Tải bản đầy đủ (.doc) (253 trang)

Trách nhiệm của quốc gia trong đảm bả an toàn hạt nhân theo quy định của pháp uật quốc tế, thực tiễn thực thi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MẠC THỊ HOÀI THƯƠNG

TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐC GIA TRONG
ĐẢM BẢO AN TOÀN HẠT NHÂN THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, THỰC
TIỄN THỰC THI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MẠC THỊ HOÀI THƯƠNG

TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐC GIA TRONG
ĐẢM BẢO AN TOÀN HẠT NHÂN THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, THỰC
TIỄN THỰC THI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ


BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 62 38 01 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Năng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Mạc Thị Hoài Thương


Môc lôc
Trang
MỞ ĐẦU

1


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

7

1.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

7

1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

23

1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp giải quyết vấn đề

32

1.4. Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

33

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM QUỐC

35

GIA BẢO ĐẢM AN TOÀN HẠT NHÂN

2.1. Khái niệm an toàn hạt nhân

35


2.2. Khái niệm trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

42

2.3. Cơ sở xác định trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

52

2.4. Nội dung trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

56

Chương 3: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ TRÁCH NHIỆM QUỐC GIA

65

ĐẢM BẢO AN TOÀN HẠT NHÂN VÀ THỰC TIỄN THI
HÀNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

3.1. Sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật quốc tế về trách

65

nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân
3.2. Thực trạng pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo an

74

toàn hạt nhân

3.3. Thực tiễn thực thi trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

95

tại một số quốc gia
3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 4: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUỐC GIA ĐẢM BẢO AN

116
120

TOÀN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ

4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng
dụng năng lượng hạt nhân

120


4.2. Khái quát tình hình sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa

123

bình ở Việt Nam
4.3. Trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân theo quy định của

126

pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

4.4. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

141

của Việt Nam
4.5. Một số đánh giá về thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm

152

bảo an toàn hạt nhân tại Việt Nam
4.6. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả
thực thi trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân ở Việt Nam

155

KẾT LUẬN

167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

169

TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

170



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATHN : An toàn hạt nhân
NLHN : Năng lượng hạt nhân
NLNT

: Năng lượng nguyên tử


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hệ thống hoạt động diễn tập thực hành công ước thông báo

148

bảng
4.1

sớm sự cố hạt nhân của Việt Nam

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình


Trang

Hoạt động quản lý của US.NRC
Sơ đồ chuyển đổi các tổ chức trong quá trình tái cơ cấu cơ

106
107

hình
3.1
3.2

quan pháp quy hạt nhân của Nhật Bản
4.1

Mô hình văn bản pháp luật và tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam

128


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng hạt nhân ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực khác nhau của đời sống như: y tế, nông nghiệp, công nghiệp, thăm dò và khai
thác khoáng sản... Năng lượng hạt nhân là một giải pháp kinh tế, an toàn và là
nguồn năng lượng sạch đảm bảo sự phát triển bền vững trong việc thỏa mãn nhu
cầu điện năng đang tăng mạnh trên thế giới. Chính vì vậy, phát triển nguồn năng
lượng hạt nhân (viết tắt là NLHN) là sự lựa chọn cần thiết cho sự phát triển kinh tế
của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Tuy nhiên hiện nay, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với thách thức
lớn trong sử dụng NLHN đó là nguy cơ mất an toàn hạt nhân (viết tắt là ATHN).
Một vấn đề cố hữu trong việc sử dụng NLHN là bức xạ không thể nhìn thấy được
và không ai có thể ngăn chặn sự lan truyền của nó xuyên qua bầu khí quyển tới các
quốc gia xung quanh. Do đó, việc sử dụng NLHN có nguy cơ cao sẽ gây ra thiệt hại
hạt nhân xuyên biên giới đối với môi trường của quốc gia khác. Để đảm bảo ATHN,
cộng đồng quốc tế phải có những biện pháp đảm bảo an toàn ngăn ngừa tai nạn hạt
nhân và những hậu quả nguy hại của chúng.
Số lượng lò phản ứng hạt nhân được sử dụng cho các mục đích hòa bình
ngày một tăng, nguy cơ xảy ra sự cố vì vậy cũng sẽ tăng. Sau sự cố hạt nhân
Chernobyl và Fukushima, nhiều quốc gia đã cải cách mạnh mẽ về chính sách sử
dụng NLHN, cơ cấu tổ chức cũng như quy trình đảm bảo ATHN. Có thể nói, chưa
bao giờ trên thế giới vấn đề đảm bảo ATHN và trách nhiệm quốc gia đảm bảo
ATHN lại trở thành chủ đề nóng được bàn thảo với tần suất cao như hiện nay.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế, kinh nghiệm các quốc gia
trên thế giới và các quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm đảm bảo ATHN là
vô cùng cấp thiết vì những lý do sau:
Thứ nhất, nhằm làm rõ và quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách liên
quan đến vấn đề phát triển NLHN vì mục đích hòa bình mà Đảng và Nhà nước ta đã

