn thế nữa Em xin chân thành
cảm ơn đến thầy Lại Xuân Thủy, nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cùng với những
tài liệu quý giá mà thầy cung cấp, em mới có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này.
Trong suốt quá trình thực tập, tìm số liệu để làm đề tài , Em đã nhận được sự giúp
đỡ và chỉ bảo tận tình của những anh chị trong Công ty TNHH TM-DL Phú Minh.
Cảm ơn anh Phong, chú Hải, anh Lực, cô Quýnh, anh Thái, chị Quỳnh, chị Uyển, chú
Vinh, anh Hùng là những người luôn nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp số liệu cần
thiết nhất để em có thể thực hiện nghiên cứu của mình.
Đồng hành với tôi còn có những người bạn đã giúp tôi trong quá trình thu thập số
liệu, điều tra thị trường, những người cùng ngồi trên giảng đường đai học, đã giúp tôi
về mặt tinh thần cũng như có những ý kiến đóng góp hết sức quan trọng trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp tôi trong thời
gian vừa qua.
Huế, tháng 4, năm 2009
Sinh siên thực hiện
Nguyễn Ngọc Tuấn

1


PHẦN I: ĐẶT VẤ ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài


Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp nhiều khó
khăn thì mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn, đơn cử như trong lĩnh
vực ngành Bia đã và đang xuất hiện những nhà sản xuất kinh doanh trong nước, liên doanh
với nước ngoài … Để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn.
Nên chưa bao giờ khách hàng lại có cơ hội tha hồ lựa chọn như vậy. Có một điều mà các nhà
doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải sai lầm đó là luôn tìm cách nâng cao chất lượng
sản phẩm nhưng lại không quan tâm đến quá trình quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trong
mắt người tiêu dùng. Chính điều này đã làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh hơn và giá trị
của sản phẩm cũng được người tiêu dùng đánh giá không cao.
Chính vì lý do trên nên mối quan tâm hàng đầu của các nhà doanh nghiệp hiện nay là làm
sao để khách hàng biết đến sự hiện diện của mình; có tình cảm yêu thích sản phẩm, dịch vụ
mang thương hiệu do mình cung cấp; lựa chọn, tin tưởng và tự hào khi sử dụng những sản
phẩm, dịch vụ ấy.
Thương hiệu giờ đây là linh hồn của sản phẩm, là vũ khí đem lại lợi thế cạnh tranh và là
tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh trong tương lai sẽ là sự cạnh tranh giữa
những thương hiệu với nhau, thông qua định vị và chiếm giữ những phân khúc thị trường
khác nhau, khi đó những thương hiệu không có tên tuổi sẽ khó có cơ hội cạnh tranh hoặc chỉ
sống bằng những hoạt động kinh doanh mà giá trị gia tăng mang lại sẽ rất thấp.
Qua những điều mà tôi được các thầy cô chỉ dạy khi ngồi trên giảng đường Đại học và
những điều mà tôi tiếp thu được trong cuộc sống, qua sách, báo, truyền hình, internet… và vì
niềm yêu thích của bản thân cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Lại Xuân
Thủy nên tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu quá trình quảng bá thương hiệu Bia tươi 50 Phú
Minh tại Công ty TNHH TM - DL Phú Minh, tỉnh Phú Yên” để làm đề tài tốt nghiệp. Ước
muốn của tôi là thông qua đề tài này, bản thân có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về thương hiệu;
hỗ trợ và phục vụ nghề nghiệp, công việc sau này; ngoài ra còn để chia sẻ với những ai có
cùng quan tâm về vấn đề này nhằm học hỏi, trao đổi các kiến thức về xây dựng, phát triển và
định vị thương hiệu.
2



Do kiến thức và thời gian còn hạn chế vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót trong
quá trình thực hiện đề tài, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cùng các anh chị
trong Công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu và phân tích hoạt động xây dựng, định vị và quảng bá thương hiệu bia tươi 50
Phú Minh tại Công ty TNHH TM-DL Phú Minh thông qua các hoạt động Marketing – Mix
của Công ty qua 2 năm 2007-2008, Từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn cũng như
những ưu khuyết điểm trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bia tươi 50 Phú
Minh để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nói trên
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Đây là phương pháp luận được sử dụng xuyên suốt trong đề tài. Nội dung của nó là khi
nghiên cứu các vấn đề, các hiện tượng không nghiên cứu ở trạng thái tỉnh mà ở trong trạnh
thái động, được nhìn nhận trong một thể thống nhất, có quan hệ tác động qua lại và ràng
buộc lẫn nhau chứ không ở đơn lẻ và biệt lập. Các sự vật không chỉ được xem xét ở trong
một thời điểm cố định mà là một chuỗi thời gian nhất định để rút ra những nhận xét có tính
khoa học.
b. Phương pháp thống kê kinh tế
Đây là phương pháp cơ bản và chủ yếu nhằm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội số
lớn. Nhờ đó các hiện tượng đa dạng, phức tạp được nghiên cứu, phân tích tìm ra các quy luật
chung. Nội dung của phương pháp:
-

Chọn địa điểm nghiên cứu:
Điều tra khách hàng đã và đang sử dụng Bia tươi 50 Phú Minh, tỉnh Phú Yên. Phương
pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên

-

Thu thập dữ liệu:

 Số liệu thứ cấp: được thu thập từ phòng kế toán và phòng kinh doanh Công ty
TNHH TM - DL Phú Minh và Công ty cổ phần Bia Phú Minh, tỉnh Phú Yên.
 Số liệu sơ cấp: được thu thập qua điều tra, quan sát, phỏng vấn trực tiếp khách hàng
thông qua bảng hỏi theo trình tự:
3


