Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Định hướng giá trị nghề của học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 155 trang )

Ọ QUỐ
TRƢỜN



O

N


V N

NV N

======================

DƢƠN

ỊN

T Ị MƠ

ƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ CỦA HỌC VIÊN

TRƢỜN

O ẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I

LUẬN V N TH

SĨ T M LÝ



HÀ N I – 2018

ỌC


Ọ QUỐ
TRƢỜN



O

N


V N

NV N

======================

DƢƠN

ỊN

T Ị MƠ

ƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ CỦA HỌC VIÊN


TRƢỜN

O ẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I

LUẬN V N T

SĨ T M LÝ

ỌC

Mã số: 60 31 04 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Thụ

HÀ N I – 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Hữu
Thụ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu và các học viên
trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu thực tế.
Cám ơn các Thầy giáo, Cô giáo của khoa Tâm lý học trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tập.
Cảm ơn các đồng nghiệp tại đơn vị tôi đang công tác, gia đình và bạn
bè đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Dƣơng Thị Mơ


LỜ

M O N

Tôi xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trong luận văn này là do
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ.
Kết quả và số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Mơ


MỤC LỤC
MỞ ẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
8. Cấu trúc của đề tài .................................................................................. 5
ƢƠN 1 Ơ SỞ LÝ LUẬN ỊN
ƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ CỦA

HỌC VIÊN CẢNH SÁT ............................................................................. 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về định hướng giá trị và định
hướng giá trị nghề........................................................................................ 6
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về định hướng giá trị và định
hướng giá trị nghề của các tác giả nước ngoài ...................................... 6
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về định hướng giá trị và định
hướng giá trị nghề của các tác giả trong nước .................................... 11
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 16
1.2.1. Định hướng giá trị ...................................................................... 16
1.2.2. Định hướng giá trị nghề ............................................................. 22
1.2.3. Định hướng giá trị nghề của học viên cảnh sát ............................ 24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề của học viên
cảnh sát .......................................................................................... 36
1.3.1. Yếu tố chủ quan........................................................................... 36
1.3.2. Yếu tố khách quan ....................................................................... 38
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 40
ƢƠN 2 TỔ CHỨ V P ƢƠN P ÁP N
IÊN CỨU........... 41
2.1. Vài nét khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ..................... 41
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu..................................................................... 41
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................. 44
2.2. Tổ chức nghiên cứu........................................................................... 47


2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý luận ............................................. 47
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn .......................................... 47
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................... 49
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................... 49
2.3.2. Phương pháp quan sát ................................................................ 49
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................... 50

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................... 52
2.3.5. Phương pháp xử lý kết quả bằng SPSS....................................... 53
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 56
ƢƠN 3 THỰC TR N
ỊN
ƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ CỦA
HỌ V ÊN TRƢỜN
O ẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I ........ 57
3.1. Thực trạng chung định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao
đẳng cảnh sát nhân dân I .......................................................................... 57
3.2. Thực trạng định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng
cảnh sát nhân dân I thể hiện trong các quan hệ cụ thể ............................. 59
3.2.1. Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I thể hiện trong quan hệ với người vi phạm pháp luật ......... 59
3.2.2. Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I thể hiện trong quan hệ với nhân dân .................................. 69
3.2.3. Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I thể hiện trong quan hệ với đồng nghiệp ............................ 77
3.2.4. Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I trong quan hệ với bản thân ................................................ 83
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề của học viên
Trường Cao đẳng cảnh sát nhân dân I ................................................... 103
3.4. Một số biện pháp tâm lý - giáo dục tăng cường định hướng giá trị
nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát nhân dân I ..................... 108
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu ......................................................... 46
Bảng 2.2: Quy ước mức độ ý nghĩa của thang đo....................................... 54
Bảng 3.1: Thực trạng chung về định hướng giá trị nghề của học viên
Trường Cao đẳng cảnh sát nhân dân I ........................................................ 57
Bảng 3.2: Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I thể hiện trong quan hệ với người vi phạm pháp luật ................ 60
Bảng 3.3: So sánh định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh
sát nhân dân I trong quan hệ với người vi phạm pháp luật theo năm học ........ 65
Bảng 3.4: So sánh định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng
cảnh sát nhân dân I trong mối quan hệ với người vi phạm pháp luật theo
khách thể ..................................................................................................... 67
Bảng 3.5: Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I trong quan hệ với nhân dân ...................................................... 69
Bảng 3.6: So sánh định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng
cảnh sát nhân dân I trong quan hệ với nhân dân theo năm học .................. 74
Bảng 3.7: So sánh định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng
cảnh sát nhân dân I trong quan hệ với nhân dân theo khách thể ............... 75
Bảng 3.8: Định hướng giá trị nghề của học viên trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I trong quan hệ với đồng nghiệp................................................. 77
Bảng 3.9: So sánh định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng
cảnh sát nhân dân I trong quan hệ với đồng nghiệp theo năm học ............. 80
Bảng 3.10: So sánh định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng
cảnh sát nhân dân 1 trong quan hệ với đồng nghiệp theo khách thể ......... 82
Bảng 3.11: Nhận thức chung của học viên Trường Cao đẳng cảnh sát nhân
dân I về giá trị của nghề cảnh sát đối với bản thân .................................... 91


