Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoạt động của mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng nghiên cứu trường hợp tại xã hợp hưng huyện vụ bản tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN THỊ ÁNH DƢƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TƢ VẤN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƢỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN THỊ ÁNH DƢƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TƢ VẤN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƢỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MAI THỊ KIM THANH


Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để Luận văn “Hoạt động của mô hình tƣ vấn và chăm sóc sức khỏe
ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng”(Nghiên cứu trường hợp tại xã Hợp Hưng
huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) có thể hoàn thành như ngày hôm nay, tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
TS. Mai Thị Kim Thanh là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.
Cô là người thầy luôn tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp tôi giải quyết các vấn đề
nảy sinh và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu.
Các thầy cô trong khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kỹ năng quý giá. Nhờ đó mà tôi có thể vận dụng vào thực hiện luận văn cũng
như vào công việc sau này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt của mình đến cán bộ nhân viên trung
tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Vụ Bản; chính quyền, cán bộ trung tâm
y tế cùng với người cao tuổi xã Hợp Hưng và gia đình, bạn bè những người luôn
quan tâm, hỗ trợ và động viên tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm

Học viên

Nguyễn Thị Ánh Dương

0



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp một số bệnh thuờng gặp của NCT xã Hợp Hưng năm
2012.........................................................................................................56
Danh mục các hình:
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow……………………………………….37

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 4
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................. 4
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ......................................................................... 5
3. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 18
3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................... 18
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 18
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 19
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 19
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 19
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 20
5.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 20
5.2 Khách thể nghiên cứu ............................................................................................ 20
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 20
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 20
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 21
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
9.1 Phương pháp phân tích tài liệu.............................................................................. 21
9.2 Phương pháp quan sát ........................................................................................... 22

9.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................................ 22
9.4 Phương pháp thảo luận nhóm................................................................................ 23
10. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 23
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 24
1.1. Các công cụ khái niệm......................................................................................... 24
1.1.1. NCT (NCT) ......................................................................................................... 24
1.1.2 Tư vấn ................................................................................................................. 24
1.1.3 “Sức khỏe” và “chăm sóc sức khỏe” ................................................................. 25
1.1.4" Cộng đồng”, “ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” .................................. 26
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu. ............................................................... 28
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng ............................................................................. 28
1.2.2.Lý thuyết vai trò .................................................................................................. 30
1.2.3 Lý thuyết nhu cầu Maslow .................................................................................. 32
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của NCT ............................................................................ 34
1.3.1. Đặc điểm sinh lý của NCT ................................................................................. 34
1.3.2. Đặc điểm tâm lý của NCT .................................................................................. 35
1.3.3. Các nhu cầu cơ bản của NCT ............................................................................ 37
1.4. Quan điểm chính sách ngƣời cao tuổ i trên thế giới và Việt Nam...................... 39
2


1.4.1. Quan điểm và chính sách về NCT trên thế giới ................................................. 39
1.4.2. Quan điểm và chính sách về NCT ở Việt Nam ................................................... 40
1.4.2.1. Những chủ trương của Đảng .......................................................................... 40
1.4.2.2 Luật pháp liên quan đến NCT .......................................................................... 41
1.5. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 42
Chƣơng 2: BỨC TRANH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH TƢ VẤN VÀ CHĂM
SÓC SỨC KHỎE NCT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HỢP HƢNG HUYỆN VỤ BẢN
TỈNH NAM ĐỊNH .............................................................................................................. 45

2.1 Nền tảng triết lý của mô hình ............................................................................... 45
2.2. Nội dung mô hình tƣ vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng tỉnh Nam
Định......................................................................................................................................46
2.3 Thực trạng hoạt động của mô hình tƣ vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng
đồng tại xã Hợp Hƣng. ............................................................................................... 48
2.3.1 Đối tượng tham gia mô hình ............................................................................... 48
2.3.2 Hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe thể chất ............................................... 50
2.3.2.1 Hình thức hoạt động ........................................................................................ 50
2.3.2.2 Khả năng tiếp cận hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe thể chất .............. 53
2.3.3 Hoạt động tƣ vấn và chăm sóc sức khỏe tinh thần .......................................... 55
2.3.3.1 Hình thức hoạt động ........................................................................................ 55
2.3.3.2 Khả năng tiếp cận của hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe tinh thần ...... 60
2.3.4 Đánh giá khả năng đáp ứng hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe................ 64
Chƣơng 3: NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH. .................. 68
3.1. Những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến hoạt động mô hình .............................. 68
3.1.1 Chính sách .......................................................................................................... 68
3.1.2 Nguồn nhân lực ................................................................................................... 70
3.1.4 Nguồn tài chính ................................................................................................... 72
3.1.5 Kết quả đạt được sau khi triển khai mô hình ...................................................... 72
3.2Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.......................................................... 78
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................................ 88
I. Phỏng vấn sâu .......................................................................................................... 88
1. Mẫu phỏng vấn sâu................................................................................................. 88
2. Biên bản phỏng vấn ................................................................................................ 93
Biên bản phỏng vấn sâu số 1 ...................................................................................... 93
II. HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO NCT .................................. 109
III. HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO CÁN BỘ XÃ, HUYỆN VÀ TÌNH

NGUYỆN VIÊN ................................................................................................................ 111
3