1


đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, với định hướng: "Nghiên cứu
phương án sử dụng năng lượng hạt nhân" và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, nghiên cứu hệ thống hóa, làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và pháp lý

cho việc thực hiện trách nhiệm của các quốc gia trong đảm bảo ATHN. Xác định
nguyên lý cơ bản trong xác định trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, cơ sở xác
định trách nhiệm, nội dung trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.
Thứ ba, khắc phục những hạn chế bất cập trong Luật Năng lượng nguyên tử
(NLNT) Việt Nam năm 2008 về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Kế hoạch
sửa đổi, bổ sung Luật NLNT đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XIII (Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày
26/11/2011). Việc sửa đổi Luật NLNT đồng thời cũng là một nhiệm vụ của Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Mặc dù Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã bị tạm dừng theo Nghị quyết số
31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội khóa XI nhưng việc sửa đổi, bổ sung
Luật NLNT vẫn là vấn đề bức thiết. Bởi lẽ, Việt Nam ngoài điện hạt nhân, NLHN
đã và đang được ứng dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau với công nghệ
kỹ ngày càng cao và đa dạng.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả đảm bảo ATHN Việt
Nam trước xu hướng phát triển điện hạt nhân các quốc gia láng giềng như Malaysia,
Indonesia, Trung Quốc... Đặc biệt các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ở gần
lãnh thổ Việt Nam.
Từ những lý do trên, với mong muốn có những đóng góp nhất định trong
việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật Việt Nam

2


về ATHN, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: "Trách nhiệm của quốc gia trong đảm
bảo an toàn hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thực thi ở
một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu

của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN thông qua việc nghiên cứu một cách sâu
sắc và toàn diện các quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thi hành tại một số
quốc gia điển hình trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các
đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm quốc gia đảm bảo
ATHN tại Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về trách nhiệm quốc gia đảm
bảo ATHN như: từ khái niệm trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN như: từ định
nghĩa trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, đặc điểm của trách nhiệm quốc gia
trong đảm bảo ATHN, chỉ ra nội dung và những điểm đặc thù so với trách nhiệm
quốc gia ở các lĩnh vực khác.
Thứ hai, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện nội dung các quy định
pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Xem xét trách nhiệm
quốc gia theo quy định luật quốc tế nhằm ngăn chặn, giảm bớt và khắc phục những
thiệt hại do tai nạn hạt nhân gây ra.
Thứ ba, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn và hiệu quả thi hành pháp
luật một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Và cuối cùng, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề
trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN; Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế của những quy định đó; Xác định phương hướng
và đề xuất giải pháp toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN.

3



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Các văn bản pháp lý quốc tế và văn bản pháp luật của một số quốc gia về
trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.
- Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân tại
một số quốc gia điển hình trên thế giới.
- Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN tại Việt Nam
hiện nay.
Khác với trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân trong đảm bảo ATHN,
trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực đảm bảo ATHN là vấn đề có nội dung rộng và
phức tạp. Trong khuôn khổ giới hạn về số trang của luận án, nghiên cứu sinh xác
định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Thứ nhất, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
tiễn về trách nhiệm đảm bảo ATHN của quốc gia, chứ không đi sâu nghiên cứu các
vấn đề lý luận về trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực NLNT nói chung.
Thứ hai, luận án đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế về trách
nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN trên cơ sở thực hiện trách nhiệm quốc gia theo quy
định của các cam kết quốc tế bao gồm: trách nhiệm xây dựng pháp luật, trách nhiệm
tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo ATHN.
Thứ ba, luận án làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam liên quan tới việc
thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Luận án phân tích chỉ ra những
bước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế, và
nguyên nhân dẫn hạn chế. Luận án xác định phương hướng, yêu cầu cụ thể và giải
pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm quốc gia đảm
bảo ATHN.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
Việc nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện trên nền tảng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
và quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản
Việt Nam.


4


Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác
nhau bao gồm: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi.
Trong khuôn khổ luận án, phương pháp phân tích và so sánh là phương
pháp được nghiên cứu sinh sử dụng nhiều và phổ biến ở các chương. Trong đó,
phương pháp phân tích được áp dụng nhiều ở Chương 2 nhằm làm rõ điểm đặc thù
của thuật ngữ trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN so với trách nhiệm quốc gia nói
chung. Phương pháp so sánh được sử dụng nhuần nhuyễn tại Chương 3 và Chương
4 nhằm đối chiếu, so sánh các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số
quốc gia về vấn đề trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.
Tương tự, phương pháp nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn cũng được
nghiên cứu sinh sử dụng trong hầu hết các chương nhằm làm rõ nội dung của chế
định trách nhiệm pháp lý quốc tế, trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN và thực tiễn
thi hành tại các quốc gia.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống được sử dụng để xâu chuỗi
các vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến từng nội dung cụ thể của trách nhiệm
quốc gia đảm bảo ATHN. Qua đó, luận án đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm
tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN
trong giai đoạn hiện nay.
5. Kết quả nghiên cứu mới của luận án
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã nghiên
cứu, phân tích và có một số điểm mới cơ bản như sau:
Về lý luận: khác những công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước và
nước ngoài, luận án tiếp cận và phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm
ATHN theo các giai đoạn của chu trình hạt nhân. Luận án nghiên cứu xây dựng