Bảng 3.12: Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng cảnh

sát nhân dân I trong quan hệ với bản thân .................................................. 84
Bảng 3.13: So sánh định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng
CSND I trong quan hệ với bản thân theo năm học và theo khách thể ........ 89
Bảng 3.14:Biểu tượng người cảnh sát trong tương lai của học viên Trường
Cao đẳng cảnh sát nhân dân I...................................................................... 95
Bảng 3.15: ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I trong quan hệ
với bản thân thể hiện qua hoạt động học tập và rèn luyện .......................... 98
Bảng 3.16: Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề của học viên
Trường Cao đẳng cảnh sát nhân dân I ...................................................... 104


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐHGT

Định hướng giá trị

ĐHGTN

Định hướng giá trị nghề

CSND

Cảnh sát nhân dân

NXB


Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

ĐTB

Điểm trung bình

TB

Thứ bậc

HSPT

Học sinh phổ thông

SL

Số lượng


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Định hướng giá trị luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó
có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Định
hướng giá trị đóng vai trò làm cơ sở cho tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm
mĩ của mỗi cá nhân, giúp cá nhân hướng tới, lựa chọn các giá trị thể hiện
trong hoạt động của mình. Định hướng giá trị sẽ qui định xu hướng phát

triển và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người. Do vậy, đây là vấn đề
được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu.
1.2 Sinh viên là tầng lớp đông đảo trong xã hội, là lứa tuổi mà các
em đang được rèn luyện và đào tạo nghề nghiệp để chuẩn bị hành trang
bước vào cuộc sống. Việc định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn ngay
từ khi con ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng đảm bảo các em có
sự chuẩn bị tốt nhất đối với nghề nghiệp, giúp các em thích ứng với nghề,
yên tâm với nghề, có thái độ, cảm xúc tích cực với nghề mà các em đã lựa
chọn đồng thời đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.3. Trường Cao đẳng CSND I là nơi đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan và
hạ sĩ quan nghiệp vụ CSND, là một trong những trường đào tạo nghề có
uy tín trong lực lượng công an nhân dân. Mỗi năm, nhà trường có khoảng
2000 học viên tốt nghiệp ra trường. Tỉ lệ tốt nghiệp khá cao. Tuy nhiên,
khi mới ra trường, kỹ năng nghề nghiệp lại chưa đáp ứng tốt đối với những
yêu cầu và nhiệm vụ công tác của nghề. Một trong những nguyên nhân là
do định hướng giá trị nghề của học viên. Vì vậy, nghiên cứu định hướng
giá trị nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của học
viên Trường Cao đẳng CSND I nhằm đưa ra các tác động phù hợp sẽ có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo học viên cảnh sát, giúp học viên biết hướng đến những giá

1


trị nghề tích cực, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, tâm huyết với nghề, hết lòng
phục vụ Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.4. Vấn đề định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề của sinh
viên đã có nhiều tác giả trên thế giới cũng như trong nước nghiên cứu. Tuy
nhiên, nghiên cứu về định hướng giá trị nghề của học viên cảnh sát cho tới

nay vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn
vấn đề “Định hướng giá trị nghề của học viên trường Cao đẳng cảnh sát
nhân dân I” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐHGTN của học viên Trường Cao
đẳng CSND I, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lý - giáo dục tăng
cường định hướng giá trị nghề cho học viên.
3. ối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ ĐHGTN của học viên Trường Cao Đẳng CSND I
thể hiện trong quan hệ với người vi phạm pháp luật, quan hệ với nhân dân,
quan hệ với đồng nghiệp và quan hệ với bản thân.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Học viên năm thứ nhất và năm cuối hệ Cao đẳng và học viên năm
thứ nhất và năm cuối hệ Trung cấp đang học tại Trường Cao đẳng CSND I
thuộc chuyên ngành: Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt và cảnh sát
hình sự.
- Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao đẳng CSND I.
- Cán bộ quản lý giáo dục của Trường Cao đẳng CSND I.

