Tải bản đầy đủ (.doc) (171 trang)

Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------

LÊ THỊ VÂN

QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGH IÊN CỨU

Hà Nội –2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ VÂN

QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGH IÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DANH TỐN

Hà Nội –2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự
hướng dẩn của PGS.TS Lê Danh Tốn. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là
trung thực, đảm bảo tính khách quan.
Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rỏ ràng.


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm đề tài luận văn tốt nghiệp tại Trường Đại
học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả đã được các thầy cô giáo và cán
bộ nhân viên nhà trường giúp đỡ rất nhiệt tình.
Với những kiến thức đã được học tại trường và theo nguyện vọng nghiên
cứu, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “Quản lý
thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình”.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trường, các thầy cô giáo
và đặc biệt là PGS.TS.Lê Danh Tốn, người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ
tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn
còn có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn, góp
ý, nhận xét của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh,
Tỉnh Quảng Bình
Số trang:

Trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa: Kinh tế Chính trị
Thời gian: 2014/10

Bằng cấp: Thạc sỹ

Người nghiên cứu: Lê Thị Vân
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính
sách tài chính quốc gia. Tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn chưa thoát khỏi
tình trạng khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái
kinh tế toàn cầu. Giá cả các hàng hóa chủ yếu trên thị trường biến đổi theo
chiều hướng tăng, lạm phát tăng cao, việc thu ngân sách nhà nước gặp rất
nhiều khó khăn và nhà nước luôn thực hiện chính sách thắt chặt chi têu ngân
sách. Trong bối cảnh đó thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói chung và
công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng phải đổi
mới.
Huyện Quảng Ninh, là một trong bảy huyện, thành phố của tỉnh Quảng
2

Bình, huyện có 14 xã và 1 thị trấn với diện tích hơn 1.191 km , dân số năm
2011 là 87.264 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 20072012 là 7.1%. Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn đã được chú
trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý thu nguồn ngân sách còn thiếu
tập trung, thống nhất; nhiều nguồn lực tài chính chưa được động viên vào
Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan
còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành
thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự
cân đối chi.



Xuất phát từ thực tế đó, học viên chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách
nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” để thực hiện luận văn
thạc sĩ.


MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................
i Danh mục các bảng ...........................................................................................
ii MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .......... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................
4
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước ........................
8
1.2.1. Ngân sách nhà nước......................................................................... 8
1.2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước ................................................... 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33
2.1. Phương pháp luận.....................................................................................
33
2.2. Các phương pháp cụ thể ...........................................................................
33
2.1.1. Trừu tượng hóa khoa học ............................................................... 33
2.2.2. Phương pháp kết hợp logíc với lịch sử. ......................................... 34
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 34
2.2.4. Phương pháp phân tổ thống kê ...................................................... 35
2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp .............................................. 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN

QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 ... 36
3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................
36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 36
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 37


3.2. Thực tễn quản lý thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2009-2013 ............
40
3.2.1 Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước và cơ chế, chính sách có
liên quan................................................................................................... 40


3.2.2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước.............................................
45
3.2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước ...................
48
3.2.4. Tình hình kiểm tra, thanh tra thu nộp ngân sách nhà nước...........
63
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN và vấn đề đặt ra ........................ 65
3.3.1. Đánh giá chung .............................................................................. 65
3.3.2. Những vấn đề đặt ra .......................................................................
71
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN QUẢNG NINH . 72
4.1. Bối cảnh mới ............................................................................................ 72
4.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của nó đến quản lý thu ngân
sách nhà nước...........................................................................................
72
4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnh

Quảng Bình............................................................................................... 74
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân
sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
......................................... 76
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách ............
76
4.2.2. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước đối với các
nguồn thu ngân sách chủ yếu trên địa bàn ..............................................
77
4.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ...............................................
80
4.2.4. Tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế ..................
83


4.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền, đoàn
thể các cấp và các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn về công tác
quản lý thu ................................................................................................
85
4.2.6. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện
chế độ khen thưởng ..................................................................................
87
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 88
4.3.1. Các kiến nghị với Trung ương ....................................................... 88