Thứ nhất, xây dựng sơ bộ bảng hỏi phỏng vấn trên cơ sở kiến thức đã học cùng
với những thông tin tìm hiểu tại chi nhánh.
Thứ hai, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ Công ty TNHH
TM - DL Phú Minh về nội dung bảng hỏi.
Thứ ba, chỉnh sữa bảng hỏi theo ý kiến góp ý và tiến hành điều tra thử tại Công ty.
Thứ tư, chỉnh sửa lại bảng hỏi và tiến hành điều tra phỏng vấn chính thức.
- Xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS với mức độ thống kê mô tả, kiểm định giả thiết
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thương hiệu bia tươi 50 Phú Minh của Công ty TNHH TM - DL Phú Minh, bao gồm các
hoạt động Marketing – Mix, mức độ thỏa mãn khách hàng, quan điểm kinh doanh, chất
lượng phục vụ, các đặc trưng, biểu tượng, các giá … của thương hiệu trên.
5. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH TM - DL Phú Minh, nhằm phân tích số liệu thu
thập được trong 3 năm 2006 – 2008; kết hợp thông tin từ quá trình hình thành của Công ty
cho tới nay.
6. Thời gian nghiên cứu
Trong suốt quá trình thực tập, thời gian 3 tháng ( từ 29/01/2009 đến ngày 29/03/2009 )
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các hoạt động Marketing của Công ty TNHH
TM - DL Phú Minh nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu Bia tươi 50 Phú Minh, bao
gồm: các chiến lược sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị
cổ động, các hoạt động PR …
Riêng về chiến lược sản phẩm sẽ được nghiên cứu thông qua những tài liệu được tìm hiểu

từ Công ty mẹ ( Công ty cổ phần Bia Phú Minh , các hoạt động về quảng bá thương hiệu Bia
tươi 50 Phú Minh ở tầm vĩ mô của Công ty cổ phần Bia Phú Minh cũng được đề cập một
cách khái quát trong đề tài này.

4


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUÁ TRÌNH
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU BIA TƯƠI 50 PHÚ MINH.
Các khái niệm và những vấn đề về quảng bá thương hiệu
1.1 Thương hiệu là gì
Thương hiệu ( Brand ) có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo tiếng cổ, nghĩa là đóng dấu, xuất
phát từ thời xa xưa, khi những chủ trại trăng nuôi muốn phân biệt đàn cừu của mình với
những đàn cừu khác, họ đã dung một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên mong từng con cừu
một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu của mình.
a. Dưới góc độ kinh tế
theo định nghĩa của hiệp hội marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ dấu
hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một
sản phẩm hay dịch vụ của một người bán và phân biệt các sản phẩm ( dịch vụ ) đó với
các đối thủ cạnh tranh. Cấu tạo của một thương hiệu gồm 2 phần :
 Phần phát âm được: là những dấu hiệu có thể nói thành lời, tác động vào thính
giác được như tên gọi ( name ), câu khẩu hiệu (slogan ), đoạn nhạc đặc trưng…
 Phần không phát âm được : là những dấu hiệu được nhận biết thông qua thị giác
như hình vẽ, logo, biểu tượng ( symbol ), màu sắc…
b. Dưới góc độ pháp luật.
NHãn hiệu của hàng hóa:
Điều 785 Bộ luật Dân sự quy định: “ Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có
thể là những từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc.”

Nhãn hiệu có thể bao gồm: tên sản phẩm, logo công ty, thông tin sản phẩm được thiết kế
và gắn trực tiếp vào sản phẩm…
Tên gọi xuất xứ hàng hóa
Điều 786 Bộ luật Dân sự quy định: Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của một nước
hoặc địa phương, nơi hàng hóa được sản xuất và hóa đó phải có tính chất, chất lượng đặc thù

5


do yếu tố địa lý ( tự nhiên, con người ) của nước, địa phương đó quyết định. Ví dụ như:
Nước mắm Phú Quốc, Nước khoáng Vĩnh Hảo…
Chỉ dẫn địa lý
Điều 14 Nghị định 54/2000ND-CP quy định: chỉ dẫn địa lý là tên gọi, dấu hiệu, biểu
tượng hoặc hình ảnh dung để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ ( địa phương ) được
thể hiện trên hàng hóa, bao bì hay giấy tờ giao dịch mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng
hàng hóa đó có nguồn gốc ( được sản xuất ra ) tại quốc gia, vùng lãnh thổ ( địa phương ) nói
trên mà đặc trưng về chất lượng, uy tín hoặc danh tiếng hàng hóa chủ yếu là do nguồn gốc
tạo nên. Ví dụ như “made in Việt Nam”.
Tên thương mại
Điều 14 Nghị định 54/2000/ND-CP quy định: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá
nhân cùng trong hoạt động kinh doanh, dung để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Tên thương mại phải là tập hợp
các chữ, phát âm được và có nghĩa. Như vậy tên thương mại bao gồm 2 phần: Phần mô tả và
phần phân biệt, Phần mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh, phần
phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được ( có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa ).
1.2 Lợi ích của thương hiệu
a. lợi ích đối với người tiêu dung
nhiều nghiên cứu thăm dò người tiêu dung cho thấy rằng thương hiệu luôn là yếu tố hàng
đầu giúp họ lựa chọn những món hàng cần mua sắm.
i. Thương hiệu giúp người tiêu dùng xác định được chất lượng, đẳng cấp và mức giá sản

phẩm, mua đúng hàng hóa đúng giá, để có thể đạt được mức hữu dụng cực đại.
ii. Thương hiệu giúp cho khách hàng bớt bối rối và yên tâm hơn trong việc lựa chọn sản
phẩm, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin về sản
phẩm.
iii. Khi sử dụng một sản phẩm có thương hiệu sẽ khẳng định được giá trị bản than của
người tiêu dùng, và giảm được rủi ro trong quá trình sử dụng.
b. lợi ích đối với doanh nghiệp.