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Già hóa dân số đang là một xu thế mang tính toàn cầu do giảm tỷ lệ sinh,
tăng tuổi thọ bình quân và trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất lớn tới tiến
trình phát triển chung của tất cả các nước trên nhiều mặt: Chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa, nghệ thuật … Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp quốc, năm 1950, trên
thế giới có 214 triệu người trên 60 tuổi, năm 1975 có 336 triệu người, năm 2000 là
600 triệu người, dự báo đến năm 2050 sẽ tăng lên 2 tỷ người. Đất nước ta đang
trong thời kì hội nhập và phát triển cùng thế giới, từng bước xây dựng hướng đến
một xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng, vì con người và sự phát triển của con
người, trong đó không thể không quan tâm đến nhóm người cao tuổi (NCT).
NCT là một bộ phận cấu thành của xã hội không thể tách rời, là tầng lớp đã
có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; nhưng họ
cũng là một trong những nhóm đối tượng dể bị tổn thương nhất, do những thay đổi
về tâm sinh lý, sức khỏe, vị thế trong xã hội và gia đình; vì vậy họ rất cần có
những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc NCT. Việc chăm sóc NCT
không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo
sâu sắc thể hiện truyền trống "uống nước nhớ nguồn", "thương người như thể
thương thân" của dân tộc ta.
Thực hiê ̣n những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhiề u trung
tâm cơ sở bảo trơ ̣ , trơ ̣ giúp xã hô ̣i , các mô hình chăm sóc , những câu lạc bộ dành
cho NCT đươ ̣c hin
̀ h thành ở nhiều điạ phương trên toàn quốc. Tại tỉnh Nam Định,
cũng đã triển khai được nhiều mô hình trợ giúp cho NCT trong đó có mô hình tư
vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng. Một trong những điển hình
của mô hình này là mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng

4


tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sự ra đời của mô hình đã thu hút
được sự tham gia của gia đình, NCT và cộng động xã hội với công tác chăm sóc
NCT dựa vào cộng đồng đồng thời góp phần giảm bớt khó khăn cho gia đình, giúp
NCT có nhiều sự lựa chọn hơn và tăng cường vai trò của nhà nước, các tổ chức xã
hội cùng cộng đồng trong việc chăm sóc NCT tại Nam Định nói riêng và Việt Nam
nói chung.
Mô hình này được triển khai từ tháng

9 năm 2012, trong quá trình triển

khai đã bô ̣c lô ̣ những ưu điể m , nhươ ̣c điể m của mình , ảnh hưởng đến sức khỏe
NCT đồng thời đạt được những kết quả tích cực với cộng đồng. Do đó, mô hình tư
vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng cần được tiếp tục phát triển và
nhân rộng, đặc biệt là lồng ghép các hoạt động công tác xã hội. Việc triển khai
điều tra, nghiên cứu các mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng sẽ
góp phần cung cấp cơ sở và luận cứ khoa học trong việc xây dựng chính sách xã
hội hóa các loại mô hình trong toàn quốc, đồng thời thấy được vai trò của các hoạt
động công tác xã hội với cộng đồng.
Với ý nghĩa trên tôi tập trung đi sâu: “ Mô hình tư vấn và chăm sóc sức
khỏe NCT tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”; đề tài sẽ cung cấp
những cơ sở lý luận thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện mô hình chăm sóc NCT
dựa vào cộng đồng tại Việt Nam.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong thời gia qua đã có nhiều nghiên cứu về NCT, chăm sóc sức khỏe
NCT dựa vào cộng đồng. Với mỗi mục đích lại có cách tiếp cận nghiên cứu khác
nhau nhưng đều hướng đến cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra những
giải pháp để NCT được chăm sóc một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện của

từng thời kỳ và mỗi quốc gia.

5


- Cuốn “Aging and health: Asian and Pacific Islander American Elders”
(NCT và sức khỏe: NCT Mỹ đến từ Châu Á và Thái Bình Dương) của các tác giả
Melen R . McBride, Nancy Morioka.Douglas và Gwen Veo tái bản lần 2.[29]
Trong cuốn sách này nhóm tác giả đã nghiên cứu sự đa dạng văn hóa, hệ thống
niềm tin, cấu trúc gia đình ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của những
NCT đến từ các nước khác nhau thuộc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương hiện
tại đang sống tại Mỹ. Từ đó, đánh giá nhu cầu, xác định những thuận lợi, rào cản
trong việc chăm sóc sức khỏe tạo điều kiện để những NCT này có thể thể hiện
được mong muốn, nhu cầu của bản thân một cách tự nhiên nhất.
- Ở khía cạnh về sức khỏe của NCT, Annette L. Fitzpatrick, Neil R.Powe,
Lawton S.Cooper, Diane G. Ives và John A.Robbins (Đại học Washington, Đại
học Johns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học California – Davis và Đại học
Wake Forest) đã có nghiên cứu: “Barriers to Health Care Acces Among the
Elderly an Who Perceives Them”(Những rào cản chăm sóc sức khỏe NCT và nhận
thức về chúng) [30]. Đề tài này được tiến hành từ năm 1993 đến 1994 tại Viện
nghiên cứu sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp
định lượng với 5888 đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Mẫu này được chọn
ngẫu nhiên từ danh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng đồng: Quận Forsyth,
Sacramento, Washington và Allegheny. Nghiên cứu cho thấy các rào cản chủ yếu
là sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, các rào cản tâm lý và thể chất
khác … Nghiên cứu này khái quát thực trạng chăm sóc khỏe đối với NCT, những
rào cản tác động tới việc NCT nhận được sự quan tâm, chăm sóc của riêng nước
Mỹ. Chính những điều được chỉ ra từ nghiên cứu này có thể liên hệ tới những rào
cản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam. Điều đó đặt ra sự quan
tâm lớn đối với những người làm nghiên cứu nói riêng và những nhà hoạch định