định nghĩa "Trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN". Luận án xác định những đặc
trưng cơ bản và nội dung của trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Những vấn đề
lý luận này đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ nội dung nghiên cứu còn lại của luận
án mà cụ thể là trong nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật, đề xuất các giải

5


pháp hoàn thiện pháp luật tăng cường hiệu quả thực thi trách nhiệm quốc gia đảm
bảo ATHN.
Về thực tiễn: Luận án đã làm nổi bật hai góc độ cơ bản của thực trạng pháp
luật về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN đó là: (i) Thực tiễn quy định pháp luật
quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, đánh giá xu hướng vận động và
phát triển của các quy phạm pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo
ATHN. (ii) Thực tiễn pháp luật của một số quốc gia điển hình về vấn đề trách
nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, trong đó có sự đối chiếu, so sánh, đánh giá những
ưu điểm, hạn chế của pháp luật các quốc gia đó và rút ra bài học kinh nghiệm. Kết
hợp với việc đánh giá một cách khách quan thực tiễn pháp luật Việt Nam về vấn đề
trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, luận án đã đánh giá một cách có hệ thống
những thành tựu cũng như những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật
Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập đó và luận giải về sự cần thiết
phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia đảm
bảo ATHN.
Về giải pháp: từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án đề xuất
phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia
đảm bảo ATHN. Đặc biệt nhấn mạnh tới các giải pháp về xây dựng hệ thống pháp
luật, tiêu chuẩn an toàn và cơ quan quản lý nhà nước về ATHN và vai trò của hợp
tác quốc tế trong đảm bảo ATHN.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm quốc gia đảm bảo
an toàn hạt nhân.
Chương 3: Thực trạng pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo
an toàn hạt nhân và thực tiễn thi hành tại một số quốc gia.
Chương 4: Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt
nhân của Việt Nam và một số kiến nghị.

6


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên bình diện thế giới, trong lĩnh vực khoa học pháp lý, vấn đề trách nhiệm
quốc gia nói chung và vấn đề trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực hạt nhân là vấn đề
đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay có khá nhiều công trình
nghiên cứu về các khía cạnh pháp lý khác nhau liên quan tới việc sử dụng NLHN vì
mục đích hòa bình. Trong số đó, có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan
tới trách nhiệm quốc gia trong sử dụng NLHN. Tiêu biểu là các công trình đã được
xuất bản thành giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, hoặc được công bố trên các
Tạp chí khoa học pháp lý. Có thể kể tới các nhóm công trình sau đây.
1.1.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu về sự hình thành và phát
triển các quy phạm pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia nói chung, các yếu
tố cấu thành và bản chất của trách nhiệm quốc gia
Có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về vấn đề này, trong đó điển
hình như:
-


Với cuốn sách The Law of International Responsibility (dịch Luật về

trách nhiệm pháp lý quốc tế) James Crawford, Alain PeLet, Simon Olleson (2010)
[84], đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về các khía cạnh khác nhau của trách
nhiệm pháp lý quốc tế. Cuốn sách phân tích sâu về: định nghĩa trách nhiệm pháp lý
quốc tế; mối quan hệ giữa trách nhiệm quốc gia và trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý; các
học thuyết, nội dung và các hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế. Nội
dung mang tính đột phá của cuốn sách này ở chỗ là nó đã đưa ra nội dung trách
nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế. Nhằm cụ thể hóa các vấn đề lý luận về
trách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung, cuốn sách đã đưa ra bình luận, đánh giá, về
thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế trong các lĩnh vực cụ thể gồm:
quyền con người, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, điểm hạn chế của công trình này
là không trực tiếp đề cập tới trách nhiệm quốc gia mà tập trung vào trách nhiệm
pháp lý quốc tế (trách nhiệm bồi thường thiệt hại).
7