6


i. Do được người tiêu dùng tin tưởng, nên hàng hóa của doanh nghiệp dễ bán hơn, ít bị
xét nét hơn, hàng hóa có thể sẽ bán được với giá cao do chính uy tín của doanh nghiệp
và thương hiệu của hàng hóa.
ii. Những công ty mang thương hiệu mạnh sẽ vượt qua được những rào cản về văn hóa,
có khả năng tiếp cận dễ dàng với những kênh phân phối trên phạm vi toàn thế giới,
thuận lợi trong việc tìm kiếm thị trường mới.
iii. Khi đã có một thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào
doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵng sàng hợp tác kinh doanh,
cung cấp nguyên vật liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp, góp phần tạo ra một môi
trường kinh doanh thuận lợi giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa
trước những đối thủ trong ngành.
iv. Thương hiệu mạnh cũng cố tính bền vững cho doanh nghiệp, giúp tạo ra những khách
hàng trung thành trước những thay đổi của thị trường.
c. lợi ích đối với quốc gia.
Nâng cao sự nhận biết của người tiêu dùng đối với quốc gia sở hữu thương hiệu đó. Đây
là điều kiện thuận lợi cho các khu vực, các quốc gia quản bá hình ảnh của đất nước thông
qua thương hiệu mà quốc gia mình đang sở hữu, tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành kinh
doanh khác sau này.
1.3 Các bước xây dựng thương hiệu

Bước 1: xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm thì
khó có thể điều chỉnh sau này.
 Các nhận biết cơ bản của thương hiệu: logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp
thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác.
 Lợi ích thương hiệu: là lợi ích thực tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang
lại cho người tiêu dùng.
 Niềm tin thương hiệu: Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng.

7


 Tính cách thương hiệu: nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó có tính cách
như thế nào ?
 Tính chất thương hiệu: là tóm tắt các yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường
được sử dụng như câu slogan của doanh nghiệp.
Bước 2: định vị thương hiệu
 là cách thức mà nhà tiếp thị muốn người tiêu dùng nhận thức vị trí thích hợp của nhãn
hàng trong mối liên hệ tương đối với các nhãn khác trong cùng một ngành hàng. Định
vị thương hiệu tạo định hướng tốt cho mọi hoạt động xung quanh nhãn hiệu nhằm bảo
đảm những thông tin về nhãn được truyền tải đến người tiêu dùng
Bước 3: xây dựng chiến lược thương hiệu
- sau khi đã định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong
dài hạn ( 3 năm trở lên) bao gồm:
 mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
 mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu triong từng năm.
 Kế hoạch tung sản phẩm mới
- sau khi đồng ý chiến lược thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách của
năm thứ nhất để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm… Kế hoạch bao gồm tháng nào

tiêu bao nhiêu tiền cho quảng cáo, trên các kênh nào
1.4 Định vị thương vị
Theo Trần Nhã Trúc, báo Sài Gòn Giải Phóng: “ định vị thương hiệu là việc tạo ra vị thế
riêng biệt của thương hiệu trong một môi trường cạnh tranh để đảm bảo rằng mỗi người tiêu
dùng trong thị trường mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu ấy với các thương hiệu
cạnh tranh khác. Việc định vị thương hiệu rất quan trọng là do nó có liên quan trực tiếp đến
suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng.”
Các yếu tố cốt lỗi của định vị thương hiệu
 Nhãn và tính cách nhãn: là những gì người tiêu dùng “nghĩ” (về mặt hợp lý ) và “cảm
nhận” (về mặt cảm xúc) về tính cách và tính độc đáo của thương hiệu.

8


 Vị trí cạnh tranh: phải xác định được những sản phẩm, thương hiệu mà nhãn hiệu của
bạn có thể là một sự lựa chọn thay thế, hay các đối thủ tiềm tàng có thể phát sinh và trở
thành đối thủ của nhãn, mới biết được mình đang cạnh tranh với ai.
 Đối tượng ngắm đến: được dựa vào yếu tố như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, thái độ,
hành vi, nhu cầu lý tính, cảm tính…
 Sự thật ngầm hiểu: tìm hiểu kỹ những sự thật hiển nhiên về tâm tư, nguyện vọng của
người tiêu dùng chưa nói ra được, từ đó tìm ra giải pháp mà người tiêu dùng mục tiêu
cần.
 Lợi ích của nhãn
 Lý do thuyết phục
1.5 Vận dụng các công cụ Marketing trong xây dựng và quảng bá thương hiệu
a. khái niệm Marketing:
Định nghĩa tổng quát về Marketing của Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của
con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.”
-


Nhu cầu ( Neads ): Là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm

nhận được. Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm Marketing tạo ra, chúng tồn tại
như một bộ phận cấu thành của cong người.
-

Mong muốn (Wants): Là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn nhu cầu sâu

xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội… Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều.
b. vai trò của Marketing
Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì
thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của ngưởi tiêu
dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán
được.
Phạm vi sử dụng Marketing rất rộng rãi, có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hình thành
giá cả, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động quản lý và bán hàng, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi

9


bán lẻ, phân tích người tiêu dùng, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu Marketing,
hoạch định và bảo hành sản phẩm…
c. các phối thức Marketing hỗn hợp
Marketing hỗn hợp ( Marketing-Mix ) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của
Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp, nhằm
củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu sự phối hợp hoạt động
các thành phần Marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị
trường đang diễn tiến, thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự
xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa.

Chiến lược sản phẩm (Product)
Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng
hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn.
Chiến lược sản phẩm bao gồm việc thiết kế sản phẩm như thế nào? Chủng loại sản phẩm
ra sao? Những quyết định về nhãn hiệu và các dịch vụ kèm theo. Nó bao gồm cả việc thiết
kế, triển khai sản phẩm mới theo chu kỳ sản phẩm.
Chiến lược giá cả (price)
Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là số tiền người bán trù tính sẽ nhận được của
người mua, để đổi lại cho người mua quyền sử dụng hay quyền sở hữu sản phẩm hoặc dịch
vụ đó.
Mục tiêu của chiến lược giá là tăng mại vụ, tối đa hóa lợi nhuận, giữ vững vị thế để
tồn tại trên thị trường.
Chiến lược phân phối (Place):
Phân phối là một yếu tố của Marketing đóng vai trò trung gian kết nối sản phẩm giữ nhà
sản xuất và người tiêu dùng
Cấu trúc kênh phân phối:
- Bộ phận đầu kênh: Là nơi xuất phát của hàng hóa thường là sản xuất, nhà nhập khẩu
hay nhà cung cấp.
- Bộ phận giữa kênh: là trung gian phân phối, các nhà bán sỉ, lẻ…
- Bộ phận cuối kênh: Là nơi hàng hóa được đưa tới người tiêu dùng.
10