chính sách của nước ta nói chung.
6


- Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern cũng có nghiên cứu:
“Evaluating a community – based participatory research project for elderly mental
healthcare in rural America” (Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia của
cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT nông thôn Mỹ), được công bố
2008 [31]. Nghiên cứu này nhằm khám phá bản chất giữa các đối tác trong chương
trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người NCT ở nông thôn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hầu hết mọi người hài lòng với vai trò của họ và mức độ thành công
của chương trình. Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp để cải thiện
hơn nữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT tại nông thôn. Mô hình
chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của Hoa Kỳ là điều chúng ta cần quan
tâm nghiên cứu để có thể góp phần xây dựng các mô hình cho NCT phù hợp với
nước ta.
- Một công trình trong khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu về mô hình
chăm sóc sức khỏe NCT cũng cần được nhắc đến, do Chanitta Soommaht,
Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen thực hiện là: “Developing
Model of Health Care Management for the Elderly by Community Participaton in
Isan”(Xây dựng mô hình quản lý chăm sóc sức khỏe cho NCT có sự tham gia của
cộng đồng tại Isan) [32]. Nghiên cứu được tiến hành từ 2/8/2008 tại 7 tỉnh Đông
Bắc Thái Lan là Mahasarakham, Roi – et, Sakon Nakhon, Nakhon Ratchasima,
Buriram, Surin và Khon Kaen. Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp
nghiên cứu định tính. Các tác giả đã tiến hành phân tích các vấn đề liên quan đến
việc quản lý chăm sóc sức khỏe cho NCT về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời,
nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm sóc sức khỏe NCT
có sự tham gia của cộng đồng ở Isan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc quản lý
của các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe NCT là phương pháp hiệu
quả. Tất cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng việc chăm sóc y tế được cung cấp

bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và ấm áp hơn. Mô hình này gợi cho
7


chúng ta những bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam trong công tác
chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng.
- Ở Việt Nam, nhiều mô hình dành cho NCT đã ra đời, mỗi loại mô hình
hoạt động và hỗ trợ NCT theo những mục tiêu, cách thức khác nhau. Tất cả tạo
thành một mạng lưới tổng hợp trong công tác trợ giúp NCT ở Việt Nam. Hiện nay,
có thể chia thành 5 loại hoạt động mô hình chính như sau:
+1. Các mô hình Câu lạc bộ của NCT: Hầu như tại tất cả các tỉnh thành
đều có các câu lạc bộ của NCT. Hình thức các câu lạc bộ rất đa dạng, phong phú
và tập trung vào 3 nhóm chính:
 Các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ: Câu lạc bộ thơ ca, chèo, đờn ca tài tử,
quan họ…
 Các câu lạc bộ thể dục thể thao: Câu lạc bộ thể dục ngoài trời, bong bàn,
bóng chuyền, cầu lông, bơi lội…
 Các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe: Câu lạc bộ dưỡng sinh, thái cực
quyền…
+ 2. Các loại mô hình chăm sóc NCT: Xuất phát từ nhu cầu về chăm sóc
sức khỏe cho NCT, các loại hình chăm sóc NCT tương đối phát triển và hỗ trợ rất
tích cực cho NCT trong cuộc sống. Một số loại hình chăm sóc NCT:
 Tình nguyện viên chăm sóc NCT tại cộng đồng: Trong hoàn cảnh nhiều
nước trên thế giới đang bước vào thời kỳ “già hóa dân số”, số NCT cần được chăm
sóc ngày càng tăng cao vì thế nhiều nước đã lựa chọn những giải pháp chăm sóc
thay thế tại nhà thay vì mở rộng các trung tâm dưỡng lão tập trung vì loại hình này
cần đầu tư lớn, thu phí cao. Hình thức chăm sóc tại nhà và các hình thức dựa vào
cộng đồng có ưu điểm là chi phí ít, hiệu quả lớn và phù hợp với mong muốn của
NCT.
8



 Trung tâm chăm sóc sức khỏe, khám bệnh cho NCT: Các Trung tâm
chăm sóc NCT rất đa dạng, thường là các trung tâm dịch vụ y tế, khám chữa bệnh,
điều dưỡng, y học dân tộc, đông y chuyên khám chữa bệnh cho NCT. Trong bối
cảnh nhà nước còn thiếu các bệnh viện lão khoa hoặc khoa lão khoa thì các Trung
tâm trên đã tạo điều kiện để NCT có thể khám chữa bệnh theo chuyên khoa lão
khoa. Đặc biệt, khi mà số lượng bệnh nhân là NCT có thẻ bảo hiểm y tế quá nhiều,
gặp nhiều khó khăn khi đến khám ở bệnh viện thì các cơ sở trên đã góp phần
không nhỏ trong chăm sóc sức khỏe cho NCT. Tuy nhiên, các trung tâm này đa số
là dịch vụ tư nhân nên giá cả cao, những NCT nghèo hầu như ít sử dụng các dịch
vụ này. Ngoài ra, một số trung tâm lợi dụng việc quản lý chưa chặt đã có một số
hoạt động bán hàng kém chất lượng, quảng cáo thực phẩm chức năng…
 Trung tâm chăm sóc NCT tại cộng đồng: Tại Hải Phòng có tổ chức Trung
tâm chăm sóc sức khỏe NCT tại nhà từ năm 1996. Cách hoạt động chủ yếu mang
tính xã hội, nhân đạo, cử các điều dưỡng viên được đào tạo bài bản về kỹ năng,
phương pháp đến tận nhà phục vụ NCT tùy theo yêu cầu. Năm 2011, Hội NCT
thành phố đã tiếp tục triển khai rộng rãi mô hình trên, phối hợp với Chi cục dân số
kế hoạch gia đình thành phố triển khai thí điểm tới 4 quận, huyện khác. Tuy nhiên
mô hình này vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi để nhân rộng.
 Truyền thông, tư vấn chăm sóc NCT: Các trung tâm tư vấn là một hình
thức dịch vụ rất có hiệu quả trong việc góp phần chăm sóc NCT. Đa số các trung
tâm này hoạt động này hoạt động theo các hình thức thành lập các Câu lạc bộ
truyền thông, tư vấn, mỗi Câu lạc bộ có khoảng từ 30-50 hội viên. Tại các buổi
họp thường lồng ghép tư vấn về chăm sóc sức khỏe NCT với chất lượng dân số,
già hóa dân số. Tổ chức nói chuyện, tập huấn về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe,
dinh dưỡng…Tư vấn về chăm sóc sức khỏe, y tế…qua điện thoại, lập tổng đài tư
vấn. Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT thuộc Trung ương Hội
9