Trách nhiệm quốc gia được đề cập trong mối tương quan với trách nhiệm pháp lý
quốc tế trong một vài lĩnh vực đó là quyền con người, trong khuôn khổ WTO, và
trong các hiệp định bảo hộ đầu tư.
- David Miller (2007), National Responsibility and Global Justice (dịch:
Trách nhiệm quốc gia và công lý toàn cầu), Oxford, Oxford University Press [66].
Nội dung chính của cuốn sách này là nghiên cứu, làm rõ các nội dung cơ bản của
trách nhiệm quốc gia. Bằng cách phân tích nội hàm trách nhiệm quốc gia dựa trên
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền trong một số lĩnh vực: kế thừa, chính sách đối
với người nhập cư, bảo đảm quyền con người…Tác giả David Miller minh chứng
nhận định: “Quốc gia có quyền đưa ra quyết định thực hiện các hoạt động trên cơ sở
chủ quyền quốc gia, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát

sinh từ chính những hành động đó. Quốc gia có thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho những thiệt hại phát sinh tại thời điểm hiện tại do hành vi quốc gia mình
gây ra trong quá khứ”. Như vậy, cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo cho luận án
khi xây dựng cơ sở, nội hàm khái niệm trách nhiệm quốc gia. Tuy nhiên, điểm hạn
chế dễ nhận thấy của cuốn sách này đó là: nội hàm khái niệm trách nhiệm quốc gia
mới chỉ được đề cập đánh giá trên cơ sở trách nhiệm quốc gia đối với các chính
sách của quốc gia tập trung trong hai lĩnh vực chính là di cư và tị nạn… Chính vì
vậy, nội dung trách nhiệm quốc gia trong cuốn sách này được đánh giá là chưa thực
sự toàn diện.
- René Provost (2002), State Responsibility in International Law (dịch:
Trách nhiệm quốc gia trong luật quốc tế), Ashgate Publishing [111]. Cuốn sách đơn
thuần chỉ là tập hợp các nội dung nghiên cứu độc lập của nhiều học giả về vấn đề
trách nhiệm quốc gia trong vòng 50 năm. Do đó, công trình này không thể cung cấp
một cái nhìn toàn diện về trách nhiệm quốc gia. Tuy nhiên, cuốn sách lại là nguồn
tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án. Bởi lẽ, thông qua các nghiên cứu, bình luận
của các học giả nổi tiếng về các khía cạnh khác nhau trong cuốn sách đã làm rõ và
sâu sắc hơn về nhiều khía cạnh quan trọng của pháp luật quốc tế về trách nhiệm
quốc gia.
Nhìn chung, các công trình này đã đề cập tới các khía cạnh khác nhau của
pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực NLHN bao gồm: trách
8


nhiệm quốc gia và trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia; mối quan hệ giữa chủ
quyền quốc gia và trách nhiệm quốc gia nói chung. Các công trình trên phần nào đã
phân tích, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế của chế định trách nhiệm quốc gia
hiện hành. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào đặt cụ thể vấn đề trách nhiệm
quốc gia trong lĩnh vực ATHN.
1.1.2. Đánh giá các công trình về trách nhiệm đảm bảo an toàn hạt nhân
của các quốc gia trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa

bình
Về vấn đề này, nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác
nhau chủ yếu đề cập tới hai nhóm nội dung bao gồm:
Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận, khẳng
định nguyên tắc sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình trong các lĩnh vực kinh tế - xã
hội là quyền của các quốc gia xuất phát từ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, nguyên
tắc tối cao trong quá trình sử dụng NLHN là trách nhiệm đảm bảo ATHN của tất cả
các chủ thể tổ chức, cá nhân và cả các quốc gia... Liên quan trực tiếp tới nội dung
này có thể kể tới các công trình:
- Alexandre Kiss (2008), State responsibility and liability for nuclear
damage (dịch: Trách nhiệm quốc gia và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
các thiệt hại hạt nhân), Published Online [52]. Công trình này viết về trách nhiệm
quốc gia và mối quan hệ giữa trách nhiệm quốc gia và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Cuốn sách dựa trên quy định pháp luật quốc tế hiện hành để minh chứng cho
nhận định: "Sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình là quyền của các
quốc gia". Trên cơ sở đó, tài liệu tiếp tục phân tích vấn đề trách nhiệm quốc gia
trong phòng ngừa thiệt hại hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế. Mối quan
hệ giữa trách nhiệm đảm bảo an toàn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy
định của các Công ước về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Ngoài các quy phạm tập
quán quốc tế về trách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại hạt nhân xuyên biên giới,
Alexandre Kiss còn phân tích các quy định tại một số điều ước quốc tế bao gồm:
Hiệp ước Nam Cực năm 1959, Hiệp ước Vũ trụ năm 1967, Hiệp ước toàn diện về
cấm thử hạt nhân 1996, Công ước Viên năm 1994 về ATHN, Công ước về đánh giá

9


tác động môi trường trong bối cảnh xuyên biên giới năm 1991 và một số Công ước
khác liên quan đến thông báo sớm tai nạn hạt