Hình 3.3. Sơ đồ kênh phân phối hàng tiêu dùng cơ bản.
(1)
Người

(2)

sản

xuất

(4)

Người bán
lẻ

Người

Người bán
sỉ

(3)

Người bán
lẻ

Tiêu

Người bán
sỉ

Người bán
nhỏ

Người bán
lẻ

dùng


Chú thích: (1) kênh không cấp
(3) kênh hai cấp

(2) kênh một cấp
(4) kênh ba cấp
Nguồn: ĐTTH

Chiến lược chiêu thị cổ đông ( Promotion )
Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin nhằm gây ấn tượng đối với người
mua và tạo uy tín đối với doanh nghiệp:
Hình 3.4. sơ đồ các công cụ của chiến lược chiêu thị cổ động
Chiến Lược Chiêu Thị Cổ Động

Quảng cáo

Khuyến mãi

Tuyên truyền

Bán hàng cá nhân

Nguồn: ĐTTH
Quảng cáo: là sử dụng phương tiện thông tin để truyền đạt thông tin của sản phẩm, của
Công ty đến khách hàng, nhằm thu hút sự chú ý, thuyết phục khách hàng về lợi ích, sự hấp
dẫn của sản phẩm và lòng tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Các phương tiện
quảng cáo phổ biến như: Truyền hình, báo trí, radio, sách báo, áp phích, tuyên truyền…
Khuyến mãi: là tất cả các hoạt động góp vào việc gia tăng và khuếch trương khối lượng
bán. Mục đích của khuyến mãi là kích động sự háo hức và sự quan tâm của khách hàng đối

11



với sản phẩm. Các hình thức khuyến mãi như: Giảm giá, rút thăm trúng thưởng, bán hàng
kèm quà tặng…
Tuyên truyền: Đó là các hoạt động để công chúng biết về những điều tốt đẹp của doanh
nghiệp đang thực hiện bằng cách cung cấp những mẫu tin hay hình ảnh cho các cơ quan
thông tin báo chí. Các hình ảnh hay mẫu tin chỉ mang tính chất thông tin, không mang tính
chất quảng cáo.
Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức bán hàng có liên quan giữa nhân viên bán hàng và
khách hàng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Nhiệm vụ của bán hàng
cá nhân ( nhân viên bán hàng ) là tìm khách hàng và làm sao cho họ hài lòng để họ còn tiếp
tục mua nữa.
1.6 Quan hệ công chúng
a. khái niệm
“Pr là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những
quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực
tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó.”
b. các loại hình Pr
Mục đích khác nhau có các loại Pr khác nhau:
- Pr tăng trưởng khả năng kinh doanh: Rất nhiều công ty thực hiện các hành động mang
tính cống hiến như từ thiện, quỹ học bỗng và các tổ chức phi lợi nhuận khác nhằm đạt được
những tình cảm tốt đẹp từ đại đa số công chúng.
- Pr kêu gọi tài trợ: rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận sử dụng truyền thông nhằm kêu gọi
đầu tư cho những nổ lực của họ. Nhứng hoạt động mang giá trị tin tức như lễ kí kết trang
trọng giữa những nhân vật nổi tiếng hay lễ trao tài trợ chính thức luôn lôi kéo sự quan tâm
của giới truyền thông.
- Pr củng cố hình ảnh trước công chúng: Được sử dụng nhiều bởi các chính trị gia, những
người đứng đầu tập đoàn và những người nổi tiếng nhằm đạt được sự kính nể và tình cảm
của công chúng.
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU BIA TƯƠI

50 PHÚ MINH TẠI CÔNG TY TNHH TM-DL PHÚ MINH
12


2.1: TỔNG QUAN:
2.1.2 Giới thiếu sơ lược về Công ty Cổ phần Phú Minh
Công ty cổ phần Phú Minh được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký theo số
3603000003 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp ngày
09/05/2001 với ngành nghề chính: Sản xuất và kinh doanh Bia tươi các loại. Kể từ khi thành
lập Công ty triển khai đầu tư nhà máy sản xuất Bia tươi 50 Phú Minh tại khu công nghiệp
Hòa Hiệp – huyện Đông Hòa – tỉnh Phú Yên và từ đó hoạt động sản xuất, kinh doanh bia
tươi của Công ty phát triển mạnh qua từng năm.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Phú Minh
Ban Tổng Giám Dốc Công Ty

Phòng kế
hoạch Tổng
Hợp

Phòng tài
chính kế
toán

Nhà máy
Bia 50
(Ban Giám
Đốc)

Chú thích:


Công ty
TNHH
TM – DL
Phú Minh

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ gián tiếp
Nguồn: www.biaphuminh.com

- Văn Phòng Công ty Cổ phần Phú Minh hoạch định và cân đối tổng hợp, cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, cung cấp công cụ dụng cụ cho bán Bia tươi, vật phẩm
cho quảng cáo, khuyến mãi, thẩm định và triển khai các chương trình quảng cáo, quảng bá
thương hiệu, kế hoạch xúc tiến bán hàng theo kế hoạch năm và các chương trình kế hoạch
mục tiêu theo nghị quyết hội đồng Công ty.

13


- Nhà máy Bia tươi Phú Minh là đơn vị hoạch toán nội bộ, chuyên tập trung vào khâu sản
xuât sản phẩm Bia tươi 50 Phú Minh theo kế hoạch.
- Công ty TNHH TM – DL Phú Minh là đơn vị thành viên hoạch toán độc lập, chuyên
sâu vào mảng thương mại, điều hành mạng lưới bán hàng, hình thành tổ Marketing nhằm
thực hiện các chương trình hỗ trợ bán hàng, tham gia các kỳ hội chợ, quảng bá thương hiệu,
quan hệ cộng đồng, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, cung cấp sản phẩm Bia tươi 50
Phú Minh theo kế hoạch và nhu cầu nhận hàng ngày của các đại lý cấp I.
2.1.3. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH TM – DL Phú Minh
Công ty thành lập với tên gọi là: Công ty TNHH TM – DL Phú Minh
Trụ sở chính của Công ty: Số 53 Nguyễn Trãi – Thành phố Tuy Hòa – Tỉnh Phú Yên
Tên giao dịch: PMT co LTD
Tên viết tắt: Công ty TNHH PMT