4.3.2. Đối với cấp tỉnh:............................................................................. 88
4.3.3. Kiến nghị với chính quyền cấp huyện ............................................ 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
St

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CHDCND

Cộng hoà dân chủ nhân dân

2

CSDL

Cơ sở dữ liệu

3

CTN - NQD

Công thương nghiệp – Ngoài quốc doanh

4

DN


Doanh nghiệp

5

GD - ĐT

Giáo dục - Đào tạo

6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

8

GTNT

Giao thông nông thôn

9

HCM


Hồ Chí Minh

10

HĐND

Hội đồng nhân dân

11

HTX

Hợp tác xã

12

KT - XH

Kinh tế - xã hội

13

NS

Ngân sách

14

NSĐP


Ngân sách Địa phương

15

NSNN

Ngân sách Nhà nước

16

NSTW

Ngân sách Trung ương

17

NXB

Nhà xuất bản

18

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

19

SX


Sản xuất

20

TC - KH

Tài chính - Kế hoạch

21

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

22

UBND

Ủy ban nhân dân

23

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
St


Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

Nội dung
Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai
đoạn 2010 – 2012
Tình hình lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn
huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013

Trang
38

48

Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối
3

Bảng 3.3

ngân cách và thu NSNN trên địa bàn huyện Quảng

49


Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Tình hình thực hiện thu thuế CTN – NQD so với
4

Bảng 3.4

dự toán giao của huyện Quảng Ninh giai đoạn

52

2009 – 2013
5

Bảng 3.5

Thu thuế CTN – NQD huyện Quảng Ninh giai
đoạn 2009 – 2013

53

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cấp huyện
6

Bảng 3.6

hưởng 30%, cấp xã, thị trấn hưởng 70% trên địa

54


bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013
7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

Tình hình thu phí và lệ phí so với dự toán được giao
của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013
Thu phí và lệ phí trong cân đối ngân sách huyện
Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013
Tổ chức cấp quyền sử dụng đất của huyện Quảng
Ninh giai đoạn 2009 – 2013

55

56

57

Tình hình thực hiện thu cấp quyền sử dụng đất của
10

Bảng 3.10 huyện Quảng Ninh so với dự toán được giao thời

kỳ 2009 – 2013

ii

58


11

Bảng 3.11 Thu cấp quyền sử dụng đất giai đoạn 2009 - 2013

60

Tình hình thực hiện thu khác ngân sách của huyện
12

Bảng 3.12 Quảng Ninh so với dự toán được giao giai đoạn

62

2009 - 2013
13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14

Thu khác trong cân đối ngân sách huyện Quảng

Ninh giai đoạn 2009 – 2013
Đánh giá biến động nguồn thu trong cân đối ngân
sách huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013

63

65

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012 ....... 38
Bảng 3.2. Tình hình lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh
giai đoạn 2009 – 2013..........................................................................................
48
Bảng 3.3. Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách và thu NSNN
trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009-2013 ......................................... 49
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện thu thuế CTN-NQD so với dự toán được giao của
huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 – 2013 ..........................................................
52
Bảng 3.5. Thu thuế CTN-NQD huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 – 2013 ....... 53
Bảng 3.6. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cấp huyện hưởng 30%, cấp xã, thị
trấn
hưởng 70% trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013..........................
54
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí so với dự toán được giao của
huyện Quảng Ninh thời kỳ 2009 – 2013.............................................................
55
Bảng 3.8. Thu phí và lệ phí trong cân đối ngân sách huyện Quảng Ninh giai đoạn
2009 - 2013 .......................................................................................................... 56
Bảng 3.9. Tổ chức cấp quyền sử dụng đất của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009
– 2013 .................................................................................................................. 57
Bảng 3.10. Tình hình thực hiện thu cấp quyền sử dụng đất của huyện Quảng