10


nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân, xử lý chất thải hạt nhân... Điểm ấn
tượng của Alexandre Kiss trong cuốn sách này đó là ông đã đề cập, phân tích các ý
kiến tư vấn của ICJ năm 1996 về các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân và
Bộ luật của cơ quan NLNT quốc tế (IAEA) về việc tiến hành dịch chuyển chất thải
phóng xạ giữa các quốc gia. Từ những phân tích đó, tác giả lập luận và rút ra kết
luận: Dự thảo của Ủy ban pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia là phù hợp với
các nguyên tắc của pháp luật quốc tế nói chung và luật quốc tế về năng lượng hạt
nhân nói riêng. Do vậy, các quốc gia phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ các
hoạt động của các cơ sở hạt nhân của quốc gia.
- Taylor Burke (2006), Nuclear Energy and Proliferation: Problem,
observations, and Proposals (dịch: Năng lượng hạt nhân và phổ biến năng lượng
hạt nhân: Khó khăn, đánh giá và đề xuất), Boston University Jounal of Science and
Technology Law [117]. Đây được đánh giá là công trình nghiên cứu một cách tổng
quan vấn đề chính sách NLHN và chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Tác giả Taylor
Burke đã lập luận và khẳng định sử dụng NLHN là cần thiết để bù đắp sự gia tăng
nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng con người không thể dự
phòng hết mọi nguy cơ xảy ra tai nạn. Thêm vào đó, các vấn đề liên quan đến
NLHN và vấn đề sản xuất, sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thể chấm dứt với
khuôn khổ quy định hạn chế như hiện nay. Do đó, cần có những biện pháp thích
hợp tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân.
Từ thực tiễn đó là không ít quốc gia trên thế giới có tham vọng tăng cường
quyền lực thông qua việc phát triển vũ khí hạt nhân. Nhằm mục đích đảm bảo an
toàn và an ninh hạt nhân, cộng đồng quốc tế cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề phổ biến
vũ khí hạt nhân. Tác giả Taylor Burke cho rằng: “Do ranh giới làm giàu uranium
giữa sản xuất điện và sản xuất vũ khí hạt nhân rất mong manh. Chính vì vậy, điện
hạt nhân bên cạnh những lợi ích dễ nhận thấy thì mặt trái của nó là có thể làm tăng
thêm xác suất dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Trong khi hậu quả của chiến tranh hạt

nhân lại vô cùng nguy hiểm. Tác giả Taylor Burke đã nhấn mạnh rằng, mặc dù "giá
trị mong đợi" của NLHN là rất lớn và xác suất xảy ra các tai nạn hạt nhân là thấp.
Tuy nhiên, mặc dù xác xuất thấp nhưng hậu quả lại là rất lớn.

11


Tác giả Taylor Burke tiếp tục khẳng định: không có bất kỳ biện pháp nào có
thể đánh giá chính xác xác suất xảy ra tai nạn hạt nhân. Nếu NLHN là một bước cần
thiết để giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn thế giới thì bước
tiếp theo không kém phần quan trọng đó là bước đầu tư, quan tâm thích đáng để bảo
vệ con người khỏi nguy hiểm do tai nạn hạt nhân và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt
nhân. Có thể thấy, cuốn sách đã thành công trong việc phác họa và nghiên cứu một
cách tổng quan về chính sách sử dụng NLHN, nguy cơ phổ biến hạt nhân. Tuy
nhiên, cuốn sách lại chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể, tối ưu đảm bảo cho
quyền sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình của các quốc gia.
- Ved P. Nanda and jon M.Vandyke (2005), Updating international nuclear
law (dịch: Cập nhật pháp luật quốc tế về năng lượng hạt nhân), Neuer
Wissenschaftlicher Verlag Argentiniers [119]. Cuốn sách này đề cập tới 4 vấn đề
chính bao gồm: Các tiêu chuẩn môi trường áp dụng cho các hoạt động hạt nhân;
trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại tai nạn hạt nhân. Trong đó tác giả
chủ yếu đề cập tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân theo các điều ước quốc
tế hiện hành; sử dụng hạt nhân một cách hòa bình và các quyền con người có liên
quan; nghiên cứu luật của một số quốc gia về trách nhiệm của bên thứ ba đối với
thiệt hại hạt nhân. Như vậy, mặc dù không đề cập toàn diện các khía cạnh khác
nhau của pháp luật quốc tế về NLHN cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho
luận án về một số nội dung mới của luật pháp quốc tế về NLHN.
- Nathalie L.T.J. Horbach (1999), Contemporary Developments in Nuclear
Energy Law: Harmonising Legislation in Ceec/Nis (dịch: Sự phát triển đương đại
trong Luật Năng lượng nguyên tử: Hài hòa pháp luật trong CEEC/NIS)