Tên tiếng Anh: Phú Minh Tranding and Tourist co.Ltd
Điện thoại: (057)3821512 – (057) 3821548
Fax: (057) 821352
Mã số thuế: 4400312434
Tài khoản tiền gửi ngân hàng: 102010000421883 tại Ngân hàng Công Thương tỉnh Phú Yên.
2.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty TNHH TM – DL Phú Minh là Công ty con của Công ty Cổ phần Phú Minh và do
Công ty mẹ ( Công ty Cổ phần Phú Minh ) đầu tư 100% vốn điều lệ, và chịu trách nhiệm hữu
hạn về các khoản nợ, các khoản cam kết của Công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký.
Công ty TNHH TM – DL Phú Minh được thành lập dựa trên một số cơ sở căn cứ điều lệ sau:
- căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Phú Minh đã được đại hội cổ đông
thông qua ngày 13 tháng 08 năm 2001.
- Công ty TNHH TM - DL Phú Minh là Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của
Công ty Cổ phần Phú Minh. Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 3604000004
do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Phú Yên cấp ngày 12 tháng 09 năm 2002.
Từ khi mới thành lập Công ty chỉ có 17 nhân viên, thu nhập bình quân là
700.000đ/người/tháng đến nay Công ty đã có trên 30 lao động với thu nhập bình quân tăng
14


lên là 1.800.000đ/người/tháng. Nhờ có thu nhập ổn định, cán bộ công nhân viên Công ty
luôn hăng say với công việc, nhiệt tình trong công tác nhờ vậy giúp Công ty bảo toàn và phát
triển vốn, góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách cho tỉnh và giải quyết một phần công
ăn việc làm cho người lao động
Về sản phẩm kinh doanh: Ngoài việc kinh doanh sản phẩm chính là Bia tươi 50 Phú
Minh, Công ty còn kinh doanh thêm các mặt hàng nước giải khác như nước tinh khiết với
thương hiệu là OPY, các loại sản phẩm Bia Sài Gòn do Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước
giải khát Sài Gòn cung cấp và một số loại sản phẩm, dịch vụ khác.
Về thị trường tiêu thụ: Từ khi mới thành lập Công ty hình thành được khoảng 80 Đại Lý
cấp I và 150 điểm bán lẻ trong tỉnh Phú Yên, thị trường ngoài tỉnh chưa phát triển được. Đến

nay Công ty đã xây dựng được kênh phân phối rất khoa học với hơn 200 điểm bán cấp I và
gần 1000 điểm bán cấp II. Hệ thống đại lý được trải rộng khắp trên toàn tỉnh Phú Yên, và
hơn nữa Công ty đã mở rộng ra thị trường ngoài tỉnh như: Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai,
Đắc Lawk. Nhờ vậy mà sản lượng tiêu thụ Bia tươi 50 Phú Minh không ngừng tăng lên.
Hiện nay Công ty không ngừng củng cố và mở rộng hệ thống phân phối trên những thị
trường sẵng có cũng như những thị trường tiềm năng mà Công ty hướng đến, đưa sản phẩm
Bia tươi 50 Phú Minh đến với đông đảo khách hàng.
2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Ban giám đốc

Phòng Kế Toán
Nghiệp Vụ

Thủ
quỹ

Kế
Toán
Viên

Phòng
Kinh Doanh

Tổ
Bảo
Vệ

Tổ
Lái xe


Tổ
Bảo
Trì
Thiết
Bị

Tổ
Thị
Trườn
g

Tổ
Bán
Hàng

15


Chú thích:

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ gián tiếp
Nguồn tin: Phòng Kế toán Nghiệp Vụ

a. Ban giám đốc
- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, lãnh đạo, tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt
động trong Công ty theo điều lệ Công ty quy định, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị,
trước pháp luật Nhà nước về các quyết định của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phó giám đốc: Là người thay giám đốc điều hành công việc của doanh nghiệp khi giám

đốc đi vắng. Luôn bàn bạc góp ý với giám đốc trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp. Ngoài những nhiệm vụ mà giám đốc giao, nếu có giải quyết công việc đột xuất hoặc
quá quyền hạn phải kịp thời báo cáo cho giám đốc.
b. các phòng ban
- Phòng kế toán nghiệp vụ: Có nhiệm vụ thực hiện đúng pháp lệnh kế toán, thống kê do
Nhà nước ban hành và quy định dưới sự hướng dẫn của Bộ tài chính. Quản lý chặt chẽ việc
ghi chép, tính toán luân chuyển chứng từ sử dụng các tài sản, nguồn vốn, vật tư; kế hoạch thu
chi kinh doanh tài chính nhằm nâng cao kết quả kinh doanh. Đồng thời có nghĩa vụ lưu trữ
hồ sơ, văn bản quản lý và đưa ra phương hướng giúp đỡ giám đốc tổ chức bộ máy Công ty
cho phù hợp với điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường. Bố trí, sắp xếp công tác, đề
bạc cán bộ đúng chính sách phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi cán bộ công nhân viên
để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ ra các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển
thị trường. Đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp với từng thời điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty giúp giám đốc giải quyết hướng kí kết hợp đồng và lập dự toán.
2.1.3.3 Tình hình lao động
Từ những ngày đầu thành lập tới nay Công ty TNHH TM - DL Phú Minh luôn chú trọng
việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, cũng
cách làm việc, sắp xếp và bố trí nhân viên, cán bộ phù hợp với các vị trí thích hợp ứng với
16


tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh của các
Công ty trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.2: Biến động lao động của Công ty TNHH TM - DL Phú Minh qua 3 năm
(2006–2008)
So sánh (%)
2006