NCT Việt Nam là một điển hình hoạt động có hiệu quả trong loại hình hoạt động
này.
 Trung tâm dịch vụ đào tạo, giới thiệu người chăm sóc NCT: Trong bối
cảnh NCT đang ngày càng tăng và tuổi thọ tăng cao, nhu cầu được chăm sóc ngày
càng lớn, nhiều gia đình rất cần thuê người chăm sóc NCT. Đặc biệt, khi NCT bị
ốm nặng phải nằm viện lâu ngày cũng rất cần thuê người trợ giúp chăm sóc. Trong
thực tế, số gia đình thuê người giúp việc rất nhiều nhưng hầu hết không được đào
tạo về chuyên môn chăm sóc NCT, giữa những người giúp việc và chủ nhà chỉ là
các thỏa thuận miệng về quy định và tiền lương, do vậy thường các hợp đồng
miệng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không ít chuyện phức tạp xảy ra.
Để đáp ứng nhu cầu trên, một số hình thức dịch vụ môi giới người giúp
việc đã ra đời (kể cả làm việc nhà, chăm sóc trẻ em, NCT, bán hàng…), chủ yếu là
tư nhân, không được đăng ký và không được quản lý. So với nhu cầu thực tế thì
loại hình hoạt động này còn nhiều hạn chế, quá yếu và thiếu. Thị trường rất thiều
người muốn làm công việc chăm sóc NCT, mặc dù được tả lương không thấp. Đặc
biệt là chưa có được sự định hướng, hỗ trợ và quản lý từ phía nhà nước.
+ 3.Mô hình câu lạc bộ Đồng cảm và liên thế hệ tự giúp nhau: Các câu lạc
bộ này được thành lập từ một số dự án do Tổ chức Hỗ trợ NCT hướng dẫn kỹ thuật
và được tài trợ từ các tổ chức quốc tế (Dự án VIE011 do tổ chức Lottery Fund của
Anh tài trợ, Dự án VIE014 do EU tài trợ, Dự án VIE0114 do tổ chức Từ thiện
Atlantic của Hoa Kỳ tài trợ (2005-2014).[25]
 Câu lạc bộ Đồng Cảm: Câu lạc bộ Đồng Cảm được thành lập theo dự án
VIE011 dưới sự bảo trợ của Hội NCT Quốc tế nhằm hỗ trợ cho nhóm cha mẹ có
con nhiễm HIV, những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV. Câu lạc bộ vừa
là nơi sinh hoạt chung của nhóm cha mẹ, vừa chăm sóc sức khẻo, thể dục thể thao,
văn nghệ cho các thành viên. Năm 2010, cả nước có 67 Câu lạc bộ Đồng Cảm ở 4
10



tỉnh dự án: Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên. Đên nay, các câu lạc
bộ vẫn hoạt động hiệu quả trong việc giúp đỡ các nhóm NCT bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS.
 Câu lạc bộ Liên thế hệ: 60 câu lạc bộ được thành lập ở thành phố Thái
Nguyên và 2 huyện là Phú Lowng, Phú Bình. Cho tới nay đã nhân rộng được 104
câu lạc bộ và có nhiều hoạt động rất hiệu quả.
 Câu lạc bộ tự giúp nhau: Dự án được thực hiện tại 4 tỉnh là Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Giai đoạn 1 (2010-2012) thành lập 160 câu lạc bộ
(mỗi tỉnh có 40 câu lạc bộ); giai đoạn 2 (2012-2014) thành lập thêm 160 câu lạc
bộ.
Tuy đối tượng thụ hưởng có khác nhau nhưng mô hình hoạt động của các
câu lạc bộ trên đều giống nhau và hiện được coi là Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp
nhau.
+4. Mô hình hoạt động như tổ Giám sát việc thực hiện Luật và các chính
sách cho NCT
Để thực hiện chứ năng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NCT, từ năm
2009, Trung ương Hội NCT đã triển khai Dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ về
khảo sát tình hình thực hiện Nghị Định NĐ67/2007/NĐ-CP và thành lập thí điểm
Tổ giám sát việc của Hội NCT tại cơ sở. Hiện nay, đã có 8 tổ giám sát được thành
lập tại 4 tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Đắc Lắc, Trà Vinh. Trong giai đoạn tới, Trung
ương Hội NCT đang tiếp tục triển khai thêm 1 dự án do Quỹ Hỗ trợ Tư pháp, Bộ
Tư pháp tài trợ để thành lập thêm 8 Tổ giám sát việc thực hiện Luật và các chính
sách NCT tại 4 tỉnh: Phú Thọ, Quảng Trị, Bình Thuận và Cà Mau.
+5.Các mô hình chăm sóc tập trung khác
 Cơ sở dưỡng lão: Nhà dưỡng lão chăm sóc NCT có công nhận chăm sóc
NCT có công với cách mạng như: mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ liệt sỹ; NCT là
11