(International Energy & Resources Law and Policy Series Set), Kluwer Law
International [99]. Cuốn sách này khái quát về các quy định ATHN mới nhất
trong khuôn khổ các nước Trung Âu, Đông Âu (CEEC) và các quốc gia mới độc
lập (NIS). Cuốn sách này khái quát về các quy định ATHN mới nhất trong khuôn
khổ các nước Trung Âu, Đông Âu (CEEC) và các quốc gia mới độc lập (NIS). Cuốn
sách phân tích các sáng kiến lập pháp, tài chính và kỹ thuật của các quốc gia liên
quan. Trên cơ sở quy định pháp luật quốc tế về ATHN, chế độ bồi thường thiệt hại
hạt nhân tác giả đối chiếu
12


thực tiễn đảm bảo ATHN tại một số quốc gia như Nga, Ukraina… và kết luận rút ra
kinh nghiệm của các quốc gia đó trong đảm bảo an toàn. Như vậy, cuốn sách đơn
thuần khái quát về các quy định ATHN mới nhất trong khuôn khổ các nước Trung
Âu, Đông Âu (CEEC) và các quốc gia mới độc lập (NIS). Tuy nhiên, điểm thành
công của cuốn sách đó là đã chỉ ra và phân tích những thành công trong các lĩnh vực
lập pháp, tài chính và kỹ thuật của các quốc gia Trung Âu và Đông Âu. Đây có thể
nguồn tài liệu tham khảo cho luận án khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước và
nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam.
- Charles J. Moxley Jr., John Burroughs, và Jonathan Granof (2011),
Nuclear weapons and international law (dịch: Vũ khí hạt nhân và luật pháp quốc
tế), Ofoxd and Portland oregon [60]. Nội dung cuốn sách bao gồm ba phần chính.
Phần I cuốn sách đã mô tả ảnh hưởng tiêu cực của vũ khí hạt nhân và sự cần thiết
giải trừ vũ khí hạt nhân. Phần II cuốn sách này đề cập đến quy định luật quốc tế về
quyền sử dụng năng lượng hạt nhân và vấn đề cấm sử dụng vũ khí hạt nhân. Và cuối
cùng, Phần III làm rõ ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới môi trường. Đánh giá, so
sánh các quy định của các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân. Từ ba nhóm nội
dung đó, các tác giả đã đưa ra kết luận, sử dụng vũ khí hạt nhân là không phù hợp
với luật quốc tế, các quốc gia chỉ có quyền sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình.
Các công trình trên đã chỉ ra rằng các quốc gia, phù hợp với Hiến chương

Liên hợp quốc và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, có quyền sử dụng NLHN,
và có trách nhiệm để đảm bảo rằng các hoạt động đó không gây tổn hại đến con
người và môi trường của quốc gia khác hoặc các khu vực vượt ngoài giới hạn của
quyền tài phán quốc gia.
Nhóm thứ hai, nhóm các công trình liên quan tới trách nhiệm cụ thể của
quốc gia cụ thể xây dựng khung pháp lý, kiểm soát an toàn đảm bảo ATHN theo
quy định của pháp luật quốc tế về sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình và những
hướng dẫn của IAEA. Bao gồm:
- IAEA (2014), Governmental, Legal and Regulatory Framework for Safety
(dịch: Cơ quan quản lý nhà nước, pháp luật và tiêu chuẩn an toàn), IAEA [77].
Cuốn sách này là tài liệu hướng dẫn an toàn do IAEA xuất bản nhằm cung cấp
cho các
13


quốc gia hướng dẫn cơ bản về luật pháp và quy định ATHN. Cuốn sách bao gồm
trách nhiệm quốc gia có cơ sở hạt nhân dựa trên các khía cạnh thiết yếu của pháp
luật, vai trò của cơ quan quản lý ATHN quốc gia và các yếu tố cần thiết khác để đảm
bảo việc quản lý có hiệu quả, an toàn cơ sở hạt nhân vì mục đích hòa bình. Trách
nhiệm của các quốc gia khác gồm: trách nhiệm liên lạc, cung cấp thông tin trong chế
độ ATHN toàn cầu và các dịch vụ hỗ trợ cho an toàn (bao gồm bảo vệ bức xạ),
chuẩn bị và ứng phó tình huống khẩn cấp, an ninh hạt nhân, và hệ thống kế toán
và kiểm soát vật liệu hạt nhân của Nhà nước cũng được đề cập đến trong cuốn sách
này. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án khi nghiên cứu đánh giá
nội dung trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN và mức độ thực hiện trách nhiệm
ATHN của các quốc gia.
- Helen Cook (2013), Law of Nuclear Energy (dịch: Pháp luật về năng
lượng hạt nhân), United Kingdom [75]. Cuốn sách này có giá trị như cuốn bách
khoa thư về pháp luật trong lĩnh vực hạt nhân. Cuốn sách này tập hợp tất cả các khía
cạnh của khuôn khổ pháp lý cần thiết cho các dự án điện hạt nhân. Cuốn sách cung

