Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.37 KB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THU HẰNG

PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG
TÀI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THU HẰNG

PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu

HÀ NỘI - 2014


2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đặng Thu Hằng

3


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tếp hay gián tếp của người
khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Khoa Luật - Đại học
quốc gia Hà Nội đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
của quý thầy cô. Các thầy, các cô bằng tri thức và tâm huyết của mình đã
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em. Với lòng biết ơn sâu sắc, em
xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội lời cảm ơn
chân thành nhất. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Am Hiểu,

người đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành luận văn.
Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, cộng với vốn
kiến thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm
khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.

4


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

1

Lời cảm ơn

2

Mục lục

3
5

MỞ ĐẦU

1.1


Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật
về thỏa thuận trọng tài

10

Khái quát về Trọng tài Thương mại

10

1.1.1 Khái niệm Trọng tài Thương mại

10

1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài Thương mại

11

1.1.3 Khái lược sự hình thành, phát triển của trọng tài trong lịch
sử pháp luật Việt Nam
1.2

Pháp luật về thỏa thuận trọng tài

13
14

1.2.1 Khái niệm "Thỏa thuận trọng tài"

14


1.2.2 Phân loại thỏa thuận trọng tài

19

1.2.3 Hình thức thỏa thuận trọng tài

21

1.2.4 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

26

1.2.5 Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài

40

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận
trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay
2.1

Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận
trọng tài

2.1.1 Các quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
2.1.2 Các quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài
2.1.3 Các quy định khác về thỏa thuận trọng tài
2.2
49

43

43
43
46
47

Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam

2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông qua
49
một số vụ việc cụ thể
5


2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
57

6


Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam

68

3.1

Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa
thuận trọng tài ở Việt Nam


68

3.2

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định
về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam

72

KẾT LUẬN

80
81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp rất
phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại những nước có nền kinh tế phát triển. Ở
Việt Nam, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài
được xác lập từ lâu, dù theo quy định của pháp luật mỗi thời kỳ, cách thức tổ
chức và hoạt động của tổ chức trọng tài là khác nhau.
Năm 2010, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Luật Trọng tài Thương
mại số 54/2010/QH12 quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến Trọng tài
Thương mại như: thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài, định nghĩa
Trọng tài Thương mại, thỏa thuận trọng tài, trọng tài viên, trung tâm trọng

tài, trình tự tố tụng trọng tài và các vấn đề khác. Luật Trọng tài Thương mại
2010 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011 và tính đến nay đã đi vào đời
sống được hơn ba năm, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quy định đang gây
tranh luận trong giới khoa học pháp lý.
Một trong những vấn đề vẫn còn tếp tục gây tranh luận hiện nay chính
là những quy định hiện hành của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và các vấn
đề có liên quan. Trong quy định về thỏa thuận trọng tài còn nhiều điểm chưa
được giải thích rõ ràng trong Luật Trọng tài Thương mại 2010, gây khó khăn
cho việc hiểu và áp dụng pháp luật đối với những tổ chức, cơ quan trực
tiếp áp dụng đó là các tổ chức Trọng tài Thương mại, Tòa án và đặc biệt là
các doanh nghiệp có tranh chấp yêu cầu trọng tài giải quyết.
Trong bối cảnh như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về thỏa
thuận trọng tài ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn nghiên
cứu, tm ra những điểm còn thiếu sót, những điểm chưa phù hợp của Luật
7


Trọng tài Thương mại 2010, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện

8


quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng
quy định về thỏa thuận trọng tài vào thực tế.
Tình hình nghiên cứu
"Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" là đề tài đã được
nhiều tác giả nghiên cứu và cho ra đời những tác phẩm giá trị: Tiến sĩ Đỗ Văn
Đại và tiến sĩ Trần Hoàng Hải với cuốn sách "Pháp luật Việt Nam về Trọng
tài Thương mại"; Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam với "Trọng tài và các

phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn"; Bộ Tư pháp cũng có đăng một
số chuyên đề "Pháp luật về Trọng tài Thương mại" trên tạp chí Dân chủ và
pháp luật năm 2010; Bài viết "Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng
tài ở Việt Nam" - TS. Đỗ Văn Đại – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra có
rất nhiều tác giả đã chọn đề tài này làm đề tài viết khóa luận tốt nghiệp
như: Khóa luận tốt nghiệp "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận
trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt
Nam" của Nguyễn Thị Thu thảo - Lớp KT31H - Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận
tốt nghiệp "Những điểm mới của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 về
thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra" của Mỵ Duy Thanh - CN3
QTKD - Đại học Ngoại Thương - Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Hà;
Khóa luận tốt nghiệp "Pháp luật về thỏa thuận Trọng tài Thương mại" của
Tống Thị Lan Hương - Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Tý và các bài
viết của nhiều tác giả khác.
Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu
ích và quý báu đối với tôi trong quá trình nghiên cứu về đề tài "Pháp luật về
thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam".