thương binh, thanh niên xung phong và những NCT có tiêu chuẩn. Các cơ sở tren

đều do nhà nước quản lý và đài thọ.
 Trung tâm bảo trợ xã hội: Trung tâm bảo trợ xã hội nhận chăm sóc các
đối tượng là NCT cô đơn, không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ mồ côi…Các
trung tâm này do nhà nước quản lý. Tuy nhiên hoạt động của các trung tâm gặp rất
nhiều khó khăn: nguồn kinh phí eo hẹp (theo quy định tối thiểu mức chi cho 1
người là 360.000 đồng/tháng); hiệu quả bảo trợ không cao. Cơ sở vật chất của các
trung tâm nghèo nàn, mới chỉ lo đủ nhu cầu tối thiểu cho NCT, các nhu cầu khác
như khám sức khỏe, các hoạt động văn hóa, tinh thần hết sức nghèo nàn. Hình thức
nuôi dưỡng tập trung dài hạn này bộc lộ nhiều hạn chế với chi phí cao, hoạt động
kém hiệu quả. Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đang nghiên cứu và
tiến hành chuyển đổi thành các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đẩy
mạnh các hình thức chăm sóc dựa vào cộng đồng để thay thế. Ngoài ra, còn có các
trung tâm do tư nhân, các cơ sở từ thiện, nhà chùa…nhận chăm sóc NCT. Tuy
nhiên hoạt động của các cơ sở này không ổn định, tạm bợ, hiệu quả thấp.
 Nhà dưỡng lão, trung tâm chăm sóc có thu phí: Các trung tâm chăm sóc
NCT có thu phí đều là các cơ sở tư nhân. Xuất phát từ nhu cầu xã hội nên các cơ
sở này hướng đến phục vụ những NCT có điều kiện kinh tế hoặc con cái có điều
kiện nhưng bận làm ăn. Mức phí phụ thuộc vào chất lượng và mức độ chăm sóc
của trung tâm. Hiện nay, số lượng nhà dưỡng lão tư nhân còn rất hạn chế lại thiếu
cơ chế quản lý nên chưa có các quy định về tiêu chuẩn, chưa có sự giám sát của cơ
quan quản lý nên chất lượng còn nhiều hạn chế. Do nhà nước không có chính sách
hỗ trợ nào đối với loại hình dịch vụ này nên giá cả còn cao so với đại đa số NCT
trong xã hội.
 Nhà xã hội: Năm 2004-2005, Bộ Lao động Thương binh Và Xã hội đã
quyết định tài trợ “Mô hình nhà xã hội tại cộng đồng chăm sóc NCT cô đơn không
12


nơi nương tựa” ở 3 tỉnh Nam định, Huế, Bến Tre do Trung ương Hội NCT và
trung tâm RECAS thực hiện.[25] Dự án hướng đến các hoạt động:

 NCT khỏe mạnh được hướng dẫn tập luyện.
 Người còn sức lao động được vay vốn sản xuất kinh doanh, tăng thu
nhập.
 NCT cô đơn, nghèo khó được tình nguyện viên đến nhà chăm sóc, khi
họ đau ốm sẽ được đưa đến nhà xã hội, được nhân viên y tế ở trạm xá chăm sóc và
được nuôi dưỡng đến khi khỏe mạnh trở về nhà.
Dự án này có sự phối hợp liên ngành. Địa phương cấp đất làm nhà xã hội,
dự án cấp kinh phí, còn lại do chính quyền và người dân địa phương. Sau một thời
gian triển khai, mô hình đã thực sự góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng những NCT
neo đơn. Hình thức này vẫn đảm bảo điều kiện cho các cụ được sống tại cộng
đồng, vẫn gần gũi bạn bè, làng xóm. Ngoài ra còn một số mô hình khác của Hội
NCT và các tổ chức khác thực hiện. Tất cả các mô hình này đã và đang đóng góp
rất hiệu quả vào công tác bảo vệ, chăm sóc NCT
- Công tác chăm sóc sức khoẻ NCT ngày càng được Đảng, Nhà nước quan
tâm và chú trọng, điều này được thể hiện khá rõ trong các văn kiện Đại hội của
Đảng. Đảng cũng như TW Hội NCT Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về công
tác chăm sóc sức khoẻ NCT, trong đó phải kể đến nghiên cứu: “NCT và các mô
hình chăm sóc NCT ở Việt Nam” của Ủy Ban dân số, gia đình và trẻ em phối hợp
với Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển trong giai đọan 2006 – 2007 và của
Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển giai đọan 2008 – 2009. Nghiên cứu
được tiến hành tại Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh trên các nhóm đối
tượng: người sử dụng dịch vụ chăm sóc NCT; người cung cấp dịch vụ chăm sóc
NCT; cán bộ địa phương và cộng đồng. Nghiên cứu đã mô tả những đặc trưng của
nhóm NCT về các khía cạnh như: nhóm tuổi, sức khỏe, hoạt động vui chơi giải trí,
13