2


4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung nghiên cứu
Vấn đề ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I là một vấn
đề rộng, được biểu hiện qua nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, ở phạm vi đề tài
này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ĐHGTN của học viên Trường Cao
đẳng CSND I thể hiện trong một số mối quan hệ sau: Quan hệ với vi phạm

pháp luật, quan hệ với nhân dân, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với bản
thân; các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng
CSND I.
4.2. Về khách thể nghiên cứu.
- Học viên: Đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu trên 300 học viên
thuộc chuyên ngành Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt và chuyên
ngành Cảnh sát hình sự. Trong đó:
+ 131 học viên hệ Cao đẳng
+ 169 học viên hệ Trung cấp
- Giáo viên: 5 giáo viên thuộc khối bộ môn cơ bản và khoa chuyên ngành.
- Cán bộ quản lý giáo dục: 5 cán bộ quản lý giáo dục thuộc phòng
Quản lý học viên, phòng Quản lý đào tạo, phòng Khảo thí và đảm bảo chất
lượng đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, các công trình nghiên cứu về
ĐHGT và ĐHGTN để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Làm rõ thực trạng biểu hiện và mức độ ĐHGTN của học viên
Trường Cao đẳng CSND I và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTN của học
viên Trường Cao đẳng CSND I.
- Đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục tăng cường định hướng
giá trị nghề cho học viên Trường Cao đẳng cảnh sát nhân dân I đồng thời

3


giúp các em biết hướng tới và rèn luyện những giá trị nghề tích cực ngay
trong quá trình học tập tại trường.
6.

iả thuyết khoa học

Đa số học viên Trường Cao đẳng CSND I có ĐHGTN tích cực và

được biểu hiện trong quan hệ với người vi phạm pháp luật, với nhân dân,
với đồng nghiệp và với bản thân. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất trong mối
quan hệ với đồng nghiệp.
ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong đó, yếu tố chủ quan
là tình yêu nghề có ảnh hưởng lớn đến ĐHGTN của học viên.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các nguyên tắc phương pháp luận
7.1.1. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
ĐHGTN là vấn đề phức tạp,nó được hình thành trên cơ sở các hoạt
động của con người trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Do vậy
nghiên cứu ĐHGTN phải xem xét vấn đề một cách toàn diện, nhìn nhận từ
nhiều góc độ khác nhau, trong đó có những yếu tố cơ bản và những yếu tố
không cơ bản, đặc biệt là trong tiếp cận nghiên cứu ĐHGTN của thanh niên
sinh viên hiện nay đã ít nhiều có sự thay đổi về nhân cách.
7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách
Đây là quan điểm chung của Tâm lý học và giáo dục học. Quan điểm
này cho rằng: “Tâm lý, ý thức được hình thành trong hoạt động và bằng
hoạt động”. Do vậy, muốn nghiên cứu ĐHGTN của học viên Trường Cao
đẳng cảnh sát nhân dân I phải nghiên cứu thông qua hoạt động thực tiễn
của học viên như: Hoạt động học tập, rèn luyện, thực hành, hoạt động
ngoài giờ,...và phải được tiếp cận từ các mức độ biểu hiện của ĐHGTN.
7.1.1. Nguyên tắc tiếp cận phát triển

4


ĐHGTN là một hiện tượng tâm lý luôn biến đổi đa dạng và phức tạp

dưới sự tác động của nhiều nhân tố cá nhân và xã hội khác nhau. Xã hội
luôn phát triển cho nên ĐHGTN của con người cũng phát triển theo. Vì
vậy, nghiên cứu ĐHGTN cần xem xét vấn đề theo quan điểm “động”.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đề tài này thông qua việc sử dụng kết hợp các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
7.2.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng SPSS
8. ấu trúc của đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, đề tài còn bao gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận định hướng giá trị nghề của học viên cảnh sát
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng định hướng giá trị nghề của học viên Trường
Cao đẳng cảnh sát nhân dân I