Ninh so với dự toán được giao thời kỳ 2009 - 2013 ............................................ 58
Bảng 3.11. Thu cấp quyền sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2013 ........................... 60
Bảng 3.12. Tình hình thực hiện thu khác ngân sách của huyện Quảng Ninh so với
dự toán được giao giai đoạn 2009 - 2013 ...........................................................
62
Bảng 3.13. Thu khác trong cân đối ngân sách huyện Quảng Ninh...................... 63
Bảng 3.14. Đánh giá biến động nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn
giai đoạn 2009 – 2013..........................................................................................
65
iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào, giúp nhà nước thực hiện
vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Quản lý thu Ngân sách
nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc
gia. Tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn,
thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá cả các hàng hóa chủ yếu trên thị trường biến đổi theo chiều hướng
tăng, lạm phát tăng cao, việc thu ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn
và nhà nước luôn thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách. Trong
bối cảnh đó thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói chung và công
tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng phải đổi mới.
Do vậy, công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa
phương cũng cần có những giải pháp phù hợp hơn.
Huyện Quảng Ninh, là một trong bảy huyện, thành phố của tỉnh Quảng
2


Bình, huyện có 14 xã và 1 thị trấn với diện tích hơn 1.191 km , dân số năm
2011 là 87.264 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 20072012 là 7.1%. Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn đã được chú
trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý thu nguồn ngân sách còn thiếu
tập trung, thống nhất; nhiều nguồn lực tài chính chưa được động viên vào
Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan
còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành
thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự
cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Việc phát hiện và

1


nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, đặc
biệt là nguồn thu

2


trong cân đối ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết.
Xuất phát từ thực tế đó, học viên chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách
nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” để thực hiện luận văn
thạc sĩ.
Câu hỏi đặt ra cho đề tài là: Tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra
đối với quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh? Giải pháp
mang tính để hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện
Quảng Ninh trong bối cảnh mới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý thu Ngân sách nhà nước và kết quả

phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn, đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản lý thu ngân sách
nhà nước;
- Phân tch, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước
ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 – 2013;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý thu
ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh
3


Quảng Bình.

4


Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN ở
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 – 2013.
4. Kết quả nghiên cứu của đề tài.
Phân tch đánh giá, phản ánh đúng công tác quản lý thu ngân sách nhà
nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những hạn chế của công
tác này và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đề xuất giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu

ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề cơ bản về
quản lý thu ngân sách nhà nước.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 – 2013.
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân
sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu
đi trước cũng như các văn bản quản lý liên quan và sử dụng một số kết quả
của các công trình, văn bản quản lý này để làm nền tảng, minh chứng cho
những nhận định được trình bày. Cụ thể như sau:
1. Malcolm Gillis, Michael Roemer, Dwight H. Perkins, Domald R.
Snodgrass "kinh tế học của sự phát triển" được dịch và xuất bản bởi Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Trung tâm thống kê tư liệu, năm
1990. Trong tác phẩm này khi bàn về thu ngân sách nhà nước các tác giả cuốn
sách đã chỉ ra rằng thu ngân sách nhà nước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
quy mô GDP; tỷ suất thuế (tỷ lệ % số thuế thu được trong GDP); bộ máy quản
lý thuế. Bộ máy quản lý thuế gồm đội ngũ cán bộ thu thuế, hệ thống luật về

thuế, các thủ tục thuế, kỹ thuật tính thuế. Các biện pháp về thuế được sử
dụng để mở rộng thu ngân sách nhà nước ở các nước đang phát triển được
tác giả công trình đưa ra là:
+ Tăng định kỳ mức thuế hiện hành tức là tăng mức thuế suất hiện
hành mà không cần thay đổi gì trong luật thuế hoặc bộ máy quản lý thuế.
+ Ban hành thêm các loại thuế mới hay các khoản phí mới để tận thu
thêm những khoản thu khác, nói chung thu về các loại này không lớn.
+ Cải tiến bộ máy quản lý thuế nhằm tăng thu trên cơ sở biểu thuế
hiện hành, giảm thất thu và trốn thuế. Biện pháp này còn quan trọng hơn
nhiều so với tăng mức thuế thu nhập xí nghiệp hay cá nhân. Nó cho phép
6


tăng thu trên cơ sở các loại thuế hiện hành, kể cả khi không thay đổi mức
thuế suất. Bởi lẽ