9


"Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" không phải là một đề
tài mới vì đã có rất nhiều tác giả chọn đề tài này (hoặc đề tài tương tự)
để

10


nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác phẩm hầu hết đều viết về Trọng tài Thương
mại nói chung hoặc viết về thỏa thuận trọng tài vào thời điểm Luật Trọng tài

Thương mại 2010 chưa được ban hành hoặc chưa có hiệu lực. Hiện nay,
chưa có luận văn cấp thạc sỹ nghiên cứu về thỏa thuận trọng tài một cách
chuyên biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Vì vậy, đề tài
"Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" mà tôi chọn để viết luận
văn thạc sỹ vào thời điểm này vẫn bảo đảm tính mới của đề tài nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn số trang quy định, cộng thêm vốn kiến thức còn hạn
chế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xoay quanh những nội dụng chính
đó là:
- Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận trọng
tài: nêu những quy định về khái niệm, phân loại, hình thức, hiệu lực và tnh
độc lập của thỏa thuận trọng tài theo quy định của Luật Mẫu, pháp luật
của một số nước về thỏa thuận trọng tài và theo quy định của Luật Trọng tài
Thương mại năm 2010.
- Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn
áp dụng ở Việt Nam hiện nay: nêu những điểm còn bất cập của quy
định hiện hành về thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại
2010, đồng thời trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng
tài thông qua một số vụ việc cụ thể từ đó nêu lên những nhận xét về thực
tiễn áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay.
- Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài
và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở
Việt Nam: Từ những nhận xét về thực trạng quy định pháp luật và thực
11


tễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, đề ra giải pháp
nhằm hoàn

12



thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thỏa thuận trọng tài và
những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận
trọng tài ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở:
- Phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin;
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích,
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, hệ thống, phương pháp bình
luận.
Những điểm mới của luận văn
Hệ thống được những quy định của pháp luật hiện hành về thỏa thuận
trọng tài, đồng thời có sự so sánh với quy định của Luật Mẫu và pháp luật
của một số nước trên thế giới để thấy được sự kế thừa và sự khác biệt giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về thỏa thuận trọng tài, nhận định
những điểm còn hạn chế trong quy định về thỏa thuận trọng tài theo Luật
Trọng tài Thương mại 2010. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện thêm các quy định về thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, luận văn còn nhận
xét về thực tễn áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện
nay, những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, qua đó
tm ra những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định
về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ cấu luận văn
Luận văn được chia làm 03 (ba) phần lớn:

13



- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận
trọng tài.

14


- Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và
thực tễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa
thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận
trọng tài ở Việt Nam.

15


Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỎA
THUẬN TRỌNG TÀI
1.1 Khái quát về Trọng tài Thương mại
1.1.1 Khái niệm Trọng tài Thương mại
Trọng tài Thương mại là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và ngày
càng phổ biến trong đời sống kinh tế ở khắp nơi trên thế giới. Khái niệm này
được nghiên cứu dưới rất nhiều bình diện khác nhau trong khoa học pháp
lý và hiện nay cũng có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm này.
Trọng tài với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp là cách
tếp cận chủ yếu của hệ thống các quy định pháp luật về trọng tài. Theo
Điều
2.a, Luật mẫu của UNCITRAL thì: “Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng
tài có hoặc không có sự giám sát của tổ chức”. Hay theo Hiệp hội trọng tài
Hoa kỳ (AAA) thì: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách

đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ
sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải
thi hành”.
Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng có quy định tương tự về khái niệm
này: Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ghi nhận: "Trọng
tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự thủ tục
do pháp lệnh quy định". Khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010
cũng quy định: "Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh
chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này"

16


Bên cạnh đó, trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh
chấp cũng là cách tiếp cận khá phổ biến. Theo từ điển tiếng Việt thì trọng tài
là “Người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp”.
Ngoài ra, khái niệm này còn được tiếp cận với tư cách là một chế định
pháp luật, theo cuốn Danh từ pháp luật lược giải thì trọng tài là “một chế
định cử tư nhân giải quyết sự bất hòa cho hai bên nguyên bị trong một vụ
tranh chấp”.
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về trọng tài,
tuy nhiên khi nghiên cứu khái niệm này ta thường xem xét dưới hai góc độ
chủ yếu: là một hình thức giải quyết tranh chấp và là cơ quan giải quyết tranh
chấp:
- Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh thương mại: Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp,
Trọng tài Thương mại được hiểu là phương thức, trong đó các bên tranh
chấp tự nguyện thỏa thuận với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp
đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ cho trọng tài và trọng tài, trên cơ sở các tình

tiết khách quan của tranh chấp, được quyền đưa ra quyết định cuối cùng để
giải quyết tranh chấp và quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với
các bên.
- Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp: Trọng tài Thương
mại là cơ quan được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp.
Trọng tài là một cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong hoạt động thương mại. Trọng tài được thừa nhận là một
cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Tòa án. [20, tr 3 - tr 5]
1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài Thương mại
17