mối quan hệ của NCT trong gia đình và xã hội đồng thời xem xét,đánh giá những
mô hình dịch vụ chăm sóc NCT hiện nay. Đề tài này được tác giả Đặng Vũ Cảnh
Linh biên tập thành sách và xuất bản năm 2009. Nhóm nghiên cứu của Viện

nghiên cứu Y- Xã hội học trong giai đoạn 2002 – 2012 đã thực hiện rà soát các
chương trình, mô hình chặm sóc, phát huy vai trò NCT và đưa ra những phân tích,
tổng hợp thông tin về các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò của NCT đã và
đang có ở Việt Nam trong giai đoạn 2002 -2012 do các cơ quan, tổ chức của chính
phủ, tổ chức phi chính phủ, …Trong báo cáo tập trung chỉ ra những điểm mạnh,
phù hợp cũng như khó khăn, thách thức và những khoảng trống của những mô
hình trong bối cảnh xã hội Việt Nạm hiên nay.
- Tác giả Dương Chí Thiện đã đề cập tới các vai trò của gia đình, của các
tổ chức xã hội và hệ thống y tế đối với vấn đề chăm sóc NCT trong bài nghiên cứu
“một số vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT hiện nay”. Vai trò của gia đình trong
chăm sóc NCT: Gia đình có vai trò rất to lớn trong đảm bảo mọi mặt cho toàn bộ
cuộc sống NCT. Các quan hệ gia đình như quan hệ giữa cụ ông cụ bà, quan hệ
giữa các cụ và con cháu có ảnh hưởng rất to lớn đến tình cảm, tâm trạng của NCT.
Tuy nhiên 1 vấn đề đang được đặt ra hiện nay là số lượng NCT phải sống cô đơn
ngày càng gia tăng mặc dù con cái của họ đang sống.(vì nhiều lý do không thể
chăm sóc các cụ) hoặc họ không có con cái khi họ ốm đau già yếu.
Vai trò của các tổ chức xã hội trong chăm sóc NCT: cùng với việc coi gia
đình như một cơ sở quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội đối với NCT thì các
tổ chức xã hội, các nhóm xã hội đóng một vai trò không nhỏ trong việc chăm sóc
NCT. Các tổ chức, nhóm xã hội được thành lập thỏa mãn nhiều nhu cầu được đặt
ra trong đời sống của NCT.
Vai trò của hệ thống y tế đối với sức khỏe NCT: Với việc thực hiện chế độ
bảo hiểm y tế cho NCT, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đó là bước tiến quan trọng
14


và cơ bản của nước ta trên con đường thực hiện một hệ thống chăm sóc sức khỏe
NCT phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay.
- Trong nghiên cứu “NCT cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách
xã hội” của Mạc Tuấn Linh: Trong hệ thống an sinh xã hội của bất kỳ quốc gia

nào, an sinh NCT giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Để xây dựng chính sách xã hội cho
NCT cần hiểu biết về đặc tính về nhân khẩu, cơ cấu xã hội và vai trò của lớp người
này trong cộng đồng xã hội, đồng thời phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm và nguyện
vọng của họ trong cuộc sống. Trong bài nghiên cứu này đề cập đến một bộ phận
trong lớp NCT, đó là NCT cô đơn. Theo những khảo sát tại các vùng đông bằng
Sông Hồng trong các nghiên cứu của mình, mặc dù mới khảo sát bước đầu, thông
tin chưa được xử lý đầy đủ nhưng Mạc Tuấn Linh đã tậm đưa ra một bước tranh về
đời sống NCT cô đơn ở vùng Đồng bằng châu thổ Sông hông như sau:
NCT cô đơn, chủ yếu là những người không còn khả năng lao động, phần
lớn nghèo phải sống nhờ vào sự cưu mang của cộng đồng và xã hội. Nếu không có
sự giúp đỡ này thì họ hoặc trở thành những người lang thang hoặc sống vất vưởng
bên lề xã hội hoặc phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn cho đến khi trút hơi thở
cuối cùng. Mặc dù được côi là cô đơn nhưng nhiều NCT này đều có những mối
liên quan, có sự giúp đỡ nhất định từ gia đình, người thân hoặc những nhà hảo tâm.
Điều này cho thấy nếu biết phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân mỗi cộng đồng, xã
hội thì những NCT cô đơn sẽ được hưởng những trợ giúp nhất định, bớt đi phần
nào những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế sự đáp ứng của xã hội đối
với NCT còn quá hạn chế.
NCT cô đơn khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. nhưng đối với họ thiếu thốn
hơn cả là đời sống tinh thần quá nghèo nàn. Sự giúp đỡ của xã hội của cộng đồng
về vật chất đang còn nhỏ nhưng cũng phần nào giúp NCT bớt khó khăn trong
cuộc sống. Trong bối cảnh hiện nay, khi các mối quan hệ các thiết chế gia đình, xã
15


hội ngày càng lỏng lẻo và xuống cấp. Con cái bỏ rơi xa lánh hoặc vì kế sinh nhai
không có điều kiện chăm sóc NCT thì mối lo ngại của nguời cao tuổi ngày càng
tăng, mức độ cô đơn cũng tăng lên theo đó. Đời sống vật chất tinh thần của NCT
thiếu thốn làm cho vấn đề sức khỏe của NCT càng trở nên phức tạp.
- Tác giả Nguyễn Quốc Anh, (2006) với đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu

một số đặc trưng của NCT Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc NCT đang áp
dụng" đã chỉ ra: Tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế
giới, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ NCT trong tổng dân số cao. Số lượng
NCT (trên 60 tuổi) phân bố không đồng đều, thường tập trung tại các khu đô thị,
các tỉnh đồng bằng có điều kiện kinh tế -xã hội phát triển. Công tác chăm sóc sức
khoẻ NCT đã được quan tâm. Nhờ những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới,
sức khoẻ và đời sống của NCT tại các tỉnh đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên công
tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho NCT tại cộng đồng còn ít, tại
nhiều địa bàn khảo sát tình trạng NCT hoạt động đơn lẻ, tự phát là phổ biến. Việc
tổ chức các câu lạc bộ NCT, câu lạc bộ dưỡng sinh… sẽ đem lại cho NCT sức
khoẻ tốt hơn song hình thức này còn hạn chế và bị chi phối nhiều bởi kinh phí hoạt
động hạn hẹp và đối tượng tổ chức.
Chăm sóc sức khoẻ cho NCT là một việc làm cần thiết và thường xuyên.
Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu khám và điều trị bệnh lớn cần có cơ chế, chính
sách riêng dành cho nhóm đối tượng này. Hiện nay vấn đề này còn chưa được
quan tâm đúng mức, tình trạng các cụ phải tự bỏ tiền để được khám chữa bệnh là
phổ biến. Chế độ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế và thẻ khám chữa bệnh còn
nhiều hạn chế. Hiện vẫn còn nhiều nhóm đối tượng NCT chưa tiếp cận đến được
với thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời chất lượng khám chữa bệnh theo chế độ thẻ bảo
hiểm chưa đảm bảo chất lượng.

16


- Gần đây nhất năm 2011, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
phối hợp cùng Trung ương Hội NCT Việt Nam, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học
và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức “Điều tra quốc gia về
NCT Việt Nam” (VNAS), đây là một phần của dự án “Tăng cường các quyền của
NCT thiệt thòi tại Việt Nam” được triển khai bởi Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
[18].Kết quả Điều tra quốc gia về NCT Việt Nam lần đầu tiên được công bố là một

cơ sở quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách đối với
NCT Việt Nam. VNAS thu thập số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thành
phố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng
Yên, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền
Giang và TP. Hồ Chí Minh). Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao
tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này.
Số liệu điều tra mô tả các đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướng
bệnh tật, đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu chăm sóc và được chăm sóc cũng
như việc tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội và dịch vụ y tế của NCT Việt Nam.
Có thể thấy các nghiên cứu của quốc tế đã tìm hiểu về thực trạng đời sống
của NCT, những vấn đề NCT gặp phải trong cuộc sống,những rào cản trong việc
tiấp cận các dịch vụ chăm sóc trợ giúp NCT và đưa ra những khuyến nghị, chính
sách nhằm đảm bảo an ninh xã hội và chuẩnbị trong bối cảnh già hóa dân số. Các
nghiên cứu tại Việt Nam về các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT mới chỉ
dừng lại ở một phần nhỏ và đánh giá thực trạng trên một vùng hoặc cả nước; đưa
ra các số liệu và khái quát tình hình thực tế; hoặc là tài liệu giảng dạy, lý thuyết.
Mặt khác việc chăm sóc sức khỏe cho NCT không chỉ thu hẹp trong phạm vi của
vấn đề y tế mà hàm chứa trong nó cả vấn đề kinh thế xã hội rộng lớn, đặc biệt là
vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội trông cộng cuộc nâng cao chất lượng
sống cho NCT trong xã hội. Tuy nhiên, nước ta đang thiếu những nghiên cứu về
hoạt động trợ giúp cho đối tượng là NCT, đặc biệt là mô hình chăm sóc sức khỏe
17


NCT dựa vào cộng đồng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hỗ trợ nghiên
cứu đề tài, nghiên cứu về nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của NCT, vai trò, nội
dung, phương pháp công tác xã hội …đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT
dựa vào cộng đồng. Từ những kết quả phân tích mô hình chăm sóc sức khỏe NCT
dựa vào cộng đồng, xác định được những điểm mạnh phù hợp cũng như những
khó khăn, thách thức và những khoảng trống của mô hình đó; đồng thời đúc kết

những bài học kinh nghiệm, những cách làm tốt phục vụ cho quá trình xây dựng và
triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Với kết quả nghiên cứu đạt được luận văn sẽ thể hiện rõ được hai khía
cạnh sau:
- Thứ nhất, tính ứng dụng của công tác xã hội trong việc chăm sóc sức
khoẻ cho NCTdựa vào cộng đồng. Các lý thuyết, phương pháp, công cụ công tác
xã hội trong chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng nói chung và tại xã Hợp Hưng
huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng.
- Thứ hai, kết quả nghiên cứu góp phần hình thành một cách nhìn mới về
vấn đề chăm sóc sức khoẻ NCT dựa vào cộng đồng thông qua việc tìm hiểu mô
hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng.xã hội học… được vận
dụng trong quá trình viết luận văn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với Nhà nước:
• Kết quả nghiên cứu này đóng góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ vai
trò của nhân viên xã hội tại cơ sở từ đó nâng cao vai trò nhân viên xã hội tại cơ sở.
• Đồng thời, kết quả nghiên cứu đạt được giúp Nhà nước có những cái
nhìn khách quan, toàn diện hơn nữa trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NCT dựa
18