5


hƣơng 1
Ơ SỞ LÝ LUẬN ỊN


ƢỚN

Ọ V ÊN ẢN


Á TRỊ N



SÁT

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về định hƣớng giá trị và
định hƣớng giá trị nghề
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về định hướng giá trị và định
hướng giá trị nghề của các tác giả nước ngoài
Vấn đề ĐHGT và ĐHGTN đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều
nước trên thế giới. Có thể kể ra một số công trình như sau:
a. Nghiên cứu về định hướng giá trị
- Hướng nghiên cứu lý luận định hướng giá trị
Các tác giả Volkova.N.A, Rưbalko, Saiko…khi nghiên cứu sự hình
thành và phát triển định hướng giá trị trong cấu trúc tâm lý cá nhân ở từng
giai đoạn lứa tuổi đã cho rằng: Định hướng giá trị là một đặc điểm xuyên
suốt trong đời sống cá nhân, mỗi giai đoạn lứa tuổi diễn ra sự biến đổi nhất
định về hệ thống giá trị. ĐHGT là một trong những yếu tố điều chỉnh hành
vi, hoạt động đến các giá trị phù hợp với các đặc điểm tâm lý riêng biệt ở
từng cá nhân. Việc phân tích định tính và định lượng về định hướng giá trị
theo các đặc điểm tâm lý tính cách và nhận thức ở từng giai đoạn lứa tuổi là
cơ sở cần thiết để các nhà sư phạm tiến hành hoạt động giáo dục có hiệu
quả [dẫn theo 9].
Các tác giả Ronald Inglehart, A.G. Zđravomomuxlov, B.I. Đônxôv đã
nghiên cứu định hướng giá trị trong mối tương quan với những biến đổi xã
hội – chính trị đã chỉ ra rằng, ở mỗi một xã hội có một hệ thống giá trị đặc
trưng. Khi xã hội có sự chuyển dịch từ một hình thái này sang một hình
thái khác, định hướng giá trị của cá nhân có những thay đổi nhất định.

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy, sự tồn tại của những mô hình biến

6


đổi xã hội (sự biến đổi xã hội dẫn đến sự biến đổi thái độ và hành vi chính
trị) theo hướng từ những giá trị truyền thống sang các giá trị thế tục – duy
lý và từ các giá trị sống còn sang các giá trị biểu đạt. [41, tr10].
- Hướng nghiên cứu thực tiễn định hướng giá trị
Năm 1983, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phong
trào nghiên cứu thanh niên ở độ tuổi từ 18 - 24 của 11 nước: Nhật Bản, Mỹ,
Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Nam tư, Philippin, Nam Triều Tiên, Thụy
Sĩ, Thụy Điển, Braxin, Pháp. Viện khảo sát xã hội học châu Âu đã tiến
hành điều tra trên thanh niên từ 15 - 24 tuổi ở 10 nước châu Âu: Pháp, Bỉ,
Hà Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ý, Lucxambua, Đan Mạch, Ailen, Anh,
H Lạp. Cả hai cuộc điều tra đều chủ yếu đề cập đến vấn đề giá trị và định
hướng giá trị của thanh niên nhằm chuẩn bị cho các em bước vào cuộc
sống [dẫn theo 38].
Trong bài báo “Định hướng giá trị người tiêu dùng ở Trung Á”
(1998), Mark Speece đã chỉ ra: Người tiêu dùng đã có nhưng thay đổi trong
hành vi mua hàng. Trước đây, người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu có
định hướng mua những mặt hàng có chất lượng, đắt tiền, nhập khẩu chất
lượng cao. Hiện nay đã chuyển sang những mặt hàng rẻ hơn. Các công ty
trong nước đôi khi giải thích sai sự thay đổi định hướng này. Tầng lớp
trung lưu hiện đại ở châu Á luôn có định hướng giá trị cao. Số ít là hoàn
toàn theo định hướng chất lượng. Họ cân bằng chất lượng của các sản
phẩm đối với giá cả. Và tác giả cho rằng khủng hoảng kinh tế đã không làm
thay đổi điều này và nhiều nhà tiếp thị phải tìm hiểu lại khái niệm về hành
vi mua theo định hướng giá trị. Định hướng giá trị này giữa những người
tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu đã được chứng minh thông qua nhiều

khảo sát người tiêu dùng nhỏ ở Hồng Kông, Thái Lan có thu nhập trung
bình và có thu nhập thấp như ở Việt Nam [54].