7


những yếu kém của bộ máy quản lý thuế làm cho sự trốn thuế, lậu thuế trở
thành một trong những vấn đề nhức nhối nhất của các nước đang phát triển.
Những yếu kém đó là: Thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo có hệ thống. Thiếu
luật thuế hoàn chỉnh; các biện pháp xử phạt hành động trốn thuế, lậu thuế
rất nhẹ; sử dụng kỹ thuật lạc hậu trong quản lý thuế; nạn hối lộ cán bộ thuế.
Năm
1975 ở Côlômbia cứ mỗi Pêso hối lộ cho viên chức thuế thì nhà nước mất tới
20 Pêso, các nhà nghiên cứu cho rằng để giải quyết nạn hối lộ ở Côlômbia đòi
hỏi phải có hàng chục năm mới có thể loại trừ được. Ở Bôlivia trong những
năm 1964 -1966 khoảng 60% thu nhập từ tài sản không được thông báo
đến cơ quan thuế. Cũng trong thời gian đó ở Argentina những người chịu

thuế đã trốn được 50% số thuế thu nhập của mình.
Người ta tính rằng chỉ với những nỗ lực khiêm tốn trong cải tiến bộ
máy quản lý thuế, một số nước đang phát triển cũng có thể tăng 50%
nguồn thu về thuế mà không cần tăng biểu thuế suất.
Những biện pháp được áp dụng ở đây là: Hoàn thiện pháp luật về thuế;
đào tạo có hệ thống đội ngũ cán bộ thuế; cải tiến các thủ tục tính thuế,
thu thuế; xử phạt nghiêm việc trốn thuế, lậu thuế, hối lộ...
+ Cải cách cơ bản hệ thống thuế.
Cải cách cơ bản hệ thống thuế đòi hỏi xóa bỏ hệ thống thuế cũ thay
vào đó là những luật lệ và quy chế hoàn toàn mới về thuế. Cải cách cơ
bản hệ thống thuế là biện pháp khó thực hiện nhất vì nó phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn về thông tin, về kỹ thuật, về chính trị và xã hội cũng như
về nguồn lực. Nói chung chính phủ các nước đang phát triển không muốn có
những nỗ lực lớn để cải cách cơ bản hệ thống thuế nếu không có những cuộc
khủng hoảng về tài chính, biểu hiện dưới dạng thâm hụt lớn về ngân
8


sách. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển đang trong quá trình phát
triển kinh tế thị

9


trường và hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế cải cách cơ bản hệ thống thuế
yêu cầu cấp bách đối với những nước này.(Malcolm Gillis, 1990, tập 2)
2. Bùi Đường Nghiêu. Đánh giá mức độ bền vững của ngân sách nhà
nước Việt Nam trong điều kiện hiện nay, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 332
tháng 01 -2006.
Trong công trình này tác giả nghiên cứu 3 nội dung:

- Các yếu tố cấu thành sự bền vững của ngân sách nhà nước đó là: thu
bền vững; nợ bền vững; các rủi ro tềm ẩn.
- Đánh giá thực trạng bền vững ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn
1998 đến 2005.
- Đề xuất giải pháp củng cố sự bền vững ngân sách nhà nước Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2010 đó là:
1) Thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 2) Tiếp tục các chính
sách đa dạng hóa các nhà đầu tư bỏ vốn cho kinh doanh, huy động mọi
nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, 3) Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, 4)
Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc thận trọng trong quản lý vay và trả nợ vay,
5) Chú trọng tăng cường tiềm lực nhà nước, 6) Tăng cường tính ổn định và
hiệu quả của ngân sách nhà nước, 7) Nghiên cứu và ứng dụng quy trình lập
dự toán ngân sách nhà nước theo khuôn khổ ngân sách trung hạn, từng bước
quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, 8) Kiên quyết đổi mới phương pháp
phân bổ ngân sách đầu tư, chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản,
9) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính theo hướng tự chủ toàn diện, 10)
Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc công bố thông tin về cả số
liệu và chính sách thu, chi ngân sách nhà nước.( Bùi Đường Nghiêu, 2006)
3. Trong cuốn “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011- Nền kinh
tế trước ngã ba đường”, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 2011, tác giả
10


Nguyễn Đức Thành đã nghiên cứu thực trạng thu ngân sách nhà nước
của

11



×