vào cộng đồng. Từ đó, có những đề xuất khuyến nghị phù hợp trong việc chăm lo
sức khoẻ cho NCT.
- Đối với NCT: được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe , có thể
tiế p câ ̣n các chính sách một cách chủ động hơn.
- Đối với người triển khai và duy trì mô hình: Hiểu hiểu rõ vấn đề và đưa
ra những biện pháp không chỉ duy trì mà còn phát triển mô hình một cách toàn
diện hơn.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động và kết quả mô hình tư vấn và chăm sóc
sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
- Phân tích, chỉ ra những hạn chế của hoạt động tư vấn và chăm sóc sức
khỏe NCT dựa vào cộng đồng trong mô hình tại xã Hợp Hưng và đề xuất những
giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào
cộng đồng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu khóa luận hướng tới thực hiện từng
nhiệm vụ cụ thể:
- Mô tả được nhóm thân chủ tham gia vào mô hình tư vấn và chăm sóc sức
khoẻ NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng.
- Tìm hiểu nội dung hoạt động của mô hình.
- Xác định cách thức triển khai nội dung hoạt động của mô hình.
- Làm rõ vai trò nhân viên xã hội trong hoạt động mô hình được triển khai
ở xã Hợp Hưng.

19


- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mô hình (các yếu tố về
chính sách, nguồn nhân lực, nguồn tài chính)
- Chỉ ra những yếu điểm đang tồn tại và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động mô hình
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mô hình tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng
5.2 Khách thể nghiên cứu
- Những NCT sống tại xã Hợp Hưng trực tiếp tham gia và không gia mô

hình
- Các bác sỹ, điều dưỡng, y tá trực tiếp tham gia mô hình
- Đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGD) tỉnh Nam
Định, lãnh đạo xã Hợp Hưng có liên quan trực tiếp đến việc triển khai mô hình.
- Nhân viên xã hội trực tiếp tham gia vào mô hình.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
- Thời gian dự kiến: Từ tháng 01/2017 đến tháng 07/ 2017.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mô hình chăm sóc NCT
dựa vào cộng đồng. Trong luận văn này lựa chọn nghiên cứu những hoạt động
chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn hướng tìm hiểu các
câu hỏi sau:

20


1. Mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xã
Hợp Hưng được triển khai với những nội dung và hình thức hoạt động như thế
nào?
2. Nhân viên xã hội có vai trò gì trong hoạt động mô hình tư vấn và chăm
sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng?
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe
NCT dựa vào cộng đồng tại xã Hợp Hưng?
8. Giả thuyết nghiên cứu
1. Hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại xã
Hợp Hưng chủ yếu tập trung triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe
thể chất.
2. Nhân viên xã hội có vai trò là người giáo dục, người kết nối, người biên

hộ,.. như ng họ chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong các hoạt động
trong mô hình .
3. Nguồn nhân lực và nguồn tài chính là những yếu tố có những ảnh hưởng
không nhỏ đến mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại
xã Hợp Hưng.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
9.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phân tích các tài liệu phục vụ nghiên cứu: các văn bản pháp luật qui định
về NCT; báo cáo thực hực hiện, chương trình hành động về NCT; báo cáo đánh
giá tổng kết do các cán bộ xã, cán bộ thuộc chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nam
Định thực hiện; báo cáo của hội NCT xã Hợp Hưng; các báo cáo khoa học, các đề
tài cùng nghiên cứu về mô hình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng; các sách giáo
21


trình lý thuyết công tác xã hội…Những tài liệu trên được sử dụng phân tích và
trích dẫn trong nội dung chính của nghiên cứu.
9.2 Phƣơng pháp quan sát
Quan sát hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT tại xã Hợp Hưng, hoạt động
của hội NCT, các câu lạc bộ NCT giúp NCT trên địa bàn xã; tiếp xúc với Ban lãnh
đạo chính quyền địa phương, trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vụ Bản; chi hội
trưởng hội NCT xã;, thôn; cán bộ xã hội. Giai đoạn quan sát thực tế được tiến hành
trong qua trình nghiên cứu dựa trên cơ sở mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu của đề
tài. Cách thức quan sát được kết hợp giữa quan sát tham dự và quan sát không
tham dự
9.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Nhân viên xã hội sử dụng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn 14 đối
tượng trong đó có 01 lãnh đạo trung tâm dân số -KHHGĐ huyện Vụ Bản, 01 lãnh
đạo chính quyền xã Hợp Hưng, 01 cán bộ thuộc trung tâm dân số - KHHGĐ huyện

Vụ Bản, 01 thành viên hội Phụ nữ xã HợpHưng, 01 thành viên hội Cựu chiến binh,
01 thành viên Đoàn thanh niên, 02 nhân viên y tế xã, 02 nhân viên xã hội nòng cốt
và 05 NCT trong đó có 03 NCT tham gia và 02 NCT không tham gia mô hình tư
vấn và chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng.
Nội dung phỏng vấn sâu để tìm hiểu cuộc sống, những mối quan tâm, yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe NCT; đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn và chăm
sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng; những nhu cầu cần được tư vấn và hỗ trợ
sức khỏe của NCT hiện nay; những khó khăn, thuân lợi khi thực hiện mô hình tư
vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng; tác động và vai trò của công
tác xã hội trong việc triển khai và duy hoạt động mô hình.

22


×