2007


2008

Chỉ tiêu

2007/

2008/
2007
%

%

SL

%

2006
%

100

(người)
36

100

(người)
30


100

2.9

-16.7

4

11.4

5

13.9

4

13.3

25

-20

Nam
Theo trình độ văn hóa

31

88.6

31


86.1

26

86.7

0

-16.1

Đại học

13

37.1

14

38.9

10

33.3

7.7

-28.6

Cao đẳng

Trung cấp

6

17.1

6

16.7

4

13.3

0

-33.3

Phổ thông

16

45.7

16

44.4

16


53.3

0

0

SL

%

SL

Tổng lao động

(người)
35

Theo giới tính
Nữ

Thông qua bảng số liệu trên cho thấy trong 3 năm 2006 – 2008 tình hình lao động của
Công ty TNHH TM - DL Phú Minh có biến động khá lớn, đặc biệt trong năm 2008. Cụ thể
như sau: Năm 2006 số lao động của Công ty là 35 người, năm 2007 là 36 người nhưng đến
năm 2008 số lao động giảm còn 30 người. Đây là năm Công ty gặp nhiều khó khăn vì tác
động mạnh mẽ từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Khi tình hình lạm phát tăng cao.
Tỷ lệ tương ứng giữa các năm 2007/2006 là 2.86% ( tăng 1 người )và năm 2008/2007 giảm
16,67% ( giảm 6 người ).
Về mặt chất lượng: Trình độ chuyên môn được nâng cao trong năm 2007. Công ty chỉ
tuyển thêm lao động có trình độ đại học, cụ thể là số lượng cán bộ có trình độ đại học năm
2007 là 14 người chiếm 38.89%. So sánh giữa năm 2007/2006 thì số lượng lao động có trình

độ đại học tăng lên 1 người tương ứng tăng 7.69%. Lao động Trung cấp và phổ thông không

17


tăng. Đến năm 2008, tình hình lao động của Công ty giảm mạnh. Số lao động có trình độ đại
học giảm mạnh. So với năm 2007 đã giảm 4 người tương ứng với 28,57%. Khi lạm phát tăng
cao, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt hơn trong chi tiêu đã làm cho sản phẩm tiêu thụ
chậm, hàng tồn kho tăng, lao động của Công ty thừa làm cho chi phí tăng cao nhưng năng
suất kinh doanh giảm vì vậy để khắc phục tình hình Công ty đã cắt giảm nhân viên để giảm
chi phí đồng thời nâng cao năng suất kinh doanh.
2.1.3.4 Tình hình tài sản của Công ty qua 2 năm 2007 - năm 2008:
Qua Bảng 2 ta thấy rằng khối lượng tài sản của Công ty năm 2007 là khá lớn (hơn 9 tỷ
đồng), với khối lượng tài sản 7.77 tỷ đồng năm 2006 đã tăng lên 9,71 tỷ đồng năm 2007
tương ứng tăng 24,95% được thể hiện qua các khâu sau:
- Tài sản lưu động tăng và đầu tư ngắn hạn có sự gia tăng đáng kể, từ 5,6 tỷ đồng năm 2006
tăng lên 7.7 tỷ đồng năm 2007 tương ứng với 36.68%, trong đó:
 Tiền mặt giảm 19,44%, cho thấy tiền mặt được đưa vào trong các hoạt động kinh
doanh nhiều hơn, đồng tiền sử dụng có hiệu quả hơn và không bị giam vốn.
 Các khoản phải thu tăng mạnh ( tăng 2.78 tỷ đồng trong năm 2007 tương ứng tăng
68.81%), do Công ty đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ Bia nên việc ký cược công
cụ dụng cụ bán hàng cho các đại lý cấp I, II tăng lên. Công ty cần có biện pháp nhằm
giảm vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
 Hàng tồn kho giảm 654 triệu đồng, tương ứng giảm 63,99%, cho thấy trong năm 2007
Công ty đã tiêu thụ được lượng hàng tồn kho khá lớn của năm 2006, đem lại hiệu quả
cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đến năm 2008, Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm đáng kể, giảm -1.4 tỷ so với năm
2007 tương ứng giảm 19,1%, trong đó: Tiền và các khoản phải thu giảm mạnh tương ứng là
211 triệu và 1.7 tỷ (46,5% và 25,2%). Hàng tồn kho tăng tăng mạnh 256 triệu hay 26.6%.
Điều này cho thấy Công ty đã gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm khi lượng hàng tồn

kho tăng cao.
Bảng 2.3: Tình hình tài sản của Công ty qua 2 năm 2007 - năm 2008(ĐVT: 1000 Đồng)

18


19

9.718.589

7.502 0,4

145.494 7,0

3. TS dài hạn khác
7.778.000

50.860 2,6

50.860 2,4

2. Các khoản ĐTTCDH

TỔNG CỘNG TÀI
SẢN

1.888.146 97,0

1.895.512 90,6


1. TSCĐ

1.946.509 100

124.544 1,6

53.502 0,9

4. ĐTNH khác
100

368.091 4,7

1.022.111 18,0

3. Hàng tồn kho

2.091.866

6.819.850 87,8

4.040.001 71,1

B. TSCĐ và ĐTDH

%
100

2. Các khoản phải thu


7.772.079

459.593 5,9

100

5.686.133

Số lượng

570.518 10,0

%

Số lượng

Năm 2007

1. Tiền

A. TSLĐ và ĐTNH

Chỉ tiêu

Năm 2006

100

8.173.766


3.333 0,2

50.860 2,7

1.831.043 97,1

1.885.236

313.748 5,0

624.290 9,9

%
100

5.102.366 81,1

248.124 4,0

6.288.530

Số lượng

Năm 2008

-137.991

-

-7.365


-145.357

71.042

-654.020

2.779.848

-110.925

2.085.945

±

-1.483.549

256.199

-1.717.484

-61.273

-95,0

-

-4.169

0


-0,4 -57.103

-7,0

132,8 189.204

- 64,0

68,8

-19,4 -211.469

36,7

%

2007/2006
±

-55.6

0

-3.0

-3.2

151.9


69.6

-25.2

-46.0

-19.1

%

2008/2007

So sánh


22,0

-31,6

1.940.588 nghìn đồng, tương ứng
tăng 28.6% so với năm 2006:

26,6 -238.4589

- Nợ ngắn hạn tăng 43.6% tương
công ty phải đi thuê số công cụ
dụng cụ bán Bia của Công ty Cổ