7


Trên tạp chí “Trực tuyến về Horizons Mới trong Giáo dục” ( 20112012), các tác giả Sirotova Mariana, Droscak Martin, Đại học Ss. Cyril và
Methodius ở Trnava, Khoa Nghệ thuật, Khoa Sư phạm, Slovakia đã nghiên
cứu định hướng giá trị của trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Bằng phương
pháp định lượng, các tác giả đã nghiên cứu các giá trị ưu tiên ở mỗi lứa tuổi
và nhận thấy sự khác nhau trong nhận thức của mỗi lứa tuổi. Ở trẻ em, các
giá trị xã hội và giá trị giáo dục được ưu tiên lựa chọn. Lứa tuổi thanh thiếu
niên thì giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ được ưu tiên lựa chọn. Cùng với
các yếu tố khác, giá trị ưu tiên ảnh hưởng đáng kể tới sự hình thành nhân
cách của con người, sự giáo dục và hoạt động suốt đời của con người. Do
đó, cần phải nghiên cứu để tác động đến sự hình thành định hướng giá trị
của trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là lý do giải thích định hướng giá trị
liên quan đến tỷ lệ tội phạm vị thành niên ngày càng tăng so với tỷ lệ tội
phạm tổng thể trong một xã hội, giảm tuổi của người có hành vi bệnh lý xã
hội trong giáo dục. Từ đó thấy được tầm quan trọng của công tác phòng
ngừa tội phạm và vai trò của mỗi trường học và tầm ảnh hưởng của giáo
dục trong công tác phòng ngừa ban đầu. Qua đó, cho phép điều chỉnh các
hoạt động giáo dục tiếp theo của giáo viên hoặc trường học [57].
b. Nghiên cứu về định hướng giá trị nghề
Có nhiều nghiên cứu về ĐHGTN nhưng có thể khái quát thành các
hướng nghiên cứu cơ bản sau:
- Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTN:
Ở Phần Lan M.V. Volanen lại tìm hiểu ĐHGT nghề nghiệp ở sinh
viên và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới ĐHGT nghề nghiệp của họ. Kết quả
nghiên cứu của ông cho thấy những đánh giá chủ quan của thời kỳ quá độ

(học từ nghề sang làm việc) ảnh hưởng đến ĐHGTN của sinh viên mạnh
hơn nhiều so với bản thân thời kỳ quá độ và ảnh hưởng của những năm

8


tháng làm việc đầu tiên đến ĐHGT nghề nghiệp là phụ thuộc vào quá trình
thích ứng nghề nghiệp của từng cá nhân [dẫn theo 35, tr12].
Sidanius, Pratto, Martin và Stallworth (1991) trong bài viết: “tác
động của thái độ phân biệt chủng tộc với lựa chọn nghề nghiệp nhìn từ lý
thuyết thống trị xã hội”. Tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ
phân biệt chủng tộc và lựa chọn nghề (thể hiện qua lựa chọn ngành học).
Mẫu gồm 5655 sinh viên Mỹ. Kết quả cho thấy: Những sinh viên với định
hướng nghề “có quyền lực” có thái độ phân biệt chủng tộc cao hơn, những
sinh viên này ít có thay đổi về thái độ phân biệt chủng tộc , ngay cả khi đi
học đại học. Thái độ phân biệt chủng tộc dự đoán định hướng ngành
học. [56,tr691-721].
Năm 2001, Nauta, Saucier và Woodart trong bài viết “Ảnh hưởng
của quan hệ xã hội lên lựa chọn ngành và nghề của sinh viên: Tác động của
xu hướng giới tính” nghiên cứu sự khác biệt về ảnh hưởng của quan hệ xã
hội đối với sự lựa chọn nghề của sinh viên đồng tính và sinh viên dị tính.
Trái ngược với giả thiết ban đầu, sinh viên đồng tính có nhiều hình mẫu
nghề nghiệp hơn sinh viên dị tính. Nhưng hai nhóm này không có sự khác
biệt về mức độ tác động của hình mẫu lên khát vọng nghề. Tuy nhiên sinh
viên đồng tính nhận định họ ít nhận được sự giúp đỡ từ những người xung
quanh trong việc lựa chọn ngành và nghề. Sinh viên đồng tính cũng có ý
thức rõ ràng về xu hướng giới tính của hình mẫu nghề nghiệp của mình
cũng như sự giúp đỡ của những người cùng xu hướng giới tính như mình
[53, tr352-362].
Wiston & Keller, (2004) trong bài viết “Thống kê phân tích các nghiên

cứu về tác động của xuất thân gia đình lên định hướng nghề”, thống kê các
nghiên cứu từ năm 1980 về tác động của xuất thân gia đình lên định hướng
nghề của các thành viên trong gia đình. Các khái niệm về nghề của các thành