cấp một cái nhìn toàn diện về luật hạt nhân, tạo nền móng cho các quốc gia nghiên
cứu, định hướng phát triển điện hạt nhân.
Trên cơ sở đưa ra nội dung, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật quốc
tế về sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình, các hướng dẫn của Cơ quan NLNT
Quốc tế (IAEA) và thực tiễn của các quốc gia, tác giả Helen Cook đưa ra nhận định
về xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng pháp luật quốc gia cần thiết cho phát triển điện
hạt nhân.
Trong cuốn sách này, nội dung mà luận án có thể tiếp tục kế thừa là nội
hàm của trách nhiệm quốc gia có trong các điều ước quốc tế về NLHN, vấn đề bồi
thường thiệt hại hạt nhân xuyên biên giới và kiểm soát xuất khẩu hạt nhân bao gồm
từ giai đoạn mua sắm xây dựng hạt nhân, quá trình xây dựng và các điều khoản hợp
đồng, cấp phép, quản lý hạt nhân.
Kết hợp với việc đánh giá những lợi ích đem lại và những thách thức pháp
lý các quốc gia phải đối mặt trong khai thác hạt nhân. Xem xét, đối chiếu cách tiếp
cận truyền thống và mới đối với NLHN. Trên cơ sở đó tác giả Helen Cook đã thành

14


công trong việc nhận định xu hướng phát triển của luật hạt nhân, bao gồm phản ứng
với các công nghệ hạt nhân mới và tai nạn Fukushima.

15


- International Atomic Energy Agency IAEA (2014), Radiation Protection
and Safety of Radiation Sources: International Basic Safety Standards (dịch: Bảo vệ
bức xạ và an toàn của các nguồn bức xạ: Các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về an toàn)
[80]. Ấn phẩm nêu quan điểm về bảo vệ an toàn bức xạ, các nguyên tắc an toàn để
thiết lập ra các yêu cầu được nêu trong các phần còn lại của ấn phẩm. Các yêu cầu

trong tiêu chuẩn an toàn của IAEA được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm tốt
và phổ biến nhất trên thế giới về quản lý an toàn bức xạ và đã được nhiều quốc gia
tham khảo áp dụng. Mặc dù, ấn phẩm này đơn thuần giới hạn vấn đề an toàn nguồn
bức xạ nên giá trị tham khảo không nhiều nhưng cũng là nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích cho luận án khi nghiên cứu kinh nghiệm tốt và phổ biến nhất trên thế giới
về quản lý an toàn bức xạ và đã được nhiều quốc gia tham khảo áp dụng trên cơ sở
đó xem xét cân nhắc đề xuất cho Việt Nam..
- IAEA (2013), Safety standards seris, Legal and Governmental
Infrastructure for Nuclear, Radiation, Radioactive Waste and Transport Safety
(dịch: Chuỗi tiêu chuẩn an toàn, Cơ sở hạ tầng pháp luật cho hoạt động hạt nhân,
bức xạ, chất thải phóng xạ và an toàn vận chuyển), IAEA [76]. Đây cũng là một
trong những cuốn sách nằm trong chuỗi sách hướng dẫn của IAEA. Các hướng dẫn
trong cuốn sách này được áp dụng cho các cơ sở hạt nhân, nguồn bức xạ ion hóa,
quản lý chất thải phóng xạ và vận chuyển vật liệu phóng xạ. Nội dung chính của
cuốn sách bao gồm: sự cần thiết đảm bảo an toàn, tiêu chí cụ thể cần đáp ứng của
khuôn khổ pháp lý, của cơ quan quản lý ATHN quốc gia và các biện pháp cần thiết
khác để đạt được sự kiểm soát an toàn và hiệu quả.
Cuốn sách đề cập đến mọi giai đoạn của chu trình hạt nhân. Đối với cơ sở
hạt nhân, các giai đoạn được đưa ra bao gồm lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng,
vận hành, xử lý chất thải phóng xạ. Các trách nhiệm khác cũng được đề cập trong
cuốn sách bao gồm trách nhiệm các bên liên quan trong quản lý an toàn và chuẩn bị
sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp.
- Carlton Stoiber, Alec Baer, Norbert Pelzer Wolfram Tonhauser (2010),
Handbook on nuclear law (dịch: Sổ tay luật hạt nhân), IAEA [59]. Cuốn sổ tay này

16


đặc biệt hữu ích đối với các quốc gia thành viên mới phát triển chương trình hạt
nhân trong việc soạn thảo pháp luật. Cuốn sổ tay tập hợp các văn bản mẫu của các

điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của luật hạt nhân dưới hình thức hợp nhất.
Cuốn sách đưa ra những nội dung chính, nguyên tắc cơ bản đồng thời còn cập nhật
những nội dung phát triển mới của luật quốc tế về NLHN.
Cuốn sổ tay chứa thông tin ngắn gọn và có giá trị tham khảo hữu ích cho
luận án khi nghiên cứu về các yếu tố cơ bản của một khuôn khổ pháp lý để quản lý
và điều tiết NLHN. Dựa vào đó có thể đánh giá tính đầy đủ của khung pháp lý quốc
gia điều chỉnh việc sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình.
- El Baradei, Edwin Nwogugu (1993), The international law of nuclear
energy: basic documents (dịch: Luật quốc tế về năng lượng hạt nhân: các tài liệu cơ
bản), Martinus Nijhoff Publish [70]. Cuốn sách này là tập hợp các nội dung cơ bản
của pháp luật quốc tế về NLHN. Cuốn sách đã thành công trong việc phân tích đánh
giá bốn nhóm nội dung chính của luật quốc tế về NLHN vì mục đích hòa bình đó là:
NLHN chỉ có thể được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn; vật liệu hạt
nhân và các cơ sở hạt nhân được bảo vệ chống trộm cắp và phá hoại; các cơ sở hạt
nhân không thể bị tấn công trong các cuộc xung đột vũ trang; và vật liệu hạt nhân
và cơ sở không được sử dụng cho các mục đích quân sự. Tuy nhiên, cuốn sách chưa
làm rõ mức độ tuân thủ tiêu chuẩn an toàn cần thiết cũng như trách nhiệm của các
bên liên quan trong việc thực hiện các tiêu chuẩn đó.
- William E Lee, Michael I Ojovan, Carol M Jantzen (2013), Radioactive
Waste Management and Contaminated Site Clean-Up: Processes, Technologies and
International Experience (dịch: Quản lý chất thải phóng xạ và làm sạch khu vực ô
nhiễm), Elsevier [126]. Cuốn sách đã phân tích khá toàn diện các khía cạnh của vấn
đề xử lý chất thải phóng xạ bao gồm: các nguyên tắc cơ bản của chất thải phóng
xạ; Các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, đánh giá rủi ro chất thải phóng xạ và xử lý các
khu vực bị ô nhiễm và quản lý nhiên liệu hạt nhân chiếu xạ cũng được xem
xét. Điểm ấn tượng hơn cả của cuốn sách đó là nó đã nêu bật tình hình xử lý chất
thải phóng xạNLHN hiện tại ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Bắc Hoa Kỳ. Kinh
nghiệm ở Nhật Bản, với một chương cụ thể về Fukushima, cũng được đề cập

17



đến. Cuối cùng, phần ba đánh giá, nghiên cứu việc dọn sạch các địa điểm bị ô
nhiễm bởi các chương trình hạt nhân của Hoa Kỳ và Liên Xô cũ.
- Elena Molodstova (1994), Nuclear Energy and Environmental Protection:
Responses of international law (dịch: Năng lượng hạt nhân và bảo vệ môi trường:
Những phản ứng của luật pháp quốc tế), Pace Environmental Law Review [71]. Bài
viết này phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường từ bức
xạ hạt nhân. Tác giả bài viết tập trung vào các quy định của Cơ quan NLNT quốc tế
và Cộng đồng NLNT châu Âu. Bài viết đã đưa ra sự phân biệt giữa các quy định về:
bảo vệ bức xạ gắn liền với các tiêu chuẩn về định lượng phóng xạ, và ATHN, bao
gồm các tiêu chuẩn thiết kế và hoạt động để ngăn ngừa tai nạn hạt nhân. Bài viết
này đưa ra đánh giá về mức độ phù hợp giữa bối cảnh công nghệ hạt nhân ngày
càng tiên tiến với thực tế là các quy định ATHN quốc tế mới đang ở giai đoạn khởi
đầu.
Thành công của công trình này đó là đã làm rõ những điểm mạnh và điểm
yếu của các cơ chế quốc tế về NLHN và thực tiễn thực thi các tiêu chuẩn ATHN tại
một số quốc gia. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các khuyến nghị cho sự phát triển
tương lai của các quy định pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường từ bức xạ hạt
nhân. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận môi trường đối với các quy định của
luật quốc tế về sử dụng NLHN. Hai vấn đề được tác giả đề cập chính đó là quy định
để bảo vệ con người khỏi bức xạ và vấn đề bảo vệ môi trường từ nguy cơ mất an
toàn và an ninh hạt nhân. Tác giả nhấn mạnh vai trò luật pháp quốc tế về sử
dụng lượng hạt nhân trong giải quyết cả hai vấn đề trên một cách hài hòa.
Tóm lại, các công trình trên đã phác họa một cách toàn diện hệ thống quy
định và tiêu chuẩn an toàn theo quy định của IAEA và một số tổ chức khác, sự phát
triển của hệ thống các tiêu chuẩn an toàn và trách nhiệm cụ thể của các quốc gia bao
gồm: trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo ATHN (thiết lập khung
chính sách, chiến lược lâu dài quốc gia đảm bảo ATHN trên cơ sở phù hợp với hoàn
cảnh quốc gia và các quy định của pháp luật quốc tế) để đạt được sự an toàn cơ bản.

Trách nhiệm quốc gia xây dựng các quy định pháp luật đầy đủ về vấn đề ATHN
trong đó thường bao gồm các nội dung cơ bản, bắt buộc như: Các nguyên tắc an toàn

18


×