-


-

25,0

ứng với số tiền 357 triệu đồng, do

phần Phú Minh , sau đó tiến hành

8.173.767

1.000.000

xuất ra thị trường tới các điểm cấp
1.000.000

71,3
839.767
43,6
357.614

1.582.974
5.156.163

7.173.767

Năm 2007 nợ phải trả tăng

I, II để tiến hành tiêu thụ Bia.
- Nợ dài hạn trong năm 2007 tăng
26.57% so với năm 2006, do trong


9.718.589
7.778.000

1.000.000
1.000.000

1.000.000
1.000.000

7.540.752
5.957.777

1.177.837
820.223

8.718.589

năm 2007 Công ty đầu tư mở rộng

6.778.000

Năm2006

2.017.604

%
-17,7
%
±

28,6 -1.544.822
±
1.940.588

2008/2007
Năm 2007

Năm 2008

2007/2006

thị trường nên cần nguồn vốn khá
lớn, dẫn đến Công ty đi huy động
vốn vay từ các ngân hàng và từ
Công ty mẹ ( Công ty Cổ Phần Phú
Minh )
Từ việc phân tích nguồn vốn trong

Tổng cộng nguồn vốn

1.Nguồn vốn-quỹ

B.Nguồn vốn CSH

2.Nợ dài hạn

1.Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu


2 năm qua của Công ty TNHH TM
A.Nợ phải trả

So sánh

2.1.3.5 Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2007- 2008. (ĐVT: 1000 Đồng)

- DL Phú Minh, cho thấy trong năm
2007 hoạt động của Công ty tiến
triển khá thuận lợi và đang trên đà
mở rộng. Tuy các khoản nợ ngắn
hạn, đều tăng nhưng điều đó cũng
thể hiện tính hiệu quả của Công ty
trong việc sử dụng đồng vốn vào
20


kinh doanh. Nhưng Công ty cần có những biện pháp để thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Nhìn chung hoạt động của Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2008 Nợ ngắn phải trả của Công ty giảm 1.5 tỷ, tương ứng 17.7%: Nợ ngắn hạn của
Công ty tăng 839 triệu, tương ứng 71,3%, do năm 2008 tình hình kinh tế toàn cầu và

Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Điều này đã tác động khá mạnh vào Công ty. Năm
2008 chi phí doanh nghiệp tăng cao mà chủ yếu là chi phí cho việc mở rộng thị trường
và chi phí cho Marketing.
2.1.3.6 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2007- 2008:
Đánh giá và hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Nhận xét:
- Giai đoạn 2006 – 2007: Ta thấy năm 2007 tổng doanh thu là 69,89 tỷ đồng tăng lên 14,19
tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 25,49%, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty rất hiệu quả, việc tiêu thụ sản phẩm bia các loại, đặc biệt là sản phẩm Bia tươi
50 Phú Minh đang tiến triển thuận lợi, thị trường ngày càng được mở rộng, khách hàng tin
dùng sản phẩm Công ty ngày càng tăng.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2007 giảm 117 triệu đồng vì lý do:
- Là sự gia tăng rất cao chi phí bán hàng, tăng 3,57 tỷ đồng ( tương ứng tăng 95,46%) so với
năm 2006. Trong năm 2007, Công ty đầu tư rất nhiều cho hoạt động bán hàng và chăm sóc
khách hàng cũng như tăng chi phí cho các hoạt động Marketing đối với sản phẩm bia tươi 50
Phú Minh nhằm mở rộng thị trường. Chính khoản tăng này đã làm cho thu nhập trước thuế
của doanh nghiệp giảm đáng kể, mặc dù doanh thu cao hơn năm 2006.
- Giai đoạn 2007 – 2008: năm 2008, tổng doanh thu là 40.64 tỷ đồng giảm 29.24 tỷ đồng,
tương đương là 41.9%. Lãi gọp của Công ty là 6.27 tỷ giảm 2.49 tỷ, tương ứng là 28.5%.
Điều này cho thấy Công ty đang gặp phải khó khăn. Lý do: Năm 2008, là năm chịu tác động
mạnh của nền kinh tế toàn cầu nói chung và cả nước nói riêng. Tình hình lạm phát đã ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sức mua trên thị trường giảm
mạnh. Nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và thuế tiêu thụ đặc biệt tăng đột biến đã làm cho hiệu
quả kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

21


22

8.778.635
3.888
480.842
7.318.316
560.759
422.604
44.481
7.200

37.281
459.886

4.925.690
13.907
311.430
3.744.167
540.448
343.552
317.947
83.759
234.187
577.740

329.242

61.117.066

50.774.167

417.574

69.895.641

55.699.858

130.644

-


675.000

160.165

69.895.641

Năm 2007

55.700.533

Năm 2006

27.874

4.937

32.812

127.749

8.670

136.419

94.937

547.962

5.482.045


367.093

22.382

6.279.781

34.146.160

40.425.941

221.203

40.647.145

Năm 2008

-88.332

-29.520

-117.853

-196.906

-76.559

-273.466

79.052


20.311

3.574.148

169.412

-10.019

3.852.944

10.342.838

14.195.783

-

-21.2 -301368

-18.4 -125707

-20.4 -427074

-84.1 90468

-91.4 1470

-86.0 91938

23.0 -327667


3.8 -12797

95.5 -1836271

54.4 -113749

-72.0 18494

78.2 -2498854

20.4 -26970906

25.5 -29469700

- 221203

-91.5

-96.2

-92.9

24.7

20.4

20.7

-77.5


-2.28

-25.1

-23.7

47.7

-28.5

-44.1

-42.2

2007/2006
2008/2007
±
%
±
%
14.195.783
25.5 -29248496
-41.9

So sánh


Bia tươi là loại bia có thể chưa được diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur trước khi đóng
chai hoặc đóng lon. Quá trình thanh trùng hay diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur là nâng
nhiệt độ lên khoản 700C, sau hạ nhiệt lại ban đầu. Quá trình lọc là lọc bỏ hoàn toàn con men