9


viên trong gia đình chịu ảnh hưởng của cấu trúc gia đình như nghề
nghiệp của bố mẹ, hoạt động của gia đình (như tương trợ, gắn bó, tính
độc lập). Tuy nhiên, ảnh hưởng của hoạt động gia đình mang tính phức
tạp hơn và chịu sự chi phối của các yếu tố hoàn cảnh như dân tộc, giới
và tuổi [dẫn theo 35, tr16].
- Hướng nghiên cứu điều kiện và quá trình hình thành ĐHGTN:
Hanna Pecherska, Đại học Crimean- Giáo dục Sau đại học,
Simferopol, Ukraina (2013) đã nghiên cứu “thay đổi định hướng giá trị
nghề của giáo viên trong hệ thống giáo dục sau đại học”. Nghiên cứu nhằm
xác định điều kiện thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp của giáo viên;
Tiến hành một khóa đào tạo đặc biệt cho giáo viên và kiểm tra tính hiệu
quả của việc thực hiện khóa đào tạo đó trong hệ thống giáo dục sau đại học;
Rà soát lại khả năng phát triển và thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp
của các giáo viên bằng cách sử dụng khóa đào tạo đặc biệt. Kết quả cho
thấy: Các điều kiện quyết định sự thay đổi trong định hướng giá trị nghề
nghiệp của giáo viên, bao gồm các kiến thức về sư phạm và việc đào tạo
nghề nghiệp của giáo viên, mục tiêu của đào tạo giáo viên, ...đồng thời thấy
được tính hiệu quả của việc giới thiệu khóa đào tạo đặc biệt trong chương
trình đào tạo cho giáo viên trong hệ thống giáo dục sau đại học [55].
Trong cuốn “Các giá trị và dạy học” (Values and teaching), các tác
giả Paths, Harmin và Simon đã trình bày 7 giai đoạn hình thành quá trình
định hướng giá trị (coi đó là các thang đo, các tiêu chuẩn để xác định giá
trị). Bảy giai đoạn này dựa trên 3 quá trình cơ bản: Lựa chọn, cân nhắc và

hoạt động. Cụ thể là: Quá trình lựa chọn (gồm 3 giai đoạn: Lựa chọn tự do,
chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau, lựa chọn trên cơ sở đã dự đoán kết
quả có thể có của từng khả năng lựa chọn ); Quá trình cân nhắc (gồm 2 giai
đoạn: Giai đoạn cân nhắc và tâm niệm, giai đoạn khẳng định); quá trình

10


hành động (gồm 2 giai đoạn: giai đoạn hành động theo lựa chọn, giai đoạn
lặp lại hành động). Tập hợp các quá trình trên sẽ xác định được sự đánh giá
giá trị. Kết quả của quá trình định hướng giá trị là khẳng định được giá trị
cũng có nghĩa là giá trị được hình thành ở cá nhân
Như vậy, vấn đề định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề đã
được các tác giả nước ngoài rất quan tâm. Có nhiều nghiên cứu theo các
hướng khác nhau bao gồm cả những nghiên cứu lý luận và thực tiễn định
hướng giá trị, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị
nghề, điều kiện và quá trình hình thành định hướng giá trị nghề. Tuy nhiên,
vấn đề này vẫn là một vấn đề cấp thiết cần được tiếp tục nghiên cứu.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về định hướng giá trị và định
hướng giá trị nghề của các tác giả trong nước
a. Những nghiên cứu về định hướng giá trị
- Hướng nghiên cứu về lý luận
Trong đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về “con người, giáo dục, phát
triển và thế kỉ XXI” do Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) đã đề cập đến vấn đề
giá trị và định hướng giá trị của người Việt Nam trong điều kiện mới chuyển
sang nền kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Nghiên cứu đã chỉ ra những chuyển đổi mạnh mẽ về định hướng giá trị
trong xã hội, đặc biệt đối với thanh niên học sinh [48]. Từ kết quả nghiên cứu
này, giáo sư Phạm Minh Hạc đã nhấn mạnh để phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ Việt

Nam những giá trị như: có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao trong việc
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có bản chất nhân văn, nhân
đạo, nhân ái trong quan hệ giữa người với người, có năng lực khoa học, có
trình độ công nghệ cao, có thể lực cường tráng, có ý thức của người công dân,
có cá tính và bản sắc riêng.