Về bản chất, Trọng tài Thương mại là một phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà mà được giải quyết thông

18


qua phán quyết của Trọng tài Thương mại theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo,
là một phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi các thiết chế
đặc biệt, do vậy trọng tài mang một số đặc trưng cơ bản sau:
- Trọng tài Thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, trọng
tài có quyền phán quyết như Tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡng
chế thi hành.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu
tố thỏa thuận và tài phán. Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không
thể có phán quyết thoát ly được những yếu tố đã được thỏa thuận.
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bảo đảm quyền tự
định đoạt của các đương sự rất cao. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài

viên, quy tắc tố tụng trọng tài, luật áp dụng.
- Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo,
kháng nghị và có hiệu lực thi hành với các bên. Nếu một bên không thi hành
thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết
trọng tài.
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại cần
sự hỗ trợ của Tòa án. Sở dĩ cần sự hỗ trợ của Tòa án vì phán quyết của trọng
tài không mang tnh quyền lực Nhà nước, do đó cần phải có một cơ quan
Nhà nước hỗ trợ, đó là Tòa án.
- Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là: trọng tài vụ việc và
trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được lập ra để

19


giải quyết các tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi giải quyết xong tranh
chấp

20


đó. Trọng tài thường trực là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức,
trụ sở ổn định, danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng.
1.1.3 Khái lược sự hình thành, phát triển của trọng tài trong lịch sử
pháp luật Việt Nam
Ở nước ta, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được hình
thành từ khá lâu và trải qua các giai đoạn phát triển.
Vào năm 1963 và 1964, ở miền Bắc nước ta đã thành lập Hội đồng
trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải Việt Nam bên cạnh
phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Vào những năm 1990 của thế

kỷ 20, một hệ thống trọng tài kinh tế từ huyện, tỉnh đến Trung Ương đã
được thành lập để giải quyết các tranh chấp chủ yếu giữa các xí nghiệp quốc
doanh,
các hợp tác xã. Trọng tài kinh tế thực chất là những cơ quan hành chính
Nhà nước mà chưa thực hiện được vai trò đúng như tên gọi.
Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/CP, cho phép thành
lập tổ chức trọng tài kinh tế với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp
dưới hình thức Trung tâm Trọng tài Thương mại, tách biệt hẳn với trọng tài
kinh tế nhà nước. Đây là một bước ngoặt khi Nhà nước đã trả Trọng tài
Thương mại về đúng bản chất và chức năng của nó.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đưa hệ thống pháp luật
Việt Nam tệm cận với pháp luật quốc tế, nâng cao tính minh bạch, chuyên
nghiệp cho hoạt động của các trung tâm Trọng tài Thương mại, Pháp lệnh
Trọng tài Thương mại 2003 được ban hành. Tuy nhiên, sau một quá trình áp
dụng vào thực tế, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 đã bộc lộ nhiều
vấn đề bất cập, hạn chế, bởi vậy, đến ngày 17/06/2010, Quốc Hội đã chính
21


thức ban hành Luật Trọng tài Thương mại 2010 để thay thế Pháp lệnh
trọng tài
2003, nhằm hoàn thiện các quy định liên quan đến Trọng tài Thương mại.

22


1.2. Pháp luật về thỏa thuận trọng tài
Pháp luật về thỏa thuận trọng tài được hiểu là tập hợp những quy định
của pháp luật về những vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài như: khái
niệm thỏa thuận trọng tài; phân loại thỏa thuận trọng tài; hình thức thỏa

thuận trọng tài; hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; tính độc lập của thỏa
thuận trọng tài và những vấn đề khác có liên quan.
Thỏa thuận trọng tài được quy định khá toàn diện trong Luật mẫu về
Trọng tài Thương mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế Liên
Hợp Quốc (sau đây gọi là "Luật mẫu"). Trên cơ sở các quy định của Luật Mẫu
về thỏa thuận trọng tài, các quốc gia kế thừa và quy định cho phù hợp với
tnh hình thực tiễn ở quốc gia mình.
1.2.1 Khái niệm "Thỏa thuận trọng tài"
Điều 7.1, Luật Mẫu quy định:
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài
mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các
bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là
quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức Điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.
Như vậy, có thể thấy rằng, Luật mẫu không chỉ ghi nhận thỏa thuận
trọng tài là thỏa thuận của các bên đưa ra trọng tài để giải quyết các
tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh mà còn bao gồm cả nội
dung về những tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài và hình
thức xác lập của thỏa thuận trọng tài.

23


Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ ghi nhận thỏa thuận
trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về việc đưa các tranh chấp đã phát
sinh

24



×