ra khỏi bia. Sau 2 quá trình trên bia sẽ biến bia tươi thành bia đóng chai hoặc lon, dễ dàng
hơn trong bảo quản và vận chuyển nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất dinh dưỡng.
Bia tươi phải được giữ lạnh từ 20C đến 40C và uống ngay sau khi khui. Bia sẽ bị chua
nếu để bia trên 60C sau 2 ngày. Bia có thể giữ được hương vị nguyên thủy trong vòng 20- 30
ngày nếu giữ lạnh dưới 60C. Bia tươi thường được đựng trong các thùng chứa chuyên dụng
(bom Bia) để vận chuyển từ nhà máy tới nơi tiêu thụ. Bia tươi phổ thông còn biết đến dưới
tên “bia hơi”.
Bia tươi là loại bia thường không qua thanh trùng hoặc lọc, vì thế khi uống bia tươi sẽ có
cảm giác đặc, đạm hơn nhiều so với các loại bia đóng chai hoặc lon. Bia tươi thường được sử
dụng ngay tại khu vực sản xuất chiết rót trực tiếp từ tank bia.
2.1.1. Giới thiệu sản phẩm Bia tươi 50 Phú Minh:
Với phương châm ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra
Sản phẩm có chất lượng cao. Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến máy móc
thiết bị hiện đại được Sản xuất từ những nước có nền công nghiệp rượu bia hàng đầu thế
giới. Đặc biệt công ty đã đầu tư hệ thống thiết bị chế độ lên men tự động tạo ra Sản phẩm có
tính ổn định cao.

23

Lợi nhuận sau thế

Thuế TNDN

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận khác

Chi phí khác

Thu nhập khác


Lợi nhuận thuần

Chi phí QLDN

Chi phí bán hàng

Chi phí tài chính

Doanh thu HĐTC

Lợi nhuận gọp

Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Các khoản giảm trừ

Tổng doanh thu

Khoản mục

2.1.1 Sơ lược về bia tươi


Công ty đã đầu tư hệ thống nhân cấy men hiện đại với nguồn men luôn ổn định có chất
lượng, đã tạo ra Sản phẩm có chất lượng cao có hương vị đặc trưng của bia tươi. Các thiết bị
nấu và lên men được gia công và được chế tạo bằng thép không rỉ chuyên dùng trong Sản
xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu. Hệ thống thiết bị điều khiển tự động điều khiển

kiểm tra kiểm sót có độ tin cậy và độ an toàn cao, được nhập khẩu từ các hảng Sản xuất nổi
tiến trên thế giới.

2.1.2. Mô tả thương hiệu Bia tươi 50 Phú Minh
Thương hiệu sản phẩm chính là phần hồn của Công ty, thể hiện lòng nhiệt huyết của
toàn thể lãnh đạo và nhân viên, muốn đưa sản phẩm của mình không chỉ đến với người dân
trong tỉnh Phú Yên mà còn vươn xa ra các tỉnh khác.
Với tên gọi: “Bia tươi 50 Phú Minh” đã thể hiện cho người tiêu dùng thấy một cách rõ
ràng sản phẩm mà công ty mang lại, đó chính là Bia tươi. “Phú” có nghĩa là vùng đất Phú
Yên, “Minh” là điểm sáng. Sản phẩm bia của Công ty mang một ý nghĩa đó là điểm sáng
trên vùng đất yên bình và trù phú. Điều này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Công ty trong
việc đặt tên cho sản phẩm và có thể phát triển lâu dài trong tương lai.
Lo go của Công ty được thể hiện trên nền vàng, màu sắc đặc
trưng của bia. Màu xanh trên logo mang dáng dấp của thiên
nhiên, thường tạo ra sự tươi mát, làm cho người tiếp xúc cảm
thấy dễ chịu, thoải mái khi sử dụng sản phẩm bia. Hiện lên
trên nền xanh đólà những bong lúa mạch, nguyên liệu chính
để sản xuất bia, và bên cạnh là tên viết tắt của Công ty để khách hàng có thể dễ dàng nhận
biết được. Khi mới bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường, ban lãnh đạo công ty nhận định rằng
sẽ có nhiều khó khăn, vì vậy trong khi xây dựng nhãn hiệu cho bia tươi 50 Phú Minh chọn
một cách thể hiện gần giống với nhãn hiệu bia Sài Gòn, một nhãn hiệu đã hiện diện lâu đời
trong tâm trí người tiêu dùng. Cùng với chất lượng sản phẩm được bảo đảm hình ảnh logo
gần gũi, sản phẩm bia tươi 50 Phú Minh đã vượt qua được những thử thách khó khăn bước
đầu, từng bước đưa hình ảnh Công ty đến gần gũi với người tiêu dùng hơn.
24


Bên cạnh đó câu, Slogan mà Công ty sử dụng đã phần nào tạo được sự yêu mến của
người tiêu dùng, “ Cùng bạn đến thành công”, thể hiện sự kề vai, sát cánh với người lao động
trên mọi bước đường mà họ sẽ đi qua.

2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU BIA TƯƠI
50 PHÚ MINH:
2.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm bia tươi 50 Phú Minh
2.2.1.1Thị trường trọng tâm
Thị trường tỉnh Phú Yên được Công ty xác định là thị trường trọng tâm trong việc tiêu
thụ sản phẩm bia tươi 50 Phú Minh. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được
80% thị phần trong tỉnh.
Lượng bia tiêu thụ nhiều nhất tập trung tại 2 cụm trung tâm thành phố Tuy Hòa ( Tuy Hòa
trên và Tuy Hòa dưới ), huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa và huyện Tuy An. Riêng huyện
Sơn Hòa, Sông Hinh, Sông cầu và Đồng Xuân tiêu thụ rất chậm, chủ yếu tập trung tại trung
tâm và một số trục lộ giao thông chính của huyện.
Đơn vị tính:keg/ngày (1keg = 30 lít)
Stt
1
2
3
4
5
6

Các cụm bán
Sản lượng tiêu thụ
Tỷ lệ (%)
TP. Tuy Hòa trên
94
15.5
TP. Tuy Hòa dưới
80
13.2
H. Đông Hòa

158
26.1
H. Tây Hòa + Sông Hinh
73
12.1
H. Phú Hòa + Sơn Hòa
108
17.8
H. Tuy An-Đồng Xuân-Sông cầu
93
15.3
Tổng
606
100
Hình 2.1.tỷ lệ tiêu thụ tại các cụm trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2008

25


×