11


Từ kết quả nghiên cứu về “giá trị và định hướng giá trị”, tác giả Lê
Đức Phúc cho rằng: Đối với thế hệ trẻ hiện nay, biểu hiện tập trung của
định hướng giá trị là sự phấn đấu đạt được yêu cầu của xã hội hiện đại về
học vấn phổ thông, tri thức nghề nghiệp và khả năng phát triển liên tục,
thành đạt dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Muốn vậy, hoạt động giáo
dục giá trị và định hướng giá trị phải diễn ra có mục đích, có tổ chức trong
tất cả các môi trường trải nghiệm, theo những cách thức, nguyên tắc, cơ chế
nhất định, phải khắc phục những nhân tố đã và đang gây ra sự hạn chế,
nghèo nàn, sai lệch về giá trị.
Tác giả Đặng Cảnh Khanh (2003) đã tập trung phân tích các giá trị
truyền thống. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của yếu tố gia đình đối
với việc giáo dục giá trị truyền thống. Nghiên cứu này đi sâu vào vị trí, vai
trò của yếu tố gia đình cùng các mối quan hệ của nó từ truyền thống tới
hiện đại. Qua đó tác giả làm rõ sự biến đổi của gia đình và những chuẩn
mực của gia đình dưới tác động của sự thay đổi các điều kiện kinh tế [22].
- Hướng nghiên cứu thực tiễn:
Năm 2013, Đặng Thị Thu Hà với luận văn thạc sỹ “Định hướng giá
trị nhân cách của sinh viên trường Cao đẳng Trung ương”, tác giả đã
nghiên cứu ĐHGT nhân cách thể hiện trong hoạt động học tập, trong quan
hệ với bản thân và trong quan hệ với người khác. Tác giả đã chỉ ra rằng:
sinh viên có thái độ học tập chưa tốt. Mô hình mà con người hướng đến

trong hoạt động học tập mang tính thực dụng. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ rõ
một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT nhân cách của sinh viên như: hoạt
động tập thể, quan điểm sống, bạn bè và giáo dục gia đình [10].
Năm 2013, tác giả Lê Thị Hằng đã nghiên cứu “định hướng giá trị
đạo đức của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Bà Rịa”. Khi tác
giả nghiên cứu ba mặt cơ bản: Nhận thức về giá trị đạo đức, thái độ đối với

12


các giá trị đạo đức và hành vi thể hiện các giá trị đạo đức của học sinh phổ
thông thành phố Bà Rịa, tác giả đã chỉ ra các em học sinh có giá trị đạo đức
khá tích cực, hướng đến các giá trị truyền thống. Tuy nhiên có sự giao động
trong nhận thức, thái độ và hành vi [16].
Năm 2015, Luận văn thạc sỹ “Định hướng giá trị của sinh viên học
viện cảnh sát nhân dân” của tác giả Bùi Quang Long đã sử dụng thang đo
của Schwartz để tìm hiểu những giá trị mà sinh viên Học viện cảnh sát
nhân dân hướng tới nhiều nhất. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân như
thâm niên công tác, xuất thân gia đình, mức sống gia đình. Đặc biệt, tác giả
còn so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị của sinh viên học
viện cảnh sát nhân dân [29].
Năm 2015, luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Hải Lâm đã nghiên
cứu “định hướng giá trị của học sinh trường giáo dưỡng, Bộ công an”. Tác
giả tập trung vào nghiên cứu các mặt biểu hiện như: ĐHGT về tương lai
của bản thân, ĐHGT về nghề nghiệp, ĐHGT về tái hòa nhập cộng đồng.
Đặc biệt, trong ĐHGT về nghề nghiệp tác giả đã tìm hiểu về ba mặt nhận
thức về nghề nghiệp, thái độ đối với lao động và hành vi học nghề [26].
a. Những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề
- Hướng nghiên cứu cấu trúc và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng

giá trị nghề
Tác giả Nguyễn Văn Tuân (2008), với bài báo “Định hướng giá trị
nghề nghiệp của học viên các trường Đại học Quân sự hiện nay” đưa ra 3
yếu tố cơ bản về ĐHGT nghề nghiệp là: Nhận thức của học viên về giá trị
nghề nghiệp quân sự, thái độ của học viên đối với nghề và hành động lựa
chọn, thực hiện để tạo nên giá trị nghề nghiệp quân sự. Đồng thời chỉ ra các
yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT nghề nghiệp của học viên làm cơ sở để giáo

13


dục cho học viên có ĐHGT đúng đắn, phù hợp với yêu cầu xây dựng quân
đội và sự nghiệp và bảo vệ tổ quốc [43, tr 25].
Năm 2010, Nguyễn Thị Hoàng Phương đã nghiên cứu đề tài “Định
hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên
Giang”. Tác giả cũng đã tìm hiểu trên ba mặt nhận thức về giá trị của nghề
dạy học, thái độ đối với nghề và hành động biểu hiện ở kết quả thực hành
nghề nghiệp và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTN nghề dạy học của
sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang [39].
Năm 2015, tác giả Vũ Thị Duyến với đề tài luận văn “Định hướng
giá trị nghề điện công nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng nghề thương
mại và công nghiệp”, tác giả đã tìm hiểu giá trị về mặt kinh tế, giá trị về
mặt thăng tiến và giá trị về mặt đạo đức của nghề điện công nghiệp trên cơ
sở khảo sát 3 mặt nhận thức, thái độ và hành vi đối với các giá trị của nghề.
Tác giả cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTN điện công
nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng nghề thương mại và công nghiệp [7].
Trong luận án tiến sĩ, “ĐHGTN của học sinh THPT Tỉnh Sơn La”
(2011) hay Nguyễn Thị Nhân Ái với nghiên cứu “ĐHGTN của học sinh
trung học phổ thông một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ” (2012) đã tập trung
làm rõ các giá trị nghề “xã hội” mà học sinh trung học phổ thông đang

hướng tới trên cơ sở làm rõ nhận thức, hứng thú và hành động liên quan
đến nghề của học sinh trung học phổ thông.
- Hướng nghiên cứu các mặt biểu hiện của định hướng giá trị nghề
Năm 2012, tác giả Phùng Thị Hằng đã tiến hành nghiên cứu “Định
hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông là người dân
tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả đã đi tìm hiểu: Dự định tương lai,
những lý do, căn cứ chọn nghề; xu hướng chọn nghề. Nhìn chung, định
hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông là người dân

14


tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên có những nét đặc thù vì các em bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán, hoàn cảnh sống, kinh tế
gia đình [15].
Năm 2015, trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả Nguyễn Thị Huệ
đã nghiên cứu “Định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường
Trung cấp cảnh sát nhân dân VI”. Tác giả đã nghiên cứu về các mặt biểu
hiện như: ĐHGT biểu hiện trong quan hệ với đồng nghiệp, với người vi
phạm pháp luật, với bản thân của nghề cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư
pháp. Bước đầu tác giả chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT nghề
cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp như động cơ, hứng thú học tập, gia
đình, nhà trường [19].
Năm 2015, Nguyễn Hồng Phan với luận án “Định hướng giá trị nghề
nghiệp của sinh viên Tâm lý học thành phố Hồ Chí Minh”.Tác giả đã tìm
hiểu thực trạng ĐHGT nghề nghiệp của sinh viên tâm lý qua các biểu hiện
định hướng giá trị kinh tế, định hướng giá trị đạo đức, định hướng giá trị
thăng tiến của nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên tâm lý học có
nhận thức đúng đắn về ĐHGT nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong ba
mặt biểu hiện thì giá trị thăng tiến được các em xếp ở vị trị cao hơn so với

các giá trị khác.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc
sĩ nghiên cứu định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp như:
Tác giả Phạm Thị Lan, năm 2003 nghiên cứu “Định hướng giá trị nghề
nghiệp của học sinh lớp 12 có nhu cầu thành đạt khác nhau”, Đinh Thị
Phượng (2005) nghiên cứu “thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của
học sinh lớp 12 trường THPT Hải Đảo - Vân Đồn - Quảng Ninh”,...
Như vậy, ở trong nước đã có không ít các công trình nghiên cứu về
vấn đề ĐHGT và ĐHGTN. Các công trình này đã nghiên cứu vấn đề

15


ĐHGT và ĐHGTN theo nhiều hướng khác nhau (nghiên cứu theo hướng lý
luận và thực tiễn, nghiên cứu cấu trúc và các mặt biểu hiện của ĐHGTN),
tiến hành trên những khách thể khác nhau (học sinh phổ thông, sinh viên và
người lao động). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tập trung nhiều vào đối
tượng là học sinh Trung học phổ thông, việc nghiên cứu định hướng giá trị
nghề trên sinh viên nói chung, học viên các trường, học viện Công an nhân
dân nói riêng còn ít và cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Sinh viên, học
viên là những người đang trong quá trình đào tạo nghề. Do đó, giáo dục
ĐHGTN đối với các em ngay từ khi học là vấn đề rất cần thiết. Chính vì
vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Định hướng giá trị nghề của học viên trường
Cao đẳng CSND I” làm đề tài nghiên cứu. Qua đó đề xuất một số biện pháp
tâm lý giáo dục ĐHGTN cho các em.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Định hướng giá trị
1.2.1.1. Giá trị
Theo từ điển Bách khoa Toàn Thư Xô Viết, “giá trị là sự khẳng
định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung

quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung.
Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên,
mà là bởi tính chất cuốn hút của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt
động sống của con người, phạm vi hứng thú và nhu cầu, các mối quan
hệ XH, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được
biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng,
tâm thế và mục đích”.
Theo tác giả Hoàng Phê: “Giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi,
có ý nghĩa, là đáng quí về mặt nào đó. Ví dụ loại thức ăn có giá trị dinh
dưỡng cao, giá trị của một sáng kiến, giá trị tinh thần….”[36].

16


×